Phật Thuyết Kinh Vô Lượng Thọ

Wednesday, 14 June 20232:49 PM(View: 1376)
Phật Thuyết Kinh Vô Lượng Thọ

PHẬT THUYẾT VÔ LƯỢNG THỌ KINH
Chánh Trí dịch và giảng giải 

Khởi sự giảng tại Chùa Xá Lợi, đêm Rằm tháng 8 năm Canh Tý (nhằm 5.10.1960)


LỜI DẪN


Đề tựa Kinh “Phật thuyết Đại A Di Đà” do ông hiệu tập, Vương Nhựt Hưu viết: “Trong Đại Tạng kinh, có trên 10 kinh gọi là A DI ĐÀ PHẬT TẾ ĐỘ CHÚNG SANH. Trong số có bốn kinh cùng một gốc mà ra, nhưng vì người dịch khác nhau, nên có bốn tên không đồng:


  1. VÔ LƯỢNG THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH (dịch giả: Nguyệt Chi Tam Tạng Chi Lâu Gia Sám, đời Hậu Hán)

  2. VÔ LƯỢNG THỌ KINH (dịch giả: Khương Tăng Khải, đời Tào Ngụy)

  1. A DI ĐÀ QUÁ ĐỘ NHÂN ĐẠO KINH(dịch giả: Nguyệt Chi, Chi Khiêm, đời Ngô.

  1. VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM KINH (dịch giả: Tây Thiên Tam Tạng Pháp Hiền, đời Tống)

Đại lược thì bốn kinh giống nhau, nhưng nội dung có chỗ sai khác”.

Chính vì những sai khác này mà Vương Nhựt Hưu ra công nghiên cứu, góp nhặt, so sánh mà viết lại bộ PHẬT THUYẾT ĐẠI A DI ĐÀ KINH nói trên.

Bộ này, thông tục gọi đại bản, còn kinh A Di Đà chúng ta tụng trì hằng ngày, gọi là tiểu bản.

PHẬT THUYẾT VÔ LƯỢNG THỌ KINH có nghĩa là: Kinh Vô Lượng Thọ Phật nói.

 

Theo nguyên văn chữ Phạn, kinh có hai tên: Sukhâvativỹha và Amitâbhavỹha.

 

Amitâbha (Tàu phiên âm: A Di Đà), nghĩa là Vô lượng thọ (tuổi thọ không lường được, tức là vĩnh cửu: Eternel, Eternité)

 

 Sukhâvativỹ là An lạc hay Cực lạc (vui tột bực)

 

PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY

  1. So sánh những bản lưu thông (1 của Phật học Tùng thơ Đoàn Trung Còn, 1 của chùa Tăng Thượng bên Nhật Bản) với bản của bộ Đại Chánh tân tu Đại Chánh tạng kinh, thấy bản của Phật học Tùng thơ của Đoàn Trung Còn sót nhiều câu,còn bản Tăng Thượng tự và Đại tạng y như nhau. Vậy sẽ theo bản Tăng Thượng tự mà dịch giảng.

  2. Nguyên văn, Kinh đi một mạch từ đầu đến cuối, không có chia ra chương, phẩm, phần. Những tiểu đề thấy trong các bản kể trên (trừ bản của Đại tạng) có lẽ là do nhà ấn hành tự ý thêm vào, vì vậy mà có chỗ sai khác nhau. Sẽ tùy trường hợp, hoặc giữ hay bỏ, hoặc sửa những tiêu đề ấy, để tránh sự chia chẻ quá lượm thượm. 

  3. Trước khi giải chú một đoạn. Sẽ trình bày bản dịch ra Việt vănm và nếu cần, sẽ nêu những lối dịch khác, để thính giả, đọc giả có đủ tài liệu so sánh và phê phán.

  4. Mục đích của cuộc giảng là giúp các bạn hiếu học thâm hiểu ý nghĩa của kinh. Vậy sẽ không đi sâu vào sự chú thích những “thuật ngữ” tức là danh từ chuyên môn của Phật học.