- Lời Đầu Sách
- Tiểu Sử Vua Trần Thái Tông
- Năm Giới
- Bốn Núi
- Nói Rộng Sắc Thân
- Rộng Khuyên Phát Tâm Bồ Đề
- Luận Về Thọ Giới
- Luận Về Tọa Thiền
- Luận Về Giới Định Huệ
- Luận Gương Tuệ Giáo
- Luận Về Niệm Phật
- Khoa Nghi Sáu Thời Sám Hối
- Khóa Lễ Sáu Thời Sám Hối
- Bình Đẳng Sám Hối
- Kinh Kim Cang Tam Muội
- Nói Rộng Một Đời Hướng Thượng
- Ngữ Lục Vấn Đáp
KHÓA HƯ LỤC
Trần Thái Tông - Thích Thanh Từ dịch
LUẬN VỀ GIỚI ĐỊNH HUỆ
Phàm tất cả người tu hành đều do hai việc: chán sanh, tử. Bỏ cha mẹ, vợ con, xuất gia cầu đạo, phụng thờ đức Phật làm thầy. Noi theo đường tắt của chư Phật, chỉ có kinh mà thôi. Song trong kinh nói ra, duy giới, định, tuệ. Luận Giải Thoát nói: “Giới, định, tuệ gọi là đạo giải thoát.” Giới là nghĩa oai nghi. Định là nghĩa chẳng loạn. Tuệ là nghĩa giác tri. Lấy giới để trừ ác cấu. Lấy định để trừ triền cấu. Lấy tuệ để trừ sử cấu. Cho nên dùng giống thiện này (giới - định - tuệ) mà theo đạo, gọi là: sơ thiện, trung thiện, hậu thiện. Giới là sơ thiện, định là trung thiện, tuệ là hậu thiện. Giới là sơ thiện là, vì tinh tấn trì giới thành tựu bất thối nên mừng. Vì mừng nên nhảy nhót, vì nhảy nhót nên cử động, vì cử động nên vui, vì vui nên tâm không định. Định là trung thiện là, do thân cử động nên dừng, do dừng nên tâm trụ, do tâm trụ nên thấy biết như thật, đây là trung thiện. Tuệ là hậu thiện là, do thấy biết như thật nên chán ghét, do chán ghét nên lìa dục, do lìa dục nên giải thoát, gọi là hậu thiện.
Vì thế dùng giới trừ ác thú, dùng định trừ dục giới, dùng tuệ trừ tất cả cõi. Nương theo giới định tuệ này mà tu, tức là đường tắt của chư Phật, chẳng phải xa vậy.