- Lời Đầu
- Chương 1: Sự Hình Thành & Cấu Trúc của A-hàm & Nikaya
- Chương 2: Ý Nghĩa A-hàm
- Chương 3: Những Lời Phật Dạy trong Trường A-hàm
- Chương 4: Những Lời Phật Dạy Trong Trung A-hàm
- Tập 2
- Chương 1: Những Lời Phật Dạy trong Tạp A-hàm
- Chương 2: Những Lời Phật Dạy trong Tăng Nhất A-hàm
- Chương 3: Những Chủ đề Chung trong A-hàm
- Chương 4: Kết Luận
Vì lòng từ bi thương chúng sanh đau khổ ở cõi ta bà, Đức PhậtThích Ca đã thuyết minh bốn bộ A-hàm như Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tăng Nhất A-hàm và Tạp A-hàm gồm có 2.086 bài pháp thoại với một mục đích duy nhất là chỉ đường đi để cho chúng sanh chấm dứt đau khổ. Những giáo lý căn bản và những pháp số thường được đề cập trong bốn bộ A-hàm như Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác phần, Bát chánh đạo, Tam học, Bốn pháp ấn, Sáu cõi luân hồi, Mười hai nhân duyên, Nghiệp cảm luân hồi, Sanh tử, Niết bàn,Tứ thiền, Chín định, Tam minh, Ngũ ấm, Năm độn sử, Năm lợi sử vv… để chúng ta hiểu được đường lối của tội phước, chân ngụy, chánh tà để chúng ta tỉnh ra, biết tránh đường mê mà đi đường lành, thoát khổ luân hồi.
Trong A-hàm, Đức Phật nhấn mạnh về lý Tứ đế và Tứ niệm xứ. Đây là Khổ đế chúng ta phải biết, là Tập đế chúng ta phải diệt, là Diệt đế chúng ta sẽ đạt, là Đạo đế chúng ta phải thực hành. Chúng ta phải quan sát những nỗi khổ của sáu đạo chúng sanh như nỗi khổ của kiếp người, nỗi khổ của loài súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ, A-tu-la và cõi trời, để đừng tạo nghiệp sanh tử nữa và phát sanh trí tuệ về Tứ đế tức là trí tuệ của các bậc thánh biết nhân quả chắc chắc không sai chạy của thế gian và xuất thế gian.
Tứ niệm xứ đứng đầu trong 37 Phẩm trợ đạo, chúng ta học A-hàm và thật ra A-hàm không có ra ngoài Tứ niệm xứ. Đức Phật giảng 2.086 bài pháp thoại và bao nhiêu pháp số phong phú chung quy chỉ là giảng Tứ niệm xứ cho chúng ta thôi. Tu Tứ niệm xứ tức hàng ngày chúng ta phải chuyên chú đem hết tinh thần vào các pháp quán thân, thọ, tâm, pháp là khổ, vô thường, vô ngã để chúng ta an định tinh thần lại, không rông rỡ bên ngoài nữa. Tinh thần A-hàm là tinh thần Tứ niệm xứ, nếu chúng ta không thật quán Tứ niệm xứ thì dù tu tập có lâu, chúng ta vẫn sâu kết phiền não, gồng gánh trọn đời, rồi lại lễ bái, cầu khẩn chư Phật, Thánh hiền tăng thương xót nhưng các ngài không thể cứu giúp cho nghiệp lựccủa chúng ta được. Tự chúng ta quán Tứ niệm xứ khai mở trí tuệ, có cái nhìn chân chánh, suy nghĩtương ứng với chân lý thì mới có thể giải thoát vô minh. Ngoài ánh sáng trí tuệ này, không một thần lựcnào khác có thể phá được bóng tối.
Đức Phật trình bày 2086 bài pháp thoại trong nhiều cách này cách kia nhưng thật ra cả bốn bộ A-hàm không ra ngoài Tứ niệm xứ. Tứ niệm xứ là con đường thanh tịnh để diệt tham ưu trong đời cho nên chúng ta phải quán tỉ mỉ thân, thọ, tâm, pháp để nhận chân nghĩa thâm thúy này. Đức Phật khuyên không nên học nhiều sách mà điều chủ yếu là chúng ta nên để tâm đi sâu nhận nghĩa thực sự của A-hàm, thực hành nơi mình thì chúng ta mới có bản kinh nơi tâm chúng ta, mới hưởng được tất cả các ý vị chân thật an vui từ kinh A-hàm.
Y theo căn bản mưa pháp A-hàm này thì mê nhiều kiếp liền tỉnh, tà chánh khó phân cũng được tỏ ngộ hiển nhiên như đêm ngày.
Việc báo ứng tuy khó nhận nhưng chắc chắn sẽ xảy ra như vang theo tiếng, như bóng theo hình. Số kiếp tựa xa vời mà gần kề với chúng ta như tối liền đến sáng, sáng liền đến tối. Sáu cõi bao la hiện ra trước mắt mà A-hàm này là ánh sáng vĩ đại cho đêm dài sanh tử. Kinh này ban mắt tuệ cho chúng ta, những người lạc lối không biết đường đi.
Hễ chúng ta đượm nhuần được mưa pháp A-hàm thì chúng ta sẽ giác tỉnh và phân minh được thiện hạnh, tà hạnh, điều phải, điều trái, người hiền kẻ ngu, sáu đạo luân hồi và quả vị giải thoát rõ ràng như ban ngày là thấy sáng, ban đêm thì thấy tối. Cho nên, việc thiết yếu là chúng ta phải quay về soi mình, phải biết, phải thấy chúng ta có những chỗ sai chỗ phải, chỗ hay chỗ dở, rồi sữa trị mình, làm chủ được mình, ấy là gốc của sự bình an và gốc của các bậc hiền thánh quân tử. Các bậc hiền nhân quân tử đã làm những việc lành, giữ tâm mình trong sáng, không theo đường mê, sống nương tựa vào mình, không bận lòng đến cảnh bên ngoài, cho nên thành công trong sự nghiệp tu hành tốt đẹp của mình.
Vui khổ là động cơ sinh hoạt của loài người, chẳng những loài người mà tất cả muôn loài. Tất cả sáu đạo chúng sanh đều lấy khổ vui làm động cơ. Ai cũng lo tránh khổ, ai cũng mong cầu sự an vui. Vì vậy, trong A-hàm Đức Phật dạy chúng ta phải quán tỉ mĩ để làm chủ hai sự khổ vui này. Chúng ta đừng để cho khổ vui chi phối, làm chủ được tức là làm chủ được đời sống của mình; còn nếu chúng ta để cho hai sự khổ vui này chi phối thì chúng ta mất quyền tự chủ, chúng ta sẽ như người sống vật vờ để cho ngoại cảnh kiểm soát. Rất nhiều phương pháp tu trong A-hàm như Tứ niệm xứ, Thất giác chi, Bát chánh đạo, Tứ Chánh cần, Ba mươi bảy Phẩm trợ đạo, Tứ pháp ấn, Tam lậu học, vv… đều dạy chúng ta phải quay về mình, học ngay mình để làm thế nào cho chúng ta đỡ khổ và được an vui. Không những khổ, vui trong hiện tại mà còn tránh những nguy kịch trong tương lai và hưởng sự an vui vĩnh viễn. Người giác tỉnh thì đêm ngày thận trọng trọn vẹn hướng tâm về đạo pháp không để khổ vui chi phối, cho nên A-hàm chính là liều thuốc, là mưa pháp bớt khổ đem vui. Thế gian ai cũng đều mong cầu thoát khổ được vui, tất cả tôn giáo cũng hướng về việc ấy và Đức Phật cũng chỉ có một mục đích duy nhất là chỉ cho chúng ta cơn mưa pháp A-hàm thanh lương để rửa sạch những bụi trần đau khổ này đi. Kinh dạy:
Thân người khó được
Phật pháp khó nghe
Một phen mất thân người
Muôn đời khó trở lại.
Như rùa mù tìm bộng cây trong bể cả
Làm thân người sáu căn đầy đủ là khó
Được gặp Tam bảo lại càng khó hơn.
Chúng ta có phước được theo học Phật nên chúng ta đỡ khổ vô cùng. Còn nếu không được học Phật thì chúng ta sẽ khổ mà khổ vô ích, vô lý và uổng phí thời gian một kiếp người. Đức Phật khuyên chúng ta để ý, đừng sống một cách bừa bãi, xô bồ hư vọng. Bây giờ chỉ cần dừng tâm lại, tỉnh ra một chút là nhận ngay, thấy những sự khổ, không, vô ngã, vô thường này để đỡ khổ một cách vô ích mà đỡ phí thời gian, luống sống một trăm năm đi qua mà rốt cuộc chẳng được giác tỉnh tí nào.
Đức Phật từ bi nhắc chúng ta cách đây đã 2.600 năm rồi và bây giờ vẫn còn nhắc nhỡ nữa tức chứng tỏchúng ta vẫn còn mê. Chúng ta khổ vì chúng ta không biết sự thật, không chịu để ý nhận ra sự thật vô ngã, vô thường, khổ, không ở cuộc đời này. Nếu không được gặp Phật, không được học kinh sách, mê muội tối tăm thì về sau đi về làm loài súc sanh như chó, mèo, gà, vịt rồi đời sống cứ thế ngàn vạn năm ở trong sự tối tăm, ở trong sự xấu xa độc ác, như thế đáng sợ biết ngần nào. Thế cho nên chúng ta được ở chỗ Phật pháp tăng là chỗ rất tốt, rất lợi, không có lợi nào khác tốt hơn nữa.
Nhờ nhiều kiếp sâu trồng căn lành, nên đời nay chúng ta được dự trong hàng đệ tử Phật, được sống trong ngôi nhà chánh pháp, lại được thọ học kinh A-hàm và phương pháp thiền quán Tứ niệm xứ, soi hơi thở, giác tỉnh trở về mình để thoát sáu nẽo luân hồi mênh mông. Đây là những thắng duyên diễm phúc khó gặp mà dễ qua; hãy nắm lấy những cơ hội hiếm có này để giải thoát. Những lời Phật dạy trong bốn bộ A-hàm như những thánh ngôn, những kim chỉ nam giữa thế gian, như kho tàng pháp bảo vô giákhó tìm, còn chúng ta như những người đứng ngoài cổng bị những đau khổ nghèo đói của cuộc đời làm điêu đứng, bị tám khổ (sanh, già, bịnh, chết, ghét phải gặp, yêu phải xa, cầu không được như ý và ngũ ấm xí thịnh) chi phối.
Chúng ta vẫn khổ vì sanh già bịnh chết và vì nghèo nàn phước báo, trí tuệ. Nghiệp thức mơ màng, ngoại cảnh khổ vui chi phối, vọng tình chưa hết, làm sao ra khỏi luân hồi. Những tập khí tham sân simạn nghi tà kiến, những thói quen buông lung phóng túng của tám vạn bốn ngàn phiền não từ vô thủyđến bây giờ đang chi phối chúng ta rất mạnh. Đó là những đường luân hồi mà Đức Phật muốn chúng taphải ra khỏi. Chúng sanh trong sáu đạo chỉ có cõi trời và cõi người là tạm đỡ khổ, có khả năng tu đạoxuất thế, cho nên Phật dạy giữ năm giới để bảo vệ, trở lại thân người thuộc nhân thừa; dạy thập thiện, bốn định, bốn vô lượng tâm để được lên cõi trời thuộc thiên thừa mà cũng là nấc thang xuất thế.
Bây giờ chúng ta phải quay về, sáng suốt tu tập thì ngày mai mới ra khỏi được luân hồi sanh tử. Khi chúng ta dứt khoát lìa thì sợi dây si mê này phải đứt, các thứ tham sân si mạn phải chìm xuống, cho nên gọi là mưa pháp A-hàm để rửa sạch những trói buộc, gở những nút kết thì chúng ta sẽ được thoát, được bình yên, trong sáng, sạch sẽ. Phải thực hành những gì đã học ở A-hàm, phải chí nguyện tha thiết, công hạnh chuyên cần thì sẽ đạt được kết quả như vậy.
Mục đích của 8 chương trong 2 tập sách ‘A-hàm: Mưa pháp chuyển hóa phiền não’ là tóm gọn lại hành trình đường đi từ phàm phu lên ngôi vị hiền thánh. Chúng ta niệm tâm từ để diệt trừ sự ác độc, niệm tâm bi để diệt trừ sự tàn nhẫn, niệm tâm hỷ để diệt trừ sự phiền hận và niệm tâm xả để diệt trừ sự thù oán. Chúng ta quán bất tịnh để tiêu ba độc tham sân si, quán vô thường để giải thoát ngã mạn tự ái, quán hơi thở để điều hòa cả thân và tâm. Chúng ta chuyển hóa những tham sân si mạn nghi mà tu tậptâm từ bi hỉ xả, vô lượng vị tha thì hiện đời ai cũng kính nễ, quý mến chúng ta và chúng ta sẽ đổi ngay cảnh đọa lạc hiện tại thành cõi trời sắc giới rực rỡ tưng bừng, sung sướng an vui, sống lâu cả ngàn vạn kiếp.
Chúng ta chỉ cần chuyển hóa những ngũ ấm, ngũ uẩn, mười kiết sử vi tế, triền cái trói buộc thành tứ thiền, chín định, tam minh thì chúng ta nhẹ nhàng ra khỏi sáu cõi trầm luân và ra khỏi cả cõi trời sắc giớivà vô sắc giới, từ nay tự tại giải thoát du hóa muôn phương. Như vậy chỉ đổi tâm niệm mà có thể đổi hẳn cả một cuộc đời, một cảnh giới mà không phải một cuộc đời mà mãi mãi nhiều cuộc đời về sau. Chỉ cần chuyển hóa tâm niệm của chúng ta một chút mà đổi hẳn cảnh giới cả ngàn vạn kiếp vị lai, như vậy, mưa pháp A-hàm thật là thanh lương vi diệu, thật là tịnh tất cả lậu. Học A-hàm, thực hành chuyên cần, chuyển hóa phiền não như thế thì chúng ta sẽ có con đường giải thoát đi ra thì chúng ta sẽ liễu đạtđược đại sự. Có sáng được việc lớn này thì chúng ta mới đáp ứng được bản hoài độ sanh của Phật tổ, mới xứng đáng là người con Phật. Có sáng được chân ý nghĩa của A-hàm thì đạo Phật sẽ trở thành vô vàn ý nghĩa giữa thế gian này.
Đức Phật Thích Ca là bậc thế gian giải, nghĩa là có trí tuệ biết tất cả các pháp của thế gian và ngài đã ra khỏi cảnh thế gian. Thế cho nên bây giờ ngài dạy chúng ta về việc thế gian thì nhất nhất ngài phải nói những lời chân thật, vậy chúng ta nên một lòng tin bất động với ngôi Tam bảo, Phật pháp tăng. Chúng tatheo gót Đức vô thượng sư tức là đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Chúng ta cố gắng sống viễn ly tịch tĩnh, trong tự mình tỉnh ra và mượn ánh sáng giác tỉnh của ngài, của A-hàm mà tự soi sáng, tự tỉnh dậy, cùng nhau lên bờ kia giải thoát. Cứ như thế, chúng ta tinh tấn gạt cho sạch những vô minh thì lúc bấy giờ minh hiện lên. Khi minh hiện thì có trí tuệ và công năng thật của tâm chúng ta mới hiển lộ.
Đạo là con đường, Phật là sáng suốt. Nhờ Đức Phật nói những con đường tâm linh sáng suốt mà ngài đã chứng nghiệm, rồi trong nhiều thế kỷ qua chư Tổ thực hành thấy hiệu nghiệm nên tiếp nối truyền lại, cho đến ngày nay chúng ta mới được tiếp nhận tu học theo. Thế là Đức Phật vạch một con đường cho chúng ta đi, con đường sáng suốt, con đường đi vào trí tuệ cho nên gọi là Đạo Phật. Chúng ta khổ vì không biết sự thật, chúng ta không chịu để ý nhận ra sự thật. Sự si mê của chúng ta che lấp trí tuệ khiến cho chúng ta không thấy được sự thật. Nhờ học A-hàm, chúng ta mới biết mình còn mê và mê ở chỗ nào để mà gỡ. Cho nên, A-hàm đã chỉ ra một con đường, con đường từ mê đến tỉnh, từ khổ đến an vui, từ phàm phu lên hiền thánh, rồi chúng ta mới một lòng đi con đường này để hiển lộ đạo. Vì thế, chúng taphải phát tâm học và hành theo A-hàm. Đây là những gì Đức Phật thuyết giảng sau khi ngài giác ngộdưới cội cây Bồ-đề, bên dòng sông Ni-liên, Ấn độ.
Mưa pháp A-hàm là những gì như Tổ Thiên Thai nói là Đức Phật thuyết giảng trong 12 năm đầu trong sự nghiệp thuyết pháp lợi sanh của ngài. Chính mưa pháp A-hàm tưới mát bình đẳng cho muôn loài vạn vật, không phân biệt chủng loại, tôn giáo, giới tính, hay già trẻ này mới đáp ứng được tất cả những nhu cầu tâm linh và những hướng dẫn tu tập căn bản để chúng ta rửa sạch để không còn một vết gì trong đường sanh già bịnh chết, ra khỏi luân hồi, xa lìa phàm phu và cất bước đi lên nấc thang thánh vị. Phải khai thác trí tuệ của mình thì mới gọi là người theo đạo Phật. Còn cứ nhắm mắt ai nói sao chúng ta làm vậy thì không phải là đạo Phật. Lối học kiểu ấy không phải là học Phật. Phải theo những phương pháptrong A-hàm để chúng ta làm hiền làm thánh. Chúng ta sống với vọng tưởng nên khổ nạn triền miên, nghiệp báo trói buộc chúng ta trong vạn nẻo luân hồi, tưởng như không có cách nào thoát khỏi. Nào ngờ mưa pháp A-hàm vừa ban xuống thì bụi mê muội vụt tan biến, không còn dấu vết.
Xưa kia chúng ta mỗi người, mỗi con đường lang thang trong sáu đạo như cây thiếu nước khiến khô héo và đang chết dần chết mòn. Nay nhờ mưa pháp A-hàm tưới nhuần thấm đẫm đến tận gốc rễ khiến các cây cối không cằn cỗi nữa mà sum suê, tươi tốt vươn thẳng lên trời cao cùng mây xanh gió mát, đứng hùng dũng reo vui cùng với núi sông. Những chiếc lá vui sướng reo mừng chào đón pháp vũ A-hàm. Mưa càng nhiều thì càng tốt bởi lẽ nếu không có mưa pháp đan dệt tưới mát thì làm sao có cây xanh trái tốt đơm hoa kết nụ tỏa hương trang nghiêm lợi ích thế gian. Chúng ta từ mười phương, mười hướng nhưng chung một tấm lòng cùng nhau năm vóc sát đất quỳ mọp đãnh lễ tri ân Đức Phật đã thương tưởng ban bố mưa pháp A hàm - cái phao giải thoát này - cho chúng ta. Lời không thể nói ra hết, chữ không thể viết xuống hết nổi lòng biết ân và tri ân của chúng ta đối với Tam bảo.
Cỗi cành tươi tốt vì đã thấm nhuần mưa pháp
Thể chất thanh cao nhờ cậy mây từ che phủ
Hương này lấy ở rừng thiền
Trồng trong tuệ uyển thiên nhiên ngọt ngào.
Giáo giới góp thành núi cao
Đốt lò tâm nguyện kính dâng cúng dường
Hoa xanh nở màu tốt tươi
Mùi thơm sực nức hoa trời kém xa.
Kính Phật con dâng đoá hoa
Muôn thu gió nghiệp chẳng hề động lay.
Nam Mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh.
MỤC LỤC CHI TIẾT
Mục Lục Chương 1
NHỮNG LỜI PHẬT DẠY TRONG TẠP A HÀM
- A la hán
- Ác khẩu
- Ai bố thí nhiều nhất
- Ái hỷ là sắc
- Ái kết
- Ái kết không dứt
- Ái lìa vì như ung nhọt
- A-la-hán tỳ kheo
- An trú không quên
- An trụ tịch diệt
- Ăn uống chừng mực
- An vui là Niết-bàn
- A-na-hàm và A-la-hán
- A-na-luật bịnh
- Ánh sáng ban đầu
- Ánh sánh của Phật là hơn hết
- Ba hạng người tự làm khổ chính mình
- Ba hạng thích hưởng dục lạc
- Ba hương thơm
- Ba kiến
- Ba lậu
- Ba loại đựng nước
- Ba pháp an tâm đối với người bệnh
- Ba pháp chưa đoạn
- Ba pháp không yêu thích
- Ba thời vô thường
- Ba thứ sợ hãi của người con mất mẹ
- Ba Tôn sư
- Bàn tay sạch
- Bất hại
- Bất thiện như trăng cuối tháng
- Bảy đứa con bị chết
- Bảy thân
- Bảy thọ
- Bị sân giận thì chớ lấy sân giận đáp lại
- Bị ma chi phối
- Biên tế của hữu thân
- Biên tế của khổ
- Biên tế diệt tận hữu thân
- Biên tế tập khởi của hữu thân
- Biến tri
- Biết đủ
- Biết như thật về tưởng
- Biết về sắc
- Bốn bất hoại tịnh
- Bốn hạng người trong chánh pháp
- Bốn loại thức ăn
- Bốn loại thức ăn an lạc
- Bốn lực của ngựa tốt
- Bốn niệm xứ
- Bốn pháp giúp người tại gia lợi ích hiện tại
- Bốn pháp lợi ích đời sau
- Bỏn sẻn
- Bốn thủ
- Búi tóc
- Buông bỏ sẽ được an vui lâu dài
- Cái gì khó trong đạo hiền thánh?
- Cái gì số lượng nhiều?
- Cảm thọ tịch tĩnh
- Căn định
- Căn niệm
- Căn tín
- Căn tinh tấn
- Căn tuệ
- Cành nhánh lá vô thường
- Cắt dòng
- Cắt đứt dòng ma
- Cây đàn
- Cây ngả hướng nào?
- Cha mẹ nhiều như số thẻ tre
- Chánh niệm
- Chánh quán sát
- Chánh tư duy
- Chánh tuệ
- Chấp pháp mất
- Chết
- Cho là ta thấy ta biết
- Chỗ sai khác giữa phàm phu và người trí
- Chớ sợ hãi
- Chớ xem thường bốn thứ
- Chư Phật nhiều như số cát sông Hằng
- Chúng sanh
- Chứng Tu-đà-hoàn
- Chuyên cần tu tập
- Chuyện rắn độc
- Chuyển vần theo sắc
- Có cái này mới có cái kia
- Có sanh nên có trói buộc
- Cõi trời sáu xúc nhập xứ
- Con đường đưa đến diệt tận hành
- Con đường đưa đến diệt tận sắc
- Con đường đưa đến sự diệt tận của hữu thân
- Con đường đưa đến sự diệt tận của thức
- Công đức tăng trưởng
- Của cải năm nhà
- Cứu cánh giải thoát
- Cứu cánh khổ biên
- Cứu lửa cháy trên đầu
- Đại hại
- Đại thọ
- Đại trượng phu
- Đắm nhiễm sắc sanh sắc vị lai
- Đẳng chánh giác là đệ nhất
- Đẳng giác gọi là Phật
- Dáng nằm sư tử
- Đạo lộ dứt ba thọ
- Đạt Bát-niết-bàn khi bị bò đá
- Đất trên móng tay
- Dấu chân voi
- Đãy da thịt của thân thể
- Dây leo rừng rậm
- Đệ nhất nghĩa không
- Đệ tử của người đồ tể
- Đêm dài không lo lắng
- Đến bờ kia
- Địa ngục sáu xúc nhập xứ
- Diệt tận của hành
- Diệt tận của thức
- Diệt tận hữu thân
- Diệt tận hữu thân và khổ
- Điều phục trượng phu
- Do chấp thủ nên đắm trước
- Do nhân duyên gì mà gọi là năm ấm?
- Do phong trệ mà không giải thoát
- Đồ tể giết trâu
- Đoạn hữu lậu
- Đoạn tuyệt dâm dục
- Độc nhất trụ
- Độc trụ
- Độn căn
- Dục
- Dục ái triền cái
- Dục ái, sắc ái, vô sắc ái
- Dục định
- Dục đoạn, sắc đoạn
- Dục nào hơn cả
- Đức Phật
- Đức Phật cày ruộng
- Dục tham đoạn trừ
- Dục tham kết buộc
- Dục thiêu đốt
- Dục tưởng
- Được giàu sang
- Được mười điều lợi ở cõi người và trời
- Dưới cội bồ đề
- Đường đi
- Đường đi của phàm phu
- Dứt các điều ác
- Dứt kiêu mạn
- Dứt mọi hồ nghi
- Duyên tự tâm mà giác ngộ
- Gánh nặng
- Già chết bức bách
- Giã lúa
- Giác tri
- Giải thoát khỏi thủ
- Giải thoát tịnh đoạn
- Giới hương
- Giới thanh tịnh
- Giữ luật nghi của mắt
- Hai chỗ đoan nghiêm
- Hai con đường
- Hàng phục ma oán
- Hành thọ ấm
- Hành vốn không chắc như bẹ chuối
- Hảo tâm cúng dường
- Hạt giống đắng
- Hãy dứt ái dục
- Hệ phược
- Hiển hiện như thật
- Hiện hữu của thức
- Hiếu kính cha mẹ
- Hộ nhãn căn
- Hộ nhĩ căn
- Hộ thân căn
- Hộ tỵ căn
- Hoa sen không dính nước
- Hơn thua đều không yên
- Huệ thí
- Hướng đến diệt tận
- Hữu học lậu tận
- Hữu lưu và hữu lưu diệt
- Hỷ giác chi
- Keo kiệt
- Kết quả khi nghe pháp
- Khai thị vô thường
- Khắp thí
- Khéo điều phục
- Khéo thể nhập
- Khéo thuyết pháp
- Khó dò
- Khổ-tập-tận-đạo
- Khổ vì bịnh
- Khổ vô lượng
- Không ai không chết
- Không buông lung
- Không chấp hình tướng xấu
- Không chấp thủ mong cầu
- Không có gì chấp trước
- Không còn đời khác
- Không để thất niệm
- Không khủng bố chúng sanh
- Không ngã mạn
- Không rời khỏi sắc
- Không rơi vào đường ác
- Không sanh nên không trói buộc
- Không sanh nhiễm trước
- Không tham lam
- Không tham luyến ngũ dục
- Không thủ thì không đắm
- Không tri không kiến
- Không ưa thích
- Không, vô tướng, vô sở hữu
- Kiếm bén
- Kiên cố chịu đựng
- Kiến tịnh đoạn
- Kiếp hoại
- Kiếp số nhiều như hạt cải
- Kiếp trước của vua A-dục
- Kiết sử trói buộc
- Kiêu mạn
- Kinh sáu ái thân
- Lậu tận
- Lậu và vô lậu
- Lấy dù che đèn
- Loại người từ sáng vào sáng
- Loại người từ sáng vào tối
- Loại người từ tối vào sáng
- Loại người từ tối vào tối
- Lời chân chánh
- Lòng tín
- Lùa bò khỏe qua dòng nước
- Lùa bò yếu ở cuối dòng nước
- Lùa nghé qua sông
- Luận thuyết
- Luật nghi và bất luật nghi
- Lực định
- Lưới ái
- Lưu
- Luyện vàng
- Ly dục tham
- Ly dục thì giải thoát
- Ly hỉ tham
- Ma nữ
- Mặc tĩnh các căn
- Mê ngủ
- Minh
- Minh khởi
- Minh sư
- Móc câu của ma
- Mong manh dễ vỡ
- Một ngày ở cõi trời Hóa-lạc và nhân gian
- Mười một điều của người chăn bò
- Mười sáu pháp thành tựu
- Mười tịnh nghiệp
- Năm ấm lấy gì làm gốc?
- Năm công năng của dục
- Năm điều khiến chánh pháp không hoại
- Năm dục quá khứ
- Năm loại hạt giống
- Năm pháp lợi ích
- Năm thọ ấm vô ngã, không có gì để đắm trước
- Ngã chánh đoạn
- Ngã mạn
- Ngã ngã sở
- Ngã tận
- Ngày đêm đổi dời
- Ngày trai giới
- Nghe pháp để giải thoát
- Nghèo nhưng tín tâm đối với Tam bảo
- Nghi ngờ triền cái
- Nghiệp đạo
- Ngộ lạc Niết-bàn
- Ngoại đạo khâm phục Thế-tôn
- Ngũ trược
- Người có minh
- Người đang gánh nặng
- Nguyên nhân khiến tiền của được tích tụ
- Nhàm chán ngủ uẩn
- Nhàm chán xa lìa vô minh
- Nhân duyên lẫn nhau
- Nhanh nhẹn, đủ sắc và hình tướng
- Nhất tâm
- Nhất thừa đạo
- Nhị thiền
- Nhiếp tâm
- Như-lai biết như thật
- Niệm giác phần
- Niết-bàn
- Niết-bàn trong hiện tại
- Niết-bàn vắng lặng
- Nơi an lạc
- Nơi chứng quả
- Nói dối
- Nước sông
- Nương tựa chính mình
- Nương uế tạp dứt uế tạp
- Phàm phu bị trói buộc
- Pháp an lạc
- Pháp cam lồ
- Pháp chết
- Pháp hoại và bất hoại
- Pháp khổ não
- Pháp không bị đốt cháy
- Pháp không có chung cùng
- Pháp sanh diệt
- Pháp sư
- Pháp thế gian ở trong thế gian
- Pháp thoại chói sáng
- Phật
- Phong
- Phước lợi từ sự nghe pháp thoại
- Qua bờ kia
- Qua dòng sâu
- Quá khứ đương đoạn
- Quá khứ và tương lai
- Quả từ năm căn
- Quán
- Quan điểm về thế giới
- Quán sát nữ nhân
- Quy y Tam-bảo
- Quyến thuộc lẫn nhau
- Rơi vào bẫy ma
- Ruộng phước của thế gian
- Ruộng phước nào lớn
- Sắc bịnh, khổ sanh
- Sắc hệ lụy
- Sắc khởi, khổ khởi
- Sắc là gai nhọn làm tổn thương
- Sắc là khổ
- Sắc là pháp biến dịch
- Sắc là vọng tưởng
- Sắc như giọt nước
- Sắc thân Như-lai
- Sắc thị ngã
- Sắc thọ ấm
- Sắc, lực và nhanh nhẹn
- Sám hối
- Sân nhuế triền cái
- Sanh cõi lành
- Sanh cõi trời
- Sanh hỷ
- Sanh tử định lượng
- Sanh tử lưu chuyển
- Sanh tử từ vô thủy
- Sanh về đâu?
- Sát sanh
- Sáu căn không điều phục
- Sáu căn là biển cả của con người
- Sáu căn mỏng mãnh như cây chuối
- Sáu hỷ hành
- Sáu loài chúng sanh
- Sáu thắng nhập xứ
- Sáu thứ che đậy
- Sáu thứ luyến nhớ
- Sáu thường hành
- Sáu xả hành
- Số cát nhiều như cha mẹ của chúng ta
- Sơ thiền
- Sống cung kính
- Sống đơn độc một mình
- Sống ở đời nhờ bốn loại thức ăn
- Sử
- Sự khác biệt giữa Như-lai và A-la-hán
- Sự nghỉ ngơi tối thượng
- Sự tai hại của sắc
- Sự tập khởi của sắc
- Sự xuất ly của sắc
- Tà hạnh
- Ta là Phật
- Tác giáo
- Tai hại của hành
- Tai hại của thức
- Tài lợi
- Tám đức của bậc hiền sĩ
- Tâm giải thoát
- Tam giới
- Tâm lìa điên đảo
- Tám lỗi như con ngựa dữ
- Tâm não nên chúng sanh não
- Tâm như cùi hủi
- Tàm quý
- Tam thiền
- Tâm thức chuyển dịch xe
- Tâm tịnh đoạn
- Tâm tĩnh lặng
- Tâm ý như khỉ
- Tận dục ái hỷ
- Tán thán Như-lai
- Tạo nghiệp
- Tập cận ái
- Tập khởi của già chết
- Tập khởi của hành
- Tập khởi của hữu thân và khổ
- Tập khởi của thức
- Tất cả dục cần phải đoạn trừ
- Tha-hóa-tự-tại thiên và cõi người
- Thà hủy thân chứ không buông lung
- Tham sân si
- Tham ưu thế gian không lọt vào tâm
- Thân bị bịnh khổ mà tâm không bị bịnh khổ
- Thần lực
- Thân quán trụ
- Thắng xuất
- Thanh lương
- Thanh lương bậc thượng
- Thánh pháp ấn
- Thành quách trên cát
- Thành tựu một pháp
- Thế gian là gì?
- Thế gian trống không
- Thí cam lồ
- Thị hiện giáo giới
- Thị hiện tha tâm thông
- Thị hiện thần túc thông
- Thiền định tư duy
- Thiện như trăng đầu tháng
- Thiện tri thức
- Thiền tư
- Thiện và ác hạnh
- Thọ như bong bóng
- Thọ thọ ấm
- Thoái chuyển và không thoái chuyển
- Thoát biên tế của khổ
- Thoát khỏi sợ hãi về sanh già bịnh chết
- Thoát lưới ma
- Thoát năm dục
- Thời gian khác nhau giữa cõi trời Đâu-suất và cõi người
- Thủ
- Thủ gánh nặng
- Thú vui
- Thức ăn của năm triền cái
- Thức ăn của Thất giác chi
- Thức không chỗ trụ
- Thức như ảo hóa
- Thức thọ ấm
- Thương yêu mình
- Thùy miên triền cái
- Tiền tài
- Tìm cầu đã qua rồi
- Tín căn
- Tín lực
- Tín tâm tu tập
- Tinh cần tư duy
- Tịnh tín
- Tộc bản
- Tôn trọng giới hạnh
- Tôn ty trật tự
- Trái am-la rơi rụng
- Trăng mới mọc
- Trăng trong sáng
- Trạo hối triền cái
- Trí
- Trí giả
- Trí quả
- Trói buộc của sử
- Trói buộc vào sắc
- Trộm cắp
- Trừ hạ phần kết sử
- Tu chánh kiến
- Tư duy ba tướng
- Tử hậu đoạn hoại
- Tử ma
- Tu phạm hạnh
- Tứ phẩm pháp
- Tự phòng hộ
- Từ tâm với chim xí điểu
- Tu tập có thể phá tan tất cả
- Tứ thiền
- Tưởng như sóng nắng
- Tưởng thọ ấm
- Tưởng vô thường, vô ngã
- Tướng xấu
- Tùy thuận quán vô thường
- Vãng sanh
- Vì mục đích Niết-bàn
- Vị ngọt của hành
- Vị ngọt của sắc
- Vị ngọt của sắc
- Vị ngọt của thức
- Vì tham mà chết
- Vì vô thường nên có bịnh
- Vô lực
- Vô minh
- Vô ngã, vô ngã sở
- Vô nhân vô duyên
- Vô sự
- Vô thường nên không ái lạc
- Vô tri
- Voi và rễ cây
- Vọng ngữ
- Vượt các dòng
- Vượt thế gian
- Xả gánh nặng
- Xả giác chi
- Xả ly tất cả hữu dư
- Xả năm thọ ấm
- Xuất gia để dứt khổ
- Xuất ly của hành
- Xuất ly của thức
- Xuôi dòng chảy
- Ý tưởng
- Yểm ly
- Yêu thích khổ
Mục Lục Chương 2
NHỮNG LỜI PHẬT DẠY TRONG TĂNG NHẤT A HÀM
- Ác quả ác báo
- Ác tri thức
- An bang
- Ăn uống tiết độ
- Ánh sáng xuất hiện
- A-tu-la, mặt trời và mặt trăng
- Ba bịnh lớn
- Ba chánh và tà tụ
- Ba chỗ không di động
- Ba hành vi ác
- Ba kết do thân tà
- Ba loại hương bay ngược gió
- Ba nghiệp đạo thanh tịnh
- Ba người xứng đáng được cúng dường
- Ba nhân duyên thọ thai
- Ba pháp không đáng mến yêu
- Ba pháp không được thấy nghe
- Ba pháp không nên gần gũi
- Ba pháp không thể trông cậy
- Ba pháp mến yêu
- Ba phước nghiệp
- Ba phương pháp giáo hóa của Thế Tôn
- Ba sự cần niệm tưởng
- Ba sự hiện tiền
- Ba tam muội
- Ba thiện căn không thể cùng tận
- Ba thiện và bất thiện căn
- Ba thứ không chắc thật
- Ba trí
- Ba tướng hữu vi của hữu vi
- Bậc thánh xuất hiện
- Bần tiện và phú quý
- Báo đáp thâm ân
- Bát quan trai giới
- Bảy báu xuất hiện
- Bảy hạng người đáng kính
- Bảy pháp bảo vệ khỏi ma ba-tuần
- Bảy sự kiện tăng ích
- Bảy sử trói buộc chúng sanh
- Bảy thí dụ về nước và người
- Bảy trụ xứ của thức
- Bị người trí bỏ rơi
- Bích-chi phật và a-la-hán
- Biết gốc của dục
- Biết gốc ngọn của thủ uẩn
- Bố thí bình đẳng
- Bố thí đúng thời
- Bố thí pháp bình đẳng
- Bố thí pháp không mệt mõi
- Bố thí sanh thiên
- Bố thí tối thượng
- Bốn biện tài
- Bốn bộc lưu
- Bốn chỗ ngồi
- Bốn chủng tánh
- Bốn giới
- Bốn hạng người đáng quý
- Bốn hạng người đệ nhất
- Bốn hành tích
- Bốn khu vườn
- Bốn loài chim
- Bốn bậc sa môn
- Bốn loài sinh
- Bốn loại thức ăn nuôi lớn chúng sanh
- Bốn loại trái cây
- Bốn pháp bổn sớm thành chánh giác
- Bốn pháp đưa vào địa ngục
- Bốn pháp đưa về cõi lành
- Bốn pháp được sanh vào loài người
- Bốn pháp được thế gian không ái kính
- Bốn pháp dứt sanh tử
- Bốn pháp mang lợi ích nhiều
- Bốn pháp niệm xứ
- Bốn pháp thiện tăng trưởng
- Bốn sợ hãi lớn
- Bốn sự che khuất
- Bốn sự công đức
- Bốn thủ
- Bốn vị tằng hữu
- Bốn vô sở úy
- Buông gánh xuống
- Buông lung như con lừa
- Các căn tịch tịnh
- Các nam phật tử nổi bật vào thời Đức phật
- Các nữ phật tử nổi bật vào thời Đức phật
- Cách xử thế của Như-lai
- Cai trị dân phi pháp bị đọa địa ngục
- Căn cơ chúng sanh không đồng
- Cẩn thận ba nghiệp thân khẩu ý
- Chăn trâu
- Che khuất thì tốt
- Chỉ có tinh tấn là hạnh không đồng giữa các Như-lai
- Chỉ và quán
- Chim và rồng
- Chín hạng người lìa khổ
- Chín hạng người qua lại
- Chín nơi ở của chúng sanh
- Chín pháp ác
- Chín pháp hoàn tất những điều cần làm
- Chín vũ khí của người nữ trói buộc người nam
- Chịu tội không kể xiết
- Chớ bỏ nơi có thể tu phạm hạnh được
- Chỗ hướng đến của thiện trí thức như mặt trăng tròn đầy
- Chớ tham đắm vào lợi dưỡng
- Chồng đối với vợ có bốn việc
- Chúng sanh bị xoay chuyển theo tám pháp
- Chúng sanh, thế giới, rồng và Phật không thể nghĩ bàn
- Chuyện học không thể nhớ của Châu-lợi-bàn-đặc
- Chuyện người đục núi
- Chuyên tinh niệm thân
- Có hai người khó có được trên đời
- Có sanh ắt có tử
- Có thân có khổ
- Con đường dẫn đến địa ngục
- Con đường đưa đến ngạ quỷ
- Con đường đưa đến súc sanh
- Con đường Tám nhánh và pháp Bảy chi
- Cống cao
- Công đức thọ Bát quan trai giới
- Công đức Ca-diếp và A-nan
- Công đức chánh pháp
- Công đức của bố thí
- Công đức của giới
- Công đức của tịch tĩnh
- Công đức của Như-lai
- Cúng dường Đức Phật
- Cung kính Như Lai
- Cùng một sắc da
- Đại đệ tử của Thế Tôn
- Đại đệ tử ni của Thế Tôn
- Đại kiếp, tiểu kiếp
- Đàn việt thí chủ
- Đạo phẩm
- Đây dứt kia dứt, đoạn sanh tử
- Di lặc hạ sanh
- Địa ngục do chính mình tạo
- Đích nghĩa của sa môn
- Diệt tận
- Diệt tham dục
- Điều tai ương trong đời là do mình tạo
- Đố kỵ
- Đọa địa ngục
- Đoạn năm hạ phần kiết sử
- Dùng hoa điểm trang
- Đuốc sáng
- Già chết
- Giàu sang là do bố thí
- Gió lốc xoáy và người hoàn tục
- Giới
- Giữ giới thân, định thân, huệ thân
- Gốc của tất cả các pháp
- Gốc rễ tạo ác
- Gốc tham dục
- Hai ân
- Hai hạng nên được cúng dường
- Hai hạng người dễ thuyết pháp cho nghe
- Hai hạng người khó gặp
- Hai hạng người không sợ điện chớp và sấm gầm
- Hai hạng người phỉ báng Như Lai
- Hai kiến
- Hai loại kiến hữu và vô
- Hai lực
- Hai mươi mốt kết
- Hai nghiệp
- Hai người không thế báo ân hết được
- Hai nhân khởi chánh kiến
- Hai Niết-bàn
- Hai pháp
- Hai pháp không biết chán đủ: dâm và rượu
- Hai pháp không mong đợi
- Hai pháp: tà và chánh
- Hai thí
- Hai tướng để nhận
- Hàng phục bốn pháp
- Hạnh của tỳ kheo
- Hành dâm dục như con heo
- Hành nào nặng nhất
- Hành tâm từ vô lượng
- Hiển lộ thì tốt
- Hộ trì một
- Hóa độ voi dữ
- Hoa ưu đàm nở
- Hương thí là đệ nhất
- Hữu lậu được đoạn
- Hữu lậu được đoạn bằng oai nghi
- Hưu tức
- Kham nhẫn đoạn trừ lậu
- Khéo tu phạm hạnh
- Khổ đế
- Khó kềm lòng trước sắc dục
- Khổ vui
- Khoảng khắc là sanh lên cõi trời
- Không biết chán đủ mà mạng chung
- Không đắc đạo vì mười một lý do
- Không đủ giới hạnh
- Không du hành có năm công đức
- Không khởi ý đắm trước
- Không luận bàn chính trị
- Không mạn
- Không nên gần gũi
- Không nói dối
- Không phá hoại thánh chúng
- Không phóng dật
- Không phóng dật và tu bốn Chánh đoạn
- Không phóng dật nơi thiện pháp
- Không tà dâm vợ người
- Không tam-muội
- Không thoát thần chết dù có trốn ở đâu
- Không tìm được lõi cây
- Không tranh luận chuyện thị phi
- Không uống rượu
- Khúc gỗ không vướng bờ
- Kiến đoạn trừ hữu lậu
- Kiếp số lâu dài
- La-hầu-la chứng a-la-hán
- Lạc thọ là sứ giả của ái dục
- Làm ngạ quỷ là do tà dâm
- Làm sao sanh làm người trở lại?
- Làm sao sanh lên cõi trời?
- Lậu được đoạn bằng thân cận
- Lậu được đoạn bằng tư duy
- Lạy Phật được năm công đức
- Lễ tháp Như Lai có mười pháp
- Lìa dục
- Loài người và chư thiên không ai sánh kịp
- Lợi dưỡng
- Lời phật dạy căn bản
- Lực và vô úy
- Lười biếng là khổ
- Lưới vây của nữ sắc
- Ma trói buộc
- Mất thân mạng chứ hộ sáu căn
- Máu của sanh tử thì nhiều hơn nước sông hằng
- Một thời tiết mà người phạm hạnh có thể tu tập
- Mưa tham
- Mười công đức
- Mười điều đưa vào cõi dữ và lành
- Mười một pháp quán tâm
- Mười một phước báo của tâm giải thoát
- Mười niệm đoạn tận sắc ái
- Mười niệm đưa đến Niết-bàn
- Mười niệm được quả báo lớn
- Mười nơi cư trú của thánh nhân
- Mười pháp thiết yếu
- Mười tưởng diệt tận các lậu
- Muốn thoát chết nên tư duy bốn pháp bổn
- Năm căn đối năm trần
- Năm căn là pháp tụ thiện
- Năm công đức
- Năm điều giúp cây đại thọ tăng trưởng
- Năm điều phi pháp
- Năm dục
- Năm bậc trượng phu dũng kiện
- Năm hạng người không thể chữa trị
- Năm huệ thí
- Năm loại thí
- Năm lý do để Đức Phật xuất hiện ở đời
- Năm pháp khiến bịnh mau lành
- Năm pháp hủy nhục
- Năm sự cực kỳ không thể đạt được
- Năm triền cái là tụ bất thiện
- Năm trường hợp không nên lễ người
- Năm tụ tà và chánh
- Năm tướng báo dân trời sắp mạng chung
- Năm tưởng dục
- Năm uẩn như huyễn
- Nếm vị dục
- Nếu Thế-tôn xuất hiện thì vô minh liền trừ
- Nghe pháp thoại có năm công đức
- Nghèo túng là do trộm cắp
- Ngu si
- Người cống cao không sợ như chó hung dữ
- Người mang gánh nặng
- Người nữ có năm điều bất thiện
- Người tối ưu và thấp hèn
- Nhàm chán sanh tử
- Nhờ giới mà muốn sanh về cõi nào cũng được
- Nhớ mười một điều trước khi lễ tăng
- Nhớ mười một điều trước khi lễ tháp
- Như-lai biết đường đi của sanh tử
- Như-lai biết rõ các gốc đọa lạc
- Như-lai là đệ nhất ở cõi này
- Như-lai ra đời
- Như-lai thành tựu mười lực
- Như-lai tối thượng
- Những ngày trai giới
- Niệm Tam bảo tiêu sợ hãi
- Niện diệt gốc khổ
- Niết bàn
- Nước mắt sanh tử nhiều hơn nước sông hằng
- Nuốt sắt nóng chứ không nhận của tín thí
- Phạm giới sẽ đọa địa ngục
- Pháp
- Pháp chân thật
- Pháp còn bỏ huống chi phi pháp
- Pháp như chiếc bè
- Pháp tăng trưởng
- Pháp thân Như-lai vẫn tồn tại
- Pháp thủ hộ thế gian
- Phật
- Phát nguyện hồi hướng
- Phát nguyện trì bát quan trai giới
- Phước báo khó lường
- Phước và tội vô lượng
- Phương thuốc đối trị bảy sử
- Quả báo xấu của mười điều
- Quán bất tịnh đối trị nữ sắc
- Quán nữ sắc
- Quán sổ tức
- Quán sổ tức và từ bi
- Quán mạng căn đoạn tuyệt
- Quán tưởng về chết
- Quét đất có năm việc thành tựu
- Quét tháp thành tựu công đức
- Quốc vương thành tựu mười pháp
- Rời bỏ nơi không lợi ích
- Ruộng phước thế gian
- Sa môn tập hành
- Sa môn thệ nguyện
- Sa môn, bà-la-môn
- Sắc đẹp của nữ nhân
- Sám hối
- Sân giận
- Sáng, trưa, chiều có ba sự quấn chặt tâm ý
- Sanh thiên
- Sanh tử và niết bàn
- Sát sanh liền đọa địa ngục
- Sáu công đức của Như lai
- Sáu loại sức mạnh
- Sáu phước của vua Ba-tư-nặc
- Sáu sự đưa đến công đức
- Sáu trọng pháp
- Sáu xứ là đường dữ
- Sáu xúc tình
- Sự chết
- Sức mạnh của nữ giới
- Sức nặng của tín thí
- Suy niệm tu hành
- Suy tầm
- Tà hạnh giống như quạ ăn đồ bất tịnh
- Tà kiến tiêu diệt
- Tai họa của dục
- Tái sanh trong tay ta
- Tài thí
- Tâm
- Tám bậc thánh lưu chuyển mà không trụ sanh tử
- Tám chúng
- Tám địa ngục
- Tám điều suy niệm của bậc đại nhân
- Tám khổ
- Tâm là gốc các pháp
- Tám nạn không được tu tập
- Tám nguyên nhân khiến trái đất chấn động
- Tám nơi bố thí
- Tám pháp hiếm có
- Tam quy
- Tâm ý như khỉ chuyền cành
- Tán thán hạnh đầu-đà
- Tán thán tấm y
- Tăng
- Tất cả pháp do ăn mà tồn tại
- Thà cắt lưỡi chứ không nói lời hung dữ
- Thà lấy sắt nóng áp người chứ không nhận y phục
- Thà nhảy vào lửa chứ không cùng người nữ giao du
- Tham đắm lợi dưỡng
- Thân cõi trời
- Thân năm ấn
- Thân tâm an vui
- Thân vô thường
- Thánh chúng
- Thành hoại của kiếp sống hiện tại
- Thành tựu chín pháp
- Thành tựu đạo phẩm hiền thánh
- Thành tựu sáu pháp
- Thành tựu sở nguyện
- Thánh vương cai trị
- Thảo luận chánh pháp
- Thấy pháp là thấy Như-lai
- Thế gian có bốn loại người như bốn loại mây và sấm
- Thế giới thành hoại
- Thế-tôn xuất hiện với ba mươi bảy phẩm trợ đạo
- Theo pháp cúng dường
- Thí
- Thí chủ có năm công đức
- Thí có phước và thí không có phước
- Thiên
- Thiền hành
- Thiên nhân sư
- Thiện tri thức
- Thiện tri thức là bậc phạm hạnh
- Thiện và bất thiện
- Thọ mạng ngắn ngủi, đau khổ
- Thọ phước thí
- Thọ, ái, thủ và hữu
- Thừa tự pháp
- Thực phẩm của từng loài
- Thuốc hay của bảy Giác chi
- Thượng nhân quán bảy xứ thiện
- Thuyết pháp khó đúng căn cơ
- Tịch tĩnh là an lạc
- Tiếng sư tử rống của Như-lai
- Tối tôn nhất
- Trị dân đúng pháp
- Trì giới đầy đủ
- Trí tuệ
- Trói buộc trong lao ngục
- Trời người mất bóng che
- Tứ sự cúng dường
- Tứ thần túc
- Tụng bốn bộ A-hàm
- Tương ưng thiện ác
- Tưởng vô thường đưa đến Niết-bàn
- Tùy thời nghe pháp có năm công đức
- Tỳ kheo hiền thiện như chim khổng tước
- Tỳ kheo thành tựu bảy pháp
- Tỳ kheo thành tựu mười thiện pháp
- Ước mơ thành tựu do Bát quan trai giới
- Vào địa ngục
- Vị của thọ
- Vị ngọt của dục
- Vì sao ngu si?
- Vì sao sanh vào biên địa?
- Viễn ly đoạn trừ lậu hoặc
- Vô lậu
- Vượt nạn sanh tử
- Xả bịnh ba đời
- Xả ly lợi dưỡng
- Xả ly thọ
- Xả năm triền cái
- Xan tham
- Xét đức hạnh mình để nhận của cúng dường
- Xin quy y với Đức Phật
- Xuất gia là tối thắng trong nhiều loại chúng sanh
Mục Lục Chương 3
NHỮNG CHỦ ĐỀ CHUNG TRONG A-HÀM
- Ba khổ, ba thọ
- Ba minh và chín định
- Ba thừa : nhân thừa, thiên thừa và Thanh văn thừa
- Bảy điểm quan yếu khiến ngôi Tam bảo được hưng long
- Bốn vô lượng tâm gỡ những lầm mê cho mọi người
- Cây bồ đề hoàn mãn của Bảy giác chi
- Chánh niệm quán tâm
- Chúng sanh cõi trời
- Có trí tuệ mới biết sám hối, quy y và trì giới
- Cúng dường bố thí
- Đại bi tâm
- Đất nước gió lửa là vô ngã, vô thưởng, khổ
- Giáo giới thông
- Giới hạnh hơn khổ hạnh
- Giới hạnh và trí tuệ
- Giới luật
- Khen gợi Tam bảo
- Khổ hạnh không phải là điều an vui trong chánh pháp
- Không phóng dật và tinh tấn
- Luân hồi
- Mười hai nhân duyên
- Mười kiết sử và tám mươi bốn ngàn đọa lạc
- Mười sáu lễ phẩm và ba pháp tế tự
- Năm triển cái
- Ngũ ấm xí thạnh
- Nhân duyên vì sao có thân người?
- Phạm hạnh của cõi trời phạm thiên và các tỳ kheo
- Pháp vô ngã
- Quán sắc thọ tưởng hành thức vô ngã
- Sát hại, trộm cắp là thú vui bại hoại
- Sáu căn đối với sáu trần
- Sáu căn và sáu thức
- Tám loại gió không lay chuyển
- Tâm vô thường
- Tập khởi, đoạn diệt, vị ngọt, nguy hiểm và xuất ly thọ
- Tha tâm thông
- Thái độ khi nghe ai chê bai hay khen gợi Phật pháp
- Thanh tịnh
- Thất giác chi thay cho khổ hạnh
- Thế gian giải
- Thoát luân hồi sanh tử
- Tinh tấn tu tập đền ơn tín thí
- Trí tuệ là kết quả của những người chuyên tu
- Trụ tâm nơi thiện, thích hợp với xả
- Từ bi quán
- Tự che dấu công đức và tự bày tỏ lỗi lầm
- Tứ đế
- Tự mãn tai hại
- Tự lực
- Tứ niệm xứ
- Tứ thiền
- Vua A-dục thành mãng xà vương
- Xẻn pháp và bố thí pháp