Chương 4: Những Lời Phật Dạy Trong Trung A-hàm

Saturday, 04 May 201911:13 PM(View: 5411)
Chương 4: Những Lời Phật Dạy Trong Trung A-hàm
Chương 4
Những Lời Phật Dạy trong Trung A-hàm

1. ÁC DỤC, NIỆM DỤC

Chư Hiền, nếu ai có ác dục, niệm dục thì tôi không ưa thíchngười đó và nếu tôi có ác dục, niệm dục thì người ấy cũng chẳng ưa thích tôi.

Tỳ-kheo hãy quán sát như vậy, không hành ác dục, không niệm dục. Nên học như vậy.

(Trung A HàmKinh Tỳ Kheo Thỉnh, Phẩm 8, số 89)

2. ÁC QUẢÁC BÁO

Này A-nan, nếu ai có thân ác hành, khẩu và ý ác hành, do duyên này thân hoại mạng chung đi đến thiện xứ, sanh lên cõi trờitrường hợp này hoàn toàn không có. Nếu ai có thân ác hành, khẩu và ý ác hành, do duyên này thân hoại mạng chung đi đến ác xứ, sanh trong địa ngụctrường hợp này tất có.

(Trung A HàmKinh Đa Giới, Phẩm 14, số 181)

3. ÁC TUỆ

Nếu có ai hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh nên không có tín tâmgiải đãi, không chánh niệmchánh trí, có đủ ác tuệ. Hành khổ hạnh như vậy là cấu uế.

(Trung A Hàm, Kinh Ưu-đàm-bà-la, Phẩm 9, số 104)

4. ÁI DIỆT KHỔ DIỆT THÁNH ĐẾ

Thế nào là ái diệt Khổ diệt Thánh đế? Nghĩa là chúng sanh thực có sáu xứ tham ái bên trong: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý xứChúng sanh ấy giải thoát, không nhiễm, không đắm trước, đoạn bỏ hoàn toàn, vô dục, diệt tận, tĩnh tịch; đó gọi là Khổ diệt.

Đa văn Thánh đệ tử biết rằng ‘Ta biết pháp như vậy, thấy như vậy, hiểu như vậy, nhận định như vậy và tri giác như vậy, đó là ái diệt Khổ diệt Thánh đế.

Nếu có người nào không tham ái vợ con, nô tỳ, kẻ sai bảoquyến thuộc, ruộng đất, nhà cửa, quán xá, tài vật xuất vốn và lời lãi, đó không phải là tạo tác nghiệp, người ấy nếu giải thoát, không nhiễm, không đắm trước, đoạn bỏ hoàn toàn, vô dục, diệt tận, tĩnh tịch; đó gọi là ái diệt, Khổ diệt Thánh đếCũng thế, ngoại xứ xúc, thọ, tưởng, tư, ái, cũng lại như vậy.

Chúng sanh quả thật có sáu giới tham ái: Đất, nước, lửa, gió, hư khôngthức giới; người ấy nếu giải thoát, không nhiễm, không đắm trước, đoạn bỏ hoàn toàn, vô dục, diệt tận, tĩnh tịch; đó gọi là ái diệt, Khổ diệt Thánh đế. Này chư HiềnĐa văn Thánh đệ tử biết rằng ‘Ta biết pháp như vậy, thấy như vậy, hiểu như vậy, nhận định như vậy và tri giác như vậy, đó là ái diệt Khổ diệt Thánh đế.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

5. ÁI DỤC

Tỳ-kheo biết như thật về ái, biết như thật về tập của ái, diệt của ái và diệt đạo của ái.

Thế nào là biết như thật về ái? Có ba ái: dục áisắc ái và vô sắc ái.

Thế nào là biết như thật về tập của ái? Do thọ mà có ái.

Thế nào là biết như thật về diệt của ái? Thọ diệt tức ái diệt.

Thế nào là biết như thật về diệt đạo của ái? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định là tám.

Đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Câu-hi-la, Phẩm 3, số 29)

6. ÁI DỤC NHƯ BÓ ĐUỐC

Này Cư sĩ, cũng như một người tay cầm một bó đuốc đang cháy, ngược gió mà đi. Ý Cư sĩ nghĩ sao? Giả sử người ấy không liệng bỏ tức khắc, nhất định có cháy tay và các chi thể khác chăng?

Cư sĩ đáp: Thật sự như vậy, Cù-đàm.

Ý Cư sĩ nghĩ sao? Giả sử người ấy liệng bỏ tức khắc, sẽ còn bị cháy tay hay các chi thể khác nữa chăng?

Cư sĩ đáp: Không vậy Cù-đàm.

Này Cư sĩĐa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Dục vọng như bó đuốc đang cháy; Thế Tôn nói dục vọng như bó đuốc đang cháy, hoan lạc ít mà khổ não nhiều, đầy những nguy hiểm hãy xa lánh đi’. Nếu ai có sự xả ly dục, ly ác bất thiện pháp này, thì ở đây, tất cả mọi dục vọng thế gianvĩnh viễn đoạn tận không dư tàng. Hãy tu tập điều này.

(Trung A Hàm, Kinh Bô-lị-đa, Phẩm 17, số 203)

7. ÁI DỤC NHƯ CON RẮN

Này Cư sĩ, cũng như cách thôn không xa, có một con rắn độc to lớn, rất dữ, rất độc địa, màu đen dễ sợ. Nếu một người đi đến, không ngu, không si, cũng không điên đảotự chủ với tâm mình, tự do tự tại, muốn hoan lạc, chớ không muốn đau đớn, rất ghét đau đớn; muốn sống chớ không muốn chết, rất ghét sự chết. Ý Cư sĩ nghĩ sao, người ấy há lại thò tay cho con rắn cắn, hay các chi thể khác và nói rằng, ‘Này, mổ đi! Này mổ đi!’ Như vậy chăng?

Cư sĩ đáp: Không phải vậy, Cù-đàm. Vì sao vậy? Người ấy thấy con rắn bèn nghĩ rằng, ‘Nếu ta thò tay và các chi thể khác cho con rắn nó mổ, nhất định phải chết chớ không nghi ngờ. Dù không chết thì nhất định phải chịu đau đớn vô cùng’. Người ấy thấy con rắn bèn nghĩ đến sự lánh xaước mong xả ly.

Này Cư sĩĐa văn Thánh đệ tử lại tư duy như vầy, ‘Dục vọng như rắn độcThế Tôn nói dục vọng như con rắn độchoan lạc ít mà khổ não nhiều, đầy những nguy hiểm, hãy xa lánh đi. Nếu ai có sự xả ly dục, ác bất thiện pháp này, thì ở đây tất cả mọi dục vọng thế gian vĩnh viễn đoạn tận không dư tàng. Hãy tu tập điều này.

(Trung A Hàm, Kinh Bô-lị-đa, Phẩm 17, số 203)

8. ÁI DỤC NHƯ GẶM CỤC XƯƠNG

Như một con chó đói, gầy ốm, mệt mỏi, đến bên chỗ mổ bò. Người đồ tể hay đệ tử của người đồ tể quăng cho con chó một khúc xương đã rút tỉa hết thịt. Con chó lượm được khúc xương rồi chạy đến chỗ này chỗ kia mà gặm, rách môi, mẻ răng, hoặc gây thương hại cuống họng, nhưng con chó không vì vậymà đoạn trừ được đói.

Đa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Dục vọng như bộ xương khô. Thế Tôn nói dục vọng như bộ xương khô, hoan lạc ít mà khổ não lại nhiều, đầy dẫy nguy hiểm, nên xa lánh đi. Nếu ai có sự xả ly dục, ly ác bất thiện pháp này, thì ở đây tất cả mọi sự vật dục của thế gian đều vĩnh viễn đoạn tận không dư tàn. Hãy tu tập điều đó.

(Trung A Hàm, Kinh Bô-lị-đa, Phẩm 17, số 203)

9. ÁI DỤC NHƯ GIẤC MƠ

Này Cư sĩ, cũng như một người nằm mộng, thấy mình sung túc, năm thứ dục lạc thỏa thích. Nhưng khi tỉnh dậy, một thứ cũng không thấy. Này Cư sĩĐa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Dục vọng như giấc mộngThế Tôn nói dục vọng như giấc mộnghoan lạc ít mà khổ não nhiều, đầy những nguy hiểm, hãy xa lánh đi’. Nếu ai có sự xả ly dục, ác bất thiện pháp này, thì ở đây, tất cả mọi vật dục thế gianvĩnh viễnđoạn tận, không dư tàn. Hãy nên tu tập sự kiện này.

(Trung A Hàm, Kinh Bô-lị-đa, Phẩm 17, số 203)

10. ÁI DỤC NHƯ HẦM LỬA

Này Cư sĩ, cũng như cách thôn không xa có một hầm lửa lớn, trong đó đầy những lửa nhưng không có khói, không có ngọn. Nếu một người đi đến, không ngu, không si, cũng không điên đảotự chủ với tâm mình, tự do tự tại, muốn hoan lạc chớ không muốn đau đớn, rất ghét sự đau đớn; muốn sống chớ không muốn chết, rất ghét sự chết. Ý Cư sĩ nghĩ sao? Người ấy lại nhảy vào hầm lửa này chăng?

Cư sĩ đáp: Không phải vậy, Cù-đàm. Vì sao vậy? Vì người ấy thấy hầm lửa liền nghĩ rằng, ‘Nếu rơi xuống hầm lửa, nhất định chết chớ không nghi ngờ. Dù không chết, nhất định chịu đựng đau đớn vô cùng’. Người ấy thấy hầm lửa bèn nghĩ đến việc xa lìaước mong xa lìa, xả ly.

Này Cư sĩĐa văn Thánh đệ tử lại tư duy như vầy, ‘Dục vọng như hầm lửa. Thế Tôn nói dục vọng như hầm lửa, hoan lạc ít mà khổ não nhiều đầy những nguy hiểm, hãy nên xa lánh đi’. Nếu ai có sự xả ly dục, ly ác bất thiện pháp, thì ở đây tất cả mọi vật dục thế gian vĩnh viễn đoạn tận không dư tàng. Hãy tu tập điều này.

(Trung A Hàm, Kinh Bô-lị-đa, Phẩm 17, số 203)

11. ÁI DỤC NHƯ MIẾNG THỊT

Này Cư sĩ, cũng như cách thôn không xa, có một miếng thịt rơi trên khoảng đất trống; hoặc quạ hoặc diều mang miếng thịt ấy đi. Rồi những quạ diều khác đuổi theo để tranh giành. Ý Cư sĩ nghĩ sao? Nếu quạ diều ấy không chịu xả bỏ tức khắc miếng thịt này, các quạ diều khác vẫn đuổi theo để dành giựt chăng?

Cư sĩ đáp: Thật sự như vậy, Cù-đàm.

Ý Cư sĩ nghĩ sao, nếu quạ diều ấy xả bỏ tức khắc miếng thịt này, các quạ diều khác có còn đuổi theo để dành giựt chăng?

Cư sĩ đáp: Không vậy, Cù-đàm.

Này Cư sĩĐa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Dục vọng như miếng thịt. Thế Tôn nói dục vọng như miếng thịt; hoan lạc ít mà khổ não nhiều, đầy những nguy hiểm, hãy nên xa lìa đi’. Nếu ai có sự xả ly dục, ly ác bất thiện pháp này, thì ở đây tất cả mọi vật dục thế gian đều vĩnh viễn đoạn tận không dư tàn. Hãy nên tu tập điều này.

(Trung A Hàm, Kinh Bô-lị-đa, Phẩm 17, số 203)

12. ÁI DỤC NHƯ TRÁI CÂY

Này Cư sĩ, cũng như cách thôn không xa, có một gốc cây ăn trái to lớn. Cây ấy thường có nhiều trái ngon lành đẹp mắt. Một người đi đến, đói, mệt mỏi, gầy ốm, muốn được ăn trái. Người ấy nghĩ rằng, ‘Cây này thường có nhiều trái ngon lành đẹp mắt. Ta đang đói, gầy ốm, mệt mỏi, muốn được ăn trái. Nhưng dưới gốc không có trái rụng để có thể ăn cho no và mang về. Ta biết leo cây. Bây giờ ta có nên leo lên cây này chăng?’ Nghĩ xong, bèn leo lên. Lại cũng có một người khác, đói, gầy ốm, mệt mỏi, muốn được ăn trái, cầm một cái búa rất lớn, bèn nghĩ rằng: ‘Cây này thường có nhiều trái ngon lành đẹp mắt nhưng dưới gốc cây không có trái rụng để có thể ăn cho no và mang về, ta không biết leo cây. Bây giờ ta có nên đốn ngã cây này chăng?’, bèn đốn ngã cây ấy. Ý Cư sĩ nghĩ sao? Người trên cây nếu không xuống nhanh khi cây ngã xuống đất, có bị gãy tay hoặc các chi thể khác chăng?

Cư sĩ đáp: Thật sự như vậy, Cù-đàm.

Ý Cư sĩ nghĩ sao, nếu người trên cây leo xuống nhanh, khi cây ngã xuống đất, há lại bị gãy tay hay các chi thể khác chăng?

Cư sĩ đáp: Không vậy, Cù-đàm.

Này Cư sĩĐa văn Thánh đệ tử lại tư duy như vầy, ‘Dục vọng như trái cây. Thế Tôn nói dục vọng như trái cây, hoan lạc ít mà khổ não nhiều, đầy những nguy hiểm hãy lánh xa đi’. Nếu ai có sự xả ly dục ly ác bất thiện pháp này, thì ở đây tất cả mọi vật dục thế gianvĩnh viễn đoạn tận không dư tàng. Hãy tu tậpsự kiện này.

(Trung A Hàm, Kinh Bô-lị-đa, Phẩm 17, số 203)

13. ÁI DỤC NHƯ VAY MƯỢN

Này Cư sĩ, cũng như một người vay mượn vật dụng hưởng lạc, hoặc cung điện, lầu các, hoặc vườn hào, ao tắm, hoặc voi ngựa, xe cộ, hoặc chen gấm mùng mền, hoặc nhẫn, vòng, xuyến, hoặc hương, anh lạc, vòng cổ, hoặc tràng hoa vàng báu, hoặc danh y thượng phục, rồi nhiều người trông thấy bèn ca ngợi rằng, ‘Như vậy, tốt lành thay! Như vậy, sung sướng thay! Nếu có tài vật gì thì nên hưởng thụ thỏa thích cho đến cùng như vậy’. Nhưng chủ nhân có thể tước đoạt hay sai người tước đoạt bất cứ lúc nào muốn, bèn tự mình tước đoạt hay sai người tước đoạt, những người khác trông thấy, bèn nói với nhaurằng, ‘Nó là người vay mượn; thật sự là lừa gạt chớ không phải vay mượn. Vì sao?

Vì chủ nhân của sở hữu có thể tước đoạt hay sai người tước đoạt bất cứ lúc nào muốn. Và rồi đã tự mình tước đoạt hay sai người tước đoạt’. Này Cư sĩĐa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Dục vọng như vay mượn. Thế Tôn nói dục vọng như vay mượn hoan lạc ít mà khổ não nhiều, đầy những nguy hiểm, hãy xa lánh đi’. Nếu ai có sự xả ly dục, ác bất thiện pháp này, thì ở đây tất cả mọi vật dục thế gianvĩnh viễn đoạn tận không dư tàng. Hãy tu tập điều này.

(Trung A Hàm, Kinh Bô-lị-đa, Phẩm 17, số 203)

14. AI ĐƯỢC HÓA ĐỘ KHI CỒ-ĐÀM VỪA THÀNH CHÁNH GIÁC?

Khi Ta vừa chứng Vô thượng Chánh đẳng chánh giác, liền nghĩ như vầy, ‘Ta sẽ thuyết pháp cho ai trước nhất?’ Rồi Ta lại nghĩ rằng, ‘Ta có nên đi đến thuyết pháp cho A-la-la Già-la-ma trước chăng?’

Lúc bấy giờ có Thiên thần trụ trong hư không nói với Ta rằng: Đại Tiên nhân, xin biết cho, A-la-la Già-la-ma vừa mạng chung đến nay đã được bảy ngày’. Ta cũng tự biết A-la-la Già-la-ma đã mạng chungđược bảy ngày. Ta lại nghĩ như vầy, ‘A-la-la Già-la-ma, thiệt thòi thay cho người ấy, không nghe đượcpháp này. Nếu được nghe pháp này, người ấy sẽ nhanh chóng biết rõ pháp tùy pháp.

Khi Ta vừa chứng Vô thượng Chánh đẳng chánh giác, liền nghĩ như vầy, ‘Ta sẽ thuyết pháp cho Uất-đà-la La-ma Tử trước nhất chăng? Thiên thần lại trụ trong hư không nói với Ta rằng, ‘Đại Tiên nhân, xin biết cho, Uất-đà-la La-ma Tử mạng chung đến nay đã hai tuần thất’. Ta cũng tự biết Uất đầu la La-ma Tử mạng chung đã hai tuần thất. Ta lại nghĩ như vầy, ‘Uất-đà-la La-ma Tử thiệt thòi thay cho người ấy, không nghe được pháp này. Nếu nghe được pháp này, người ấy sẽ nhanh chóng biết rõ pháp tùy pháp’.

(Trung A Hàm, Kinh La-Ma, Phẩm 17, số 204)

15. ÁI SANH SẦU BI NÃO

Giả sử có một người đàn bà đã chết. Người ấy phát cuồng, loạn trí, cởi áo cởi quần, trần truồng mà chạy rong khắp các ngõ đường, nói như vầy, ‘Này các người, có thấy mẹ tôi chăng? Này các người có thấy mẹ tôi chăng?’ Này Na-lị-ương-già, do sự kiện này mà biết rằng, ‘Nếu khi ái sanh, thì cũng sanh sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não’.

Cũng vậy, nếu cha chết, anh, chị, em chết, con cái chết, vợ chết, người ấy phát sanh cuồng, loạn trí, cởi áo cởi quần, trần truồng chạy rong khắp cả ngõ đường, nói rằng, ‘Này các ngài, có thấy vợ tôi chăng? Này các ngài, có thấy vợ tôi chăng?’ Này Na-lị-ương-già, do sự kiện này mà biết rằng, ‘Nếu ái sanh thì cũng sanh những sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não’.

Này Na-lị-ương-già, thuở xưa có một người đàn bà về thăm gia đình, các thân tộc của người này muốn cưỡng bức cải giá. Người đàn bà ấy tức tốc trở về nhà chồng, nói với chồng rằng, ‘Này ông, hãy biết cho, thân tộc của tôi muốn cướp vợ của ông để gả cho người khác. Ông có mưu kế gì chăng?’ Người ấy bèn nắm cánh tay của bà vợ dẫn vào trong nhà, nói rằng, ‘Chết chung, sang đời khác với nhau! Chết chung, sang đời khác với nhau!’ Rồi lấy con dao bén chém chết vợ và mình cũng tự sát luôn. Này Na-lị-ương-già, do sự kiện này mà biết rằng, ‘Nếu ái sanh thì cũng sanh những sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não’.

(Trung A HàmKinh Ái Sanh, Phẩm 18, số 216)

16. ÁI TẬN GIẢI THOÁT

Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện ThệThế Gian GiảiVô Thượng SĩĐạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu. Mắt vị ấy thấy sắc, nhưng đối với sắc đẹp không hoan lạc chấp trước, đối với sắc xấu không ghét bỏ. Vị ấy lập niệm tại thân với một tâm vô lượng, biết như thật là tâm giải thoáttuệ giải thoát, các pháp ác bất thiện đã sanh bị tận diệt vô dư, bị hủy hoại không dư tàn. Tai, mũi, lưỡi, thân và ý cũng như vậy. Ý biết pháp đối với cái đẹp không hoan lạcchấp trước, đối với cái xấu không ghét bỏ. Lập niệm tại thân với một tâm vô lượng.

Biết như thật là tâm giải thoáttuệ giải thoát, các pháp bất thiện đã sanh bị tận diệt vô dư, bị hủy hoại không dư tàn. Vị ấy như vậy, diệt những gì yêu ghét được lãnh nạp bởi thọ, hoặc lạc, hoặc khổ, hoặc không lạc không khổ. Vị ấy không hoan lạc theo cảm thọ ấy, không tìm cầu, không chấp trước, không chấp thủ cảm thọ ấy. Do không hoan lạc theo cảm thọ ấy, không tìm cầu, không chấp trước, không chấpthủ theo cảm thọ ấy, nếu có cảm thọ lạc, nó liền diệt. Lạc diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sanh diệtsanh diệt thì già chết diệt, sầu bi, khóc lóc, ưu khổ, ảo não cũng diệt. Như vậy, toàn vẹnkhối lớn khổ đau này đều diệt.

(Trung A Hàm, Kinh Trà Đế, Phẩm 16, số 201)

17. ÁI TẬP KHỔ TẬP THÁNH ĐẾ

Cái gì là ái tập Khổ tập Thánh đế? Nghĩa là chúng sanh thật có sáu xứ tham ái bên trong: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý xứ. Trong đó nếu có ái, có cấu bẩn, có ô nhiễm, có đắm trước thì gọi là tập.

Này chư HiềnĐa văn Thánh đệ tử biết rằng: ‘Ta biết pháp như vậy, thấy như vậy, hiểu như vậy, nhận định như vậy và tri giác như vậy, đó là ái tập Khổ tập Thánh đế.

Biết như vậy là biết như thế nào? Nếu có người tham ái vợ con, nô tỳ, kẻ sai bảoquyến thuộc, ruộng đất, nhà cửa, quán xá, tài vật xuất vốn và lời lãi, tạo tác những nghiệp có ái, có cấu bẩn, có nhiễm, có trước, đó gọi là tập. Người kia biết ái tập Khổ tập Thánh đế này. Cũng vậy, ngoại xứ xúc, thọ, tưởng, hành, ái, cũng lại như vậy.

Này chư Hiềnchúng sanh quả thực có sáu giới tham ái: đất, nước, lửa, gió, hư khôngthức giới, trong đó nếu có ái, có cấu bẩn, có nhiễm, có trước, đó gọi là tập.

Này chư HiềnĐa văn Thánh đệ tử biết rằng ‘Ta biết pháp như vậy, thấy như vậy, hiểu như vậy, nhận định như vậy và tri giác như vậy, đó là ái tập Khổ tập Thánh đế.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

18. A-LA-HÁN

Như vậy là sắc vô thường; thọ, tưởng, hành, thức vô thườngvô thường nên khổ, khổ nên phi ngãĐa văn Thánh đệ tử hãy nên quán sát như vậy, hãy tu tập bảy đạo phẩmvô ngại, chánh tư, chánh niệm.

Vị ấy đã biết như vậy, thấy như vậy rồi thì tâm giải thoát dục lậutâm giải thoát hữu lậuvô minh lậuGiải thoát rồi liền biết mình đã giải thoát; biết đúng như thật rằng: ‘Sự sanh của ta đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Nếu có chúng sanh và chín trú xứ của chúng sanhcho đến cõi đệ nhất hữu với hành còn tàn dư, tức cõi hữu tưởng vô tưởng xứ, ở trong khoảngtrung gian đó, là bậc đệ nhất, là tối đại, là tối thắng, là tối thượng, là tối tôn, là tối diệu; đó chính là vị A-la-hán ở trong đời. Vì sao vậy?

Vì trên đời này, A-la-hán đã được an ổn khoái lạc.

(Trung A Hàm, Kinh Thuyết Vô Thường, Phẩm 11, số 120)

19. A-LA-HÁN DANH TUỆ GIẢI THOÁT

Thế tôn nói: A-nan, đối với trụ xứ thứ nhất của thức, chúng sanh hữu sắc với các chủng loại thân, với các chủng loại tưởng, là loài người và loài trời cõi Dục; nếu có Tỳ-kheo biết như thật trụ xứ ấy của thức, biết sự tập khởi của trụ xứ của thức, biết sự diệt tận, vị ngọt, tai hoạn, biết xuất yếu, thì này A-nan, Tỳ-kheo kia có thể vui thích nơi trụ xứ của thức ấy, kế trước và trụ nơi trụ xứ ấy của thức chăng?

A-nan đáp: Bạch Thế Tôn, không.

Hỏi: A-nan, đối với trụ xứ thứ hai của thức, chúng sanh hữu sắc với các chủng loại thân nhưng một chủng loại tưởng, là Phạm thiên sơ sanh không yểu thọ; nếu có Tỳ-kheo biết như thật trụ xứ ấy của thức, biết sự tập khởi của trụ xứ ấy của thức, biết sự diệt tận, biết vị ngọt, biết tai hoạn, biết xuất yếu, thì này A-nan, Tỳ-kheo ấy có thể hoan lạc nơi trụ xứ kia của thức, kế trước và trụ nơi trụ xứ kia của thức chăng?

Đáp: Bạch Thế Tôn, không.

Hỏi: A-nan, đối với trụ xứ thứ ba của thức, chúng sanh hữu sắc với một loại thân nhưng nhiều chủng loại tưởng, ấy là Hoảng dục thiên. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật trụ xứ ấy của thức, biết sự diệt tận, biết vị ngọt, biết tai hoạn, biết xuất yếu, thì này A-nan, Tỳ-kheo ấy có thể hoan lạc nơi trụ xứ kia của thức, kế trước và trụ nơi trụ xứ kia của thức chăng?

Đáp: Bạch Thế Tôn, không.

Hỏi: A-nan, đối với trụ xứ thứ tư của thức, chúng sanh hữu sắc với một loại thân, với một loại tưởng, ấy là Biến tịnh thiên. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật trụ xứ ấy của thức, biết sự diệt tận, biết vị ngọt, biết tai hoạn, biết xuất yếu, thì này A-nan, Tỳ-kheo ấy có thể hoan lạc nơi trụ xứ kia của thức, kế trước và trụ nơi trụ xứ kia của thức chăng?

Đáp: Bạch Thế Tôn, không.

Hỏi: A-nan, đối với trụ xứ thứ năm của thức, chúng sanh vô sắcvượt qua tất cả sắc tưởng, diệt trừ hữu đối tưởng, không tư duy các loại tưởng, vào vô lượng không xứthành tựu an trụ vô lượng không xứ, ấy là Vô lượng không xứ thiên. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật trụ xứ ấy của thức, biết sự diệt tận, biết vị ngọt, biết tai hoạn, biết xuất yếu, này A-nan, vị Tỳ-kheo ấy có thể hoan lạc nơi trụ xứ kia của thức, kế trước và trụ nơi trụ xứ kia của thức chăng?

Đáp: Bạch Thế Tôn, không.

Hỏi: A-nan, đối với trụ xứ thứ sáu của thức, chúng sanh vô sắc vượt tất cả vô lượng không xứ, vào vô lượng thức xứ, thành tựu an trụ vô lượng thức xứ, ấy là Vô lượng thức xứ thiên. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật trụ xứ ấy của thức, biết sự diệt tận, biết vị ngọt, biết tai hoạn, biết xuất yếu, thì này A-nan, Tỳ-kheo ấy có thể an lạc nơi trụ xứ kia của thức, kế trước và trụ nơi trụ xứ kia của thức chăng?

Đáp: Bạch Thế Tôn, không.

Hỏi: A-nan, đối với trụ xứ thứ bảy của thức, chúng sanh vô sắc vượt qua tất cả vô lượng thức tưởng, vào Vô sở hữu xứthành tựu an trụ Vô sở hữu xứ, ấy là Vô sở hữu xứ thiên. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật trụ xứ của thức, biết sự diệt tận, biết vị ngọt, biết tai hoạn, biết xuất yếu, thì này A-nan, vị Tỳ-kheo ấy có thể hoan lạc nơi trụ xứ kia của thức, kế trước và trụ nơi trụ xứ kia của thức chăng?

Đáp: Bạch Thế Tôn, không.

Hỏi: A-nan, đối với trụ xứ thứ nhất, chúng sanh hữu sắc không có tưởng, không có thọ, ấy là Vô tưởng thiên. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật trụ xứ ấy của thức, biết sự diệt tận, biết vị ngọt, biết tai hoạn, biết xuất yếu, thì này A-nan, Tỳ-kheo ấy có thể hoan lạc nơi trụ xứ kia của thức, kế trước và trụ nơi trụ xứ kia của thức chăng?

Đáp: Bạch Thế Tôn, không.

Hỏi: A-nan, đối với trụ xứ thứ hai của thức, chúng sanh vô sắcvượt qua tất cả Vô sở hữu xứ, vào Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, thành tựu an trụ Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, ấy là Phi hữu tưởng phi vô tưởng thiên. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật xứ ấy của thức, biết sự diệt tận, biết vị ngọt, biết tai hoạn, biết xuất yếu, thì này A-nan, Tỳ-kheo ấy có thể hoan lạc nơi xứ kia của thức, kế trước và trụ nơi xứ kia của thức chăng?

Đáp: Bạch Thế Tôn, không.

A-nan, nếu có Tỳ-kheo biết như thật bảy trụ xứ của thức và hai xứ kia, tâm không nhiễm trướcđược giải thoát thì gọi là Tỳ-kheo A-la-hán danh tuệ giải thoát.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Nhân, Phẩm 9, số 97)

20. ẨN CƯ SAU KHI NGHE PHÁP THOẠI

Được nghe pháp Đức Thế Tôn dạy, con sẽ sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dậttu hànhtinh cần. Nhân sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dậttu hành tinh cần để đạt đến cứu cánhmà một thiện nam tử đã cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đìnhsống không gia đìnhxuất gia học đạo là để đạt được vô thượng phạm hạnh, ngay trong đời này tự tri tự giác, tự thân tác chứngthành tựu an trú, biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa.

(Trung A Hàm, Kinh Úc-già-chi-la, Phẩm 7, số 76)

21. AN ỔN TRONG CHÁNH PHÁP

Phật thuyết Chánh pháp luật

Nếu có kẻ không tin

Người ấy chắc bị hại

Như bị La-sát thịt.

Phật thuyết Chánh pháp luật

Nếu có kẻ kính tin

Người ấy được an ổn

Như nương Mao mã vương.

(Trung A Hàm, Kinh Thương Nhân Cầu Tài, Phẩm 11, số 136)

22. AN TRÚ BÊN TRONG

Tỳ kheo, tâm hướng về bên ngoài, bị phân rải, tán loạntâm không an trú vào bên trong, không chấp thủ nhưng sợ hãi. Nhưng, này các Tỳ-kheo, hãy quán như thế nào mà sau khi các ngươi đã quán như vậy, tâm không hướng về bên ngoài, không bị phân rải, tán loạn, tâm trú bên trong, không chấp thủ, không sợ hãi.

Như vậy các ngươi không còn sanh, lão, bệnh, tử nữa. Đó là tận cùng sự khổ.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Quán Pháp, Phẩm 13, số 164)

23. AN TRỤ TỨ NIỆM XỨ VÀ BẢY GIÁC CHI

Nếu ai không đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, mà tâm có thể an trụ vững vàng trên bốn niệm xứtrường hợp này hoàn toàn không có. Nếu ai đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém mà tâm an trụ vững vàng trên bốn niệm xứtrường hợp này tất có.

Nếu ai không đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kémtâm không an trụ vững vàngtrên bốn niệm xứ mà muốn tu bảy giác chitrường hợp này hoàn toàn không có. Nếu ai đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kémtâm an trụ vững vàng trên bốn niệm xứ mà tu bảy giác ýtrường hợp này tất có.

(Trung A HàmKinh Đa Giới, Phẩm 14, số 181)

24. ÁNH SÁNG NÀO SÁNG HƠN?

Thế Tôn hỏi rằng: Ưu-đà-di, ý ông nghĩ sao? Ánh sáng lấp lánh của đom đóm trong đêm tối và ánh sáng lấp lánh của đèn dầu trong đêm tối, trong hai ánh sáng đó, cái nào tối thượng, tối thắng?

Dị học Tiễn Mao đáp rằng: Bạch Cù-đàm, ánh sáng đèn dầu đối với ánh sáng đom đóm, thì ánh sáng đèn dầu tối thượngtối thắng.

Hỏi: Ưu-đà-di, ý ông nghĩ sao? Ánh sáng đèn dầu trong đêm tối và lửa đống cây lớn trong đêm tối, trong hai ánh sáng đó, cái nào tối thượng, tối thắng?

Đáp: Bạch Cù-đàm, ánh sáng lửa cây lớn đối với ánh sáng đốt đèn dầu thì ánh sáng lửa đống cây lớn tối thượngtối thắng.

Hỏi: Ưu-đà-di, ý ông thế nào? Ánh sáng chiếu của lửa đống cây lớn, trong đêm tối và ánh sáng chiếu của sao Thái bạch vào buổi sáng, trời không u ám, hai ánh sáng ấy, ánh sáng nào tối thượng, tối thắng?

Đáp: Bạch Cù-đàm, ánh sáng của saoThái bạch đối với ánh sáng của lửa đống cây lớn, thì ánh sáng của sao Thái bạch tối thượngtối thắng.

Hỏi: Này Ưu-đà-di, ý ông nghĩ sao? Ánh sáng chiếu tỏa của sao Thái bạch vào buổi sáng trời không u ám và ánh sáng tỏa chiếu của mặt trăng nửa đêm không u ám, trong ánh sáng ấy, cái nào tối thượng, tối thắng?

Đáp: Bạch Cù-đàm, ánh sáng của mặt trăng đối với ánh sáng của sao Thái bạch thì ánh sáng của mặt trăng tối thượngtối thắng.

Hỏi: Này Ưu-đà-di, ý ông nghĩ sao? Ánh sáng chiếu tỏa của mặt trăng nửa đêm trời không u ám, và ánh sáng chiếu tỏa của mặt trời vào mùa thu, đứng ngay giữa bầu trời trong suốt, không u ám, trong hai ánh sáng ấy cái nào tối thượng, tối thắng?

Đáp: Bạch Cù-đàm, ánh sáng mặt trời so với ánh sáng mặt trăng thì ánh sáng mặt trời tối thượngtối thắng.

Thế Tôn bảo rằng:

Này Ưu-đà-di, có rất nhiều chư Thiên; mà nay ánh sáng của mặt trời và ánh sáng của mặt trăng này, tuy có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, nhưng ánh sáng đó cũng không bằng ánh sáng của chư Thiên. Ta ngày xưa đã cùng với chư Thiên tụ tập luận sự, nhưng những điều ta nói đều vừa ý chư Thiên ấy, tuy vậy Ta không nói: ‘Sắc vượt quá sắc, sắc đó tối thắng, sắc đó tối thượng’. Này Ưu-đà-di, còn ông đối với ánh lửa đom đóm, lửa sâu bọ, sắc rất tệ, rất xấu mà nói ‘Sắc đó vượt quá sắc, sắc đó tối thắng, sắc đó tối thượng,’ và khi được hỏi lại không biết.

(Trung A Hàm, Kinh Tiễn Mao, Phẩm 17, số 208)

25. BA ĐIỀU ĐÁNG CHÊ

Tôn sư thích an trú viễn ly mà đệ tử hàng trưởng thượng, trung, hạ không học theo hạnh viễn ly. Vị đệ tử ấy vì vậy mà đáng chê.

Nếu Tôn sư dạy những pháp phải đoạn trừ mà đệ tử trưởng thượng, trung, hạ không đoạn trừ pháp ấy. Vị đệ tử này vì vậy mà đáng chê.

Với những điều có thể thủ chứng mà đệ tử trưởng thượng, trung, hạ lại từ bỏ phương tiện. Vị đệ tử này vì vậy mà đáng chê.

Nếu bậc Tôn sư có pháp luật, thích an trú viễn ly mà đệ tử trưởng thượng, trung, hạ của vị ấy không thích đời sống viễn ly thì người đệ tử ấy có ba điều đáng chê trách này.

(Trung A Hàm, Kinh Cầu Pháp, Phẩm 8, số 88)

26. BA LOẠI GAI NHỌN

Lành thay! Lành thay! Nếu là Trưởng lão Thượng tôn đại đệ tử, nên nói như thế này: ‘Âm thanh là gai nhọn đối với thiền’. Đức Thế Tôn cũng nói: ‘Âm thanh là gai nhọn đối với thiền’. Vì sao? Vì quả thật Ta có nói như vậy:

1) Âm thanh là gai nhọn đối với thiền.

2) Phạm giới là gai nhọn đối với trì giới.

3) Trang sức thân thể là gai nhọn đối với thủ hộ các căn.

4) Tịnh tướng là gai nhọn đối với tu tập bất tịnh.

5) Sân nhuế là gai nhọn đối với tu tập từ tâm.

6) Uống rượu là gai nhọn đối với xa lìa uống rượu.

7) Thấy nữ sắc là gai nhọn đối với phạm hạnh.

8) Âm thanh là gai nhọn đối với nhập Sơ thiền.

9) Giác quán là gai đối với nhập đệ Nhị thiền.

10) Hỷ là gai nhọn đối với nhập đệ Tam thiền.

11) Hơi thở ra, hơi thở vào là gai nhọn đối với nhập đệ Tứ thiền.

12) Sắc tưởng là gai nhọn đối với nhập Không xứ.

13) Không tưởng là gai nhọn đối với nhập Thức xứ.

14) Thức tưởng là gai nhọn đối với nhập Vô sở hữu xứ.

15) Tưởng tri là gai nhọn đối với nhập Tưởng tri diệt định.

Lại cũng có ba loại gai nhọn khác; gai nhọn dục, gai nhọn nhuế và gai nhọn ngu si. Với ba loại gai này, bậc lậu tận A-la-hán đã đoạn trừ, đã biết rõ, đã nhổ sạch cội rễ, tuyệt diệt không còn sanh, ấy là bậc A-la-hán không bị gai chích, bậc A-la-hán xa lìa gai chích, bậc A-la-hán không gai, lìa gai.

(Trung A Hàm, Kinh Vô Thích, Phẩm 7, số 84)

27. BA MƯƠI HAI TƯỚNG

Này chư Hiềnkỳ diệu thay, hy hữu thay! Bậc Đại nhân thành tựu ba mươi hai tướng thì chắc chắn có hai trường hợpchân thật, không hư dối. Nếu ở tại gia thì chắc chắn vị ấy làm Chuyển luân vươngthông minh trí tuệ, có bốn loại quân, chỉnh trị thiên hạtự do tự tại, là pháp vương hành động theo Chánh phápthành tựu bảy báuBảy báu ấy là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu, tướng quân báu. Vị ấy có đủ một ngàn con trai dung mạo đẹp đẽ, dõng mãnh, không sợ, nhiếp phục được địch quân. Vị ấy thống lãnh toàn thể cõi đất này cho đến biển cả; không dùng đao gậy mà dùng pháp giáo hóa khiến cho an lạc.

Nếu vị ấy cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đìnhsống không gia đìnhhọc đạo, thì chắc chắn chứng đắc quả Như Lai, Bậc Vô Sở TrướcĐẳng Chánh Giáctiếng tăm vang dộimười phươngđều nghe.

(Trung A Hàm, Kinh Tam Thập Nhị Tướng, Phẩm 6, số 59)

28. BA MƯƠI HAI TƯỚNG ĐẠI NHÂN

Sa-môn Cù-đàm thành tựu ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân. Nếu ai thành tựu tướng của Đại nhân, thì chắc chắn có hai trường hợp chân thực không sai lầm. Đó là, nếu vị ấy ở tại gia thì chắc chắn làm Chuyển luân vươngthông minhtrí tuệ, có bốn loại quân, chỉnh trị thiên hạtự dotự tại, là pháp vươngnhư phápthành tựu bảy báuBảy báu đó là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu và tướng quân báu. Đó là bảy báu. Nhà vua có đủ một ngàn người con, dung mạo khôi ngô, dõng mãnh, không sợ, hàng phục được địch quân, chắc chắn thống lãnh toàn cõi đất này, cho đến bể cả, không dùng đao gậy, chỉ đem pháp giáo hóa, khiến dân an ổn. Và nếu vị ấy cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đìnhsống không gia đìnhxuất gia học đạo, thì chắc chắn đắc quả Như Lai, Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giáctiếng tăm lan khắp, mười phương đều nghe.

(Trung A Hàm, Kinh Phạm Ma, Phẩm 12, số 161)

29. BA NGHIỆP CỦA THÂN

Những gì là ba nghiệp do thân cố ý tạo bất thiện, đưa đến khổ quả, phải thọ khổ báo?

Một là sát sanh, quá hung dữ, uống máu, cứ muốn sát hại, không thương xót chúng sanhcho đến loài côn trùng.

Hai là lấy của không được cho, đắm trước tài vật của kẻ khác, chiếm lấy với ý muốn trộm cắp.

Ba là tà dâm; người kia chính mình xâm phạm tới người nữ có cha giữ gìn, hoặc có mẹ gìn giữ, hoặc được cả cha và mẹ giữ gìn, hoặc được chị em giữ gìn, hoặc được anh em gìn giữ, hoặc được cha mẹvợ gìn giữ, hoặc được người thân thuộc gìn giữ, hoặc được người cùng dòng họ gìn giữ; hoặc được bảo vệ bằng đe dọa hình phạt hay roi vọt, hoặc đã được thuê, hoặc đã được hứa hôn, cho đến chỉ mới nhận tràng hoa làm tin.

Đó là ba nghiệp do thân cố ý tạo bất thiện, đưa đến khổ quả, thọ lấy khổ báo.

(Trung A Hàm, Kinh Tư, Phẩm 2, số 15)

30. BA NGHIỆP CỦA Ý

Những gì ba nghiệp của ý cố ý tạo bất thiện, đưa đến khổ quả, thọ lấy khổ báo?

1) Tham lam; thấy tài vật và các tư cụ sinh sống của người khác thường tham lam ước muốn sao cho được về của mình.

2) Sân nhuế; trong ý ôm ấp oán ghét, nghĩ rằng: chúng sanh kia đáng giết, đáng trói, đáng bắt, đáng loại bỏ, đáng đuổi đi, mong cho kẻ kia thọ khổ vô lượng.

3) Tà kiếnsở kiến điên đảo, thấy như vầy, nói như vầy: ‘không có bố thí, không có trai phước, không có chú thuyết, không có nghiệp thiện ác, không có nghiệp báo thiện ác, không có đời này, đời sau; không có cha mẹ, trên đời không có bậc chân nhân đi đến chỗ chí thiện, khéo vượt qua, khéo hướng đến, ở đời này và đời sau mà tự chứng tri, tự giác ngộ, tự thân tác chứngthành tựu và an trú.

Đó là ba nghiệp do ý cố tạo bất thiện, đưa đến khổ quả, thọ ấy khổ báo.

(Trung A Hàm, Kinh Tư, Phẩm 2, số 15)

31. BA NGUYÊN NHÂN ĐẤT CHẤN ĐỘNG

Có ba nguyên nhân khiến cõi đất bị chấn động mạnh. Khi cõi đất bị chấn động mạnh, bốn mặt gió lớn nổi lên, bốn phương sao chổi mọc; nhà cửa, tường vách, tất cả đều sụp đổ. Những gì là ba?

1) Cõi đất này y chỉ trên nước; nước y chỉ trên gió; gió y vào hư không. A-nan, có khi trong hư không nổi lên gió lớn. Gió nổi lên thì nước bị khuấy động. Nước bị khuấy động thì xảy ra động đất.

2) Tỳ-kheo có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, tâm tự tại như ý túc. Vị ấy khởi lên ý tưởng nhỏ đối với đất, khởi ý tưởng vô lượng tưởng đối với nước. Do nguyên nhân ấy nên đất tùy theo sở dục, tùy theo ý tưởng của vị ấy mà bị xoáy rồi lại xoáy, chấn động rồi lại chấn động. Vị trời theo hộ vệ vị Tỳ-kheo ấy cũng lại như vậy, có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, tâm tự tại như ý túc. Vị ấy khởi lên ý tưởng nhỏ đối với đất, khởi ý tưởng vô lượng tưởng đối với nước. Do nguyên nhân ấy nên đất tùy theo sở dục, tùy theo ý tưởng của vị ấy mà bị xoáy rồi lại xoáy, chấn động rồi lại chấn động.

3) Nếu còn không đầy ba tháng nữa, Như Lai sẽ nhập Niết-bàn. Do cớ ấy khiến cõi đất bị chấn độngmạnh. Khi cõi đất bị chấn động mạnh, bốn mặt gió lớn nổi lên, bốn phương sao chổi mọc; nhà cửa, tường vách, tất cả đều sụp đổ. Đó là nguyên nhân thứ ba khiến cõi đất bị chấn động mạnh.

Thật là kỳ diệu, thật là hy hữuĐức Như LaiVô Sở TrướcĐẳng Chánh Giácthành tựu công đức, có nhiều pháp vị tằng hữu. Vì sao thế? Vì không bao lâu nữa, sau ba tháng, Như Lai sẽ nhập Niết-bàn; bấy giờ khiến cõi đất bị chấn động mạnh. Khi cõi đất bị chấn động mạnh, bốn mặt gió lớn nổi lên, bốn phương sao chổi mọc; nhà cửa, tường vách, tất cả đều sụp đổ.

(Trung A Hàm, Kinh Địa Động, Phẩm 4, số 36)

32. BA NHÂN DUYÊN SANH VÔ SỞ HỮU ĐỊNH

Tôn giả Xá-lê Tử hỏi: Hiền giả Đại Câu-hy-la, có bao nhiêu nhân, bao nhiêu duyên phát sanh vô sở hữuđịnh?

Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: Có ba nhân, ba duyên phát sanh vô sở hữu định. Những gì là ba? Nếu Tỳ-kheo vượt tất cả sắc tưởng cho đến chứng đắc vô sở hữu xứ thành tựu an trụ. Đó gọi là ba nhân ba duyên phát sanh vô sở hữu định.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Câu-Hy-La, Phẩm 17, số 211)

33. BA SỬ ĐÃ TRỪ

Đa văn Thánh đệ tử ba kết sử đã đoạn tận, chứng đắc Tu-đà-hoàn, không đọa pháp ác, quyết định đi đến chánh giác, tối đa bảy lần tái sanh. Sau khi bảy lần qua lại nhân gian thiên thượng rồi đạt đến khổ biên.

34. BA SỰ KIỆN KHIẾN THÀNH THÂY CHẾT

Ưu-bà-di Tì-xá-khư hỏi rằng: Bạch Ni sư, có bao nhiêu sự kiện mà sanh thân sau khi chết rồi, thân bị liệng ngoài gò đống như cây gỗ vô tình?

Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: Có ba sự kiện khiến sanh thân sau khi chết, thân bị liệng ngoài gò đống như cây gỗ vô tình. Những gì là ba? Một là tuổi thọ, hai là hơi ấm, ba là thức. Đó là ba pháp khiến sanh thân sau khi chết thân bị liệng ngoài gò đống như cây gỗ vô tình.

(Trung A Hàm, Kinh Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc, Phẩm 17, số 210)

35. BA THỌ

Nếu lạc được cảm xúc bởi lạc xúc mà sanh, thân và tâm cảm giác rất khoái lạc, thì thọ này gọi là cảm thọ lạc. Nếu khổ được cảm xúc bởi khổ xúc mà sanh, thân và tâm cảm thọ khổ, không khoái lạc, thì thọ này gọi là cảm thọ khổ. Nếu không khổ không lạc được cảm xúc bởi xúc không khổ không lạc mà sanh, thân và tâm cảm thọ không khổ không lạc, không phải khoái cảm hay không khoái cảm, thì cảm thọ này gọi là cảm giác không lạc không khổ.

(Trung A Hàm, Kinh Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc, Phẩm 17, số 210)

36. BA THỌ: TẬP KHỞIDIỆT ĐẠO CỦA THỌ

Tỳ-kheo biết như thật về thọ, biết như thật về tập của thọ, diệt của thọ và diệt đạo của thọ.

Thế nào là biết như thật về thọ? Có ba thọ: lạc thọkhổ thọ và bất lạc bất khổ thọ.

Thế nào là biết như thật về tập của thọ? Do xúcmà có thọ.

Thế nào là biết như thật về diệt của thọ? Do xúc diệt nên thọ diệt.

Thế nào là biết như thật về diệt đạo của thọ? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định.

Nếu có Tỳ-kheo biết như thật về thọ, biết như thật về tập của thọ, diệt của thọ và diệt đạo của thọ như vậy; đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhậpchánh pháp.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Câu-hi-la, Phẩm 3, số 29)

37. BA THỜI HƯ VỌNG

Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ

Tương lai cũng chớ mong cầu

Quá khứ đã qua, đã mất

Tương lai chưa đến, còn xa.

Hiện tại những gì đang có

Thì nên quán sát suy tư

Niệm niệm mong manh không chắc

Người khôn biết vậy nên tu.

Nếu có làm theo hạnh Thánh

Ai hay nỗi chết ưu sầu

Nhất định tránh xa sự chết

Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ.

Như vậy thực hành tinh tấn

Ngày đêm không chút biếng lười

Vì vậy phải thường tụng đọc

Bạt-địa-la-đế kệ này.

(Trung A Hàm, Kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên, Phẩm 13, số 165)

38. BA THỜI LÀ KHỔ THÁNH ĐẾ

Này chư Hiền, thời quá khứ là Khổ Thánh đế; thời vị lai và hiện tại là Khổ Thánh đế. Đó là điều chắc thật không hư đối, không xa rời sự thật, cũng chẳng phải điên đảo, được thẩm sát một cách chắc thật. Những gì hợp với sự chắc thật như vậy, là sở hữu của Thánh, được nhận thức bởi Thánh, được thấu suốt bởi Thánh, được thấy bởi Thánh, là sự giác ngộ tối thượng chân chánh của bậc Thánh. Do đó nói là Khổ Thánh đế.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

39. BA TỊNH BẤT ĐỘNG ĐẠO

Ta có thể chứng đắc đại tâmthành tựu và an trú, nhiếp phục thế gian, nhiếp trì tâm ấy. Nếu ta chứng đắc đại tâmthành tựu và an trú, nhiếp phục thế gian, nhiếp trì tâm ấy thì tâm như thế không sanh ra vô lượng pháp ác bất thiệntham lamsân nhuế và đấu tranh, làm chướng ngại sự tu học của Thánh đệ tử’.

Vị ấy bằng sự hành này, bằng sự học này, như vậy mà tu tập để phát triển rộng lớn, liền ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi tâm đã minh tịnh ở nơi xứ, Tỳ-kheo ấy, hoặc nhờ đó mà nhập vào bất động, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chungnhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắnđạt đến bất động. Đó gọi là thuyết Tịnh bất động đạo thứ nhất.

Những gì là sắc, tất cả những sắc ấy là bốn đại và bốn đại tạo thành. Bốn đại ấy là pháp vô thường, khổ và diệt’. Vị ấy bằng sự hành này, bằng sự học này, như vậy mà tu tập để phát triển rộng lớn, liền ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi tâm đã minh tịnh ở nơi xứ, Tỳ-kheo ấy, hoặc nhờ đó mà nhập vào bất động, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chungnhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến bất động. Đó gọi là thuyết Tịnh bất động đạo thứ hai.

Dù là dục của đời này hay dục của đời sau, dù là sắc đời này hay sắc đời sau, dù là dục tưởng của đời này hay dục tưởng của đời sau, dù là sắc tưởng của đời này hay sắc tưởng của đời sau, tất cả tưởng ấy đều là pháp vô thường, khổ và diệt’. Vị ấy bằng sự hành này, bằng sự học này, như vậy mà tu tập để phát triển rộng lớn, liền ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi tâm đã minh tịnh ở nơi xứ, Tỳ-kheo ấy, hoặc nhờ đó mà nhập vào bất động, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chungnhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến bất động. Đó gọi là thuyết Tịnh bất động đạo thứ ba.

(Trung A Hàm, Kinh Tịnh Bất Động Đạo, Phẩm 7, số 75)

40. BA TỊNH VÔ HỮU XỨ ĐẠO

Dù là dục tưởng của đời này hay dục tưởng của đời sau, dù là sắc tưởng của đời này hay sắc tưởng của đời sau, và bất động tưởng, tất cả tưởng đều là pháp vô thường, khổ và diệt. Vị ấy bấy giờ đắc Vô sở hữu xứ tưởng. Vị ấy bằng sự hành này, bằng sự học này, như vậy mà tu tập để phát triển rộng lớn, liền ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi tâm đã minh tịnh ở nơi xứ, Tỳ-kheo ấy, hoặc nhờ đó mà nhập vào bất động, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chungnhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến bất động. Đó là gọi là thuyết Tịnh vô sở hữu xứ đạo thứ nhất.

Thế gian này là không, quỷ thần không, sở hữu của quỷ thần không, cái hữu thường không, cái hữu hằng không, cái trường tồn không, cái không biến dịch không. Vị ấy hành như vậy, học như vậy, tu tậpvà phát triển như vậy thì ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh, Tỳ-kheo ấy hoặc nhờ đó mà tâm nhập Vô sở hữu xứ, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chungnhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến Vô sở hữu xứ. Đó là trường hợp thứ hai được gọi là Tịnh vô sở hữu xứ đạo.

Ta không phải được tạo ra vì cái khác, cũng không phải được tạo ra vi chính mình. Vị ấy hành như vậy, học như vậy, tu tập và phát triển như vậy, thì ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh, Tỳ-kheo ấy hoặc nhờ đó mà nhập Vô sở hữu xứ, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chungnhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến vô sở hữu xứ. Đó là trường hợp thứ ba được gọi là Tịnh vô sở hữu xứ đạo.

(Trung A Hàm, Kinh Tịnh Bất Động Đạo, Phẩm 7, số 75)

41. BA TỤ

Có ba tụ là giới tụ, định tụ và tuệ tụ.

Không phải Thánh đạo tám chi thâu nhiếp ba tụ, nhưng ba tụ thâu nhiếp Thánh đạo tám chi. Chánh ngữchánh nghiệpchánh mạng, ba chi Thánh đạo này được nhiếp về Thánh giới tụ. Chánh niệmchánh định, hai chi này được thâu nhiếp vào Thánh định tụChánh kiếnchánh tư duychánh tinh tấn, ba chi này thân nhiếp vào Thánh tuệ tụ.

Đó là nói rằng không phải Thánh đạo tám chi ba tụ, nhưng ba tụ nhiếp Thánh đạo tám chi.

(Trung A Hàm, Kinh Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc, Phẩm 17, số 210)

42. BA ƯỚC MUỐN CỦA NGƯỜI THỊ GIẢ

Bạch Thế TônHiền giả A-nan, xin nơi Phật ba lời nguyện, nói rằng: Những gì là ba?

1) Nguyện không đắp y của Thế Tôn, dù cũ hay mới;

2) Nguyện không ăn thực phẩm biệt thỉnh của Phật;

3) Nguyện không gặp Thế Tôn phi thời.

Thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, nếu Đức Thế Tôn cho phép tôi nguyện ba điều ấy, tôi mới làm thị giảĐức Thế Tôn.

(Trung A Hàm, Kinh Thị Giả, Phẩm 4, số 33)


Đức Thế Tôn
 nói: Này Đại Mục-kiền-liên, Tỳ-kheo A-nan thông minh trí tuệbiết trước sẽ có những lời hiềm tỵ, hoặc có vị đồng phạm hạnh sẽ nói như vầy: ‘Tỳ-kheo A-nan vì y áo nên hầu hạ Đức Thế Tôn’. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu Tỳ-kheo A-nan thông minh trí tuệbiết trước sẽ có những lời hiềm tỵ hoặc các đồng phạm hạnh, nói như vầy: ‘Tỳ-kheo A-nan vì y áo nên hầu hạ Đức Thế Tôn’. Thì đó là pháp vịtằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Tỳ-kheo A-nan thông minh trí tuệbiết trước sẽ có những lời hiềm tỵ, hoặc có vị đồng phạm hạnh sẽ nói như vầy: ‘Tỳ-kheo A-nan vì đồ ăn nên hầu hạ Đức Thế Tôn’. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu Tỳ-kheo A-nan thông minh trí tuệdự đoán sẽ có những lời hiềm tỵ hoặc các đồng phạm hạnh nói như vầy: ‘Tỳ-kheo A-nan vì đồ ăn nên hầu hạ Đức Thế Tôn’. Thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Tỳ-kheo A-nan khéo biết thời, khéo phân biệt được thời, biết lúc nào là thời nên đến gặp Như Lai, lúc nào không phải là thời đến gặp Như Lai;

Biết lúc nào là thời chúng Tỳ-kheo và chúng Tỳ-kheo-ni nên đến gặp Như Lai, lúc nào không phải là thời chúng Tỳ-kheo và chúng Tỳ-kheo-ni nên đến gặp Như Lai; biết lúc nào là thời chúng Ưu-bà-tắc và chúng Ưu-bà-di nên đến gặp Như Lai, lúc nào không phải là thời chúng Ưu-bà-tắc và chúng Ưu-bà-di nên đến gặp Như Lai; biết lúc nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nên đến gặp Như Lai, biết lúc nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học không nên đến gặp Như Lai; biết lúc nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học không nên đến gặp Như Lai; biết các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nào có thể bàn luận với Như Lai;

Biết các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nào không thể bàn luận với Như Lai; biết thức ăn loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ an ổn, có lợi ích, loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ không được an ổn, có lợi íchthức ăn loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ được biện tài thuyết pháp. Biết thức ăn loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ không được biện tài thuyết pháp; đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

(Trung A Hàm, Kinh Thị Giả, Phẩm 4, số 33)

43. BẬC VÔ HỌC

Bạch Thế Tônví như một đồng tử thơ ấu, lúc bấy giờ chỉ mới thành tựu tiểu căn và tiểu giới, nhưng sau đó được đầy đủ học căn. Như vậy là đồng tử đó lúc bấy giờ đã thành tựu học căn và học giới.

Bạch Thế Tôn, nếu có Tỳ-kheo tu học tuy chưa đắc ý nhưng mong cầu quả vị Niết-bàn an ổn vô thượng, vị ấy lúc bấy giờ chỉ mới thành tựu học căn và học giới, nhưng sau đó sẽ dứt trừ các lậu, chứng đắc vô lậutâm giải thoáttuệ giải thoát, ngay trong đời này tự tri, tự giác, tự thân chứng ngộ, thành tựu và an trụ, biết một cách như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Vị ấy lúc bấy giờ đã thành tựu vô học căn và vô học giới.

(Trung A Hàm, Kinh Sa-môn Nhị Thập Ức, Phẩm 11, số 123)

44. BẰNG HỮU XA LÁNH

Người hay sân nhuế bị tác động bởi tâm sân nhuế, bị chi phối bởi tâm sân nhuếtâm không bỏ sân nhuế, thì người ấy nếu có bằng hữu thân thiết, họ cũng tìm cách lánh mặt bỏ đi. Vì sao như vậy? Vì bị chi phối bởi sân nhuếtâm không bỏ sân nhuế.

(Trung A Hàm, Kinh Oán Gia, Phẩm 11, số 129)

45. BẤT BẠO ĐỘNG CỦA ĐỨC PHẬT ĐàCẢM HÓA SỐ ĐÔNG

Vua Ba Tư Nặc thưa: Bạch Thế Tôn, con tự do trong quốc thổ của mình, muốn giết kẻ không lỗi lầm thì ra lệnh giết, muốn giết kẻ có lỗi lầm ra lệnh giết; nhưng khi con ngồi trên đô tọa, con vẫn không được tự do mà nói như vầy, ‘Các khanh hãy giữ im. Không ai hỏi việc nơi các khanh, mà chính là hỏi việc nơi ta. Các khanh không thể quyết đoán việc này, chỉ có ta mới có thể quyết đoán việc này’. Nhưng ở trong đó vẫn có người bàn cãi việc khác, không đợi người trước nói xong.

Con đã nhiều lần thấy Thế Tôn thuyết pháp với đại chúng vây quanh. Bấy giờ có một người ngủ gật mà ngáy, thấy gây tiếng động, một người khác bèn nói rằng, ‘Ngài chớ có ngáy gây tiếng động. Ngài không muốn nghe pháp được Thế Tôn nói như cam lồ chăng?’ Người ấy nghe rồi tức thì im lặng. Con nghĩ rằng, ‘Như Lai, Bậc Vô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác, là Bậc Điều Ngự đại chúng. Thật kỳ diệu thay! Thật hy hữu thay! Vì sao vậy? Vì Ngài không cần dùng dao, dùng gậy, nhưng tất cả đều đúng như phápmà được an ổn khoái lạc’. Đó là sự loại suy về pháp của con đối với Thế Tôn. Do đó con nghĩ rằng, ‘Pháp được Như Lai, Bậc Vô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác, giảng dạy thật là toàn thiện. Chúng đệ tửcủa Thế Tôn thật là khéo thú hướng’.

(Trung A HàmKinh Pháp Trang Nghiêm, Phẩm 18, số 213)

46. BÁT CHÁNH ĐẠO

A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về Thánh đạo tám chi, chánh kiếnchánh tư duychánh ngữchánh nghiệpchánh mạngchánh tinh tấnchánh niệmchánh định. Đó là tám. A-nan, Thánh đạo tám chi này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy tám chi Thánh đạo này cho các Tỳ-kheo niên thiếu, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạcthân tâm không phiền nhiệt, trọn đờitu hành phạm hạnh.

(Trung A Hàm, Kinh Thuyết Xứ, Phẩm 7, số 86)

47. BÁT CHÁNH ĐẠO ĐƯA ĐẾN NIẾT BÀN

Chư Hiền, thế nào là có một con đường giữa khác có thể được tâm trú, được định, được an lạc, thuận pháp, thứ pháp, được trí thông, được giác ngộ và cũng chứng đắc Niết-bàn?

Chư Hiền, đó là Thánh đạo tám chi, từ chánh kiến đến chánh định, ấy là tám. Chư Hiền, đó là một con đường giữa khác có thể được tâm trú, được định, được an lạc, thuận pháp, thứ pháp, được trí thông, được giác ngộ và chứng đắc Niết-bàn.

(Trung A Hàm, Kinh Cầu Pháp, Phẩm 8, số 88)

48. BẤT HOẠI TỊNH

Tỳ-kheo biết như thật về lậu, biết như thật về lậu tập của lậu, diệt của lậu và diệt đạo của lậu.

Thế nào là biết như thật về lậu? Có ba lậu là dục lậuhữu lậu và vô minh lậu.

Thế nào là biết như thật về tập của lậu? Do vô minh mới có lậu.

Thế nào là biết như thật về diệt của lậu? Do vô minh diệt thì lậu diệt.

Thế nào là biết như thật về diệt đạo của lậu? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho tới chánh định là tám.

Nếu có Tỳ-kheo biết như thật về lậu, biết như thật về lậu tập của lậu, diệt của lậu và diệt đạo của lậu như vậy; đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhậpchánh pháp.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Câu-hi-la, Phẩm 3, số 29)

49. BÁT KÍNH PHÁP

1) Tỳ-kheo-ni phải cầu thọ giới Cụ túc nơi Tỳ-kheo. A-nan, Ta đã vì nữ nhân mà tuyên bố pháp tôn sư thứ nhất.

2) Tỳ-kheo-ni cứ mỗi nửa tháng phải đến thọ giáo nơi Tỳ-kheo. A-nan, Ta đã vì nữ nhân mà tuyên bốpháp tôn sư thứ hai.

3) Nếu nơi trụ xứ không có Tỳ-kheo thì Tỳ-kheo-ni không được thọ hạ an cư. A-nan, Ta đã vì nữ nhânmà tuyên bố pháp tôn sư thứ ba.

4) Tỳ-kheo-ni sau khi thọ hạ an cư phải đối trước hai bộ chúng thỉnh cầu chỉ rõ về ba sự kiện, thấy, nghe và nghi. A-nan, Ta đã vì nữ nhân mà tuyên bố pháp tôn sư thứ tư.

5) Nếu Tỳ-kheo không cho phép Tỳ-kheo-ni thưa hỏi thì Tỳ-kheo-ni không được thưa hỏi Tỳ-kheo về Kinh-Luật hoặc A-tỳ-đàm. Nếu cho phép hỏi thì Tỳ-kheo-ni mới được thưa hỏi về Kinh-Luật hoặc A-tỳ-đàm. A-nan, Ta đã vì nữ nhân mà tuyên bố pháp tôn sư thứ năm.

6) Tỳ-kheo-ni không được nói điều trái phạm của Tỳ-kheo, nhưng Tỳ-kheo được quyền nói điều trái phạm của Tỳ-kheo-ni. A-nan, Ta đã vì nữ nhân mà tuyên bố pháp tôn sư thứ sáu.

7) Tỳ-kheo-ni nếu phạm Tăng-già-bà-thi-sa thì phải đối trước hai bộ chúng hành bất mạn trong vòngmười lăm ngày. A-nan, Ta đã vì nữ nhân mà tuyên bố pháp tôn sư thứ bảy.

8) Tỳ-kheo-ni dù đã thọ giới Cụ túc lâu đến một trăm năm, nhưng đối với trước Tỳ-kheo mới thọ giới Cụ túc vẫn phải khiêm cung cúi đầu làm lễ, cung kính chắp tay thưa hỏi.

A-nan, Ta đã vì nữ nhân tuyên bố tám pháp tôn sư này, nữ nhân không được trái phạm, nữ nhân phải phụng trì suốt đời. A-nan, nếu Cù-đàm-di Đại Ái phụng trì tám pháp tôn sư này thì được ở trong Pháp Luật chân chánh mà xuất gia học đạo, được thọ giới Cụ túc, làm Tỳ-kheo-ni.

(Trung A Hàm, Kinh Cù-đàm-di, Phẩm 10, số 116)

50. BẤT SI PHÁP

Này Phạm chí, nếu có ai với sự thuyết giảng chân chánh mà thuyết bất si pháp, đối với chúng sanhsanh ra trong thế gian, ở giữa tất cả chúng sanh, vị ấy là tối thắng, không bị khổ lạc phủ kín, nên biết rằng vị thuyết giảng chân chánh ấy chính là Ta. Vì sao? Vì Ta thuyết bất si pháp, đối với chúng sanhsanh trong thế gian, ở giữa tất cả chúng sanh ấy, Ta là tối thắng, không bị khổ lạc phủ kín.

Nghe vậy, Phạm chí xứ Tỳ-lan-nhã liền bỏ gậy xuống, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật và bạch Thế Tôn:

Thế Tôn là bậc nhất, Thế Tôn thật vĩ đại, Thế Tôn tối thượngThế Tôn cao tột, Thế Tôn chánh đẳng, Thế Tôn không có ai bằng, Thế Tôn không có một ai so sánhThế Tôn không chướng ngạiThế Tôn là bậc không gây chướng ngại! Bạch Thế Tôn, con nay nguyện đem mình quy y Phật, Pháp và chúng Tỳ-kheo. Mong Đức Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc bắt đầu từ hôm nay cho đến trọn đời, con nguyện đem mình quy y cho đến lúc mạng chung.

(Trung A HàmKinh Hoàng Vô Liên, Phẩm 12, số 157)

51. BẢY GIÁC CHI

A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bảy giác chi, niệm, trạch pháptinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả giác chi. A-nan, bảy giác chi này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy bảy giác chi này cho các Tỳ-kheo niên thiếu, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạcthân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

(Trung A Hàm, Kinh Thuyết Xứ, Phẩm 7, số 86)

52. BẢY BẬC THIỆN NHÂN ĐẾN VÔ DƯ NIẾT BÀN

1) Tỳ-kheo nên thực hành như vầy: ‘Ta không có ta, cũng không có cái của ta. Trong tương lai không có ta, cũng không có cái của ta. Cái đã có thì đoạn’. Sau khi đoạn, chứng đắc xả. Có lạc mà không nhiễm, hiệp hội mà không đắm trước. Thực hành như thế, sẽ do tuệ mà thấy được đạo lộ tịch tĩnh vô thượng, nhưng vẫn chưa được chứng ngộ. Tỳ-kheo thực hành như thế sẽ đi đến đâu? Ví như đốt trấu, vừa nhen đã tắt. Nên biết, Tỳ-kheo kia cũng thế, chút ít mạn chưa trừ hết, nhưng năm hạ phần kết đã đoạn hết, chứng Trung Bát-niết-bàn.

Đó là nơi đi đến của bậc thiện nhân thứ nhất, thế gian quả thực có người như vậy.


2) ‘Ta không có ta, cũng không có cái của ta. Trong tương lai không có ta, cũng không có cái của ta. Cái đã có thì đoạn’. Sau khi đoạn, chứng đắc xả. Có lạc mà không nhiễm, hiệp hội mà không đắm trước. Thực hành như thế, sẽ do tuệ mà thấy được đạo lộ tịch tĩnh vô thượng, nhưng vẫn chưa được chứng ngộ. Tỳ-kheo thực hành như thế sẽ đi đến đâu? Ví như đem sắt đốt cháy hừng hực rồi lấy búa đập, lửa đóm tung lên không; vừa lên liền tắt. Nên biết, Tỳ-kheo kia cũng lại như vậy; còn chút mạn chưa trừ hết, nhưng năm hạ phần kết đã đoạn hết, chứng Trung Bát-niết-bàn.

Đó là chỗ đi đến của bậc thiện nhân thứ hai, thế gian quả thực có người như vậy.


3) ‘Ta không có ta, cũng không có cái của ta. Trong tương lai không có ta, cũng không có cái của ta. Cái đã có thì đoạn’. Sau khi đoạn, chứng đắc xả. Có lạc mà không nhiễm, hiệp hội mà không đắm trước. Thực hành như thế, sẽ do tuệ mà thấy được đạo lộ tịch tĩnh vô thượng, nhưng vẫn chưa được chứng ngộ. Tỳ-kheo thực hành như thế sẽ đi đến đâu? Ví như đem sắt đốt cháy hừng hực rồi lấy búa đập, lửa đóm tung lên không, rồi từ không rơi trở lại; rơi chưa đến đất liền tắt. Nên biết, Tỳ-kheo kia cũng giống như thế, còn chút mạn chưa đoạn hết, nhưng năm hạ phần kết đã đoạn hết, chứng Trung Bát-niết-bàn.

Đó là chỗ đi đến của bậc thiện nhân thứ ba, thế gian quả thực có người như vậy.


4) ‘Ta không có ta, cũng không có cái của ta. Trong tương lai không có ta, cũng không có cái của ta. Cái đã có thì đoạn’. Sau khi đoạn, chứng đắc xả. Có lạc mà không nhiễm, hiệp hội mà không đắm trước. Thực hành như thế, sẽ do tuệ mà thấy được đạo lộ tịch tĩnh vô thượng, nhưng vẫn chưa được chứng ngộ. Tỳ-kheo thực hành như thế sẽ đi đến đâu? Ví như đem sắt đốt cháy hừng hực rồi lấy búa đập, lửa đóm tung lên không, rồi rơi xuống, tới đất thì tắt. Nên biết, Tỳ-kheo kia cũng giống như thế, còn chút mạn chưa đoạn hết, nhưng năm hạ phần kết đã đoạn hết, chứng Sanh Bát-niết-bàn.

Đó là chỗ đi đến của bậc thiện nhân thứ tư, thế gian quả thực có người như vậy.


5) ‘Ta không có ta, cũng không có cái của ta. Trong tương lai không có ta, cũng không có cái của ta. Cái đã có thì đoạn’. Sau khi đoạn, chứng đắc xả. Có lạc mà không nhiễm, hiệp hội mà không đắm trước. Thực hành như thế, sẽ do tuệ mà thấy được đạo lộ tịch tĩnh vô thượng, nhưng vẫn chưa được chứng ngộ. Tỳ-kheo thực hành như thế sẽ đi đến đâu? Ví như đem sắt đốt cháy hừng hực rồi lấy búa đập, lửa đóm tung lên không, rồi rơi xuống trên nhúm cỏ, liền bốc khói hoặc phụt cháy; cháy hết mới tắt. Nên biết, Tỳ-kheo kia cũng giống như thế, còn chút mạn chưa đoạn hết, nhưng năm hạ phần kết đã đoạn hết, chứng Hành Bát-niết-bàn.

Đó là chỗ đi đến của bậc thiện nhân thứ năm, thế gian quả thực có người như vậy.


6) ‘Ta không có ta, cũng không có cái của ta. Trong tương lai không có ta, cũng không có cái của ta. Cái đã có thì đoạn’. Sau khi đoạn, chứng đắc xả. Có lạc mà không nhiễm, hiệp hội mà không đắm trước. Thực hành như thế, sẽ do tuệ mà thấy được đạo lộ tịch tĩnh vô thượng, nhưng vẫn chưa được chứng ngộ. Tỳ-kheo thực hành như thế sẽ đi đến đâu? Ví như đem sắt đốt cháy hừng hực rồi lấy búa đập, lửa đóm tung lên không, rồi rơi xuống trên nhiều đám cỏ, liền bốc khói hoặc phụt cháy, cháy hết mới tắt. Nên biết, Tỳ-kheo kia cũng giống như thế, còn chút mạn chưa đoạn hết, nhưng năm hạ phần kiết đã đoạn hết, chứng Vô hành Bát-niết-bàn.

Đó là chỗ đi đến của bậc thiện nhân thứ sáu, thế gian quả thực có người như vậy.


7) ‘Ta không có ta, cũng không có cái của ta. Trong tương lai không có ta, cũng không có cái của ta. Cái đã có thì đoạn’. Sau khi đoạn, chứng đắc xả. Có lạc mà không nhiễm, hiệp hội mà không đắm trước. Thực hành như thế, sẽ do tuệ mà thấy được đạo lộ tịch tĩnh vô thượng, nhưng vẫn chưa được chứng ngộ. Tỳ-kheo thực hành như thế sẽ đi đến đâu? Ví như đem sắt đốt cháy hừng hực rồi lấy búa đập, lửa đóm tung lên không, rồi rơi xuống trên nhiều đám cỏ, liền bốc khói hoặc phụt cháy, cháy luôn cả thôn ấp, thành quách, rừng núi, đồng nội, hoặc đến đường đi, hoặc mé nước, cho đến đất bằng thì tắt. Nên biết, Tỳ-kheo kia cũng giống như thế, còn chút mạn chưa đoạn hết, nhưng năm hạ phần kết đã đoạn hết, chứng Thượng lưu A-ca-nị-trá Niết-bàn.

Đó là chỗ đi đến của bậc thiện nhân thứ bảy, thế gian quả thực có người như vậy.

(Trung A Hàm, Kinh Thiện Nhân Vãng, Phẩm 1, số 6)

53. BẢY BÁU CỦA ĐỨC NHƯ LAI

Nếu lúc Chuyển luân vương ra đời thì nên biết rằng liền có bảy báu xuất hiện ở đời. Những gì là bảy? Xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu và tướng quân báu. Đó là bảy báu. Nếu lúc Chuyển luân vương ra đời thì nên biết rằng liền có bảy báu này xuất hiện ở đời. Giống như vậy, lúc Như Lai, Bậc Vô Sở TrướcChánh Đẳng Chánh Giác ra đời, thì nên biết rằng cũng có bảy báu giác chi xuất hiện ở thế gian. Những gì là bảy?

Niệm giác chitrạch pháp giác chitinh tấn giác chihỷ giác chi, tức giác chiđịnh giác chi và xả giác chi. Đó là bảy. Lúc Như Lai, Bậc Vô Sở TrướcChánh Đẳng Chánh Giác ra đời, thì nên biết rằng, có bảy báu giác chi ấy xuất hiện ở thế gian.

(Trung A Hàm, Kinh Thất Bảo, Phẩm 5, số 58)

54. BẢY CỔ XE & VÔ DƯ NIẾT BÀN

Có quần thần hỏi vua Ba Tư Nặc: Có phải Ngài cỡi cỗ xe thứ hai, cỗ xe thứ ba cho đến cỗ xe thứ bảy từ Xá-vệ đến Sa-kê-đế?

Vua trả lời rằng:

Ta ở Xá-vệ có việc ở Sa-kê-đế, ta nghĩ thế này: ‘Dùng phương tiện gì để trong một ngày đi từ Xá-vệ đến Sa-kê-đế được?’ Lại suy nghĩ như vầy: ‘Nay ta nên từ Xá-vệ đến Sa-kê-đế, ở giữa đường đó, bố trí bảy cỗ xe’. Rồi thì, từ Xá-vệ đến Sa-kê-đế, ở giữa đường đó, ta bố trí bảy cỗ xe. Bố trí bảy cỗ xe xong, từ Xá-vệ ta đi đến cỗ xe thứ nhất, ngồi trên cỗ xe thứ nhất đi đến cỗ xe thứ hai. Rồi bỏ cỗ xe thứ nhất cỡi cỗ xe thứ hai đến cỗ xe thứ ba; bỏ cỗ xe thứ hai ngồi trên cỗ xe thứ ba đến cỗ xe thứ tư; bỏ cỗ xe thứ ba ngồi trên cỗ xe thứ tư đến cỗ xe thứ năm; bỏ cỗ xe thứ tư ngồi trên cỗ xe thứ năm đến cỗ xe thứ sáu; bỏ cỗ xe thứ năm ngồi trên cỗ xe thứ sáu đến cỗ xe thứ bảy; bỏ cỗ xe thứ sáu ngồi trên cỗ xe thứ bảy; trong một ngày là đến Sa-kê-đế.

Như vậy! Thưa Hiền giả, Ba-tư-nặc, vua xứ Câu-tát-la, trả lời câu hỏi của quần thần như vậy.

Cũng vậy, thưa Hiền giả, vì giới thanh tịnh mà tâm thanh tịnh, vì tâm thanh tịnh nên tri kiến thanh tịnh, vì tri kiến thanh tịnh nên nghi cái thanh tịnh, vì nghi cái thanh tịnh, nên đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, vì đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh nên đạo tri kiến thanh tịnh, vì đạo tích tri kiến thanh tịnh nên đạo tích đoạn trí thanh tịnh, vì đạo tích đoạn trí thanh tịnh nên Thế Tôn thi thiết Vô dư Niết-bàn.

(Trung A Hàm, Kinh Thất Xa, Phẩm 1, số 9)

55. BẢY GIÁC CHI

Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành TựuThiện ThệThế Gian GiảiVô Thượng SĩĐạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu. Vị ấy đoạn trừ cho đếnnăm triền cái những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tu niệm giác chi, y trên viễn ly, y trên vô dục, y trên diệt tận, thú hướng phi phẩm. Cũng vậy, tu pháptinh tấn, hỷ, khinh an, định, tu xả giác chi, y trên viễn ly, y trên vô dục, y trên diệt tận, thú hướng phi phẩm. Đó là nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Bảy giác chi. Như vậy, số đoạn, giải thoátquá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri.

(Trung A Hàm, Kinh Lệ, Phẩm 18, số 222)

56. BẢY HẠNG NGƯỜI DƯỚI NƯỚC

1) Thế nào là hạng người nằm mãi dưới nước?

Hoặc có những người bị pháp bất thiện che lấp, bị nhiễm bởi nhiễm ô, thọ quả báo của ác pháp, tạo gốc rễ sanh tử. Đó là hạng người nằm mãi dưới nước. Cũng như người chìm lỉm, nằm luôn dưới nước, Ta nói người kia cũng giống như vậy. Đó là hạng người thứ nhất của ví dụ về nước, thế gian quả thực có hạng người như vậy.


2) Thế nào là hạng người ra khỏi nước rồi chìm lại?

Đó là người đã làm trỗi lên tín tâm nơi thiện pháptrì giớibố thíđa văntrí tuệtu tập thiện pháp. Người ấy sau đó lại mất tín tâm, không kiên cố, mất sự trì giớibố thíđa văntrí tuệ, không kiên cố.


3) Thế nào là hạng người ra rồi đứng?

Đó là người đã trỗi tín tâm nơi thiện pháptrì giớibố thíđa văntrí tuệtu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm vẫn kiên cốchắc chắn không mất, trì giớibố thí đa văntrí tuệ đều kiên cố, không mất.


4) Thế nào là hạng người ra rồi đứng; đứng rồi nhìn quanh?

Đó là người làm trỗi dậy tín tâm nơi thiện pháptrì giớibố thíđa văntrí tuệtu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm kiên cố vẫn không mất, trì giớibố thí đa văntrí tuệ vẫn kiên cố không mất; trụ trong thiện pháp; biết như thật về Khổ, biết như thật về Khổ tậpKhổ diệt và Khổ diệt đạo. Người kia biết như vậy, thấy như vậy, ba kiết liền dứt sạch, đó là thân kiếngiới thủ và nghi. Ba kiết đã dứt sạch liền chứng Tu-đà-hoàn, không đọa ác phápquyết định thẳng đến chánh giácđời sau thọ sanh tối đa bảy lần, qua lại bảy lần trong nhân gianthiên thượng; rồi chứng đắc biên tế của sự khổ.


5) Thế nào là người ra rồi đứng; đứng rồi nhìn quanh; nhìn quanh rồi lội qua?

Đó là người trỗi được tín tâm nơi thiện pháptrì giớibố thíđa văntrí tuệtu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm vẫn chắc chắn không mất, trì giớibố thíđa văntrí tuệ đều đã kiên cố không mất, trú trong thiện pháp. Biết như thật về Khổ, về Khổ tập, về Khổ diệt, về Khổ diệt đạo. Biết như vậy, thấy như vậy, ba kiết liền dứt sạch. Đó là, thân kiếngiới thủ, nghi; ba kiết đã dứt sạch. Dâm, nộ, si vơi mỏng. Còn phải một lần vãng lai trong nhân gianthiên thượng. Sau khi qua lại một lần đó rồi liền chứng đắc Khổ đế.


6) Thế nào là người ra rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn quanh rồi lội qua, qua rồi đến bờ bên kia?

Đó là người đã làm trỗi dậy được tín tâm nơi thiện pháptrì giớibố thíđa văntrí tuệtu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm vẫn chắc chắn, không mất. Trì giớibố thíđa văntrí tuệ đều vẫn kiên cố, không mất, trụ trong thiện pháp. Biết như thế, thấy như thế, năm hạ phần kiết dứt sạch. Đó là tham dụcsân nhuếthân kiếngiới thủ, nghi. Năm hạ phần kiết dứt sạch rồi, sanh vào cõi ấy, rồi nhập Niết-bàn, chứng pháp bất thối, không trở lại thế gian này nữa.


7) ‘Thế nào là người ra rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn quanh rồi lội qua, qua rồi đến bờ bên kiaĐến bờ bên kia rồi được gọi là người Phạm chí đứng trên bờ?

Đó là người đã làm trỗi dậy được tín tâm nơi thiện pháptrì giớibố thíđa văntrí tuệtu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm vẫn chắc chắn không mất, trì giớibố thíđa văntrí tuệtu tập thiện pháp, biết như thật về Khổ, về Khổ tập, về Khổ diệt, về Khổ diệt đạo. Biết như vậy, thấy như vậy. Tâm giải thoátkhỏi dục lậuhữu lậuvô minh lậuGiải thoát rồi liền biết mình đã giải thoát và biết một cách như thậtrằng: Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa.

(Trung A Hàm, Kinh Thủy Dụ, Phẩm 1, số 4)

57. BẢY LẦN TÁI SANH/CHỨNG TU ĐÀ HOÀN

Lại nữa, này A-na-luật-đà, Tỳ-kheo nào nghe Tôn giả ấy lâm chung ở nơi ấy, được Phật ghi nhận đã dứt sạch ba kiết sử, đắc Tu-đà-hoàn, không còn đọa ác phápnhất định sẽ đạt đến chánh giác, nhiều lắm là bảy lần thọ sanh. Sau bảy lần qua lại nhân gianthiên thượng thì đạt đến tận cùng sự khổ. Hoặc tận mắt trông thấy, hoặc nhiều lần nghe người khác kể lại rằng: ‘Tôn giả ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy’. Sau khi nghe xong, Tỳ-kheo kia nhớ rằng: ‘Tôn giả kia có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy. Sau khi nghe Pháp Luật chân chánh này, Tỳ-kheo đó có thể tâm nguyện tu tập theo như vậy, như vậy’.

Này A-na-luật-đà, Tỳ-kheo đó chắc chắn được phần nào sống trong sự an lạc thoải mái.

(Trung A Hàm, Kinh Sa-kê-đế Tam Tộc Tánh Tử, Phẩm 7, số 77)

58. BẢY LOẠI BỐ THÍ CHO TĂNG CHÚNG

1) Thiện nam tử hay thiện nữ nhân có tín tâm, sau khi Thế Tôn nhập Niết-bàn không lâu, bố thí cho cả hai bộ chúng,

2) Bố thí cho chúng Tỳ-kheo,

3) Bố thí cho chúng Tỳ-kheo-ni;

4) Đi vào tinh xá Tỳ-kheo bạch với chúng rằng ‘Mong trong chúng ở đây cử ra một số Tỳ-kheo để chúng con được bố thí’;

5) Đi vào tinh xá Tỳ-kheo-ni bạch với chúng rằng ‘Mong trong chúng ở đây cử ra một số Tỳ-kheo-ni để chúng con được bố thí’. Như vậy gọi là loại bố thí thứ năm cho Tăng chúng, sẽ được đại phước, được đại quả, được đại công đức, được quả báo rộng lớn.

6) Tỳ-kheo thuộc loại danh tánh, khoác áo cà-sa mà không tinh tấn, vị ấy đã không tinh tấn, không tinh cần mà vẫn được bố thí vì có ở trong chúng, duyên nơi chúng, ở trên chúng, nhân nơi chúng, Ta nói lúc bấy giờ thí chủ sẽ được phước vô lượng không thể đếm, không thể kể, được thiện, được lạc;

7) Bố thí cho Tỳ-kheo thành tựu hành sựthành tựu trừ sự, thành tựu cả hành sự và trừ sự, thành tựuchất trựcthành tựu nhu nhuyếnthành tựu cả chất trực và nhu nhuyếnthành tựu nhẫn, thành tựu lạc, thành tựu cả nhẫn và lạc, thành tựu tương ưngthành tựu kinh kỹ, thành tựu cả tương ưng và kinh kỹ, thành tựu oai nghithành tựu hành lai du, thành tựu cả oai nghi và hành lai du, thành tựu tín, thành tựu giới, thành tựu đa vănthành tựu thí, thành tựu tuệ, thành tựu cả tín, giới, đa văn, thí, tuệ. Như vậy gọi là loại bố thí thứ bảy cho Tăng chúng, sẽ được đại phước, được đại quả, được đại công đức, được quả báo rộng lớn.

Đó gọi là bảy loại bố thí cho Tăng chúng sẽ được đại phước, được đại quả, được đại công đức, được quả báo rộng lớn.

(Trung A Hàm, Kinh Cù-đàm-di, Phẩm 14, số 180)

59. BẢY LOẠI PHƯỚC THẾ GIAN

Có bảy loại phước thế gian, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn. Những gì là bảy?

1) Có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm cúng thí phòng xá, nhà gác cho đại chúng Tỳ-kheo. Đó là loại phước thế gian thứ nhất, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn.

2) Có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, ở trong các phòng xá, cúng thí giường nằm, đồ ngồi, đệm lông, thảm dệt, chăn len, ngọa cụ trong các phòng xá.

3) Có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, ở trong các phòng xá, cúng thí y phục mới mẽ, sạch sẽ, đẹp đẽ.

4) Có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, ở trong các phòng xá, thường xuyên cúng thí chúng tăngcháo buổi sáng,

5) Cúng dường thức ăn buổi trưa,

6) Cung cấp người làm vườn để sai bảo;

7) Hoặc gió, mưa, tuyết, lạnh, tự mình thân đến khu vườn mà cúng thí chu cấp thêm. Khiến các Tỳ-kheo sau khi ăn, không lo gió, mưa, tuyết lạnh khiến y phục bị ướt át, mà ngày đêm yên vui, tư duy thiền tọavắng lặng. Châu-na, đó là loại thế gian phước thứ bảy, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dựlớn, có công đức lớn.

Ví như nước sông Hằng-già từ nguồn chảy ra, tuôn vào đại hải, ở vào khoảng giữa càng lúc càng sâu, càng lúc càng rộng. Cũng vậy, Châu-na, tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm ấy, đã tạo được bảy loại phước thế gian này rồi thì hoặc đi, hoặc đến, hoặc ngồi, hoặc ngủ, hoặc thức, hoặc ngày, hoặc đêm, phước đức ấy càng sinh, càng lúc càng thêm, càng lúc càng rộng.

(Trung A Hàm, Kinh Thế Gian Phước, Phẩm 1, số 7)

60. BẢY LOẠI PHƯỚC XUẤT THẾ GIAN

1) Có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, nghe Như Lai hoặc đệ tử Như Lai đang trú ở nơi nào đó. Sau khi nghe, liền hoan hỷ, trong lòng rất phấn khởi.

2) Có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, nghe Như Lai hoặc đệ tử Như Lai sẽ từ nơi kia đến đây, nghe rồi vui vẻ, trong lòng rất phấn khởi.

3) Có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, nghe Như Lai hoặc đệ tử Như Lai sẽ từ nơi kia đến đây, nghe rồi vui vẻ, trong lòng rất phấn khởi.

4) Với tâm thanh tịnh, đích thân tới thăm viếng,

5) Đích thân tới lễ kính,

6) Đích thân tới cúng dường.

7) Sau khi cúng dườngthọ pháp ba tự quy, đối với Phật, Pháp và Chúng Tỳ-kheo mà thọ giới cấm.

Đó là loại phước xuất thế gian thứ bảy, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đứclớn.

Ví như từ châu Diêm-phù có năm con sông: Một là Hằng-già, hai là Dao-vưu-a, ba là Xá-lao-phù, bốn là A-di-la-bà-đề và năm là Ma-xí, đều chảy về đại hải. Ở khoảng giữa của chúng, không thể tính được số nước của bao nhiêu thăng hộc. Chỉ có thể nói là số nước nhiều không thể hạn, không thể lượng, và không thể biết được.

Cũng vậy, tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, nếu tạo được bảy loại phước thế gian này và lại có bảy loại phước xuất thế gian, thì phước của người kia không thế tính được, có chừng ấy phước, có chừng ấy kết quả của phước, có chừng ấy phước báo. Chỉ có thể nói là không thể hạn, không thể lượng, và không thể biết được con số đại phước.

(Trung A Hàm, Kinh Thế Gian Phước, Phẩm 1, số 7)

61. BẢY LỰC

Trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bảy lực, tín, tinh tấn, tàm, quý, niệm, định, tuệ lực. A-nan, bảy lực này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy bảy lực này cho các Tỳ-kheo niên thiếu, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạcthân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

(Trung A Hàm, Kinh Thuyết Xứ, Phẩm 7, số 86)

62. BẢY PHÁP ĐOẠN TRỪ LẬU HOẶC ĐỂ CHỨNG KHỔ ĐẾ

Có bảy sự đoạn trừ lậu, phiền não, pháp ưu sầu. Những gì là bảy? Có lậu được đoạn do kiến, có lậu được đoạn do hộ, có lậu được đoạn do ly, có lậu được đoạn do dụng, có lậu được đoạn do nhẫn, có lậu được đoạn do trừ, có lậu được đoạn do tư duy.

  1. Thế nào là lậu được đoạn do kiến?

Kẻ phàm phu không được nghe chánh pháp, không gặp bậc chơn trí thức, không biết Thánh pháp, không điều ngự Thánh pháp, không biết như thật về pháp, không có chánh tư duy nên suy nghĩ thế này:

‘Ta có đời quá khứ? Ta không có đời quá khứ? Do nhân duyên gì ta có đời quá khứ? Đời quá khứ ta như thế nào? Ta có đời vị lai? Ta không có đời vị lai? Do nhân duyên gì ta có đời vị lai? Ta có đời vị lainhư thế nào?’ Người ấy hoài nghi về mình rằng: Thân ta là gì, nó là thế nào? Nay chúng sanh này từ đâu đến, và sẽ đi về đâu? Trước kia do nhân gì mà có, và sẽ do nhân gì mà có?’ Người kia khởi tư duykhông chánh như vậy rồi, trong sáu tà kiến, một tà kiến khởi lên cho rằng ‘Quả thật có thần ngã’. Hoặc một tà kiến khởi lên cho rằng ‘Quả thật không có thần ngã’. Hoặc một tà kiến khởi lên cho rằng ‘Thần ngã thấy là thần ngã’. Hoặc một tà kiến khởi lên cho rằng ‘Thần ngã thấy là phi thần ngã’. Hoặc một tà kiến khởi lên cho rằng ‘Chính thần ngã ấy có thể thấy, có thể biết, có thể hành động, có thể sai khiếnhành động, có thể đứng dậy, có thể sai khiến đứng dậy, sanh vào nơi này, nơi kia, thọ lãnh thiện báo, ác báo; quyết không từ đâu đến, quyết không phải đã có, quyết không phải sẽ có’. Đó là tệ lậu của kiến; bị kiến lay động, bị kết sử của kiến buộc chặt. Kẻ phàm phu ngu si vì thế mà phải chịu cái khổ của sanh, lão, bệnh, tử.

Đa văn Thánh đệ tử được nghe Thánh pháp, gặp bậc chơn tri thức, được chế ngự theo Thánh pháp, biết pháp như thật, biết như thật về Khổ, biết Khổ tập, biết Khổ diệt và biết như thật Khổ diệt đạo. Biết như thật như thế rồi, ba kết tận trừ. Khi ba kết là thân kiếngiới thủ, và nghi đã trừ hết, chứng quả Tu-đà-hoàn, không còn đọa lạc ác phápchắc chắn thăng tiến đến chánh giác, thọ sanh tối đa bảy đời trong thiên thượng và nhân gian. Sau bảy lần qua lại liền chứng đắc Khổ đếNếu không có tri kiến thì phát sanh phiền nãoưu sầu, có tri kiến thì không phát sanh phiền nãoưu sầu.

  1. Có lậu được đoạn trừ do hộ là gì? Tỳ-kheo khi mắt thấy sắc, nếu có phòng hộ nhãn căn thì sẽ do chánh tư duy mà quán bất tịnh vậy; nếu không phòng hộ nhãn căn thì sẽ do không chánh tư duymà quán là tịnh. Nếu không phòng hộ thì sanh phiền não, ưu buồn. Nếu có phòng hộ thì không sanh phiền não, ưu buồn. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân và ý biết pháp mà có phòng hộ ý căn, thì sẽ do chánh tư duy mà quán bất tịnhnếu không phòng hộ ý căn thì sẽ do không chánh tư duy mà quán là tịnh. Nếu không phòng hộ thì sanh phiền não, ưu buồn, nếu có phòng hộ thì không sanh phiền não, ưu buồn.
  2. Có lậu được đoạn trừ do ly là gì? Tỳ-kheo khi thấy voi dữ thì nên xa lánh, ngựa dữ, trâu dữ, chó dữ, rắn độc, đường hiểm, nhà tiểu, hầm hố, sông ngòi, suối sâu, vách núi, ác tri thức, ác bằng hữu, ác dị đạo, chòm xóm xấu, nơi cư trú xấu, hoặc Tỳ-kheo ở chung một chỗ với các người phạm hạnh, người không nghi ngờ mà khiến nghi ngờ, là những trường hợp phải nên xa lánh. Hãy nên xa lánh tất cả ác tri thức, ác bằng hữu, ác ngoại đạo, ác dị đạo, chòm xóm xấu, nơi cư trú xấu, hoặc Tỳ-kheo ở chung một chỗ với các người phạm hạnh, người không nghi ngờ mà khiến nghi ngờNếu không xa lánh thì khởi sanh phiền nãoưu sầu. Nếu xa lánh thì không phát sanh phiền nãoưu sầu.
  3. Có lậu được đoạn trừ do dụng là gì? Tỳ-kheo khi thọ dụng y phục, chẳng phải để cầu lợi, chẳng phải để kiêu hãnh, chẳng phải để trang sức, mà vì muỗi mòng, gió mưa, lạnh nóng và vì hổ thẹn. Khi thọ dụng đồ ăn uống chẳng phải vì mưu lợi, chẳng phải để trang sức, chẳng phải để mập béo mà vì để làm thân thể ở đời lâu dàitrừ phiền não, ưu buồn, vì để thực hành phạm hạnh, vì muốn để bệnh cũ tiêu trừ đừng sanh bệnh mới, và vì để sống lâu, an ổn, không bệnh hoạn. Khi thọ dụngnhà cửa, phòng xá, giường nệm, ngọa cụ, không phải để kiêu hãnh, chẳng phải để trang sức, mà vì để lúc mệt mỏi có nơi an nghỉ, để được tĩnh tọa. Khi thọ dụng thuốc thang không phải để mưu lợi, không phải để kiêu hãnh, không phải để mập béo, mà chỉ để trừ bệnh hoạn, để điều hòa mạng căn, để an ổn không bệnh. Nếu không thọ dụng những thứ ấy thì sẽ sanh phiền não, sầu lo, còn thọ dụng thì không sanh phiền não sầu lo.
  4. Có lậu được đoạn trừ do nhẫn là gì? Tỳ-kheo tinh tấn đoạn trừ ácbất thiệntu tập thiện pháp, nên luôn luôn có ý tưởng trỗi dậy, chuyên tâm tinh tấnthân thể, da, thịt, gân, xương, máu, tủy, thà để khô kiệt tất cả chớ không bỏ tinh tấn. Phải đạt được mục đích mong muốn mới xả sự tinh tấn. Tỳ-kheo lại phải chịu đựng sự đói khát, lạnh nóng, muỗi mòng, ruồi, bọ chét, chấy, dù gió hay nắng bức bách, bị lời dữ, bị đánh đập, cũng đều có thể nhẫn chịu được. Dù thân mạng bệnh tật rất là đau đớn đến nỗi gần muốn tuyệt mạng, và những điều không thể ưa vui được, tất cả đều chịu đựng được. Nếu không nhẫn chịu thì sanh phiền não, ưu buồn, còn nhẫn chịu được thì không sanh phiền não ưu buồn.
  5. Có lậu được đoạn trừ do trừ là gì? Tỳ-kheo nếu sanh khởi dục niệm mà không đoạn trừ, hay xả ly; sanh nhuế niệm, hại niệm mà không đoạn trừ xả ly. Nếu không trừ diệt thì sanh khởi phiền não, ưu buồn; còn nếu trừ diệt thì không sanh phiền não, ưu buồn.
  6. Có lậu được đoạn trừ do tư duy là gì? Tỳ-kheo tư duy về giác chi thứ nhất là niệm, y viễn ly, y vô dục, y diệt tận, thẳng đến xuất yếutrạch pháptinh tấn, hỷ, tức, định, cho đến tư duy về giác chithứ bảy là xả, y viễn ly, y vô dục, y diệt tận, thẳng đến xuất yếunếu không tư duy thì sanh phiền nãoưu sầu, còn có tư duy thì không sanh phiền não ưu sầu.

Nếu có Tỳ-kheo nào do kiến mà đoạn trừ các lậu được đoạn trừ bởi kiến; do hộ mà đoạn trừ các lậu được đoạn trừ bởi hộ; do ly mà đoạn trừ các lậu được đoạn trừ bởi ly; do dụng mà đoạn trừ các lậu được đoạn trừ bởi dụng; do nhẫn mà đoạn trừ các lậu được đoạn trừ bởi nhẫn; do trừ mà đoạn trừ các lậu được đoạn trừ bởi trừ; do tư duy mà đoạn trừ các lậu được đoạn trừ bởi tư duy. Đó gọi là Tỳ-kheo đã đoạn trừ tất cả lậu, đã giải trừ các kết phược, có thể bằng chánh trí mà chứng đắc Khổ đế.

(Trung A Hàm, Kinh Lậu Tận, Phẩm 1, số 10)

63. BẢY TÀI SẢN

A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bảy tài sản, tín, giới, tàm, quý, văn, thí và tuệ tài. A-nan, bảy tài sản này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy bảy tài sản này cho các Tỳ-kheo niên thiếu, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạcthân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu phạm hạnh.

(Trung A Hàm, Kinh Thuyết Xứ, Phẩm 7, số 86)

 64. BẢY TRỤ XỨ CỦA THỨC

1) Chúng sanh hữu sắc với các chủng loại thân khác nhau, các chủng loại tướng khác nhau, ấy là loài người và loài trời cõi Dục.

2) Chúng sanh hữu sắc với các chủng loại thân khác nhau, nhưng chỉ có một loại tưởng, ấy là Phạm thiên sơ sanh không yểu thọ.

3) Chúng sanh hữu sắc với một loại thân nhưng nhiều chủng loại tưởng, ấy là Hoảng dục thiên.

4) Chúng sanh hữu sắc với một thân, với một loại tưởng, ấy là Biến tịnh thiên.

5) chúng sanh vô sắcvượt qua tất cả sắc tưởng, diệt trừ hữu đối tưởng, không tư duy các loại tưởng, vào vô lượng không xứthành tựu an trụ vô lượng không xứ, ấy là Vô lượng không xứ thiên.

6) Chúng sanh vô sắcvượt qua tất cả vô lượng không xứ, vào vô lượng thức xứ, thành tựu an trụ vô lượng thức xứ, ấy là Vô lượng thức xứ thiên. .

7) Chúng sanh vô sắcvượt qua tất cả vô lượng thức tưởng, vào Vô sở hữu xứthành tựu an trụ Vô sở hữu xứ, ấy là Vô sở hữu xứ thiên.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Nhân, Phẩm 9, số 97)

  1. 65. BIẾT CẢM THỌ

Thế nào là Tỳ-kheo biết cảm thọ? Là Tỳ-kheo biết ba cảm thọ, biết tập, biết diệt, biết vị ngọt, biết tai hoạn và biết sự xuất yếu của chúng; bằng tuệ mà biết một cách như thật.

(Trung A Hàm, Kinh Ưu-Đà-La, Phẩm 10, số 114)

  1. 66. BIẾT HỮU BÁO CỦA LẬU

Thế nào là biết hữu báo của lậu? Biết bị vô minh trói buộc, bị các lậu rỉ thấm, do nhân duyên đó lãnh thọquả báo hoặc đến chỗ lành hay đến chỗ ác.

(Trung A Hàm, Kinh Đạt Phạm Hạnh, Phẩm 10, số 111)

  1. 67. BIẾT HỮU BÁO CỦA THỌ

Thế nào là biết hữu báo của thọ? Biết ái, ái là hữu báo của thọ.

(Trung A Hàm, Kinh Đạt Phạm Hạnh, Phẩm 10, số 111)

  1. 68. BIẾT LẬU

Thế nào là biết lậu? Biết có ba lậu: dục lậuhữu lậu và vô minh lậu.

Đó là biết lậu? Thế nào biết nhân sanh của lậu? Biết từ vô minh, nhân vô minh, do đó có lậu.

(Trung A Hàm, Kinh Đạt Phạm Hạnh, Phẩm 10, số 111)

  1. 69. BIẾT LẬU DIỆT ĐẠO

Thế nào là biết lậu diệt đạo? Biết Thánh đạo tám chi, từ chánh kiến đến chánh định.

(Trung A Hàm, Kinh Đạt Phạm Hạnh, Phẩm 10, số 111)

  1. 70. BIẾT NHÂN SANH CỦA THỌ

Thế nào là biết nhân sanh của thọ? Biết từ xúc, do xúc nên có thọ.

(Trung A Hàm, Kinh Đạt Phạm Hạnh, Phẩm 10, số 111)

  1. 71. BIẾT NIỆM BẤT THIỆN KHỞI LÊN

Tỳ-kheo khi sanh niệm ác, bất thiện, liền bằng niệm thiện pháp để đối trị, đoạn trừ, tiêu diệt, tĩnh chỉ. Như người thợ mộc hoặc học trò thợ mộc kéo thẳng dây mực, búng thẳng lên thân cây, rồi dùng búa bén mà đẽo cho thẳng. Cũng vậy, Tỳ-kheo khi sanh niệm ác bất thiện, liền niệm thiện pháp để đối trị, đoạn trừ, tiêu diệt, tĩnh chỉ. Như vậy, Tỳ-kheo tùy theo thân hành mà biết trên như thật. Tỳ-kheo như thế, sống cô độcviễn lytâm không phóng dậttu hành tinh tấn, đoạn trừ các tai hoạn của tâm và được định tâm. Được định tâm rồi thì biết trên như thật.

(Trung A Hàm, Kinh Niệm Thân, Phẩm 7, số 81)

72. BIẾT THỌ

Thế nào là biết thọ? Biết có ba cảm thọcảm thọ lạc, cảm thọ khổ và cảm thọ không khổ không lạc.

(Trung A Hàm, Kinh Đạt Phạm Hạnh, Phẩm 10, số 111)

73. BIẾT TƯỞNG

Thế nào là biết tưởng? Biết có bốn tưởng: Tỳ-kheo khi có tưởng nhỏ cũng biết, tưởng lớn cũng biết, tưởng vô lượng cũng biết, tưởng xứ vô sở hữu cũng biết.

(Trung A Hàm, Kinh Đạt Phạm Hạnh, Phẩm 10, số 111)

74. BIẾT XỨ

Nếu Tỳ-kheo nào thấy và biết như thật về mười hai xứ: nhãn xứ, sắc xứnhĩ xứ, thanh xứ, tỷ xứ, hương xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứpháp xứ.

(Trung A HàmKinh Đa Giới, Phẩm 14, số 181)

75. BỊNH LÀ KHỔ

Này chư Hiền, nói bệnh là khổ; nói thế là vì lẽ gì? Này chư Hiền, bệnh là đầu đau, mắt đau, tai đau, mũi đau, mặt đau, môi đau, răng đau, lưỡi đau, nướu đau, cổ đau, phong suyễn, ho hen, ói mữa, cứng họng, bệnh điên, bệnh động kinh, ung thư, mọc bướu, kinh nguyệt tràn, viêm đỏ, nóng hực, khô héo, bệnh trĩ, mụn nhọt, kiết lỵ, và tất cả những bệnh tương tự như vậy, từ xúc mà sanh ra, không rời khỏi tâm, ở ngay trong thân. Như vậy gọi là bệnh.

Này chư Hiềnbệnh khổ là: Chúng sanh khi bệnh thì thân cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giáccảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diện.

Thân tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Thân cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diệncảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diệncảm giác nóng, cảm giác toàn diện.

Thân tâm cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diệncảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Thân cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diệncảm giác sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diệncảm giác sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện.

Thân tâm cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diệncảm giác sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Này chư Hiềnvì lẽ ấy nói bệnh là khổ.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

76. BỐ THÍ BÁT CƠM

Này chư Hiền, tôi nhân bố thí một bát cơm kia mà thường được người thỉnh cầu thọ nhận đồ ăn thức uống, áo chăn, đệm lông, thảm dệt, giường nệm, thuốc thang trị bệnh và các dụng cụ cần cho sự sống; không gì là không được thỉnh cầu.

Lúc bấy giờ ta biết vị Sa-môn ấy là Bậc Vô Sở Trước Chân Nhân thì phước báo được thu hoạch chắc chắn gấp bội, thọ nhận đại quả báo công đức cực diệu, ánh sáng soi chiếu, thấu suốt rất rộng, rất lớn, cùng khắp.

(Trung A HàmKinh Thiên Sứ, Phẩm 6, số 64)

77. BỐ THÍ NHƯ Ý NGUYỆN CỦA CHUYỂN LUÂN VƯƠNG

Trưởng giả Úc-già đảnh lễ dưới chân Tôn giả A-nan, rồi ngồi sang một bên. Tôn giả A-nan bảo rằng:

Trưởng giả có biết không? Trưởng giả đã tổ chức đại bố thí như sau: đãi ăn cho những khách từ phương xa đến, đãi ăn cho các hành khách, các bệnh nhân và các người nuôi bệnh; thường dọn cháo, thường dọn cơm, cung cấp cho người trông nom tăng viện; thường mời đại chúng gồm hai mươi vị Tỳ-kheo đến thọ thực, cứ mỗi năm ngày đều có mời chúng Tỳ-kheo đến ăn. Trưởng giả tổ chức đại bố thínhư vậy. Trên biển lại còn có một chiếc tàu buồm lớn chở đầy hàng hóa trở vềgiá trị đến trăm ngàn, vừa bị chìm mất. Này Trưởng giả, nên thôi, chớ bố thí nữa. Sau này Trưởng giả sẽ tự biết.

Trưởng giả thưa rằng: Bạch Tôn giả A-nan, đây là lời nói của ai vậy?

Tôn giả A-nan đáp rằng:

Này Trưởng giả, tôi truyền lại lời của chúng Tỳ-kheo.

Trưởng giả thưa rằng: Nếu Tôn giả A-nan truyền lại lời của chúng Tỳ-kheo, thì không có gì phải luận. Còn nếu tự mình nói như vậy thì có thể làm cho con rất không được vừa lòng. Bạch Tôn giả A-nan, nếu con có thí xả như thế, có huệ thí như thế, dù tất cả tài vật đều khô cạn, cũng chỉ làm cho con mãn nguyện thôi. Giống như ý nguyện của Chuyển luân vương vậy.

Tôn giả A-nan hỏi rằng: Này Trưởng giả, thế nào là ý nguyện của Chuyển luân vương?

Trưởng giả đáp:

Bạch Tôn giả A-nan, người nghèo trong thôn nghĩ như vầy: ‘Mong sao ta trở nên giàu nhất trong thôn’. Đó là ý nguyện của người ấy. Người giàu trong thôn nghĩ như vầy: ‘Mong sao ta trở nên giàu nhất trong ấp’. Đó là ý nguyện của người đó. Người giàu trong ấp suy nghĩ như vầy: ‘Mong sao ta giàu nhất trong thành’. Đó là ý nguyện của người ấy. Người giàu trong thành nghĩ như vầy: ‘Mong sao ta làm được chức tông chánh trong thành’. Đó là ý nguyện của người ấy. Vị tông chánh trong thành nghĩ như vầy: ‘Mong sao ta làm được quan quốc tướng. Đó là ý nguyện của người ấy. Quan quốc tướng suy nghĩ như vầy: ‘Mong sao ta làm được vị tiểu vương’. Đó là ý nguyện của người ấy. Vị tiểu vương suy nghĩ như vầy: ‘Mong sao ta làm được Chuyển luân vương’. Đó là ý nguyện của người ấy. Vị Chuyển luân vươngsuy nghĩ như vầy: ‘Mong sao ta làm được điều mà một thiện nam tử có thể làm, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đìnhsống không gia đìnhxuất gia học đạo để thành tựu phạm hạnh vô thượng, tự tri, tự giác, tự tác chứngthành tựu và an trụ, biết như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Đó là ý nguyện Chuyển luân vương.

Bạch Tôn giả A-nan, nếu con có thí xả như thế, có huệ thí như thế, dù cho tất cả tài vật đều khô cạn, cũng chỉ làm cho con mãn nguyện thôi, như thế là ý nguyện của vị Chuyển luân vương. Bạch Tôn giả A-nan, con có pháp ấy.

(Trung A Hàm, Kinh Úc Già Trưởng Giả II, Phẩm 4, số 38)

78. BỞI ÁI MÀ CÓ CẦU MONG

Nhân của cầu, tập khởi của cầu, bản của cầu, duyên của cầu, gọi đó là ái. Vì sao? Vì duyên ái nên có cầu.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Nhân, Phẩm 9, số 97)

79. 
BỞI CÓ THỌ MÀ CÓ DỤC ÁI VÀ HỮU ÁI

Dục ái và hữu ái, hai pháp này nhân thọ, duyên thọ đưa đến.

Nếu có người hỏi ‘Thọ có duyên không?’ thì nên đáp rằng ‘Thọ cũng có duyên’. Nếu có người hỏi ‘Thọ có duyên gì?’ thì nên đáp rằng ‘Thọ duyên với xúc’nên biết rằng: duyên xúc có thọ.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Nhân, Phẩm 9, số 97)

80. BỐN CHÁNH ĐOẠN

A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn chánh đoạn:

1) Tỳ-kheo đối với pháp ác bất thiện đã sanh, vì để đoạn trừ chúng nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ.

2) Đối với các pháp ác bất thiện chưa sanh, vì để chúng không phát sanh nên khởi ước muốn, nỗ lựchành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ.

3) Đối với các pháp thiện chưa sanh, vì để cho phát sanh nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ.

4) Đối với các pháp thiện đã sanh, vì để chúng kiên trụ, không bị quên lãng, không bị thoái hóa, được bồi bổ tăng tiến, được phát triển rộng rãi, được viên mãn cụ túc, nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ.

A-nan, bốn chánh đoạn này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn chánh đoạn này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạcthân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

(Trung A Hàm, Kinh Thuyết Xứ, Phẩm 7, số 86)

  1. 81. BỐN ĐẠI

Này chư Hiền, những gì là bốn đại? Địa giớithủy giớihỏa giới và phong giới.

(Trung A Hàm, Kinh Tượng Tích Dụ, Phẩm 3, số 30)

82. BỐN ĐÀN NAI

1) Đàn nai thứ nhất đến gần đồ mồi của thợ săn. Sau khi chúng đến gần để ăn, bèn sanh kiêu sa phóng dật rồi do kiêu loạn phóng dật nên bị tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Như vậy là đàn nai thứ nhất không thoát khỏi cảnh giới của thợ săn và quyến thuộc thợ săn.

2) Đàn nai thứ hai suy nghĩ rằng: ‘đàn nai thứ nhất không thoát khỏi cảnh giới thợ săn và quyến thuộcthợ săn. Nay ta bỏ mặc đồ mồi của thợ săn, tránh xa chỗ đáng sợ, nương ở nơi rừng vắng an toàn, ăn cỏ uống nước. Đến tháng cuối mùa Xuân, cỏ nước đều hết, thân thể chúng rất gầy ốm, khí lực hao mònvà rồi lại bị tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc thợ săn.

3) Đàn nai thứ ba lại suy nghĩ rằng, ‘Đàn nai thứ nhất và thứ hai, tất cả đều không thoát khỏi cảnh giớicủa thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Nay ta tránh xa thợ săn và quyến thuộc thợ săn, nhưng ở một nơi không xa. Sau đó ăn đồ mồi của thợ săn mà không đến gần. Ăn mà không đến gần nên không kiêu loạn phóng dật, rồi do không kiêu sa phóng dật nên không tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc thợ săn.

4) Đàn nai thứ tư lại suy nghĩ, ‘Đàn nai thứ nhất, thứ hai và thứ ba, tất cả đều không thoát khỏi cảnh giớicủa thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Nay ta hãy nương ở một nơi mà thợ săn và quyến thuộc thợ săn không thể đến được, sau đó ăn đồ mồi của thợ săn mà không đến gần. Đã ăn mà không đến gần nên không kiêu sa phóng dật, rồi do không kiêu sa phóng dật nên không bị tùy thuộc thợ săn và quyến thuộcthợ săn. Người thợ săn và quyến thuộc thợ săn lại suy nghĩ rằng: Đàn nai thứ tư này ranh mãnh xảo trá kỳ lạ! Quả thật ranh mãnh xảo trá, nếu ta xua đuổi chúng, chắc chắn không thể được, vì những nai con khác sẽ kinh sợ bỏ chạy tán loạn. Vậy ta hãy cứ bỏ mặc đàn nai thứ tư này’. Sau khi suy nghĩ, thợ săn và quyến thuộc thợ săn liền bỏ mặc.

Như vậy là đàn nai thứ tư thoát khỏi cảnh giới của thợ săn và quyến thuộc thợ săn.

Này Tỳ-kheo, ta nói thí dụ này là muốn các giải rõ ý nghĩa. Nay Ta nói đây, các ngươi hãy quán sátnghĩa lý:

Đồ mồi của thợ săn, nên biết, đó là năm công đức của dục: mắt biết sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm.

Đồ mồi của thợ săn, nên biết, đó là năm niệm công đức của dục.

Người thợ săn, nên biết, đó chính là Ác ma vương.

Quyến thuộc của thợ săn, nên biết, đó chính là quyến thuộc của Ma vương.

Đàn nai, nên biết đó chính là Sa-môn, Phạm chí vậy.

Sa-môn, Phạm chí thứ nhất đến gần ăn đồ mồi của Ma vương, là ăn của tín thí thế gian. Những vị ấy sau khi đến gần đồ ăn bèn sanh kiêu loạn phóng dật. Rồi do kiêu loạn phóng dật nên bị tùy thuộc Ma vương và quyến thuộc Ma vương. Như vậy là Sa-môn, Phạm chí thứ nhất không thoát khỏi cảnh giớicủa Ma vương và quyến thuộc của Ma vương.

Chỗ nào mà Ma vương và quyến thuộc của Ma vương không thể đến được?

Đó là Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiệncho đến chứng đắc đệ Tứ thiềnthành tựu an trụ.

Tỳ-kheo tâm câu hữu với từ, biến mãn cả một phương, thành tựu và an trụ.

Tỳ-kheo vượt qua tất cả các sắc tưởng, cho đến thành tựu và an trụ Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ.

Tỳ-kheo vượt qua tất cả Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, nhập tưởng thọ diệt, tự thân tác chứngthành tựu an trụ, do tuệ kiến mà vĩnh viễn diệt tận các lậu. Đó gọi là chỗ Ma vương và quyến thuộc của Ma vương không thể đến được.

(Trung A Hàm, Kinh Lạp Sư, Phẩm 14, số 178)

83. BỐN ĐOẠN

1) Có sự đoạn mà lạc chậm

2) Có sự đoạn mà lạc nhanh

3) Có sự đoạn mà khổ chậm

4) Có sự đoạn mà khổ nhanh.

Trong đó sự đoạn mà lạc chậm là lạc đưa đến đoạn trừ chậm chạp cho nên nói là lạc kém. Trong đó, sự đoạn mà lạc nhanh, là lạc đưa đến đoạn trừ một cách mau chóng. Cho nên đoạn này cũng được nói là thấp kém.

Trong đó, sự đoạn mà khổ chậm là khổ đưa đến đoạn trừ một cách chậm chạp, cho nên đoạn này cũng được nói là thấp kém.

Trong đó, sự đoạn mà khổ nhanh, là khổ đưa đến đoạn trừ một cách mau chóng. Cho nên đoạn này không phải là sự tiến triển, không được lưu bốCho đến chư Thiên và Nhân loại cũng không tán thán và phát triển.

Sự đoạn của ta được phát triển, được lưu bố cho đến chư Thiên và Nhân loại cũng tán thán và phát triển.

Thế nào là sự đoạn của Ta được phát triển, được lưu bố cho đến chư Thiên và Nhân loại cũng tán thán, lưu bố? Đó là Thánh đạo tám chi, chánh kiến cho đến chánh định là tám.

Ta như vậy. Nhưng các Sa-môn, Phạm chíhư ngụy, nói láo, bất thiện, không chân thậtxuyên tạc, và hủy báng Ta rằng, ‘Quả thật có chúng sanh, nhưng lại chủ trương sự đoạn hoại. Sa-môn Cù-đàm chủ trương hư vô’. Quả thật có chúng sanh mà chủ trương sự đoạn hoại, nếu không, Ta sẽ không thuyết giảng như vậy. Như Lai ngay trong đời hiện tại đã vĩnh viễn đoạn trừ tất cả mà chứng đắc Niết-bàn tịch tịnh, diệt tận.

(Trung A Hàm, Kinh Đệ Nhất Đắc, Phẩm 18, số 215)

84. BỐN HẠNH

Này Vô Nhuế, ở đây hoặc có Sa-môn, Phạm chí tu tập bốn hạnh:

1) Không sát sanh, không bảo người sát sanh, không đồng tình với người sát sanh.

2) Không trộm cắp, không bảo người trộm cắp, không đồng tình với người trộm cắp.

3) Không phạm con gái của người, không bảo người khác phạm con gái của người, không đồng tình với người phạm con gái của người.

4) Không nói dối, không bảo người khác nói dối, không đồng tình với người nói dối.

Sự tu tập ấy có hành, có tướng mạo, vị ấy nhớ lại vô lượng kiếp đã trải qua, hoặc một đời, hai đời, trăm ngàn đời, thành kiếphoại kiếpvô lượng thành hoại kiếp, tại chỗ đó ta là chúng sanh tên đó, ta đã trải qua ở đó, đã từng sanh ở đó, có họ như vậy, tên như vậy, sinh hoạt như vậy, uống ăn như vậy, chịu khổ vui như vậy, tuổi thọ như vậy, sống lâu như vậy, dứt thọ mạng như vậy, rồi chết đây sanh kia, chết kia sanh đây. Ta sanh tại chỗ này như vậy, có họ như vậy, có tên như vậy, sinh hoạt như vậy, uống ăn như vậy, chịu khổ vui như vậy, tuổi thọ như vậy, sống lâu như vậy, dứt thọ mạng như vậy.

(Trung A Hàm, Kinh Ưu-đàm-bà-la, Phẩm 9, số 104)

85. BỐN LOẠI THỌ PHÁP

1) Thọ pháp hiện tại lạc, tương lai thọ quả báo khổ.

2) Thọ pháp hiện tại khổ, tương lai thọ quả báo lạc.

3) Thọ pháp hiện tại khổ, tương lai thọ quả báo khổ.

4) Thọ pháp hiện tại lạc, tương lai thọ quả báo lạc.

(Trung A Hàm, Kinh Thọ Pháp, Phẩm 14, số 174)

86. BỐN LOẠI TUYÊN THUYẾT

1) Thấy thì nói là thấy

2) Nghe thì nói là nghe

3) Hay thì nói là hay

4) Biết thì nói là biết.

Này chư Hiền, tôi biết như vậy, thấy như vậy đối với bốn loại tuyên thuyết này, tôi biết rõ mình đã dứt sạch các lậu, không còn chấp thủ, tâm được giải thoát’. Tỳ-kheo đã dứt sạch các lậu, tự biết phạm hạnhđã vững ấy nên như pháp mà đáp như vậy.

(Trung A Hàm, Kinh Thuyết Trí, Phẩm 15, số 187)

87. BỐN LOẠI XOÀI

Này A-nan, cũng như có bốn loại xoài. Hoặc xoài không chín mà giống như chín. Hoặc chín giống như không chín. Hoặc không chín giống như không chín. Hoặc chín giống như chín.

Bốn thứ xoài được thí dụ với người. Hoặc có người không có mà tợ như có. Hoặc có mà tợ như khôngcó. Hoặc không có tợ như không có. Hoặc có tợ như có.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Đại Nghiệp, Phẩm 13, số 171)

88. BỐN NGHIỆP CỦA MIỆNG

Những gì là bốn nghiệp do miệng cố ý tạo bất thiện, đưa đến khổ quả, thọ lấy khổ báo?

1) Nói dối; người kia hoặc ở giữa đám đông, hoặc trong quyến thuộc, hoặc ở tại vương gia, nếu có ai kêu mà hỏi rằng: ‘Ngươi có biết thì nói’. Nhưng nó không biết mà nói là biết, biết nói là không biết; không thấy nói là thấy, thấy nói không thấy. Vì mình, vì người, hoặc vì của cải, biết rồi mà lại nói dối.

2) Nói hai lưỡi; muốn ly gián người khác nên nghe nơi người này đem nói với người kia vì muốn phá hoại người này. Nghe nơi người kia đem nói với này vì muốn phá hoại người kia. Những kẻ hợp nhau muốn tạo ly tán; những kẻ đã ly tán lại muốn cho xa rời để kết bè đảng, vui thích bè đảng, khen ngợi bè đảng.

3) Nói thô ác; người ấy nếu có nói năng gì thì lời lẽ thô tục, hung bạo, tiếng dữ trái tai, không ai mến nổi, làm cho người khác phải khổ não, khiến cho không được định tâm.

4) Nói lời thêu dệt; người ấy nói không đúng lúc, nói không thành thật, nói lời không đúng nghĩa, nói lời không đúng pháp, nói không tịch tĩnh, lại còn khen ngợi sự không tịch tĩnh, trái ngược thời gian mà lại không khéo dạy dỗ, không khéo la mắng.

Đó là bốn nghiệp do miệng cố ý tạo, bất thiện, đưa đến khổ quả, thọ lấy khổ báo.

(Trung A Hàm, Kinh Tư, Phẩm 2, số 15)

89. BỐN NHÂN DUYÊN SANH BẤT ĐỘNG ĐỊNH

Tôn giả Xá-lê Tử hỏi: Hiền giả Đại Câu-hy-la, có bao nhiêu nhân, bao nhiêu duyên phát sanh bất độngđịnh?

Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: Có bốn nhân, bốn duyên phát sanh bất động định. Những gì là bốn? Nếu Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, cho đến chứng đắc Tứ thiền thành tựu an trụ

(Trung A Hàm, Kinh Đại Câu-Hy-La, Phẩm 17, số 211)

90. BỐN NHƯ Ý TÚC

A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn như ý túc, Tỳ-kheo thành tựu dục định, thiêu đốt các hành, tu tập như ý túc, nương vào vô dục, nương vào viễn ly, nương vào diệt, nguyện đến phi phẩm. Tinh tấn định, tâm định cũng như vậy. Thành tựu quán định, thiêu đốt các hành, tu tập như ý túc, nương vào dô vục, nương vào viễn ly, nương vào diệt, nguyện đến phi phẩm. Này A-nan, bốn như ý túc này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn như ý túc này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạcthân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hànhphạm hạnh.

(Trung A Hàm, Kinh Thuyết Xứ, Phẩm 7, số 86)

91. BỐN NHƯ Ý TÚC ĐOẠN TRỪ VÔ MINH

Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành TựuThiện ThệThế Gian GiảiVô Thượng SĩĐạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tu dục định như ý túcthành tựu đoạn hành, y trên viễn ly, y trên vô dục, y trên dục tận, thú hướng phi phẩm. Cũng vậy tu tinh tấn định, tâm địnhtư duy định ý túc, thành tựu đoạn hành, y trên viễn ly, y trên vô dục, y trên diệt tận thú hướng phi phẩm. Đó là nếu muốn đoạn trừ vô minh, nên tu Bốn như ý túc. Như vậy, số đoạn, giải thoátquá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri. Nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Bốn như ý túc.

(Trung A Hàm, Kinh Lệ, Phẩm 18, số 222)

92. BỐN NIỆM XỨ

A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn niệm xứquán thân như thân, quán thọ, quán tâmquán pháp như pháp. A-nan, bốn niệm xứ này ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn niệm xứ này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạcthân tâmkhông phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

(Trung A Hàm, Kinh Thuyết Xứ, Phẩm 7, số 86)

93. BỐN PHÁP VỊ TẰNG HỮU CỦA A-NAN

A-nan thuyết pháp cho đại chúng, có bốn pháp vị tằng hữu. Những gì là bốn?

1) Tỳ-kheo A-nan thuyết pháp cho chúng Tỳ-kheo

2) Chúng Tỳ-kheo-ni

3) Chúng Ưu-bà-tắc

4) Chúng Ưu-bà-di bằng chí tâm, không phải không chí tâm.

Chúng Tỳ-kheo Chúng Tỳ-kheo-ni, Chúng Ưu-bà-tắc, Chúng Ưu-bà-di kia cũng nghĩ như vầy: ‘Mong Tôn giả A-nan thường thuyết pháp, không dừng lại nửa chừng. Chúng Tỳ-kheo kia nghe Tôn giả A-nan thuyết pháphoàn toàn không chán nản. Nhưng Tỳ-kheo A-nan tự nhiên ngồi im lặng’.

(Trung A Hàm, Kinh Thị Giả, Phẩm 4, số 33)

94. BỐN SA MÔN QUẢ

A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn quả Sa-môn, Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, tối thượng A-la-hán quả. A-nan, bốn quả Sa-môn này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn quả Sa-môn này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạcthân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

(Trung A Hàm, Kinh Thuyết Xứ, Phẩm 7, số 86)

95. BỐN SỰ CỦA ĐỆ NHẤT THIỆN

1) Thân không tạo nghiệp ác

2) Miệng không nói ác

3) Không sống tà mạng và

4) Không suy niệm niệm ác.

Này Vật chủ, nếu người nào có bốn sự, Ta chủ trương rằng người ấy thành tựu thiện, đệ nhất thiện, nhưng không phải là bậc Vô thượng sĩ, không thể chứng đắc đệ nhất nghĩa, cũng không phải là Sa-môn chất trực.

(Trung A Hàm, Kinh Ngũ Chi Vật Chủ, Phẩm 14, số 179)

  1. 96. BỐN THÁNH CHỦNG

A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn Thánh chủng, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nhận được cái y thô xấu mà biết hài lòngtri túc, không phải vì y áo mà mong thỏa mãn ý mình. Nếu chưa được y thì không u uất, không khóc than, không đấm ngực, không si dại. Nếu đã được y áo thì không nhiễm, không trước, không ham muốn, không tham lam, không cất giấu, không tích trữ. Khi dùng y thì thấy rõ tai hoạn và biết sự xuất ly. Được sự lợi như vậy vẫn không giải đãi mà có chánh trí. Đó là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni chân chánh an trụ nơi Thánh chúng cựu truyền. Về ẩm thực và trụ xứ cũng như vậy. Mong muốn đoạn trừ, vui thích đoạn trừ, mong muốn tu, vui thích tu. Vị ấy nhân muốn đoạn, vui đoạn, muốn tu, vui tu nên không quý mình, không khinh người. Sự lợi như vậy, không giải đãi nhưng chánh trí. Đó gọi là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni chân chánh an trụ nơi Thánh chúng cựu truyền.

A-nan, bốn Thánh chủng này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn Thánh chúng này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạcthân tâmkhông phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

(Trung A Hàm, Kinh Thuyết Xứ, Phẩm 7, số 86)

97. BỐN THÁNH ĐẾ

A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn Thánh đếKhổ thánh đế, Tập, Diệt và Đạo thánh đế. A-nan, bốn Thánh đế này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn thánh đế này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạcthân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

(Trung A Hàm, Kinh Thuyết Xứ, Phẩm 7, số 86)

98. BỐN TRỤ XỨ AN ỔN

1) ‘Nếu có đời này đời sau, có quả báo của nghiệp thiện và ác. Khi ta đã được nghiệp tương ứng với chánh kiến này rồi, ta thọ trì đầy đủ, thân hoại mạng chung chắc chắn sanh đến thiện xứ cho đến sanh lên các cõi trời’.

2) ‘Nếu không có đời này và đời sau, không có quả báo của nghiệp thiện và ác. Như vậy, ta ở ngay trong đời này không phải do cớ ấy mà bị người khác bài bác; nhưng lại được bậc chánh trí khen ngợi, người tinh tấn, người có chánh kiến nói là có’.

3) ‘Nếu có tạo tác gì, chắc chắn ta không có tạo ác, ta không niệm ác.

4) ‘Nếu có tạo tác, chắc chắn ta không tạo ác, ta không phạm đời sợ hay không sợ, luôn luôn nên thương xót tất cả thế gian, tâm ta không tranh chấp với tất cả thế gian, không vẩn đục, nhưng hân hoan’. Như vậy, này các người Già-lam, Đa văn Thánh đệ tử tâm không kết, không oán, không não hại; đó là trụ xứ an ổn thứ tư.

Như vậy, này các người Già-lam, Đa văn Thánh đệ tử tâm không kết, không oán, không sân hận, không não hại; đó là được bốn trụ xứ an ổn.

(Trung A Hàm, Kinh Già Lam, Phẩm 2, số 16)

99. BỐN TƯỞNG

A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn tưởng, Tỳ-kheo có tiểu tưởng, có đại tưởng, có vô lượng tưởng, có vô sở hữu tưởng.

A-nan, bốn tưởng này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn tưởng này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạcthân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

(Trung A Hàm, Kinh Thuyết Xứ, Phẩm 7, số 86)

100. BỐN VÔ LƯỢNG TÂM

A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn vô lượng, Tỳ-kheo tâm đi đôi với Từ biến mãn một phương, thành tựu an trụ. Cứ như thế, hai phương, ba phương, bốn phương, tứ duy, trên dưới biến khắp tất cả, tâm đi đôi với Từ, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gianthành tựu an trụ. Bi và Hỷ cũng vậy. Tâm đi đôi với Xả, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gianthành tựu an trụ. A-nan, bốn vô lượng này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn vô lượng này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạcthân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

(Trung A Hàm, Kinh Thuyết Xứ, Phẩm 7, số 86)

101. BỐN VÔ SẮC

A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn vô sắc, Tỳ-kheo đoạn trừ tất cả sắc tưởng, cho đếnchứng đắc phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, thành tựu an trụ. A-nan, bốn vô sắc này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn vô sắc này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạcthân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

(Trung A Hàm, Kinh Thuyết Xứ, Phẩm 7, số 86)

102. BỎN XẺN VÀ GANH TỴ

Các loại trời, người, A-tu-la, Kiền đạt hòa, La-sát và các chủng loại khác, mỗi mỗi đều có hai kết là bỏn sẻn và ganh tị. Mỗi chủng loại ấy đều nghĩ rằng: ‘Mong sao ta không gậy, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, không đấu, không khổ, sống trong an lạc.’ Chúng tuy nghĩ như vậy, nhưng vẫn cógậy, có kết, có oán, có nhuế, có tranh, có đấu, có khổ mà không sống trong sự an lạc.

(Trung A Hàm, Kinh Thích Vấn, Phẩm 11, số 134)

103. BUÔNG BÈ

‘Tri kiến này của tôi, nó thanh tịnh như vậy, nên chấp trước nó, tiếc nuối nó, thủ trì nó, không muốn xả bỏ’ và các ngươi biết Ta thường nói thí dụ chiếc bè, khi qua bờ rồi thì buông bè.

(Trung A Hàm, Kinh Trà Đế, Phẩm 16, số 201)

104. CÁC ĐẠI ĐỆ TỬ CỦA PHẬT

Bấy giờ, có các đại đệ tử, là các Tỳ-kheo trưởng lão thượng tôn danh đức, được nhiều người biết đến; đó là Tôn giả Câu-lân-nhã, A-nhiếp-bối, Tôn giả Thích-ca Vương Bạt-đề, Tôn giả Ma-ha-nam Câu-lệ, Tôn giả Hòa-phá, Tôn giả Da-xá, Tôn giả Bân-nậu, Tôn giả Duy-ma-la, Tôn giả Già-hòa-ba-đề, Tôn giảTu-đà-da, Tôn giả Xá-lê Tử, Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Nan-đề, Tôn giả Kim-tì-la, Tôn giả Lệ-ba-đá, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếpTôn giả Đại Câu-hi-la, Tôn giả Đại Châu-na, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Tôn giả Bân-nậu-da-nậu-tả trưởng lãoTôn giả Da-xá Hành Trù trưởng lão, rất nhiều các vị Tỳ-kheo trưởng lão thượng tôn danh đứcđại đệ tử, được mọi người biết đến, tương tự như vậy, cũng ở thành Vương xá, tất cả đều trú gần ngôi nhà lá của Phật.

(Trung A Hàm, Kinh Thị Giả, Phẩm 4, số 33)

105. CÁC HÀNH VÔ THƯỜNG

Tất cả các hành đều vô thường, là pháp không vĩnh cửu, pháp chóng đổi thay, pháp không thể nương tựa. Các hành như vậy không nên tham đắm mà phải ghê sợ nhờm tởm, nên tìm sự xả ly, nên tìm giải thoát. Vì sao thế, vì có lúc không mưa. Ngay khi không mưa ấy tất cả cây cối, trăm thứ lúa, thảy đều khô héo, đổ nát, chết cả, không thể thường trụ. Vì thế tất cả các hành đều vô thường, là pháp không vĩnh cửu, pháp chóng đổi thay, pháp không thể nương tựa. Các hành như vậy không nên tham đắm mà phải nhờm tởm, ghê sợ, nên tìm sự xả ly, nên tìm giải thoát.

(Trung A Hàm, Kinh Thất Nhật, Phẩm 1, số 8)

106. CÁC LẬU Ô UẾ

Các lậu ô uế là gốc của sự hữu trong tương lai, là sự phiền nhiệt, là nhân của khổ báo, của sanh, già, bệnh, chết; Như Lai không phải vì không diệt tận, không phải vì không biến tri mà có cái phải đoạn trừ, có cái phải thọ dụng, có cái phải kham nhẫn, có cái phải đình chỉ, có cái phải nhả bỏ.

Như Lai chỉ vì nhân nơi thân này, nhân nơi sáu xứ, nhân nơi thọ mạng mà có cái phải đoạn trừ, có cái phải thọ dụng, có cái phải kham nhẫn, có cái phải đình chỉ, có cái phải nhả bỏ. Như Lai vì những nghĩa này mà có cái phải đoạn trừ, có cái phải thọ dụng, có cái phải kham nhẫn, có cái phải đình chỉ, có cái phải nhả bỏ.

(Trung A Hàm, Kinh Sa-kê-đế Tam Tộc Tánh Tử, Phẩm 7, số 77)

107. CÁC PHÁP HỖ TRỢ CHO NHAU

Nhân trì giới mà được không hối hậnnhân không hối hận mà được hân hoan, nhân hân hoan mà được hỷ, nhân hỷ mà được chỉ, nhân chỉ mà được lạc, nhân lạc mà được định.

Đa văn Thánh đệ tử nhân định mà có tri kiến như thật, nhân có tri kiến như thật mà có yếm ly, nhân có yếm ly mà được vô dục, nhân vô dục mà được giải thoát, nhân giải thoát mà có giải thoát tri kiến, biết đúng như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’.

Đó chính là các pháp hỗ trợ lẫn nhau, làm nhân cho nhau. Như vậy, giới này đưa đến chỗ cao tột, tức là đưa từ bờ này đến tận bờ kia.

(Trung A Hàm, Kinh Hà Nghĩa, Phẩm 5, số 42)

108. CÁC PHÁP THÍ

Người tinh tấn thí người không tinh tấn

Thí đúng pháp được tâm hoan hỷ

Vì tin có nghiệp và quả báo

Loại thí này thí chủ thanh tịnh.

Không tinh tấn thí người tinh tấn

Không đúng pháp, không tâm hoan hỷ

Vì không tin nghiệp và quả báo

Loại thí này người nhận thanh tịnh.

Người giải đãi thí không tinh tấn

Không đúng pháp, không tâm hoan hỷ

Vì không tin nghiệp và quả báo

Loại thí này không được quảng báo.

Người tinh tấn thí người tinh tấn

Là đúng pháp, được tâm hoan hỷ

Vì tin có nghiệp và quả báo

Loại thí này đạt được quảng báo.

Kẻ nô tỳ và kẻ bần cùng

Hoan hỷ tự mình làm bố thí

Vì tin có nghiệp, có quả báo

Bố thí như vậy thiên nhân khen.

Khéo léo giữ gìn cả thân miệng

Đưa tay cầu xin đúng Chánh pháp

Người ly dục thí người ly dục

Đó chính là tài thí đệ nhất.

(Trung A Hàm, Kinh Cù-đàm-di, Phẩm 14, số 180)

109. CÁCH BIỆT

Hạng người ngu si đối với pháp luật chân chính này, còn cách biệt quá lâu dài.

(Trung A Hàm, Kinh A-Thấp-Bối, Phẩm 16, số 195)

110. CÁCH NẰM NHƯ SƯ TỬ CỦA TỲ KHEO

Lại nữa, có một thời Đức Thế Tôn du hóa thành Vương xá, trú trong Nham sơn. Bấy giờ Thế Tôn bảo rằng: Này A-nan, ngươi nên nằm như cách nằm của sư tử.

Tôn giả A-nan bạch rằng: Bạch Thế Tônsư tử, chúa tể của loài thú, nằm theo cách nào?

Thế Tôn đáp: Này A-nan, sư tử, chúa tể của loài thú, ban ngày đi tìm ăn, xong rồi vào hang; khi muốn ngủ, bốn chân xếp chồng lên nhau, ngay đuôi ra sau, nằm bằng hông bên phải; qua đêm đến sáng hôm sau, quay lại sau nhìn thân thể. Nếu sư tử chúa tể của loài thú, mà thân thể không ngay thẳng, thì khi thấy rồi, nó không vui. Nếu sư tử chúa tể của loài thú, mà thân thể được ngay ngắn khắp mọi phía, thì khi thấy rồi nó liền vui mừng. Nó từ chỗ nằm đứng dậy, ở trong hang đi ra; đi ra rồi gầm gừ; gầm gừ rồi tự ngắm thân thể; tự ngắm thân thể rồi nhìn khắp bốn hướng, xoay nhìn khắp bốn hướng rồi liền rống lên ba lần, rống ba lần rồi liền đi tìm ăn. Cách thức nằm của sư tử chúa là như vậy.

A-nan bạch rằng: Bạch Thế Tôn, cách thức nằm của sư tử, chúa tể của loài thú, là như vậy. Còn cách nằm của Tỳ-kheo phải như thế nào?

Thế Tôn đáp rằng: Này A-nan, nếu Tỳ-kheo sống nơi thôn ấp, khi đêm đã qua, vào lúc sáng sớm, khoác y ôm bát, đi vào thôn khất thực, khéo hộ trì thân thểnhiếp thủ các căn, trụ với chánh niệm. Vị ấy từ thôn ấp khất thực xong, xếp y cất bát, rửa sạch tay chân, vắt Ni-sư-đàn lên vai đi đến chỗ rừng vắng, hoặc đến dưới bóng cây, hoặc vào trong nhà trống, hoặc kinh hành, hoặc tọa thiền, tịnh trừ những pháp chướng ngại trong tâm. Ban ngày hoặc kinh hành hoặc tọa thiền để tịnh trừ những pháp chướng ngạitrong tâm rồi. Lại vào đầu hôm hoặc kinh hành, hoặc tọa thiền, để tịnh trừ những pháp chướng ngạitrong tâm. Sau khi hoặc kinh hành, hoặc tọa thiền để tịnh trừ những pháp chướng ngại trong tâm vào lúc đầu hôm rồi, đến nữa đêm đi vào tĩnh thất để nằm, xếp làm tư Ưu-đa-la-tăng, trải lên giường, gấp y tăng-già-lê làm gối, nằm xuống phía hông bên phải, hai chân xếp chồng lên nhau, buộc ý vào ấn tượngánh sáng, chánh niệmchánh trí, hằng hướng tâm niệm đến ý tưởng sẽ trỗi dậy. Sau đêm ấy liền nhanh chóng ngồi dậy, hoăc kinh hành, hoặc tọa thiền, để tịnh trừ những pháp chướng ngại trong tâm. Như thế là pháp nằm như sư tử của Tỳ-kheo.

A-nan bạch rằng: Bạch Thế Tôn, cách nằm như sư tử của Tỳ-kheo là như vậy.

A-nan lại nói như vầy: Này chư HiềnĐức Thế Tôn dạy tôi cách nằm giống như sư tử; từ đó trở đi chưa hề có lần nào tôi nằm nghiêng về bên hông trái. Nếu Tôn giả A-nan nói như thế thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

(Trung A Hàm, Kinh Thị Giả, Phẩm 4, số 33)

111. CĂN CƠ CÓ KHÁC

Bạch Thế Tôn! Hy hữu thay! Thế Tôn vì các Tỳ-kheo y trên y, thiết lập y, giảng thuyết về sự xả ly lậu, nói về sự vượt qua lậu. Nhưng các Tỳ-kheo không nhanh chóng chứng đắc vô thượng, nghĩa là đạt đếncứu cánh diệt tận.

Thế Tôn nói: Thật vậy, A-nan! Thật là hy hữu, Ta vì các Tỳ-kheo, y trên y, thiết lập y, nói về sự xả ly lậu, nói về sự vượt qua lậu. Nhưng các Tỳ-kheo không nhanh chóng vượt chứng đắc vô thượng, nghĩa là đạt đến cứu cánh diệt tận. Vì sao vậy? Vì sự thắng liệt nơi mỗi người cho nên sự tu học có tinh, có thô. Do sự tu học đạo có tinh có thô, cho nên mỗi người có sự thắng liệt khác nhau. A-nan, vì vậy Ta nói mỗi người có sự thắng liệt khác nhau.

(Trung A Hàm, Kinh Ngũ Hạ Phần Kết, Phẩm 17, số 205)

112. CĂN NHÀ

Cũng như nhờ cây gỗ, nhờ bùn đất, nhờ cỏ và nước, che kín trong một khoảng không nên sanh ra cái tên gọi là ‘nhà’. Thân này cũng lại như vậy, nhờ gân cốt, nhờ da dẻ, nhờ thịt, máu bao bọc một khoảng không nên sanh ra cái tên gọi là ‘thân’.

(Trung A Hàm, Kinh Tượng Tích Dụ, Phẩm 3, số 30)

113. CẦN TU PHẠM HẠNH

Lành thay! Khi các ngươi nói với nhau rằng:

‘Thực là kỳ lạ! Sanh mạng con người thực quá ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác. Do đó, cần phảilàm các việc lànhcần tu Phạm hạnh, vì đã sanh ra thì không thể không chết. Nhưng người đời nay đối với việc làm đúng pháp, việc làm hợp lẽ, việc thiện, việc tốt lại không thực hành, cũng không cầu mong.’

Vì sao? Vì ta cũng nghĩ thế này: 'Thực là kỳ lạ! Sanh mạng con người thực quá ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác. Do đó, cần phải làm các việc lànhcần tu Phạm hạnh, vì đã sanh ra thì không thể khôngchết. Nhưng ngươì đời nay đối với việc làm đúng pháp, việc làm hợp lẽ, việc thiện, việc tốt lại không thực hành, cũng không cầu mong.

(Trung A Hàm, Kinh A-Già-la-ha-na, Phẩm 12, số 159)

  1. 114. CẦU BẤT ĐẮC LÀ KHỔ

Này chư Hiền, nói sở cầu bất đắc là khổ; nói thế là vì lẽ gì? Này chư Hiền, nghĩa là chúng sanh lệ thuộcvào sanh pháp, không thể lìa xa sanh pháp, ước muốn rằng: ‘Mong tôi không sanh ra’, điều ấy quả thậtkhông thể muốn mà được. Với sự già, sự chết, sự ưu sầu, buồn lo mà ước muốn rằng: ‘Mong tôi không có buồn lo’. Điều ấy không thể muốn mà được.

Này chư Hiền chúng sanh quả thật sanh là khổ, không đáng vui, không đáng yêu, không đáng nghĩ nhớ, người ấy nghĩ thế này: ‘Nếu ta sanh khổ, không đáng vui, không đáng yêu, không đáng nghĩ nhớ, mong sao được đổi thành đáng yêu, đáng nghĩ nhớ’.

Điều đó không thể muốn mà được. Này chư Hiềnchúng sanh nào quả thật sanh lạc đáng yêu, đáng nghĩ nhớ, người ấy nghĩ như vầy: ‘Nếu ta sanh ra lạc, đáng yêu, đáng nghĩ nhớ, mong sao nó là pháp thường hằng, vĩnh cữu và không biến dịch’.

Này chư Hiềnchúng sanh nào quả thật sanh ra tư tưởng mà không đáng vui, không đáng yêu, không đáng nghĩ nhớ, người ấy suy nghĩ thế này: ‘Nếu ta sanh tư tưởng mà không đáng vui, không đáng yêu, không đáng nghĩ nhớ, mong sao nó đổi thành mà đáng yêu, đáng nghĩ nhớ’. Điều ấy không thể muốn mà được.

Này chư Hiềnchúng sanh nào quả thật sanh ra tư tưởng, đáng yêu, đáng nghĩ nhớ, người ấy nghĩ như vầy: ‘Nếu tư tưởng ta sanh ra đáng yêu, đáng nghĩ nhớ, mong sao nó là pháp thường hằng, vĩnh cửu và không biến dịch’. Điều ấy không thể muốn mà được. Này chư Hiềnvì lẽ ấy mà nói sở cầu bất đắc là khổ.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

  1. 115. CẦU PHÁP

Các ngươi nên thực hành sự cầu pháp, đừng thực hành sự cầu ẩm thực. Vì sao? Vì Ta thương tưởng các đệ tử, muốn các đệ tử nên thực hành sự cầu pháp, chứ không thực hành sự cầu ẩm thực. Nếu các ngươi thực hành cầu ẩm thực, không thực hành sự cầu pháp, không những các ngươi tự xấu xa, mà Ta cũng không được danh dự gì. Nếu các thầy thực hành sự cầu pháp, chứ không thực hành sự cầu ẩm thực, không những các thầy đã tự tốt đẹp mà Ta cũng được danh dự.

(Trung A Hàm, Kinh Cầu Pháp, Phẩm 8, số 88)

  1. 116. CÂU THI NA PHÁP

Này các Tỳ-kheo, các ông hãy vâng thọ Ca-hi-na pháp, đọc tụngtu tập Ca-hi-na pháp, khéo giữ Ca-hi-na pháp. Vì sao? Vì Ca-hi-na pháp cùng tương ưng với pháp, là căn bản phạm hạnh, đưa đến sự thông suốt, đưa đến giác ngộ, đưa đến Niết-bàn. Nếu có người con nhà dòng dõi, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đìnhsống không gia đìnhxuất gia học đạo thì hãy chí tâm vâng thọ Ca-hi-na pháp.

Vì sao? Vì Ta không thấy trong quá khứ các Tỳ-kheo may y như vậy, như A-na-luật-đà Tỳ-kheo. Cũng như trong vị lai và hiện tại các Tỳ-kheo may y như vậy, như Tỳ-kheo A-na-luật-đà.

Vì sao? Vì hôm nay tám trăm Tỳ-kheo cùng ngồi nơi núi Sa-la-la nham và Thế Tôn cũng có trong đó, may y cho Tỳ-kheo A-na-luật-đà. Như vậy, Tỳ-kheo A-na-luật-đà có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần.

(Trung A Hàm, Kinh Ca-hi-na, Phẩm 7, số 80)

  1. 117. CHÂN LÝ PHƠI BÀY

Bạch Đức Cù-đàm, cũng như người có mắt sáng, cái gì bị úp thì lật lên; cái gì bị che đậy thì giở ra; đối với người mê thì chỉ đường cho; trong tối tăm thì cho ánh sáng để ai có mắt thì thấy ánh sáng màu sắc. Sa-môn Cù-đàm cũng giống như vậy, vì con mà dùng vô lượng phương tiện thuyết pháp và hiển hiệnnghĩa lý, theo đạo thậm thâm.

Bạch Thế Tôn, hôm nay con xin tự quy y với Phật, Pháp và Chúng Tỳ-kheo, duy nguyện Thế Tôn nhận cho con làm Ưu-bà-tắc; kể từ hôm nay trọn đời xin tự quy ycho đến mạng chung.

(Trung A Hàm, Kinh Hòa Phá, Phẩm 2, số 12)

  1. CHÂN THẬT GIẢI THOÁT
    Nếu có người nào không tham ái vợ con, nô tỳ, kẻ sai bảoquyến thuộc, ruộng đất, nhà cửa, quán xá, tài vật xuất vốn và lời lãi, đó không phải là tạo tác nghiệp, người ấy nếu giải thoát, không nhiễm, không đắm trước, đoạn bỏ hoàn toàn, vô dục, diệt tận, tĩnh tịch; đó gọi là ái diệt, Khổ diệtThánh đế. Thời quá khứ là khổ Thánh đế; thời vị lai và hiện tại là Khổ Thánh đế.

Đó là điều chắc thật không hư đối, không xa rời sự thật, cũng chẳng phải điên đảo, được thẩm sát một cách chắc thật. Những gì hợp với sự chắc thật như vậy, là sở hữu của Thánh, được nhận thức bởi Thánh, được thấu suốt bởi Thánh, được thấy bởi Thánh, là sự giác ngộ tối thượng chân chánh của bậc Thánh. Do dó nói là ái diệt Khổ diệt Thánh đế.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

  1. 119. CHÂN THẬT KHÔNG HƯ DỐI

Nếu có người tham ái vợ con, nô tỳ, kẻ sai bảoquyến thuộc, ruộng đất, nhà cửa, quán xá, tài vật xuất vốn và lời lãi, tạo tác những nghiệp có ái, có cấu bẩn, có nhiễm, có trước, đó gọi là tập. Người kia biết ái tập Khổ tập Thánh đế này. Thời quá khứ là khổ Thánh đế; thời vị lai và hiện tại là Khổ Thánh đế. Đó là điều chắc thật không hư đối, không xa rời sự thật, cũng chẳng phải điên đảo, được thẩm sát một cách chắc thật. Những gì hợp với sự chắc thật như vậy, là sở hữu của Thánh, được nhận thức bởi Thánh, được thấu suốt bởi Thánh, được thấy bởi Thánh, là sự giác ngộ tối thượng chân chánh của bậc Thánh. Do đó nói là Khổ Thánh đế.

  1. 120. CHÁNH ĐỊNH

Thế nào là chánh định? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sáttâm hoàn toàn giải thoát, trong đó, nếu tâm trụ, thiền trụ, thuận trụ, không loạn, không tán, chuyên nhất.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

  1. 121. CHÁNH HẠNH

Người sống tại gia có tai hoạn lớn, có đấu tranh lớn, có oán ghét lớn, nhưng lại thực hành chánh hạnh, thì sẽ được quả báo lớn, được công đức lớn. Ví như người làm ruộng có tai hoạn lớn, có đấu tranh lớn, có oán ghét lớn, nhưng lại thực hành chánh hạnh, thì sẽ được quả báo lớn, được công đức lớn. Như vậy, này Ma-nạp, người sống tại gia cũng lại như thế.

Này Ma-nạp, người xuất gia học đạo ít có tai hoạn, ít có đấu tranh, ít có oán ghét, nhưng lại thực hànhchánh hạnh, thì được quả báo lớn, được công đức lớn. Ví như người buôn bán, ít có tai hoạn, ít có đấu tranh, ít có oán ghét, nhưng lại thực hành chánh hạnh, thì sẽ được quả báo lớn, được công đức lớn. Như vậy, này Ma-nạp, người xuất gia học đạo lại cũng như thế.

(Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 12, số 152)

  1. 122. CHÁNH KIẾN

Thế nào là chánh kiến? Đó là khi vị Thánh đệ tử khi suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh. Hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sáttâm hoàn toàn giải thoát, trong đó là sự giản trạchgiản trạch toàn diệngiản trạch quyết địnhgiản trạchpháp, nhận địnhtoàn diện nhận địnhquán sát minh đạt.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

  1. 123. CHÁNH MẠNG

Thế nào là chánh mạng? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sáttâm hoàn toàn giải thoát, trong đó phải là mong cầu vô lý, không do nhiều tham dục mà không biết vừa đủ, không làm các thứ xảo quyệt bùa chú, để sinh sống bằng tà mạng. Chỉ theo chánh pháp mà mong cầu y phục, chớ không phải với phi pháp, cũng theo chánh pháp để mong cầu thực phẩm, giường chõng, chớ không phải với phi pháp.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

  1. 124. CHÁNH NGHIỆP

Thế nào là chánh nghiệp? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sáttâm hoàn toàn giải thoát, trong đó ngoài ba diệu hành thuộc thân, còn các ác hành khác nơi thân đều viễn ly, đoạn trừ, không hành, không tạo tác, không tập hợp và không tụ hội.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

  1. 125. CHÁNH NGỮ

Thế nào là chánh ngữ? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sáttâm hoàn toàn giải thoát, trong đó ngoài bốn diệu hành thuộc miệng, còn các ác hành khác nơi miệng đều viễn ly, đoạn trừ, không hành, không tạo tác, không tập hợp và không tụ hội.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

  1. 126. CHÁNH NIỆM

Thế nào là chánh niệm? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sáttâm hoàn toàn giải thoát, trong đó, nếu tâm tùy thuận niệm, phản chiếu giải thoát niệm, suy niệm, biến mãn suy niệm, liên tục ức niệmtâm niệm không xao lãng.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

  1. 127. CHÁNH NIỆM CHÁNH TRÍ

Nếu Tỳ-kheo nào không thường hay lãng quên, có chánh trí thì thường xuyên có chánh niệm chánh trí. Nếu có chánh niệm chánh trí thì thường giữ gìn các căn, giữ giới, không hối hậnhân hoan, hỷ, chỉ, lạc, định, tri kiến như thậtyếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu đã giải thoát liền chứng đắc Niết-bàn.

(Trung A Hàm, Kinh Niệm, Phẩm 5, số 44)

  1. 128. CHÁNH PHÁP TỐI THƯỢNG

Trong đời hiện tại, Ta là Như Lai, Bậc Vô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác, cũng có sự công bố chánh pháptối thượng này, tức là bốn Thánh đế, được thâu nhiếp toàn diện, được quán chiếu toàn diện, được phân biệt, được phơi mở, được mở bày, được thi thiết, được hiển thị, được thú hướng.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

  1. 129. CHÁNH QUÁN CÁC PHÁP

Biết sự tốt xấu của thế gian; tâm được tích tập với tưởng như vậy.

Biết tập hữu của thế gian; tâm được tích tập với tưởng như vậy.

Biết như thật sự tập khởi, diệt tận, vị ngọt, tai hoạn và sự xuất yếu của thế gian; tâm được tích tập với tưởng như vậy.

Nếu Tỳ-kheo tích tập được tâm xuất gia học đạo, tích tập được tưởng vô thường, tích tập được tưởng vô thường nên khổ, tích tập được tưởng khổ nên vô ngã, tích tập được tưởng bất tịnh, tích tập được tưởng thức ăn ghê tởm, tích tập được tưởng tất cả thế gian không có gì hoan lạc, tích tập được tưởng về sự chết.

Biết sự tốt xấu của thế gian; tâm đã được tích tập với tưởng như vậy. Biết tập hữu của thế gian; tâm đã được tích tập với tưởng như vậy. Biết như thật sự tập khởi, diệt tận, vị ngọt, tai hoạn và sự xuất yếu của thế gian; tâm đã được tích tập với tưởng như vậy; đó được gọi là Tỳ-kheo đoạn ái, trừ kết; đã chánh tri, chánh quán các pháp rồi liền được tận cùng sự khổ.

(Trung A Hàm, Kinh Chư Pháp Bổn, Phẩm 10, số 113)

  1. 130. CHÁNH TÍN XUẤT GIA

Thế cho nên Đức Thế Tôn dạy rằng: ‘Thế gian này vô thườngcần phải bỏ đi’. Tôi muốn nhẫn lạc điều đó, tôi thấy, nghe, hiểu biết điều đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín xuất giatừ bỏ gia đìnhsống không gia đình học đạo.

(Trung A Hàm, Kinh Lại-Tra-Hòa-La, Phẩm 11, số 132)

  1. 131. CHÁNH TINH TẤN

Thế nào là chánh tinh tấn? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sáttâm hoàn toàn giải thoát, trong đó, nếu có phương tiện tinh tấn thì quả quyếttinh cần để mong cầu, có khả năng để thú hướng, chuyên chú không xả bỏ, cũng không suy thối, quyết định hàng phục tâm mình.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

  1. 132. CHÁNH TƯ DUY

Thế nào là chánh tư duy? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sáttâm hoàn toàn giải thoát, trong đó là sự tư sát, tư sát toàn diệntùy thuận tư sát, điều nào nên niệm thì niệm, điều nào nên hy vọng thì hy vọng.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

  1. 133. CHẤP THỦ

Tỳ-kheo biết như thật về thủ, biết như thật về thủ tập, thủ diệt và thủ diệt đạo.

Thế nào là biết như thật về thủ? Đó là bốn thủ: dục thủgiới thủkiến thủ và ngã thủ. Đó là biết như thậtvề thủ.

Thế nào là biết như thật về tập của thủ? Do ái mà có thủ. Đó là biết như thật về tập của thủ.

Thế nào là biết như thật về diệt của thủ? Nghĩa là ái diệt thì thủ diệt. Đó là biết như thật về diệt của thủ.

Thế nào là biết như thật về diệt đạo của thủ? Tám chi Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của thủ.

Nếu có Tỳ-kheo biết như thật về thủ, biết như thật về tập của thủ, diệt của thủ và diệt đạo của thủ như vậy; đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhậpchánh pháp.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Câu-hi-la, Phẩm 3, số 29)

  1. 134. CHẤP THỦ HIỆN TẠI

Sao gọi là Tỳ-kheo chấp thủ pháp hiện tại? Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo có mắt, sắc và thức con mắt, đối với hiện tại, vị ấy thức hiện tại bị nhiễm trước dục. Do thức bị nhiễm trước dục nên hoan lạc nơi ấy. Do hoan lạc nên chấp thủ pháp hiện tại. Tai, mũi, lưỡi, thân cũng vậy, nếu có ý, pháp và ý thức, đối với hiện tại, vị ấy thức hiện tại bị nhiễm trước dục. Do bị nhiễm trước dục nên hoan lạc nơi ấy. Do hoan lạc nên chấp thủ pháp hiện tại.

(Trung A Hàm, Kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên, Phẩm 13, số 165)

  1. 135. CHẤP VÀO HẠNH XẢ

‘Không có ta, không có sở hữu của ta; ta sẽ không tồn tạisở hữu của ta sẽ không tồn tại; những gì có trước kia, bèn được xả sạch’.

Nếu Tỳ-kheo ấy vui thích với sự xả bỏ ấy, đắm trước nơi sự xả bỏ ấy, trú vào sự xả bỏ ấy, Tỳ-kheo như thế chắc chắn không chứng đắc Niết-bàn.

(Trung A Hàm, Kinh Tịnh Bất Động Đạo, Phẩm 7, số 75)

  1. 136. CHẾT AN LÀNHMẠNG CHUNG AN LÀNH

Các Tỳ-kheo bạch rằng: Làm thế nào một Tỳ-kheo chết an lànhmạng chung an lành?

Tôn giả A-na-luật-đà đáp: Chư Hiền, nếu Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, cho đến chứng đắc Tứ thiền; đó gọi là Tỳ-kheo chết an lànhmạng chung an lành.

Chư Hiền, Tỳ-kheo không phải chỉ cùng đích như vậy là chết an lành mạng chung an lành. Lại nữa, này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo chứng đắc như ý túc về thiên nhĩtha tâm trítúc mạng trísanh tử trí, lậu tận trílậu tậnchứng đắc vô lậutâm giải thoáttuệ giải thoát, ngay trong đời này mà tự tri, tự giác, tự tác chứngthành tựu an trụ, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Đó là Tỳ-kheo chết an lànhmạng chung an lành.

(Trung A Hàm, Kinh A-Na-Luật, Phẩm 18, số 218)

  1. 137. CHẾT KHÔNG BỨC RỨC

Các Tỳ-kheo hỏi rằng: Làm thế nào mà một Tỳ-kheo chết không bức rứcmạng chung không bức rức?

Tôn giả A-na-luật-đà đáp: Nếu Tỳ-kheo có tri kiến chất trực và đạt đến Thánh ái giới, đó là Tỳ-kheo chết không bức rứcmạng chung không bức rức.

Hỏi: Tỳ-kheo cùng đích như vậy là chết không bức rứcmạng chung không bức rức chăng?

Đáp: Tỳ-kheo không chỉ cùng đích như vậy là chết không phiền nhiệt, mạng chung không phiền nhiệt. Lại nữa, này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo quán nội thân như thân, cho đến quán thọ, tâm, pháp như pháp, đó là Tỳ-kheo chết không bức rứcmạng chung không bức rức.

Hỏi: Tỳ-kheo cùng đích như vậy là chết không bức rứcmạng chung không bức rức chăng?

Đáp: Chư Hiền, Tỳ-kheo không chỉ cùng đích như vậy là chết không phiền nhiệt, mạng chung không phiền nhiệt. Lại nữa, này chư Hiền, Tỳ-kheo tâm tương ưng với từ, biến mãn một phương, thành tựu an trụ; hai, ba, bốn phương, bốn duy, trên, dưới, bao trùm tất cả, tâm tương ưng với từ, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rất rộng, rất lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gianthành tựu an trụ. Cũng vậy, bi và hỷ. Tâm tương ưng với xả, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rất rộng, rất lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gianthành tựu an trụ. Đó gọi là Tỳ-kheo chết không bức rứcmạng chung không bức rức.

(Trung A Hàm, Kinh A-Na-Luật II, Phẩm 18, số 219)

  1. 138. CHẾT KHÔNG PHIỀN NHIỆT

Các Tỳ-kheo hỏi:Tỳ-kheo chỉ cùng đích như vậy là chết không phiền nhiệt, mạng chung không phiền nhiệt chăng?

Tôn giả A-na-luật-đà đáp: Chư Hiền, Tỳ-kheo không chỉ cùng đích như vậy, là chết không phiền nhiệt, mạng chung không phiền nhiệt. Lại nữa, này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo vượt qua tất cả sắc tưởng, cho đếnchứng phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, thành tựu an trụ. Đó là Tỳ-kheo chết không bức rứcmạng chungkhông bức rức.

(Trung A Hàm, Kinh A-Na-Luật II, Phẩm 18, số 219)

  1. 139. CHẾT LÀ KHỔ

Này chư Hiền, nói chết là khổ; nói thế là vì lẽ gì? Này chư Hiền, chết là chúng sanh kia, với chủng loại sai biệt của chúng sanh kia, mạng chungvô thường, chết chôn, tan rã, tuổi thọ chấm dứt, hủy hoại, mạng căn bế tắc, như vậy gọi là chết.

Đó là chúng sanh khi chết, thân cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giáccảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diệnThân tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diện.

Thân cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diệncảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diệncảm giác nóng, cảm giác toàn diệnThân tâm cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diệncảm giác nóng, cảm giác toàn diện.

Thân cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diệncảm giác sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diệncảm giác sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diệnThân tâm cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diệncảm giác sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Này chư Hiềnvì lẽ ấy mà nói chết là khổ.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

  1. 140. CHẾT TRƯỚC KHI TÌM ĐƯỢC CÂU TRẢ LỜI

Nếu có người ngu si nghĩ như vầy, ‘Nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho Ta biết rằng ‘Thế giới hữu thường’ thì Ta không theo Đức Thế Tôn tu hành phạm hạnh’. Những người ngu si ấy, chưa biết được gì thì nửa chừng mạng chung.

Ví như một người bị trúng tên độc; do bị trúng tên độc nên đau đớn cùng cực. Người ấy được các thân thuộc đồng tình thương xót, mong muốn cho được lợi ích và phước lành, được an ổn khoái lạc nên tìm cầu y sĩ nhổ tên. Nhưng nó lại nói rằng,

‘Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết người bắn tôi đó, họ gì, tên gì, sanh ở đâu, cao hay thấp, mập hay gầy, da đen hay trắng, hay da không đen không trắng, thuộc dòng Sát-lợi, Phạm chíCư sĩ hay Công sư, là người ở phương Đông, phương Tây, phương Nam hay phương Bắc?

Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết cây cung ấy làm bằng gỗ chá, bằng gỗ dâu, bằng gỗ quỳ, hay bằng sừng?

Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết, cần cung làm bằng gân bò, bằng gân hươu, nai hay bằng tơ?

Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết, cây cung đó màu đen, màu trắng, màu đỏ hay màu vằng?

Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết dây cung đó làm bằng gân, bằng tơ, bằng sợi gai hay bằng võ gai?

Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết cán tên này làm bằng gỗ hay bằng tre?

Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết tên được quấn bằng gân bò, gân hươu nai, hay bằng tơ?

Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết đuôi tên này kết bằng lông phiêu lằng, lông kên kên, lông gà trống, hay lông hạc?

Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết mũi tên này thuộc loại mũi răng cưa, mũi nhọn, hay mũi bình phi đao?

Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết người thợ vót tên này họ gì, tên gì, sanh ở đâu, cao hay thấp, mập hay gầy, da đen hay trắng, hay da không đen không trắng, ở phương Đông, phương Nam, phương Tây hay phương Bắc?’ Nhưng nó chưa biết được gì thì nửa chừng đã mạng chung.

(Trung A Hàm, Kinh Tiễn Dụ, Phẩm 18, số 221)

  1. 141. CHỈ CHẾT MỘT ĐỜI

Các ngươi nghĩ sao, với đống cây lớn phựt cháy hừng hẫy đó mà hoặc ôm, hoặc ngồi, hoặc nằm; hay là, với người con gái của dòng Sát-lợi, Phạm chícư sĩ, hay thợ thuyền, đang độ tuổi cường thạnh, tắm gội, xông hương thơm, mặc y phục sạch sẽ, dùng tràng hoa chuỗi ngọc, trang sức thân thể, hoặc ôm, hoặc ngồi, hoặc nằm; việc nào vui sướng hơn?

Tỳ-kheo thưa rằng: Bạch Thế Tôn, với đống cây lớn đang phựt cháy hừng hẫy hoặc ôm, hoặc ngồi, hoặc nằm thì rất khổ. Bạch Thế Tôn, hoặc có người con gái dòng Sát-lợi, Phạm chícư sĩ hay thợ thuyền, đang độ tuổi cường thạnh, tắm gội, xông hương thơm, mặc y phục sạch sẽ, dùng tràng hoachuỗi ngọc, trang sức thân thể mà tới hoặc ôm, hoặc ngồi, hoặc nằm thì rất vui sướng. Thế Tôn!

Thế Tôn bảo: Ta sẽ nói cho các ngươi biết, không để cho các ngươi Sa-môn mà lại mất đạo Sa-môn.

Các ngươi nếu muốn thành tựu phạm hạnh vô thượng thì thà ôm đống cây lớn đang phừng cháy hừng hẫy, hoặc ngồi, hoặc nằm. Việc ấy mặc dù vì thế mà phải chịu khổ sở, hoặc chết.

Nhưng không phải do đó mà thân hoại mạng chung phải thẳng đến ác xứ hay sanh vào địa ngục. Nếu người ngu si phạm giới và không tinh tấn, sanh ra ác pháp bất thiện; không phải là phạm hạnh mà gọi là phạm hạnh, không phải là Sa-môn mà gọi là Sa-môn, hoặc ôm người con gái dòng Sát-lợi, Phạm chícư sĩ hoặc thợ thuyền, đang độ tuổi cường thạnh, tắm gội, xông hương thơm, mặc y phục sạch sẽ, dùng tràng hoa chuỗi ngọc trang sức thân thể, hoặc ngồi, hoặc nằm; người ngu si kia vì vậy mà lâu dàikhông thiện, không nghĩa, thọ quả báo ác pháp, khi thân hoại mạng chung thẳng đến cõi xấu, sanh vào địa ngục.

Do đó, các ngươi hãy quán sát nghĩa này, quán sát nghĩa kia, quán sát cả hai nghĩa, và hãy suy nghĩnhư thế này: ‘Ta xuất gia học đạo không phải vô ích, không phải luống không, mà có quả, có báo, có sự an lạc cùng cực, được sanh vào các thiện xứ để được trường thọtiếp nhận áo chăn, đồ ăn uống, giường nệm, thuốc thang của người tín thí, làm cho các thí chủ được phước đức, đại quả báođại quang minh. Hãy nên học như vậy.

(Trung A HàmKinh Mộc Tích Dụ, Phẩm 1, số 5)

  1. 142. CHÍN HẠNG VÔ HỌC

Tư pháp, thăng tấn pháp, bất động pháp, thối pháp, bất thối pháp, hộ pháp, hộ tắc bất thối bất hộ tắc thối, thật trụ pháp, tuệ giải thoátcâu giải thoát. Đó là chín hạng vô học.

(Trung A Hàm, Kinh Phước Điền, Phẩm 11, số 127)

  1. 143. CHÓ LÀ PHỤ THÂN

Đức Thế Tôn lại bảo Ma-nạp rằng: Ông hỏi Ta đến ba lần mà không chịu thôi. Ma-nạp nên biết, con chó trắng kia đời trước là cha của ông, tên là Đô-đề vậy.

Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử nghe nói xong, nổi giận gấp bội và nói với Đức Thế Tôn:

Cha tôi là Đô-đề thực hành sự bố thí lớn lao, thiết những cuộc trai tự vĩ đại, sau khi thân hoại mạng chung nhất định sanh lên Phạm thiên. Chớ do nhơn gì, duyên gì mà sanh vào loài chó hạ tiện này?

Đức Thế Tôn bảo: Đô-đề, cha của ông do bởi tăng thượng mạn ấy nên sanh vào loài chó hạ tiện.

Phạm chí tăng thượng mạn

Chết rồi sanh sáu nơi

Chó, gà, heo và sói

Lừa năm, địa ngục sáu.

Anh Vũ Ma-nạp, nếu ông không tin lời Ta nói, ông có thể trở về nói với con chó trắng rằng, ‘Nếu đời trước là cha của tôi, chó trắng hãy trở lên giường lớn’. Ma-nạp, chó trắng tất sẽ trở lên giường lớn.

‘Nếu đời trước là cha của tôi, chó trắng hãy ăn trong mâm vàng như cũ’. Này Ma-nạp, chó trắng tất ăn trong mâm vàng như cũ.

‘Nếu đời trước là cha của tôi, hãy chỉ cho tôi thấy kho tàng cất dấu vàng bạcthủy tinhtrân bảo mà tôi không biết’.

Này Ma-nạp, chó trắng chắc chắn sẽ chỉ cho ông thấy kho tàng cất dấu vàng bạcthủy tinh và châu báumà ông không biết.

Rõ ràng chó trắng làm y như lời Phật nói, nên Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử hết sức khâm phục và tán thán Đức PhậtĐức Thế Tôn bảo đại chúng:

Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử bây giờ mà mạng chung thì như co duỗi cánh tay, trong khoảnh khắc chắc chắn đi đến chỗ lành. Vì sao vậy? Vì người ấy đối với Ta rất có thiện tâm. Nếu có chúng sanh nào do bởi thiện tâm, thân hoại mạng chung tất đến chỗ lành, sanh vào trong thiên giới.

(Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 13, số 170)

  1. 144. CHƯA LẦM LỖI

Tôn giả A-nan lại nói như vầy: Thưa chư Hiền, tôi đã hầu Đức Thế Tôn trong hai mươi lăm năm, chưa từng một lần bị Phật khiển trách, trừ có một lỗi, lỗi đó cũng vì người khác. Nếu Tôn giả A-nan nói như vậy thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

(Trung A Hàm, Kinh Thị Giả, Phẩm 4, số 33)

  1. 145. CHỨNG ĐẮC KHỔ ĐẾ

Thế nào là biết như thật về Khổ tập? Do Ái mà thọ Hữu trong tương lai cùng với lạc dục, mong cầu hữu nơi này hay nơi kia.

Thế nào là biết như thật về Khổ diệt? Do Ái này mà thọ Hữu trong tương lai cùng với lạc dục, mong cầu hữu nơi này hay nơi kia, tất cả như vậy đã đoạn trừ không còn dư tàn, đã xả ly, diệt tận, vô dục, tịch tĩnhtịch diệt.

Thế nào là biết như thật về Khổ diệt đạo? Đó là tám chi thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định là tám.

Nếu Tỳ-kheo nào biết như thật về Khổ, đoạn Khổ tậpthực chứng Khổ diệt, tu Khổ diệt đạo, thì đó là Tỳ-kheo đã tận trừ tất cả lậu, đã giải trừ các kết, có thể bằng chánh trí chứng đắc Khổ đế.

(Trung A Hàm, Kinh Độ, Phẩm 2, số 13)

  1. 146. CHÚNG ĐỆ TỬ CỦA NHƯ LAI THẬT KHÉO THÚ HƯỚNG

Vua Ba Tư Nặc thưa: Bạch Thế Tôn, khi con ngồi trên đô tọa, con nhìn thấy mẹ tranh chấp với con, con tranh chấp với mẹ; cha tranh chấp với con, con tranh chấp với cha; cho đến anh em, chị em, thân bằng quyến thuộc tranh chấp lẫn nhau. Trong khi tranh chấp, mẹ nói con xấu, con nói mẹ xấu, cha con, anh em, chị em, thân bằng quyến thuộc nói xấu lẫn nhau. Người thân thích trong nhà còn như thế, huống nữa là người ngoài.

Còn ở đây, con thấy chúng Tỳ-kheo, đệ tử của Thế Tôn theo Thế Tôn tu hành phạm hạnh. Hoặc nếu có Tỳ-kheo nào gây ra ít nhiều tranh chấp, xả giới bỏ đạo cũng không nói xấu Phật, không nói xấu pháp, không nói xấu chúng Tăng, mà chỉ tự chê trách rằng, ‘Tôi xấu xa, thiếu đức hạnh. Tại sao như vậy? Vì tôi không thể theo Thế Tôn trọn đời tu hành phạm hạnh’. Đó là sự loại suy về pháp của con đối với Thế Tôn. Do đó con nghĩ rằng, ‘Pháp được Như Lai, Bậc Vô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác giảng dạy thật là toàn thiện. Chúng đệ tử của Thế Tôn thật là khéo thú hướng’.

(Trung A HàmKinh Pháp Trang Nghiêm, Phẩm 18, số 213)

  1. 147. CHÚNG ĐÚNG PHÁP

Sao gọi là chúng pháp? Hoặc có người làm đúng pháp, nói như pháp và chúng ấy cũng làm đúng pháp, nói như pháp. Người đúng pháp ấy đứng đầu trong chúng pháp, theo những điều chính mình đã biết, không bằng những lời hư vọng mà bằng sự chắc thật, hiển thịphân biệtquy định hành vilưu bốtuần tự thuyết pháp, muốn đoạn trừ sự xấu xa trong tâm ý người khác, khi bị cật vấn thì có thể trả lời được, đối với Chánh pháp luật có thể xứng lập những điều chính mình đã biết, và người ấy đứng đầu trong chúng pháp, tự cho là ta có trí tuệhiểu biết tất cả’.

Ở nơi nào mà sự kiện trí tuệ được nói đến như vậy, ở đó được gọi là chúng pháp.

(Trung A Hàm, Kinh A-Di-Na, Phẩm 15, số 188)

  1. 148. CHÚNG PHI PHÁP

Sao gọi là chúng phi pháp? Hoặc có người làm việc phi pháp, nói lời phi pháp và chúng ấy cũng làm việc phi pháp, nói lời phi pháp. Người phi pháp ấy đứng đầu trong chúng phi pháp, theo những điều chính mình đã biết, nhưng lại bằng những lời hư vọng, không chân thật mà hiển thịphân biệtquy địnhhành vilưu bốtuần tự thuyết pháp, muốn đoạn trừ sự xấu xa trong tâm ý người khác, bị cật vấn thì không thể trả lời được. Đối với trong Chánh pháp luật không thể xứng lập những điều chính mình đã biết. Nhưng người phi pháp đứng đầu trong chúng phi pháp, tự cho là ‘Ta có trí tuệhiểu biết tất cả’.

Ở nơi nào mà sự kiện trí tuệ được nói đến như vậy, ở đó được gọi là chúng phi pháp.

(Trung A Hàm, Kinh A-Di-Na, Phẩm 15, số 188)

  1. 149. CHÚNG SANH VÔ TƯỞNG

Chúng sanh hữu sắc không có tưởng, không có thọ, ấy là Vô tưởng thiên.

Chúng sanh vô sắc vượt qua tất cả Vô sở hữu xứ, vào Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, thành tựu an trụ Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, ấy là Phi hữu tưởng phi vô tưởng thiên.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Nhân, Phẩm 9, số 97)

  1. 150. CHUYỂN LUÂN VÔ THƯỢNG

Hôm nay ngày Rằm tự tứ

Hội tọa Tăng chúng năm trăm

Đoạn tận buộc ràng kiết sử

Tiên nhân vô ngại vô sanh.

Thanh tịnh ngời quang minh

Giải thoát tất cả hữu

Dứt sanh, lão, bệnh, tử

Lậu diệt, việc làm xong.

Diệt hối và nghi kết

Mạn, hữu lậu đã trừ

Nhổ tuyệt gai ái kết

Thành Vô thượng Y sư.

Dõng mãnh như sư tử

Khủng bố đã dứt trừ

Đã vượt sự sanh tử

Diệt lậu tậnvô dư.

Ví như Chuyển luân vương

Quần thần vây xung quanh

Thống lãnh toàn cõi đất

Suốt đại dương vô cùng.

Đấng Đại Hùng tối thắng

Bậc Thượng Chủ, Thượng Tôn

Đệ tử hằng cung kính

Tam minh, ngoài tử sanh.

Tất cả là con Phật

Cành, lá đã loại bỏ

Chuyển pháp luân vô thượng

Kính lạy Đấng Tối Tôn.

(Trung A Hàm, Kinh Thỉnh Thỉnh, Phẩm 11, số 121)

  1. 151. CỎ KHÔ BỐC CHÁY

A-nan, ví như lửa đốt, khi mới đốt chỉ có một ngọn, có người đẩy cỏ khô thêm rồi chất củi khô lên. Này A-nan, ý ông nghĩ sao, ngọn lửa kia càng bốc cháy mạnh lên chăng?

Tôn giả A-nan thưa: Bạch Thế Tôn, quả như vậy.

Cũng vậy, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp bất thiện, cũng thành tựu pháp thiện. Sau đó, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát lại tâm người này, biết người này diệt pháp bất thiệnsanh pháp thiện. Người này đã được diệt pháp bất thiệnsanh pháp thiện, nhưng bất thiện căn còn sót chưa đoạn tuyệt. Từ bất thiện căn đó sẽ lại phát sanh pháp bất thiện. Như vậy, người này đi đến pháp suy thoái.

Đó gọi là Đại nhân căn trí của Như LaiNhư Lai hiểu biết chân chánh về gốc rễ của các pháp như vậy.

(Trung A Hàm, Kinh A-Nô-Ba, Phẩm 10, số 112)

  1. 152. CÓ NHIỀU CỦA CẢI

Do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ có nhiều của cải? Nếu có kẻ nam hay người nữ nào biết làm người thí chủ, biết thực hành bố thí. Người ấy bố thí cho Sa-môn, Phạm chí và kẻ nghèo cùng, cô độc từ xa tới xin những thứ như đồ, ăn thức uống, áo quần, mền, vòng hoa, hương thoa, nhà cửa, giường chõng, đèn dầu và sai dịch. Người ấy thọ nhận nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn tiến lên chỗ lành, sanh vào trong cõi trờiMãn kiếp ở cõi trời, lại sanh vào nhân gian, có nhiều của cải.

(Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 13, số 170)

  1. 153. CÓ THỂ DIỆT TẬN CÁC KHỔ

Thế nào là biết khổ? Biết khổ sanh, khổ già, khổ bệnh, khổ chết, khổ oán tắng hội, khổ ái biệt ly, khổ cầu bất đắc; nói tóm, năm thủ uẩn là khổ.

Thế nào là biết nhân sanh của khổ? Biết từ ái, do ái sanh khổ.

Thế nào là biết hữu báo của khổ? Biết có khổ diệt hơi chậm, hoặc có khổ diệt hơi nhanh, hoặc có khổ diệt rất chậm, hoặc có khổ diệt rất nhanh.

Thế nào là biết sự thắng liệt của khổ? Đó là biết phàm phu ngu si, không đa văn, không gặp thiện tri thức, không điều ngự thánh pháp, nên khi thân sanh cảm thọ rất khổ, cùng cực khổ, mạng sống muốn tuyệt, phải tìm người cứu chữa ở bên ngoài; hoặc có Sa-môn, Phạm chí thọ trì loại chú một câu, loại chú hai, ba, bốn hay nhiều câu, hoặc thọ trì loại chú một trăm câu thần chú, ‘Vị ấy trị dứt khổ cho ta’, như vậy là nhân mong cầu mà sanh khổ, nhân tập khởi mà sanh khổ.

Nếu Tỳ-kheo biết khổ, biết nhân sanh của khổ, biết hữu báo của khổ, biết sự thắng liệt của khổ, biết sự diệt tận của khổ, biết khổ diệt đạo như vậy, đó gọi là Đạt phạm hạnh, có thể diệt tận tất cả khổ.

(Trung A Hàm, Kinh Đạt Phạm Hạnh, Phẩm 10, số 111)

  1. 154. CÓ TRÍ TUỆ

Do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ có trí tuệ tốt đẹp? Nếu có kẻ nam hay người nữ nào thường hay đến nơi kia hỏi việc. Nếu có Sa-môn, Phạm chí danh đức, người ấy thường đến nơi ấy mà hỏi đạo nghĩa, rằng ‘Thế nào là nghiệp thiện, thế nào là bất thiện? Thế nào là tội, thế nào là không tội? Thế nào là vi diệu, thế nào là không vi diệu? Thế nào là trắng, thế nào lào đen? Trắng và đen từ đâu sanh ra? Ý nghĩa của quả báo hiện tại là thế nào? Ý nghĩa của quả báo vị lai là thế nào? Ý nghĩa quả báo hậu thế như thế nào? Hỏi xong lại thường thực hành. Người ấy thọ nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn tiến lên chỗ lành, sanh vào trong cõi trờiMãn kiếp ở cõi trời, lại sanh vào nhân gian, có trí tuệ tốt đẹp.

(Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 13, số 170)

  1. 155. CÓ TU CÓ CHỨNG

Nếu ai không đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kémtâm không an trụ vững vàngtrên bốn niệm xứ, không tu bảy giác ý mà muốn chứng đắc Vô thượng chánh đẳng giáctrường hợpnày hoàn toàn không có.

Nếu ai đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, an trụ vững vàng trên bốn niệm xứ, tu bảy giác ýchứng đắc Vô thượng chánh đẳng giáctrường hợp này tất có.

(Trung A HàmKinh Đa Giới, Phẩm 14, số 181)

  1. 156. CỐ Ý HAY KHÔNG CỐ Ý TẠO TỘI

Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau. Nếu tạo nghiệp mà không cố ý, Ta nói rằng người ấy không nhất thiết phải thọ quả báo.

Ở đây, thân cố ý tạo ba nghiệp bất thiện, đưa đến khổ quả, thọ khổ quả. Miệng có bốn nghiệp, ý có ba nghiệp bất thiện, đưa đến khổ báo, thọ khổ quả.

(Trung A Hàm, Kinh Tư, Phẩm 2, số 15)

  1. 157. CÕI TRỜI HOẢNG DỤC CŨNG VÔ THƯỜNG

Một thời gian sau, khi thế giới này hủy diệt. Khi thế giới này hủy diệt, chúng sanh lên cõi trời Hoảng dục. Trong ấy chỉ có sắc nương theo ý mà sanh, các chi thể đầy đủ không thiếu, các căn không bị hư hoại, nuôi sống bằng hỷ thực, hình sắc thanh tịnh, thân chiếu sáng, phi hành trong hư không, sống ở đó một thời gian lâu dài.

Nhưng cõi trời Hoảng dục cũng lệ thuộc biến dịchlệ thuộc sự thay đổi. Đa văn Thánh đệ tử quán sátnhư vậy, ắt phải sanh ra nhàm tởm sự ấy. Nhàm tởm rồi, đối với cái đệ nhất còn không muốn, huống nữa là cái hạ tiện.

(Trung A Hàm, Kinh Đệ Nhất Đắc, Phẩm 18, số 215)

  1. 158. CON ĐƯỜNG CHÁNH TRỰC

Có thể tu tập con đường chánh trực chứ không phải không thể tu. Nếu ai tu tập con đường chánh trực, chứ không phải không thể tu thì vị ấy là A-la-hán ở trong đời, xứng đáng ái kính, tôn trọngcúng dường, lễ sự. Nếu các ngài đối với con đường chánh trực nên tu tập mà có thể tu tập, thế thì trong đời các ngài là A-la-hán, xứng đáng ái kính, tôn trọngcúng dường, lễ sự.

(Trung A Hàm, Kinh Toán Số Mục-Kiền-Liên, Phẩm 12, số 144)

  1. 159. CON ĐƯỜNG THIỆN XỨ

Người ấy đối với việc sát sanh, đã xa lìa việc giết, đoạn trừ việc giết. Đó là con đường vườn hoa, con đường thăng tấn, con đường thiện xứ.

Cũng vậy đối với sự lấy của không cho, tà dâmnói dốicho đến tà kiếnxa lìa tà kiến, được chánh kiến. Đó là con đường vườn hoa, con đường thăng tấn, con đường thiện xứ.

Lại có con đường vườn hoa, con đường thăng tấn, con đường thiện xứ. Thế nào là lại có con đườngvườn hoa, con đường thăng tấn, con đường thiện xứ? Đó là tám chi thánh đạo. Từ chánh kiến cho đếnchánh định; đó là tám. Đó là lại có con đường vườn hoa, con đường thăng tấn, con đường thiện xứ.

(Trung A Hàm, Kinh Già-di-ni, Phẩm 2, số 17)

  1. 160. CÔNG ĐỨC LỚN HAY KHÔNG LỚN?

Nếu sống tại gia có tai hoạn lớn, có đấu tranh lớn, có oán ghét lớn, nhưng lại làm điều tà hạnh, thì sẽ không được quả báo lớn, không được công đức lớn. Ví như người làm ruộng, có tai hoạn lớn, có đấu tranh lớn, có oán ghét lớn, lại làm điều tà hạnh, thì sẽ không được quả báo lớn, không được công đứclớn. Như vậy, người sống tại gia cũng lại như thế.

Người xuất gia học đạo ít có tai hoạn, ít có đấu tranh, ít có oán ghét, nhưng lại làm điều tà hạnh, thì sẽ không được quả báo lớn, không được công đức lớn. Ví như người buôn bán, ít có tai hoạn, ít có đấu tranh, ít có oán ghét, nhưng lại làm điều tà hạnh, thì sẽ không được quả báo lớn, không được công đứclớn. Như vậy, người xuất gia học đạo cũng lại như thế.

(Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 12, số 152)

  1. 161. CÔNG ĐỨC SANH CÕI TAM THẬP TAM THIÊN

‘Lạc thú nhân vương không bằng lạc thú chư Thiên’. Nếu nhân gian sống một trăm tuổi, thì ở Tam thập tam thiên mới một ngày một đêm. Như vậy ba mươi ngày đêm là một tháng, mười hai tháng là một năm và một nghìn năm như vậy là tuổi thọ của Tam thập tam thiên.

Tất có trường hợp này là thiện nam tử hay thiện nữ nhânthọ trì Thánh trai tám chi này, khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh lên Tam thập tam thiên.

(Trung A Hàm, Kinh Trì Trai, Phẩm 17, số 202)

  1. 162. CÔNG ĐỨC SANH CÕI TỨ THIÊN VƯƠNG

‘Lạc thú của nhân vương không bằng lạc thú của chư Thiên’. Nếu nhân gian năm mươi năm, ở trên Tứ vương thiên mới là một ngày một đêm. Như vậy ba mươi ngày đêm là một tháng, mười hai tháng là một năm. Năm trăm năm như vậy là tuổi thọ của Tứ vương thiên.

Tất có trường hợp này, là thiện nam tử hay thiện nữ nhânthọ trì Thánh trai tám chi, thân hoại mạng chung sẽ sanh lên Tứ vương Thiên.

(Trung A Hàm, Kinh Trì Trai, Phẩm 17, số 202)

  1. 163. CỦA CẢI VÔ THƯỜNG

Đa văn Thánh đệ tử sau khi biết rằng tài vật sở hữu thảy đều vô thường, bèn cạo bỏ râu tóc, chí tín, lìa bỏ gia đìnhsống không gia đìnhhọc đạo.

(Trung A Hàm, Kinh Văn Đức, Phẩm 12, số 147)

  1. 164. CỨU CÁNH TRÍ

Ta có pháp thiện tương ưng với thiện, giải thoát tương ưng với giải thoát, có thể tự thân chứng ngộ. Do đây mà Như Lai tự xưng là Bậc Vô Úy. Các Tỳ-kheo đệ tử của Ta, ai đến với tâm không dua nịnh, không lừa dối, chất trực không hư vọng, Ta giáo huấn cho và theo giáo huấn ấy, chắc chắn sẽ đạt đến cứu cánh trí.

Đức Thế Tôn thuyết pháp cho Cư sĩ Thật Ý nghe, khuyến phát khát ngưỡngthành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện thuyết pháp cho ông ấy nghe, khuyến phát khát ngưỡngthành tựu hoan hỷrồi, Ngài liền từ chỗ ngồi đứng dậy, nắm tay Cư sĩ Thật Ý, vận dụng thần túc, nương hư không mà đi.

(Trung A Hàm, Kinh Ưu-đàm-bà-la, Phẩm 9, số 104)

  1. 165. CỬU TƯỞNG

Tỳ-kheo niên thiếu vừa mới thành tựu giới hãy thường xuyên đi đến một nghĩa địa mà quán sát các tướng trạng tử thi: tướng xương, tướng xám xanh, tướng rữa nát, tướng bị thú ăn, tướng bộ xương khô. Vị ấy sau khi ghi nhận kỹ những tướng trạng tử thi này rồi trở về trụ xứ của mình, rửa sạch tay chân, trải ni-sư-đàn trên giường, ngồi kiết già và suy niệm về các tướng trạng này: tướng xương, tướng xám xanh, tướng rữa nát, tướng bị thú ăn, tướng những đốt xương dính liền. Vì sao vậy? Nếu Tỳ-kheo tu tập bằng các tướng trạng này sẽ đoạn trừ nhanh chóng những bệnh tham dụcsân nhuế trong tâm.

(Trung A Hàm, Kinh Tức Chỉ Đạo, Phẩm 11, số 139)

  1. 166. ĐA VĂN

Tỳ-kheo học rộng nghe nhiều, ghi nhớ không quên, tích lũy sự bác văn, đối với những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, cụ túc thanh tịnhhiển hiện phạm hạnh, đối với các pháp nhưvậy, học rộng nghe nhiều, tụng thuộc cho đến hằng nghìn, chuyên ý tư duy quán sát, thấy rõ, hiểu sâu. Khi chúng tôi thấy Tỳ-kheo nào tích cực đa văn thì chúng tôi cùng ái kính, tôn trọngcúng dường, tôn phụng, lễ sự Tỳ-kheo ấy.

(Trung A Hàm, Kinh Toán Số Mục-Kiền-Liên, Phẩm 12, số 144)

  1. 167. ĐA VĂN VÀ KHU RỪNG

Tôn giả Xá-lê Tử hỏi rằng: Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả A-nan, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?’

Tôn giả A-nan đáp rằng, ‘Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo học rộng, nghe nhiều, nhớ mãi không quên, tích lũy sự nghe nhiều. Với những pháp sơ khởi vi diệu, khoảng giữa vi diệu và kết thúc cũng vi diệu, có nghĩa lý, có văn chươngtoàn vẹn thanh tịnhhiển hiện phạm hạnh; những pháp như vậy được vị ấy học rộng, nghe nhiều, tụng tập đến ngàn lần, chuyên ý tư duykiến giải thông suốt. Vị ấy thuyết pháp gọn gàng, lưu loát, hoàn toàn tương ưng với mục đích đoạn trừ các kết sử. Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như thế làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la này’.

Thế Tôn khen rằng: Lành thay! Lành thay! Xá-lê Tử, đúng như thật lời Tỳ-kheo A-nan đã nói. Vì sao? Vì Tỳ-kheo A-nan đã thành tựu Đa-văn.

(Trung A Hàm, Kinh Ngưu Giác Sa-la Lâm, Phẩm 15, số 184)

  1. 168. ĐA VĂN THÁNH ĐỆ TỬ

Đa văn Thánh đệ tử y trên lìa sát mà đoạn trừ sát, y trên xa lìa lấy của không cho mà đoạn trừ sự lấy của không cho, y trên xa lìa tà dâm mà đoạn trừ tà dâm, y trên xa lìa nói láo mà đoạn trừ nói láo, y trên không tham trước mà đoạn trừ tham trước, y trên không nhuế hại mà đoạn trừ nhuế hại, y trên không đố kỵ thù nghịch mà đoạn trừ đố kỵ thù nghịch, y trên không tăng thượng mạn mà đoạn trừ tăng thượng mạn.

(Trung A Hàm, Kinh Bô-lị-đa, Phẩm 17, số 203)

  1. 169. ĐÁNH ĐÀN HÒA ĐIỆU

Thế Tôn nói: Sa-môn Nhị Thập Ức, phải chăng vừa rồi ngươi sống một mình nơi yên tĩnh, thiền tọa tư duy, tâm khởi lên ý nghĩ: ‘Nếu có đệ tử nào của Đức Thế Tôn tinh cần học tập pháp luật chân chánh thì ta là người bậc nhất, thế mà tâm vẫn chưa giải thoát được các lậu. Nhà cha mẹ ta cực kỳ phú quý, có nhiều tiền của, nay ta có nên xả giới, bỏ đạo hạnh, chuyên việc bố thítu tập các phước nghiệp chăng?’

Khi ấy Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức thẹn thùng xấu hổ vì Thế Tôn đã biết rõ tâm niệm của mình, liền chắp tay hướng về Đức Phật mà bạch rằng: Quả thật vậy.

Hỏi: Sa-môn, nay Ta hỏi ngươi; hãy tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Ý ngươi nghĩ sao, khi ngươi sống tại gia, giỏi đánh đàn cầm nên tiếng đàn hòa điệu với lời ca, lời ca ăn khớp với tiếng đàn; có phải vậy chăng?

Đáp: Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Hỏi: Ý ngươi nghĩ sao, nếu dây đàn căng quá thì tiếng hòa âm có đáng ưa không?

Đáp: Bạch Thế Tôn, không!

Hỏi: Ý ngươi nghĩ sao, nếu dây đàn chùng quá thì tiếng hòa âm có đáng ưa chăng?

Đáp: Bạch Thế Tôn, không.

Hỏi: Ý ngươi nghĩ sao, nếu dây đàn vừa phải, không căng quá, cũng không chùng quá, thì tiếng đàn có đáng ưa không?

Đáp: Bạch Thế Tôn, đáng ưa.

Đức Thế Tôn nói: Cũng vậy, này Sa-môn, quá sức tinh tấn sẽ khiến tâm rối loạn, nhưng chẳng tinh tấnthì tâm sẽ biếng lười. Vì vậy ngươi hãy phân biệt thời gian nào nên quán sát tướng nào, chớ nên buông lung.

(Trung A Hàm, Kinh Sa-môn Nhị Thập Ức, Phẩm 11, số 123)

  1. 170. ĐẠI CĂN TRÍ CỦA NHƯ LAI

A-nan, ví như hạt lúa giống không hư, không vỡ, không mục, không nứt, không bị gió, nắng làm thương tổnmùa thu được cất giấu kín đáo. Nếu người cư sĩ giỏi, sửa sang khoảnh ruộng tốt rồi vãi hạt giốngvào và mưa xuống phải thời, thì này A-nan, ý ông nghĩ sao, hạt giống ấy có dần dần lớn lên được chăng?

Tôn giả A-nan thưa: Bạch Thế Tôn, có thể vậy.

Cũng vậy, A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp thiện, cũng thành tựu pháp bất thiện. Sau đó Như Lai dùng Tha tâm trí lại quán sát tâm người này, biết người này diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện; người này đã diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện, nhưng thiện căn còn sót chưa đoạn tuyệtTừ thiện căn đó, thiện pháp sẽ lại phát sanh. Như vậy là người này đạt được pháp thanh tịnh. A-nan, đó gọi là Đại nhân căn trí của Như LaiNhư Lai hiểu biếtchân chánh về gốc rễ của các pháp như vậy.
(Trung A Hàm, Kinh A-Nô-Ba, Phẩm 10, số 112)

  1. 171. ĐẠI NHƯ Ý TÚC

Tôn giả Xá-lê Tử hỏi rằng: Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Đại Ca-diếp, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?’

Hiền giả Đại Mục-kiền-liên liền đáp rằng, ‘Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo nào có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, được tự tại vô lượng như ý túcthực hành vô lượng như ý túc, có thể biến một thành nhiều, hợp nhiều làm thành một, một thì trụ trên một, được biết, được thấy; không bị trở ngại bởi vách đá, cũng như đi trong hư không; chìm xuống đất như chìm xuống nước, đi trên nước như đi trên đất; ngồi xếp kiết già mà bay trên không như chim bay liệng; với mặt trời và mặt trăng này vốn có đại như ý túc, đại phước hựu, đại oai thần mà có thể đưa tay bắt nắm, thân cao đến trời Phạm thiênTôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la’.

Thế Tôn khen rằng: Lành thay! Xá-lê Tử, đúng như lời Tỳ-kheo Mục-kiền-liên đã nói. Vì sao? Vì Tỳ-kheo Mục-kiền-liên có Đại như ý túc.

(Trung A Hàm, Kinh Ngưu Giác Sa-la Lâm, Phẩm 15, số 184)

  1. 172. ĐẠI TÂM GIẢI THOÁT

Nếu có Sa-môn, Phạm chí nào ở chỗ vô sự hoặc đến gốc cây, chỗ yên tịnh, y trên một gốc cây, ý cởi mở, đại tâm giải thoát biến mãn, thành tựu an trụ, chỉ với giới hạn bằng chừng đó, tâm giải thoát không vượt hơn chỗ đó.

Nếu không y trên một cây, thì hãy y trên hai, hay ba gốc cây, ý cởi mở, đại tâm giải thoát biến mãn, thành tựu an trụ, với giới hạn bằng chừng đó, tâm giải thoát không vượt hơn chỗ đó. Nếu không y trên hai, hay ba gốc cây thì hoặc y trên một khu rừng. Nếu không y trên một khu rừng thì hoặc y trên hai, ba khu rừng. Nếu không y trên hai, ba khu rừng, nên y trên một thôn. Nếu không y trên một thôn thì nên y trên hai, ba thôn. Nếu không y trên hai, ba thôn thì hoặc y trên một nước. Nếu không y trên một nước, thì nên y trên hai, ba nước. Nếu không y trên hai, ba nước thì hoặc y vào đại địacho đến đại hải, ý cởi mở, đại tâm giải thoát biến mãn, thành tựu an trú, với giới hạn bằng đó, tâm giải thoát không vượt hơn chỗ đó. Đó là đại tâm giải thoát.

(Trung A Hàm, Kinh Hữu Thắng Thiên, Phẩm 7, số 79)

  1. 173. ĐẢNH PHÁP

Đa văn Thánh đệ tử chân thật, nhân nơi tâm tư niệm, tư lương, khéo quán sátphân biệt về vô thường, khổ, không, phi ngã. Vị ấy khi tư niệm như vậy, tư lương như vậy, khéo quán sátphân biệt như vậy, liền phát sanh nhẫn, phát sanh lạc, phát sanh dục, tức mong cầu nghe, mong cầu niệm, mong cầu quán. Đó gọi là đảnh pháp.

(Trung A Hàm, Kinh Thuyết Xứ, Phẩm 7, số 86)

  1. 174. DANH SẮC

Tỳ-kheo biết như thật về danh sắc, biết như thật về tập của danh sắc, diệt của danh sắc và diệt đạo của danh sắc.

Thế nào là biết như thật về danh sắc? Đó là bốn ấm phi sắclà danh. Thế nào là biết về sắc? Bốn đại và sắc do bốn đại tạo. Đây là nói về sắc, trước đó nói về danh, đó là danh sắc.

Thế nào là biết như thật về tập của danh sắc? Do thức mà có danh sắc.

Thế nào là biết như thật về diệt của danh sắc? Thức diệt tức danh sắc diệt?

Thế nào là biết như thật về diệt đạo của danh sắc? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định là tám.

Đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Câu-hi-la, Phẩm 3, số 29)

  1. 175. ĐẠO HẠNH SA MÔN

Vị ấy như vậy thành tựu giới, thân thanh tịnh, miệng, ý thanh tịnh, không tham lam, trong tâm không có sân nhuế, không có thụy miên, không trạo cử kiêu ngạo, đoạn nghi trừ hoặc, chánh niệm chánh trí, không có ngu si.

Tâm vị ấy câu hữu với từ, biến mãn một phương, thành tựu an trú. Cũng vậy, hai, ba, bốn phương, phương trên, phương dưới và bốn phương bàng, khắp tất cả, tâm của vị ấy câu hữu với từ, không kết không oán, không nhuế không tranh, rất rộng lớn, khéo tu vô lượng, biến mãn tất cả thế gianthành tựuan trú. Cũng vậy, tâm bitâm hỷ câu hữu với xả, không kết không oán, không nhuế, không tranh, rất rộng lớn, khéo tu vô lượng, biến mãn tất cả thế gianthành tựu an trú.

Vị ấy tự nghĩ: Có thô, có diệu, có tưởng, dẫn đến thượng xuất yếu, biết như thật. Sau khi biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục lậutâm giải thoát hữu lậu và vô minh lậu. Sau khi đã giải thoát, vị ấy biết như thật ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’.

Cũng như cách làng nọ không xa, có ao tắm tốt, nước trong chảy tràn, cỏ xanh phủ bờ, cây hoa bốn phía. Giả sử có một người từ phương Đông đến, bị đói khát mệt mỏi, cởi áo bỏ trên bờ, xuống ao mặc sức tắm rửa sạch bụi nhơ, trừ khử nóng bức và khát. Phương Nam, phương Tây, phương Bắc cũng vậy, giả sử có một người từ các phương đó đến bị đói khát mệt mỏi, cởi áo bỏ trên bờ, xuống ao mặc sức tắm rửa sạch bụi nhơ, trừ khử nóng bức và khát.

Cũng vậy, một thiện nam tử dòng Sát-đế-lợi, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đìnhsống không gia đìnhxuất gia học đạothực hành nội tâm tĩnh chỉ, khiến được nội tâm tĩnh chỉ. Người với nội tâm tĩnh chỉ, Ta nói người ấy là Sa-môn, là Phạm chí, là Thánh, là Tịnh dục.

(Trung A HàmKinh Mã Ấp II, Phẩm 15, số 183)

  1. 176. ĐẠO TỪ CHÁNH NIỆM MÀ CHỨNG ĐẮC

Thế nào là đạo từ chánh niệm chứ không phải từ tà niệm mà chứng đắc?

Tỳ-kheo quán nội thân như thân, quán nội thọ, nội tâmnội pháp như pháp.

(Trung A Hàm, Kinh Bát Niệm, Phẩm 7, số 74)

  1. 177. ĐẠO TỪ KHÔNG HÝ LUẬN MÀ CHỨNG ĐẮC

Thế nào là đạo từ không hý luận, ưa không hý luậnhành không hý luận; chứ không phải từ hý luận, không phải từ ưa hý luận, không phải từ hành hý luận mà chứng đắc?

Tỳ-kheo tâm ý thường diệt hý luậnan lạc, trú trong Vô dư Niết-bàn, tâm thường lạc trú, hoan hỷý giải.

(Trung A Hàm, Kinh Bát Niệm, Phẩm 7, số 74)

  1. 178. ĐẠO TỪ TINH TẤN MÀ CHỨNG ĐẮC

Thế nào là đạo từ tinh tấn chứ không phải từ biếng nhác mà chứng đắc?

Tỳ-kheo thường hành tinh tấnđoạn ác bất thiện, tu các thiện pháp, thường tự khởi ý, chuyên nhất kiên cố, vì các gốc rễ thiện mà không hề từ bỏ khó nhọc.

(Trung A Hàm, Kinh Bát Niệm, Phẩm 7, số 74)

  1. 179. ĐẠO TỪ TỊNH Ý MÀ CHỨNG ĐẮC

Thế nào là đạo từ định ý chứ không phải từ loạn ý mà chứng đắc?

Tỳ-kheo ly dục, ly pháp ác bất thiệncho đến chứng đắc đệ Tứ thiềnthành tựu và an trụ.

(Trung A Hàm, Kinh Bát Niệm, Phẩm 7, số 74)

  1. 180. ĐẠO TỪ TRI TÚC MÀ CHỨNG ĐẮC

Thế nào là đạo từ tri túc chứ không phải từ không nhàm tởm mà chứng đắc?

Tỳ-kheo hành tri túc, áo dùng để che thân, ăn đủ nuôi thân. Đó là đạo từ tri túc chứ không phải từ khôngnhàm tởm mà chứng đắc.

(Trung A Hàm, Kinh Bát Niệm, Phẩm 7, số 74)

  1. 181. ĐẠO TỪ TRÍ TUỆ MÀ CHỨNG ĐẮC

Thế nào là đạo từ trí tuệ chứ không phải từ ngu si mà chứng đắc?

Tỳ-kheo tu hạnh trí tuệquán pháp hưng suy, chứng đắc trí như thật, thánh tuệ minh đạt, phân biệt rõ ràng để dứt sạch khổ một cách chính đáng.

(Trung A Hàm, Kinh Bát Niệm, Phẩm 7, số 74)

  1. 182. ĐẠO TỪ VIỄN LY MÀ CHỨNG ĐẮC

Thế nào là đạo từ viễn ly chứ không phải từ ưa tụ hội, sống chỗ tụ hội, hội hợp nơi tụ hội mà chứng đắc?

Tỳ-kheo thực hành hạnh viễn lythực hành hai hạnh viễn ly là thân và tâm đều viễn ly.

(Trung A Hàm, Kinh Bát Niệm, Phẩm 7, số 74)

  1. 183. ĐẠO TỪ VÔ DỤC MÀ CHỨNG ĐẮC

Thế nào là đạo từ vô dục mà chứng đắc, chứ không phải từ hữu dục?

Tỳ-kheo đạt được vô dục, tự biết đạt được vô dục, không tỏ cho kẻ khác biết mình vô dục; đạt được tri túcđạt được viễn lyđạt được tinh cầnđạt được chánh niệmđạt được định ý, đạt được trí tuệđạt được không hý luận, tự biết đạt được không hý luận, không muốn tỏ cho người khác biết mình vô dục.

(Trung A Hàm, Kinh Bát Niệm, Phẩm 7, số 74)

  1. 184. ĐẠT ĐẾN KHỔ BIÊN

A-nan, nếu ai không đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kémtâm không an trụ vững vàng trên bốn niệm xứ, không tu bảy giác ý, không chứng đắc Vô thượng chánh đẳng giác mà đạt đến khổ biên, trường hợp này hoàn toàn không có.

Nếu ai đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, an trụ vững vàng trên bốn niệm xứ, tu bảy giác ýchứng đắc Vô thượng chánh đẳng giácđạt đến khổ biên, trường hợp này tất có.

(Trung A HàmKinh Đa Giới, Phẩm 14, số 181)

  1. 185. ĐẠT PHẠM HẠNH

Các ngươi hãy biết lậu, nhân sinh của lậu, biết sự hữu báo của lậu, biết sự thắng liệt của lậu, biết sự diệt tận của lậu, biết lậu diệt đạo.

Các ngươi hãy biết thọ, biết nhân sanh của thọ, biết sự hữu báo của thọ, biết sự thắng liệt của thọ, biết sự diệt tận của thọ, biết thọ diệt đạo.

Các ngươi hãy biết tưởng, biết nhân sanh của tưởng, biết sự hữu báo của tưởng, biết sự thắng liệt của tưởng, biết sự diệt tận của tưởng, biết tưởng diệt đạo.

Các ngươi hãy biết dục, biết nhân sanh của dục, biết hữu báo của dục, biết sự thắng liệt của dục, biết sự diệt tận của dục, biết dục diệt đạo.

Các ngươi hãy biết nghiệp, biết nhân sanh của nghiệp từ đâu sanh, biết hữu báo của nghiệp, biết sự thắng liệt của nghiệp, biết sự diệt tận của nghiệp, biết nghiệp diệt đạo.

Các ngươi hãy biết khổ, biết nhân sanh của khổ, biết sự hữu báo của khổ, biết sự thắng liệt của khổ, biết sự diệt tận của khổ, biết khổ diệt đạo.

Đó gọi là đạt phạm hạnh, có thể diệt tận tất cả lậu.

(Trung A Hàm, Kinh Đạt Phạm Hạnh, Phẩm 10, số 111)

  1. 186. ĐẠT PHẠM HẠNH CỦA THỌ

Tỳ-kheo khi thọ nhận cảm thọ lạc, liền biết đang thọ nhận cảm thọ lạc.

Khi thọ nhận cảm thọ khổ liền biết đang thọ nhận cảm thọ khổ.

Khi thọ nhận cảm thọ không khổ không lạc, liền biết đang thọ nhận cảm thọ không khổ không lạc.

Khi thân thọ nhận cảm thọ lạc, thân thọ nhận cảm thọ khổ, thân thọ nhận cảm thọ không khổ không lạc.

Khi tâm thọ nhận cảm thọ lạc, tâm thọ nhận cảm thọ khổ, tâm thọ nhận cảm thọ không khổ không lạc.

Cảm thọ lạc khi ăn, cảm thọ khổ khi ăn, cảm thọ không khổ không lạc khi ăn.

Cảm thọ lạc khi không ăn, cảm thọ khổ khi không ăn, cảm thọ không khổ không lạc khi không ăn.

Cảm thọ lạc khi có dục, cảm thọ khổ khi có dục, cảm thọ không khổ không lạc khi có dục.

Cảm thọ lạc khi không có dục, cảm thọ khổ khi không có dục, cảm thọ không khổ không lạc khi không có dục, thì biết có cảm thọ không khổ không lạc khi không có dục.

Đó là biết sự thắng liệt của thọ.
Thế nào là biết sự diệt tận của thọ? Biết xúc diệt, thọ liền diệt.

Thế nào là biết thọ diệt đạo? Biết Thánh đạo tám chi, từ chánh kiến cho đến chánh định.

Đó gọi là đạt phạm hạnh, có thể diệt tận tất cả thọ.

(Trung A Hàm, Kinh Đạt Phạm Hạnh, Phẩm 10, số 111)

  1. 187. DẤU CHÂN VOI

Này chư Hiền, cũng như trong các dấu chân của loài thú vậtdấu chân voi là bậc nhất. Vì sao thế? Vì dấu chân voi rất là to lớn vậy.

Cũng vậy, có vô lượng thiện pháp, thì tất cả các thiện pháp ấy đều thu nhiếp vào bốn Thánh đếđi vàotrong bốn Thánh đế. Nghĩa là trong tất cả pháp, bốn Thánh đế là tối thượng bậc nhất.

Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đếKhổ tậpKhổ diệt và Khổ diệt đạo Thánh đế.

(Trung A Hàm, Kinh Tượng Tích Dụ, Phẩm 3, số 30)

  1. 188. ĐÂU SUẤT ĐÀ THIÊN

‘Lạc thú của nhân vương không bằng lạc thú của chư Thiên’. Nhân gian bốn trăm năm thì Đâu-suất-đà thiên mới là một ngày một đêm. Như vậy, ba mươi ngày đêm là một tháng, mười hai tháng là một năm. Bốn ngàn năm như vậy là tuổi thọ của Đâu-suất-đà thiên.

Tất có trường hợp này, là thiện nam tử hay thiện nữ nhân thọ trì Thánh trai tám chi này, khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh lên Đâu-suất-đà thiên.

(Trung A Hàm, Kinh Trì Trai, Phẩm 17, số 202)

  1. 189. ĐỆ TỬ XỨNG ĐÁNG

1) Tôn sư thích an trú viễn lyđệ tử trưởng thượng, trung, hạ cũng học theo hạnh viễn ly. Vị đệ tử này vì vậy đáng được tán thưởng.

2) Nếu Tôn sư dạy những pháp phải đoạn trừ và đệ tử trưởng thượng, trung, hạ đoạn trừ những pháp ấy. Vị đệ tử trưởng thượng này vì vậy đáng tán thưởng.

3) Với những điều có thể thủ chứng thì đệ tử trưởng thượng, trung, hạ tinh tấn cầu học, không bỏ phương tiện. Vị đệ tử này vì vậy đáng được tán thưởng.

Nếu bậc Tôn sư có pháp luật, thích an trú viễn ly và đệ tử trưởng thượng, trung, hạ cũng thích đời sốngviễn ly thì những đệ tử ấy có ba điều đáng tán thưởng này.

(Trung A Hàm, Kinh Cầu Pháp, Phẩm 8, số 88)

  1. 190. ĐỀ-BÀ-ĐẠT-ĐA

Ta xác định rằng Đề-bà-đạt-đa chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục, ở đấy trọn kiếp, không thể cứu vớt.

Ví như cách thôn nọ không xa, có một hầm phẩn sâu rộng, có người bị lọt vào đấy, chìm xuống tận đáy. Có người đi đến trông thấy, phát khởi lòng đại từ đại bi, mong muốn cho được sự lợi ích và phước lành, được an ổn, khoái lạc. Người ấy nhìn quanh rồi nói, ‘Người này có chỗ nào như lông, tóc không bị dính phẩn để ta có thể nắm kéo lên chăng?’ Người ấy nhìn khắp châu thân nhưng không thấy có chỗ nào bằng một sợi lông, một cọng tóc mà không bị dính phẩn để có thể dùng tay nắm kéo lên được’.

(Trung A Hàm, Kinh A-Nô-Ba, Phẩm 10, số 112)

  1. 191. ĐẾN CỘI BỒ ĐỀ

Rồi Ta đi về phía nam núi Tượng đỉnh, đến tại Uất-bệ-la, một ngôi làng của Phạm chí tên gọi là Tư na, đây là một khoảng đất xinh xắn, khả ái, núi rừng sầm uất, sông Ni-liên-thuyền với dòng nước trong xanh chảy lên bờ. Ta thấy khoảnh đất ấy bèn nghĩ rằng, ‘Nếu một thiện nam tử muốn học đạo, nên ở nơi này mà học, Ta cũng học đạo; vậy Ta hãy ở nơi này mà học. Rồi Ta ôm cỏ đến cây giác thọ. Đến nơi, Ta rải cỏ xuống, trải ni-sư-đàn lên và ngồi kiết già, kỳ hạn sẽ không rời khỏi chỗ ngồi cho đến khi nào chứng đắc Lậu tận. Và Ta không rời khỏi chỗ ngồi cho đến khi chứng đắc Lậu tận.

Ta tìm cầu sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn, liền đạt được sự không bệnh, vô thượng an ổnNiết-bàn. Tìm cầu sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn. Liền đạt được sự không già không chết, không ưu bi sầu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn, sanh tri, sanh kiến, định đạo phẩm pháp, ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, biết như thật không còn tái sanh nữa’.

(Trung A Hàm, Kinh La-Ma, Phẩm 17, số 204)

  1. 192. ĐẾN NIẾT BÀN

Tu dục, định thành tựu đoạn như ý túc, y trên viễn ly, y trên vô dục, y diệt, y xả, thú hướng phi phẩm. Tu tinh tấn định, tâm định tư duythành tựu đoạn như ý túc, y trên viễn ly, y trên vô dục, y diệt y xả, thú hướng phi phẩm và kham nhiệm là thứ năm. Vị ấy thành tựu kham nhiệm cho đến mười lăm pháp này thành tựu tự thọ, chắc chắn đạt đến tri, đến kiến, đến Chánh đẳng chánh giác, đến cửa cam lồcận trụNiết-bàn. Ta nói không có sự kiện không đi đến Niết-bàn.

Cũng như gà sanh mười trứng, hoặc mười hai trứng, luôn luôn ấp ủ, luôn luôn sưởi ấm, luôn luôn trông chừngGiả sử con gà mái ấy buông trôi, nhưng bên trong đã có gà con nó sẽ lấy chân mà chọi, lấy mỏ mà mổ vỏ trứng, tự nó bình an chui ra. Nó là con gà con đệ nhất. Cũng vậy, Tỳ-kheo thành tựu, kham nhiệm cho đến mười lăm pháp này, tự thọ, chắc chắn đạt đến tri kiến, đến chánh đẳng giác, đến cửa cam lồcận trụ Niết-bàn. Ta nói, không có sự kiện không đi đến Niết-bàn.

(Trung A Hàm, Kinh Tâm Uế, Phẩm 17, số 207)

  1. 193. ĐỊA GIỚI

Cái gì là địa giới? Nội địa giới và ngoại địa giới.

Nội địa giới là những gì ở trong thân, được thâu nhiếp trong thân như vật cứng, có tính chất cứng, được chấp thọ bên trong. Đó là những gì? Đó là tóc, lông, móng, răng, da thô và mịn, thịt, gân, xương, tim, thận, gan, phổi, lá lách, ruột, bao tử, phẩn và những thứ khác tương tự như vậy ở trong thân, được thâu nhiếp bên trong, có tính chất cứng, bị chấp thủ bên trong. Đó là nội địa giới.

Ngoại địa giới là lớn, là tịnh, là không đáng tởm. Có lúc bị thủy tai, khi ấy ngoại địa giới tiêu diệt.

(Trung A Hàm, Kinh Tượng Tích Dụ, Phẩm 3, số 30)

  1. 194. DIỆT TẬN ĐỊNH VÀ VÔ TƯỞNG ĐỊNH

Ưu-bà-di Tì-xá-khư hỏi rằng: Bạch Ni sư, một người diệt tận định và một người nhập vô tưởng địnhkhác nhau thế nào?

Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: Một người nhập diệt tận định thì tưởng và tri đều diệt còn một người nhập vô tưởng định thì tưởng và tri không diệt. Đó là sự khác biệt giữa một người nhập diệt tận định và nhập vô tưởng định.

Hỏi: Bạch Ni sư, một người từ diệt tận định ra và từ vô tưởng định ra khác nhau như thế nào?

Đáp: Tỳ-kheo từ diệt tận định ra không khởi suy nghĩ này, ‘Ta từ diệt tận định ra’. Tỳ-kheo khi từ vô tưởng định ra, khởi ý nghĩ này, ‘Ta là hữu tưởng? Hay ta là vô tưởng?’ Đó là sự khác nhau giữa một người từ diệt tận định ra và từ vô tưởng định ra.

(Trung A Hàm, Kinh Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc, Phẩm 17, số 210)

  1. 195. DIỆT TẬN LẬU

Thế nào là biết sự diệt tận của lậu? Biết vô minh diệt, lậu liền diệt.

(Trung A Hàm, Kinh Đạt Phạm Hạnh, Phẩm 10, số 111)

  1. 196. DIỆT TẤT CẢ NGHIỆP

Thế nào là biết nghiệp? Biết có hai nghiệp, nghiệp và nghiệp đã tư.

Thế nào là biết nhân sanh của nghiệp? Biết từ do xúc nên có nghiệp.

Đó là biết nhân sanh của nghiệp báo đen, nghiệp trắng có quả báo trắng, nghiệp đen trắng có quả báođen trắng, hoặc nghiệp không đen không trắng thì không có quả báo và nghiệp tận.

Thế nào là biết sự thắng liệt của nghiệp? Biết có nghiệp sanh vào địa ngục, có nghiệp sanh vào súc sanh, có nghiệp sanh vào ngạ quỷ, có nghiệp sanh vào cõi trời, hoặc có nghiệp sanh vào cõi người.

Thế nào là biết sự diệt tận của nghiệp? Biết xúc diệt, nghiệp liền diệt.

Thế nào là biết nghiệp diệt đạo? Biết Thánh đạo tám chi, từ chánh kiến cho đến chánh định.

Đó gọi là đạt phạm hạnh, có thể diệt tận tất cả nghiệp.

(Trung A Hàm, Kinh Đạt Phạm Hạnh, Phẩm 10, số 111)

  1. 197. DIỆT TRỪ TÂM THAM

Ngay đời này, nay đã đoạn trừ tham lamtâm không não hại; thấy của cải của kẻ khác hay các vật dụngcần cho sự sống, ta không móng khởi tham lam, muốn chiếm đoạt cho ta. Đối với tham tâm, ta đã tịnh trừ; cũng vậy, đối với sân nhuếthụy miên, điệu hối và nghi. Ngay trong đời này, ta đã đoạn trừ nghihoặc, đối với các pháp thiện không còn do dự, đối với tâm nghi hoặc, ta đã tịnh trừ.

Ngay trong đời này các ông cũng nên đoạn trừ tham, tâm không não hại, thấy của cải của kẻ khác hay các vật dụng cần cho sự sống, không nên sanh khởi tham lam, muốn chiếm đoạt cho mình. Đối với tham tâm, các ông nên tịnh trừ; cũng vậy, đối với sân nhuếthụy miên, điệu hối và nghi. Ngay trong đờinày, các ông nên đoạn nghi hoặc, đối với các pháp thiện không nên do dự.

(Trung A Hàm, Kinh A-Già-la-ha-na, Phẩm 12, số 159)

  1. 198. ĐỊNH CÙNG VỚI HỶ, LẠC, XẢ

Nên tu tập định có giác có quán, định không giác ít quán, định không giác không quán, cũng nên tu tậpđịnh câu hữu với hỷ, định câu hữu với lạc, định câu hữu với định, định câu hữu với xả. Này Tỳ-kheo, nếu tu tập các định này, tu tập một cách khéo léo thì này Tỳ-kheo, tâm hãy cùng với từ tương ưng, biến mãn một phương, thành tựu và an trú. Cũng như vậy, hai, ba bốn phương, phương trên, phương dưới, châu biến cùng khắp, tâm cùng với từ tương ưng, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng rãi bao lavô lượng, khéo tu tập, biến mãn cùng khắp thế gianthành tựu và an trú. Này Tỳ-kheo, nếu ngươi tu tập các định này, tu một cách khéo léo thì nên an trụ phương Đông, chắc chắn được an lạc, không có các tai hoạn đau khổ. Nếu an trụ phương Nam, phương Tây và phương Bắc, chắc chắn an lạc, không có các tai hoạn đau khổ.

Này Tỳ-kheo, nếu ngươi tu tập các định này một cách khéo léo, đối với các thiện mà ngươi đã an trú, Ta không còn nói đến, huống là sự suy thoái. Các pháp thiện cứ ngày đêm tăng trưởng, chứ không suy thoái.

(Trung A Hàm, Kinh Úc-già-chi-la, Phẩm 7, số 76)

  1. 199. ĐÌNH TRỤ CỦA THIỆN PHÁP

Thế nào là sự đình trụ của thiện pháp, không thối thất không tăng tiến?

Tỳ-kheo nếu có dốc tín, cấm giới, bác văn, bố thítrí tuệbiện tàithánh giáo và sở đắc của thánh giáo; đối với các pháp này, vị ấy trụ, chứ không thối, không tăng.

(Trung A Hàm, Kinh Trụ Pháp, Phẩm 8, số 95)

  1. 200. ĐỊNH VÔ TƯỞNG ĐẠO

Dù là dục của đời này hay dục của đời sau, dù là sắc của đời này hay sắc của đời sau, dù là dục tưởngcủa đời này hay dục tưởng của đời sau, dù là sắc tưởng của đời này hay sắc tưởng của đời sau và bất động tưởng, vô sở hữu xứ tưởng, tất cả tưởng ấy đều là pháp vô thường, khổ và diệt. Bấy giờ vị ấy đắc Vô tưởng.

Vị ấy hành như vậy, học như vậy, tu tập và phát triển như vậy, thì ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh, Tỳ-kheo ấy hoặc nhờ đó mà nhập vô tưởng, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chungnhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến vô tưởng xứ. Đó là nói về định vô tưởng đạo.

(Trung A Hàm, Kinh Tịnh Bất Động Đạo, Phẩm 7, số 75)

  1. 201. DO BỞI SÂN HẬN

Người hay sân nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi phối bởi sân nhuếtâm không bỏ sân nhuếthân khẩu ý tạo ác nghiệp. Người ấy sau khi thân, khẩu, ý tạo ác nghiệp, thân hoại mạng chung chắc chắnđến chỗ ác, sanh trong địa ngục. Vì sao như vậy? Vì bị chi phối bởi sân nhuếtâm không bỏ sân nhuế.

(Trung A Hàm, Kinh Oán Gia, Phẩm 11, số 129)

  1. 202. DO BỦN XỈN MÀ CÓ CHẤP THỦ

Nhân của bảo thủtập khởi của bảo thủ, bản của bảo thủ, duyên của bảo thủ, gọi đó là keo kiệt vậy. Vì sao? Vì duyên keo kiệt nên có bảo thủ.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Nhân, Phẩm 9, số 97)

  1. 203. DO CHẤP THỦ NÊN CÓ HIỆN HỮU

Nhân của hữu, tập khởi của hữu, bản của hữu, duyên của hữu, gọi đó là thủ. Vì sao? Vì duyên thủ nên có hữu.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Nhân, Phẩm 9, số 97)

  1. 204. DO ĐẮM TRƯỚC MÀ CÓ BỎN XẺN

Nhân của bỏn sẻn, tập khởi của bỏn sẻn, bản nguyên của bỏn sẻn, duyên của bỏn sẻn, gọi đó là đắm trước. Vì sao? Vì duyên đắm trước nên có bỏn sẻn.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Nhân, Phẩm 9, số 97)

  1. 205. DO DỤC MÀ BỊ THOÁI CHUYỂN

Dục tuyệt đối không có lạc, chỉ có vô lượng khổ hoạn. Đa văn Thánh đệ tử nếu không biết đúng như thật, vị ấy bị dục phủ kín, không đạt được an lạc do xả và vô thượng tịch tĩnh. Ma-ha-nam, Đa vănThánh đệ tử như vậy sẽ nhân nơi dục mà bị thoái chuyển.

(Trung A Hàm, Kinh Khổ Ấm, Phẩm 9, số 100)

  1. 206. DO DỤC MÀ CÓ ĐẮM TRƯỚC

Nhân của đắm trước, tập khởi của đắm trước, bản của đắm trước, duyên của đắm trước, gọi đó là dục. Vì sao? Vì duyên dục nên có đắm trước.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Nhân, Phẩm 9, số 97)

  1. 207. DO KHÔNG CHẤP THỦ NÊN KHÔNG SỢ HÃI

Những gì thuộc về sáu kiến xứ ấy mà thấy không phải là sở hữu của ta, ta không phải là sở hữu của chúng, cũng không phải là thần ngã, và do không kiến chấp như vậy, nên không chấp thủ thế gian này.

Do không chấp thủ thế gian này nên không có sợ hãi. Do không sợ hãi mà chứng đắc Niết-bàn, biết như thật rằng, ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa.

(Trung A Hàm, Kinh A-lê-tra, Phẩm 16, số 200)

  1. 208. ĐỐ KỴ

Thế nào là Đa văn Thánh đệ tử y trên không đố kỵ thù nghịch mà đoạn trừ đố kỵ thù nghịch? Đa vănThánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Ai đố kỵ thù nghịch tất phải thọ ác báo đời này và đời sau. Nếu ta đố kỵthù nghịch ấy là tự hại và cũng xuyên tạc hủy báng người khác. Chư Thiên và các vị phạm hạnh có trí sẽ chê bai học giới của ta, các phương đều nghe đồn tiếng xấu của ta. Khi thân hoại mạng chung tất phải đi đến ác xứ, sanh trong địa ngục. Ai đố kỵ thù nghịch tất phải thọ ác báo này đời này và đời saunhư vậy, nay ta có nên y cứ trên không đố kỵ thù nghịch mà đoạn trừ đố kỵ thù nghịch chăng?’ Rồi vị ấy y cứ trên không đố kỵ thù nghịch mà đoạn trừ đố kỵ thù nghịch. Như vậy, Đa văn Thánh đệ tử y cứ trên không đố kỵ thù nghịch mà đoạn trừ đố kỵ thù nghịch.

(Trung A Hàm, Kinh Bô-lị-đa, Phẩm 17, số 203)

  1. 209. ĐỘ NGỌ

Này các Tỳ-kheo, Ta chỉ ăn trong một lần ngồi. Do chỉ ăn trong một ăn trong một lần ngồi, Ta vô vi, vô cầu, không có các tật bệnh, thân thể nhẹ nhàng thoải mái, khí lực khang cường, an ổn khoái lạc. Các ngươi cũng nên chỉ ăn trong một lần ngồi; do chỉ ăn trong một lần ngồi, các ngươi sẽ vô vi, vô cầu, không có các tật bệnh, thân thể nhẹ nhàng thoải mái, khí lực khang cường an ổn khoái lạc.

(Trung A Hàm, Kinh Bạt-Đà-Hòa-Lợi, Phẩm 16, số 194)

  1. 210. DO SUY NIỆM

Dục là do nhân niệm và duyên nơi niệm, từ nơi niệm mà phát sanh; do niệm mà có; nếu không có suy niệm thì không có dục.

(Trung A Hàm, Kinh Thích Vấn, Phẩm 11, số 134)

  1. 211. DO XÚC MÀ CÓ BA THỌ

Nhân của thọ, tập khởi của thọ, bản của thọ, duyên của thọ, gọi đó là xúc. Vì sao? Vì duyên xúc nên có thọ vậy.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Nhân, Phẩm 9, số 97)

  1. 212. ĐỌA ĐỊA NGỤC DO DỤC

Vì chúng sanh nhân nơi dục, duyên nơi dục, lấy dục làm gốc nên thân làm ác, khẩu và ý làm ác. Kẻ đó vì thân làm ác, khẩu và ý làm ác nên nhân nơi đó, duyên nơi đó mà khi thân hoại mạng chung phải đến chỗ ác, sanh vào địa ngục.

Đó là những nỗi khổ ở đời sau nhân nơi dục, duyên nơi dục, lấy dục làm gốc.

(Trung A Hàm, Kinh Khổ Ấm, Phẩm 9, số 100)

  1. 213. ĐOAN CHÁNH

Do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ có thân hình đoan chánh? Nếu có kẻ nam hay người nữ nào tánh không nóng nảy, không hay bực dọc, người ấy nghe lời nói êm ái hay thô bỉ cục cằn không nổi cơn giận dữ, không ganh ghét sanh ra buồn rầu, không nổi thịnh nộ tranh chấp.

Người ấy thọ nghiệptác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn tiến lên chỗ lành, sanh vào trong cõi trờiMãn kiếp ở cõi trời lại sanh vào nhân gian, hình thể đoan chánh.

(Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 13, số 170)

  1. 214. ĐOẠN TRỪ ÁC BẤT THIỆN

Tỳ-kheo thường hành tinh tấn, đoạn trừ ác bất thiệntu tập các thiện pháp, hằng tự khởi ý, chuyên nhấtkiên cố, đối với các gốc rễ thiện pháp không từ bỏ phương tiện. Khi chúng tôi thấy Tỳ-kheo nào rất tinh cần thì chúng tôi cùng ái kính, tôn trọngcúng dường, tôn phụng, lễ sự Tỳ-kheo ấy.

(Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 13, số 170)

  1. 215. ĐOẠN TRỪ BỐN THỦ

Nếu có Đức Như Lai ra đời, là Vô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện ThệThế Gian GiảiVô Thượng SĩĐạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, gọi là Phật, là Đấng Chúng Hựu, Ngài cũng chủ trương đoạn trừ thủ. Ngay trong đời này, Ngài chủ trương đoạn trừ tất cả thủ, thi hành đoạn trừ dục thủgiới thủkiến thủ, ngã thủ. Bốn thủ này nhân nơi đâu? Tập khởi do đâu? Phát sinh từ đâu? Lấy gì làm gốc?

Nếu thọ này nhân nơi vô minh, phát sanh từ vô minh, lấy vô minh làm gốc, nếu có Tỳ-kheo vô minh đã diệt tận, minh tuệ đã phát sanh, vị đó từ đây không còn trở lại chấp thủ dục, chấp thủ giới, chấp thủ kiến và chấp thủ ngã nữa. Vị đó đã không chấp thủ rồi thì không còn lo sợ. Đã không lo sợ nên đoạn trừ nhân duyênchắc chắn chứng đắc Niết-bàn và biết đúng như thật rằng ‘Sự sanh đã hết, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh’.

(Trung A HàmKinh Sư Tử Hống, Phẩm 9, số 103)

  1. 216. ĐOẠN TRỪ NĂM HẠ PHẦN KIẾT SỬ

A-nan, hoặc có một hạng người bị dục quấn chặt. Nếu dục triền đã sanh, liền biết như thật về sự xả ly; biết như thật về sự xả ly rồi dục triền nơi người ấy liền diệt. A-nan, ở đây một người bị nhuế quấn chặt; nếu nhuế triền phát sanh, liền biết như thật về sự xả ly. Nếu biết như thật về sự xả ly rồi, nhuế triền nơi người ấy liền diệt. A-nan ở đây có một người bị thân kiến quấn chặt. Nếu thân kiến đã quấn chặt, liền biết như thật về sự xả ly. Biết như thật về sự xả ly rồi, thân kiến triền nơi người ấy liền diệt. A-nan, ở đây có một người bị giới thủ quấn chặt. Nếu giới thủ triền đã sanh, liền biết như thật về sự xả ly. Biết như thật về sự xả ly rồi, giới thủ triền nơi người ấy liền diệt. A-nan, ở đây một người bị nghi quấn chặt, nếu nghi triền đã sanh, liền biết như thật về sự xả ly. Biết như thật về sự xả ly rồi, nghi triền nơi người ấy liền diệt.

Này A-nan, y trên đạo này, y trên đạo tích này mà đoạn trừ năm hạ phần kết.

Cũng như sông Hằng-già với nước chảy tràn lên bờ. Nếu có một người đến, có công việc ở bờ bên kianên muốn qua sông. Người ấy suy nghĩ rằng, ‘Sông Hằng-già này nước chảy tràn lên bờ. Ta có công việc bờ bên kia nên muốn qua sông. Nhưng tự thân ta không đủ sức để bình an lội sang bờ bên kia’. A-nan, nên biết rằng người ấy không đủ sức. Cũng vậy, này A-nan, nếu ai đối với sự chứng giác, với tịch diệt, với Niết-bàn mà tâm không thú hướng, không thanh tịnh, không trụ nơi giải thoát; A-nan, nên biết người ấy cũng giống như người gầy yếu không sức lực kia.

Cũng như sông Hằng-già với nước chảy tràn lên bờ. Nếu có một người đến, có công việc ở bờ bên kianên muốn qua sông. Người ấy nghĩ rằng, ‘Sông Hằng-già này với nước chảy tràn lên bờ. Ta có công việc ở bờ bên kia. Tự thân ta đủ sức để bình an lội qua bờ bên kia’. A-nan, nên biết rằng người ấy đủ sức. Cũng vậy, này A-nan, nếu ai đối với sự chứng giác, với tịch diệt, với Niết-bàn, mà có tâm thúhướng, thanh tịnh mà trụ nơi giải thoát; A-nan, nên biết, người này cũng như người có sức lực kia.

(Trung A Hàm, Kinh Ngũ Hạ Phần Kết, Phẩm 17, số 205)

  1. 217. ĐOẠN TRỪ SÂN HẠI

Thế nào là Đa văn Thánh đệ tử y trên xa lìa hại nhuế mà đoạn trừ hại nhuế? Đa văn Thánh đệ tử tư duynhư vầy, ‘Ai hại nhuế tất phải thọ ác báo trong đời này và đời sau. Nếu ta hại nhuế ấy là tự hại, mà cũng là hủy báng xuyên tạc người khác. Chư Thiên và các vị phạm hạnh có trí sẽ chê bai học giới của ta, các phương đều nghe đồn tiếng xấu của ta, khi thân hoại mạng chung tất sẽ đi đến ác xứ, sanh trong địa ngục. Ai hại nhuế tất phải thọ ác báo này đời này và đời sau. Như vậy, nay ta có nên xa lìa hại nhuế mà đoạn trừ hại nhuế chăng?’ Rồi vị ấy y trên xa lìa hại nhuế mà đoạn trừ hại nhuế.

(Trung A Hàm, Kinh Bô-lị-đa, Phẩm 17, số 203)

  1. 218. ĐOẠN TRỪ SÁT SANH

Đa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Ai giết chóc phải chịu ác báo trong đời này và đời sau. Nếu ta giết chóc, ấy là gây hại mình và cũng xuyên tạc hủy báng người khác. Chư Thiên và các vị phạm hạnh có trí sẽ chê bai học giới của ta, các phương đều nghe đồn tiếng xấu của ta, thân hoại mạng chung tất sẽ đi đến ác xứ, sanh trong địa ngục. Ai giết chóc như vậy, sẽ chịu quả báo này, trong đời này và đời sau. Như vậy, nay ta có nên y trên lìa sát mà đoạn trừ sát chăng?’

Rồi vị ấy y trên xa lìa sát hại mà đoạn trừ sát hại. Như vậy là Đa văn Thánh đệ tử y trên lìa sát mà đoạn trừ sát.

(Trung A Hàm, Kinh Bô-lị-đa, Phẩm 17, số 203)

  1. 219. ĐOẠT ĐƯỢC VẬT NHƯNG BỊ CHỦ BẮT LẠI

Có một người tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ, thọ mạng rất dài và có tạo nghiệp bất thiện, tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại. Cũng như người có nhiều uy lực nên bắt trói người lấy trộm và đoạt lại dê trả cho chủ. Đó là có người dù trộm được dê của kẻ khác, nhưng bị chủ đoạt trở lại.

(Trung A Hàm, Kinh Diệm Dụ, Phẩm 2, số 11)

  1. 220. ĐỜI NGƯỜI NHƯ HẠT SƯƠNG MAI

Giống như hạt sương mai trên ngọn cỏ, lúc mặt trời mọc thì tan mất, tồn tại tạm thời không thể trường cửu; cũng vậy, sanh mạng con người như hạt sương mai, rất khó giữ được, rất ít, quá ít vị ngọt, mà đau khổ tai hoạn lại lớn, tai hoạn quá nhiều!

(Trung A Hàm, Kinh A-Già-la-ha-na, Phẩm 12, số 159)

  1. 221. ĐỜI SỐNG VIỄN LY

Tỳ-kheo ưa thích đời sống viễn lythành tựu cả hai sự viễn ly là thân và tâm. Khi chúng tôi thấy Tỳ-kheo nào thật sự rất ưa thích đời sống viễn ly thì chúng tôi ái kính, tôn trọngcúng dường, tôn phụng, lễ sự Tỳ-kheo ấy.

(Trung A Hàm, Kinh Toán Số Mục-Kiền-Liên, Phẩm 10, số 144)

  1. 222. ĐỐI TRỊ NỘI TÂM

Ta sanh niệm vô dục, và tư niệm nhiều. Sanh niệm vô nhuế, niệm vô hại, và tư niệm nhiều. Ta lại suy nghĩ như vầy: ‘Nếu tư niệm quá nhiều thì thân mệt, mất hỷ, tâm liền bị tổn hại. Ta hãy đối trị nội tâm, khiến thường an trú bên trong, tĩnh chỉ, chuyên nhất, đắc định để tâm không bị tổn hại’. Sau đó, Ta liền đối trị nội tâm, khiến thường an trú bên trong, tĩnh chỉ, chuyên nhất, đắc định mà tâm không bị tổn hại.

Ta đã sanh khởi niệm vô dục, rồi lại sanh khởi suy niệm về hướng pháp, thứ pháp, sanh khởi niệm vô nhuế, niệm vô hại, rồi lại cũng sanh khởi suy niệm về hướng pháp, thứ pháp. Vì sao vậy? Vì Ta không thấy nhân nơi đó mà sanh vô lượng pháp ác bất thiện.

Ví như vào tháng cuối thu, đã gặt hết lúa, khi đó đứa chăn bò thả bò nơi đồng ruộng mà nghĩ rằng: ‘Bò ta ở trong bầy’. Vì sao vậy? Vì đứa chăn bò không thấy rằng nhân nơi đó mà có lỗi lầm là sẽ bị chửi, bị đánh, bị trói. Do đó đứa chăn bò nghĩ ‘Bò ta ở trong bầy’ và không thấy rằng nhân nơi đó mà có lỗi lầmlà sẽ bị chửi, bị đánh, bị trói, có mất mát. Ta cũng như vậy, sanh niệm vô dục rồi lại sanh niệm hướng pháp, thứ pháp, sanh niệm vô nhuế, niệm vô hại, rồi lại cũng sanh niệm hướng pháp, thứ pháp. Vì sao vậy? Vì Ta không thấy nhân nơi đó mà sanh vô lượng pháp ác bất thiện.

(Trung A Hàm, Kinh Niệm, Phẩm 9, số 102)

  1. 223. DÒNG DÕI THẤP

Do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ sanh vào dòng dõi đê tiện?

Nếu có kẻ nam hay người nữ nào kiêu ngạongã mạn, người đáng cung kính thì không cung kính, đáng tôn trọng thì không tôn trọng, đáng quý thì không quý, đáng phụng thờ thì không phụng thờ, đáng cúng dường thì không cúng dường, đáng nhường lối thì không nhường lối, đáng nhường chỗ ngồi thì không nhường chỗ ngồi, đáng chấp tay hướng về lễ báithăm hỏi thì không chấp tay hướng về lễ báithăm hỏi. Người ấy thọ nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn đưa đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngụcMãn kiếp địa ngục, lại sanh vào nhân gian, sanh nhằm dòng dõi ti tiện.

(Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 13, số 170)

  1. 224. DÒNG HỌ CAO QUÝ

Do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ sanh nhằm dòng dõi tôn quý? Nếu có kẻ nam hay người nữ nào không có lòng kiêu ngạo, đại mạn, người đáng cung kính thì cung kính, đáng tôn trọng thì tôn trọng, đáng quý thì quý, đáng phụng thờ thì phụng thờ, đáng cúng dường thì cúng dường, đáng nhường lối thì nhường lối, đáng nhường chỗ thì nhường chỗ, đáng chấp tay hướng về lễ bái thăm hỏi thì chấp tay hướng về lễ bái thăm hỏi. Người ấy tạo nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn tiến lên chỗ lành, sanh vào trong cõi trờiMãn kiếp ở cõi trời, lại sanh vào nhân giannhằm dòng dõi tôn quý.

(Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 13, số 170)

  1. 225. DÒNG NƯỚC SẠCH

Bạch Thế Tôn, cũng như dòng nước rửa sạch tất cả các đồ sạch, đồ dơ, đại tiện, tiểu tiện, nước mũi, nước miếng. Nước ấy không vì thế mà có sự yêu ghét, không lấy làm sỉ nhụcxấu xa, không hổ, cũng không thẹn.

Bạch Thế Tôn, con cũng như vậy. Tâm con như nước kia, không ghét, không oán, cũng không sân nhuế, không não hại, rộng lớn, vô biên, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gianthành tựu và an trụ.

(Trung A HàmKinh Sư Tử Hống, Phẩm 3, số 24)

  1. 226. DÒNG SUỐI VÀ BẦY NAI

Khi Tỳ-kheo này đã lìa niệm dục, lìa niệm nhuế, lìa niệm hại thì được giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, buồn lo, khóc lóc, lìa tất cả khổ. Ví như ở một khu rừng có suối nước lớn, có bầy nai nọ đến đó rong chơi. Có một người đến, không muốn vì sự lợi ích phước lành cho bầy nai đó, vì không muốn sự an ổn khoái lạc cho chúng, liền bít con đường chánh, mở con đường hiểm, đào hầm hố lớn rồi cho người coi giữ. Như vậy là tất cả bầy nai đều bị chết hết. Lại có một người khác đến, muốn cho bầy nai kia được lợi ích phước lành, được an ổn khoái lạc, liền mở con đường chánh, bít lấp con đường hiểm, đuổi người coi giữ. Như vậy, bầy nai được cứu thoát an ổn.

Nên biết Ta nói ví dụ này là muốn để các ngươi biết rõ ý nghĩa, người trí tuệ nghe ví dụ này sẽ hiểu rõ ý thú. Ví dụ đó có nghĩa như vầy. Suối nước lớn là năm dục, ái niệm, hoan lạc. Những gì là năm? Sắc được biết bởi mắt, tiếng được biết bởi tai, hương được biết bởi mũi, lưỡi vị được biết bởi lưỡi và xúc được biết bởi thân. Suối nước lớn nên biết đó là năm thứ dục lạc. Bầy nai, nên biết đó là Sa-môn, Phạm chí. Người đi đến không muốn cho bầy nai kia được lợi ích và phước lành, được an ổn khoái lạc, nên biết đó là ma Ba-tuần. Bít con đường chánh, mở một đường hiểm, đó là ba niệm ác bất thiện, niệm dục, niệm nhuế và niệm hại. Đường hiểm, nên biết đó là niệm ác bất thiện. Lại có con đường hiểm, đó là tám tà đạotà kiến và tà định. Đào hầm lớn, nên biết đó là vô minh. Người coi giữ, nên biết đó là quyến thuộc của ma Ba-tuần. Còn người đi đến, muốn cho bầy nai được lợi ích và phước lành, được an ổnkhoái lạc, nên biết đó chính là Như LaiVô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác. Bít lấp con đường hiểm, mở con đường chánh, đó là ba niệm thiện, niệm vô dục, niệm vô nhuế và niệm vô hại. Đường chánh, nên biết đó là ba niệm thiện. Lại còn có con đường chánh, đó là bát chánh đạo, từ chánh kiến cho đếnchánh định.

Ta đã mở con đường chánh, bít lấp con đường hiểm, san bằng hầm hố, đuổi người coi giữ cho các ngươi rồi. Ví như đấng Tôn sư thương yêu đệ tửphát khởi lòng đại từ đại bi, mong muốn cho được lợi ích và phước lành, được an ổn khoái lạc. Điều đó Ta đã thực hiện rồi, các ngươi cũng phải tự mình thực hiện. Hãy đến chỗ vô sự, núi rừng, gốc cây, hoặc chỗ nào yên tĩnh mà thiền tọa tư duy, chớ nên phóng dật. Hãy chuyên cần tinh tấn, đừng để về sau phải hối hận. Đó là lời răn dạy của Ta. Đó là lời khuyênbảo của Ta.

(Trung A Hàm, Kinh Niệm, Phẩm 9, số 102)

  1. 227. DỤC KHÔNG CÓ LẠC

Ta biết là dục không có lạc mà chỉ là vô lượng khổ hoạn. Biết như thật rồi, Ta không bị dục phủ kín, cũng không bị pháp ác quấn chặt. Vì vậy đạt được an lạc do xả và vô thượng tịch tĩnhVì vậy Ta không nhân nơi dục mà bị thoái chuyển.

(Trung A Hàm, Kinh Khổ Ấm, Phẩm 9, số 100)

  1. 228. DỤC LÀ VÔ THƯỜNG

Dục là vô thường, là khổ, là pháp hoại diệt. Do biết dục là vô thường cho nên pháp ấy nhất thiết có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầutà hạnh.

(Trung A Hàm, Kinh Câu-Lâu-Sấu, Phẩm 13, số 169)

  1. 229. DỤC LÀM CHƯỚNG NGẠI SỰ TU HỌC

Đa văn Thánh đệ tử nên quán như vầy, ‘Thế Tôn nói rằng dục là vô thườnghư ngụygiả dốihuyễn hóa, khi cuống, ngu si. Dù là dục của đời này hay dục của đời sau, dù là sắc của đời này hay sắc của đời sau, tất cả đều là cảnh giới của ma, là miếng mồi của ma. Nhân những thứ ấy, tâm mới sanh ra vô lượng pháp ác bất thiệntham lamsân nhuế và đấu tranh, làm chướng ngại sự tu học của Thánh đệ tử’.

(Trung A Hàm, Kinh Tịnh Bất Động Đạo, Phẩm 7, số 75)

  1. 230. ĐỨC PHẬT MAY Y CHO TÔN GIẢ A-NA-LUẬT-DÀ

Đức Thế Tôn gặp Tôn giả A-nan tay cầm chìa khóa cửa, đến khắp các phòng. Sau khi gặp, Ngài hỏi: A-nan, ông vì việc gì tay cầm chìa khóa cửa, đến khắp các phòng?

Tôn giả A-nan bạch rằng: Bạch Thế Tôn, con nay nhờ các Tỳ-kheo may y cho Tôn giả A-na-luật-đà.

Đức Thế Tôn bảo rằng: A-nan, sao ông không thỉnh Như Lai may y cho A-na-luật-đà?

Khi ấy, Tôn giả A-nan liền chắp tay hướng về Đức Thế Tôn bạch rằng:

Cúi mong Thế Tôn qua núi Sa-la-la nham may y cho Tôn giả A-na-luật-đà.

Đức Thế Tôn im lặng nhận lời.

Bấy giờ Đức Thế Tôn dẫn Tôn giả A-nan qua núi Sa-la-la nham, ngồi trước mặt chúng Tỳ-kheo. Lúc ấytrong núi Sa-la-la nham có tám trăm Tỳ-kheo và Đức Thế Tôn cũng ngồi chung may y cho Tôn giả A-na-luật-đà.

Lúc đó, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cũng có trong chúng. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo:

Đại Mục-kiền-liên, Ta có thể vì A-na-luật-đà trải rộng khuôn khổ tấm y, cắt rọc rồi khâu may lại thành y. Lúc đó, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai hữu, chắp tay hướng về Đức Thế Tônmà bạch rằng: Cúi mong Đức Thế Tôn trải rộng khuôn khổ tấm y, các vị Tỳ-kheo sẽ cùng nhau cắt rọc, khâu vá, may chung lại thành y.

Bấy giờ Đức Thế Tôn liền vì Tôn giả A-na-luật-đà trải rộng khuôn khổ tấm y, các vị Tỳ-kheo cùng nhau cắt rọc, khâu vá, may chung lại. Ngay trong ngày hôm ấy may xong ba y cho Tôn giả A-na-luật-đà. Đức Thế Tôn lúc ấy biết ba y của Tôn giả A-na-luật-đà đã may xong, liền bảo rằng:

A-na-luật-đà, ông hãy nói pháp Ca-hi-na cho các Tỳ-kheo nghe. Ta đang đau lưng muốn nghỉ một lúc.

Tôn giả A-na-luật-đà bạch rằng: Xin vâng, bạch Thế Tôn.

Khi ấy, Đức Thế Tôn xếp chồng bốn lớp y Uất-đa-la-tăng để trải lên giường, gấp y Tăng-già-lê làm gối, nằm hông bên phải, hai chân chồng lên nhau, khởi quang minh tưởng, thường tác khởi tư tưởng nơi chánh niệm chánh trí.

(Trung A Hàm, Kinh Ca-hi-na, Phẩm 7, số 80)

  1. 231. ĐỨC PHẬT VÀ VUA BA TƯ NẶC

Vua Ba Tư Nặc thưa:

Bạch Thế Tôn, con là quốc vươngThế Tôn cũng là Pháp vương. Con thuộc dòng Sát-lợi, Thế Tôn cũng thuộc dòng Sát-lợi. Con là người nước Câu-tát-la, Thế Tôn cũng người nước Câu-tát-la. Con đã tám mươi tuổi, Thế Tôn cũng tám mươi tuổi. Con có thể trọn đời hạ ý cung kínhtôn trọngcúng dườngphụng sự Thế Tôn.

(Trung A Hàm, Kinh Bệ-Ha-Đề, Phẩm 18, số 214)

  1. 232. DỤC PHỦ KÍN

Nếu ai bị dục phủ kín, bị ác pháp quấn chặt, không được xả lạc, vô thượng tịch tĩnh, thì với người ấy tâm sanh ra tham lamsân hậnthụy miên, tâm sanh không an lạc, thân sanh ra dã dượi, ăn nhiều, tâm ưu sầu.

Tỳ-kheo ấy không nhẫn nại được đói khát, nóng lạnh, muỗi mòng, ruồi nhặng, gió nắng bức bách, nghe tiếng thô ác hay bị đánh đập cũng không thể nhẫn nại được. Thân mắc phải các bệnh tật thống khổ đến mức muốn chết và gặp những cảnh ngộ không vừa lòng đều không thể nhẫn chịu được. Vì sao? Vì bị dục phủ kín, bị ác pháp quấn chặt, không được xả lạc, vô thượng tịch tịnh.

(Trung A Hàm, Kinh Sa-kê-đế Tam Tộc Tánh Tử, Phẩm 7, số 77)

  1. 233. DỤC VÍ NHƯ CHÍN LOẠI

1) Dục có chướng ngại, Ta nói dục có chướng ngại.

2) Dục như bộ xương khô, Ta nói dục như bộ xương khô.

3) Dục như miếng thịt, Ta nói dục như miếng thịt.

4) Dục như bó đuốc, ta nói dục như cây đuốc trong tay.

5) Dục như hầm lửa, Ta nói dục như hầm lửa.

6) Dục như rắn độc, Ta nói dục như rắn độc.

7) Dục như mộng, Ta nói dục như mộng.

8) Dục như đồ vay mượn, Ta nói dục như đồ vay mượn.

9) Dục như trái cây, Ta nói dục như trái cây.

(Trung A Hàm, Kinh A-lê-tra, Phẩm 16, số 200)

  1. 234. DỤC, SÂN VÀ VÔ MINH SỬ

Đối với cảm thọ lạc, sanh là lạc, trụ là lạc; biến dịch là khổ; vô thường tức là tai hoạn, và dục là sử; đối với cảm thọ khổ, sanh là khổ, trụ là khổ, biến dịch là lạc, vô thường tức là tai hoạnsân nhuế là sử. Đối với cảm thọ không khổ không lạc, khổ hay lạc không được biết đến, vô thường tức là biến dịch và vô minh là sử vậy.

(Trung A Hàm, Kinh Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc, Phẩm 17, số 210)

  1. 235. ĐÚNG ĐƯỜNG LỐI

Ví như có người muốn lấy sữa, cho bò ăn uống no nê rồi vắt sữa nơi vú nó thì chắc chắn lấy được sữa. Dù không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện, vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, nếu người ấy muốn lấy sữa, cho bò ăn no nê rồi vắt nơi vú nó, thì chắc chắn lấy được sữa. Vì sao vậy? Vì tìm cầu sữa một cách chân chánh, là vắt nơi vú con bò.

Cũng vậy, nếu có Sa-môn, Phạm chí chánh kiếnchánh kiến định, người ấy có ước nguyệntu hànhphạm hạnh một cách chân chánh, chắc chắn sẽ chứng quảNếu không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyệntu hành phạm hạnh một cách chân chánh thì chắc chắn sẽ chứng quả. Vì sao vậy? Vì tìm cầu quả vị một cách chân chánh, là đúng đường lối.

(Trung A Hàm, Kinh Tâm, Phẩm 14, số 172)

  1. 236. DỨT TRANH ĐẤU

Nếu lấy tranh dứt tranh

Đời nào dứt cho xong

Nhẫn nhục dứt hận thù

Đó là pháp tối thượng.

(Trung A Hàm, Kinh Trường Thọ Vương Bổn Khởi, Phẩm 7, số 72)

  1. 237. DUYÊN BỎN SẺN NÊN SANH KEO KIỆT

Nhân của keo kiệttập khởi của keo kiệtbản nguyên của keo kiệt, duyên của keo kiệt, gọi đó là bỏn sẻn. Vì sao? Vì duyên bỏn sẻn nên có keo kiệt.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Nhân, Phẩm 9, số 97)

  1. 238. DUYÊN HỮU CÓ SANH

Đây nói là duyên hữu có sanh; nên biết, điều được nói là duyên hữu có sanh.

Nếu không có hữu, như cá và loài cá, chim và loài chim, muỗi và loài muỗi, rồng và loài rồng, thần và loài thần, quỷ và loài quỷ, trời và loài trời, người và loài người. A-nan, các loài chúng sanh ấy, chúng sanh ấy tùy theo những chỗ ấy, chỗ ấy; nếu không có sự hữu, mỗi loài và mỗi loài đều không có hữu, thì giả sử tách rời sự hữu, có sanh chăng?

A-nan đáp: Bạch Thế Tôn, không.

Thế Tôn nói: A-nan, cho nên biết rằng nhân của sanh, tập khởi của sanh, bản của sanh, duyên của sanh, gọi đó là hữu. Vì sao? Vì duyên hữu nên có sanh.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Nhân, Phẩm 9, số 97)

  1. 239. DUYÊN KHỞI SÂU SẮC

Bạch Thế Tôn, hôm nay con một mình tĩnh tọa tại một nơi thanh vắng, tâm nghĩ như vầy, ‘Kỳ diệu thay, duyên khởi này! Thật là vô cùng sâu sắc, nhưng ta quán sát thấy rất nông cạn, rất nông cạn!

Đức Thế Tôn bảo: A-nan, ngươi chớ nghĩ rằng ‘Duyên khởi này rất nông cạn, rất nông cạn!’ Vì sao? Vì duyên khởi này thật là vô cùng sâu sắc và ánh sáng cũng thật là vô cùng sâu sắc.

Đối với duyên khởi này, vì không biết như thậtthấy như thật, không giác ngộ, không thấu triệt, nên khiến chúng sanh ấy dính móc nhau như khung cửi rối ren, như đám uẩn-mạn mọc chằng chịt, tấp nập huyên náo, đi từ đời này đến đời kia, từ đời kia đến đời này, qua rồi lại, lại rồi qua, không thể ra khỏi vòng sanh tử. A-nan, cho nên phải biết duyên khởi này thật vô cùng sâu sắc và ánh sáng cũng rất là sâu sắc.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Nhân, Phẩm 9, số 97)

  1. 240. DUYÊN SANH CÓ GIÀ CHẾT

Đó là duyên ái có thủ; duyên thủ có hữu; duyên hữu có sanh; duyên sanh có già và chết, duyên già chết có buồn lo, khóc lóc, buồn khổ, áo não; đều duyên nơi già chết mà có. Như thế là trọn đủ toàn khối khổ đau to lớn.

Duyên sanh có già chết. Đây nói duyên sanh có già chết; nên biết, điều được nói là duyên sanh có già chết. A-nan, nếu không sự sanh, như cá và loài cá, chim và loài chim, muỗi và loài muỗi, rồng và loài rồng, thần và loài thần, quỷ và loài quỷ, trời và loài trời, người và loài người; A-nan, các loài chúng sanhấy, chúng sanh ấy, tùy theo những chỗ ấy, chỗ ấy; nếu không sự sanh, mỗi loài và mỗi loài đều không sanh, thì giả sử tách rời sự sanh, có già chết không?

A-nan đáp: Bạch Thế Tôn, không.

Thế Tôn nói: A-nan, cho nên biết rằng, nhân của già chết, tập của già chết, bản của già chết, duyên của già chết, gọi đó là sanh. Vì sao? Vì duyên nơi sanh nên có già chết.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Nhân, Phẩm 9, số 97)

  1. 241. GẦN ĐẾN LÒ SÁT

Giống như gã đồ tể dẫn bò đi làm thịt; mỗi bước chân đi là một bước tiến gần đến chỗ chết, là một bước rời xa sự sống; cũng vậy, mạng sống con người cũng như con bò bị dẫn đi làm thịt, rất khó giữ được, rất ít, quá ít vị ngọt, mà đau khổtai hoạn lại lớn, tai hoạn quá nhiều!

(Trung A Hàm, Kinh A-Già-la-ha-na, Phẩm 12, số 159)

  1. 242. GẶP NGƯỜI GHÉT LÀ KHỔ

Nói oán tắng hội là khổ; nói thế là vì lẽ gì? Oán tắng hội, nghĩa là, chúng sanh thật có sáu nội xứ: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý xứ vốn không khả ái mà chúng cùng tụ hội ở một chỗ, có sự gắn bóhòa hợp, tập hợp. Sự hòa hợp ấy là khổ. Cũng vậy các ngoại xứ: xúc, thọ, tưởng, hành, ái, cũng lại như vậy.

Chúng sanh thật có sáu giới: đất, nước, lửa, gió, hư không và thức giới vốn không khả ái mà chúng cùng tụ hội ở một chỗ, có sự gắn bóhòa hợp, tập hợp. Sự hòa hợp ấy là khổ. Như vậy gọi là oán tắng hội khổ.

Oán tắng hội là khổ, đó là chúng sanh khi có sự tụ hội của những thứ oán ghét, thân cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diệnThân tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diệnVì lẽ ấy mà nói oán tắng hội là khổ.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

  1. 243. GIÀ CHẾT

Tỳ-kheo biết như thật về già chết, biết như thật về tập khởi của già chết, diệt của già chết và diệt đạocủa già chết.

Thế nào là biết như thật về già? Đó là, người kia già cả, đầu bạc, răng rụng, sự cường tráng càng ngày càng suy giảm, thân còng, chân vẹo, cơ thể nặng nề, hơi thở đưa lên, chống gậy mà đi, thịt teo rút, da nhăn như cây gai, các căn rụng rờinhan sắc xấu xí.

Thế nào là biết như thật về chết? Đó là, chúng sanh kia và tất cả chủng loại sai biệt của chúng sanh kia, khi mạng chung, cơn vô thường đến, thì chết rồi chôn và tan rã, tuổi thọ chấm dứt và bị phá hoạimạng căn bế tắc; đó là của chết. Trước kia là nói về già, đây là nói về chết. Đó gọi là lão tử.

Thế nào là biết như thật về tập của già chết? Đó là, do sanh mà có già chết.

Thế nào là biết như thật về diệt của già chết? Đó là, sanh diệt tức già chết diệt. Đó là biết như thật về diệt của già chết.

Thế nào là biết như thật về diệt đạo của già chết? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh địnhlà tám.

Đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Câu-hi-la, Phẩm 3, số 29)

  1. 244. GIÀ LÀ KHỔ

Nói già là khổ; nói thế là vì lẽ gì? Này chư Hiền, già nghĩa là chúng sanh kia, với chủng loại sai biệt của chúng sanh kia, kẻ kia trở nên già yếu, đầu bạc răng rụng, sự cường tráng ngày càng suy yếu, thân còng, chân vẹo, cơ thể nặng nề, hơi thở đưa lên, phải chống gậy mà đi, thịt rút, da nhăn, xù xì như cây gai, các căn hư hoại, nhan sắc xấu xí..

Già là khổ, là chúng sanh khi già thì thân cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giáccảm giáctoàn diện. Tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diện.

Thân tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Thân cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diệncảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diệncảm giác nóng, cảm giác toàn diện.

Thân tâm cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diệncảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Thân cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diệncảm giác sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện.

Tâm cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diệncảm giác sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diệnThân tâm cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diệncảm giác sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm giáctoàn diệnvì lẽ ấy mà nói già là khổ.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

  1. 245. GIẢI THOÁT CHƯA RỐT RÁO

Cách đây đã lâu, Ta là Thiện Nhãn đại sư, được tiên nhân ngoại đạo tôn kính là bậc thầy, xả ly dục ái, chứng như ý túc; lúc đó ta có vô lượng trăm ngàn đệ tử. Ta dạy Phạm thế pháp cho các đệ tử. Khi Ta dạy Phạm thế pháp, trong số các đệ tử có người phụng hành không đầy đủ pháp ấy. Người ấy sau khi mạng chung hoặc sanh lên cõi trời Tứ vương hoặc trời Tam thập tam, hoặc trời Diệm-ma, hoặc trời Đâu-suất-đà, hoặc sanh lên trời Tha hóa. Khi Ta dạy Phạm thế pháp, nếu có người phụng hành đầy đủ pháp ấy, người ấy tu bốn Phạm thất, xả ly các dục, sau khi mạng chung người ấy sanh lên trời Phạm thiên. Lúc đó Ta nghĩ như vầy: ‘Ta không nên cùng với các đệ tử cùng sanh chung một nơi nào vào đời sau. Nay ta hãy tu thêm tăng thượng từ. Sau khi tu tăng thượng từ, mạng chung sẽ được sanh lên trời Hoảng dục’. Sau đó, Ta lại tu thêm tăng thượng. Sau khi tu tăng thượng từ, mạng chung được sanh lên trời Hoảng dục. Thời ấy Ta và các đệ tử học đạo không hư uổng, được quả báo lớn.

Thời ấy Ta thân hành đạo này để lợi ích cho mình và lợi ích kẻ khác, làm lợi ích cho mọi ngườicảm thương thế gian, vì trời và người mà tìm cầu nghĩa, và sự lợi ích, tìm sự an ổn và khoái lạc. Lúc bấy giờ Ta nói pháp chưa đến chỗ rốt ráo; không rốt ráo bạch tịnh, không rốt ráo phạm hạnh. Vì không rốt ráophạm hạnh, nên bấy giờ Ta không xa lìa được, sanh, lão, bệnh, tử, than khóc, buồn rầu; cũng chưa thể thoát được tất cả khổ não.

(Trung A Hàm, Kinh Thất Nhật, Phẩm 1, số 8)

  1. 246. GIẢI THOÁT DỤC

Thế nào là biết dục? Biết dục có năm công đức của dục, khả ái, khả hỷ, mỹ sắc, tương ưng với dục, rất khả lạc. Những gì là năm?

Sắc được biết bởi mắt, thanh được biết bởi tai, hương được biết bởi mũi, vị được biết bởi lưỡi, xúc được biết bởi thân, pháp được biết bởi ý.

Thế nào là biết nhân sanh của dục? Biết từ xúc, do xúc nên có dục.

Thế nào là biết hữu báo của dục? Tùy theo chủng loại dục mà sanh ái lạc, đắm trước rồi trụ vào đó, do nhân duyên đó lãnh thọ quả báo, đến chỗ có phước, đến chỗ phi phước hay chỗ bất động.

Thế nào là biết sự thắng liệt của dục? Hoặc có dục ham muốn sắc, hoặc có dục ham muốn tiếng, hoặc có dục ham muốn hương, hoặc có dục ham muốn vị, hoặc có dục ham muốn xúc.

Thế nào là biết sự diệt tận của dục? Biết xúc diệt, dục liền diệt.

Thế nào là biết dục diệt đạo? Biết Thánh đạo tám chi, từ chánh kiến cho đến chánh định. Đó là biết dục diệt đạo.

Đó gọi là đạt phạm hạnh, có thể diệt tận tất cả dục.

(Trung A Hàm, Kinh Đạt Phạm Hạnh, Phẩm 10, số 111)

  1. 247. GIẢI THOÁT RỐT RÁO

Ta nay xuất hiện ở đời, là Như Lai, Bậc Vô Sở TrướcĐẳng Chánh GiácMinh Hạnh Túc, Thiên Thệ, Thế Gian GiảiVô Thượng SĩĐạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, gọi là Phật, là Đấng Chúng Hựu.

Ta nay đã làm lợi ích cho chính mình, cũng làm lợi ích cho kẻ khác, làm lợi cho mọi ngườicảm thươngthế gian, vì trời và người mà tìm nghĩa và sự lợi ích, tìm sự an ổn khoái lạc. Nay Ta thuyết pháp đã đạt được chỗ rốt ráorốt ráo bạch tịnh, rốt ráo phạm hạnh. Do rốt ráo phạm hạnh, ta nay đã lìa khỏi sanh, lão, bệnh, tử, khóc than, buồn rầu. Nay Ta đã được giải thoát mọi khổ não.

(Trung A Hàm, Kinh Thất Nhật, Phẩm 1, số 8)

  1. 248. GIẢI THOÁT TAM ĐỘC

Vì nhân chánh kiến nên sanh chánh tư duy, nhân chánh tư duy nên sanh chánh ngữ, nhân chánh ngữnên sanh chánh nghiệp, nhân chánh nghiệp nên sanh chánh mạng, nhân chánh mạng nên sanh chánh tinh tấn, nhân chánh tinh tấn nên sanh chánh niệm, nhân chánh niệm nên sanh chánh địnhHiền thánhđệ tử đã định tâm như vậy rồi, liền giải thoát tất cả dâm, nộ, si.

Hiền thánh đệ tử đã chánh tâm giải thoát như vậy rồi, liền biết đúng như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa.

(Trung A Hàm, Kinh Ngũ Chi Vật Chủ, Phẩm 14, số 179)

  1. 249. GIẢI THOÁT TAM LẬU

Đa văn Thánh đệ tử nên quán như thế này: ‘Dù là dục của đời này hay dục của đời sau, dù là sắc của đời này hay là sắc của đời sau, dù là dục tưởng của đời này hay là dục tưởng của đời sau, dù là sắc tưởng của đời này hay là sắc tưởng của đời sau và bất động tưởng, vô sở hữu tưởng, vô tưởng tưởng, tất cả các tưởng ấy đều là pháp vô thường, khổ và diệt, đó là hữu thân. Nếu là hữu thân thì đó là sanh, đó là già, đó là bệnh, đó là chết.

Nếu có pháp này thì diệt trừ tất cả, không để lưu dư, không để có trở lại. Như vậy thì không sanh, không già, không bệnh, không chết.

Bậc Thánh quán như vậy. Nếu có thì chắc chắn đó là pháp giải thoát. Nếu có Vô dư Niết-bàn thì gọi là cam lộ. Vị nào quán như vậy, chắc chắn tâm giải thoát dục lậutâm giải thoát hữu lậu và vô minh lậu. Đã giải thoát liền biết đã giải thoát, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’.

(Trung A Hàm, Kinh Tịnh Bất Động Đạo, Phẩm 7, số 75)

  1. 250. GIẢI THOÁT TỪ VÔ DỤC

Nếu Thế Tôn thuyết pháp cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nghe, các bậc trí phạm hạnh cũng thuyết pháp cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nghe; họ nghe pháp rồi thấu hiểu pháp, thấu hiểu nghĩa, và do sự thấu hiểu pháp, thấu hiểu nghĩa đó nên được hoan duyệt, nhân hoan duyệt mà được hoan hỷ. Nhân hoan hỷ mà được thân khinh an. Do thân khinh an nên được cảm thọ lạc. Do cảm thọ lạc nên được tâm định.

Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nhân tâm định nên được thấy như thật, biết như thật. Do thấy như thật, biết như thật nên phát sanh sự nhàm tởm. Do nhàm tởm nên được vô dục. Do vô dục nên được giải thoát. Do giải thoát mà biết là mình giải thoát, biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh đời sau nữa’.

(Trung A Hàm, Kinh Thuyết Xứ, Phẩm 7, số 86)

  1. 251. GIẢI THOÁT XỨ THỨ NĂM

Nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni khéo thọ trì các tướng tam muội thì thấu hiểu pháp, thấu hiểu nghĩa. Do thấu hiểu pháp, thấu hiểu nghĩa nên được hoan duyệt. Do hoan duyệt nên hoan hỷ. Do hoan hỷ nên được thân khinh an. Do thân khinh an nên được cảm thọ lạc. Do cảm thọ lạc nên được tâm định.

Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nhân tâm định nên được thấy như thật, biết như thật. Do thấy như thật, biết như thật nên phát sanh nhàm tởm. Do nhàm tởm nên được vô dục. Do vô dục nên được giải thoát. Do giải thoát mà biết là mình đã giải thoát, biết một cách như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều đáng làm đã làm xong, không còn tái sanh đời sau nữa’.

Đó là giải thoát xứ thứ năm, nhân đó mà nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni chưa được giải thoát thì được tâm giải thoát, chưa dứt sạch các lậu thì được dứt sạch trọn vẹn, chưa chứng đắc vô thượng Niết-bàn thì chứng đắc vô thượng Niết-bàn.

(Trung A Hàm, Kinh Thuyết Xứ, Phẩm 7, số 86)

  1. 252. GIỚI BẤT THIỆN

Thân hành bất thiện, miệng, ý hành bất thiện. Đó gọi là giới bất thiện.

Giới bất thiện này phát sanh từ đâu? Ta nói chỗ phát sanh của chúng, nên biết là phát sanh từ tâm. Thế nào gọi là tâm? Nếu tâm có dục, có nhuế, có si, nên biết giới bất thiện phát sanh từ tâm này.

Giới bất thiện bị diệt trừ, không còn dư tàn ở chỗ nào, bị bại hoại không còn dư tàn ở chỗ nào? Đa vănThánh đệ tử xả bỏ nghiệp bất thiện về thân, tu tập nghiệp thiện về thân; xả bỏ nghiệp bất thiện về miệng, ý, tu tập nghiệp thiện về miệng, ý.

Đệ tử Hiền thánh làm thế nào diệt trừ giới bất thiện? Nếu Đa văn Thánh đệ tử quán nội thân như thân, cho đến quán thọ, tâm, pháp như pháp.

(Trung A Hàm, Kinh Ngũ Chi Vật Chủ, Phẩm 14, số 179)

  1. 253. GIỚI THIỆN

Thế nào gọi là giới thiện? Thân hành thiện, miệng, ý hành thiện. Đó gọi là giới thiện.

Giới thiện này phát sanh từ đâu? Ta nói chỗ phát sanh của chúng, nên biết là phát sanh từ tâm. Thế nào gọi là tâm? Nếu tâm không có dục, không có nhuế, không có si, nên biết giới thiện phát sanh từ tâm này.

Giới thiện bị diệt trừ không còn dư tàn ở chỗ nào, bị bại hoại không còn dư tàn ở chỗ nào. Nếu Đa vănThánh đệ tử hành trì giới mà không dính trước nơi giới, đây là giới thiện bị diệt trừ không còn dư tàn, bị bại hoại không còn dư tàn.

Hiền thánh đệ tử làm thế nào để diệt trừ giới thiện? Nếu Đa văn Thánh đệ tử quán nội thân như thân, cho đến quán thọ, tâm, pháp như pháp. Như vậy là Hiền thánh đệ tử đã diệt trừ giới thiện.

(Trung A Hàm, Kinh Ngũ Chi Vật Chủ, Phẩm 14, số 179)

  1. 254. GỐC RỄ CỦA CÁC PHÁP

Ví như đốt lửa, khi mới đốt chỉ có một ngọn, có người đem cây lửa đang cháy sáng này để trên đất bằng, hoặc để trên đá; ý ông nghĩ sao, ngọn lửa há càng bốc cháy mạnh lên chăng?

Tôn giả A-nan thưa: Bạch Thế Tôn, không thể vậy.

Thế Tôn nói: Cũng vậy, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựupháp bất thiện, cũng thành tựu pháp thiện. Sau đó Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát lại tâm người này, biết người này diệt pháp bất thiệnsanh pháp thiện. Người này đã diệt pháp bất thiệnsanh pháp thiện, nhưng bất thiện căn còn sót chưa đoạn tuyệtchắc chắn rồi sẽ đoạn tuyệt. Như vậy là người này đạt pháp thanh tịnh.

Đó gọi là Đại nhân căn trí của Như LaiNhư Lai hiểu biết chân chánh về gốc rễ của các pháp như vậy.

(Trung A Hàm, Kinh A-Nô-Ba, Phẩm 10, số 112)

  1. 255. GỘI GỐC CỦA UNG NHỌT

Tỳ-kheo biết hữu ái đã diệt, đã nhổ sạch gốc rễ của nó, khiến không thể sanh lại. Như vậy gọi là Tỳ-kheo không biết cội gốc của ung nhọt, nhưng sau đó biết hoàn toàn cội gốc của ung nhọt.

Ung nhọt chính là thân này, là sắc thân bốn đại thô phù do cha mẹ sanh ra, được lớn lên nhờ ăn uống, cọ xát với y phục, chăm sóc bằng tắm rửa, là pháp vô thường, là pháp hủy hoại, là pháp tan rã. Như vậy gọi là ung nhọt.

(Trung A Hàm, Kinh Ưu-Đà-La, Phẩm 10, số 114)

  1. 256. GƯƠNG THÁNH TRÍ TUỆ

Thế nào là Tỳ-kheo được gương Thánh trí tuệ?

Ngã mạn đã diệt tận, đã biến tri, nhổ tuyệt gốc rễ, dẹp tan không còn sanh trở lại nữa.

  1. 257. HAI ĐỜI VUI

Hoặc có người tự mình vui sướng, tự mình vui thích, đoạn trừ sát sanh, do đoạn trừ sát sanh mà sanh lạc, sanh hỷ. Người ấy tự mình vui sướng, tự mình vui thích, đoạn trừ lấy của không cho, tà dâm, nói láo, cho đến tà kiến. Do đoạn trừ tà kiến cho nên sanh lạc, sanh hỷ. Như vậy, thân lạc và tâm lạc từ thiện mà sanh, hướng đến trí, hướng đến giác, hướng đến Niết-bàn.

(Trung A Hàm, Kinh Thọ Pháp II, Phẩm 14, số 175)

  1. 258. HAI MƯƠI MỐT TÂM Ô UẾ

1) Tà kiến 2) Phi pháp dục

3) Ác tham 4) Tà pháp

5) Tham 6) Nhuế

7) Thụy miên 8) Trạo cử hối quá

9) Nghi hoặc 10) Sân triền

11) Phú tàng 12) Xan tham

13) Tật đố 14) Khi trá

15) Dua siểm 16) Vô tàm

17) Vô quý 18) Mạn

19) Đại mạn 20) Ngạo mạn

21) Phóng dật.

Ví như cái áo bị cáu bẩn đem cho nhà thợ nhuộm. Người thợ nhuộm nhận áo đó, hoặc dùng tro sạch, hoặc dùng bột giặt hay dùng nước chắt chà xát thật kỹ cho sạch cái áo dơ bẩn đó. Dù người thợ giặt dùng tro sạch, hoặc dùng bột giặt hay dùng nước chắt chà xát thật kỹ cho sạch, nhưng cái áo dơ bẩn ấy vẫn có màu dơ bẩn. Cũng như vậy, nếu có hai mươi mốt thứ ô uế làm ô uế tâm thì chắc chắn đi đến ác xứ, sanh vào địa ngục.

(Trung A Hàm, Kinh Thủy Tịnh Phạm Chí, Phẩm 8, số 93)

  1. 259. HAI NHÂN DUYÊN PHÁT SANH VÔ TƯỞNG ĐỊNH

Tôn giả Xá-lê Tử hỏi: Hiền giả Đại Câu-hy-la, có bao nhiêu nhân, bao nhiêu duyên phát sanh vô tưởngđịnh?

Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: Có hai nhân, hai duyên phát sanh vô tưởng định. Những gì là hai? Một là không suy niệm tất cả mọi tưởng, hai là suy niệm vô tưởng giới.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Câu-Hy-La, Phẩm 17, số 211)

  1. 260. HÀNG PHỤC TÂM

Tỳ-kheo khi suy niệm về một tướng, tương ưng với thiện mà sanh niệm bất thiện, khi quán niệm ác có tai họa mà cũng sanh niệm bất thiện, khi không suy niệm về niệm ác cũng sanh tiếp niệm bất thiện, và khi phải dùng hành tướng của tư duy để giảm dần niệm ấy, cũng lại sanh tiếp về niệm bất thiện nữa; Tỳ-kheo đó nên quán như vầy. Tỳ-kheo, vì nhân niệm này mà sanh niệm bất thiện, Tỳ-kheo đó liền ngậm khít răng lại, lưỡi ấn lên khẩu cái, dùng tâm để tu tâm, giữ chặt tâm và hàng phục tâm, khiến không niệm ác bất thiện.

Khi vị Tỳ-kheo đó dùng tâm tu tâm, giữ chặt tâm và hàng phục tâm thì niệm bất thiện đã sanh liền được trừ diệt. Niệm ác diệt rồi, tâm liền được an trúnội tâm tĩnh chỉ, chuyên nhất, đắc định. Như hai lực sĩbắt một người yếu, nắm vững và hàng phục nó, Tỳ-kheo cũng vậy, răng ngậm khít lại, lưỡi ấn lên khẩu cái, dùng tâm tu tâm, giữ chặt tâm và hàng phục tâm để không sanh niệm ác bất thiện. Khi vị Tỳ-kheo đó dùng tâm tu tâm, giữ chặt tâm và hàng phục tâm thì niệm bất thiện đã sanh liền bị trừ diệt. Niệm ác diệt rồi, tâm liền được an trú, bên trong tĩnh chỉ, chuyên nhất, đắc định.

(Trung A Hàm, Kinh Tăng Thượng Tâm, Phẩm 9, số 101)

  1. 261. HÀNH

Tỳ-kheo biết như thật về hành, biết như thật về tập của hành, diệt của hành và diệt đạo của hành.

Thế nào là biết như thật về hành? Có ba hành: thân hành, khẩu hành và ý hành.

Thế nào là biết như thật về tập của hành? Do vô minh mà có hành.

Thế nào là biết như thật về diệt của hành? Vô minh diệt tức hành diệt.

Thế nào là biết như thật về diệt đạo của hành? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định là tám.

Đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp

(Trung A Hàm, Kinh Đại Câu-hi-la, Phẩm 3, số 29)

  1. 262. HẠNH PHÀM PHU

Đừng nên mong cầu dục lạc, là nghiệp vô cùng hèn hạ, là hạnh của phàm phu. Cũng đừng mong cầu tựthân khổ hạnh, rất khổ, không phải Thánh hạnh, không tương ưng với nghĩa. Xa lìa hai cực đoan này thì có trung đạotác thành con mắt, tác thành trí tự tạitác thành định, đưa đến trí, đưa đến giác ngộ, đưa đến Niết-bàn, có tán thán và chỉ trích, có sự không tán thán và không chỉ trích mà nói pháp, quyết địnhđúng mức và sau khi đã biết quyết định, thường tùy cầu sự lạc nào đã có bên trong. Đừng nói lời ám chỉ, cũng đừng đối mặt khen ngợi; nói vừa phải chứ đừng quá giới hạntùy theo phong tục địa phương, đừng nói thị, đừng nói phi.

Đó là những vấn đề của kinh ‘Phân biệt vô tránh’.

(Trung A Hàm, Kinh Câu-Lâu-Sấu, Phẩm 13, số 169)

  1. 263. HÀNH TƯỚNG CỦA TƯ DUY

Tỳ-kheo khi suy niệm về một tướng tương ưng với thiện mà sanh niệm bất thiện, khi quán niệm ác có tai họa cũng sanh niệm bất thiện, và trong khi không suy niệm về niệm đó nữa cũng lại sanh niệm bất thiện; vị Tỳ-kheo đó vì niệm này, phải dùng hành tướng của tư duy để giảm dần niệm ấy, khiến không sanh niệm ác bất thiện. Khi đối với niệm này, Tỳ-kheo đó phải dùng hành tướng tư duy để giảm dần niệm ấy thì niệm bất thiện đã sanh liền bị trừ diệt. Niệm ác diệt rồi, tâm thường an trúnội tâm tĩnh chỉ, chuyên nhất, đắc định.

Như có người đi đường, bước nhanh trên đường, người đó nghĩ rằng: ‘Tại sao ta đi nhanh? Giờ ta hãy đi chậm được chăng?’ Người đó liền đi chậm lại, nhưng rồi lại nghĩ: ‘Tại sao ta đi chậm mà chẳng đứng lại?’ Người đó liền đứng lại, nhưng rồi lại nghĩ: ‘Tại sao ta lại đứng? Ta ngồi xuống được chăng?’ Người đó liền ngồi xuống, nhưng rồi lại nghĩ: ‘Tại sao ta lại ngồi? Ta nằm xuống được chăng?’ Người đó liền nằm xuống. Như vậy là người đó đang thực hành pháp đình chỉ dần dần hành tướng thô của thân.

Nên biết, Tỳ-kheo cũng giống như thế. Đối với niệm này, Tỳ-kheo đó phải dùng hành tướng của tư duymà giảm dần niệm ấy để không sanh niệm ác bất thiện. Khi đối với niệm này, Tỳ-kheo đó phải dùng hành tướng của tư duy, giảm dần niệm ấy, thì niệm bất thiện đã sanh liền bị trừ diệt, niệm ác diệt rồi, tâm liền được an trú, bên trong tĩnh chỉ, chuyên nhất, đắc định.

(Trung A Hàm, Kinh Tăng Thượng Tâm, Phẩm 9, số 101)

  1. 264. HẠT GIỐNG BỊ MỤC NÁT

Ví như hạt giống không hư, vỡ, mục nát, bị gió nắng làm thương tổnmùa thu không được cất giấu kín đáo. Nếu người cư sĩ kia không phải là nông phu giỏi, lại không khéo canh tác, gieo hạt giống xuống và mưa không phải thời, thì này A-nan, ý ông nghĩ sao, hạt giống lúa có dần dần lớn lên được chăng?

Tôn giả A-nan thưa: Bạch Thế Tôn, dạ không.

Thế Tôn nói: Cũng vậy, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, Ta không thấy người này có được chút pháp bạch tịnh, dù bằng sợi lông. Người này pháp ác bất thiện hoàn toàn dẫy đầy, ô uế, làm gốc rễ cho sự hữu trong tương lai, lại phiền nhiệt, khổ báo, nguyên nhân của sanh, già, bệnh, chết. Như vậy, người này khi thân hoại mạng chungchắc chắn đi đến chỗ ác, sanh vào địa ngục. A-nan, đó gọi là Đại nhân căn trí của Như LaiNhư Lai hiểu biết chân chánh về gốc rễ của các pháp như vậy.

(Trung A Hàm, Kinh A-Nô-Ba, Phẩm 10, số 112)

  1. 265. HẠT GIỐNG GẶP ĐẤT TỐT

Cũng như hạt giốngcác loại hạt giốngcác loại thảo mộc, trăm giống lúa, cây thuốc được phát sanh, trưởng dưỡng, tất cả đều nhân nơi đất, y cứ trên đất, thiết lập trên đất mới được sanh trưởng.

Cũng vậy, nếu có vô lượng thiện pháp mà có thể đạt được thì tất cả đều lấy sự không phóng dật làm căn bản, không phóng dật làm tập khởinhân không phóng dật mà phát sanh, không phóng dật làm đầu. Trong các thiện pháp, không phóng dật là tối đệ nhất.

(Trung A Hàm, Kinh Dụ, Phẩm 11, số 141)

  1. 266. HẠT GIỐNG KHỔNG THỂ NẢY MẦM

Ví như hạt lúa giống không hư, không vỡ, không mục, không nứt, không bị gió, nắng làm thương tổnmùa thu đến được cất giấu kín đáo. Nếu người cư sĩ kia giỏi, sửa sang ruộng tốt rồi vãi hạt giống vào nhưng mưa xuống không phải thời, thì này A-nan, ý ông nghĩ sao, hạt giống này có dần dần lớn lên được không?

Tôn giả A-nan thưa: Bạch Thế Tôn, không thể được.

Cũng vậy, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp thiện, cũng thành tựu pháp bất thiện. Sau đó Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát lại tâm người này, biết người này diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện; người này đã diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiệnthiện căncòn sót chưa đoạn tuyệtchắc chắn rồi sẽ đoạn tuyệt. Như vậy, người này đi đến pháp suy thoái.

A-nan, đó gọi là Đại nhân căn trí của Như LaiNhư Lai hiểu biết chân chánh về gốc rễ của các pháp nhưvậy.

(Trung A Hàm, Kinh A-Nô-Ba, Phẩm 10, số 112)

  1. 267. HAY BỊ BỊNH

Do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ đa phần có tật bệnh? Nếu có kẻ nam hay người nữ nhiễu hại chúng sanh; người ấy hoặc nắm tay, hoặc dùng cây đá, hoặc dùng dao gậy nhiễu hại chúng sanh.

Người ấy thọ nghiệp này, tạo thành nghiệp ấy đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn đưa đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngụcMãn kiếp địa ngục, lại sanh vào nhân gian, chịu nhiều tật bệnh.

(Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 13, số 170)

  1. 268. HIỆN TẠI KHỔ VÀ TƯƠNG LAI KHỔ

Hoặc có Sa-môn, Phạm chí lõa hình, không y phục, hoặc dùng tay làm y phục, hoặc lấy lá làm y phục, hoặc lấy hạt châu làm y phục; hoặc không múc nước bằng bình, hoặc không múc nước bằng gáo; không ăn đồ ăn xốc xỉa bằng dao gậy, không ăn đồ ăn lừa dối, không tự mình đến, không sai người đi, không làm khách được mời, không làm khách được chào đón, không là khách được lưu, không ăn từ giữa hai người đang ăn, không ăn tại nhà có thai, không ăn từ nhà có nuôi chó, không ăn từ nhà có lằng xanh bay đến; không ăn cá, không ăn thịt, không uống rượu, không uống nước dấm, hoặc không uống gì cả, học tập hạnh không uống;

Hoặc ăn một miếng, cho một miếng là đủ, hoặc ăn hai, ba, bốn, cho đến bảy miếng, và cho bảy miếng là đủ, hoặc ăn bởi một lần nhận được, và cho đến một lần nhận được là đủ, hoặc ăn bởi hai, ba bốn cho đến bảy lần nhận được và cho bảy lần nhận được là đủ, hoặc ăn ngày một lần và cho một lần là đủ, hoặc hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy ngày, nữa tháng, hay một tháng, ăn một lần và cho một lần là đủ; hoặc ăn cỏ, hoặc ăn lúa cỏ, hoặc ăn nếp tuế, hoặc ăn cám, hoặc ăn gạo đầu-đầu-la, hoặc ăn đồ ăn thô; hoặc đến chỗ vô sự, y nơi vô sự; hoặc ăn rễ, hoặc ăn trái, hoặc ăn quả tự rụng; hoặc mặc áo khâu đủ thứ vải, hoặc mặc áo lông, hoặc mặc áo vải đầu-xá, hoặc mặc áo vải đầu-xá bằng lông, hoặc mặc bằng da nguyên, hoặc mặc da có xoi lỗ, hoặc mặc da toàn xoi lỗ; hoặc để tóc xõa, hoặc để tóc bện, hoặc để tóc vừa xỏa vừa bện, hoặc chỉ cạo tóc, hoặc chỉ cạo râu, hoặc cạo cả râu tóc, hoặc nhổ tóc, hoặc nhổ râu, hoặc nhổ cả râu tóc, hoặc chỉ đứng thẳng không hề ngồi, hoặc đi chồm hổm, hoặc nằm gai, lấy gai làm giường; hoặc nằm cỏ, lấy cỏ làm giường; hoặc thờ nước, ngày đêm lấy tay vọc; hoặc thờ lửa, ngày đêm đốt lên; hoặc thờ mặt trờimặt trăng, thờ đấng Tôn hựu Đại đứcchắp tay hướng về kia.

Những sự như vậy thọ khổ vô lượnghọc hạnh nóng bức. Vị ấy thọ pháp này khi đã thành tựu đầy đủ rồi, thân hoại mạng chung tất sanh tới chỗ ác, sanh trong địa ngục.

(Trung A Hàm, Kinh Thọ Pháp, Phẩm 14, số 174)

  1. 269. HIỆN TẠI KHỔ VÀ TƯƠNG LAI LẠC

Hoặc có người mà bản tánh nặng đắm dục, nặng đắm nhuế, nặng đắm si, thường tùy tâm dục mà thọ khổ, ưu sầuTùy tâm giận dữ, tâm si mê mà thọ khổ, ưu sầu. Người ấy vì khổ, vì ưu sầu mà trọn suốt cuộc sống tu hành phạm hạnhcho đến khóc lóc rơi lệ. Người kia thọ lãnh pháp này, đã thành tựu đầy đủ, thân hoại mạng chung tất sanh lên chỗ lành, sanh trên các cõi trời.

(Trung A Hàm, Kinh Thọ Pháp, Phẩm 14, số 174)

  1. 270. HIỆN TẠI LẠC VÀ TƯƠNG LAI KHỔ

Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn, Phạm chí ham thích vui đùa chung với người con gái trang điểm mà chủ trương rằng ‘Sa-môn, Phạm chí này đối với dục, thấy có những sợ hãi và những tai họa gì trong tương lai mà phải đoạn trừ dục và bày ra phương pháp đoạn dục? Xúc chạm nơi thân thể người nữ trang điểm này thật là sung sướng’.

Người ấy với người nữ này cùng nhau vui đùa, du hí ở trong đó. Người ấy thọ pháp lạc đó đã thành tựuđầy đủ rồi, khi thân hoại mạng chung thẳng đến chỗ ác, sanh trong địa ngục, mới dấy lên ý nghĩ như vầy, ‘Sa-môn, Phạm chí kia đối với dục thấy những sợ hãi và những tai họa này trong tương lai cho nên đoạn dục và bày ra phương pháp đoạn dục. Chúng ta nhân bởi dục, do tranh với dục, duyên do dục cho nên lãnh sự khổ cùng cực như vậy, sự khổ trọng đại như vậy.

(Trung A Hàm, Kinh Thọ Pháp, Phẩm 14, số 174)

  1. 271. HIỆN TẠI LẠC VÀ TƯƠNG LAI LẠC

Hoặc có người bản tánh không nặng đắm dục, không nặng đắm sân nhuế, không nặng đắm si. Vị ấy không thường theo tâm dục mà thọ khổ ưu lo, không theo tâm sân nhuế mà thọ khổ ưu lo và không theo tâm si mà chịu khổ, ưu lo.

Vị ấy do lạc, do hỷ, trọn cuộc đời mình tu hành phạm hạnh cho đến đạt được tâm hoan hỷ. Vị ấy thọ pháp này, đã thành tựu đầy đủ rồi, năm hạ phần kết dứt sạch, hóa sanh ở chỗ kia mà nhập Niết-bàn, được pháp bất thối, không trở lại cõi này.

(Trung A Hàm, Kinh Thọ Pháp, Phẩm 14, số 174)

  1. 272. HIỂU PHÁP

Cũng như có người muốn bắt được rắn, bèn đi tìm rắn. Khi đi tìm rắn, người ấy tay cầm gậy sắt, đi trong rừng hoang, thấy một con rắn rất lớn, liền lấy gậy sắt đè lên đầu con rắn, rồi lấy tay nắm đầu nó. Con rắn kia tuy ngoặt đuôi lại, hoặc quấn tay chân, hoặc các chi thể khác, nhưng không thể mổ. Người kia làm như vậy để tìm bắt rắn và đạt được mục đích, không chuốc lấy cực khổ luống công, cũng không tự gây phiền nhọc.

Vì sao? Vì người ấy khéo biết cách bắt rắn. Cũng vậy, hoặc có thiện gia nam tử ghi nhớ và hiểu biết về nghĩa và văn không điên đảo. Người ấy do tự mình ghi nhớ và hiểu biết không điên đảo về nghĩa và văn mà biết pháp kia như vậy như vậy, tức chánh kinh, ca vịnh, ký thuyết, kệ thanhân duyên, soạn lục, bản khởi, thử thuyết, sanh xứ, quảng giải, vị tằng hữu pháp và thuyết nghĩa. Người ấy không vì tranh luậnmà biết nghĩa này, nhưng vì giải thoát mà biết nghĩa này. Người ấy biết pháp này vì mục đích ấy nên đạt đến nghĩa này, không chuốc lấy cực khổ luống công, không tự gây phiền nhọc. Vì sao? Vì ghi nhớ và hiểu biết không điên đảo về pháp.

(Trung A Hàm, Kinh A-lê-tra, Phẩm 16, số 200)

  1. 273. HỘ SÁU CĂN

Tôi đã thành tựu Thánh giới thân này và cực tri túc, rồi lại thủ hộ các căn, thường niệm sự khép kín, niệm tưởng muốn minh đạtthủ hộ niệm tâm mà được thành tựu, hằng mướn khởi ý. Khi mắt thấy sắc, không chấp thủ sắc tướng, không đắm sắc vị; vì sự phẫn tránh mà thủ hộ căn con mắt, trong tâm khôngsanh tham lam, ưu não, ác bất thiện pháp, vì thú hướng đến kia, nên thủ hộ căn con mắt. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, khi ý biết pháp không chấp thủ pháp tướng, không đắm pháp vị; vì sự phẫn tránh mà thủ hộ ý căn, trong tâm không sanh tham lam, ưu não, ác bất thiện pháp, vì thú hướng đến kia, nên thủ hộ ý căn.

(Trung A Hàm, Kinh Thuyết Trí, Phẩm 15, số 187)

  1. 274. HÓA ĐỘ NGOẠI ĐẠO

Ta nói như vầy, ‘Hãy gác lại biên tế đời trước, hãy gác lại biên tế đời sau’. Giả sử không nhớ một đời. Khi đệ tử của Ta đến, không nịnh hót, không lừa dối mà thẳng thắn thì Ta giáo hóa họ. Nếu cứ theo sự giáo hóa của Ta mà thực hành đúng như vậy thì nhất định biết được Chánh pháp.

Khi thuyết pháp này Dị học Bệ-ma-na-tu xa lìa trần cấupháp nhãn của các pháp phát sanh. Lúc đó, Dị học Bệ-ma-na-tu thấy pháp, chứng phápgiác ngộ bạch tịnh pháp, không còn thấy ai hơn, lại không do kẻ khác mà độ nghi, đoạn hoặc, không còn do dự, đã an trú quả chứng đối với pháp của Thế Tôn, chứng được vô sở úy, cúi đầu sát chân Phật mà thưa rằng:

Bạch Thế Tôn, con xin được theo Phật xuất gia học đạothọ giới cụ túc, được làm Tỳ-kheo, thực hànhphạm hạnh.

Thế Tôn dạy: Thiện lai Tỳ-kheo, hãy hành phạm hạnh! Dị học được theo Phật xuất gia học đạothọ cụtúc giới, được làm Tỳ-kheo, thực hành phạm hạnhTôn giả Bệ-ma-na-tu xuất gia học đạothọ giới cụ túc rồi, biết pháp, thấy pháp, cho đến chứng được quả vị A-la-hán.

(Trung A Hàm, Kinh Bệ-Ma-Na-Tu, Phẩm 17, số 209)

  1. 275. HỎA GIỚI

Thế nào là hỏa giới? nội hỏa giới và ngoại hỏa giới.

Nội hỏa giới là ở trong thân, được thâu nhiếp ở trong thân, những gì là lửa, có tính chất nóng, được chấp thủ trong thân. Đó là những gì? Đó là, thân nóng hấp, thân nóng bứcbức rức, ấm áp, và sự tiêu hóa ẩm thực, tất cả những chất khác tương tự như vậy ở trong thân, được thâu nhiếp bên trong thân, thuộc tính nóng, được chấp thủ bên trong.

Ngoại hỏa giới là lớn, là tịnh, là không đáng tởm.

(Trung A Hàm, Kinh Tượng Tích Dụ, Phẩm 3, số 30)

  1. 276. HÓA LẠC THIÊN

‘Lạc thú nhân vương không bằng lạc thú chư Thiên’. Nhân gian sống tám trăm tuổi, thì Hóa lạc thiênmới là một ngày một đêm. Như vậy ba mươi ngày đêm là một tháng, mười hai tháng là một năm, tám ngàn năm như vậy là tuổi thọ của Hóa lạc thiên.

Tất có trường hợp này, là thiện nam tử hay thiện nữ nhân thọ trì Thánh trai tám chi này, khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh lên Hóa lạc thiên.

(Trung A Hàm, Kinh Trì Trai, Phẩm 17, số 202)

  1. 277. HỌC ĐẠO

Như các Đức Thế Tôn đó ở nơi rừng vắng, sơn lâm, dưới gốc cây hay trên sườn núi cao, vắng lặng, không có tiếng động, xa vắng, không có sự dữ, không có người đời, liền tùy thuận mà thiền tọa. Các Ngài ở nơi xa vắng thường thích thiền tọaan ổn khoái lạc. Vị Sa-môn Cù-đàm này cũng học đạo chánh giác như vậy.

(Trung A Hàm, Kinh Ưu-đàm-bà-la, Phẩm 9, số 104)

  1. 278. HỌC ĐẠO CẦN THIẾT

Tỳ-kheo nương vào một khu rừng để ở. Vị ấy nghĩ rằng: ‘Ta nương vào khu rừng này để ở. Hoặc không có chánh niệm sẽ được chánh niệm; tâm chưa định sẽ được định; nếu chưa giải thoát sẽ được giải thoát, các lậu chưa diệt tận sẽ được diệt tận; chưa chứng đắc Niết-bàn an ổn vô thượng thì sẽ chứng đắc Niết-bàn. Điều người học đạo cần như áo, chăn, uống, ăn, giường chõng, thuốc thang, các vật dụngcho đời sống, tìm cầu tất cả một cách dễ dàng, không khó khăn.

(Trung A Hàm, Kinh Lâm, Phẩm 10, số 107)

  1. 279. HỌC PHÁP NHƯ THẬT SA MÔN

Thế nào là pháp như thật Sa-môn và pháp như thật Phạm chí?

Thân hành, khẩu hành, ý hành và mạng hành thanh tịnh, chánh đại quang minh, khéo léo giữ gìn, không có tỳ vết.

Phải học thủ hộ các căn, thường niệm sự khép kín, niệm tưởng muốn minh đạtthủ hộ niệm tâm mà được thành tựu, hằng muốn khởi ý.

Sau khi đã học pháp như thật Sa-môn và pháp như thật Phạm chí, bấy giờ mới là Sa-môn chân chánh, không phải là Sa-môn hư danh. Nếu có thọ nhận áo chăn, ẩm thực, giường chõng, thuốc thang, và các thứ tư cụ sinh hoạt khác, những thứ cung cấp ấy được phước lớn, được kết quả lớn, được công đứclớn và được quả báo rộng rãi.

(Trung A HàmKinh Mã Ấp, Phẩm 15, số 182)

  1. 280. HỘI HỢP CỦA CÁC UẨN

Nhãn xứ bên trong và sắc, cùng với nhãn thức biết ngoại sắc, đó thuộc về sắc uẩn. Nếu có thọ, đó là thọ uẩn. Nếu có tưởng thì đó là tưởng uẩn. Nếu có tư thì đó là tư uẩn. Nếu có thức thì đó là thức uẩn. Như vậy quán sát sự hội hợp của các uẩn.

(Trung A Hàm, Kinh Tượng Tích Dụ, Phẩm 3, số 30)

  1. 281. HỮU BÁO CỦA TƯỞNG

Thế nào là biết hữu báo của tưởng? Biết tuyên thuyết, tùy tưởng mà tuyên thuyết.

(Trung A Hàm, Kinh Đạt Phạm Hạnh, Phẩm 10, số 111)

  1. 282. HỦY BÁNG NGƯỜI

Thế nào là Đa văn Thánh đệ tử y trên không tham trước mà đoạn trừ tham trước? Đa văn Thánh đệ tửtư duy như vầy, ‘Ai tham trước tất phải thọ ác báo trong đời này và đời sau. Nếu ta tham trước ấy là tự hại mà cũng là xuyên tạc hủy báng người khác. Chư Thiên và các vị phạm hạnh có trí sẽ chê bai học giới của ta. Khi thân hoại mạng chung tất phải đi đến ác xứ, sanh trong địa ngục. Ai tham trước tất phải thọ ác báo này trong đời này và đời sau như vậy. Nay ta có nên xa lìa tham trước mà đoạn trừ tham trước chăng?’ Rồi vị ấy y trên xa lìa tham trước mà đoạn trừ tham trước. Như vậy, Đa văn Thánh đệ tửy trên xa lìa tham trước mà đoạn trừ tham trước.

(Trung A Hàm, Kinh Bô-lị-đa, Phẩm 17, số 203)

  1. 283. HỶ LẠC DO ĐỊNH

Tỳ-kheo có hỷ lạc do định sanh nhuần thấm thân, phổ biến sung mãn. Khắp trong thân thểhỷ lạc do định sanh không đâu không có. Cũng như suối trên núi trong sạch không nhơ, nước từ bốn phương chảy đến, đổ vào một cách tự nhiên, tức thì đáy suối nước tự phun lên, chảy tràn ra ngoài, thấm ướt cả núi, phổ biến sung mãn, không đâu không có. Cũng vậy, Tỳ-kheo có hỷ lạc do định sanh nhuần thấm thân, phổ biến sung mãn. Khắp trong thân thểhỷ lạc do định sanh không đâu không có. Như vậy, Tỳ-kheo tùy theo thân hành mà biết trên như thật. Tỳ-kheo như thế, sống cô độcviễn lytâm không phóng dậttu hành tinh tấn, đoạn trừ các tai hoạn của tâm và được định tâm. Được định tâm rồi thì biết trên như thật.

(Trung A Hàm, Kinh Niệm Thân, Phẩm 7, số 81)

  1. 284. HỶ LẠC DO LY DỤC

Tỳ-kheo có hỷ lạc do ly dục nhuần thấm thân, phổ biến sung mãn. Khắp trong thân thểhỷ lạc sanh do ly dục, không đâu không có. Như người hầu tắm, bỏ bột tắm đầy chậu, nước hòa thành bọt, nước thấm vào thân, phổ biến sung mãn, không đâu không có. Cũng vậy, Tỳ-kheo có hỷ lạc do ly dục nhuần thấm vào thân, phổ biến sung mãn, khắp trong thân thể hỷ lạc sanh do ly dục, không đâu không có. Như vậy, Tỳ-kheo tùy theo thân hành mà biết trên như thật. Tỳ-kheo như thế, sống cô độcviễn lytâm khôngphóng dậttu hành tinh tấn, đoạn trừ các tai hoạn của tâm và được định tâm. Được định tâm rồi thì biết trên như thật.

(Trung A Hàm, Kinh Niệm Thân, Phẩm 7, số 81)

  1. 285. ÍT BỊNH

Do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ không có tật bệnh? Nếu có kẻ nam hay người nữ nào không nhiễu hại chúng sanh, người ấy không dùng tay nắm, không dùng cây đá, không dùng dao gậy nhiễu hại chúng sanh. Người ấy tạo nghiệp này, tác thành nghiệp ấy đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn tiến lên chỗ lành, sanh vào trong cõi trờiMãn kiếp ở cõi trời rồi, lại sanh vào nhân gian, không có tật bệnh.

(Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 13, số 170)

  1. 286. ÍT MUỐN BIẾT ĐỦ

Tỳ-kheo tri túc, áo cốt che thân, ăn chỉ để sống, đi đâu đều mang theo y bát, đi không luyến tiếc. Cũng như con nhạn mang theo đôi cánh bay liệng trong hư không; cũng vậy, Tỳ-kheo tri túc, áo cốt che thân, ăn chỉ để sống, đi đâu đều mang theo y bát, đi không luyến tiếc. Khi chúng tôi thấy Tỳ-kheo nào rất tri túc thì chúng tôi cùng ái kính, tôn trọngcúng dường, tôn phụng, lễ sự Tỳ-kheo ấy.

(Trung A Hàm, Kinh Toán Số Mục-Kiền-Liên, Phẩm 12, số 144)

  1. 287. KẾT SỬ HỮU

‘Kết sử hữu không được đoạn tận; pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, là tà hạnh’. Vị ấy biết điều này rồi liền thuyết pháp. Vì sao vậy? Vị ấy không nói như vầy, ‘Nếu người nào kết sử hữu không đoạn tận thì sự hữu kia cũng không đoạn tận, cho nên người ấy nhất định phải khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh’. Không thấu suốt pháp này, chỉ có pháp khổ, có phiền lao, có nghiệt não, có buồn rầu, là tà hành.

(Trung A Hàm, Kinh Câu-Lâu-Sấu, Phẩm 13, số 169)

  1. 288. KẾT SỬ HỮU ĐÃ ĐOẠN TẬN

‘Kết sử hữu đã đoạn tận; pháp này không có khổ, không phiền lao, không nhiệt não, không ưu sầu, chánh hạnh’. Vị ấy đã biết điều này rồi, liền nói pháp. Vì sao? Vị ấy không nói như vầy, ‘Nếu người nào kết sử hữu đã đoạn tận thì sự hữu kia cũng đoạn tận, cho nên người ấy nhất thiết không có khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh’. Không thấu đạt pháp này chỉ có pháp không khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh.

(Trung A Hàm, Kinh Câu-Lâu-Sấu, Phẩm 13, số 169)

  1. 289. KHÁI NIỆM HỮU

Tỳ-kheo biết như thật về hữu, biết như thật về tập của hữu, diệt của hữu và diệt đạo của hữu.

Thế nào là biết như thật về hữu? Có ba hữu: Dục hữusắc hữu và vô sắc hữu.

Thế nào là biết như thật về tập của hữu? Do thủ mà có hữu.

Thế nào là biết như thật về hữu diệt? Thủ diệt tức hữu diệt.

Thế nào là biết như thật về hữu diệt đạo? Tám chi Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định là tám.

Đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Câu-hi-la, Phẩm 3, số 29)

  1. 290. KHÁI NIỆM SANH

Tỳ-kheo biết như thật về sanh, biết như thật về tập của sanh, diệt của sanh và diệt đạo của sanh.

Thế nào là biết như thật về sanh? Đó là, chúng sanh kia và tất cả chủng loại sai biệt của chúng sanh kia, đến lúc sanh thì sanh, đến lúc xuất thì xuất, đến lúc thành thì thành; khi phát khởi năm ấm liền có mạng căn.

Thế nào là biết như thật về tập của sanh? Do hữu mà có sanh.

Thế nào là biết như thật về diệt của sanh? Hữu diệt tức sanh diệt.

Thế nào là biết như thật về diệt đạo của sanh? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định là tám.

Đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Câu-hi-la, Phẩm 3, số 29)

  1. 291. KHẨU NGHIỆP

Nếu có lời chê bai sau lưng mà chân thật, không dối láo, tương ưng với cứu cánh, pháp ấy là vô tránh.

(Trung A Hàm, Kinh Câu-Lâu-Sấu, Phẩm 13, số 169)

  1. 292. KHEN CHÊ

Nếu có kẻ tại gia hoặc xuất gia học đạo nào làm điều tà hạnh, thì Ta không khen ngợi người đó. Vì sao vậy? Nếu có kẻ tại gia hoặc xuất gia học đạo làm điều tà hạnh, thì kẻ ấy không được hiểu biết tốt, không biết đúng như pháp. Do đó, nếu những kẻ tại gia hoặc xuất gia học đạo làm điều tà hạnh, thì Ta không khen ngợi kẻ ấy.

Nếu có kẻ tại gia hoặc xuất gia học đạo nào thực hành chánh hạnh, thì Ta khen ngợi người đó. Vì sao vậy? Nếu có kẻ tại gia hoặc xuất gia học đạo thực hành chánh hạnh, thì kẻ ấy chắc chắn được hiểu biếttốt, biết đúng như pháp. Do đó, nếu kẻ tại gia hoặc xuất gia học đạo thực hành chánh hạnh, thì Ta khen ngợi kẻ ấy.

(Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 12, số 152)

  1. 293. KHEN NGỢI VIỆC TĨNH TỌA

Hoặc có người tĩnh tọa, khen ngợi tĩnh tọa. Nếu có người tĩnh tọa, khen ngợi tĩnh tọa, thì đây là pháp khả lạc, khả ái, khả hỷ, có thể khiến ái niệm, có thể khiến kính trọng, có thể khiến tu tập, có thể khiến nhiếp trì, có thể khiến xứng đáng là Sa-môn, có thể khiến được nhất ý, có thể khiến chứng đắc Niết-bàn.

(Trung A Hàm, Kinh Hắc Tỳ-kheo, Phẩm 8, số 94)

  1. 294. KHÉO CỞI BỎ NĂM THỨ TRÓI BUỘC

1) Thân: Nếu ai thân ly nhiễmly dục, ly ái, ly khát, người ấy có tâm thú hướng, tịnh tín, an trụ, thắng giảinỗ lực tinh tấnchuyên cần tĩnh tọa

2) Dục: Nếu ai đối với dục mà ly nhiễmly dục, ly ái, ly khát, người ấy có tâm thú hướng, tịnh tín, an trụ, thắng giảinỗ lực tinh tấnchuyên cầntĩnh tọa.

3) Thuyết giảng: Có một hạng người, đối với những điều được thuyết giảngtương ưng với Thánh nghĩa, nhu nhuyến, không triền cáinghi hoặc, nghĩa là nói về giới, định, tuệ, giải thoátgiải thoát tri kiến, nói về tổn giảm, nói về sự không tụ hội, nói về thiểu dục, nói về tri túc, nói về đoạn trừ, nói về vô dục, nói về diệt, nói về tĩnh tọa, nói về duyên khởi, những điều như vậy được thuyết giảng bởi Sa-môn hay Tỳ-kheo, mà người ấy tâm thú hướng tịnh tín, an trụ, thắng giảinỗ lực tinh tấnchuyên cần tĩnh tọa.

4) Nếu ai có tâm này, thú hướng, tịnh tín, an trụ, thắng giảinỗ lực tinh tấnchuyên cần tĩnh tọa.

5) Sự không tụ hội: Không thường tụ hội với đạo hay tục, không náo loạn, không kiêu xa, nhưng học hỏi. Nếu ai không thường tụ hội với đạo hay tục, không náo loạn, không kiêu xa, nhưng học hỏi, người ấy có tâm thú hướng tịnh tín, an trụ, thắng giảinỗ lực tinh tấnchuyên cần tĩnh tọa. Đó là hạng người thứ tư khéo cởi mở sự trói buộc trong tâm, tức là đối với sự không tụ hội.

6) Sự thăng tiến: Với một ít sở đắc mà nửa đường không dừng lại, nhưng mong cầu thăng tiến. Nếu ai với một ít sở đắc mà nửa đường không dừng lại nhưng mong cầu thăng tiến, người ấy tâm thú hướng, tịnh tín, an trụ, thắng giảinỗ lựctinh tấnchuyên cần tĩnh tọa.

Nếu Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni nào khéo nhổ sạch năm thứ tạp uế trong tâm khéo cởi mở năm thứ trói buộc trong tâm, Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni ấy được nói đến với pháp thanh tịnh.

(Trung A Hàm, Kinh Tâm Uế, Phẩm 17, số 207)

  1. 295. KHÉO SUY NIỆM

Ta sẽ thuyết pháp cho các ngươi nghe, vi diệu ở khởi đầu, vi diệu ở khoảng giữa và vi diệu ở đoạn cuối, có văn, có nghĩa, cụ túc thanh tịnhhiển hiện phạm hạnh; đó là ‘Đạt phạm hạnh’, có thể diệt tận các lậu. Các thầy hãy lắng nghe, hãy khéo suy niệm.

(Trung A Hàm, Kinh Đạt Phạm Hạnh, Phẩm 10, số 111)

  1. 296. KHI BAN PHÁP THOẠI

Khi ngươi thuyết pháp, đừng vì tranh luận. Nếu có tranh luận thì có nhiều lời, nhân nhiều lời mà có trạo cử, nhân trạo cử mà tâm không tịch tĩnhnhân tâm không tịch tĩnh nên tâm rời xa định.

Khi ngươi thuyết pháp đừng nói to, nói mạnh, như sư tử. Này Đại Mục-kiền-liên, khi ngươi thuyết pháphãy hạ ý mà thuyết pháp, không ráng sức, tiêu diệt sức, dẹp bỏ sức, hãy thuyết pháp bằng sự không dùng cường lực, như sư tử.

(Trung A Hàm, Kinh Trưởng Lão Thượng Tôn Thụy Miên, Phẩm 7, số 83)

  1. 297. KHI CHẾT VẪN CHƯA THỎA MÃN THAM DỤC

Đúng như vậy, đúng như vậy! Người đời thật hiếm, ít ai có thể thỏa mãn đối với dục; ít ai có sự nhờm tởm, ghê sợ dục cho đến chết. Người đời mà đối với dục có sự thỏa mãn, nhàm tởm, ghê sợ cho đếnchết, quả là quá khó kiếm!

Trong thế gian, những người đối với dục mà không thỏa mãn, không nhờm tởm, ghê sợ cho đến chết thì thật quá nhiều! Thật quá nhiều! Vì sao? Này A-nan, trong đời quá khứ, có nhà vua tên là Đảnh Sanh làm Chuyển luân vươngthông minh trí tuệ, có bốn loại quân, ngự trị thiên hạtự do tự tại, là pháp vươnghành động theo chánh phápthành tựu bảy báuBảy báu ấy là: xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu và tướng quân báu. Đó là bảy báu. Vị ấy có đủ một ngàn người con trai, mặt mày khôi ngô, dõng mãnh, không khiếp sợ, nhiếp phục được người khác. Vị ấy thống lãnh khắp cả cõi đất này cho đến biển cả, không dùng đao gậy, chỉ dùng pháp giáo hóa, khiến cho an lạc.

Một thời gian hết sức lâu xa về sau, vua Đảnh Sanh ấy nghĩ rằng: ‘Ta có châu Diêm-phù giàu cóhoan lạc cùng cực, nhân dân đông đúc. Ta có bảy báu; đầy đủ một ngàn người con. Ta muốn ngay ở cung điện này mưa báu bảy ngày, dâng đến tận đầu gối’. Này A-nan, vua Đảnh Sanh có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, nên vừa khởi tâm ưa thích như vậy, tức thì ở trong cung mưa báu bảy ngày, dâng đến đầu gối.

Một thời gian hết sức lâu xa về sau, vua Đảnh Sanh kia lại nghĩ rằng: ‘Ta có châu Diêm-phù giàu cóhoan lạc cùng cực, nhân dân đông đúc. Ta có bảy báu, đầy đủ một ngàn đứa con, và ở trong cung này, mưa báu bảy ngày, dâng đến đầu gối. Ta nhớ đã từng nghe nơi người xưa nói rằng có châu Cù-đà-ni, châu Phất-bà-bệ-đà-đề, châu Uất-đơn-viết, châu Cù-đà-ni, cõi Tam thập tam thiên giàu cóhoan lạccùng cực, nhân dân đông đúc. Nay ta muốn đến xem các châu đó. Sau khi đến, ta sẽ thống trị’. Này A-nan, vua Đảnh Sanh có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, nên vừa khởi tâm ưa thích như vậy, liền dùng như ý túc cưỡi lên hư không mà đi, cùng với bốn loại quân. Này A-nan, vua Đảnh Sanh trong phút chốc liền đến trú và trị vì ở các châu kia.

Vua Đảnh Sanh khi đến cõi Tam thập tam thiên. Đến nơi, nhà vua đi vào nhà Chánh pháp. Ở đó, Thiên Đế-thích nhường một nửa chỗ ngồi cho vua Đảnh Sanh và mời ngồi. Vua Đảnh Sanh liền ngồi xuống trên nửa chỗ ngồi của Thiên Đế-thích. Bấy giờ, nhà vua và Thiên Đế-thích hoàn toàn không khác gì nhau; ánh sáng và ánh sáng không khác, màu sắc và màu sắc không khác, hình dung và hình dungkhông khác, oai nghi lễ tiết và y phục cũng không khác nhau; chỉ có con mắt nháy là khác nhau.

Vua Đảnh Sanh kia một thời gian hết sức lâu xa về sau nữa, lại nghĩ: ‘Ta có châu Diêm-phù giàu cóhoan lạc cùng cực, nhân dân đông đúc. Ta có bảy báu, đầy đủ một ngàn người con, và ở trong cung mưa báu bảy ngày dâng đến đầu gối. Ta lại có châu Cù-đà-ni, có châu Phất-bà-bệ-đà-đề, có châu Uất-đơn-viết. Ta cũng đã thấy Tam thập tam thiên vân tập đại hội. Ta đã được vào nhà Chánh pháp của chư Thiên, lại được Thiên Đế-thích nhường cho một nửa chỗ ngồi, và ta đã ngồi trên một nửa chỗ ngồi của Thiên Đế-thích. Ta với Thiên Đế-thích hoàn toàn không khác gì nhau; ánh sáng không khác, màu sắc không khác, hình dung không khác, oai nghi lễ tiết cho đến y phục cũng không sai khác, chỉ có con mắt nháy là khác nhau mà thôi. Nay có lẽ ta đuổi Thiên Đế-thích đi, cướp lấy phân nửa chỗ ngồi ấy mà làm vua loài Trời và loài Ngườitự do tự tại.

Vua Đảnh Sanh vừa khởi ý niệm như vậy, bất giác rơi xuống châu Diêm-phù, liền mất như ý túc, nhuốm bệnh, đau nguy kịch. Lúc đó, vua Đảnh Sanh bảo các cận thần rằng:

Nếu có Phạm chícư sĩ, hay thần dân nào đến hỏi các khanh rằng: ‘Lúc băng hà, nhà vua đã nói những gì?’ Thì các khanh nên đáp như thế này: ‘Vua Đảnh Sanh đã được châu Diêm-phù, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã được bảy báu, nhưng khi chết vẫn chưa được thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã đầy đủ một ngàn người con, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã có bảy ngày mưa báu, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã được châu Cù-đà-ni, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã được châu Phất-bà-bệ-đà-đề, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã được châu Uất-đơn-viết, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã thấy chư Thiên tụ hội, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã hưởng đầy đủ các đặc tính của năm thứ dục lạc, sắc, thanh, hương, vị, xúc; nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn’.

(Trung A HàmKinh Tứ Châu, Phẩm 6, số 60)

  1. 298. KHINH AN

Ta an trụ nơi trụ xứ này rồi, phát sanh sự hoan duyệt. Sự hoan duyệt này Ta cảm thọ trong toàn thân với chánh niệm chánh trí, rồi phát sanh hỷ, phát sanh khinh an, phát sanh lạc, phát sanh định. Định này Ta cảm thọ toàn thân với chánh niệm chánh trí.

(Trung A HàmKinh Đại Không, Phẩm 15, số 191)

  1. 299. KHINH NGƯỜI

Nếu có ai chuyên hành khổ hạnh, rồi do chuyên hành khổ hạnh mà quý mình khinh người. Hành khổhạnh như vậy là cấu uế.

(Trung A Hàm, Kinh Ưu-đàm-bà-la, Phẩm 9, số 104)

  1. 300. KHỔ CẢ HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

Hoặc có người tự khổ, tự ưu và sát sanh, do sát sanh mà khổ, sanh ưu. Người đó tự khổ, tự ưu và lấy của không cho, tà dâm, nói láo, cho đến tà kiến mà sanh khổ, sanh ưu. Như vậy, thân khổ, tâm khổbất thiện từ bất thiện mà sanh, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn.

(Trung A Hàm, Kinh Thọ Pháp II, Phẩm 14, số 175)

  1. 301. KHỔ DIỆT ĐẠO THÁNH ĐẾ

Thế nào là Khổ diệt đạo Thánh đế? Đó là chánh kiếnchánh tư duy, chánh ngữchánh nghiệpchánh mạngchánh tinh tấnchánh niệm và chánh định.

Thời quá khứ là Khổ diệt đạo Thánh đế; thời vị lai và hiện tại là Khổ diệt đạo Thánh đế. Đó là điều chắc thật không hư dối, không xa rời sự thật, cũng chẳng phải điên đảo, được thẩm sát một cách chắc thật. Những gì hợp với sự chắc thật như vậy, là sở hữu của Thánh, được nhận thức bởi Thánh, được thấu suốt bởi Thánh, được thấy bởi Thánh, là sự giác ngộ tối thượng chân chánh của bậc Thánh. Do dó nói Khổ diệt đạo Thánh đế.
(Trung A HàmKinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

  1. 302. KHỔ DO DỤC

Lại nữa, vì chúng sanh nhân nơi dục, duyên nơi dục, lấy dục làm gốc nên thân làm ác, khẩu làm ác, ý làm ác. Kẻ đó về sau bệnh tật liệt giường, hoặc ngồi hoặc nằm trên đất, vì khổ bức thân, toàn thân cảm giác khổ sở vô cùng, không còn đáng yêu thích. Kẻ đó vì lúc trước thân làm ác, khẩu làm ác, ý làm ác nên khi sắp chết chúng che ngay trước mắt giống như mặt trời lặn bóng sườn núi lớn, che lấp mặt đất. Cũng vậy, kẻ ấy bị những ác hành của thân, ác hành của khẩu và của ý che lấp trước mắt, kẻ đó nghĩ rằng: ‘Ác hành ta làm trước kia, bây giờ chúng che trước mắt ta. Trước ta không tạo phước nghiệp mà tạo nhiều ác nghiệp.

Giả tỷ có ai chỉ làm ác, hung bạo, chỉ làm tội chứ không làm phước, không hành thiện, khi sống không biết lo sợ, gần chết không chỗ nương cậy, không chỗ quay về. Người ấy thân sanh về cõi nào, ta cũng thác sinh về chỗ đó’. Do đó, sanh hối hận, rồi do hối hận mà chết không an, chết không được phước. Đó là những nỗi thống khổ ở đời này nhân nơi dục, duyên nơi dục, lấy dục làm gốc.

(Trung A Hàm, Kinh Khổ Ấm, Phẩm 9, số 100)

  1. 303. KHÓ GIỮ ĐƯỢC MẠNG SỐNG

Giống như dệt vải, thêm một hàng chỉ ngang là thêm một phần gần thành, gần xong; cũng vậy, mạng sống con người như vải dệt gần xong, khó giữ được, rất ít, quá ít vị ngọt, mà đau khổtai hoạn lại lớn, tai hoạn quá nhiều!

(Trung A Hàm, Kinh A-Già-la-ha-na, Phẩm 12, số 159)

  1. 304. KHỔ HẠNH CỦA ĐẠO LÕA THỂ

Hoặc có Sa-môn, Phạm chí lõa hình, không y phục, hoặc dùng tay làm y phục, hoặc lấy lá làm y phục, hoặc lấy hạt châu làm y phục;

Hoặc không múc nước bằng bình, hoặc không múc nước bằng gáo;

Không ăn đồ ăn xốc xỉa bằng dao gậy, không ăn đồ ăn lừa dối, không tự mình đến, không sai người đi, không làm khách được mời, không làm khách được chào đón, không làm khách được lưu, không ăn từ giữa hai người đang ăn, không ăn tại nhà có thai, không ăn từ nhà có nuôi chó, không ăn từ nhà có lằng xanh bay đến;

Không ăn cá, không ăn thịt, không uống rượu, không uống nước dấm, hoặc không uống gì cả, học tập hạnh không uống;

Hoặc ăn một miếng, cho một miếng là đủ, hoặc ăn hai, ba, bốn, cho đến bảy miếng, và cho bảy miếng là đủ, hoặc ăn bởi một lần nhận được, và cho đến một lần nhận được là đủ, hoặc ăn bởi hai, ba bốn cho đến bảy lần nhận được và cho bảy lần nhận được là đủ, hoặc ăn ngày một lần và cho một lần là đủ, hoặc hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy ngày, nửa tháng, hay một tháng, ăn một lần và cho một lần là đủ;

Hoặc ăn cỏ, hoặc ăn lúa cỏ, hoặc ăn nếp tuế, hoặc ăn cám, hoặc ăn gạo đầu-đầu-la, hoặc ăn đồ ăn thô; hoặc đến chỗ vô sự, y nơi vô sự; hoặc ăn rễ, hoặc ăn trái, hoặc ăn quả tự rụng; hoặc mặc áo khâu đủ thứ vải, hoặc mặc áo lông, hoặc mặc áo vải đầu-xá, hoặc mặc áo vải đầu-xá bằng lông, hoặc mặc bằng da nguyên, hoặc mặc da có xoi lỗ, hoặc mặc da toàn xoi lỗ;

Hoặc để tóc xõa, hoặc để tóc bện, hoặc để tóc vừa xõa vừa bện, hoặc chỉ cạo tóc, hoặc chỉ cạo râu, hoặc cạo cả râu tóc, hoặc nhổ tóc, hoặc nhổ râu, hoặc nhổ cả râu tóc, hoặc chỉ đứng thẳng không hề ngồi, hoặc đi chồm hổm, hoặc nằm gai, lấy gai làm giường;

Hoặc nằm cỏ, lấy cỏ làm giường; hoặc thờ nước, ngày đêm lấy tay vọc; hoặc thờ lửa, ngày đêm đốt lên;

Hoặc thờ mặt trờimặt trăng, thờ đấng Tôn hựu Đại đứcchắp tay hướng về kia. Những sự như vậy thọ khổ vô lượnghọc hạnh nóng bức.

(Trung A Hàm, Kinh Ưu-đàm-bà-la, Phẩm 9, số 104)

  1. 305. KHỔ HẠNH HẤP THU KHÍ TRỜI

Nếu ai hành khổ hạnh, rồi do chuyên hành khổ hạnh ấy nên chỉ ngước nhìn ánh mặt trờihấp thụ khí trời. Hành khổ hạnh như vậy là cấu uế.

(Trung A Hàm, Kinh Ưu-đàm-bà-la, Phẩm 9, số 104)

  1. 306. KHỔ HẠNH KHÔNG ĐÚNG CÁCH

Nếu có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh một cách tân khổ nên có sầu, có si, khủng bố, khủng cụ, sống lén lútnghi ngờ, sợ mất tiếng, tham lamphóng dật. Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là cấu uế.

(Trung A Hàm, Kinh Ưu-đàm-bà-la, Phẩm 9, số 104)

  1. 307. KHỔ HẠNH KHÔNG THÍCH ỨNG

‘Tự thân khổ hạnh, rất khổ, không tương ưng với nghĩa; pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh’. Vị ấy biết điều này rồi, liền nói pháp. Vì sao vậy? Vị ấy không nói như vầy, ‘Tự thân khổ hạnh, rất khổ, không tương ưng với nghĩa; pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh’. Không thấu đạt pháp này, chỉ có pháp khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh.

(Trung A Hàm, Kinh Câu-Lâu-Sấu, Phẩm 13, số 169)

  1. 308. KHỔ HẠNH MÀ KHÔNG CẤU UẾ

Nếu có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh tân khổ mà không có ác dục, không niệm tưởng dục. Hành khổ hạnh như vậy là không cấu uế.

(Trung A Hàm, Kinh Ưu-đàm-bà-la, Phẩm 9, số 104)

  1. 309. KHỔ HẠNH SANH DỤC TƯỞNG

Hoặc có người chuyên hành khổ hạnh một cách tân khổ. Nhân bởi hành khổ hạnh một cách tân khổ mà có ác dục, niệm tưởng dục. Hành khổ hạnh như vậy là cấu uế.

(Trung A Hàm, Kinh Ưu-đàm-bà-la, Phẩm 9, số 104)

  1. 310. KHỔ HẠNH VÀ ÁC GIỚI

Nếu có ai hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh nên sanh ra nói dối, nói hai lưỡi, nói thô ác, nói thêu dệt, đủ cả ác giớiHành khổ hạnh như vậy là cấu uế.

(Trung A Hàm, Kinh Ưu-đàm-bà-la, Phẩm 9, số 104)

  1. 311. KHỔ THÁNH ĐẾ

Khổ Thánh đế là sanh khổgià khổbệnh khổchết khổ, oán ghét mà tự hội là khổ, thương yêu mà biệt ly là khổ, mong cầu mà không được là khổ, nói tóm lược năm thủ uẩn là khổ.

(Trung A Hàm, Kinh Tượng Tích Dụ, Phẩm 3, số 30)

  1. 312. KHÔNG ÁC DỤC

Hoặc có người không ác dục, khen ngợi việc đình chỉ ác dục. Nếu có người không ác dục, khen ngợi việc đình chỉ ác dục, thì đây là pháp khả lạc, khả ái, khả hỷ, có thể khiến ái niệm, có thể khiến kính trọng, có thể khiến tu tập, có thể khiến nhiếp trì, có thể khiến xứng đáng là Sa-môn, có thể khiến được nhất ý, có thể khiến chứng đắc Niết-bàn.

(Trung A Hàm, Kinh Hắc Tỳ-kheo, Phẩm 8, số 94)

  1. 313. KHÔNG ÁC KHẨU

Nếu ai chuyên hành khổ hạnh một cách tân khổ, do chuyên hành khổ hạnh tân khổ nên không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói thô ác, không nói thêu dệt, không có ác giớiHành khổ hạnh như vậy là không cấu uế.

(Trung A Hàm, Kinh Ưu-đàm-bà-la, Phẩm 9, số 104)

  1. 314. KHÔNG BIẾT PHƯƠNG PHÁP BẮT RẮN

Cũng như có người muốn bắt được rắn, bèn đi tìm rắn. Khi đi tìm rắn, nó đi vào rừng hoang, thấy con rắn rất lớn, liền bước tới, dùng tay nắm lấy lưng rắn; con rắn ngóc đầu quay lại, hoặc mổ vào tay, chân, hoặc các chi thể khác. Nó làm công việc tìm bắt rắn, nhưng không đạt được mục đích, chỉ chuốc lấy cực khổ luống công, tự gây phiền nhọc. Vì sao? Vì không biết rõ phương pháp bắt rắn.

Cũng vậy, có thể có người ngu si ghi nhớ và hiểu biết điên đảo văn và nghĩa. Chúng do tự mình hiểu biết điên đảo và ghi nhớ điên đảo mà biết pháp kia như vậy như vậy, tức chánh kinh, ca vịnh, ký thuyết, kệ-tha, nhân duyên, soạn lục, bản khởi, thử thuyết, sanh xứ, quảng giải, vị tằng hữu pháp và thuyết nghĩa. Chúng vì tranh luận mà biết nghĩa này, chứ không vì giải thoát mà biết nghĩa này. Chúng biết pháp này vì mục đích ấy nên không đạt đến nghĩa này, chỉ chuốc lấy cực khổ luống công, tự gây phiền nhọc. Vì sao? Vì chúng ghi nhớ và hiểu biết điên đảo về pháp.

(Trung A Hàm, Kinh A-lê-tra, Phẩm 16, số 200)

  1. 315. KHÔNG BIẾT TIẾT HẠN

Nếu có người tu khổ hạnh, rồi do tu khổ hạnh nên sanh thân kiến, biên kiếntà kiếnkiến thủ, khó tánh, không biết tiết hạn, những pháp mà Sa-môn, Phạm chí phải thông suốt lại không thông suốtHành khổhạnh như thế là cấu uế.

(Trung A Hàm, Kinh Ưu-đàm-bà-la, Phẩm 9, số 104)

  1. 316. KHÔNG CHẤP THỦ

A-nan, nếu không có bảo thủ, tất cả đều không có bảo thủ, thì giả sử tách rời bảo thủ sẽ có dao gậy, đấu tranh, dua siểm, lừa gạt, nói láo, nói hai lưỡi, khởi lên vô lượng pháp ác bất thiện chăng?

A-Nan đáp: Bạch Thế Tôn, không.

Thế Tôn nói: A-nan, cho nên biết rằng dao gậy, đấu tranh, dua siểm, lừa gạt, nói láo, nói hai lưỡi, khởi lên vô lượng pháp ác bất thiện thì nhân của chúng, tập khởi của chúng, bản của chúng và duyên của chúng chính là bảo thủ vậy. Vì sao? Vì duyên bảo thủ nên có dao gậy, đấu tranh, dua nịnh, lừa gạt, nói láo, nói hai lưỡi, khởi lên vô lượng pháp ác bất thiện. Như vậy là trọn đủ toàn khối khổ đau to lớn.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Nhân, Phẩm 9, số 97)

  1. 317. KHÔNG CHẤP THỦ HIỆN TẠI

Sao gọi là Tỳ-kheo không chấp thủ pháp hiện tại? Nếu Tỳ-kheo có mắt, sắc và thức con mắt, đối với hiện tại, vị ấy thức hiện tại không bị nhiễm trước dục. Do thức không bị nhiễm trước dục nên không hoan lạc nơi ấy. Do hoan lạc nên không chấp thủ pháp hiện tại. Tai, mũi, lưỡi, thân cũng vậy, nếu ý, pháp và ý thức, đối với hiện tại, vị ấy thức hiện tại không bị nhiễm trước dục. Do thức không bị nhiễm trước dục nên hoan lạc nơi ấy. Do không hoan lạc nên không chấp thủ pháp hiện tại.

(Trung A Hàm, Kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên, Phẩm 13, số 165)

  1. 318. KHÔNG CHẤP THỦ MÀ SỢ HÃI

Thế nào là Tỳ-kheo không chấp thủ mà sợ hãi?

Tỳ-kheo không ly sắc nhiễm, không ly sắc dục, không ly sắc ái, không ly sắc khát. Nếu Tỳ-kheo nào không ly sắc nhiễm, không ly sắc dục, không ly sắc ái, không ly sắc khát, thì vị ấy muốn được sắc, truy cầu, đắm trước sắc, trú vào sắc, nghĩ rằng ‘Sắc là ta. Sắc là sở hữu của ta’. Khi đã muốn được sắc, truy cầu sắc, đắm trước sắc, trú vào sắc, nghĩ rằng ‘Sắc là ta. Sắc là sở hữu của ta’, thì thức nắm bắt sắc. Sau khi thức nắm bắt sắc, lúc ấy sắc biến dịch thì thức cũng bị chuyển theo sắc. Khi thức đã bị chuyển theo sắc thì Tỳ-kheo ấy sanh sợ hãi, tâm trú vào trong đó. Nhơn vì tâm không biết nên sanh khiếp sợ, lao nhọc, không chấp thủ mà sợ hãi.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Quán Pháp, Phẩm 13, số 164)

  1. 319. KHÔNG CÓ CỦA CẢI

Do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ không có của cải? Nếu có kẻ nam hay người nữ nào không làm thí chủ, không thực hành bố thí cho Sa-môn, Phạm chí, cho kẻ nghèo cùng đơn độc ở xa đến xin những thứ như đồ ăn, thức uống, quần áo, mền, vòng hoa, hương thoa, nhà cửa, giường chõng, đèn dầu và sai dịch. Người ấy tạo nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn đưa đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngụcMãn kiếp địa ngục, lại sanh vào nhân gian, không có của cải.

(Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 13, số 170)

  1. 320. KHÔNG CÓ NIỆM

Nếu không có tư thì không có niệm. Nếu không có niệm thì không có dục. Nếu không có dục thì không có yêu và không yêu. Nếu không có yêu và không yêu thì không có bỏn sẻn và ganh tị. Nếu không có bỏn sẻn và ganh tị thì không có dao gậy, đấu tranh, thì nghịch, dua nịnhdối trá, nói láo, nói hai lưỡi, trong tâm không sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện. Như vậy, toàn khối lớn đau khổ này tiêu diệt.

(Trung A Hàm, Kinh Thích Vấn, Phẩm 11, số 134)

  1. 321. KHÔNG CỐNG CAO

Ta còn nhớ khi xưa, lúc Ta thăm ruộng, người làm ruộng nghỉ ngơi trên đám ruộng, Ta đi đến dưới gốc cây Diêm-phù ngồi kiết giàly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán, hỷ lạc do viễn ly sanh, chứng đắc được Sơ thiềnthành tựu và an trụ. Ta nghĩ rằng: ‘Phàm phu ngu si không đa văn, tự có sẵn tật bệnh, không thoát khỏi tật bệnh, nhưng thấy người tật bệnh thì ghê tởm, khinh bỉ, không yêu, không thích, mà không tự quán sát mình’.

Rồi Ta lại nghĩ: ‘Ta tự có sẵn tật bệnh, không thoát khỏi tật bệnh. Nếu Ta thấy người tật bệnh mà ghê tởm, khinh bỉ, không yêu, không thích, Ta không nên như vậy, vì Ta cũng có trường hợp này’. Quán sátnhư vậy rồi thì tâm cống cao phát khởi do không có tật bệnh liền tự tiêu diệt.

(Trung A Hàm, Kinh Nhu Nhuyến, Phẩm 11, số 117)

  1. 322. KHÔNG CỬA

Thế nào là Tỳ-kheo không cửa? Năm hạ phần kiết đã diệt tận, đã biến tri, nhổ tuyệt gốc rễ, dẹp tan không còn sanh trở lại nữa.

  1. 323. KHÔNG ĐỂ THOÁI CHUYỂN

Nếu khi Tỳ-kheo quán mà biết mình sống nhiều với tham lamsân nhuế tâm, thùy miên triền, trạo cử và cống caonghi hoặc, thân tránh, ô uế tâm, bất tíngiải đãivô niệmvô định và sống với nhiều ác tuệ, thì Tỳ-kheo ấy vì muốn diệt trừ các pháp ác bất thiện này nên gấp rút tìm phương tiện học hỏihết sức tinh cần chánh niệmchánh trí, nhẫn, không để thoái lui.

Như người bị lửa cháy đầu, cháy áo, gấp rút cầu phương tiện cứu đầu cứu áo. Cũng như thế, vì muốn diệt trừ các pháp ác bất thiện này nên vị Tỳ-kheo ấy gấp rút cầu phương tiện học, hết sức tinh cầnchánh niệmchánh trí, nhẫn, không để thoái lui.

(Trung A Hàm, Kinh Trụ Pháp, Phẩm 8, số 95)

  1. 324. KHÔNG ĐOAN CHÁNH

Do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ có thân hình không đoan chánh? Nếu có kẻ nam hay người nữ mà tánh nóng nảy, hay bực dọc, vừa nghe chút ít đã nổi cơn giận dữ, nổi ganh ghét mà sanh lo buồn, nổi thịnh nộ tranh chấp. Người ấy thọ lấy nghiệp này, tạo tác đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn đưa đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngụcMãn kiếp địa ngục, lại sanh vào nhân gian, hình thể không đoan chánh.

(Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 13, số 170)

  1. 325. KHÔNG DỰA QUYỀN THẾ

Hoặc có người thuộc hàng Trưởng lãoquen biết với vua, nổi tiếng với mọi người và có đại phước, những người khác không được như vậy. Người kia nhân vì là Trưởng lão, vì quen biết với vua, vì nổi tiếng với mọi người và có đại phước mà quý mình khinh người. Đó gọi là pháp không phải chân nhân.

Pháp chân nhân xét nghĩ như thế này: ‘Ta không phải do Trưởng lão, không phải do quen biết với vua, nổi tiếng với mọi người và có đại phước mà đoạn trừ được dâm, nộ, si. Hoặc có người nào đó không phải là Trưởng lão, không quen biết với vua, không nổi tiếng với mọi người và cũng không có đại phước, nhưng người ấy thực hành pháp như pháptùy thuận pháp, hướng pháp, thứ pháp, do đó mà được cúng dường cung kính’. Như vậy, vị này thú hướng sự chứng đắc pháp chân đế, nhưng không quý mình, không khinh người. Đó gọi là pháp chân nhân.

(Trung A HàmKinh Chân Nhân, Phẩm 7, số 85)

  1. 326. KHÔNG ĐÚNG ĐƯỜNG LỐI

Ví như có người muốn lấy sữa mà lại vắt nơi sừng con bò thì chắc chắn không lấy được sữa. Dù không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, nếu người ấy muốn lấy sữa mà lại vắt nơi sừng con bò thì chắc chắnkhông lấy được sữa. Vì sao vậy? Vì tìm cầu sữa một cách tà vạy, tức là vắt nơi sừng con bò vậy.

Cũng vậy, nếu có Sa-môn, Phạm chí tà kiếntà kiến định, người ấy có ước nguyện nhưng tu hành phạm hạnh một cách tà vạy nên chắc chắn không thể chứng quả. Không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện, hoặc vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyệntu hành phạm hạnh một cách tà vạy thì chắc chắn không thể chứng quả. Vì sao vậy? Vì tìm cầu quả vị một cách tà vạy, là không đúng đường lối.

(Trung A Hàm, Kinh Tâm, Phẩm 14, số 172)

  1. 327. KHÔNG HÍ LUẬN

Hoặc có người không thích tranh cãi, khen ngợi việc đình chỉ tranh cãi. Nếu có người không thích tranh cãi, khen ngợi việc đình chỉ tranh cãi, thì đây là pháp khả lạc, khả ái, khả hỷ, có thể khiến ái niệm, có thể khiến kính trọng, có thể khiến tu tập, có thể khiến nhiếp trì, có thể khiến xứng đáng là Sa-môn, có thể khiến được nhất ý, có thể khiến chứng đắc Niết-bàn.

(Trung A Hàm, Kinh Hắc Tỳ-kheo, Phẩm 8, số 94)

  1. 328. KHÔNG KHEN MÌNH CHÊ NGƯỜI

Này các thiện nam tử, hãy nên đến trước Ta để trình bày về sự chứng đắc cứu cánh trí như vậy. Hãy như Sa-môn Nhị Thập Ức, đi đến trước Ta trình bày về sự chứng đắc cứu cánh trí mà không khen mình, không khinh người, nói điều nghĩa lợi, hiển hiện pháp tùy theo các trường hợp; chớ nên như kẻ ngu si bị tăng thượng mạn trói buộc, đến trước mặt Ta trình bày về sự chứng đắc cứu cánh trí. Kẻ ấy không đạt được nghĩa lợi, chỉ toàn là sự phiền nhọc. Sa-môn Nhị Thập Ức đi đến trước Ta trình bày về sự chứng đắc cứu cánh trí mà không khen mình, không khinh người, nói điều nghĩa lợi, hiển hiện pháp tùy theocác trường hợp.

(Trung A Hàm, Kinh Sa-môn Nhị Thập Ức, Phẩm 11, số 123)

  1. 329. KHÔNG KHINH MẠN

Bạch Thế Tôn, như một con trâu gãy sừng, rất nhường nhịn, hiền lành, dễ sai khiến, dễ chế ngự. Nó từ thôn này đi đến thôn khác, từ xóm này đi đến xóm khác; những nơi nó đi qua, không có gì bị xâm phạm.

Bạch Thế Tôn, con cũng vậy. Tâm con như con trâu gãy sừng, không kết, không oán, không sân nhuế, không não hại, rộng lớn, vô biên, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gianthành tựu và an trụ.

Nếu ai không có niệm thân trên thân thì người ấy mới khinh mạn một vị phạm hạnh rồi đi du hành trong nhân gian. Con khéo có niệm thân trên thân, nên con không khinh mạn một vị phạm hạnh rồi đi du hànhtrong nhân gian.

(Trung A HàmKinh Sư Tử Hống, Phẩm 3, số 24)

  1. 330. KHÔNG KHỞI DỤC TÂM

Tôn giả Xá-lê Tử, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả A-nan trú tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử hỏi rằng: Này Hiền giả A-nan, thầy hầu hạ Đức Phật cho đến nay là hai mươi lăm năm, thầy nhớ có lần nào khởi dục tâm không?

A-nan thưa rằng: Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, tôi còn là hàng hữu học chưa ly dục.

Xá-lê Tử lại hỏi rằng: Này Hiền giả A-nan, tôi không hỏi thầy là bậc hữu học hay vô học. Tôi chỉ hỏi, trong hai mươi lăm năm qua hầu hạ Đức Thế Tôn, thầy nhớ có lần nào khởi dục tâm không?

Xá-lê Tử ba lần lặp lại câu hỏi: Này Hiền giả A-nan, hai mươi lăm năm qua thầy hầu hạ Đức Thế Tôn, thầy nhớ có lần nào khởi dục tâm không?

A-nan cũng ba lần lặp lại câu trả lời rằng: Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, tôi còn là hàng hữu học chưa ly dục.

Xá-lê Tử lại hỏi rằng: Này Hiền giả A-nan, tôi không hỏi thầy là bậc hữu học hay vô học. Tôi chỉ hỏi, trong hai mươi lăm năm qua hầu hạ Đức Thế Tôn, thầy nhớ có lần nào khởi dục tâm không?

Đại Mục-kiền-liên nói rằng: Này Hiền giả A-nan, đáp nhanh đi, đáp nhanh đi, này A-nan, thầy đừng xúc nhiễu đến bậc thượng tôn trưởng lão.

A-nan trả lời rằng: Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, hai mươi lăm năm qua, tôi đã hầu hạ Đức Phật, tôi nhớ lại chưa hề có lần nào phát khởi dục tâm. Vì sao vậy? Vì tôi thường hướng đến Thế Tôn và các vị đồng phạm hạnh với tâm niệm hổ thẹn. Nếu Tôn giả A-nan nói như thế, thì đó là pháp vị tăng hữu của Tôn giảA-nan.

(Trung A Hàm, Kinh Thị Giả, Phẩm 4, số 33)

  1. 331. KHÔNG KHỞI TÂM CỐNG CAO

A-nan nói: ‘Thưa chư Hiền, tôi đã hầu Đức Thế Tôn đã hai mươi lăm năm, nếu do đó mà khởi tâm cống cao, không thể có sự kiện như vậy’. Nếu Tôn giả A-nan nói như thế, thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

A-nan lại nói: Thưa chư Hiền, có điều rất kỳ lạ này. Đó là có bốn bộ chúng đi đến chỗ tôi để nghe pháp. Nếu tôi vì thế mà khởi cống cao, điều ấy không thể có được. Tôi cũng không hề tác ý trước rằng: ‘Nếu có ai đến hỏi, ta sẽ trả lời như vầy’. Này chư Hiền, tôi ngay trên chỗ ngồi tùy theo nghĩa người kia hỏi mà trả lời. Nếu Tôn giả A-nan nói như vậy thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

(Trung A Hàm, Kinh Thị Giả, Phẩm 4, số 33)

  1. 332. KHÔNG KHUẤT PHỤC BẰNG QUYỀN VỊ

Vua Ba Tư Nặc thưa: Bạch Thế Tôn, hai viên thần tá Tiên Dư và Túc Cựu được con ban phát tiền tài, và con thường khen ngợi họ; đời sống họ do nơi con. Nhưng con không thể khiến cho hai vị thần tá này hạ ý cung kínhcúng dườngphụng sự con như họ hạ ý cung kính tôn trọng cúng dường phụng sự Thế Tôn. Đó là sự loại suy về pháp của con đối với Thế Tôn. Do đó con nghĩ rằng, ‘Pháp được Như Lai, Bậc Vô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác giảng dạy thật là toàn thiện. Chúng đệ tử của Thế Tôn thật là khéo thú hướng.’

(Trung A HàmKinh Pháp Trang Nghiêm, Phẩm 18, số 213)

  1. 333. KHÔNG NHẬN ĐƯỢC SỰ CHIÊM NGƯỠNG

Những người như thế tuy nghĩ rằng: ‘Mong các vị đồng phạm hạnh cúng dườngcung kính, lễ sự ta’, nhưng các vị đồng phạm hạnh không cúng dườngcung kính, lễ sự người ấy. Vì sao? Vì người ấy có vô lượng điều ác này. Nhân vì người ấy có vô lượng điều ác này nên khiến cho các vị đồng phạm hạnhkhông cúng dườngcung kính, lễ sự người ấy.

Cũng như con ngựa dữ bị nhốt vào trong chuồng, tuy nó nghĩ rằng: ‘Mong người ta nhốt tôi ở chỗ an ổn, cho đồ ăn thức uống tươi tốt và thích ngắm nghía tôi’, nhưng người ta không nhốt nó ở chỗ an ổn, không cho nó đồ ăn thức uống tốt tươi và không thích ngắm nghía nó. Vì sao? Vì con ngựa ấy có sự dữ, nghĩa là vì nó hết sức thô tệ, không hiền lành, nên khiến cho người ta không nhốt nó ở chỗ an ổn, không cho đồ ăn thức uống tốt tươi và không thích ngắm nghía nó.

(Trung A Hàm, Kinh Hắc Tỳ-kheo, Phẩm 8, số 94)

  1. 334. KHÔNG OAI ĐỨC

Do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ không có oai đức? Nếu có kẻ nam hay người nữ nào bên trong ôm lòng tật đố; người ấy thấy kẻ khác được cung kínhcúng dường liền sanh lòng tật đố; nếu thấy kẻ khác có của thì muốn làm sao của ấy được về mình. Người ấy tạo nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn đưa đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngụcMãn kiếp địa ngục rồi, lại sanh vào trong nhân gian, không có oai đức.

(Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 13, số 170)

  1. 335. KHÔNG PHẢI ĐẠO HẠNH SA MÔN

Như cái búa mới rèn rất bén, đầu có mũi nhọn, được bọc trong Tăng-già-lê, Ta nói những người ngu sihọc đạo Sa-môn kia cũng như vậy, nghĩa là có tham lam, không dứt tham lam, có nhuế, không dứt nhuế, có sân, không bỏ sân, có bất ngữ không dứt bất ngữ, có kết không dứt kết, có bỏn sẻn, không dứt bỏn sẻn, có tật đố, không dứt tật đố, có dua nịnh, không dứt dua nịnh, có lường gạt, không dứt lường gạt, có vô tàm, không dứt vô tàm, có vô quý, không dứt vô quý, có ác dục, không bỏ ác dục, có tà kiến, không bỏ tà kiến; dù khoác Tăng-già-lê, Ta không nói đó là Sa-môn.

Đó gọi là sự cấu uế của Sa-môn, du siểm của Sa-môn, là trá ngụy của Sa-môn, sự cong vạy của Sa-môn, dẫn đến chỗ ác, vì chưa dứt sạch, nên sự học không phải là đạo tích của Sa-môn, không phải là Sa-môn.

(Trung A HàmKinh Mã Ấp II, Phẩm 15, số 183)

  1. 336. KHỔNG PHẢI LÀ DỤC, SÂN VÀ VÔ MINH SỬ

Ưu-bà-di Tì-xá-khư hỏi rằng: Bạch Ni sưphải chăng tất cả cảm thọ lạc đều là dục sử? Tất cả cảm thọkhổ đều là nhuế sử? Tất cả cảm thọ không khổ không lạc đều là vô minh sử?

Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: Không phải tất cả cảm thọ lạc đều là dục sử, không phải tất cả cảm thọkhổ đều là nhuế sử; không phải tất cả cảm thọ không khổ không lạc đều là vô minh sử. Vì sao cảm thọlạc không phải là dục sử?

Nếu Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, có giác có quán, hỷ lạc do ly dục sanh, chứng Sơ thiềnthành tựu an trụ. Đó là cảm thọ lạc không phải là dục sử. Vì sao vậy? Vì đã đoạn dục.

Vì sao cảm thọ khổ không phải là nhuế sử? Như mong cầu vô thượng giải thoát lạc, do sự nguyện cầu canh cánh mà sanh ra ưu khổ. Đó là cảm thọ khổ không không phải là nhuế sử. Vì sao? Vì nó đoạn sân nhuế.

Vì sao cảm thọ không khổ không lạc không phải là vô minh sử? Khi lạc diệt, khổ diệt, ưu hỷ đã có trước cũng diệt, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh, đắc đệ Tứ thiềnthành tựu an trụ. Đó là cảm thọkhông khổ không lạc không phải là vô minh sử. Vì sao? Vì nó đoạn vô minh.

(Trung A Hàm, Kinh Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc, Phẩm 17, số 210)

  1. 337. KHÔNG PHÓNG DẬT

Nếu ai chuyên hành khổ hạnh một cách tân khổ, rồi do hành khổ hạnh tân khổ mà không sầu, không si, không khủng bố, không khủng cụ, không sống lén lút, không nghi ngờ, sợ mất tiếng, không tham lam, không phóng dậtHành khổ hạnh như vậy là không cấu uế.

(Trung A Hàm, Kinh Ưu-đàm-bà-la, Phẩm 9, số 104)

  1. 338. KHÔNG PHÓNG DẬT LÀ TỐI ĐỆ NHẤT

Nếu có vô lượng thiện pháp mà có thể đạt được thì tất cả đều lấy sự không phóng dật làm căn bản, không phóng dật làm tập khởinhân không phóng dật mà phát sanh, không phóng dật làm đầu. Trong các thiện pháp, không phóng dật là tối đệ nhất.

Cũng như làm ruộng, tất cả đều nhân nơi đất, y cứ trên đất, thiết lập trên đất mới làm được ruộng. Cũng vậy, nếu có vô lượng thiện pháp mà có thể đạt được thì tất cả đều lấy sự không phóng dật làm căn bản, không phóng dật làm tập khởinhân không phóng dật mà phát sanh, không phóng dật làm đầu. Trong các thiện pháp, không phóng dật là tối đệ nhất.

(Trung A Hàm, Kinh Dụ, Phẩm 11, số 141)

  1. 339. KHÔNG QUÝ MÌNH KHINH NGƯỜI

Hoặc có người vừa được Sơ thiền; người kia nhân vì được Sơ thiền mà quý mình khinh người. Đó gọi là pháp không phải chân nhânPháp chân nhân xét nghĩ như thế này: ‘Về Sơ thiềnĐức Thế Tôn nói là vô lượng chủng loại, nếu có kế chấp thì gọi là ái vậy. Do đó người ấy được cúng dường cung kính’. Như vậy, vị này thú hướng sự chứng đắc pháp chân đế, nhưng không quý mình, không khinh người. Đó gọi là pháp chân nhân.

Hoặc có người được đệ Nhị, đệ Tam, đệ Tứ thiền; được Không xứ, Thức xứ, Vô sở hữu xứPhi hữutưởng phi vô tưởng xứ, người khác không được như vậy. Người kia nhân vì được phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ nên quý mình khinh người. Đó gọi là pháp không phải chân nhânPháp chân nhân xét nghĩ như thế này: ‘Phi hữu tưởng phi vô tưởngĐức Thế Tôn nói là vô lượng chủng loại, nếu có kế chấp thì gọi đó là ái, do đó người ấy được cúng dường cung kính’. Như vậy, vị này thú hướng sự chứng đắcpháp chân đế, nhưng không quý mình, không khinh người. Đó gọi là pháp chân nhân.

Sau khi biết được pháp thượng nhân và pháp không phải chân nhân rồi, các vị hãy dứt bỏ pháp khôngphải chân nhân và hãy học pháp chân nhân.

(Trung A HàmKinh Chân Nhân, Phẩm 7, số 85)

  1. 340. KHÔNG SÂN TRIỀN

Nếu có ai chuyên hành khổ hạnh một cách tân khổ, do chuyên hành khổ hạnh tân khổ mà không có sân triền, phú kết, bỏn sẻn, ganh tị, dua nịnhdối trávô tàmvô quýHành khổ hạnh như vậy là không cấu uế.

(Trung A Hàm, Kinh Ưu-đàm-bà-la, Phẩm 9, số 104)

  1. 341. KHÔNG SANH NIỆM BẤT THIỆN

Tỳ-kheo khi suy niệm về một tướng tương ưng với thiện mà sanh niệm bất thiện, và khi quán niệm ác có tai họa mà lại sanh niệm bất thiện nữa, Tỳ-kheo đó không nên suy niệm về niệm này, vì nó khiến sanh niệm ác bất thiện. Tỳ-kheo đó không suy niệm về niệm này nữa thì niệm bất thiện đã sanh liền được trừ diệt. Niệm ác diệt rồi, tâm thường an trụ, nội tâm tĩnh chỉ, chuyên nhất, đắc định.

Như người có mắt, cảnh sắc nằm trong ánh sáng nhưng không muốn nhìn. Người đó hoặc nhắm mắt, hoặc lánh thân đi, ý các ngươi nghĩ sao, cảnh sắc nằm trong ánh sáng, người đó có thể cảm nhận được tướng dạng của sắc không?

Đáp rằng: Thưa không.

Tỳ-kheo cũng vậy, không nên suy niệm về niệm này, vì nó khiến sanh niệm ác bất thiện. Khi vị Tỳ-kheo đó không suy niệm về niệm này nữa, niệm bất thiện đã sanh liền bị trừ diệt. Niệm ác diệt rồi, tâm thường an trúnội tâm tĩnh chỉ, chuyên nhất, đắc định.

(Trung A Hàm, Kinh Tăng Thượng Tâm, Phẩm 9, số 101)

  1. 342. KHÔNG SANH TÂM HAM MUỐN

Giả sử có người tâm không sanh ước muốn như vầy, ‘Khi các Tỳ-kheo đã vào trong, mong ta ngồi trên ghế cao hơn hết, được ngồi chỗ bậc nhất, được nước rửa bậc nhất, được thức ăn bậc nhất’. Này Hiền giả, hoặc có vị Tỳ-kheo khác, khi các Tỳ-kheo đã vào trong, ngồi ghế cao hơn hết, được chỗ ngồi bậc nhất, được nước rửa bậc nhất, được thức ăn bậc nhất. Người ấy nhân vì có Tỳ-kheo khác, khi các Tỳ-kheo đã vào trong, ngồi ghế cao hơn hết, được chỗ ngồi bậc nhất, được nước rửa bậc nhất, không sanh tâm ác. Nếu người ấy không sanh tâm ác, không sanh tâm ham muốn thì cả hai đều là thiện.

(Trung A Hàm, Kinh Uế Phẩm, Phẩm 8, số 87)

  1. 343. KHÔNG SANH TÂM OÁN HẬN

Đức Thế Tôn cũng nói như vầy: ‘Giả sử có giặc cướp đến cầm cưa hay dao bén, xẻ manh mún thân thểra. Nếu ngươi khi bị giặc cướp cầm cưa hay dao bén, xẻ manh mún thân thể ra, mà tâm ngươi hoặc biến dịch, hoặc nói năng hung dữ, tức các ngươi đã suy thối.

Các ngươi nên nghĩ như vầygiả sử có kẻ giặc cầm cưa hay dao bén, xẻ manh mún thân thể ta ra, mong sao nhân đó mà tâm ta không biến dịch, không nói năng hung dữ, sẽ khởi tâm thương xót đối với người đến xẻ manh mún thân thể ta ra; vì người đó mà tâm ta câu hữu với từ, biến mãn một phương, thành tựu và an trụ.

Cũng thế với hai, ba, bốn phương, tứ duy, thượng hạ, biến mãn tất cả, tâm câu hữu với từ, không kết, không oán, không nhuế, không tránh, quảng đạivô biênvô lượng, kéo tu tập, biến mãn tất cả thế gianthành tựu và an trụ’.

(Trung A Hàm, Kinh Tượng Tích Dụ, Phẩm 3, số 30)

  1. 344. KHÔNG TÀ HẠNH

Tôi từ bỏ sự phi phạm hạnh, tránh xa phi phạm hạnh, siêng năng tu phạm hạnhtinh tấn với diệu hạnhthanh tịnh không ô uế, từ bỏ dục vọng, dứt trừ dâm dục. Đối với tâm phi phạm hạnh, tôi đã tịnh trừ.

(Trung A Hàm, Kinh Thuyết Trí, Phẩm 15, số 187)

  1. 345. KHÔNG TÁI SANH

Tỳ-kheo khi đã thọ lạccảm thọ khổ, cảm thọ không lạc không khổ, vị ấy ở nơi các cảm thọ này mà quán vô thường, quán hưng suy, quán đoạn, quán vô dục, quán diệt, quán xả. Sau khi ở nơi các cảm thọ này mà quán vô thường, quán hưng suy, quán đoạn, quán vô dục, quán diệt, quán xả, vị ấy không chấp thủ đời này, do không chấp thủ đời này mà không bị nhọc nhằn, do không bị nhọc nhằn nên nhập Niết-bàn, biết một cách như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều đáng làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’.

(Trung A Hàm, Kinh Trưởng Lão Thượng Tôn Thụy Miên, Phẩm 7, số 83)

  1. 346. KHÔNG TÀM QUÝ

Đức Thế Tôn lại lấy cái chậu còn lại một ít nước đổ hết ra rồi hỏi rằng:

Này La-vân, ngươi lại có thấy Ta cầm cái chậu còn một ít nước ấy đổ ra hết không?

La-vân trả lời rằng: Con có thấy, bạch Thế Tôn.

Phật bảo rằng: Này La-vân, Ta nói rằng đạo của người kia cũng mất hết như vậy. Nghĩa là đã biết rồi còn nói dối, mà không xấu hổ, không ăn năn, không tàm, không quý. Này La-vân, người ấy cũng không có việc ác nào mà không làm. Do đấy, này La-vân nên học như thế này: Không được đùa giỡn và nói dối.

(Trung A Hàm, Kinh La-Vân, Phẩm 2, số 14)

  1. 347. KHÔNG TÁN LOẠN

Với con mắt, Tỳ-kheo thấy sắc, thức không chạy theo sắc tướng, thức không đắm trước lạc của sắc tướng, thức không bị trói buộc bởi lạc của sắc tướng, vị ấy không bị vị ngọt của sắc tướng cột chặt tâm nên không hướng ra ngoài, không bị phân rải, tán loạn. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; với ý Tỳ-kheo nhận thức pháp, thức không chạy theo pháp tướng, thức không đắm trước lạc của pháp tướng, thức không bị trói buộc bởi lạc của pháp tướng. Vị ấy không bị vị ngọt của pháp tướng cột chặt tâm nên không hướng ra ngoài, không bị chi phốitán loạn.

Như vậy gọi là tâm Tỳ-kheo không hướng ra ngoài, không bị phân rải, tán loạn.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Quán Pháp, Phẩm 13, số 164)

  1. 348. KHÔNG THÂN KIẾN

Đa văn Thánh đệ tử, gặp thiện tri thức, biết Thánh pháp, khéo léo chế ngự trong Thánh pháp, kẻ ấy không thấy sắc là thần ngã, không thấy thần ngã có sắc, không thấy trong sắc có thần ngã, không thấy trong thần ngã có sắc. Không thấy thọ, tưởng, hành, thức là ngã, không thấy trong ngã có thức, không thấy trong thức có ngã. Đó gọi là không thân kiến.

(Trung A Hàm, Kinh Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc, Phẩm 17, số 210)

  1. 349. KHÔNG THẤU ĐÁO

Cũng như có người nói như vầy, ‘Nếu trong nước có người con gái rất đẹp, ta muốn được người con gái đó’. Nếu có người hỏi người đó như vầy, ‘Ông biết trong nước có người con gái rất đẹp, nhưng có biết tên gì, họ gì, sanh sống như thế nào? Là cao hay thấp, thô hay tế, trắng hay đen, hoặc không trắng không đen, là con gái Sát-đế-lợi, con gái Phạm chíCư sĩ, hay người thợ, ở phương Đông, phương Tây, phương Nam phương Bắc?’ Người đó đáp, ‘Tôi không biết’. Người kia lại hỏi, ‘Ông không biết, không thấy trong nước có người con gái rất đẹp, tên họ như vậy, sanh sống như vậy, dài, ngắn, thô, tế, trắng, đen, không trắng không đen, con gái Sát-lợi, con gái Phạm chíCư sĩ, hay người thợ, ở phương Đông, phương Tây, phương Nam hay phương Bắc, mà lại nói như vầy, ‘Ta muốn được người con gái đó được ư’?’

Cũng vậy, ông nói như vầy, ‘Sắc kia là vi diệu, tối vi diệu; sắc kia là tối thắng; sắc kia là tối thượng’. Nhưng khi hỏi sắc đó thì ông lại không biết.

(Trung A Hàm, Kinh Bệ-Ma-Na-Tu, Phẩm 17, số 209)

  1. 350. KHÔNG THỂ ĐƯỢC

Phạm chí Bệ-lan-nhã chống gậy đứng trước Đức Phật và nói: Này Cù-đàm, ta nghe Sa-môn Cù-đàm lúc thiếu thời, tuổi còn quá trẻ, vừa mới xuất gia học đạo, thế mà nếu có danh đức Sa-môn Phạm chí nào đích thân đi đến vẫn không kính lễ, cũng không tôn trọng, cũng không đứng dậy, không mời các vị ấy ngồi. Này Cù-đàm, việc ấy quả không thể được.

Thế Tôn đáp: Này Phạm chí, Ta chưa từng thấy chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí nào từ loài Người cho đến Trời đi đến, khiến Như Lai kính lễtôn trọngđứng dậy, mời các vị ấy ngồi. Này Phạm chí, nếu có ai đến mà muốn Như Lai kính lễtôn trọngđứng dậy, mời ngồi, thì đầu của vị ấy chắc chắnvỡ thành bảy mảnh.

Nói: Cù-đàm vô vị.

Đáp: Này Phạm chí, có sự kiện khiến Ta vô vị, nhưng không phải như lời ông nói. Nếu có vị của sắc, vị của tiếng, vị của hương, vị của xúc, thì những thứ ấy đã bị Như Lai đoạn trừ, dứt sạch, nhổ tận gốc rễ, không bao giờ sanh lại nữa. Đó là kiện khiến Ta vô vị, nhưng không như lời ông nói.

Nói: Cù-đàm không sợ hãi.

Đáp: Này Phạm chí, có sự kiện khiến Ta không sợ hãi, nhưng không như lời ông nói. Nếu có sợ hãi sắc, thanh, hương, vị, xúc, thì Như Lai đã đoạn trừ, dứt sạch, nhổ tận gốc rễ, không bao giờ sanh lại nữa. Đó là sự kiện khiến Như Lai không sợ hãi, nhưng không như lời ông nói.

Nói: Cù-đàm không nhập thai.

Đáp: Có sự kiện khiến Ta không đầu thai, nhưng không như lời ông nói. Nếu có Sa-môn, Phạm chí đối với sự mang thai trong tương lai mà đã đoạn trừ, dứt sạch, nhổ tận gốc rễ, không bao giờ sanh lại nữa, Ta nói rằng vị ấy không đầu thaiNhư Lai đối với sự mang thai trong tương lai đã vĩnh viễn đoạn trừ, tuyệt diệt, nhổ tận gốc rễ, không bao giờ sanh lại nữa, cho nên Ta không đầu thai. Đó là sự kiện Ta không đầu thai, nhưng không như lời ông nói.

(Trung A HàmKinh Hoàng Vô Liên, Phẩm 12, số 157)

  1. 351. KHÔNG THỌ PHÁP HIỆN TẠI

Nếu Tỳ-kheo không hoan lạc sắc ở hiện tại, không ham muốn, không đắm trước, không an trú. Không hoan lạc giác, tưởng, hành, thức ở hiện tại, không ham muốn, không đắm trước, không an trú. Như vậy gọi là Tỳ-kheo không chấp thọ pháp hiện tại.

(Trung A Hàm, Kinh A-Nan Thuyết, Phẩm 13, số 167)

(Trung A Hàm, Kinh Ý Hành, Phẩm 13, số 168)

  1. 352. KHÔNG THOÁT KHỔ

Nếu có Sa-môn, Phạm chí không biết một cách như thật về nhân, về tập, về diệt, về tận, vị ngọt, tai hoạn và sự xuất yếu, vị đó nhất định có dục, có nhuế, có si, có ái, có thủ, không có tuệ, không có thuyết tuệ, có tắng, có tránh; vị đó không lìa khỏi sanh, già, bệnh, chết, cũng không thể thoát khỏi sự buồn rầu, kêu khóc, lo khổ, áo não, không chứng đắc khổ biên.

(Trung A HàmKinh Sư Tử Hống, Phẩm 9, số 103)

  1. 353. KHÔNG THỦ CHẤP

Nếu ai chuyên hành khổ hạnh một cách tân khổ, do chuyên hành khổ hạnh tân khổ mà không sanh thânkiến, biên kiếntà kiếnkiến thủ, khó tánh, không biết tiết hạn, những pháp mà Sa-môn, Phạm chí phải thông suốt thì thông suốtHành khổ hạnh như vậy là không cấu uế.

  1. 354. KHÔNG THỦ, KHÔNG SỢ HÃI

Nếu Tỳ-kheo nào ly sắc nhiễm, ly sắc dục, ly sắc ái, ly sắc khát, thì vị ấy không muốn được sắc, không truy cầu sắc, không đắm trước sắc, không trú vào sắc nghĩ rằng ‘Sắc không phải là ta. Sắc không phải là sở hữu của ta’. Vị ấy đã không muốn được sắc, không truy cầu sắc, không đắm trước sắc, không trú vào sắc nghĩ rằng ‘Sắc không phải là ta. Sắc không phải là sở hữu của ta’ thì thức không nắm bắt sắc. Khi thức đã không nắm bắt sắc, lúc ấy sắc biến dịch, thức không bị chuyển theo sắc. Thức đã không bị chuyển theo sắc thì vị ấy không sanh sợ hãitâm không trú vào trong đó. Nhơn vì tâm biết nên không khiếp sợ, không lao nhọc, không chấp thọ, không sợ hãi.

Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức; Tỳ-kheo ly thức nhiễm, ly thức dục, ly thức ái, ly thức khát. Nếu Tỳ-kheo nào ly thức nhiễm, ly thức dục, ly thức ái, ly thức khát thì vị ấy không muốn đắc thức, không truy cầu thức, không đắm trước thức, không trú vào thức, nghĩ rằng ‘Thức không phải là ta. Thức không phải là sở hữu của ta’. Tỳ-kheo ấy khi đã không muốn được thức, không truy cầu thức, không đám trước thức, không trú vào thức, nghĩ rằng ‘Thức không phải là ta. Thức không phải là của ta’, thì thức không nắm bắt thức. Khi thức đã không nắm bắt thức, lúc thức kia biến dịch, thức không bị chuyển theo thức. Khi thức không bị chuyển theo thức, Tỳ-kheo ấy không sanh sợ hãitâm không trú vào trong đó. Nhơn vì tâm biết nên không khiếp sợ, không lao nhọc, không chấp thọ, không sợ hãi.

Như vậy gọi là Tỳ-kheo không chấp thủ, không sợ hãi.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Quán Pháp, Phẩm 13, số 164)

  1. 355. KHÔNG THÙ MÀ SỢ HÃI

Nếu Tỳ-kheo nào không ly thức nhiễm, không ly thức dục, không ly thức ái, không ly thức khát, thì vị ấy muốn được thức, truy cầu thức, đắm trước thức, trú vào thức, nghĩ rằng ‘Thức là ta. Thức là sở hữu của ta’. Vị ấy khi đã muốn được thức, truy cầu thức, đắm trước thức, trú vào thức, nghĩ rằng ‘Thức là ta. Thức là sở hữu của ta’ thì thức nắm bắt thức. Sau khi thức nắm bắt thức, lúc thức ấy biến dịch thì thức cũng bị chuyển theo thức. Sau khi thức đã bị chuyển theo thức, Tỳ-kheo ấy sanh sợ hãi, tâm trú vào trong đó. Nhơn vì tâm không biết nên sanh khiếp hãi, lao nhọc, không chấp thọ mà sợ hãi.

Như vậy gọi là Tỳ-kheo không chấp thọ mà sợ hãi.

(Trung A HàmKinh Phân Biệt Quán Pháp, Phẩm 13, số 164)

  1. 356. KHÔNG TRẠCH PHÁP

Người kia không biết như thật pháp nào nên tập hành, không biết như thật pháp nào không nên tập hành. Do không biết như thật pháp nào không nên tập hành và không biết như thật pháp nào nên tập hành, do đó pháp không nên tập hành lại tập hành, pháp nên hành lại không hành. Do tập hành phápkhông nên tập hành và không tập hành pháp nên tập hành, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý lại sanh; pháp đáng thích, đáng yêu, đáng vừa ý lại diệt. Đó gọi là pháp ngu si.

(Trung A Hàm, Kinh Thọ Pháp II, Phẩm 14, số 175)

  1. 357. KHÔNG TRUY NIỆM QUÁ KHỨ

Tỳ-kheo quả thật có sắc được biết bởi mắt, khả hỷ, ý niệmsắc áitâm lạc tương ưng với dục, tâm mò bắt cái gốc. Gốc tức quá khứ vậy. Thức quá khứ vị ấy không bị nhiễm trước dục; do thức không bị nhiễm trước dục, nên không hoan lạc nơi đó. Do không hoan lạc nơi đó nên không truy niệm quá khứ. Tai, mũi, lưỡi, thân cũng vậy, quả thật có sắc được biết bởi mắt, khả hỷ, ý niệmsắc áitâm lạc tương ưng với dục, tâm mò bắt cái gốc. Gốc tức quá khứ vậy. Thức quá khứ vị ấy không bị nhiễm trước dục; do thức không nhiễm trước dục, vị ấy không hoan lạc. Do không hoan lạc, vị ấy không truy niệm quá khứ.

Như vậy đó là Tỳ-kheo không truy niệm quá khứ.

(Trung A Hàm, Kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên, Phẩm 13, số 165)

  1. 358. KHÔNG Ỷ VÀO SẮC TƯỚNG CỦA MÌNH

Hoặc có người đoan chánh, khả ái, những người khác không được như vậy. Người kia nhân vì mình đoan chánh, khả ái mà quý mình khinh người. Đó gọi là pháp không phải chân nhân.

Pháp chân nhân xét nghĩ như thế này: ‘Ta không phải do vẻ đoan chánh khả ái này mà đoạn trừ được dâm, nộ, si. Hoặc có người nào đó không đoan chánh khả ái nhưng thực hành pháp như pháptùy thuận pháp, hướng pháp, thứ pháp, do đó được cúng dường cung kính’. Như vậy vị này thú hướng sự chứng đắc pháp chân đế, nhưng không quý mình khinh người. Đó gọi là pháp chân nhân.

(Trung A HàmKinh Chân Nhân, Phẩm 7, số 85)

  1. 359. KHÔNG Ỷ VÀO TÀI HÙNG BIỆN

Hoặc có một người hùng biện, luận giỏi, những người khác không được như vậy. Người kia nhân vì hùng biện, luận giỏi mà quý mình khinh người. Đó gọi là điều của kẻ không phải chân nhân.

Pháp chân nhân xét nghĩ như thế này: ‘Ta không phải do tài hùng biện, luận giỏi này mà đoạn trừ được dâm, nộ, si. Hoặc có người nào đó không có tài hùng biện, luận giỏi, nhưng người ấy thực hành phápnhư pháptùy thuận pháp, hướng pháp, thứ pháp, do đó mà được cúng dường cung kính’. Như vậy, vị này thú hướng sự chứng đắc pháp chân đế, nhưng không quý mình, không khinh người. Đó gọi là pháp chân nhân.

(Trung A HàmKinh Chân Nhân, Phẩm 7, số 85)

  1. 360. KHÔNG Ỷ VÀO TÀI THÔNG MINH

Hoặc có người tụng kinhtrì luật, học A-tỳ-đàm, thuộc làu A-hàm, học nhiều kinh sách, người khác không được như vậy. Người kia nhân vì thuộc làu A-hàm, học nhiều kinh sách nên quý mình khinh người. Đó gọi là pháp không phải chân nhânPháp chân nhân xét nghĩ như thế này: ‘Ta không phải do thuộc làu A-hàm, học nhiều kinh sách mà đoạn trừ được dâm, nộ, si. Hoặc có người nào đó không thuộc làu A-hàm, cũng không học nhiều kinh sách, nhưng người ấy thực hành pháp như pháptùy thuậnpháp, hướng pháp, thứ pháp, do đó mà được cúng dường cung kính’. Như vậy, vị này thú hướng sự chứng đắc pháp chân đế, nhưng không quý mình, không khinh người. Đó gọi là pháp chân nhân.

(Trung A HàmKinh Chân Nhân, Phẩm 7, số 85)

  1. 361. KIẾN ĐẠO THÀNH TỰU TÁM CHI

Thế nào gọi là học kiến đạo thành tựu tám chi? Đó là học chánh kiếnchánh tư duychánh ngữchánh nghiệpchánh mạngchánh tinh tấnchánh niệmchánh định. Như vậy gọi là học kiến đạo thành tựutám chi.

(Trung A Hàm, Kinh Ngũ Chi Vật Chủ, Phẩm 14, số 179)

  1. 362. KIỀU ĐÀM DI MẪU

Đây là lần thứ ba, Cù-đàm-di Đại Ái lại đi đến chỗ Phật và cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật rồi bạch rằng:

Bạch Thế Tônnữ nhân có thể đắc quả thứ tư được chăng? Do nhân duyên này, nữ nhân có thể ở trong Pháp Luật chân chánh này chí tín, lìa bỏ gia đìnhsống không gia đình mà học đạo được chăng?

Đức Thế Tôn nói lại lần thứ ba:

Thôi! Cù-đàm-di, người chớ nên nghĩ rằng ‘Nữ nhân có thể ở trong Pháp Luật chân chánh này chí tín, lìa bỏ gia đìnhsống không gia đình mà học đạo’. Cù-đàm-di, như vậy mà người đã tự cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, nguyện suốt đời tịnh tu phạm hạnh!. Khi ấy, Cù-đàm-di Đại Ái bị Phật ngăn cản lần thứ ba, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi lui ra.

Lúc bấy giờ, Cù-đàm-di Đại Ái chân cẳng bết bùn, mình mẩy dính đầy bụi bặm, vô cùng mệt mỏi, đứng ngoài cửa buồn rầu khóc lóc. Tôn giả A-nan trông thấy Cù-đàm-di Đại Ái chân cẳng bết bùn, mình mẩy dính đầy bụi bặm, vô cùng mệt mỏi, đứng ngoài cửa buồn rầu khóc lóc, liền hỏi:

Cù-đàm-di, vì cớ gì mà chân cẳng bết bùn, mình mẩy dính đầy bụi bặm, vô cùng mệt mỏi, đứng ngoài cửa buồn rầu khóc lóc như vậy?

Cù-đàm-di Đại Ái đáp:

Thưa Tôn giả A-nan, nữ nhân không được ở trong Pháp Luật chân chánh này chí tín, lìa bỏ gia đìnhsống không gia đình mà học đạo.

Tôn giả A-nan nói:

Cù-đàm-di, hãy đứng dậy, để tôi đi đến Đức Phật thưa hỏi việc này cho.

Cù-đàm-di Đại Ái Đạo bạch: Kính vâng, thưa Tôn giả A-nan.

Rồi Tôn giả A-nan đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phậtchắp tay hướng Phật mà bạch rằng:

Bạch Thế Tônnữ nhân có thể đắc quả thứ tư được chăng? Do nhân duyên này nữ nhân có thể ở trong Pháp Luật chân chánh chí tín, lìa bỏ gia đìnhsống không gia đình mà học đạo được chăng?

Đức Thế Tôn nói:

Thôi! A-nan, người chớ nên nghĩ rằng ‘Nữ nhân có thể ở trong Pháp Luật chân chánh này chí tín, lìa bỏgia đìnhsống không gia đình mà học đạo’. A-nan, nếu cho nữ nhân được ở trong Pháp Luật chân chánh này chí tín lìa bỏ gia đìnhsống không gia đình mà học đạo thì phạm hạnh này sẽ không tồn tạilâu dài. A-nan, ví như gia đình có nhiều người nữ, ít người nam thì gia đình này có được hưng thịnh lâu không?

Bạch Thế Tôn, không thể vậy.

Cũng vậy, này A-nan, nếu có nữ nhân được ở trong Pháp Luật chân chánh này chí tín, lìa bỏ gia đìnhsống không gia đình mà học đạo thì phạm hạnh sẽ không được tồn tại lâu dài.

Ví như trong ruộng lúa dé, ruộng lúa tẻ có sanh cỏ uế thì ruộng lúa kia chắc chắn bị hư hại. Cũng vậy, này A-nan, nếu cho nữ nhân được ở trong Pháp Luật chân chánh này chí tín lìa bỏ gia đìnhsống không gia đình mà học đạo thì phạm hạnh này sẽ không được tồn tại lâu dài.

Tôn giả A-nan lại bạch rằng:

Bạch Thế Tôn, Cù-đàm-di Đại Ái đã đem lại cho Thế Tôn nhiều lợi ích. Vì sao? Vì sau khi thân mẫu Thế Tôn mất, Cù-đàm-di Đại Ái đã bảo dưỡng Đức Thế Tôn.

Đức Thế Tôn nói:

Đúng vậy, A-nan! Cù-đàm-di Đại Ái đã đem lại cho Ta nhiều lợi ích, đã bảo dưỡng Ta sau khi thân mẫuTa mất. Nhưng này A-nan, Ta cũng đem lại cho Cù-đàm-di Đại Ái nhiều lợi ích. Vì sao? Cù-đàm-di Đại Áinhờ Ta mà được quy y Phậtquy y Phápquy y Chúng Tỳ-kheo, không nghi ngờ ba ngôi tôn quý và Khổ - Tập - Diệt - Đạo, thành tựu tín tâm, phụng trì giới cấm, tu học bác văn, thành tựu hạnh bố thí, được trí tuệxa lìa nghiệp sát, đoạn trừ nghiệp sát; xa lìa nghiệp không cho mà lấy, đoạn trừ nghiệp không cho mà lấy; xa lìa nghiệp tà dâm, đoạn trừ nghiệp tà dâmxa lìa nghiệp nói dối, đoạn trừ nghiệp nói dốixa lìa nghiệp uống rượu, đoạn trừ nghiệp uống rượu.

Nếu có người nhờ người mà được quy y Phậtquy y Phápquy y Chúng Tỳ-kheo, không nghi ngờ ba ngôi tôn quý và Khổ -Tập - Diệt - Đạo, thành tựu tín tâm, phụng trì giới cấm, tu học bác văn, thành tựubố thí, được trí tuệxa lìa nghiệp sát, đoạn trừ nghiệp sát; xa lìa nghiệp không cho mà lấy, đoạn trừ nghiệp không cho mà lấy; xa lìa nghiệp tà dâm, đoạn trừ nghiệp tà dâmxa lìa nghiệp nói dối, đoạn trừ nghiệp nói dốixa lìa nghiệp uống rượu, đoạn trừ nghiệp uống rượu. Rồi, này A-nan, giả như người này cúng dường người kia y phụcăn uốngtọa cụ, thuốc thang, các vật dụng cho cuộc sống, cho đến trọn đời, chẳng lẽ nào lại không được đền ơn.

Ta vì nữ nhân mà tuyên bố tám pháp tôn sưnữ nhân không được trái phạm, nữ nhân phải phụng trì suốt đời.

Ví như người thợ đánh cá và đệ tử của người thợ đánh cá đắp đập ở khoảng nước sâu để giữ nước, không cho chảy ra ngoài; cũng vậy, nay Ta vì nữ nhân mà tuyên bố tám pháp tôn sưnữ nhân không được trái phạm, nữ nhân phải phụng trì suốt đời.

(Trung A Hàm, Kinh Cù-đàm-di, Phẩm 10, số 116)

  1. 363. KINH ÁI SANH

Bấy giờ có một người Phạm chí, độc nhất chỉ có một đứa con, trong lòng hết sức ái niệm, tâm ý khắng khít, chiều chuộng, nhìn hoài không chán. Bỗng nhiên đứa con mạng chung. Sau khi đứa con mạng chung, người Phạm chí ấy ưu sầu, không thể ăn uống được, không mặc áo xiêm, cũng không bôi hương; chỉ biết đi ra bãi tha ma mà khóc nhớ tưởng chỗ con nằm.

Rồi Phạm chí lang thang khắp nơi, đi đến chỗ Phật, chào hỏi xong, ngồi xuống một bên. Thế Tôn hỏi: Ông nay vì sao, các căn không trụ nơi tâm mình?

Phạm chí đáp rằng: Tôi làm sao các căn có thể an trụ nơi tâm mình được? Vì sao vậy? Chỉ có một đứa con độc nhất, trong lòng hết sức ái niệm, tâm ý khắng khít, chìu chuộng, nhìn hoài không chán. Bỗng nhiên nó mạng chung. Sau khi nó mạng chung, tôi ưu sầu không thể ăn uống được, không mặc áo xiêm, cũng không bôi hương; chỉ biết đi ra bãi tha ma mà khóc nhớ tưởng chỗ con nằm.

Thế Tôn nói: Thật vậy, Phạm chí! Nếu khi ái sanh thì phát sanh những sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộnảo não.

(Trung A HàmKinh Ái Sanh, Phẩm 18, số 216)

  1. 364. KINH BẢY MẶT TRỜI

Lại nữa, có lúc hai mặt trời hay ba mặt trời cùng xuất hiện. Khi hai mặt trời xuất hiện, các rãnh ngòi, sông lạch, thảy đều khô cạn, không thể thường trụ. Vì thế tất cả các hành đều vô thường, là pháp khôngvĩnh cửu, pháp chóng thay đổi, pháp không thể nương tựa. Các hành như vậy không nên tham đắm mà phải nhờm tởm, ghê sợ, nên tìm sự xả ly, nên tìm giải thoát.

Lại nữa, có lúc bốn mặt trời cùng xuất hiện. Khi bốn mặt trời xuất hiện, các dòng suối lớn, từ đó phát nguyên năm con sông lớn của châu Diêm-phù: Một là Hằng-già; hai là Dao-vưu-na; ba là Xá-lao-phu; bốn là A-di-la-bà-đề và năm là Ma-xí, các dòng cuối nguồn nước lớn ấy đều khô cạn cả, không thể thường trụ. Do đó các hành đều vô thường, là pháp không vĩnh cửu, pháp chóng đổi thay, pháp khôngthể nương tựa, các hành như vậy không nên tham đắm, mà phải nhờm tởm, ghê sợ, nên tìm sự xả ly, nên tìm giải thoát.

Lại nữa, có lúc năm mặt trời cùng xuất hiện. Khi năm mặt trời cùng xuất hiện, nước trong biển lớn sụt xuống một trăm do-diên; sụt dần đến bảy trăm do-diên. Khi năm mặt trời xuất hiện như vậy, biển có mực nước bảy trăm do-diên sụt dần đến một trăm do-diên. Khi năm mặt trời cùng xuất hiện, nước trong biển lớn sụt một cây Đa-la; sụt dần đến bảy cây Đa-la. Khi năm mặt trời cùng xuất hiện, những biển có mực nước bảy cây Đa-la sụt dần cho đến một cây Đa-la. Khi năm mặt trời cùng xuất hiện, nước biển giảm sụt đến mười người; sụt dần cho đến bảy người. Khi năm mặt trời cùng xuất hiện, những biển có mực nước bảy người giảm dần đến vai, đến lưng, đến háng, đến đầu gối, đến mắt cá; cho đến lúc nước biển ráo hết không đủ chìm một ngón chân. Cho nên, tất cả các hành đều vô thường, là pháp không vĩnh cửu, pháp chóng thay đổi, pháp chẳng thể nương tựa. Các hành như vậy không nên tham đắm, mà phải nhờm tởm, ghê sợ, tìm sự xả ly, tìm sự giải thoát.

Lại nữa, có lúc sáu mặt trời xuất hiện. Khi sáu mặt trời cùng xuất hiện, tất cả đại địa, núi chúa Tu di, thảy đều bốc khói, tạo thành một đám khói. Ví như thợ gốm lúc mới nhen bếp, tất cả đều bốc khói, tạo thành một đám khói. Cho nên tất cả các hành đều vô thường, là pháp không vĩnh cửu, pháp chóng thay đổi, pháp không thể nương tựa. Các hành như vậy không nên tham đắm mà phải nhờm tởm, ghê sợ, nên tìm sự xả ly, tìm sự giải thoát.

Lại nữa, có lúc bảy mặt trời xuất hiện. Khi bảy mặt trời xuất hiện, tất cả đại địa, núi chúa Tu di thảy đều phụt cháy bừng bừng, tạo thành một ngọn lửa rực rỡ. Như vậy, khi bảy mặt trời cùng xuất hiện, thì tất cả đại địa và núi chúa Tu di thảy đều phụt cháy bừng bừng tạo thành một ngọn lửa. Gió thổi ngọn lửa ấy vươn cho đến trời Phạm thiên. Lúc đó các vị trời Hoảng dục vừa mới sanh lên cõi này, không rõ thành bại của thế gian. Vì không biết sự thành bại của thế gian, khi thấy ngọn lửa vĩ đại, đều sợ hãi dựng lông mà suy nghĩ như thế này ‘Lửa không đến đây được chăng? Lửa không đến đây được chăng?’ Các vị trời sinh trước đều biết rõ sự thành bại của thế gian, đều đã thấy việc thành bại của thế gian. Do biết sự thành bại của thế gian, khi thấy ngọn lửa vĩ đại, liền an ủi các vị trời kia rằng: ‘Chớ nên sợ hãi. Lửa cháy chỉ ngang đó, không thể lên đến đây được’.

Khi bảy mặt trời cùng xuất hiện, núi chúa Tu di sụp lở, tán hoại, diệt tận, một trăm do-diên, hai trăm do-diên, ba trăm do-diên, cho đến bảy trăm do-diên. Khi bảy mặt trời cùng xuất hiện, núi chúa Tu di và đại địa này cháy tan, hủy diệt, không còn tro than gì cả. Cũng như đốt dầu bơ, cháy cho tiêu hết không còn khói đen. Cũng vậy, khi bảy mặt trời</