- Lời Đầu
- Chương 1: Sự Hình Thành & Cấu Trúc của A-hàm & Nikaya
- Chương 2: Ý Nghĩa A-hàm
- Chương 3: Những Lời Phật Dạy trong Trường A-hàm
- Chương 4: Những Lời Phật Dạy Trong Trung A-hàm
- Tập 2
- Chương 1: Những Lời Phật Dạy trong Tạp A-hàm
- Chương 2: Những Lời Phật Dạy trong Tăng Nhất A-hàm
- Chương 3: Những Chủ đề Chung trong A-hàm
- Chương 4: Kết Luận
BA KHỔ, BA THỌ
Như kinh Đại Duyên Phương Tiện (Trường A Hàm, số 13), Kinh Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc (Trung A Hàm, Phẩm 17, số 210) và nhiều kinh khác trong A-hàm, Đức Phật dạy có ba thọ là có ba khổ.
Khổ khổ: Thân là có khổ, khổ vì già, vì bịnh, vì chết. Bây giờ sáu căn đối với sáu trần, con mắt chúng ta lại còn mua thêm những chuyện khổ khác vào thân; rồi cái tai lại nghe các chuyện thị phiđể vơ thêm khổ vào thân. Chúng ta có thói quen cứ mua một trăm thứ để tự làm khổ lấy mình nữa, rồi cứ than rằng ‘Tôi khổ quá!’ Khi nghe như thế thì Đức Phật bảo là ‘khổ khổ’ (có hai cái khổ: khổ của thân và khổ bên ngoài chồng lên nhau). Có gói quà đó rồi ai lấy cắp mất, nhưng mình còn bực tức, thèm muốn gói quà đó nữa mà nó lại không có. Chúng ta đi tìm kiếm để làm sao cho có được gói quà ấy để thỏa mãn điều mà chúng ưa thích say mê. Hoặc ví như bà mẹ sinh ra được một đứa con thì bà mừng quá, cho nó là thật của mình. Mỗi năm làm tiệc sinh nhật để mừng, không dè nửa chừng nó bịnh, chết và phải đem chôn. Thế thì sự mừng ấy là gốc của sự khổ. Thân đã khổ lại chồng thêm sự khổ khác bên ngoài của đứa con đem đến hay sự mất mát bên ngoài đem đến nên là khổ khổ.
Hoại khổ: Chúng ta nói buổi tiệc văn nghệ vui quá! nhưng Phật bảo là hoại khổ bởi vì niềm vui sẽ phôi phai. Sự buồn khổ xuất hiện ngay khi tiệc vui vừa dứt hay khi gói quà quý giá biến mất. Sáu căn cả ngày tìm đòi sự ưa thích trong khi cái thân đã khổ mà lại còn có những cái khổ bên ngoài chồng chất vì mất niềm vui, cho nên Đức Phật gọi là hoại khổ vì chúng ta mong muốn có niềm vui ấy mãi mà không có nữa nên sự khổ xuất hiện.
Hành khổ: Khi chúng ta đứng ở cửa sổ và ngó ra ngoài bầu trời, thấy phong cảnh cây cối bên ngoài, chúng ta cảm thấy không bận lòng gì cả, không khổ cũng không vui, Đức Phật bảo cảm giác đó là hành khổ, tức là si thọ. Hành là đang đi về sự khổ, vì là si nên vẫn cứ tưởng thân mình là thật, cảnh là thật, chứ không biết thân này là đống đất đứng đấy thôi, cảnh cũng chỉ là bóng ảnh của nhãn thức vô thường sanh diệt. Tất cả chỉ là tuần nghiệp giả hiện, chứ không thật. Chúng ta ăn quả ổi thấy ngọt ngon nên thích lắm. Thế là khởi lạc thọ nhưng nếu chúng ta quan sát thấy quả ổi và cây ổi là cái gì? là đất. Chúng ta quăng quả ổi xuống đất một thời gian thì hạt ổi mọc rễ bởi nó là đất. Tương lai cây ổi già chết thì nó cũng tan ra thành đất, trong ổi có nước nên ổi mềm và vắt ra sẽ có nước mật ổi, tức là có nước. Trong đó có màu xanh, màu đỏ là ruột ổi, là do ánh sáng mặt trời chiếu vào cho nên nó có hơi ấm và cấu tạo với những chất của ổi tạo thành những màu hồng hồng như thế. Mặt trời tức là hơi ấm là lửa. Rồi có gió, không khí để ổi hít thở và nhả khí oxy nên chung quy ổi cũng là đất nước gió lửa, chứ nó không phải là quả ổi thật. Bây giờ chúng ta đứng dựa cửa sổ, nhìn vào cảnh bình thường, chúng ta vẫn cho cây ổi là cây ổi, cây quít là có thật cây quít. Chúng ta đang đứng đây thì vẫn thấy là mình đang bình anđứng nhìn đây. Như thế là chúng ta đang huân tập sự ngu si vì cho những cái hư vọng là thật. Do cho hành khổ là thật, chứng tỏ chúng ta mê muội nên chúng ta sẽ đi về cảnh khổ, vận hành của khổ, cho nên Phật gọi là hành khổ.
Vì sao khi chúng ta cảm giác không khổ, không vui thì Đức Phật bảo đây là hành khổ? Hành nghĩa vận hành, là đang đi dần đến sự khổ. Vì cho có thân chúng ta, có quyển sách và có việc đang viết sách là thật. Như thế gọi là si thọ và si thọ này đang đưa chúng ta đến cái khổ, bởi lẽ do chúng ta không chịu tỉnh ra, không chịu tu các pháp quán để mở trí tuệ. Giờ phút này huân tập sự ngu, chốc nữa lại ngu, cứ như thế vun trồng sự ngu si mà đã ngu si thì sẽ đi về đường khổ, làm sao làm thánh, làm hiền, làm Phậttổ được. Thế cho nên gọi là hành khổ nghĩa là mình đang đi đến cái khổ đấy và bởi vì chúng ta cứ huân tập cái ngu si ấy. Thân đã khổ lại còn ngu si lãnh thọ. Đã ngu si thì kết quả không có bao giờ tốt cả. Người mà hằng ngày huân tập cái ngu si, không chịu quán sát để tỉnh ra thì cứ đi dần về đường mê, đường khổ.
Trong A-hàm, Đức Phật dạy muốn cho chánh pháp tăng trưởng, những ai là đệ tử của Phật thì phải tập thắp đuốc lên mà đi, nghĩa là phải khai mở trí tuệ của mình ra, phải tu các pháp quán, chuyên cần mà quan sát, để diệt trừ những tham ưu, khổ não trên đời. Tập quán như thế thì mới là đệ tử Phật. Nếu mà không quán thì không nhận là đệ tử của Đức Phật.
BA MINH VÀ CHÍN ĐỊNH
Kinh Tam Minh (Trường A Hàm, số 26), Kinh Sa Môn Quả (Trường A Hàm, số 27), Đức Phật giảng về Ba minh như sau:
Tri là biết và kiến là thấy. Người có tri kiến là người thấy biết đầy đủ, người có trí tuệ, là bậc tối thượng, siêu vượt hết cả mọi người. Bậc tối thượng là bậc được lậu tận trí, sạch hết những lầm mê, rửa sạch tâm mình. Lậu là khiến phải đọa lạc, rơi rớt. Có trí tuệ là chúng ta đã rửa sạch những lầm mê để không phải đọa lạc nữa. Muốn có trí tuệ, chúng ta phải tu định tâm. Đó là mục đích đệ nhất của A-hàm. Đức Phật khuyên chúng ta không phơi bày những sự tài giỏi của thần thông, những khổ hạnh hành xác để mọi người thấy lạ rồi người ta khen là tài giỏi, rồi người ta cúng dường. Đây không phải là mục đích, không phải là trí tuệ.
Tại sao muốn có trí tuệ phải tu định tâm? Bởi vì bản chất của chúng ta là giác tỉnh, là trí tuệ, chỉ vì mê muội theo đường sanh tử nhận đất nước gió lửa này là thân mình. Rồi từ đấy cứ huân tập mãi những tham, giận, sân, si, mạn, nghi, tà kiến. Chúng ta còn ham thích đi chơi, còn ghen ghét ganh tỵ, còn tranh hơn tranh thua; những loại tâm này sẽ đưa chúng ta đi vào bào thai nên gọi là lậu. Bây giờ có trí tuệ làm cho tâm mình sạch những phiền não, buông lung phóng túng ấy đi, biết chúng là hư vọng. Những lúc chúng ta bực bội tức tối thì đừng nhận những tức tối bực bội là mình, biết đây là cái đọa lạc. Chúng ta phải khởi trí tuệ soi những cái ấy làm cho chúng tan sạch đi. Các thứ hư vọng huân tập mãi từ vô thủy đến nay, rồi mê cứ đi mãi trên đường mê, cho nên bây giờ cần an định tinh thần.
Chúng ta vâng lời Đức Phật dạy phải ở nơi thanh vắng, an định tinh thần. Cần phải an ổn trí tuệ, an địnhtinh thần bởi vì mục đích của Phật là đem ánh sáng trí tuệ soi lại mình, để gột rửa những lầm mê từ vô thủy đến giờ của chúng ta. Đạo Phật khác đường lối của những nhà ngoại đạo. Các ngoại đạo lõa thể thì sống trần truồng và nằm trên những đống gai để gai châm mình, đứng một chân giữa trời trưa nắng, ngày ăn một hạt mè, để cho thiên hạ ca ngợi khen mình. Đây vẫn là những cái chạy theo hư danh, cầu bên ngoài. Cho nên Đức Phật khuyên chúng ta ở chỗ vắng, an định tinh thần, nhìn lại mình và lọc cho sạch những gì có thể lôi mình đi vào đường đọa lạc. Vâng lời Phật và làm những việc mà Phật đã dạy. Có nhiều vị nguyện ở trên núi chuyên tu cho đến lúc chết rủ, chết rục thì thôi. Quyết tâm tu an định ở chỗ vắng là điều quý, nhưng phải có pháp của Phật, phải học Phật pháp, rồi phải thực hiện những gì đã học. Vậy điều quan trọng là có pháp của Đức Phật, chứ không phải cứ ở chỗ vắng mà thành Phật được, chứ không phải ở núi rừng tu rục gọi là tu theo đạo Phật thì không phải, phải có Phật pháp hướng dẫn.
Đừng cầu danh, đừng cầu lợi. Đừng chạy ra bên ngoài mà cầu. Hãy quay trở về mình, rồi cứ theophương pháp của Đức Phật dạy để loại trừ tham sân thì sự ngu mê dần dần tan đi. Như thế, an địnhcho đến ngày lậu tận, chứng được tam minh.
Minh là sáng. Muốn tuệ sáng thì tâm phải an định. Định mà không tuệ là si định. Định mà sáng suốt nên gọi là tuệ định. Ví là ngọn đèn, nhưng ngọn đèn không có tí gió và tí lay động nào hết, nên đèn tỏa ánh sáng rất xa. Còn đèn mà trước gió loạn động thổi phía này, phía kia thì ánh sáng cũng nhảy múa không sáng. Tâm chúng ta cũng thế cũng sáng biết hết sự việc này đến sự việc kia, tâm biến hóa suốt ngày theo sáu trần như ngọn đèn treo trước gió. Khi gió thổi lung lay như vậy thì đèn không đủ sức sáng của nó. Phải định yên thì mới sáng. Cũng thế như tấm vải trắng, nếu có vết nhơ thì không gọi là trắng mà sạch hết vết bẩn thì gọi là trắng tinh.
Vị tỳ kheo phải luyện tâm tới trình độ định tuệ cân phân, cả hai thứ cùng hoàn mãn cả. Với định tuệ như thế thì vị ấy tu các thánh pháp dễ lắm và mới nói chuyện tu được các pháp của Đức Phật, còn tâm của chúng ta vừa không có định và không có tuệ. Cho nên chúng ta phải bắt chước các bậc thánh và phải tu cho đến trình độ này. Thanh tịnh phải cho tới định tuệ như thế này, như ngọn đèn đứng gió hay như tấm vải trắng không còn vết nhơ. Tâm của vị này không vướng mắc một cái gì, vui buồn thị phi, hoàn toànkhông bận lòng mà đạt được một sự khinh an và hỷ lạc của an định. Đây là thứ vui vi diệu của tâm địnhtuệ. Phải biết niềm vui này là vui lắm và vui cùng cực, chứ không phải cái vui bình thường hàng ngày như chúng ta. Tuy có được niềm vui ấy, nhưng các bậc thánh vẫn không tự cao, không vướng mắcchấp thủ, không bận lòng, không lay động nên đèn tuệ càng sáng và tấm vải càng trắng.
Đạt tới tứ định, tứ thiền (sơ, nhị, tam, tứ thiền) và nếu vị tỳ kheo còn tiến nữa lên tới chín lớp định (Sơ, nhị, tam, tứ thiền, Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô xở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ và Diệt thọ tưởng định); định thứ chín là Diệt thọ tưởng định thì mới hoàn toàn tiêu tham sân si. Tỳ kheo xả mừng vui, diệt ưu khổ thì như tấm lụa trắng trùm chúng ta từ đầu đến chân, thấy toàn là lụa trắng cả. Nhìn vào thấy toàn là một khối trắng xóa, không có vướng một chút màu khác lẫn vào. Màu trắng đây là toàn định ví cho tâm thanh tịnh hoàn toàn không có vướng hay le lói một tâm niệm xấu nào len vào cả, dù chỉ gợn một chút nhơ cũng không có.
Đèn là ví cho tuệ mà tuệ ở trong định. Một sự tĩnh lặng hoàn toàn. Đây là sự định hoàn toàn ở nơi thanh vắng mà có. Chúng ta thấy hầu hết ở cuối mỗi bài kinh A-hàm là Đức Phật đều khuyên ở chỗ thanh vắng mà tìm sự vui trong tâm định tuệ của mình. Đây là tâm hoàn toàn sáng suốt. Đừng ham những sự vui hảo huyền bên ngoài mà hãy trở về tìm niềm vui bên trong của mình. Đây mới thật là niềm vui mà các bậc thánh hiền thường khen ngợi.
Chúng ta thì tưởng phải đợi ai cho chúng ta một tiếng khen, đi ăn mày một tiếng khen thì chúng ta mới được an vui hoặc ai cho mình nhiều quà cáp hay tiền bạc thì mình mới vui. Ở đây, nhiều lần Đức Phậtnhắc phải buông những thứ ấy, nghĩa là chúng ta phải trở về với mình. Trở về mình thì sẽ có những niềm vui chân thật tức chuẩn bị để bước lên làm hiền làm thánh.
Tỳ kheo nương vào lực của chín định này thì đạt được ba minh. Minh là sáng suốt. Vị ấy được ba cái sáng suốt là: Thiên nhãn minh (có thể thấy được thông suốt), lậu tận minh (không còn rơi xuống cõi sanh tử nữa) và túc mạng minh (có thể biết rõ kiếp trước).
1)Thiên nhãn minh là được mắt sáng thấy rõ trên từ khắp 33 cõi trời, thấu xuống thập phương địa ngụcthấy người làm ác thì sẽ đi về đường khổ của địa ngục, ngạ quỷ, bàng sanh; người làm thiện thì sẽ lên cõi trời, cõi người. Vị này trông thấy đường đi của thiện và ác rõ ràng như vậy. Còn chúng ta bây giờ mờ mịt bị sắc ngăn che, chỉ thấy tường vách. Chúng ta bị mê nên mới nghe pháp ngày hôm qua, hôm kia thôi thì hôm nay là đã quên rồi và cái thấy của chúng ta cũng chỉ giới hạn trong khuôn khổ của bốn vách tường, chứ không nhìn thấy xuyên suốt được. Còn đàng này, các bậc thánh sáng suốt thấy xuyên cả trên trời và địa ngục; thấy khắp tất cả, từ việc lớn đến việc nhỏ. Khả năng thấy được như thế thì biết vô minh của các ngài đã tan đi rất nhiều. Không phải các bậc thánh ước lượng suy đoán mà các ngài đã thấy nhân quả báo ứng rõ ràng như thế. Chẳng những Đức Phật mà ngay những vị chứng A-la-hán thì cũng có thiên nhãn như thế rồi. Cho nên các ngài nói sự thật chứ không phải chỉ để dọa cho chúng tasợ. Hễ chúng ta còn ăn cắp thì còn làm con trâu kéo cày trả nợ. Mắt trời của các ngài trông thấy rõ như thế thì các ngài nói, cho nên gọi là minh, là sáng. Bởi vì hết vô minh rồi thì minh hiện, sáng hiện lên. Do sáng hiện lên thì con mắt sáng suốt thấy biết được các thứ trên trời đến địa ngục.
2) Lậu tận minh: lậu là rơi lọt xuống, tận là dứt hết, không còn nữa, minh là trí sáng. Lậu tận minh là có trí sáng trừ si ám nên không còn rơi lọt vào sanh tử nữa. Bây giờ chúng ta diệt những lậu tham sân si, tức là khi tâm mình khởi lên những ham thích tiền bạc, áo đẹp, đi chơi, thích được người ta khen thì biết ngay những cái này là đọa lạc, phải vội vàng mà trừ nó đi. Đừng có nhận tôi thích, tôi ưa, phải biết đó là những cái đưa mình đi vào bào thai tái sanh luân hồi. Hoặc khi có những khó chịu, bực tức khởi lên thì đừng nhận là ‘Tôi đang bực mình khó chịu’ mà biết đây là những hư vọng không phải tâm mình. Phải có trí tuệ đoạn cho hết những đọa lạc trong tâm mình.
Người chứng được lậu tận minh là người có trí tuệ thấy sanh nơi này và chết nơi kia. Như thấy mọi người đang ngồi đây kiếp sau sẽ đi về đâu, sẽ sanh lên các cõi trời, cõi người, a-tu-la hay đọa làm loài súc sanh, loài ma quỷ, địa ngục theo nghiệp của từng vị. Y theo từng người mà biết được sẽ sanh về đâu. Vị này được trí tuệ vô lậu. Vô là không, lậu là lọt xuống. Như rót nước thì nước chảy giọt, rơi lọt vào lòng của cái ly. Người hữu lậu tức là người còn bị đọa lạc, lọt vào vòng sanh tử, còn những bậc thánh lậu tận là có trí tuệ vô lậu thì vĩnh viễn không bị lọt vào đường sanh tử nữa.
3) Túc mạng minh: mạng là thân mạng, túc là quá khứ, nên túc mạng minh nghĩa là thấy biết rõ kiếp trước. Vị ấy biết được đời trước của mình là ai, tên họ là gì, thuộc gia đình nào, sinh sống bằng nghề gì, khổ vui, thọ mạng thế nào. Ví dụ kiếp trước vị ấy làm con bò ở Ấn Độ thì con bò hình dáng ra sao, sống ở đâu, ăn uống, khổ vui, làm việc cực nhọc và thọ mạng thế nào. Có kiếp chúng ta ở cõi người, có kiếp ở loài vật, ở cõi ma quỷ và nhiều cõi khác. Các bậc thánh hiền có túc mạng trí đều thấy hết và biết hết mỗi mỗi kiếp chúng ta ra làm sao, trôi nổi trong sáu cõi thế nào.
Chúng ta vì mê muội nên chun vào tử cung mẹ, uống máu nhơ bẩn trong bào thai, ra ngoài tử cung thì quên hết, quên những kiếp trước và ngay kiếp vừa rồi của mình, cũng quên sạch. Tu tập Tứ niệm xứ và giới định tuệ như trong A-hàm Đức Phật đã dạy thì chúng ta liền hết mê, tỉnh ra nhớ được quá khứ của mình tức là có được trí túc mạng minh biết nhiều kiếp trước của mình và người. Người trí tuệ là người không có nuôi những sự nhơ xấu trong tâm. Xuất gia là lìa bỏ gia đình tức là lìa bỏ tham sân si. Đến chùa giữ giới luật nhưng như thế vẫn chưa là giới hạnh đâu, phải có đủ bốn thiền, chín thiền mới thật là người giới hạnh. Dù chúng ta học giới luật tỳ kheo hay tỳ kheo ni, hay thập giới, ngũ giới của các Phật tử, dù là chói sáng thi-la (giới luật) của bậc xuất gia và tại gia đi nữa mà nếu chúng ta chưa tu được định sổ tức (hơi thở), quán Tứ niệm xứ để soi lại tâm mình, để thanh lọc cho tiêu từng tâm niệm tham sân sithì như thế chưa gọi là thiện, chưa gọi là lành.
Khi nào năm ấm của chúng ta không còn sắc chất của cõi dục giới nữa, da thịt xương hoàn toàn là người của sắc giới rồi thì khi ấy hy vọng chúng ta có thể có các trí này. Còn sắc chất của dục giới thì hãy còn là dục tham muốn thì chưa gọi là thanh tịnh, chưa hoàn toàn chuyển được năm ấm. Chúng taphải tu quán hơi thở, quán Tứ niệm xứ soi lại, lọc cho sạch không còn những tham sân si hư vọng nữa, chế ngự được tham sân si, ngày nào chúng ta được lậu tận trí này thì chúng ta mới lọc sạch được dục chất, dục tâm của chúng.
Các ngài do tâm định, trí sáng nên được ba minh Thiên nhãn minh, Lậu tận minh và Túc mạng minhnày. Chúng ta hễ chịu khó tu hành thì tương lai sẽ được ba minh như vậy, nhưng Đức Phật khuyên chúng ta đừng mong cầu những thần thông ba minh như vầy để khoe với mọi người là mình tài giỏi hơn người mà chỉ nên thẳng đường, chánh niệm chuyên tu cầu giải thoát giác ngộ, thoát luân hồi thôi. Trong đạo Phật có các vị sa-di tuy nhỏ mà đã có lực định và chứng thần thông.
Như có chuyện kể có một vị sa-di chứng quả Tư đà hoàn và người ta để ý vị sa-di này khi đi qua đàn kiến hay đi qua vũng nước có trùng thì chân liền nhấc bổng lên khỏi hư không khoảng 10 phân (1 tấc). Nếu vị sa-di này cuốc đất thì không bao giờ tổn thương đến thân mạng trùng kiến; kinh gọi là “Đạo lực nhậm vận ly ngộ sát” tức người ngộ đạo thì không bao giờ có việc ngộ sát tức lỡ sát hại. Nếu các ngài vô tình đến chỗ có đàn kiến thì tự nhiên chân nhấc bổng lên, không có dẫm vào chết một con kiến nào. Đây là điểm đầu tiên của bậc siêu phàm, các ngài không bao giờ ngộ sát. Các tỳ kheo 30 hạ cũng không dám ngồi trước hay đi trên những vị sa di chứng thần thông này dù là theo thứ tự hạ lạp thì chú sa-di nhỏ phải đi sau các thầy tỳ-kheo.
Một chuyện khác nữa là vua A-dục khi thâm nhập Phật pháp rồi lập nguyện đảnh lễ tất cả các vị xuất giamà vua được diện kiến. Một hôm vào rừng vắng gặp một chú sa-di nhỏ đang kiếm củi. Vua chân thànhcung kính đảnh lễ rồi dặn dò chú sa-di rằng: ‘Tôi lạy thầy vì tôi có cái nguyện đó, nhưng xin thầy đừng nói cho ai biết vì tôi là vua của thiên hạ mà lại đi lễ một người tầm thường thì trong triều đình nghe đượcsẽ can ngăn, không đồng ý’.
Thầy sa-di vui vẽ gật đầu và bước vào bình nước, rồi lại đi ra khỏi bình. Chú đi ra và vào bình nước như thế ba lần và chú dặn vua A-dục rằng: ‘Bệ hạ đã thấy tôi đi ra đi vào bình nước như thế thì thấy nhưng đừng có nói cho ai biết. Bởi vì những vị chứng quả thì không có bao giờ được phép khoe khoang. Nếu phô trương ra ngoài thì phạm giới, nên xin Bệ hạ đừng có nói cho ai biết’. Vua A-dục kinh ngạc không ngờ một chú sa-di trông bên ngoài tầm thường mà lại là một bậc thánh chứng thần thông như thế, nên vua càng lạy nhiều nữa và xin sám hối vì mắt phàm phu không thấy được những việc này.
Lại có chuyện kể các chú sa-di xuống sông tắm và nghịch đùa với nhau rất vui. Từ trên lầu cao, vua Ba-tư-nặc nói mĩa với Mạc-lợi Phu Nhân là: ‘Thầy của phu nhân đấy!’ vì hoàng hậu hay đi chùa và rất kính ngưỡng chư tăng. Bỗng các chú sa-di rủ nhau lên bờ đắp y áo chỉnh tề, ngồi kiết già và để bình báttrước mặt. Tự nhiên lúc đó các bình bát bay lên hư không xếp thành hàng như những bông hoa múa lượn rồi lại trở về chỗ cũ. Vua thấy như vậy hết dám khinh mạn, khởi tâm kính trọng và sám hối. Lúc ấyhoàng hậu Mạc Lợi thấy thế liền nói rằng “Bệ hạ thấy không, Thầy của tôi đấy”.
BA THỪA: NHÂN THỪA, THIÊN THỪA VÀ THANH VĂN THỪA
Chúng ta ngày xưa làm thân gì thì không rõ chỉ biết ngày nay vẫn y nguyên trong vòng sanh tử. Nếu không cố gắng thì làm sao thoát cái vòng lẩn quẩn vô lượng kiếp? Vòng hoặc nghiệp khổ này cứ mãi xoay tròn. Nay chúng ta học Phật mà vẫn chưa nắm vững được lối ra, sau này đến thời mạt pháp rồi thời diệt pháp thì làm sao chúng ta gặp Phật pháp. Các bậc thánh hiền học tới đâu, thực hành tới đó nên ngay đấy có kết quả. Còn chúng ta đói mà không ăn, trở thành bánh vẽ. Chúng ta học rất nhiều nào là Giới định tuệ, Tứ đế, Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, Tam minh, Ba thừa... như người lượm được sổ tài chánh của đại gia giàu có, thế nhưng mà chúng ta không có đồng bạc nào. Chúng ta vẫn khổ vì sanh già bịnh chết và vẫn nghèo nàn vì kém phước báo và trí tuệ.
Chúng sanh trong sáu đạo chỉ có cõi trời, cõi người là tạm đỡ khổ, có khả năng tu đạo xuất thế, còn các cõi khác là khổ, không có khả năng tu tập. Cho nên trong A-hàm, Đức Phật dạy có ba thừa: Nhân thừadạy giữ năm giới để bảo vệ, trở lại thân người, biết tu tập để bước lên nấc thang xuất thế. Thiên thừadạy thập thiện, bốn định, bốn vô lượng tâm để được lên cõi trời. Thanh văn thừa tu Tứ đế và Mười hai nhân duyên để giải thoát sanh tử.
BẢY ĐIỂM QUAN YẾU ĐỂ NGÔI TAM BẢO ĐƯỢC HƯNG LONG
Kinh Du Bộ (Trường A Hàm, số 2) tường thuật câu chuyện vua A-xà-thế, nước Ma Kiệt Đà muốn chinh phục nước Bạch-kỳ xây đại thành đến thỉnh ý Thế Tôn. Lúc đó, Đức Phật không có khuyên vua là nên chinh phục nước Bạch Kỳ hay không, bởi vì nếu Phật bảo vua đi chinh phục nghĩa là đánh lấy nước Bạch-kỳ thì sẽ gây nên cuộc chiến tranh thảm khốc, sẽ có bao nhiêu người dân vô tội bị chết, bao nhiêu sự tang thương đẫm máu, rồi lại sinh ra nhiều chuyện hận thù lẫn nhau không dứt. Còn nếu Phật bảo họ đừng đánh nhau thì chưa chắc vua quan triều đình sẽ chịu nghe theo. Thế cho nên, Đức Phật mới bảo các sứ thần của Vua A-xà-thế cứ ngồi yên đấy để nghe cuộc pháp đàm hay vấn đạo giữa Đức Phật với tôn giả A-nan thôi và khi nghe xong thì chính sứ thần và vua A-xà-thế là người quyết định cho việc xâm lăng này hay không? Cuộc pháp đàm như sau:
Đức Phật bèn hỏi tôn giả A-nan rằng, A-nan có nghe ở xứ Bạch Kỳ có bảy việc như sau:
1) “Ngươi có nghe dân nước Bạt-kỳ thường nhóm họp bàn những sự việc chân chánh không?”
A-nan đáp: “Con có nghe.”
Phật nói với A-nan: “Nếu được như thế, lớn nhỏ hòa thuận, nước đó lại càng thịnh vượng; nước ấy sẽ an ổn lâu dài, không thể xâm hại được.
2) “Này A-nan, ngươi có nghe người nước Bạt-kỳ vua tôi hòa thuận, trên dưới kính nhường nhau không?”
A-nan đáp: “Con có nghe.”
3) “Này A-nan, ngươi có nghe dân nước Bạt-kỳ thường tôn trọng pháp luật, hiểu điều cấm kỵ, chẳng trái lễ độ không?”
A-nan đáp: “Con có nghe.”
4) “Này A-nan! Ngươi có nghe dân nước Bạt-kỳ hiếu dưỡng cha mẹ, kính thuận sư trưởng không?”
A-nan đáp: “Con có nghe.”
5) “Này A-nan! Ngươi có nghe dân nước Bạt-kỳ thường tôn trọng tông miếu, kính nể quỉ thần không?”
A-nan đáp: “Con có nghe.”
6) “Này A-nan, ngươi có nghe dân nước Bạt-kỳ giữ gìn khuê môn trinh chính, thanh khiết, không bậy bạ, cho đến sự vui đùa, nói năng cũng không tà vạy không?”
A-nan đáp: “Con có nghe.”
7) “Này A-nan, ngươi có nghe dân nước Bạt-kỳ tôn thờ Sa-môn, kính người trì giới và thân cận ủng hộchẳng biếng nhác không?”
A-nan đáp: “Con có nghe.”
“Này A-nan, nếu được như vậy thì nước đó càng thêm thịnh vượng và yên ổn lâu dài, không thể xâm hại được.”
Bấy giờ, Đại thần Vũ-xá liền bạch Phật: “Nhân dân nước kia nếu thi hành có một điều còn không mong gì thắng họ, huống nay họ đủ cả bảy điều. Vì việc nước quá bận, con xin từ tạ trở về.”
Qua cuộc vấn đáp Đức Phật cho thấy nước Bạch-kỳ có bảy điều như sau:
1) Về việc cai trị dân trong nước Bạch-kỳ, mỗi khi có việc gì thì cùng vua quan và dân trong nước cùng nhau bàn thảo với nhau chứ vua không có độc tài, các quan cũng không có quyền riêng mà những chính sách cai trị trong nước là có sự đồng ý chung của số đông tất cả mọi người dân.
2) Trong nước Bạch-kỳ, vua tôi hòa thuận trên kính dưới nhường.
3) Toàn thể dân chúng Bạch-kỳ biết lễ độ, tôn trọng và giữ gìn luật pháp của nước Bạch-kỳ.
4) Trong nước dân chúng được giáo dục chu đáo. Các con cái biết hiếu dưỡng với cha mẹ, kính thuận với các bậc sư trưởng.
5) Người dân rất tôn trọng các tôn giáo và tin tưởng trên thì có thánh hiền, dưới thì có quỷ thần cho nên họ biết kính trọng các đền miếu và chốn chùa chiền tôn nghiêm.
6) Các người nữ khuê môn trinh chính, nghiêm chỉnh thanh khiết, không có giỡn cười và thực hành các tà hạnh.
7) Người dân biết phụng thờ và ủng hộ chư tôn đức tăng ni xuất gia tu đạo.
Ấy là bảy tinh thần sống hòa hợp và biết trọng lễ nghĩa của dân nước Bạch-kỳ. Khi nghe đến đây, vị quan tham sứ được gởi đi sang nước Ma-kiệt-dà để hỏi ý kiến của Phật liền bạch Phật là nếu mà dân Bạch-kỳ chỉ có được một trong bảy tinh thần sống như trên thì người ta cũng là một nước văn minhhùng mạnh rồi, huống chi dân Bạch-kỳ có cả bảy điều ấy thì vua A-xà-thế khó đánh thắng được một nước có sức hòa hợp và tổ chức việc quốc sự tốt như thế. Vậy thì vua A-xà-thế nên rút lui chiến thuật chinh phục và không nên đem quân sang đánh nước Bạch Kỳ nữa. Nhân cơ hội này, Đức Phật mới dạy các tăng ni bổn phận phải học và phải thọ trì thực hiện bảy điểm này khiến ngôi Tam bảo (Phật, pháp, tăng) không bị tổn hoại ở thế gian. Nếu chư tôn đức tăng ni tu bảy điểm này thì ngôi Tam Bảo sẽ hưng thịnh và sẽ là nơi nương tựa của tất cả thế gian.
Ứng dụng bảy điều của người dân Bạch-kỳ như trên, đối với nhà chùa thì bảy tinh thần sống hòa hợpđó được thực hiện như sau:
- Trên dưới, trẻ già hòa thuận và tôn trọng lẫn nhau
Trên thì có vị thầy hay sư cô trụ trì, rồi đến phó trụ trì, rồi đến các vị dưới thứ tự kế tiếp đều phải sống hòa thuận. Đức Phật dạy tất cả chúng ta trong cuộc sống hàng ngày phải có trên dưới trẻ già. Ai cũng có bổn phận đối với từng người mà phải hòa tôn trọng lẫn nhau để ngôi Tam Bảo được vững và được hưng thịnh ở thế gian. Trong gia đình cũng vậy phải có hòa thuận thì mới yên ổn hạnh phúc. Nếu trong một tập thể mất chữ thuận thì không còn chữ hòa, mà đã không hòa thì phải nát. Nếu đã nát, đã vỡ thì gia đình, tập thể Phật tử hộ pháp, tăng già chư tăng sẽ tan rã thì ngôi Tam Bảo không thể đứng yên. Thế cho nên mỗi người muốn cho ngôi Tam Bảo được hưng long thì phải dẹp mình đi, quên mình đi mà thuận hòa với mọi người, thuận chìu mọi người thì đoàn thể của chúng ta mới bình yên được. Đoàn thể của mình bình yên, tăng ni mà được bình an thì mới có người giảng dạy Phật Pháp rồi ngôi chùa mới có người trông nom thì thập phương Phật tử đến lễ chùa, người ta có việc gì cần nhờ giúp thì người ta mới có nơi nương tựa tinh thần.
- Tam bảo là nơi nương tựa
Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) là nơi nương tựa duy nhất của thế gian để giải thoát mà nếu bây giờ nơi nương tựa duy nhất ấy lại tan vỡ, lại bất hòa thì làm sao mà thế gian có nơi nương tựa hoặc chúng hộ pháp mà tan vỡ, bất hòa thì làm sao hộ trì cho tăng già? Cho nên nếu có người cố ý phá sự hòa hợptrong tăng già thì tội mà phá chữ hòa nặng lắm. Chúng ta phải cẩn thận, luôn luôn tùy thuận trong huynh đệ, trong gia đình và tập thể của mình, phải dẹp mình lại. Chúng ta định làm một việc gì đó mà trong ban tổ chức không bằng lòng thì chúng ta phải tùy thuận không làm. Chúng ta muốn nghỉ trong phòng nhưng huynh đệ không vui thì chúng ta hòa đi cùng chị em là Phật sự, làm sao để bảo hộ sự vui vẽ trong trong tập thể huynh đệ, trong gia đình, chứ đừng có khơi lên, đừng bới ra những rắc rối, những mệt nhọc làm sứt mẻ hòa khí. Hoặc mỗi khi chúng ta thấy khó chịu trong lòng và gương mặt làu bàu, chúng ta tưởng là tâm mình không ai biết, nhưng chúng ta không ngờ chúng ta làm không khí của cả đại chúng cũng xị theo mặt của chúng ta, khiến những người chung quanh người ta mất cái vui, khiến chúng quanh đại chúng bận lòng thì chúng ta cũng vì đại chúng mà nén sự buồn riêng của mình. Còn như thấy đại chúnghiện tướng hoan hỉ vui vẽ, thế là mình cũng hòa vui theo. Cúng dường ngôi tăng bảo tức là cúng dườngniềm vui cho các vị tu sĩ chung quanh chúng ta đây. Cúng dường sự an ổn, sự vui mừng này cho chúng tăng, công đức lớn lắm, có thể tiêu được những tội hết sức nặng của chúng ta. Chúng ta vui vẽ cúng dường sự an vui trong chúng thì phước đức lớn bằng ngần nào. Ngược lại, nếu chúng ta phá sự hòa hợp và an vui trong chúng thì tội cũng nặng biết ngần nào.
Như vậy, thứ nhất là trên đối với dưới, già đối với trẻ, cả trên cả dưới, cả già cả trẻ phải hòa thuận tôn trọng lẫn nhau, không những là tôn trọng mà còn phải hòa thuận. Tại làm sao chúng ta phải tôn trọngquý thầy, quý sư cô? Vì tất cả đây là ngôi Tam Bảo, vì suốt ngày chúng ta tụng kinh. Sau cuối mỗi thời kinh, chúng ta đều quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Chúng ta quy y từ thâm tâm, chân thành quy ychứ không chỉ tụng trên đầu lưỡi theo bài kinh. Chúng ta ai cũng muốn chân thành tu học cho nên chúng ta thành thật đối trước ngôi Tam Bảo mà tha thiết bạch rằng: “Con xin suốt đời quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng”. Quy y nghĩa là quay về nương tựa. Vậy thì Tăng là nơi chúng ta nương tựa mà Tăng là ai? Chính là quý thầy, quý sư cô! Chúng ta đã nguyện quy y Tăng thì các ngài là nơi chúng tanương tựa, thế thì chúng ta có cần tôn trọng tăng già. Không phải chúng ta chỉ có nương tựa quý Hòa thượng, quý thầy thôi mà quên nương tựa quý sư cô. Phải nương tựa tất cả, vì quý thầy và quý sư côcũng là tăng. Chính nghĩa chữ ‘Tăng’ là một đoàn thể từ bốn người trở lên gọi là Tăng chứ không phải một người mà gọi là Tăng. Bây giờ người ta trông thấy một vị tỳ kheo người ta cứ gọi là Tăng, cũng đúng, ngoài ra ‘tăng’ còn có nghĩa là tăng già. Bốn người trở lên mới được gọi là Tăng, nghĩa là một đoàn thể. Thế thì tuy đây là những chú sa-di hay sa-di-ni nhỏ nhưng mà lại là phần tử của đoàn thể Tăng này, vừa là phần tử hiện tại của đoàn thể mà rồi những người già, đã già thì sẽ suy, đã suy thì yếu, đã yếu thì tàn. Nếu không có những người trẻ lớn lên để tiếp nối thì ngôi Tam Bảo sẽ không còn ở thế gian. Thế cho nên, tất cả những người trẻ chính là người chính, là niềm hy vọng, là sự chờ đợi của tất cả mọi người, cho nên lại càng tôn càng quý, càng mong mỏi nhiều. Đó là điểm thứ nhất Đức Phật dạy cho chúng ta để xây dựng ngôi Tam Bảo ở thế gian. Chúng ta học, nghe ở tai, để vào lòng, rồi thực hiệntrong đời sống của chúng ta hàng ngày.
- Hòa
Chúng ta phải nhớ hòa thuận, cả trên lẫn dưới, cả trẻ lẫn già đều học hai chữ: hòa và thuận. Tập không có lùng bùng bực bội, cau có gây sự với nhau. Cứ mỗi một tháng, chùa có hai kỳ sám hối, nếu miệng của chúng ta không hòa, hay nói những lời chọc tức hỗn hào, khiến người bực bội, đấy là tội từ cái miệng không hòa. Còn thân không hòa là chúng ta lấy cùi chõ hích người bên cạnh một cái, hoặc là nhún vai khinh khỉnh không nghe lời hoặc là bĩu cái môi ra thật dài một cái, hoặc là con mắt lườm người khác như thế là hiện lên thân tướng không hòa. Còn tâm hễ làu bàu bực bội tức tối thì hiện tướng khó chịu ở khuôn mặt. Cho nên, chúng ta phải sám hối và tập sống hoan hỷ vui vẽ để những người chung quanh ta mát dạ hài lòng như thế thì sẽ hòa vui đại chúng và bản thân chúng ta cũng sẽ được tăng trưởng phước báo.
iii. Thuận
Các vị trong chùa hay tập thể sắp xếp chúng ta làm việc gì thì chúng ta nên vâng lời và tập làm thử, nên vui vẽ tùy thuận để tập thể vui. Rồi huynh đệ tổ chức đi thiền hành ngoài trời chẳng hạn, chẳng lẽ mình ngồi một nơi để làm việc khác, cho nên cũng tùy thuận cùng nhau ra hít thở, thiền hành với huynh đệ để huynh đệ vui lòng, nghĩa là thuận chìu tập thể trong tất cả mọi việc trừ những việc bậy, sai quấy. Chúng ta phải biết phân biệt phải với trái, chánh với tà. Thuận hòa không có nghĩa là nhắm mắt chấp nhận hết tất cả cái bậy mà trái lại phải bài trừ tất cả những cái không đúng thì sự thuận hòa mới lâu dài và mới còn duy trì được. Cho nên, sự thuận hòa phải có phân biệt minh bạch điều phải và điều trái, cái nào đúng luật đúng pháp lợi ích như thế thì chúng ta mới thuận theo. Còn nếu ai rủ làm việc bậy thì chúng taphải thành thật nói thật là việc này không nên, việc này sai quấy để cùng nhau đồng ý trong việc lành, việc thiện mà bỏ sự sai quấy đi. Trái lại, nếu mà còn để những sai lầm ở trong tập thể thì sự thuận hòasẽ bị tan rã ngay, khiến không bền lâu và cũng không phải là cách đúng đắn để hưng long ngôi Tam Bảođược.
Tóm lại, bằng cách nào đó mà trong tập thể, miệng chúng ta lúc nào cũng cười hòa thuận, mắt cũng cười, toàn thân cũng vui vẽ để cho những người chung quanh được hòa ấm vui sống giải thoát với nhau.
2) Công việc Phật, pháp và tăng thì tất cả phải đồng ý cùng làm
Xây chùa, đúc tượng, hay mua các thứ cúng dường trang nghiêm cho Phật bảo gọi là việc Phật (Phật sự). Thơ tả, họa hình Phật, in kinh ấn tống là việc pháp bảo (pháp sự). Cúng dường tứ sự (y phục, sàng tòa, thực phẩm và y dược), xây dựng phòng xá cho chư tôn đức tăng ni ở tu học là việc tăng bảo (tăng sự).
Chúng ta là những vị hộ pháp nên cùng hòa đồng ý tưởng trong cách thức ủng hộ Tam Bảo, chứ đừng có người này muốn làm việc này, người kia muốn làm việc kia thì không nên. Không nên tỏ dáng bực dọc, phiền nhọc, bất mãn mà hãy tỏ ra sự dịu dàng vui vẽ thuận hòa theo ý kiến chung trong việc duy trìvà hưng thịnh ngôi Tam bảo giữa thế gian này.
3) Hiểu rõ và tôn trọng giới luật với nội quy
Cái gì là sự khác nhau giữa giới luật và nội quy? Giới luật là lời Đức Phật dạy cách đây đã 2600 năm tức pháp thoại này đã áp dụng trong khắp không gian và thời gian. Khắp không gian là dù chư tăng ni và Phật tử ở Ấn Độ, Hoa Kỳ, Việt Nam hay khắp nơi trên địa cầu đều phải vâng giữ. Khắp thời gian nghĩa là suốt cả 2.600 năm cho đến hôm nay và mãi mãi về sau cứ phải vâng lời những điểm giới luật chính yếu ấy. Nội quy là quy luật riêng của từng địa phương, từng hoàn cảnh ví dụ như ngày xưa ở Ấn Độ thì Phật dạy chư tăng phải đi khất thực nhưng bây giờ ở Việt Nam, Hoa Kỳ thấy không thích hợp với việc này, nên không phổ biến hạnh khất thực nữa. Bởi có những vị sư giả mạo ở các nơi, nên lòng Phật tửkhông còn tin việc đi khất thực nữa. Do vậy, chư tăng chư ni hòa hợp đồng ý lập ra một nội quy với nhau, để trong một thời gian ấy, ở địa phương ấy, không còn việc khất thực nữa. Lập nội quy là để giúp chúng ta sống thế nào cho hợp với lòng dân và lợi ích cho ngôi Tam Bảo tại khu vực đó, cho nên từng ngôi chùa, từng tập thể, từng địa phương lại có các quy luật riêng phù hợp cho tổ chức của mình.
Chúng ta học giới không được sát sanh, trộm cắp, nói dối, uống rượu và tà hạnh. Chúng ta ngẫm nghĩtìm hiểu, tại làm sao Đức Phật lại bảo chúng ta không được sát sanh? Nhìn các loài sinh vật như gà, heo, vịt, trâu, bò, chúng ta trầm tư quán xem toàn thân chúng cũng thấy bằng hai mắt như loài người, cũng đang nghe bằng hai tai, cũng ăn bằng miệng, cũng da bọc thịt, thịt bọc xương, trong xương có tủy, cũng ruột, gan, tim, phổi, cũng bộ máy hô hấp, bộ máy tuần hoàn, bộ máy tiêu hóa đó, cấu trúc toàn thân của chúng không có khác với thân loài người. Loài súc vật cũng biết thấy nghe hay biết, cũng biết cầu an tránh khổ như người, tại sao chúng ta nở giết nó, bắt nạt nó. Loài người và loài vật chỉ khác nhau một điểm là loài người có phước, còn loài vật thì bạc phước. Chúng ta có phước cho nên cơ thể của chúng ta thuận tiện hơn và làm được nhiều việc hơn loài vật. Chúng ta có hai bàn tay cho nên chúng ta làm cái gì cũng được, còn loài vật thì tội nghiệp như gà, vịt, chim nuôi con thì chỉ có cái mỏ nhỏ để đi bới đi tìm, chúng có cánh nhưng cũng chẳng bế được con của chúng. Tội nghiệp cơ thể của loài vật thiếu phương tiện bởi vì chúng bạc phước. Thế bây giờ chúng ta cậy mình có phước, chúng ta bắt nạt kẻ bạc phước thì cái phước của mình ấy là cái phước thất đức. Đức Phật dạy ‘Phước-Đức’ là hai cái phải đi đôi như chim có hai cánh mới bay được. Hễ có phước và có đức thì phước đó còn hoài cho đến khi thành Phật xài cũng không hết phước đó. Nhưng nếu cái phước mà thất đức như cướp mạng của con gà, vịt, heo, trâu, bò, tôm, cua, ốc, cá; chúng ta cứa cổ, mổ bụng chúng lấy thịt chúng để ăn thì phước mau hết mà tội sát phải mang theo. Chung quy cũng ăn miếng ăn qua cái miệng lưỡi một chút, rồi tuổi già sập đến, cái chết cũng đến, rồi chúng ta phải đi làm con gà, vịt, heo, trâu, bò, tôm, cua, ốc, cá để đền nợ miệng cho thế gian. Chúng ta giết chúng ngày nay thì ngày mai chúng ta lại chịu làm súc vậtđể cho thiên hạ giết lại. Thế cho nên, người học giới luật hiểu rõ như thế thì một lòng tôn trọng giới luật, một bề vâng lời tuân theo giới luật. Chẳng những với con gà, vịt, heo, trâu, bò, tôm, cua, ốc, cá mà đến con kiến, sâu, trùng, dế, chúng ta cũng không nỡ giết, phải nói là không dám giết vì luật cấm không được làm.
Chúng ta vâng theo giới luật của Đức Phật một cách cung kính nghĩa là dù trước mặt mọi người hay sau lưng mọi người, dù đêm hay ngày, dù ở hoàn cảnh nào, chúng ta cũng không bao giờ được sát sanh, trộm cắp, nói láo, uống rượu, tà hạnh. Con muỗi có đốt chúng ta đau thì chúng ta cũng chỉ xua nó đi chứ đừng có đập. Có vội đến đâu thì vội, chứ trông thấy con kiến thì phải né tránh, không được bước lên thân kiến, dẫm đạp cho nó chết. Như thế là chúng ta tuân lời Đức Phật dạy và vì hiểu rõ ý nghĩa của từng giới, cho nên chúng ta vâng theo triệt để với một sự hoan hỉ trì giới tinh nghiêm.
Nói về thế gian, Phật tử phải nương tựa vào ngôi Tam Bảo. Muốn để Phật tử nương tựa thì Phật tử phải tôn trọng, phải kính Tam bảo. Muốn cho Phật tử tôn kính thì phải tự đáy lòng Phật tử phải tin, phải phục Tam bảo. Cho nên, chư tăng là chúng trung tôn, bậc xuất gia phải giữ gìn giới luật như những bậc gương mẫu và mô phạm. Chúng xuất gia hay tại gia giữ giới luật thiết yếu là để chúng ta cầu giải thoátnhững quả báo xấu và đứng về ngôi Tam Bảo thế gian là để chúng Phật tử nương tựa vào ngôi Tam Bảo.
Nếu chúng xuất gia đủ giới luật thì mới là người tu đúng pháp. Sống đúng thì khi phật tử nhìn thấy cái đúng ấy, phật tử mới mừng rỡ, mới tin, mới kính, mới nương tựa, mới tới bên cạnh để hỏi Phật Pháp, để cầu tu, cầu học để giúp phật tử tiến lên. Thế cho nên, quý thầy, quý sư cô là hiện thân biểu tượngcủa giới luật. Giới luật hiện hình lên ở thân tâm của chư tăng ni và phật tử trông thấy chư tăng ni là thấy giới luật, thấy đường lối nếp sống hiền thánh khiến cho lòng phật tử mừng rỡ, phật tử tin, phật tử kính rồi mới nương tựa tu tập theo được. Cho nên, Đức Phật dạy tất cả tăng ni và Phật tử phải sống đúng pháp đúng luật.
4) Kính phục những vị có kiến thức rộng và có khả năng phục vụ đại chúng
Kiến là thấy, thức là biết. Người thấy rộng, biết rộng, có trí tuệ, khả năng hơn chúng ta, tức là người ta có tài phục vụ được đại chúng. Trong chùa có nhiều ban, những thành viên của mỗi ban là những vị biết phục vụ, biết tổ chức sắp xếp, hy sinh đại lao phục vụ đại chúng. Thế thì đối với những ban phục vụ ấy, chúng ta phải biết kính trọng và kính trọng người có tâm phục vụ đại chúng, người tận lòng phục vụ đại chúng.
Thế nào gọi là phục vụ đại chúng? Phật tử kính quý ngôi Tam Bảo ở thế gian cho nên phật tử kính trọngphục vụ, công quả các việc chung của chúng. Phật tử tận tình, hễ có điều gì khó thì Phật tử hết lòng lo giúp đỡ. Hễ việc gì nặng nhọc vất vã nhọc nhằn thì Phật tử cũng không quản công lao nặng nhọc mà lăn xả vào làm như thế gọi là người phục vụ đại chúng. Như ban trai soạn nấu nướng thổi cơm trong chùa, tận tình lo miếng cơm ngon dẽo cho chư tăng ni, nấu miếng canh cho ngọt ngào, nêm nước tương nước muối cho vừa miệng, làm sao cho quý thầy, quý sư cô có được bữa cơm ngon bổ, ăn vào khiến cho có sức khỏe tu tập. Phật tử hết sức tận tâm lo việc cho chùa, thương yêu chùa, kính quý ngôi Tam Bảo cho nên không quản sức mệt nhọc để đại lao làm. Thế thì chúng ta phải thấy điểm hay đó, phải biết những bậc bồ tát này là những bậc đáng kính trọng, phải biết kính quý các vị bồ tát hy sinh ấy và phải noi gương, coi những bậc ấy là những bậc gương mẫu, có trí tuệ, có tâm với đại chúng. Chúng ta phải tôn trọng, đặc biệt kính trọng những vị có tài năng và có tâm đại lao phục vụ này.
Nói một cách khác, đáng lẽ chúng ta phải đối xử bình đẳng ai cũng như ai, nhưng tại sao đây chúng taphải đặc biệt kính trọng những vị có trí tuệ và những vị có khả năng phục vụ đại chúng này? Chúng taphải thật hiển công đức của những vị bồ tát ấy, làm cho đại chúng phải thấy được công đức của các ban làm việc, công đức của các vị khổ công ở nhà bếp và những nơi khác, hiển nét đẹp đó lên. Có hiển lên nét trang nghiêm công đức thậm thâm ấy thì trong đại chúng đây mới có người biết bắt chước, biết noi gương và biết phát tâm phục vụ đại chúng để cùng vun trồng phước báo.
5) Ai nấy phòng hộ tâm ý, lấy hiếu kính làm đầu
i. Phòng hộ tâm ý
Chúng ta phải phòng hộ từ tâm ý của mình và biết kính trọng hiếu thuận lẫn nhau. Nếu khởi tâm thấy phiền người này, ghét vị kia, thấy không ưa, thấy khó chịu thì chúng ta phải vội vàng lại nhắc nhỡ lại mình: “Phải phòng hộ tâm ý của chúng ta, đừng có bực dọc tức tối như thế thì không được”. Vì khi bực bội tức tối thì chúng ta sẽ bật ra lời nói, sẽ có những tia mắt độc ác nhìn người kia, thế là động đến người ta. Cho nên, phải đề phòng từ ở trong tâm chứ đừng để nó hiện ra ở tia mắt, đã hiện ra lời nóihay hành động thì không gỡ được nữa vì người kia đã phiền nhọc rồi. Phòng ngay trong tâm như thế gọi là sự phòng hộ tâm ý. Sự phòng hộ này chúng ta phải để ý, đối với bạn bè hay người nhỏ hơn chúng ta lấy sự thương yêu kính nhường, đối với người trên chúng ta lấy hiếu thuận kính trọng làm đầu, nghĩa là dẹp sự bực bội tức tối của chúng ta lại mà thuận hòa thương yêu tất cả, đừng hiện ra cái tướng bất hòa, phải phòng hộ từ ở trong thâm tâm.
Tại làm sao chúng ta phải quán tỉ mỉ kỹ lưỡng như thế? bởi vì nếu để tâm khởi lên hoài những tâm không tốt thì từ từ sẽ tích tập thành thói quen cả. Ví dụ hôm nay bừa bãi, ngày mai bừa bãi sẽ thành ra thói quen người hay bừa bãi. Do thói quen bừa bãi thì thành ra tính nết bừa bãi thế thì hóa thành con người hư hỏng. Vì thế, chúng ta phải phòng giữ tâm của chúng ta hôm nay thì ngày mai chúng ta cũng phòng giữ, ngày mốt cũng phải phòng giữ thì tâm của chúng ta mới an ổn được, mới không có những sự bực dọc vô ích. Chúng ta phải như vậy, kính trọng những người xung quanh, đừng để những sự hôi dơ của tâm mình bốc hơi ra ngoài, những giận hờn, tức tối, bực bội. Đừng để bốc ra những lời nói bực dọc, những hành động xúc phạm đến người khác. Chúng ta phải rửa sạch tâm hồn, xóa những cái riêng của mình, những sự hôi dơ của mình, tập hòa đồng, tập quên mình để cho đại chúng chung quanh được bình an.
Đức Phật dạy chúng ta phải sống như thế mới là người xuất gia, như thế mới đúng là người thay áo thế gian để mặc áo nhà chùa, hoặc mới là những người Phật tử thuần thành, là những đệ tử của Đức Phậtbiết tu sữa. Nếu chúng ta không làm được những việc này mà chúng ta tự xưng mình là bậc tu hànhhay hành giả là chúng ta lạm dụng danh hiệu tu hành, không phải thật tu, và người ngoài gọi chúng ta là bậc xuất gia hay là Phật tử thì danh từ ấy cũng sai. Thế cho nên, chúng ta phải làm sao sống cho đúng với danh xưng đức hạnh của mình là bậc xuất gia hay người Phật tử.
ii. Hiếu kính làm đầu
Thế nào là lấy hiếu kính làm đầu? Đức Phật muốn nhắc chúng ta phải có bổn phận đối với người trên, phòng hộ tâm ý, đừng để cho tâm bất kính, tâm vô lễ khởi lên. Vì nếu không phòng hộ tâm bất hiếu, bất kính thì nó sẽ đưa chúng ta vào những quả báo nguy hiểm. Nếu đối với chư tôn đức tăng ni hay các bậc trưởng lão mà chúng ta chỉ nhìn bằng nửa con mắt thì trong kinh, Đức Phật dạy đó là: “ác nhỡn thiện sư” tức là đem con mắt giận dữ mà nhìn thì cũng bị tội địa ngục rồi, huống chi là trong tâm của chúng tacòn khởi những ý nghĩ để mà xoay sở các ngài thì không nên, cho nên phải phòng hộ tâm của chúng ta và phải lấy hiếu kính làm đầu. Nếu chúng ta đem tâm cung kính, tâm tôn trọng người trên mà muốn xây dựng lại cho người trên thế thì hay lắm, thì được; chứ đừng đem tâm bới móc, xoay sở, lật đổ các bậc tu hành thì chính chúng ta bị quả báo trước, cho nên đây mới dạy chúng ta phòng hộ tâm, giữ gìn tâm của chúng ta là điểm cần yếu.
Phòng hộ tâm ý thì chẳng những chúng ta được bình an mà đại chúng cũng được bình an. Nếu tâm không phá phách, đâm chọc người này người kia thì tự chính chúng ta được bình an yên ổn, cho nên cần phải giải thoát các thứ tâm não phiền đó. Chúng ta phải phòng hộ tâm ý của chúng ta để bảo vệ sự an ổn chung của tất cả đại chúng bởi lẽ khi tâm của mình an được thì không khí chung quanh mới bình an. Nếu nay chống đối người này, mai chống đối người kia, rồi người bên cạnh chúng ta cũng lại bắt chước thì dễ sinh ra những phong trào, thổi lên những chống đối thì như thế tập thể phải nứt rạng rồi từ cái nứt rạng đi đến cái đổ vỡ, tan nát. Cho nên, chúng ta phải phòng hộ từ trong tâm mình, hộ những nứt rạng trong tâm mình, đừng có tâm bới lỗi mà nên đem tâm đùm bọc che chỡ, giúp ích cho nhau, nhờ đó mà chúng ta và đại chúng chung quanh đều được bình an tiến tu.
6) Thường hành thiểu dục tri túc
Hai thuật từ ‘ít muốn và biết đủ’ từa tựa giống nhau như hai chữ từ và bi, chỉ có khác nhau chút ít. Ít muốn là Đức Phật khuyên chúng ta đừng đòi hỏi và ước mong nhiều, đừng có khởi tâm muốn cái này, muốn cái kia, mơ tưởng dong duỗi cái này cái khác. Biết đủ là Đức Phật khuyên chúng ta vui với những cái chúng ta hiện đang có. Chúng ta đang có chiếc áo vá thì vui với chiếc áo vá miễn là mình ấm và che thân kín là được. Thế cho nên ít muốn và biết đủ từa tựa giống nhau nhưng cũng có một chút khác như thế. Đức Phật cho một thí dụ như người khảy đàn. Nếu dây đàn căng quá thì âm thanh bức xúc, không có hòa ấm, không gọi là giai điệu được; nhưng nếu để dây lỏng chùng thì đàn không phát lên tiếng. Thế cho nên, đừng quá chùng, đừng quá căng mà cứ vừa phải. Thiểu dục ít muốn nghĩa là đừng đòi hỏi những cái quá đáng. Chúng ta cứ vừa sống, ăn vừa đủ no, mặc vừa đủ ấm, đừng đòi hỏi những cái quá đáng thì gọi là ít muốn. Tâm không có mong cái này, không ngóng cái kia, đòi cái này, thích cái nọ, dẹp những tâm đó lại, đó là ít muốn.
Tại sao để ngôi Tam Bảo được hưng long ở thế gian mà Đức Phật lại dạy chúng ta ít muốn biết đủ? Tại vì nếu cứ chạy đi tìm cầu, áo thì đòi áo đẹp, ở thì đòi phải chùa kiểu này kiểu kia, ăn thì phải ăn sang, ăn những thứ mà thiên hạ khen là sang trọng, chẳng những ăn để khỏe mạnh mà còn ăn để ngon miệng, để cho sang trọng. Hôm nay ăn thứ này chán thì mai lại đòi thứ khác; xe hơi thì phải xe xịn…, cứ như vậy cho nên tâm rong rỡ chạy bên ngoài. Do cứ tìm cầu chỗ này chỗ kia thì tâm ấy không thể bình an được và sẽ mở ra nhiều các hệ lụy và ngay cái tâm ấy cũng không bình an. Nếu một người không bình an thì ở trong đại chúng có yên được không? Không! Thế cho nên mở ra những phiền nhọc trong chúng. Cho nên đây Đức Phật dạy tất cả dù già dù trẻ, dù trên dù dưới, ai cũng cứ quay về phòng hộ tâm của mình, sống biết đủ, sống ít muốn, cho tâm bình an. Một người bình an, hai người bình an, cả chúng bình an thì cả đại chúng, cả tập thể hay cả gia đình đều an hòa yên ổn. Còn nếu người này cứ sùng sục chuyện này, người kia sùng sục chuyện kia thì cả tập thể ấy cứ sùng sục, không thể yên được. Cho nên mỗi người cứ lo bảo vệ tâm an ổn của mình thế thì trong chúng sẽ an vui hòa tu.
7) Trước hãy vì người rồi sau đó mới vì mình, không theo danh, không cầu lợi
Trong tất cả việc làm của chúng ta nên để ý bốn việc như sau: 1. Trước vì người. 2. Sau vì mình. 3. Không theo danh. 4. Không cầu lợi.
Bất luận là làm một việc gì thì chúng ta trước hết phải vì người chứ đừng có vì mình. Đức Phật nói rất dung hòa là trước hãy vì người, sau là vì mình, chứ không phải bỏ hẳn mình đi mà không nói tới. Nhưng điểm chú ý là trước hãy vì người, rồi sau mới là vì lợi ích cho mình. Nhưng mà dù là vì mình hay người thì cũng nhớ đừng có chạy theo danh lợi.
Thế nào là vì người rồi sau mới vì mình? Ví dụ ban chức sự muốn chúng ta làm việc này theo kiểu này thì chúng ta tùy thuận sắp xếp như vậy để cho đa số vui. Đây là chúng ta mong cho mọi người vui chứ không phải để cho đại chúng khen mình, thưởng mình và thương yêu mình. Nếu như chia kinh sách cúng dường mà thiếu phần thì chúng ta sẵn sàng nhường cho thính chúng, còn chúng ta cần thì đi mượn cũng được, như thế là trước vì người rồi sau là vì mình. Hãy thầm lặng hy sinh nhường cho người thì chúng ta lại có được những phước đức khác.
Thế nào là không cầu danh lợi? Trong tất cả các việc làm tuyệt đối là không có hai chữ danh và lợi. Chúng ta cứ thấy việc lành thì làm, chứ đừng nghĩ chúng ta làm việc này để cho mọi người khen. Chúng ta không cầu người khen vì một khi chúng ta cứ mãi mua chuộc lòng người thì thành ra chúng ta cứ mãi bị hệ lụy. Chúng ta sẽ thành người bị ràng buộc, bị hệ lụy, cứ để cho người khác được hài lòng. Làm cái gì cũng mong được vừa lòng, mãi bận tâm tới người này vui, vừa lòng người kia mà không nhìn thẳng việc làm mang lợi ích cho mọi người. Vì cứ mãi chạy theo vừa lòng từng người mà hóa ra việc chính của mình bị hỏng đi. Cho nên, chúng ta không bận lòng, không mua chuộc lòng người mà chỉ cần việc của chúng ta có ích cho mọi người. Hễ thật sự có ích thì người khen, còn người chê là việc của người, chúng ta không lo ngại, chỉ cần chúng ta nhìn thẳng vào việc chúng ta làm cho nó đúng.
Vậy Kinh Du Bộ chủ yếu là giới thiệu bảy điểm quan yếu mà chúng ta cần phải giữ để cho ngôi Tam Bảođược hưng long. Đây cũng là bảy loại bi trí để từ địa vị phàm phu bước lên ngôi thánh hiền mà Đức Phật đã tặng cho tất cả chúng ta.
(Trường A Hàm, Kinh Du Bộ, số 2)
BỐN VÔ LƯỢNG TÂM GỠ NHỮNG LẦM MÊ CHO MỌI NGƯỜI
Kinh Thuyết Xứ (Trung A Hàm, Phẩm 7, số 86), Tam Bảo (Tăng Nhất A Hàm, Ba Pháp, 21. Kinh số 10), Phóng Ngưu, (Tăng Nhất A Hàm, Mười Pháp, 49. Kinh số 2), Kinh Anh Vũ (Trung A Hàm, Phẩm 12, số 152), Đức Phật dạy muốn phát khởi lòng từ bi một cách thật sự đối với mọi loài thì chúng ta phải quán bất tịnh vào ba đối tượng là: 1) người mình yêu, 2) ghét, 3) bình thường, không yêu không ghét. Qua pháp quán bất tịnh này, chúng ta sẽ thấy sự yêu và ghét của chúng ta là sai lầm, nên khởi lòng từ bi bình đẳng, xót thương chúng sanh mê lầm từ vô thủy mà cầu mong cho họ giải thoát.
Chúng ta phải quán người thân mà mình yêu thương, quý mến, nhưng cuối cùng rồi thân ấy cũng phải tan thành một đống thịt hư thối, một bộ xương rải rác hóa thành cát bụi hư vô. Còn người mình ghét lắm thì cũng giống như vậy. Cuối cùng người đáng ghét ấy cũng thành một thây chết, theo thời gian mòn dần thành đất. Người đang đi ngoài đường kia mà chúng ta cảm thấy không yêu không ghét, không dính dáng gì cả nhưng chung quy khi chết người ấy vẫn là đống thịt thối với một sọ người đáng sợ. Thế thì cả ba người mà chúng ta yêu, ghét hay không yêu không ghét ấy, chung quy chỉ là đống thịt thối, đầu lâu với các lóng xương rụng tàn trả về cho đất. Vậy cảm giác yêu, ghét của chúng ta vốn không có thật. Khi chúng ta thấy rõ như thế thì lòng yêu ghét biến mất mà thay vào đó là lòng xót thương đối với mọi loài đau khổ đang chịu cùng chung một cộng nghiệp.
Từ vô thủy chúng ta đã lầm nhận thân này là mình và bây giờ vẫn còn lầm như thế. Rồi thấy những người khác cũng có những mê dại tạo nghiệp như thế, nên chúng ta khởi tâm thương xót muốn gỡ những lầm mê cho họ, tức là chúng ta đã phát khởi được lòng từ bi thương họ hơn là ganh ghét thù oánhọ. Như thế, chúng ta sẽ khởi được tâm bình đẳng đối với mọi người, không phân chia yêu ghét hay không yêu ghét. Đối với người ghét chúng ta đã tan biến lòng oán ghét, đối với người mình ái quý dần dần cũng tan sự ái quý, chỉ còn lại lòng thương xót vô bờ đối với sự đau khổ của họ. Ví dụ mẹ là người rất thương chúng ta. Bây giờ chúng ta quán bất tịnh về thân của mẹ thì không phải là chúng ta hết yêu mẹ mà trái lại càng tăng trưởng lòng thương quý mẹ và muốn gỡ sự mê hoặc cho mẹ khỏi khổ.
Còn đối với người ghét mà chúng ta bỏ mặc thì lòng từ bi của chúng ta sẽ bị thiếu xót đi. Như thế chúng ta tập dần quán bất tịnh đối với ba loại người, cho đến khi lòng từ bi bình đẳng được rồi thì mình cứ thế mình sống với tâm thánh thiện đó. Từ tâm đối với một phương, hai phương, ba phương, bốn phương. Tập nới rộng tâm từ bi hỉ xả ra nhiều phương cũng thế. Đây là bốn vô lượng tâm tu như các kinh A-hàm đã nói.
Chúng ta đừng nên nghĩ kinh A-hàm thuộc giáo lý Nguyên Thủy thuộc Tiểu thừa là chủ trương ích kỷ, cứ lo giải thoát cho mình, không nghĩ đến người khác. Ngược lại, các vị tiểu thừa tu bốn vô lượng tâmnày rất căn bản bằng cách quán bất tịnh với ba đối tượng (thương, ghét và bình thường) như trên, để khởi tâm thương yêu bình đẳng. Như vậy, chúng ta thấy rằng các ngài thương tất cả mọi loài ở khắp mười phương. Khi có tâm từ bi bình đẳng, rồi tập sống từ tâm ấy với một phương, hai phương cho đếnmười phương. Đối với tất cả những người ở phương đông thì chúng ta nhất định chỉ một lòng từ, không hờn, không giận, không than, không oán. Tu được phương đông rồi đến phương nam. Được phương nam rồi đến phương tây, phương bắc, rồi phương trên dưới trong ngoài đối với tất cả mọi người ở khắp mười phương, như vậy gọi là tu được tâm từ hoàn toàn. Từ là ban vui, khoan dung tha thứ, nhẫn tất cả những gì người ta gây khó chịu cho mình, mình vẫn vui vẽ. Tập âm hưởng nhẫn rồi nhu thuận nhẫn, nhẫn được hết, không nắm giữ, tâm như hư không, không lưu dấu vết.
Được tâm từ rồi thì tu tập tiếp tâm bi, hỉ, xả và cũng hướng đến mười phương như thế. Bi là xót thương, muốn cởi gỡ sự khổ cho mọi người. Rồi tu đến tâm hỉ, đến tâm xả ở khắp mười phương. Tu được bốn vô lượng tâm này sau khi mệnh chung mới được sanh lên cõi trời Phạm Thiên Vương, còn tu thập thiệnvà thiền định thì lên được cõi trời sắc giới.
Chúng ta phải luyện tâm cho phát khởi lòng từ bi. Người thuần thục từ tâm thì chúng sanh sẽ cảm ứng tự nhiên dễ dàng quy phục gần gũi. Nếu gặp những chống đối, những chướng ngại thì người thật có lòng từ cũng sẽ dễ dàng vượt qua. Chúng ta có lòng từ bi tận lòng lo cho người khác thì tự nhiên sẽ có sự cảm thông lẫn nhau dù là loài thú cũng cảm nhận được. Ngay cả ác thú cũng cuối đầu quy phục bậc thánh như A-hàm kể chuyện lòng từ của Đức Phật đã cảm hóa con voi say quỳ xuống bái phục. Cho nên, trước hết phải luyện tâm mình, gội hết những sân giận bực bội tức tối đi, không hờn, không phiền, không giận ai. Chúng ta phải có trí tuệ thấy được việc này và bắt đầu vun trồng tưới tẫm tâm từ bi hỉ xả.
Chúng ta đừng có lầm lẫn giữa từ bi với ái kiến. Hai cái này khác nhau. Kiến là thấy, ái là yêu. Ái kiến là có yêu mới lo, còn ghét thì không có lo, bỏ mặc, nên từ bi và ái kiến có hai ranh giới của thương ghét đối đãi khác nhau. Còn từ bi thì bình đẳng không có phân chia thân sơ, thương ghét. Thấy một con chim xinh xinh, một con mèo, một con cún mũm mĩm, ta thương quý và săn sóc chúng thì gọi là ái kiến. Còn người sáng suốt thì biết rằng trong thân của con chim, con cún kia đang có hàng chục con bò chét ngày đêm hút máu nó, ngày đêm nó đau ngứa mà không có tay để xoa gãi, không có miệng để nói. Con chim, con cún và các loài vật phải chịu sự khổ này từ lúc vừa lọt lòng mẹ, cho đến ngày chúng lìa đời cũng không có một lúc nào ngừng cả. Hết con bọ chét này cắn, lại con bọ chét khác cắn. Con cún xoay vòng vòng cắn trên đuôi nó, nó kêu oăng oẳng mà cũng không làm gì được, con người nếu hiểu thì bắt bọ chét hoặc tìm cách diệt giùm, còn người không hiểu thì chó cún phải chịu cái đau khổ cả hàng chục con bọ chét trên người nó, nên trọn đời loài vật bị cái đau, cái ngứa ấy hoành hành. Con cún, con chim, con gà không có tay thành ra chúng không xoa gãi được. Con chó, mèo, chim đều phải chịu chung cái khổ ấy cả. Nếu chúng ta nhìn thấy cái khổ như thế mà chúng ta khởi lòng thương thì tình thương ấy là lòng từ bi. Chúng ta biết rằng con mèo kia với nghiệp sát sanh của nó trong quá khứ nên giờ làm con mèo và hiện đời nếu tạo nghiệp sát nữa thì sẽ tiếp tục đọa làm loài thú tiếp. Cứ đời này đến đời khác, loài thú phải qua lại trong ba đường địa ngục, ngạ quỷ, bàng sanh, không biết bao giờ mới được nếm trở lạihương vị và phước đức của loài người trở lại. Cho nên loài vật khó dứt nghiệp khổ, khó hết khổ được. Do quan sát những nổi khổ ấy, nên chúng ta phải khởi lòng thương xót sự ngu si của chúng thì đó là lòng từ bi chân thật; còn nếu chúng ta thấy con cún, con chim xinh xinh hay hay đáng yêu đang cưng đáng vuốt ve thì cái ấy gọi là ái kiến.
CÂY BỒ ĐỀ HOÀN MÃN CỦA BẢY GIÁC CHI
Như Kinh Lệ (Trung A Hàm, Phẩm 18, số 222), Đức Phật dạy các tỳ-kheo phải “Tinh cần tỉnh giác, hành bảy giác chi, mới mong thành tựu trí tuệ hiền thánh.”
Chúng ta đang mong có trí tuệ của các bậc hiền thánh và muốn có trí tuệ ấy thì phải tu Bảy giác chi. Giác là tỉnh ra và chi là cành, bảy cành cây bồ đề bao gồm niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định và xả. Chúng ta gọi bảy giác chi là bảy cành trí tuệ giác tỉnh của chúng ta. Chúng ta mỗi người luôn nhớ đến bảy sự giác tỉnh này như cái cây phải có bảy cành.
i. Cành thứ nhất: Niệm nghĩa là phải nhớ đến. Ví dụ chúng ta nguyện từ đây sẽ nhớ trừ hai triền cái là tham và sân. Đã niệm nhớ thì chúng ta không được khi nhớ khi quên mà phải luôn luôn nhớ. Sáng, trưa, chiều, tối lúc nào chúng ta cũng phải nhớ đến hai triền cái tham sân và phải đuổi chúng đi. Mỗi khi tham sân móng khởi lên là chúng ta phải biết ngay, phải nhớ ngay, đây không phải là mình. Nếu chúng ta quên, không đuổi thì tham sân cứ ngự trị và đứng đấy thì sẽ bị nguy hiểm. Nuôi giặc trong nhà là nguy hiểm. Cho nên sự giác tỉnh đầu tiên là phải nhớ ra. Hễ trong lòng hơi bực bực là biết ngay sân-triền-cái đang ló đầu đấy. Hoặc tâm thích ăn ngon, thích đi chơi, biết ngay đây là tham-triền-cái đang hiện hành. Vậy muốn hàng phục tham sân thì việc đầu tiên của chúng ta là niệm, nhớ, luôn tỉnh đừng mê. Hễ tham sân thò mặt ra thì nhớ đuổi luôn, đừng để chúng làm chủ mình, phải nhớ ngay chúng không phải là mình. Đừng nói là tôi thích, tôi giận, tôi yêu, tôi ghét. Biết nó là khách thì mặc nó, để cho nó tự tan đi. Biết mình tức là mình sẽ trị được những vô minh khách trần đó thì tham sân sẽ tự hạ xuống. Đó là cành bồ đề đầu tiên. Chúng ta phải để cho nó đâm chồi nảy lộc trong cây bồ đề của chính mình.
ii. Cành thứ nhì: Trạch là chọn lọc. Chúng ta phải biết chọn điều nào là phải, điều nào là trái. Nếu điều nào hay đúng thì chúng ta thực hành theo, còn điều xấu dỡ tệ thì vứt bỏ đi. Việc loại trừ tham sân này, chúng ta cũng phải cần dùng đến trạch pháp như mỗi khi chúng ta bị ai la, chúng ta phừng phừng bực bội và khó chịu. Chúng ta liền nhớ tâm nổi giận là xấu, hư vọng, nguy hiểm, tai nạn có thể đưa chúng tavề sau làm rắn rết, bò cạp. Sân giận, hung dữ là về sau sẽ đưa mình về làm những loài độc địa ấy, sẽ bị quả báo khổ lắm. Cho nên, chúng ta phải sáng suốt biết chọn pháp, chọn tâm nào tốt thì chúng ta hãy giữ và phát huy. Còn tâm nào xấu đưa chúng ta đến đọa lạc thì hãy đuổi chúng đi, tức tốc đuổi ngay, phải biết sợ chứa chúng trong lòng. Phải biết sợ sự nguy hiểm như vậy thì gọi là chúng ta có trí tuệ trạch pháp. Trạch pháp nghĩa là phải biết phân biệt, biết chọn lọc cái nào hay cái nào dỡ. Chúng ta bây giờ trong tâm cứ giận và bực bội. Chúng ta không ngờ đó là mình đang nuôi những con rắn rết trong lòng. Mai đây sự sân giận đó sẽ đưa chúng ta vào trứng con rắn, vào bụng con rết, để rồi mai đây làm rắn và bò cạp. Không có ai trong chúng ta thích làm rắn hay bò cạp thì trong lòng chớ có nuôi tham sân vì nó là mầm mống đưa vào bào thai súc vật hoặc là ma quỷ. Người nào khôn ngoan, có trí tuệ trạch pháp nghĩa là biết chọn lọc sự lành thiện để nuôi ở trong tâm. Niệm thiện ấy mình hãy nhận làm mình, mình hãy làm theo, còn cái độc, nguy hiểm, đưa chúng ta đọa lạc thì đuổi nó đi, không nhận là mình. Như thế gọi là biết chọn lọc, trạch pháp. Hãy nhìn thẳng vào sự việc và sáng suốt xét xem cái nào mình nên nghe. Chúng ta phải chọn sự tốt mà đem lại an ổn cho bản thân mình và đem yên ổn giải thoát cho mọi người.
iii. Cành thứ ba: Tinh tấn nghĩa là miên mật chuyên tâm đuổi tham sân đi. Sáng, trưa, chiều tối lúc nào cũng tỉnh thức loại trừ tham sân, chứ không nên có khi thì đuổi, khi thì mời ở lại để nuôi dưỡng đãi đằngthì không nên. Lúc mời tham sân ở lại một tí cũng giống như chúng ta nếm một tí thuốc độc xem có tốt không? Chúng ta nghĩ rằng chắc nếm một tí thôi không có sao? Nhưng nếm thuốc độc dù là một tí cũng tác hại thân thể rồi. Cũng thế một tí tham, một tí sân cũng khiến cho chúng ta đọa lạc và không toàn phạm hạnh. Cho nên, với tham sân cũng đừng có một tí. Một tí tham, rồi một tí tham nữa, cứ thế mà lần lữa thì sẽ hại toàn thân, sẽ mất thân mất mạng gây nguy hiểm, cho nên phải loại bỏ ngay. Một tí cũng vội vàng vứt đi bởi vì nó là thuốc độc, đẩy thân người tu hành của chúng ta cuối cùng xuống làm con bò cạp, con rắn, con mèo, con gà hay vào cảnh giới ma quỷ, địa ngục.
Thế nên, buổi sáng chúng ta tinh tấn soi tâm của mình. Buổi trưa chúng ta cũng tinh tấn tĩnh lặng để soi tâm của mình. Sáng trưa chiều tối, lúc nào chúng ta cũng chiếu soi giữ tâm miên mật an hòa. Nếu tâm có an định thì mới sáng suốt. Có sáng suốt thì những mống niệm khởi lên nó mới vội vàng biết ngay, mới không bị đánh lừa và không nhận tham sân là mình để bốc lên những hành động sai lầm.
Tinh là chuyên làm một việc này thôi. Từ hôm nay trở đi, chúng ta đừng ôm đồm làm nhiều việc thì không nổi sức chiếu soi. Chúng ta chỉ có mỗi việc là không tham và không giận, chỉ lo một việc này thôi. Áo trắng tinh tức chỉ có một màu trắng thôi, không có xen màu xanh, vàng, đỏ, trắng vào. Chúng ta phải làm chủ mình, không có tới tắp lo chuyện nọ, nghĩ chuyện kia, những chuyện lôi thôi gì cũng bỏ đi hết. Chỉ làm một việc là nhìn lại mình. Hễ móng tham thì liền nhớ và móng sân thì liền biết. Như thế là tinh chuyên một việc và cứ thế mà tiến lên. Tấn là siêng nhớ, thúc đẩy việc nhớ quán này. Sáng cũng một việc ấy mà tiến lên. Trưa cũng một việc ấy mà tiến lên. Tối cũng một việc ấy mà tiến lên. Như thế, chúng ta có cành thứ ba gọi là tinh tấn.
iv. Cành thứ tư: Hỷ là mừng. Chúng ta sáng suốt để nhớ mà đuổi tham sân si. Không phải tham sân siđến từ hôm qua hay năm ngoái mà từ vô thủy đến giờ, chúng ta vẫn để tham sân này làm chủ trong nhà. Tham sân chi phối chúng ta, nó bắt chúng ta phải la, phải nhăn nhó với thiên hạ. Nó làm tình, làm tội chúng ta từ vô thủy tới giờ. Bây giờ nhờ học Phật, chúng ta tỉnh được, chúng ta biết tham sân này không phải là mình, buông nó ra. Mặc nó thì nó tan đi. Chúng ta biết nó chỉ là ảo hóa nên cứ mặc thì nó tan, chứ không cần phải công phu nội lực gì nhiều cả. Không có khó khăn gì đâu, bây giờ có thể khôi phục việc làm chủ của mình, chúng ta có thể sáng suốt. Cứ rời được tham sân thì chúng ta có thể dự một phần vào địa vị thánh hiền. Chúng ta biết tham sân si là nguy hiểm rồi nên quyết định đuổi chứ không có dung túng, không có mời ở hay nuôi nấng. Thế rồi sáng trưa chiều tối chúng ta đã làm được như cái ý của chúng ta muốn. Cho nên chúng ta là người thắng trận. Chúng ta thắng được quân giặc ở trong tâm của mình, cho nên có một cảm giác vui mừng tràn khắp tâm mình. Chúng ta cảm thấy hỷ lạcvui vẽ, sung sướng vì hàng ngày thấy chúng ta giành được nhiều cuộc thắng trận của thánh hiền. Còn nếu chúng ta bị thua tham sân thì chúng ta ủ rũ buồn rầu vì thấy mình dỡ quá bị chiều lòng cám dỗ theo tham sân si. Có hỉ, có vui vẽ tươi tĩnh thì mới có bồ đề. Có sầu ưu khóc lóc buồn lo thì không có bồ đề, là tướng mạo của những người dại, người khờ. Những người cứ để cho những tham sân ngự trị thì mới có tướng buồn thê thãm. Còn người sáng suốt, buông hai ảo vọng mà mình đã đeo vào cổ từ vô thủy, buông tham sân mà đã dấn đầu chúng ta vào địa ngục, ngạ quỹ, bàng sanh, làm những thân khốn khổ mà chúng ta phải chịu cả hàng ngàn kiếp khốn khổ, giờ chỉ tỉnh ra, buông xuống là xong.
Biết việc làm của mình là hay, phải, là quý, cho nên mừng lắm. Biết như thế thì mới bảo tồn, mới tinh tấnđược, mới lâu dài mà việc đó mới mỗi ngày mỗi hay. Chứ không biết giá trị của việc làm của chúng tamà lại tưởng tu tập là mất thời gian, không thiết thực thì không vui tu, chúng ta sẽ bỏ cuộc và lao vào việc khác. Nếu không có cành hỉ này thì xem như cành bồ đề này khó được bền lâu. Cho nên, phải có cành bồ đề thứ tư, phải vui với việc tu tập của mình. Biết giá trị của việc của mình rất hay, rất quý, là một nấc thang thánh hiền, là một việc đáng tôn, đáng trọng. Mừng với sự việc của mình, có như vậy thì mới được lâu dài và thành tựu được kết quả. Nhưng cũng có những người thua trận để cho tham sân si điều ngự mà cứ ra điều ta đây hay lắm, tài lắm. Thí dụ vì muốn có tiền quá nên nói dối, lừa gạt bạn bè và khi xoay sở có khối tiền trong tay rồi thì thích chí cười đắc thắng. Vị ấy đã thua trận làm nô lệ cho lòng tham và lừa đảo làm mà cứ cười, tự cho mình là sướng vui lắm, cho nên Đức Phật ngậm ngùi tội nghiệp cho người không biết điều trái phải.
v. Cành thứ năm: Khinh an: khinh là nhẹ nhàng và an là an ổn. Chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, vui vẽ với việc làm của mình. Ai cũng muốn khinh an nhưng không phải lúc nào cũng đến với chúng ta. Sỡ dĩ thân tâm của chúng ta an ổn nhẹ nhàng là nhờ có bốn cành bồ đề của niệm, trạch pháp, tinh tấn và hỉ phía trên. Cành thứ năm của hỉ xuất hiện là nhờ bốn cành bồ đề trước. Nếu cành thứ năm chưa hiện lên thì chúng ta chưa chắc đã có đủ bốn cành của niệm, trạch pháp, tinh tấn và hỉ trên kia. Nhiều khi chúng tatưởng mình có bốn cành bồ đề kia rồi, nhưng chưa chắc; nhiều khi tham, giận vẫn còn lọt vào đây nên còn nặng nề buồn nản trầm trọng. Nếu bây giờ chúng ta thành tựu được sự nghiệp tu tập của mình là không cho tham sân khởi lên thì chúng ta cảm thấy rất vui, nhẹ nhàng, khoan khoái yên ổn, có một cảm giác vi diệu, bình yên khó tả hiện lên. Như thế chúng ta biết bốn cảnh bồ đề trên chúng ta đã chắc chắncó thật sự. Phải có cành bồ đề thứ năm này thì chắc chắn các cành trước được nảy mầm xanh ngọn tốt tươi. Nhiều khi thân chúng ta bị bịnh đấy nhưng mình vẫn thấy bình an vi diệu, bởi vì tâm chúng ta đã bình an. Khinh an đây là nói về tâm.
vi. Cành thứ sáu: Định là yên tĩnh. Chúng ta đang tập đuổi hai giặc tham sân. Nếu tâm tham khởi lên rồi chốc chốc lại tâm sân bực bội, lườm nguýt người này người kia khởi lên, tức là tâm chưa yên, chưa định. Vì tham sân si vẫn còn lục đục trong lòng nên chi phối sáu căn chúng ta cũng không yên, khi thế này thế kia. Khi nào tâm trầm tĩnh trước mọi cảnh, bình tĩnh đối diện, không vội vàng, bồng bột nóng nảythì lúc đó là chúng ta đã đạt được chút định, rồi từ từ tự nhiên tâm chúng ta sẽ an định yên ổn. Được định này xem như chúng ta thành công nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng tham sân này ở với chúng tatừ vô thủy, nên hiện giờ có thể chúng ta tinh tấn đuổi nó quá, nên nó nằm yên trong tạng thức, đợi duyên sơ hỡ sẽ ngóc đầu dậy. Tham sân sẽ khởi lên nữa và chúng ta sẽ dễ lầm chúng là mình và nuôi dưỡng chúng tiếp, nên phải có định lực để nhận ra chuyện này.
Chúng ta vừa sinh ra là có tham sân đứng đấy với chúng ta và chúng ta đã có thói quen nhận chúng là mình rồi. Bây giờ học Phật, chúng ta mới bắt đầu lên kế hoạch thực hành việc đuổi tham sân thì chưa chắc chúng nó đã đi đâu. Có khi tham sân núp ở đâu đó đợi thời cơ để khởi lên nhưng dù sao chúng ta cũng đã có định lực rồi. Định nghĩa là trầm tĩnh, sáng suốt khiến tham sân không thể khởi lên được. Tán loạn thì dễ sanh tham sân.
Chúng ta đã có năm cành trên. Những cành bồ đề đầu thì quả tình chúng ta có cố sức công phu. Phải do cố gắng thì mới có được, nhưng từ cành khinh an số năm trở đi thì xem như chúng ta được quả rồi. Cây bồ đề của mình phần nào đã vững, coi như cái gốc đã bén rễ, đã đứng vững, tin rằng mình đã có cây bồ đề thật sự rồi. Tới đây thì việc làm của chúng ta đã bén rễ, an định rồi, thân tâm chúng ta vững vàng rồi. Định được trong sự nghiệp đã đuổi được tham và giận ra khỏi nhà mình rồi. Đến cành thứ sáu này thì tham sân không khởi, không phá chúng ta được. Chúng ta đã đủ cái lực sáng suốt để cho hai tham sân không chi phối chúng ta được, cho nên gọi là định trụ. Tâm chúng ta có định vững vàng an ổn. Tham sân không có khởi lên được nhưng thật ra chúng vẫn ở trong tạng thức của chúng ta cho đến khi nào chúng ta chứng quả thì mới thật là diệt được nó, nhưng dù sao chúng ta cũng đã hàng phục, bắt nó không được chi phối quậy phá chúng ta nữa.
vii. Cành thứ bảy: Xả là không nắm giữ. Có người mắng chưỡi và hành hung chúng ta, nhưng chúng tavẫn bình tĩnh thản nhiên vì chúng ta đang học hạnh xả, không có lãnh thọ nhận vào. Còn lãnh thọ buồn phiền tham sân thì không gọi là xả. Không vơ vào và không nhận tham sân si là mình nữa thì đó gọi là xả. Vị nào còn nuôi tham sân thì còn có chuyện lãnh thọ bên ngoài; còn cải vả người này nói oan cho mình, người kia mắng mình, đó là còn nhận lãnh vơ những cái bên ngoài vào tâm mình. Còn bây giờ chúng ta không nuôi tham sân, đuổi chúng đi rồi thì chúng ta xả bỏ không bận lòng những cái bên ngoài. Như thế, chúng ta sẽ bình tĩnh thản nhiên, không tham không giận đối với tất cả những cảnh ở chungquanh. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân cho đến tâm ý yên ổn, bình tĩnh thản nhiên bởi vì đã xả. Không có thâu, không có nhận những hư vọng vào tâm.
Bởi vì có định nên những tham sân này không chi phối chúng ta được. Hiện tướng lên có cành bồ đề xả là người bên cạnh chưỡi oan chúng ta, nhưng chúng ta vẫn định, trầm tĩnh mà không phản ứng chống trả tức giận. Bất luận trường hợp nào chúng ta vẫn an định được. Đức Phật cho ví dụ như có một người lạ đến, không quen biết gì, cầm cưa muốn đến cưa chân của mình. Nếu chúng ta để tâm sợ hãi biến sắc thì chúng ta không phải là đệ tử Phật, không phải là hạnh xả thân. Khoan nói chuyện miệng chúng ta la toáng phản đối hay mặt nhăn nhó tức tối căm thù người cầm cái cưa kia thì tức tâm của chúng tađã bị biến chuyển, không còn định nữa. Mất cành thứ sáu không định thì vị đó không phải là người biết nghe lời Đức Phật dạy nữa.
Như vậy, mỗi khi chúng ta gặp một nghịch cảnh nào xuất hiện, chúng ta cảm thấy lửa sân bừng bừng nổi lên thì hãy nhớ đến ví dụ này để giữ tâm đừng biến chuyển, đừng biến sắc và có nói lời thô tháo ác khẩu. Đức Phật đã từ bi dặn dò là nếu có ai đến cưa chân của mình, mình còn không oán, huống chi những việc nhẹ hơn cưa chân như chỉ là lời chưỡi bới hay nói oan thì chúng ta càng phải giữ tâm bìnhthản hơn nữa. Nếu chúng ta chịu khó giữ định lực, buông xả mọi việc thì chúng ta sẽ là đệ tử biết vâng lời của Phật dạy. Khi chúng ta đã hàng phục được tham sân thì chúng ta sẽ nhẹ nhàng, khoan khoái, an ổn vì cành bồ đề thứ bảy là không bị tham sân chi phối làm cho phiền não nặng nề.
Chúng ta nhớ thí dụ cưa chân này không phải ý Phật bảo là chúng ta nên đưa chân cho thiên hạ cưa mà ý của ngài là mỗi khi gặp khó khăn gì trong đời thì nhớ câu chuyện cưa chân ấy mà giữ tâm an địnhđừng biến chuyển. Phải có cành bồ đề định và cành bồ đề xả này vì có xả thì mình mới không hờn, không oán, không giận, mình mới lo đi cứu độ cho mọi người. Nếu chúng ta cứ ôm chuyện hờn giận, chán ghét người này kia thì mình không làm tròn nhiệm vụ của Phật. Phật phát nguyện là chúng sanh vô biên thề nguyện độ. Chúng ta làm con Phật thì phải nối tiếp với hạnh Phật, làm việc Phật đã hứa với chúng sanh. Cho nên, chúng ta phải lấy hoằng nguyện “Chúng sanh vô biên thề nguyện độ” để làm hoằng nguyện của mình mà bây giờ chúng ta cứ ôm lòng giận, ghét, chán, thế thì chẳng lẽ khi nguyện chúng sanh vô biên độ thì chúng ta lại trừ người mình oán ghét ra?
Nếu chúng ta bạch Phật là chúng ta không trừ ai cả, thế thì chúng ta phải thực hiện bảy cành bồ đề này. Có định lực nghĩa là tâm không biến chuyển. Có xả tức là chúng ta sẵn sàng tha thứ khoan dung, tâm như hư không. Ngay cả người ta cưa chân mình thì mình vẫn tâm như hư không, vẫn khoan dung, tha thứ. Chúng ta cố gắng tập như vậy. Đó là con đường của mười phương chư Phật hiện tại đã đi. Mười Phương Chư Phật quá khứ cũng đã đi con đường ấy đã thành công. Hiện tại mười phương Bồ tát cũng đang thực hiện việc này để thành đạo bồ đề. Cây bồ đề này chúng ta cũng mong làm thế nào cho nó nảy chồi được, để có thể chúng ta nối nghiệp Đức Bổn Sư là mỗi khi mình bạch lên ngôi Tam Bảo, chúng sanh vô biên thệ nguyện độ là chúng ta không có trừ ai ra. Như vậy, chúng ta đã “tinh cần tỉnh giác hành bảy giác chi để thành tựu trí tuệ hiền thánh”.
Việc xả thứ hai là ngay cả chúng ta đã có định lực, có trí tuệ buông xả được tham sân rồi, nhưng cũng không hiện tướng ra vẽ mình là người tu cao có định lực để ai cũng thấy là mình đã hàng phục được tham sân rồi, là bậc tu thâm cao. Người đạt được cành bồ đề thứ bảy này là người khiêm cung, nhún nhường, không lộ vẽ ta đây hơn người, nghĩa là xả cả sự thành đạt của mình.
Tóm lại, muốn thành công trong việc loại bỏ tham sân thì cây bồ đề phải có bảy cành. Phải nhớ và phải thật sự có bảy cành giác tỉnh của niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định và xả thì mới chắc chắnthật là đuổi được tham sân. Không có cành hỷ, không thích ngồi thiền, không có cành định thì không thành công được. Nếu chúng ta có đầy đủ bảy cành như vậy thì gọi là cây bồ đề hoàn mãn, thành côngtrong việc đuổi các giặc tham sân si. Nếu không có cây bồ đề, không có cành giác tỉnh như thế thì chúng ta không thể thành công trong việc loại bỏ tham sân si. Chiến tranh để loại trừ tham sân si này rất khó bởi vì nó là những cái ở trong tâm mình chứ không phải từ bên ngoài. Từ vô thủy đến giờ chúng ta nhận nó là mình, mình là nó, đã quen quá rồi, bây giờ bỏ nó, xả nó là việc rất khó. Việc khó mà làm được, thành tựu được cây bồ đề này để cúng Phật thì chư Phật rất vui. Như thế là chúng ta đã thành tựu được trí tuệ hiền thánh. Từ giờ trở đi chỉ có là hiền thánh thôi. Đó là chúng ta đã tu tập đạo Phật, gọi là chánh giác, ra khỏi đường luân hồi.
Nếu được như vậy là chúng ta không những được vào Phật đạo mà còn được thành Phật đạo. Vào Phật đạo là chúng ta được học, được tập, tìm hiểu. Thành là thành công tức là học xong rồi, hiểu rồi, làm cũng xong rồi. Chúng ta cầu có trạch pháp để học, để hiểu. Cầu chọn lọc để biết tham giận không phải là mình. Đẩy nó ra đừng nhận nó làm mình, đừng nói tôi thích cái này, cái kia nữa. Để ý đừng thốt ra, hể thốt ra ‘tôi buồn’, ‘tôi giận’ tức bảy giác chi chưa có cái niệm. Giác biết tham sân là giặc không phải mình. Bắt đầu thực hành từ niệm cho đến xả và hàng phục tham sân qua bảy tầng giác tỉnh. Đó là bảy cành bồ đề. Chúng ta phải để đâm chồi nảy lộc trong cây bồ đề của chúng ta. Cố gắng để chúng tacó cây bồ đề đầy đủ bảy cành sáng suốt rực rỡ.
- CHÁNH NIỆM QUÁN TÂM
Ngài Xá Lợi Phất kể chuyện có một người sở hữu hai cái chảo: một chảo mới và một chảo cũ. Người chủ hàng ngày dùng cái chảo mới này, rồi lau chùi sạch sẽ cất đi. Còn cái chảo cũ thì người chủ cũng vẫn dùng đến hàng ngày. Dùng xong rồi chùi rửa sạch sẽ và cất vào chỗ cao ráo, không có ẩm thấp. Rồi cũng có một người khác cũng có hai cái chảo như thế, nhưng người chủ bỏ mặc đấy, không dùng đến. Người đầu tiên dùng cái chảo tốt mới và được dùng quanh năm thì cái đó phục vụ tốt, nhưng chảo mới của người thứ hai mặc kệ, vứt đi, nó muốn sao thì sao, không có quan tâm để ý đến thì nó bị ẩm thấp, hoen rỉ và lâu ngày thì lũng đi, thành ra đồ vô dụng. Còn chảo cũ của người đầu tiên thì vẫn được vị ấy dùng thường xuyên, chăm sóc và lau chùi sạch sẽ, không có để ẩm ướt cất vào chỗ an toàn. Tuy là cũ nhưng mà vẫn là vật hữu dụng và dùng được lâu bền. Còn chảo cũ của người thứ hai đã cũ đã xấu, mà lại bị bỏ bê, vứt một xó thì hẳn sẽ là đồ vô dụng, đem vứt vào sọt rác.
Bốn chảo của ngài Xá Lợi Phất kể để so sánh với bốn hạng người.
i. Hạng thứ nhất là người tốt thành tốt hơn tức người đã tốt, đã hay mà lại biết soi lại mình, biết thất giác chi (bảy cành bồ đề), có niệm, có trạch pháp, có tinh tấn, có hỉ biết được việc mình làm là hay là tốt. Đáng cần phải giữ gìn vui vẽ với việc mình làm. Dĩ nhiên, vị đó hay quá đi rồi.
ii. Hạng thứ hai là người tốt thành xấu tức người vốn là người tốt, người hay mà không niệm, không trạch pháp, không tinh tấn cũng không hỉ, nghĩa là không vui với việc xoay chiếu về với mình, lại thích đi nói chuyện, thích chơi với người này người kia, thích làm các công việc lăng xăng bận rộn mà không có quay về soi lại thì cái tốt ấy không bền. Hôm nay ngồi bên cạnh người bạn, người bạn thích nói láo thì mình cũng tập nói láo theo. Nghe người bạn nói xấu mình thì mình cũng tìm cách bêu xấu bạn mình. Tối ngày đem tai ra ngoài để nghe mà không xoay trở lại, cho nên người tốt thành người xấu, tức là cái tốt mà không có niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỉ, khinh an, định, xả; không có vui mừng với việc làm của mình thì cái tốt ấy không có bền.
iii. Hạng thứ ba là người xấu nhưng trở thành tốt. Chúng ta có nhiều thói quen xấu nhưng biết soi về mình, vì sao mình đặc biệt bị mọi người chê trách, biết tại mình có thói hay cáu hay giận thì từ nay chúng ta bỏ những tánh xấu ấy đi. Bây giờ tập mỗi khi muốn bĩu môi, khinh khi ai thì kéo tánh khinh khi lại. Con mắt muốn lườm ai, ghét ai thì giữ mắt lại cho chân chánh. Tâm muốn khó chịu, bực bội ai cái gì thì tập tỉnh giác ra. Vị ấy luôn nhớ chọn lọc, niệm nào xấu phải vứt đi. Tinh tấn như vậy và biết vui với việc làm của mình. Việc tu tập này là hay, từ nay ta cứ thế vui vẽ mà tu tập. Khi khó chịu thì đổi tâm vui để mặt tươi lên. Người xấu nhưng người ấy có bảy cành giác chi, khiến chuyển thành người tốt. Vị ấy là người đáng khen mà mai đây vị ấy sẽ làm thánh hiền. Tinh tấn với cành giác chi thứ tư. Cứ thế tinh tấnmà tiến lên. Mai đây vị ấy có thể làm thánh làm hiền được để thế gian được nương nhờ.
iv. Hạng thứ tư là người xấu trở thành xấu hơn. Người có tánh xấu hư, làm biếng tu tập mà không biết bảy cành bồ đề, không biết trạch pháp tu sữa, không chịu soi sáng tâm, không vui với việc tu tập mà lăng xăng chạy bên ngoài, tạo nghiệp sát đạo dâm vọng thì thành loại người ấy trở thành vô dụng, ăn hại trong xã hội và trong đạo pháp.
Qua câu chuyện, chúng ta thấy bổn phận chúng ta phải là cái chảo thứ nhất hoặc thứ hai. Chúng ta phải tội nghiệp cho những người ngu si như chảo thứ ba và thứ tư. Thân này bằng đất mai đây cũng tan rã trả về đất mà lại còn làm tội lỗi, không biết soi sáng tâm mình thì mai đây bị vào địa ngục. Là đệ tử Phật, chúng ta có nhiệm vụ làm thế nào để cứu họ ra khỏi địa ngục đây. Nhìn vào hạnh xấu của họ, chúng tatrông thấy rõ người này là người địa ngục rồi. Người này là người sắp sữa bị lửa đun sôi cả vàn ngạn kiếp. Bây giờ nhiệm vụ của chúng ta là thay Phật giúp cho họ hiểu bảy cành bồ đề, để họ tu tập tránh khỏi quả báo đọa lạc ấy.
- CHÚNG SANH CÕI TRỜI
Chúng sanh có bốn loại là:
- Thai sanh như loài người, con chó, con mèo
- Trứng như gà, vịt, rùa
- Thấp sanh như loài sâu bọ, trùng, giòi
- Hóa sanh như cõi trời, địa ngục
Bốn loại như thế mà loại nào cũng có vô số chúng sanh. Vì do nhiều nhân duyên mới sanh ra, rồi lại hết nhân duyên nghiệp báo thì diệt đi. Cứ diệt rồi sanh, sanh rồi lại diệt. Vì không biết bao nhiêu nhân duyên sanh rồi diệt và không biết bao nhiêu khổ não bao trùm lên mỗi chúng sanh của bốn loài. Cõi trời là cảnh giới thiên đàng sung sướng nhưng đối với Phật nhãn hay thiên nhãn minh thì cũng thấy toàn là khổ.
Tại sao cõi trời sung sướng mà Đức Phật bảo là khổ? Người sống ở cõi trời được sống lâu ngàn tuổi, diện mạo xinh đẹp, lầu cao gát ngọc. Suốt ngày du chơi nghe đàn hát ca xướng, mắt thấy các cô tiên nữca múa, lưỡi toàn ăn món ngon mỹ vị, thân mặc những áo gấm lụa là… như thế chúng ta gọi là sướng, nhưng Đức Phật bảo là khổ bởi lẽ sự sung sướng ở cõi trời khiến cho chúng ta mê muội tối tăm, say đắm, không tỉnh được ra. Như người bị bỏ thuốc mê để giải phẩu mũi hay mắt và bị gây mê như thế là sung sướng hay khổ? Chúng ta bị gây mê nơi mũi, nơi mắt nên không tỉnh được nữa. Đàng này, các vị trời bị gây mê cả mắt tai mũi lưỡi thân ý, cả sáu căn bị gây mê trọn đời trên cõi trời, nên chư Phật, các bậc thánh xót thương gọi là cõi khổ trong khi chúng ta không biết lại cho đó là vui.
Giáo dục của nhà chùa là giúp chúng ta bỏ những tâm phiền hận, tức tối và đem tâm lành, cử chỉ thiện lành đến với mọi người, đó chính là chúng ta đang sữa soạn để ngày mai được đi lên. Hiện tại chúng tachỉ có một việc để làm sao chuyển bỏ hết những tâm niệm xấu đi xuống, để sữa soạn đi lên bởi vì mạng sống chúng ta không lâu dài, chợt một cái là đã già đã bịnh, đã sang kiếp sau. Làm thế nào để ít nhấtkiếp sau chúng ta vẫn là con người, không đến nổi vào bụng trâu, bụng gà làm gà, vịt, heo, dê. Chúng tagần gủi những người xung quanh, giúp đỡ mọi người tỉnh ra, tiêu những nghiệp xấu để cùng tiến lên dần dần. Kiếp này được làm người, kiếp sau tiến lên nữa làm hiền làm thánh, làm Phật.
Tổ Quy Sơn dạy rằng: “Tâm người trăm mối, cái nào nặng nhất sẽ lôi đi trước”. Hễ nghiêng về lành thì đi về cõi lành, hễ thiên về ác thì đi về cảnh ác. Chữ ác ở đây không cứ phải là giết người, trộm cắp mới là ác. Chúng ta chỉ có một lời nói dối, một lời vu oan cho người khác, những cái nhìn tức tối bực bội, những cái mà chúng ta cho là không sao đâu, chính những cái ấy khiến cho chúng ta làm trâu, bò, rắn, heo. Cho nên, chúng ta phải tập làm sao cho chúng ta hết sức trong sáng, hết sức thiện lành, hoan hỉ. Hễ tâm chúng ta mát mẽ thì chúng ta sẽ dễ tha thứ những người xung quanh. Tâm không hờn không phiền, không bực bội, do đó chúng ta mới đi lên được. Cho nên, việc đầu tiên của tu học là chúng taphải cứu độ cho bản thân chúng ta trước nhất. Chúng ta phải độ, giúp cho tâm chúng sanh ở nơi mình. Tâm bật lên một niệm hờn thì đó là niệm độc ác của rắn. Tâm bật lên niệm dối trá thì đó là chủng tử ma đã hiện lên. Chúng ta phải độ cho những con ma ấy giải thoát. Độ cho những con rắn ấy giải thoát đi. Nghĩa là độ cho tâm chúng ta đừng có hờn, có giận, có dối trá, đừng có độc ác. Độ ngay trong tâm chúng ta có chủng tử, có nhân của sáu cõi. Chúng ta phải độ cho nó tỉnh ra, tan đi và trở về với tâm thánh hiền.
Thân chớ có sát đạo dâm vọng. Miệng chớ có nói hai lưỡi, nói dối, đâm thọc, ác khẩu. Tâm đừng có tham sân và tà kiến. Ba nghiệp này chính là tâm thức điên đảo vọng tưởng. Muốn ra được luân hồi, không cầu sanh về cõi trời thì chúng ta phải làm chủ được tâm mình, hàng phục quán tâm.
- CÓ TRÍ TUỆ MỚI BIẾT SÁM HỐI, QUY Y VÀ TRÌ GIỚI
Kinh Sa Môn Quả (Trường A Hàm, số 27), vua A Xà Thế muốn đoạt ngôi vị Hoàng đế của nước Ma-kiệt-đà và do vô minh che mờ nên đã giết phụ thân là vua Bình Sa Vương. Sau khi gặp được Đức Phật, vua khởi lòng tin kính Tam bảo xin quy y và cầu xin sám hối về tội nghịch tử này.
Đức Phật rất mừng khi nghe lời sám hối chân thành của vua A-xà-thế bởi vì sám hối được lợi ích lớn, không sám hối thì chết đọa địa ngục, tuy nhiên tương lai sau này vua A-xà-thế cũng phải bị trả quả của mất thân mạng. Sám hối chẳng những giảm tội cho người làm lỗi mà còn tương lai giúp cho vị phạm tộiấy bước lên ngôi vị thánh hiền. Nhưng để có thể bước lên ngôi hiền thánh thì việc đầu tiên là vị ấy phải thấy được lỗi của mình. Sau khi thấy lỗi rồi thì hứa vĩnh viễn sẽ chừa bỏ lỗi lầm ấy đi. Việc đơn giản như vậy nhưng phải người có trí tuệ mới làm nổi việc này, mới chịu phơi bày những lỗi của mình để sám hốichừa bỏ; còn phàm phu thì chỉ muốn che dấu những lỗi lầm ấy hoặc nhiều khi tự đắc cho mình là hay giỏi nữa. Nên các bậc hiền thánh có trí tuệ là phải thấy được lỗi của mình, thấy cái sai của mình, đó là trí tuệ đầu tiên. Đã đành vua A-xà-thế giết phụ thân là tội ngũ nghịch nặng nhất, không còn tội nào nặng hơn, thế nhưng vua biết thế là sai và vua đã thành tâm ăn năn hối cải. Sau khi biết buông sự ngu si để sám hối, vua A Xà Thế đã bắt đầu đặt chân lên con đường hiền thánh sáng suốt, vì thế Đức Phật rất mừng cho vua.
Từ nay, vua A-xà-thế xin quay về nương tựa Phật, thờ Phật làm thầy. Vua nương tựa Pháp tức là vua phát tâm học Phật pháp. Vua nương tựa tăng là theo chân chư tôn đức tăng ni để mà cầu học giải thoát. Thế là vua đã thọ tam quy và nguyện giữ năm giới suốt đời.Thọ tam quy là chính thức nhận mình làm con Phật và phải giữ năm giới nữa thì mới thật là được giải thoát. Nếu không giữ được năm giới thì thân người cũng còn chưa được nữa, huống chi nói chuyện giải thoát khỏi sanh tử luân hồi. Cho nên trước tiên phải phát nguyện giữ năm giới. Năm giới như sau:
1) Giới Sát Sanh: Muốn giữ được thân người thì chúng ta không được sát sanh. Nếu sát sanh, tự mình giết hay bảo người giết thì sau khi chúng ta mệnh chung, chúng ta phải đầu thai vào bụng con trâu, gà, vịt để trả mạng. Loài vật thì ngu muội tối tăm, nó chỉ biết ăn tươi nuốt sống lẫn nhau để sinh tồn, chứ đâu có biết phải trái. Có cái gì là món ăn là nó vồ lấy ăn để sống mà không biết đến sự kinh hoảng mất mạng của con mồi. Còn làm thân người phải có trí tuệ, chúng ta giữ thân mạng mình thì người khác cũng biết giữ thân mạng người ta mà gà, vịt, heo cũng có thân mạng của chúng, chúng cũng ham sống, cũng sợ chết, biết khổ vui như con người. Vì thế, người có trí tuệ thì không có độc ác, tàn nhẫn phạm đến các loài vật khác, không giết chúng, không sát sanh bởi vì nếu tàn nhẫn độc ác mà sát sanh thì kiếp sau phải đọa lạc.
Người có trí tuệ sẽ thấy rằng gà, vịt, heo, bò cũng đang nhìn bằng hai mắt, đang nghe bằng hai tai, đang ăn bằng miệng như mình. Loài vật cũng da bọc thịt, thịt bọc xương trong xương có tủy. Chúng cũng ruột gan tim phổi, cũng có bộ máy tuần hoàn, bộ máy tiêu hóa, bộ máy hô hấp như con người không có gì khác. Chúng chỉ khác với con người là chúng thuộc loài bạc phước, chúng ta có phước hơn loài vật được thân người đỡ khổ. Chúng ta có hai bàn tay được làm bao nhiêu việc đỡ khổ. Gà vịt không có hai bàn tay nên chúng chịu thiệt thòi rất nhiều. Người trí thì không đem trí tuệ để bắt nạt kẻ vô phước hay giết kẻ bạt phước để phục vụ món ăn cho mình mà đem phước của loài người để giúp đỡ đùm bọc nâng đỡ những loài bạc phước. Phước có đức thì phước đó sẽ bền lâu, sẽ hưởng lâu dài cho đến ngày thành Phật vẫn không hết phước. Còn bây giờ nếu chúng ta chỉ vì tham ăn thịt (non-veg), ham thích một chút ngon ngay đầu lưỡi mà tàn nhẫn giết con vật để dưỡng thân mình vì thân mình mà trong khi thân này thật chẳng đáng là bao, chợt vô thường, rồi già, bịnh, chết, đem bỏ vào quan tài đem chôn. Thế rồi, kiếp sau lại phải làm thân con gà, con vịt để đền miếng ăn mà mình đã ăn thân của nó. Cái vui của giết hại chúng sanh để ăn một miếng ăn, cái vui và hương vị ấy không đáng là bao nhiêu, qua cái lưỡi là quên hết miếng ngon rồi nhưng mà nợ trả thì từ đời này sang kiếp khác. Sự trả nợ rất nguy hiểm và ghê gớm lắm. Cho nên, Đức Phật dạy chúng ta là người trí tuệ không có được sát sanh. Bước đầu tiên của người theo đạo Phật là không được sát sanh.
2) Không được trộm cắp: Phật cấm thật sự hễ mà người nào trộm cắp thì không cho làm đệ tử Phật nữa vì trộm cắp rồi kiếp sau làm con trâu kéo cày trả nợ thì không có vui mà đau khổ vô cùng. Đức Phật dạy: “Một ngọn cỏ, lá cây đều phải xin phép. Người ta không cho thì không được lấy”, ngoài xã hội mà phạm trộm cắp cũng bị bỏ tù và phạt tiền trả lại món đồ ăn cắp, huống chi đệ tử Phật thì càng phải gương mẫuvề hạnh này. Chúng ta chẳng những không trộm cắp mà còn bố thí, giữ gìn đồ vật của mọi người.
3) Không được tà dâm: Đức Phật cũng cấm chúng ta không được tà dâm. Đó là nói với người tại gia thế gian chỉ chung thủy với chồng và vợ, không được ngoại tình. Chứ nói về các bậc xuất gia thì thân không được làm việc ái dục và tâm cũng không được nghĩ tới việc tà bậy này bởi lẽ đây là gốc của sự ràng buộc, nguồn gốc của biển khổ sanh tử luân hồi.
4) Không được nói dối: Chúng ta cũng không được nói dối. Đáng lẽ chúng ta đánh lừa được mọi ngườithì chúng ta thích vì người ta tin mình tức người ta dốt, còn mình đánh lừa được thì mình khôn. Nhưng đối với nhà Phật, người lường gạt, người xảo trá thì không phải là người hiền. Hễ chúng ta nói láo thì lần sao có nói thật mọi người cũng sẽ không tin.
Có chuyện kể một thằng bé cứ hay nói dối. Nó cứ chạy và hô toáng lên là: ‘Nhà cháy! Nhà cháy!’ để mọi người tới cứu. Người ta tưởng thật nên vội vàng mang nước, cát, mền để đến chữa cháy. Khi tới nơikhông có gì cả và nó đứng thích chí cười vì nó đã đánh lừa được mọi người. Rồi một hôm, không may nhà nó cháy thật, nó kêu cứu nhưng không ai chạy đến cứu nên nhà bị cháy thiêu rụi hết. Câu chuyệnnày dạy chúng ta đừng có nói dối, đánh lừa mọi người. Khi đã mất lòng tin rồi thì khi chúng ta nói thật sẽ không ai nghe nữa vì họ tưởng mình cũng nói láo. Làm con người mà không được ai tin cậy nữa thì đó là người vô dụng, là người hèn.
5) Không được uống rượu:
Đức Phật cấm không cho chúng ta uống rượu vì rượu làm tai hại, tan nhà, nát cửa. Nhiều Phật tử tại giađến chùa khóc than rằng chồng đi uống rượu về đánh vợ, đánh con, chưỡi cha, mắng mẹ, nghĩa là mất cả luân thường đạo lý mà rồi gia đình tan nát, không có hạnh phúc đầm ấm. Uống rượu khiến cho chất độc vào trong ruột gan tim phổi bị bịnh hoạn rất khó chữa nữa, cho nên rượu đem đến nguy hiểm cho thân mạng trong hiện tại. Uống rượu say làm mất trí tuệ, không tỉnh táo để lái xe, khiến gây ra tai nạn, bị tù tội nên rượu rất nguy hiểm. Các tội giết người, cướp của, tà dâm cưỡng hiếp, nói láo đều từ nghiệp nghiện rượu mà lầm lạc dẫn đến khiến tương lai bị đọa lạc, khó thể trở lại để làm người được, cho nên Đức Phật cấm không được uống rượu.
Là Phật tử, chúng ta phải giữ năm điểm này là năm cái thiết yếu để còn giữ thân người. Chúng ta có bổn phận phải khuyên anh em bạn bè, cần phải giữ năm giới này để cho đạo Phật thật sự có mặt ở thế gian. Chúng ta học Phật, chúng ta phải đem năm giới này về gia đình, khuyên cha mẹ, anh em, bạn bè thực hiện năm giới này để còn làm con người. Nếu không giữ được năm giới này thì hiện tại tuy có đầu, mắt, tay, chân, con người nhưng tinh thần đã bị đọa lạc rồi thì kiếp sau không trở lại làm người nữa.
Ngay trong hiện tại người tu hành được trí tuệ, đó là phước báo hiện tại. Đây không nói những phước báo có tiền bạc, nhà cửa, chùa to, Phật lớn mà đây Đức Phật nhấn mạnh về giới hạnh và trí tuệ. Nếu mà thật tu miên mật công phu để đào thải những hư vọng đi thì tâm của chúng ta sẽ sanh định lực và sáng suốt. Nếu tu đúng pháp và biết đường lối tu thì Đức Phật bảo đãm ngay trong đời hiện tại chúng tasẽ được trí tuệ. Trí tuệ tự mình soi lại được tâm của mình để đảo thải hết những đọa lạc đi thì bảo đãm kiếp sau, không có trở lại đường luân hồi, coi như đã thành công thật sự. Đây là nói quả báo hiện tại do giới sanh định, phát huệ. Hiện tại được tốt đẹp như thế thì tương lai sẽ còn nhiều sự tốt đẹp hơn nữa.
- CÚNG DƯỜNG BỐ THÍ
Dù chúng ta buôn bán làm ăn thành công giàu có, làm chủ cả sản nghiệp gồm mấy trăm tỷ Mỹ kim đi chăng nữa thì chúng ta cũng chỉ hưởng thọ một đời này thôi. Một đời này, chúng ta cũng chỉ ăn vừa đủmỗi ngày chút cơm, chút đồ ăn thôi, không có ăn được gấp năm, gấp mười lần người nghèo, rồi hết thân này thì cũng không mang theo thực phẩm hay của cải để ăn hay để xài dưới âm phủ được. Nhưng nếu cúng dường cho một vị tu hành theo đạo Phật mà gặp được một vị tu hành chân chánh thì phước đức sẽ đi theo mình kiếp này sang kiếp khác. Tôn giả A-Na-Luật Đà lấy bản thân ngài làm thí dụ như sau:
Ngày xưa, tôn giả A-Na-Luật là anh nông dân Ấn Độ nghèo đi làm thuê, cày mướn kiếm sống ngày hai bữa. Một hôm, anh nông dân thấy sau lưng là một vị sa-môn đang cầm bình bát đi khất thực. Thời bấy giờ đang nạn hán hán, dân nghèo túng thiếu nên nhiều khi đi khất thực về chỉ là bát không. Đã gần giờ ngọ rồi mà bát không có thực phẩm tức hôm ấy thầy tỳ kheo sẽ nhịn đói. Anh nông dân làm thuê vội vàng thành kính dâng bát cơm của mình cho thầy tỳ kheo và nhờ công đức này anh chàng thanh niên nghèo được bảy đời sanh lên cõi trời, rồi lại bảy lần sanh ở cõi nhân gian làm vua lãnh đạo đất nước và như thế cứ mỗi mỗi đời, anh tu thêm phước báo cho đến thời Phật, được gặp Đức Phật tu chứng quả A-la-hán.
Tôn giả A-Na-Luật Đà nói sở dĩ bây giờ được các tăng ni và ưu bà tắc, ưu bà di, ai cũng tiếp đãi tôn giảnồng hậu và được phúc lạc ở cõi trời và cõi người như thế là bởi vì tôn giả đã niềm nở hoan hỉ cúng dường bát cơm cho vị sa-môn chân tu ấy. Như vậy, phúc đức cúng dường cho một vị chân tu thật sự sẽ là phước báo vô lượng. Nếu những vị xuất gia, được học giới luật trong một trụ xứ có nề nếp đúng pháp, tu tập chân chánh thì đại chúng ấy sẽ là ruộng phước phì nhiêu cho thí chủ thu hoạch như kiếp trước của tôn giả A-na-luật. Phật tử chỉ mong gặp phước điền như thế, từ phước ấy có thể dẫn lối cho Phật tử có ngày thành Phật. Còn nếu không gặp được phước điền như vậy, cũng như người gieo một hạt giống vào ruộng xấu thì sự thâu gặt không được là bao, cho nên dù chúng ta có buôn bán làm ăn lãi trăm ngàn vạn ức tỷ Mỹ kim đi nữa thì chúng ta có hưởng bất quá chỉ một đời này thôi, vì món ăn thượng vị hay của cải vạn ức cũng không có mang theo. Còn nếu gặp những vị chân thật tu hành mà chúng ta thành tâm cúng dường chỉ một chén cơm thôi thì phước báo ấy hưởng kiếp này sang kiếp khác như bản thân của tôn giả A-na-luật-đà đã trải qua.
Đấy là lời tôn giả A-Na-Luật Đà nhắc các bậc xuất gia cố gắng làm những vị sa môn đúng pháp và giữ thân miệng ý thanh tịnh để làm làm phước điền tốt cho nhân gian.
- ĐẠI BI TÂM
Khi Thái tử Sĩ-đạt-đa đi dạo bốn cổng thành thấy người ốm đau, ngài thở dài và kêu Sa-nặc đánh xe quay về cung. Như vậy, Thái tử đâu có tử tế gì, ngài thở dài chứ đâu làm cái gì thiết thực có ích cho dân chúng đâu? Vì nếu thái tử Sĩ-đạt-đa từ bi thì ngài phải xuống xe, đưa họ về cung lo thuốc men cho họ thì mới là người nhân nghĩa tử tế chứ. Vậy sao chúng ta bảo Thái tử Sĩ-đạt-đa thương xót tất cả chúng sanh? Thật ra, thái tử Sĩ-đạt-đa là một hoàng tử giàu có, có thể lập nhiều bịnh viện nuôi nhiều người ốm đau, nhưng nếu hôm nay lo chữa bịnh cho dân chúng thì mai họ lại bịnh hoạn nữa. Hôm nay họ đói, cho họ ăn thì ngày mai họ lại đói nữa. Bây giờ chỉ làm những từ bi nho nhỏ, lo chữa bịnh, bố thí thuốc men cho người này, lo cơm cháo cho người kia thì nhiều lắm Thái tử Sĩ-đạt-đa cũng chỉ lo cho vài ba người hay lo cho trăm người là cùng, chứ không làm sao mà lo mà được cho tất cả chúng sanh trên thế giớinày. Hôm nay dân chúng đói lạnh thì mai họ lại lạnh đói nữa, có thân này thì có những khổ đó, cho nên ngài thở dài tức tỏ cái tâm thương xót nổi khổ của chúng sanh, và ngài muốn truy tìm nguồn gốc do đâu mà chúng có nổi khổ đó vậy, do đâu mà có cái khổ về đói khát, về bịnh hoạn này? Thái tử Sĩ-đạt-đa muốn trị bịnh tận gốc nên ngài trở về cung thầm lặng ngẫm nghĩ, rồi ngài mới tìm phương pháp để chữa cái khổ tận gốc. Chữa bịnh không những chữa cho một người mà chữa cho tất cả mọi người trên thế gian này cho nên đây là lòng đại từ bi vô hạn của Thái tử.
Vì có thân nên chúng ta phải có đói khát, phải có bịnh hoạn, phải có bao nhiêu thứ thuộc cái thân này, cho nên Thái tử Sĩ-đạt-đa muốn tìm phương pháp nào để cho đừng có cái thân này nữa, đừng có vào bao thai mẹ, đừng có hút máu mẹ mà kết lại thân này, đừng đa mang một cái thân hư vọng, cho nên ngài phải tự mình lần mò để tìm phương pháp. Chứ ngài không vội vàng lăng xăng như chúng ta, lo cơm cho người này, lo thuốc cho người kia, như thế thì không có sự tĩnh lặng tinh thần sáng suốt để truy tìm tận nguồn gốc và xóa bỏ cái khổ tận gốc cho tất cả muôn loài. Thế cho nên, Đức Phật là bậc đại từ bi, ngài có cái tâm sâu xa, muốn làm một việc gì đó tận gốc, chứ không phải như chúng ta rộn ràng, chỉ làm những việc cạn cợt ở trên.
- ĐẤT NƯỚC GIÓ LỬA LÀ VÔ NGÃ, VÔ THƯỜNG, KHỔ
i. Đất là vô ngã, vô thường, khổ
Từ vô thủy chúng ta đã quen nhận thân đất nước gió lửa này là mình, cho nên bây giờ muốn tách ra, không nhận thân này là ta nữa thì rất là khó. Không phải học một câu: ‘Thân là đất’ là đã giác tỉnh rồi, vì chúng ta đã quen nhận ruột, gan, bao tử, phèo phổi, xương da thịt bằng đất này là thân mình và không biết nó bằng đất, bằng cớ là hàng ngày chúng ta vẫn ăn cơm, ăn bún bánh để nuôi thân. Cơm bún là gạo, gạo là lấy ở đất lên cho nên hàng ngày chúng ta vẫn chấp đất là thân mình. Do ái ngã mà chúng tanhận chịu chút xíu đất này làm thân mình. Lá phổi của chúng ta làm bằng đất, con mắt bằng đất, cánh tay bằng đất; đất này đã ở với chúng ta cả đời cho đến chết cho nên Đức Phật dạy: “Chút đất tạm dừng trong thân do ái nhận chịu”. Vâng, đất chỉ tạm dừng trong thân vài chục năm rồi trả về cho chủ, như những người bị tai nạn xe cộ tay chân bị đứt ra thì người ta vứt những tay chân không thể nối lại vào thùng rác hoặc thân chết bỏ chôn xuống đất. Móng tay chân còn dính vào thân, ai đụng vào làm đau, bị gãy móng tay móng chân là la làng nhưng cắt ra rồi thì quăng vào sọt rác, không phải là mình nữa. Tóc còn trên đầu thì nhận là mình, mỗi nửa tháng cạo rồi thì bỏ vào thùng rác, nhưng chúng ta vẫn mê lầmnhận chút đất tạm dừng nơi thân này là mình và thiết tha bảo vệ nó. Cho cái gì trong thân này cũng cho là của tôi, cánh tay của tôi, con mắt của tôi tức cho đất là ta và của ta.
Tướng mạo của người hiểu rõ mình là đất thì tạm nhận đất này là thân nhưng các ngài không ái luyến, không có khóc lóc khổ nhiều vì nó, cho nên khổ hay không khổ là chính tại chúng ta chấp vào thân. Các thánh nhân cũng có thân nhưng các ngài không ái thân, còn chúng ta thì mê muội nhận là thân của chúng ta, vì vậy cho nên chúng ta mới khổ. Người ta chưa đánh vào thân mình, mới có bập bẹ môi tạo làn không khí rung động thôi, chưa đụng chạm tổn thương gì tới mình cả, ấy thế là đã khóc nức khóc nở, bực tức thù hận họ. Cho nên gốc là nhân chúng ta ái thân, ngu muội yêu quý đống đất, nhận là mình và duyên là lời nói bên ngoài, mình cho là thật, gọi là duyên xúc khổ. Đức Phật dạy chúng ta quán sắc, thọ, tưởng, hành, thức để đừng nhận năm ấm sắc thọ tưởng này là mình, để không còn khốn khổ. Nhận một trong ngũ ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) đã khổ rồi huống chi nhận cả năm ấm. Cả năm quả núi ngũ ấm này đè nặng chúng ta từ vô thủy đến giờ. Đây là bịnh chung của tất cả chúng ta, ai cũng còn đang chịu cơn bịnh si mê này, cho nên phải quán thật rõ các chấp nặng nhẹ của mình để may ra có loé tí ánh sáng nào cho giảm bớt đi sự khổ.
Đức Phật dạy chúng ta điên đảo khi không vơ nhận đất là mình, vơ lấy đất mà làm thành mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thành ra có sự phân biệt ở từng giác quan. Đất thì mênh mông bát ngát ở khắp mười phươnggọi là địa đại, vậy mà vơ lấy chút cơm, chút gạo, chút đất trong đại địa làm mình. Mỗi ngày vơ lấy vài chén cơm, ăn trái cây, bánh kẹo đều làm bằng đất. Ăn rồi vơ lấy chất bổ của các loại thực phẩm đó thiết tha tếch làm da, làm thịt xương nhận làm thân mình. Bởi vì có sự vơ vào nhận làm mình như thế nên mới có cái thân rồi nơi đất mới chia thành có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, bộ thần kinh và chia thân tâmchúng mình thành sáu phần. Từ sáu phầu này mỗi một căn lại mở ra một cảnh giới. Con mắt thì sống với pháp giới sắc trần. Tai thì sống với pháp giới thanh trần, thần kinh ở mũi tự biến ra hương thơm hay mùi thối, thế là mũi sống riêng một cảnh giới về hương trần. Rồi lưỡi có thần kinh biến ra những vị ngọt chua đắng chát, thế là chúng ta có một pháp giới về vị trần để thưởng thức các món ăn vật lạ. Thân trần cũng thế, thần kinh xúc chạm cảnh bên ngoài thế là có cả một pháp giới nóng, lạnh, nhẵn, trơn của cả một cảnh giới xúc chạm nữa. Chưa xong, lại có bộ thần kinh đêm ngày suy ngẫm đương đầu với những pháp trần để lại các hình bóng để thọ dụng tưởng nhớ lại những chuyện quá khứ, tương lai.
Chỉ vì chúng ta vơ lấy chút đất, nhận làm thân nên mở ra thành có sáu pháp giới cảnh trần. Sắc trong (sáu căn) cũng như sắc ngoài (sáu trần), chung quy cũng chỉ là đất; người có trí thấy biết việc này cho nên chẳng bận lòng điều gì. Chúng ta vơ cơm vào, hút vào thì ăn vào bụng, rồi lại bài tiết đi ra, nó chẳng bận lòng gì cả. Điều bận lòng là tự chúng ta vơ nó vào, rồi kết lại thành sáu căn, mở ra sáu cảnh giới, cho nên có chuyện mỗi khi xúc cảnh trần cũng đất thôi nhưng đối với chúng ta thì thành có đất trong và đất ngoài.
Khi đất trong chạm đất ngoài thì mở ra các thứ phân biệt. Mỗi khi mắt chạm cảnh trần, mắt vẫn đứng yên đấy, chỉ có ánh sáng mặt trời, chiếu vào cảnh bên ngoài, rồi phản chiếu qua con ngươi vào thần kinh, chung quy chỉ có ánh sáng mặt trời làm việc thôi. Ánh sáng rọi vào gương mặt của người đó rồi phản chiếu bóng ảnh qua con ngươi vào thần kinh. Ấy thế là thần kinh của chúng ta nhận ra một hình ảnh, gọi là sắc trần và nhãn thức phân biệt là chị ấy đang lườm mình. Chúng ta gọi là đã có sự xúc chạm. Thật ra, cô ấy đứng đó không hề nhảy vào mắt mình và thần kinh trong mắt mình cũng đứng yênđấy, không có nhảy ra ngoài, chỉ có ánh sáng mặt trời liên kết bởi nhân là con mắt lành và duyên là có ánh sáng chiếu vào chị ấy rồi phản chiếu vào con ngươi của chúng ta. Trong thần kinh của chúng ta mới hiển lên hình ảnh chị ấy, liền có niệm tức chúng ta phân biệt và nhận có hình ảnh chị đó đứng lườm mình. Nhận được một hình ảnh như thế tức là một nhãn thức đã sanh. Như thế, suốt ngày chúng ta có không biết bao nhiêu là nhãn thức. Cứ một hình ảnh hiển lên là một nhãn thức đã sanh. Quay bên trái là một nhãn thức và quay bên phải là một nhãn thức, ngẫng lên trên thì một nhãn thức khác lại sanh, nhãn thức sanh diệt suốt ngày cho nên bóng ảnh của chị đó lườm mình cũng sanh diệt và tan biến không bền, không thật, nhưng chúng ta lại bị chi phối bởi hình ảnh lườm ấy.
Cho nên, Phật dạy chúng ta phải quan sát sự xúc chạm giữa căn và trần này là vô ngã, không thật. Chị ấy không có nhảy vào mắt mình và mắt mình cũng không có nhảy vào chị ấy. Xúc là cái không có thể chất, vô ngã, hư vọng, chỉ là nghiệp báo tưởng tượng của chúng ta đánh lừa, chứ không có sự thật. Hễ mắt người thì thấy ra cảnh người, mắt gà thì thấy theo kiểu của gà, mắt cua nhìn theo kiểu của cua, nghĩa là loài nào thì ở trong nghiệp báo của loài ấy mà loài nào cũng mê muội cũng tưởng mình là thật, cho nên trước phải quán sự vô ngã của đất và xúc chạm này. Mỗi ngày chúng ta lãnh thọ có đến hàng tỷ những cảnh trần, hàng tỷ những hình hình sắc sắc ở trong mắt chúng ta. Đầu chúng ta vừa quay ấy thế là cái bóng ảnh khác hiện rồi, rồi quay hướng khác lại có những cảnh trần khác ập vào. Không biết bao nhiêu những bóng ảnh nơi mắt mình. Nó thành bóng trong mắt và tan liền qua bóng khác. Cái này chỉ cần để ý, chứ chẳng phải quán vì ai cũng có thể tự thấy được.
Chúng ta cũng quán nơi tai để thấy sự vô ngã rõ rệt hơn. Người ta nói ngoài kia, âm thanh đâu có nhảy vào tai của chúng ta và tai của chúng ta cũng đâu có nhảy vào miệng người ta để mà hứng lấy âm thanh. Âm thanh vốn không có thể chất, chỉ là làn sóng âm ba, chạm vào màng nhĩ, chứ không có lời khen chê nào có thể cầm nắm được. Chúng ta thì cho là có lời nói của chị kia đã vào tận tâm mình nên tức giận tìm cách trả thù nhưng quán sát lại thì không có gì là thật cả mà chỉ do chúng ta lầm tưởng là có sự xúc chạm. Ở mũi cũng thế, quán xem hương thơm của hoa nhài. Hoa nhài đâu có nhảy vào mũi của mình và mũi mình cũng không có nhảy vào đụng hoa lài. Sự xúc chạm của hương thơm hoa nhàicũng là cái không có. Thiệt căn cũng thế, mỗi khi ăn cơm Đức Phật dạy quán những vị ngọt chua mặn lạt để thấy chỉ là cảm giác vị trần thoáng qua nơi đầu lưỡi, chỉ là một cảm giác thoáng qua, không có thật thể. Vị trần là vô ngã thì đừng tham ăn, tham uống, làm nô lệ cái lưỡi đến nổi phải giết gà, giết vịt hại mạng chúng sanh, rồi phải chịu giao báo của đầu lưỡi đọa làm súc sanh.
Quán sáu căn, sáu trần là đất, là vô ngã, chúng ta cũng chưa tỉnh ra đâu, vẫn tham vẫn yêu, vẫn giận, vẫn hờn, nên Phật dạy chúng ta hãy quán chúng là vô thường nữa. Chúng ta chịu khó để ý thì sự vô thường sẽ hiện lên rõ rệt như thân bằng đất này đang đi mà vấp cây ngả liền chết hoặc trúng gió bị chết; rồi để ý hình sắc, âm thanh, vị ngọt hiện lên rồi tắt. Mỗi khi chúng ta nghe âm thanh, chúng ta chưa kịp nhận nghĩa thì âm thanh đã vội tan mất rồi. Xúc giác nơi thân, nóng lạnh vô thường xoay chuyển. Pháp trần nơi ý tức là liên tục hàng trăm ngàn bóng ảnh hiện lên trong đầu rồi tan đi để nhường chỗ cho bóng khác, cái khác cũng vừa hiện lên là tắt rồi. Tâm ý suốt ngày triền miên đối với các pháp trần. Cái này chỉ cần chúng ta để ý là thấy ngay sự vô thường. Đã vô thường thì thay đổi không có cái gì trụ, chúng taphải thấy sự thật này để đừng chấp thủ vào một vật gì, đừng để những mừng giận yêu ghét sai sử tạo nghiệp. Suốt ngày xúc chạm cảnh bên ngoài, sáu căn và sáu trần này tệ lắm đã sai sử chúng ta từ vô thủy tới giờ cứ nhận vật làm mình, mới bật lên thọ và khi nhận là tôi thọ thì sẽ có hai sự khổ vui và chúng ta cũng nhận luôn là tôi khổ tôi vui. Hãy nhìn thấy sự thật này.
Mắt chúng ta làm bằng đất, chị ấy bên ngoài, thân của chỉ cũng làm bằng đất nên miệng của chỉ cũng bằng đất. Không khí rung động từ miệng chị ấy không có cái gì là sự thật cả, chỉ là làn sóng không khí rung động từ sự di chuyển của đất. Nếu tách ra từng cái riêng rẽ đi tìm âm thanh thì không có, cho nên chúng ta không điên đảo vì lời nói của chị ấy. Cái bóng của chị ấy hiển lên nơi mắt mình, âm thanh hiển nơi tai mình, ở nơi mình có cái khổ điêu đứng bật lên vì chỉ ấy chê mắng mình. Chính chúng ta cũng không biết cái vui và khổ này đứng ở đâu, xuất xứ từ đâu mà ló đầu ra và hiện hình lên và cứ nhận “Tôi khổ!” “Tôi vui!”. Cho nên Phật mới bảo chúng ta hãy nhìn lại xem sự khổ này là cái gì, có thật không và xuất xứ từ đâu? Nếu khổ là thật thì phải đứng đó mãi, phải cố định khổ ở đấy, nhưng sáng nay không có khổ mà giờ hiện lên rồi tí nữa lại vui hiện lên.
Chúng ta khổ vì chúng ta không biết sự thật, không chịu để ý nhận ra sự thật vô ngã, vô thường, khổ này. Chứ thật ra sắc tâm với pháp ngoài là đất đâu có bận lòng gì đâu. Đất là đất. Nó chẳng khổ cũng chẳng vui, chỉ tại chúng ta bám víu vào những hư vọng, cho nên chúng ta tự khởi lên những khổ vui. Dĩ nhiên sáu căn, sáu trần là cái không có. Chúng ta tự vơ lấy một nhúm đất và tự kết lại thành da thành thịt, thành xương, nhận là mình, là có sáu căn. Thế rồi chạm với đất ở bên ngoài là sáu trần sanh ra sáu thức phân biệt có ta người và thế giới. Thế là sáu căn, sáu trần, sáu thức lập thành cái mà chúng ta gọi là cả một cuộc đời nhưng cuộc đời đó chỉ toàn hư vọng.
Nếu người biết tu thì không có buồn khổ. Thật ra, trên đời có hai niềm vui là niềm vui thật và niềm vui giả. Đức Phật muốn chúng ta hưởng niềm vui chân thật mà bỏ niềm vui hư vọng. Niềm vui ăn ngon, mặc đẹp, đi chơi… thật ra không phải là vui mà chỉ là những nổi khổ trá hình, chỉ là những nổi khổ giả làm cái vui. Ăn ngon, ăn bánh, ăn kẹo thì thích nhưng hết ăn, không còn nữa thì không còn sự thích thì đau khổ nên Đức Phật gọi niềm vui này là hoại khổ. Lúc đang ăn vẫn thích và không thể ăn hoài được thì cái ngon trở thành không ngon nên niềm vui đầu sẽ tắt và hoại khổ sẽ hiện lên. Vì lý do giác tỉnh sự thật của khổ này, Đức Phật dạy chúng ta phải quán vạn pháp vô thường để thấy là nó quá mong manhđừng có bám víu vào, rồi quán vô ngã để thấy nó không có thể chất thật, không nắm bắt được, mà chúng ta si lầm nhận là mình thật nên nó đưa đến khổ. Khi quán được ‘vô thường’ hay ‘vô ngã’ để thấy mặt thật của nó thì tự nhiên những ‘khổ’, không cần quán cũng nhận ra mặt thật của nó.
Vì sao chúng ta phải ăn uống mỗi ngày? Vì lầm nhận thân bằng đất này là mình, cho nên phải lo ăn uống bồi bổ cho nó, lo nuôi cho nó sống. Các bậc thánh sáng suốt, không vào bào thai, cho nên các ngài không bận rộn việc ăn uống nữa. Chúng ta vì nghiệp, vì ân oán mới mắc vào bào thai mẹ, vì mắc vào bào thai nên mới hút máu mẹ và kết làm thân thể của mình. Vì có thân nên có những hệ lụy ăn uống để duy trì thân, phải lo cho nó mặc, lo tránh nắng mưa cho thân, lo tắm rửa trăm thứ nhưng nó cứ già, cứ bịnh và rồi quăng vào lò thiêu, nên có thân là có khổ như có câu: “Hữu thân hữu khổ, phàn nàncùng ai”. Cho nên thân là một báo chướng, ăn uống dù có ngon miệng gì đi nữa thì chỉ là một nghiệp ngu si, nuôi một báo chướng. Vì thấy rõ việc ngu si này nên các thánh nhân không có mắc vào bào thai, các ngài sống thảnh thơi tự tại, không có dính mắc bận rộn với cái thân này. Các tổ vẫn gọi thân này là một ung nhọt, đeo thân là đeo một nổi khổ. Chúng ta không biết cho ăn uống, mặc đẹp, đi chơi là thân sung sướng, nhưng thật ra sự sung sướng ấy chỉ là sự mê muội, chứ không phải thật là sung sướng. Huống chi bây giờ lại thích ăn ngon, thích mặc áo đẹp, ở nhà sang, đi xe hơi đắt tiền, còn thích thêm những thú vui phù hư nữa thì thật đáng tội nghiệp, cho nên Đức Phật không khuyến khích những niềm vui đưa chúng ta về ngu muội tối tăm mà ngài khuyên chúng ta đi tìm những niềm vui sáng suốt giải thoát lâu dài.
ii. Nước là vô ngã, vô thường, khổ
Chúng ta quán thân này là nước (nước mắt, máu, nước tiểu...), do ái nhận chịu một tí nước hão huyềnnày làm thân mình. Những người không học Phật, không tỉnh ra, không được biết, cho nên dùng thân bằng nước mà cứ nhận là thân ta. Chính họ cũng như chúng ta đang ở trong đường mê cứ để cho sắc, thọ, tưởng, hành, thức sai sử. Cho nên, Đức Phật dạy cố gắng khi chúng ta học cái thân bằng nước thì biết những người xung quanh cũng sẽ như mình, cũng lầm nhận chút nước làm thân mà rồi còn tạo nghiệp, không tự nhớ ra để mà chịu quả báo.
Khi gặp việc trái ý từ xúc thành thọ, rồi tưởng, tâm của chúng ta chuyển biến thành hành động sân giận, trả oán lại. Hãy để ý tâm thức từ lúc nó chuyển dịch, chứ không phải đợi lúc nó thành phiền hận, oán thù mới quán thì quá muộn. Quán thân là nước mỏng mãnh ‘vô thường’, ‘vô ngã’, ‘khổ’ để giác tỉnh và chặn từ lúc móng khởi tâm chuyển biến, chớ đợi thành phiền, thành hận là mình đã mê rồi.
- Gió là vô ngã, vô thường, khổ
Hơi thở là gió bên trong thân ta. Nếu hơi thở ngừng lại chừng vài phút thì thân chúng ta sẽ không còn. Cuộc đời của chúng ta chỉ có một tí gió, cheo leo ở hơi thở vào và hơi thở ra đó thôi, nên Đức Phật dạy “Đời người trong hơi thở”. Thường mỗi khi chạm cảnh bên ngoài, ngay khi mắt chạm sắc, tai chạm âm thanh, mũi chạm hương, lưỡi chạm vị thì chúng ta vội vàng đem tâm ra ngoài để phân biệt cảnh trần để ghét chê và khen ngợi. Nay chúng ta có phước báu được học Phật, Đức Phật dạy phải hộ sáu căn khi gặp cảnh, nghĩa là đem ánh sáng quay về mình để soi vô minh của mình đang phản ứng thế nào. Đây là việc đầu tiên thiết yếu. Chính việc này phân ranh giới giữa thánh và phàm, giải thoát và không giải thoát. Người hộ sáu căn thì lập tức quay về nhìn lại để thấy vô minh sẽ phản ứng và hàng phục vô minh của mình. Còn người không hộ sáu căn thì vội vàng quay ra xem ai dám la mắng mình, mặt mũi ra sao, để mắng lại họ. Đó là tướng mạo của người chưa thuần thục trong đạo.
Cho nên chúng ta phải để ý, học Phật có hai đường lối: một là quay ra và hai là quay vào. Mỗi khi sáu căn gặp cảnh lập tức nhớ việc đầu tiên là quay vào soi mình để sửa mình và trị mình, việc quán là việc về sau. Trước hết chúng ta phải soi tâm của mình, thấy vô minh khởi lên, hoặc là xúc, hoặc là thọ, hoặc là tưởng. Do xúc mới biết đây là âm thanh, còn thọ là thấy sự khổ hay vui đã hiện lên. Tưởng là tưởng yêu hay ghét thì phần nhiều ba cái ‘xúc, thọ, tưởng’ này hiện lên nhanh như điện mà chúng ta cứ lờ mờ. Chúng ta phải nhìn để đừng nhận ba đứa này là mình. Xúc thọ tưởng là ba điểm cần nhất phải thấy. Điểm hai là đừng có nhận là mình và điểm ba là nếu khổ vui mạnh quá, nhìn nó mà nó vẫn có khả năng sai mình tức xúc tưởng quá mạnh thì phải quán để cho nó tan đi. Chúng ta phải quán nhân duyên gì mà có cảm thọ khổ vui. Nhân là trong thân có một chút gió, hơi thở. Nếu hơi thở ra mà không vào thì khổ vui còn không? Thân mong manh vô thường như vậy, chỉ có chút hơi thở ra vào mà mê nhận nó làm thân thể của mình rồi lại luân chuyển theo khổ vui.
Chúng ta phải tập quán hơi thở hàng ngày, quán thân này chỉ là gió, chứ không phải đợi đến lúc xúc sự thì chúng ta mới quán. Chúng ta đã tập quán thuộc trong lòng rồi và luôn giác tỉnh rằng thân của chúng ta chỉ là hơi thở ra vào. Hơi thở mong manh và vô thường lắm, không phải là một loại bền bĩ vững chắcđể cầm nắm được. Chúng ta bị vô minh từ lịch kiếp nên không phải chỉ nói một câu giác tỉnh như thế thì đã thành thánh hiền ngay được. Cho nên mỗi khi gặp cảnh, nhìn lại chúng ta xem sự vô minh phản ứngra sao? Phải tập, phải rèn luyện lâu lắm, phải quán tỉ mĩ cẩn thận. Vô minh phản ứng lên thì đó là thọ, thì tưởng, hành, thức xuất hiện. Đức Phật chia thành năm ấm (sắc thọ tưởng hành thức) là bước đi của vô minh. Quán nhìn nó lúc mới ở xúc hay thọ, chứ để đến tưởng đã hiện hành rồi thì nặng rồi. Phần nhiều xảy ra ‘xúc thọ tưởng’, xong ba điều này rồi thì chúng ta mới biết. Do chúng ta có thọ cho nên có khổ, còn tưởng thì khởi giận hay tham. Nếu là thọ đến thì vội vàng mà kịp nhớ không phải là ta khổ, không phải ta vui, không phải ta yêu, ta ghét. Nếu là người học rộng phải nhớ đến ngũ ấm đó, phải nhớ đến năm ấm này là gió không phải thân ta, không phải chuyện của mình, rồi hợp nhất tâm định, không di chuyển. Giữ cho tâm của chúng ta đừng biến chuyển, đó là nói chúng ta gặp cảnh nghịch. Còn nếu gặp cảnh thuận được mọi người khen ngợi thì đừng thấy là tôi vui. Lúc bây giờ lỗ mũi nở lên thì phải biết không phải tôi, đây chỉ là gió. Nếu tâm vui ái ngã quá mạnh, chúng ta mặc nó mà nó không tan, có cái gì cứ thích thích trong tâm, thế là thọ biến thành tưởng. Ưa thích tiếng khen thì sẽ quán trong thì ái thân là nhân và tiếng khen bên ngoài là duyên. Thân chỉ là do những hơi thở mong manh điều hòa. Hơi thở này mà ngừng một tí thì toàn thân này thành đống thịt thối đem chôn liền. Lúc bấy giờ người ta không có khen nữa, như vậy việc vui của mình là không đúng sự thật. Sự vui tự mãn này là vô minh. Lúc bấy giờ không còn là tiếng khen nữa mà người ta sẽ sợ hãi thi thể hôi thối của mình và như vậy thân này không có gì là đáng yêu, đáng thích nữa. Chúng ta tỉnh ra thì ngã ái của chúng ta tan đi. Ngã ái tan đi thì đối với tiếng khen, tiếng chê chúng ta bình tĩnh gọi là ‘dừng hợp nhất tâm, định không di động’, không để cho khen chê chi phối mình nữa.
- Lửa là vô ngã, vô thường, khổ.
Hiện giờ thân chúng ta đang có hơi âm ấm, đó là chất lửa trong người. Máu chạy quanh khắp người nên ấm áp suốt ngày, như thế gọi là người sống. Nếu bây giờ hơi thở ngừng, oxy không vào được phổi, không có sự đốt ở phổi nữa thì cơ thể sẽ lạnh thì sinh hoạt của chúng ta ngừng ngay, lúc ấy gọi là người chết, người thiên cổ, xem như đời sống không còn nữa, cho nên tất cả sinh hoạt của chúng tađều nương tựa một tí sự ấm áp này thôi. Trong thân có chất ấm, sự ấm này nhỏ không đáng là bao nhiêu, cho nên gọi là một chút lửa tạm dừng ở trong thân tứ đại. Hễ hơi thở ngừng một tí thì lửa liền tắt ngay. Chúng ta phải nhận định hễ hơi ấm tạm ngưng đi một tí là xem như chết, mạng sống của chúng tamong manh như thế, chỉ có một chút ấm chứ chả phải gọi là lửa được nữa. Chúng ta do ái mà mê nhận một chút ấm chợt còn, chợt mất, hư vọng này làm thân. Biết như thế thì trong đời sống hàng ngày, khi gặp ai xúc phạm cảm thấy đau khổ thì phải quay về đem ánh sáng trí tuệ đó quán soi sắc, thọ, tưởng, hành, thức khởi lên. Nhân là trong thân có chút hơi ấm mà nhận làm mình và duyên là có làn sống âm ba rung động từ hơi ấm của chị ấy, cho nên thọ khổ vì lời nói chua cay của chị ấy là không thật. Quán hơi ấm của mình và chị ấy là mong manh ‘vô thường’, ‘vô ngã’, ‘khổ’ để tỉnh ra.
Nếu không thở nữa, thân lạnh một cái thì thân này thành xác chết, thành một đống thịt thối, người ta đem chôn, vậy thì có đáng yêu, đáng quý không? Tập nhận ra như thế, có một tí hơi ấm thôi, nhưng hễ hơi ấm đó lạnh một tí thì thành xác chết xình thối, người ta sợ hãi, vội đem chôn liền. Khi mà nhận như vậy và giác tỉnh ra như thế thì chúng ta giảm bớt lòng ái luyến thân. Khi ái luyến giảm đi thì chúng ta sẽ cảm thấy không có phiền giận người xúc phạm hay la mắng mình và nổi khổ sẽ tan đi. Sỡ dĩ chúng tathấy khổ là tưởng thân này đáng quý lắm, nên khi bị chê trách liền thấy đau khổ, mà bây giờ biết nó chỉ có một tí hơi ấm không đáng gì cả. Lửa lớn bên ngoài khi dập thì sẽ tắt, huống chi hơi ấm một tí trong thân ta có đáng là bao nhiêu mà hễ nó tắt một cái thì thân này thành người thiên cổ đem thiêu. Chúng taphải nhận cho rõ giá trị của chúng ta, chỉ một tí đất, một tí nước, một tí gió và một tí hơi ấm mà thiếu một tí đó thì khiến chúng ta thành ra đống thịt thối. Nhận được như vậy thì tự nhiên sự khổ sẽ tan đi.
Các bậc thánh là các ngài đã thành công trên đường tu tập, còn các bậc hiền là các vị đang tu tâm để sửa đổi những sai quấy. Các bậc thánh hiền này cũng có nghiệp làm người, có thân với một tí đất nước gió lửa như chúng ta không khác, nhưng các bậc thánh bình tĩnh thản nhiên với sáu trần, còn chúng tathì vừa nghe khen vội mừng rối rít, nghe chê thì đau khổ điêu đứng. Đó là bởi vì chúng ta còn ái luyếntấm thân này. Các ngài là bậc thánh giác tỉnh rồi, biết thân là đất nước gió lửa, nên không bận lòng cảnh ngoài, còn chúng ta thì với tiếng khen, tiếng chê, chúng ta bị động, bị sai xử, bị bật lên như một cái lò so. Biết nó là vô minh mê muội, nó hiển lên chứ không phải mình, mình đâu có muốn. Đây là tự nó, nó hiện lên, rồi nó lại sai sử cho nên chúng ta phải tỉnh ra. Nhân là tại vì mình còn ái thân, chưa nhận thấyrõ từ tạng thức rằng thân này chỉ có một chút hơi ấm, tí đất nước gió lửa thế thôi. Chúng ta phải nhớ những điều này chớ đừng quên, đừng để nó sai sử mình. Sắc thọ tưởng hành thức là năm thứ che lấptrí tuệ của chúng ta. Nó khiến cho chúng ta sống sai lầm, không thấy thân này chỉ có một chút đất nước gió lửa, năm thứ này nó lại thịnh vượng bao trùm đậy kín chúng ta từ vô thủy đến giờ. Chúng ta bị những ảo ảnh của vô minh ngũ ấm này chi phối đến nổi khốn khổ trong hiện tại, rồi tạo nghiệp sẽ chịu khổ vị lai.
13. GIÁO GIỚI THÔNG
Giáo giới thông: Giáo giới là chỉ dạy, thông là thần thông. Các vị tu mà tinh thần an định thì các ngài diễn giảng rõ ràng đúng với chánh pháp. Khi giảng pháp, tự nhiên các ngài bật ra những phương pháp dạy rất hay và hợp lý khiến cho thính chúng nghe hiểu những nghĩa sâu Phật pháp mà chưa từng nghe biết và từ đó khởi lòng ham thích tu tập theo Phật pháp. Như vậy, vị pháp sư ấy được gọi là giáo giới thông.
Vị tỳ kheo mà có giáo giới thông thì có thể vì cả sáu đạo hữu tình thuyết pháp. Không những chỉ giảng cho loài người mà cõi trời cũng nghe được và ngay cả các ngài có khả năng cảm hóa được các loài súc vật như mèo, khỉ, cọp, rắn… Các ngài không phải giảng bằng lời nói như nói với loài người mà các ngài giảng dạy bằng tâm, truyền vào tâm cho loài súc sanh khiến chúng cũng tu học như chúng ta.
Giáo giới là ngài dạy cho chúng ta biết tu tập các phạm hạnh đầy đủ. Phạm hạnh là hạnh hoàn toànthanh tịnh. Ví dụ như giữ giới không sát sanh; chúng ta không sát sanh, bàn tay của chúng ta không được giết hại loài người, loài vật hay các hữu tình có mạng sống. Nếu tâm ta còn có khi chợt muốn giết súc vật để phục vụ món ăn cho mình, tức là chúng ta vẫn còn độc hại với súc sanh thì chưa gọi là phạm được, chưa được thanh tịnh hoàn toàn. Cả ba nghiệp thân, khẩu, ý cùng giữ giới hạnh thì mới gọi là phạm hạnh thanh tịnh được.Trong sự giáo hóa thì phải răn dạy những sai quấy khiến chúng ta có thể sanh lòng tin, bỏ ác theo thiện, phát tâm tu đạo cho tới thành tựu tam minh là thiên nhãn minh, lận tận minh và túc mạng minh. Các ngài có giáo giới thông có thể hiện đời ngồi đây nhưng xác thân thân là sắc giới. Các ngài không cầu về cõi cõi trời nhưng các ngài có khả năng hơn trời. Ví dụ như đôi mắt của các ngài sáng như trời hay sáng hơn trời nữa. Do sáng suốt nên không có quên những việc từ kiếp trướcmà chứng tam minh.
14. GIỚI HẠNH XUẤT GIA HƠN KHỔ HẠNH NHIỀU
Trước kia các nhà ngoại đạo cho rằng khổ hạnh là pháp vi diệu bậc nhất mà bây giờ sau khi nghe Đức Phật giảng Kinh A-ma-trú (Trường A Hàm, số 20), Kinh Đa Giới (Trung A Hàm, Phẩm 14, số 181), Kinh Câu-Lâu-Sấu (Trung A Hàm, Phẩm 13, số 169), Kinh Ưu-đàm-bà-la (Trung A Hàm, Phẩm 9, số 104) thì các ngoại đạo Vô-nhuế, A-ma-trú mới biết giới hạnh sẽ có công đức hơn và quý hơn khổ hạnh hành xácnhiều.
Đức Phật bảo trước hết các ngoại đạo phải có lòng tin tín tâm thanh tịnh, phải tin Phật là một người nói pháp chân chánh, nói lời phạm hạnh đầy đủ. Người nào có tin Phật, nghe Phật giảng thì mới có trí tuệbiết được tại gia như gông cùm trói buộc bởi vì nếu chúng ta muốn giữ giới mà cả gia đình cản trởkhông cho giữ thì việc tu phạm hạnh sẽ khó thực hiện, cho nên phải ra khỏi gia đình, ra khỏi những ràng buộc này. Một người muốn giữ giới hạnh mà cả nhà mười mấy người cản trở thì khó khăn, cho nên chúng ta phải ở riêng với những người không đồng chí hướng và phải ở với những người cùng chí hướng, cùng giữ giới phẩm, cùng lìa bỏ tài sản gia nghiệp vợ con, của cải thế thì mới hy vọng giữ được giới luật giải thoát, cho nên phải xuất gia thì giới hạnh mới được đầy đủ, phải rời gia đình, vợ con vì nơi đây nuôi dưỡng tăng trưởng tình ái luyến và phải rời gia sản sự nghiệp kinh doanh vì nơi đây cũng nuôi dưỡng lòng tham sân khó chữa.
Do xuất gia giữ giới không sát sanh, trộm cắp, tà hạnh để lìa những ác của thân và hành thiền tu bốn định (sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền) để lìa những ác của tâm. Tinh cần chuyên niệm như vậy thì sẽ được an vui tịch diệt trong hiện tại và tương lai. Đức Phật phân tách pháp của ngoại đạo là tu khổ hạnh hành xác, còn pháp của Phật là tu về xuất gia. Hai pháp này cái nào khó, cái nào dễ? Chẳng có cái gì khó bởi vì khác với thói quen hàng ngày thì gọi là khó thôi. Như ngoại đạo tu tập bằng cách sốngtrần truồng không mặc áo, cho là hành hạ thân, người thế gian thấy thế cho là khó, vì người ta không quen, còn ngoại đạo cậy là mình làm được hạnh mà người đời không làm nổi thì ông cho pháp của ông là hay, tài giỏi. Phật bảo chỉ có điều ông khác với mọi người là ông tự cho là khó thế thôi, chứ không có cái gì mà khó. Cứ cởi áo là xong chứ có cái gì đâu nhưng mà việc ấy không phải là việc cần làm, vô dụng, không đem đến lợi ích thiết thực.
Việc tu khổ hạnh hay Phật pháp là khó hay dễ thì không phải là việc quan trọng mà theo như Phật điều quan trọng là thân này bằng đất nước gió lửa mai đây nó sẽ tan đi trả về cho đất. Tâm của chúng tathiện thì mới đi lên, tâm ác thì nó đi xuống lại càng khổ nữa. Hành hạ cái thân cho nó khổ không giúp ích cho việc đi lên hay xuống trong sáu đạo, chỉ làm cho thân tâm mệt nhọc thêm thôi, rồi mai mốt tâm ác đi xuống thì các thứ khổ dồn vào thân nghiệp nữa.
Cho nên, Đức Phật khuyên ngoại đạo đừng bận tâm việc tài hay giỏi, khó hay dễ mà phải lo đường của mình đi cho nó đúng hay sai? Các nhà ngoại đạo cứ xét lại đi nếu mà cứ tu khổ hạnh để mà khoe tài với thiên hạ mà quên tâm của mình cứ để dối trá, sát sanh, trộm cắp, để cầu chuyện khoe khoang mà không lo làm lành giữ giới hạnh thì tâm ấy có đi lên được không? Cho nên giới hạnh xuất gia hay hơn khổ hạnh nhiều.
15. GIỚI HẠNH VÀ TRÍ TUỆ
Ngũ Giới (Tăng Nhất A Hàm, Một Pháp, 14, Kinh số 1), Bất Thiện (Tăng Nhất A Hàm, Mười Pháp, 48, Kinh số 1) và nhiều kinh khác trong A-hàm nói nhiều về giới hạnh và trí tuệ. Trong đạo Phật, chữ đạo đức thường đi đôi với nhau, có đạo thì phải có đức, có đức thì phải có đạo. Trí tuệ là đạo, giới hạnh là đức. Giới hạnh và trí tuệ đi liền nhau không tách xa như ai giữ năm giới hạnh căn bản của hàng phật tửtại gia thì là người có trí tuệ.
1) Không sát sanh là có trí tuệ. Người có đạo thì không sát sanh vì có trí tuệ thì mới nghĩ đến quả báovề sau. Hễ bây giờ mình làm ác thì về sau mình chịu khổ, làm ác chính là làm khổ cho thân mình. Cho nên, người khôn thì không bao giờ tự làm khổ thân mình cả, vì vị ấy tránh không sát sanh.
Như con mèo thấy con chuột là chộp bắt ăn liền, bởi vì mèo không biết ngày mai nó sẽ khổ vì sát sanh. Nó chỉ biết bây giờ có được miếng ăn ngon là thích thôi. Cũng thế, người không có trí tuệ được miếng ăn cho là ngon miệng được rồi, cứ giết bừa giết bãi ‘vật dưỡng nhơn’, chứ không biết ngày mai sẽ bị quả báo. Cho nên, người kiêng không sát sanh là người có trí tuệ, sẽ tránh được sự khổ tương lai. Ngoài ra, người có trí tuệ nên mới có lòng từ bi thương xót con vật vì thấy con gà, vịt, heo, bò cũng thấy bằng hai mắt như người, cũng nghe bằng hai tai như người, cũng ăn bằng miệng như chúng ta. Vậy con gà với chúng ta đâu có khác nhau, sao chúng ta nỡ giết nó? Người có trí tuệ không nở bắt nạt con gà, không nở giết hại loài vật, vì thấy nó bạt phước hơn mình. Mình là người có phước vì vậy mình phải bảo vệ che chở và thương yêu loài vật. Đấy là bằng cớ người có trí tuệ thì vị ấy có giới hạnh.
2) Người có trí tuệ là không có ăn trộm vì thế vị ấy giữ được giới không ăn trộm. Vật của người thì người dùng, vật của mình thì mình dùng. Thấy rõ phạm vi sở hữu của mỗi người, không có dùng lẫn của người khác. Còn con chó thì không có biết gì hết, thấy ai để miếng thịt thì nó vồ ăn luôn. Nó cướp được là cướp liền, bởi vì nó không có trí tuệ. Nó không biết phạm vi của người này người kia. Nó chỉ biết ăn thôi, nên loài vật không có giới hạnh, không có trí tuệ. Còn con người có trí tuệ của loài người, tức có trí tuệ hơn loài vật, nên con người giữ được giới hạnh.
Giới hạnh làm thanh tịnh trí tuệ. Trí tuệ thì soi đường cho giới hạnh. Con người sáng suốt mà lại giữ giớihạnh nữa nên được nhiều tiếng thơm. Ngoài đời rất nhiều người học giỏi, học cao như các bác sĩ, kỹ sư, văn sĩ, giáo sư... Chúng ta không thể nói họ là người ngu si, họ là người có trí tuệ và kiến thức đấy. Nhưng họ có giữ giới không sát sanh không? Có thể họ không giữ các giới này, cho nên, tuy họ có trí tuệ kiến thức nhưng họ không có giới hạnh.
Còn trong đạo, trong nhà chùa rất thanh tịnh vì chúng ta vừa có giữ giới hạnh và vừa có trí tuệ, khác với kiến thức hiểu biết của người thế gian. Trí tuệ soi đường cho giới hạnh vì có trí tuệ cho nên mới không giết hại chúng sanh, không ăn cắp, không nói dối; vì có trí tuệ chúng ta biết làm như thế chúng ta sẽ mất đức thanh tịnh, là hạ giá trị của mình xuống, chưa kể những quả báo đọa lạc về sau. Thế cho nên trí tuệsoi đường cho giới hạnh. Giới hạnh làm thanh tịnh cho trí tuệ.
Tay trái làm sạch tay phải. Tay phải làm sạch cho tay trái. Hai tay hỗ trợ cho nhau. Như giới hạnh hộ cho trí tuệ và trí tuệ hộ cho giới hạnh, khiến cho cả hai cùng tăng trưởng tốt đẹp. Có đủ giới hạnh và trí tuệgọi là tỳ kheo, tỳ kheo ni.
Nếu ngu si đần độn có cho thọ giới tỳ kheo, tỳ kheo ni không? Muốn làm tỳ kheo, tỳ kheo ni phải đủ hai điều kiện. Học Tứ niệm xứ, học A-hàm để khai trí tuệ ra biết thân bất tịnh, biết thọ thì khổ, biết tâm vô thường, pháp vô ngã đó là khai trí tuệ. Rồi chúng ta giữ 250 giới hay 348 giới là giới hạnh. Nếu khônghọc đủ hai việc này thì chúng ta sẽ khiếm khuyết.
Trưởng giả Chủ Đức hỏi Đức Phật: “Giới hạnh là gì?” Đức Phật dạy là giới không sát sanh, trộm cắp, nói dối, uống rượu, tà hạnh. Tại gia như gông cùm, nên xuất gia mới có thể tu phạm hạnh. Chủ Đức nghe xong hiểu rằng ở tại gia khó tu được hạnh thanh tịnh, nên trưởng giả tha thiết xin Phật cho xuất gia. Chủ Đức liền lìa bỏ tài sản gia nghiệp để theo xuất gia đầu Phật. Đó là trí tuệ buông xả của Chủ Đức. Người đời thường nói rằng: “Đồng tiền liền khúc ruột”, nên Chủ Đức mà lìa được tài sản, bỏ được gia nghiệp là hiếm lắm. Chủ Đức phải là người phải trí tuệ lớn lắm, mới được lìa xa được thân tộc vì cha mẹ thương con như biển hồ lai láng. Nhưng Chủ Đức biết rằng nếu ở gia đình thì chỉ vun trồng các độc tham sân si, chứ khó mà nói chuyện tu phạm hạnh được. Vì có trí tuệ nghe Phật giảng hiểu liền và tin như thế cho nên Chủ Đức rời bỏ được tiền tài gia sản và thân tộc. Rời bỏ được tiền bạc là khó mà rời bỏ được tình ái của gia đình càng khó hơn.
Thọ giới bắt đầu từ không sát sanh cho đến chứng bốn thiền là sơ, nhị, tam và tứ thiền, nghĩa là luyện tâm, chuyển biến bắt đầu từ lìa dục, được định của sơ thiền; xong rồi lìa hỷ, không có vướng mắc vào lạc, rồi tiến lên nhị thiền; xả niệm lạc trú được đệ tam thiền và tiến lên tứ thiền xả niệm, thanh tịnh, không lạc, không khổ, hoàn toàn thanh tịnh. Vị này vừa có định, có trí nên giới hạnh hoàn toàn thanh tịnh.
Vị này tinh cần chuyên một thứ chứ không có bận rộn nhiều thứ. Nếu mở ra nhiều thứ nhiều việc thì không gọi là tinh chuyên. Vị này chỉ một lòng chăm chỉ tu tuệ, giới hạnh. Ai khen cũng được, ai chê cũng được, không bận lòng các việc khác, việc bên ngoài không bận lòng. Tinh cần là sớm tối để lòng một việc chăm chỉ. Chuyên niệm không quên, thích độc cư nhàn tịnh, không có bị khách khứa nhiều, bạn bè chuyện trò ồn náo thì tâm dễ bị loạn. Chính nơi vắng vẽ, ít người thì tâm vị ấy mới an ổn được. Vị này chứng quả thánh, vĩnh viễn ra khỏi luân hồi sanh tử nên được an vui.
16. GIỚI LUẬT
‘Đạo’ nghĩa là con đường. Con đường giới luật là con đường đầu tiên trong đạo Phật. Tại sao chúng taphải học luật? Phật dạy chúng ta đừng có làm những sai quấy khiến phải đọa lạc. Bởi vì chúng ta mù mịt tối tăm, không biết gì cả, cho nên mở miệng, động chân, cất bước đều là sai quấy, nên giờ Đức Phậtdạy từng oai nghi, cử chỉ, hành động, từng li từng tí. Chúng ta phải ăn, phải nói, phải ngồi, phải đi, cho đến phải ngủ cũng cho đúng pháp. Quán thân trên thân của Tứ niệm xứ là giúp chúng ta chánh niệmtừng oai nghi, cử chỉ của mình. Chúng ta phải vâng đúng, làm đúng, để dừng lạc về loài súc sanh, ma quỷ và để thoát được sự đọa lạc của sáu cõi, cho nên giới luật là quan hệ nhất. Vì đầu tiên chúng ta là những kẻ mù mịt tối tăm, hoàn toàn mờ mịt không biết thế nào là đường đi thánh hiền giải thoát, cho nên Đức Phật phải dạy từng ti từng tí của tiểu oai nghi tế hạnh căn bản và chúng ta cũng phải vâng lờitừng li từng tí, rồi từ từ sẽ đến giữ những giới luật cao sâu khó khăn hơn. Cẩn thận giữ gìn chứ buông lung thả lỏng một tí là cái nguy hiểm của đọa lạc sẽ tới.
Chúng ta như kẻ mù lòa đứng trên bờ vực thẵm. Đã mù lòa không trông thấy gì lại đừng cheo leo ở vực thẵm, cho nên hễ hơi sơ hỡ một tí là ngã xuống vực luôn. Đức Phật nói ví dụ vực thẵm là còn nhẹ, vì rơi vào vực thẵm thì chỉ làm khổ một thân này thôi, chứ còn rơi vào địa ngục, ngạ quỹ, bàng sanh mê si thì trăm ngàn vạn kiếp không ngóc được đầu ra để có thân người trở lại. Sự khổ và nguy hiểm lớn đến thế, cho nên chúng ta phải học luật là việc thiết yếu để bảo tồn thân con người mà trong A-hàm, Đức Phậtđã nhiều lần cảnh tỉnh.
17. KHEN NGỢI TAM BẢO
Trong kinh Phạm Động (Trường A Hàm, số 21), Đức Phật dạy chúng ta hãy trầm tĩnh đối với các sự khen chê ngôi Tam bảo. Đối với người chê Tam bảo, chúng ta không nên khởi tâm nóng giận, ghen ghétvà ngay cả đối với người khen Tam bảo, chúng ta cũng không nên phơi bày lòng mừng rỡ thích thú.
Trên đời này, không có ai từ bi thiện lành bằng Đức Phật, không có ai chỉ cho chúng ta con đường đức hạnh và trí tuệ như là pháp (kinh sách của Phật). Chúng tăng là chúng trung tôn, là quý thầy, quý sư côđáng được tôn trọng nhất trong tất cả các đoàn thể trên thế gian này. Đó là ngôi tam bảo quý giá nhất trên đời. Nếu ai chê bai Tam bảo thì người đó phải quay lưng đi, đã quay lưng với thiện thì nhất định đi về đường ác. Đã đi về đường ác thì phải đoạ lạc vào địa ngục, ngạ quỷ, bàng sanh và trầm luân mãi mãi. Thấy chúng sanh trầm luân như thế, chúng ta phải khởi lòng thương xót. Tội nghiệp cho người tự đâm đầu xuống hố, chứ không nên sân giận, bực tức. Đây là người ta chê bai ngôi Tam bảo, chúng tachẳng những không sân giận mà còn khởi tâm thương xót cho họ nữa, phải tội đọa lạc. Còn những người chê mắng thẳng vào chúng ta thì chúng ta cũng không nên hờn giận, huống chi là những việc đâu đâu mà thấy trái ý mình thì cũng giận sôi sùng sục lên, mắt nhìn hằn học. Hễ có sân giận thì đó là đọa lạc, đó là chúng ta đang nuôi rắn ở trong nhà. Nuôi rắn thì nó sẽ cắn cho chết, cho nên không có nuôi sân giận điên tiết ở trong tâm mình.
Như các bậc thánh, các ngài đuổi hẳn sân hận hoàn toàn là không có chứa để. Đức Phật nói ngay đến bất mãn ngài cũng không có mà chỉ khởi một lòng từ bi đối với tất cả. Bất mãn còn không có, huống chi còn nổi giận, tức tối, sai sử con mắt hằn học, miệng lầm bầm, mặt bí xị, hiện lên những tướng rõ ràngmình đang có nuôi rắn trong tâm. Những người như thế trong A-hàm gọi là vô minh, không có trí tuệ, ngu si. Sống với rắn mà cứ nhận nó làm mình. Tôi giận, tôi không bằng lòng mà không biết mỗi lần giận nổi lên như thế là chúng ta đã đi xuống. Tinh thần chúng ta đã nặng nề và đã nặng nề thì đã đi xuốngmột bậc, nên phải hết sức đuổi rắn ra khỏi tâm địa của mình. Nếu người sân giận mà đại phúc đức thì khi chết làm con hổ, con báo mà nếu kém phước thì làm con rắn. Kém phước nữa thì làm con rết mà kém nữa thì làm con trùng độc, lâu lắm, khó lắm mới được lên làm con người trở lại.
Có câu chuyện kể rằng có hai anh em ruột sống với nhau, bố mẹ chết cả rồi. Người anh mới làm đám hỏi với một cô con gái, nhưng chưa làm lễ cưới đợi sau khi đi công tác về mới cưới. Người anh đi sang nước khác buôn bán; thời xưa phải đi bộ, chứ không có máy bay, xe hơi. Anh đi như vậy một thời gianlâu xa mà nơi thôn nhà không nghe tin tức gì cả, vì thời xưa hệ thống liên lạc thông tin rất khó khăn, không có bưu điện để đưa thơ, cho nên bặt tin.
Như thế người anh đi biền biện mấy năm trời. Cô con gái đã hứa gả cho ai rồi thì không được phép gả cho người khác. Bố mẹ vợ thấy con gái lớn già mà người chồng sắp cưới lại không tin tức, thiên hạ đồn là anh ta bị chết rồi. Người bố nói với người em trai rằng con gái tôi lỡ gả cho dòng họ chú này rồi mà bây giờ người anh đi mười mấy năm không có tin tức, lại có tin đồn đã chết, vậy con tôi một đời người không có nơi nương tựa. Thôi bây giờ chú phải cưới cô con gái này thay anh chú mà lo cho cô ấy.
Người bố cứ thúc dục hoài, một lần, rồi vài lần, người em nghe xuôi tai và thuận lời. Lễ thành hôn vừa xong thì người anh lù lù từ nước ngoài về. Vừa về tỉnh lân cận, người anh đã cho ngựa báo tin mình sắp về đến làng. Người em hay tin anh về mà mình lỡ cưới vợ anh về nhà rồi. Ngày xưa mà lấy vợ anh là phạm tội nặng lắm. Người em biết mình có lỗi, vội vàng bỏ trốn đi, để anh về thì có vợ đấy đón tiếp người anh. Người anh về biết em mình cưới vợ của mình rồi thì người anh giận cho là người em hỗn láo qua mặt anh.
Người anh cầm dao để tìm người em giết. Người em sợ và trốn vào chùa đi tu. Người anh cầm dao hậm hực giận tức lên núi và vào chùa giết em, nhưng vì sân giận điên tiết, hung hăng, hấp tấp nên đi vấp chân vào rễ cây khiến cây dao đâm vào ngực và chết liền tại chỗ. Người em vẫn tu và không biết người anh mình đã tìm được tông tích mình và đã bị chết trên đường tìm mình. Người anh chết trong tâm niệm hằn học, đăm đăm phải chém người ấy, nên vừa dứt hơi thở là liền hoá làm rắn.
Con rắn ấy cứ vâng theo nghiệp lực thù hằn của kiếp vừa rồi, cho nên nó cứ thẳng đường tiến vào chùa để tìm người em này. Người em đã chứng quả và đang tọa thiền, thấy con rắn đang bò vào khe cửa. Người em sợ hãi, lúc ấy bỗng có người tới mở cửa và con rắn bị kẹt vào khe bị chết. Rắn chết vẫn theo tâm niệm là giết người kia, với nghiệp lực ấy nên nó đi đầu thai làm con trùng độc. Mỗi một đời là một kém phước đi. Con trùng độc cũng cứ nhắm vào người em ấy để hại. Nó trèo lên trên mái nhà, thả thân nó xuống và mổ vào đầu người em này. Người em chết trả nghiệp oán thù này nhưng người em đã chứng thánh quả nên người em không gây nhân hận thù và oán lại con trùng độc. Do đó, nghiệp lực ân oán giữa hai anh em tới đây là dứt.
Chúng ta thấy con rắn, con hổ, giết nó chết, chúng ta tưởng thế là xong. Với chúng ta thì cứ giết chết hết chúng đi thì hết chuyện, nhưng chúng ta không biết rằng niệm ác của nó vẫn còn. Nếu nó đã có một nhân duyên trả thù người nào thì nó đổi thân thôi chứ lòng hận thù vẫn còn, cho nên không phải mình giết nó là xong hết cả đâu.
Cũng thế, nhớ một chuyện ngày xưa Đức Phật đem thân cho hỗ ăn. Ngài đem thân nuôi con hỗ đó là ngài kết một duyên sâu xa về ân nghĩa với con vật đó, chuyển được tâm con vật đưa về đường lành. Đấy là phương pháp diệt cái ác chắc chắn nhất, nghĩa là làm thế nào mà đem tâm từ bi chuyển được tâm giận hờn kia. Đấy là phương pháp giải oan, gỡ kết, chắc chắn nhất. Chớ bây giờ hại một người, nhưng chết không phải là hết chuyện mà tâm niệm ân oán đó lại theo sang đời sau. Đến đời sau thì người ta càng mê muội, người ta chỉ biết ghét người ấy, giận người ấy và phải giết người ấy cho bằng được và bản thân người ấy cũng không biết rõ duyên cớ vì sao mình bị người kia thù hận đến thế.
Những cái mê muội mà cứ muốn đâm hại, bêu xấu lẫn nhau lại càng nguy hiểm nữa. Khi khởi niệm ác, niệm giận hờn, muốn giết người khác, thế là chính vị ấy mất thân, bạc phước. Phước đức tan đi thế là mất thân người. Thân người mất đi, phước đức tan đi, nhưng niệm ác vẫn còn, cho nên làm thân con rắn. Đến khi thân rắn chết rồi, niệm ác vẫn không hết, nó lại làm con độc trùng để nó đi theo cho bằng được đường lối ác của nó.
Cho nên, nếu chúng ta vẫn cứ nuôi tâm sân giận, nuôi tâm ác, nuôi tâm xấu thì chúng ta sẽ khổ như anh lái buôn ấy. Đừng chứa cái ác ở trong lòng. Đấy là người dại, người khờ, tự làm khổ mình. Chúng tanuôi rắn thì hiện tại mình cũng là rắn mà mình không tự biết, rồi kiếp sau làm thân rắn. Nếu rắn mà chưa bỏ cái ác của nó thì nó hóa làm con độc trùng. Bây giờ có trong xã hội, có người bị bịnh ho lao, có vi trùng ho trong phổi; có người bị vi trùng gan, vi trùng bao tử... Những con vi trùng ấy là ai mà vì sao nó muốn hại mình mà lại không hại người khác? Bởi vì trước kia mình ăn thịt gà, thịt cá, mình giết bao nhiêu loài vật. Trong một bữa ăn với vô số ốc luộc, rồi trong đời chúng ta đã ăn biết bao con ốc, con tôm, con cá, con gà vịt, heo. Mình đã giết chúng nó, chúng nó cũng có cái khổ, cái hận vì chết trong đau đớn, ngợp thở, nấu sống, lửa nóng, đập đầu, cắt cổ... Chúng nó mất thân thì một ngày chúng nó cứ bạc phước, cho nên nó làm những con vi trùng nhỏ để nó đòi mạng. Cho nên nhiều người chết vì các vi trùng này nhiễm gây bịnh. Những con vi trùng ấy vì kiếp trước mình đã giết hại nó, bây giờ nó bạc phước nó không được làm cái thân lớn, nhưng mà mối thù xưa này thì nó vẫn đòi mạng. Cho nên, chúng ta phải nhớ đừng nuôi những sân giận trong lòng. Những sân giận này vẫn cứ sẽ theo dõi chúng ta mà nó khiến chúng ta bạc phước, tu bao nhiêu công đức bị đổ đi hết cả. Đức Phật nói một niệm sân nổi lên đốt cả rừng công đức. Công lao tu hành bao nhiêu kiếp bây giờ khởi tâm sân giận lên đốt sạch. Rồi lại nhận cái sân giận ấy làm mình thì cùng với nó làm rắn rết, rồi cứ đi mãi vào đường ác đến bao giờ cho hết khổ.
Cho nên chúng ta đừng có vì hảo huyền một lời chê, hão huyền không đâu mà khởi tâm sân giận tức là mình nuôi rắn ở trong tâm mình, cứ nhận rắn làm mình, cứ nhận sân giận làm mình, tức là kiếp sau sẽ làm con rắn. Nếu thấy các chị em có việc sân giận chúng ta phải xót thương. Đừng có khởi tâm giận để chống lại, nghĩa là người có dại thì dại, chứ mình đừng có dại theo người ta, khởi tâm xót thương thì chúng ta sẽ gỡ được oán kết mà chính bản thân chúng ta cũng được giải thoát.
Phật pháp tăng là nơi nương tựa của tất cả chúng sanh. Nếu người ta chê bai thì có người nghe lại bắt chước, rồi rời Tam bảo đi theo đường ác thì sẽ nguy hiểm. Cho nên việc chê ngôi Tam bảo là nguy hiểm lắm, tội nặng lắm. Cho nên, chúng ta thấy ai chê ngôi Tam bảo thì chúng ta phải can, nhưng đừng có nổi giận. Chúng ta can khuyên và chỉ cho người ta thấy Đức Phật là một bậc đại từ bi. Pháp là những lời dạy lợi ích mang đến hạnh phúc cho mình. Tăng là một đoàn thể những người sống phạm hạnh theo Phật. Đối với những vị như thế mà còn chê bai nói nặng lời được thì người này xấu và dại lắm. Chúng ta biết tội đọa lạc sẽ nặng nề thì mình phải tìm cách can khuyên.
Nếu có người khen ngợi Phật pháp tăng thì chúng ta phải bình tĩnh trước lời khen ấy. Chúng ta đừng để cho cảnh bên ngoài chuyển động tâm mình. Người ta khen ngôi tam bảo thì đó là rất đúng và người khen sẽ hưởng phước. Cũng tùy hỉ công đức của người ta nhưng mà đừng có khởi tâm cuống quích mừng rỡ, kết làm bạn thân, dua nịnh để cho người ta khen thêm nữa. Người ta khen Phật của chúng ta, khen pháp, khen tăng của chúng ta mà khởi tâm mừng rỡ thì không nên, nghĩa là chúng ta cũng biết việc làm của người ta là hay. Mình cũng tùy hỉ công đức của người ta nhưng không nên cầu danh, hễ có danh thì có lợi. Hễ có nhiều người khen thì sẽ có nhiều người cúng dường. Đối với danh và lợi chúng takhông nên màng tới.
Đức Phật khuyên chúng ta đối với cảnh bên ngoài nên bình tĩnh, khen cũng được mà chê cũng được. Chẳng những người ta khen thân chúng ta, chúng ta bất động, mà người ta khen thầy tổ mình, khen cả đạo Phật của mình thì mình cũng đừng để tâm, bận lòng đến chuyện bên ngoài mà việc cần nhất là quay về tâm mình để sửa mình. Đừng để cảnh bên ngoài khiến cho mình chuyển động. Hễ còn bị cảnh bên ngoài làm chuyển động tức mất sức tự chủ, gập ghềnh lên xuống như thế là dại. Đức Phật dặn chẳng những lời khen hảo của phàm phu mà ngay đến các lời tán thán của thánh hiền, chúng ta cũng phải quán nghĩa vô sở đắc mà giữ tâm bình thản.
Đức Phật muốn cho chúng ta nhổ sạch hết vô minh, đúng là người đã hoàn toàn tỉnh thức. Còn tu để tỉnh dần tỉnh dần mà cậy rằng tôi đã chứng được ngôi Tu đà hoàn, Tư-đà-hoàn, A-na-hàm, thì vẫn còn ở đường mê, phải đến chứng A-là-hán mới hoàn toàn giải thoát luân hồi, cho nên được chút đỉnh quả vịthì đừng có tự cao và đừng có nghe khen thì tự mãn. Khen chê chỉ là những chuyện trong mộng, là hư vọng của không khí âm ba rung động chạm vào màng nhĩ mà thôi. Ý Đức Phật khuyên dù là lời khenđáng quý như thế nào, chúng ta cũng đừng có mừng. Hãy cứ nhìn về mình, mình có thật như thế thì càng tốt và mình cố gắng tăng thêm.
Cành thứ hai của cây bồ đề Thất giác chi là trạch pháp. Tâm khởi lên sự mừng thì xem chúng ta đang mừng về mặt nào? Ngay trong mừng vui cũng có đường thiện và đường ác. Nếu người ta khen Phật pháp tăng thì mình khởi tùy hỉ và vui mừng, mừng cho người ta đã hiểu giá trị của ngôi tam bảo. Người ta quay về với ngôi Tam bảo thế là người ta vĩnh viễn thoát khổ. Nếu đem lòng lành thương xót, mừng hộ cho người ta gặp con đường đúng thế thì chúng ta có phước lớn lắm. Vậy trong cái mừng này là mừng cho người ta. Đấy là cái mừng rất hay, gọi là công đức tùy hỉ. Phước đức tùy hỉ này lớn lắm. Người ta khen Phật pháp tăng và mình là người theo đạo Phật tức là người ta theo mình. Mình mừng tự hào là đã đi theo đạo Phật hay, nên thiên hạ khen, như vậy trong đây có ngã ái thoả mãn. Mừng để thoả mãn tiếng khen là nổi mừng tầm thường vừa mới nghe khen là tưởng ta hay, ta giỏi, ta tài. Đây là nổi mừng của tăng trưởng ngã ái, tăng trưởng kiêu mạn, cậy mình. Cho nên trạch pháp là Đức Phật dạy chúng ta có những cái mừng, chúng ta phải lọc bỏ đi và có những nổi mừng chúng ta nên giữ lại.
Nghe ngoại đạo khen Tam bảo thì nghĩ mình có phần trong đó vì mình là con Phật và thọ lãnh phần của mình, như thế là xấu, là động tâm. Phật khuyên chúng ta đừng để cảnh bên ngoài động tâm, cần yếu lúc nào cũng làm chủ mình. Sáng suốt như thế gọi là người theo đạo Phật. Phật là tỉnh, là giác, là trí tuệ, là sáng suốt và sự sáng suốt cần yếu là mình làm chủ mình, thấy mình, biết mình không để ngoại cảnh nó chi phối.
Việc ngoại đạo tu tập khen chê Tam bảo, chúng ta cũng chẳng nên bận lòng, lo cái việc quán tâm của mình, để sửa những đọa lạc đang kéo chúng ta đi.
18. KHỔ HẠNH KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỀU AN VUI TRONG CHÁNH PHÁP
Nếu một chiếc xe bò không đi thì nên đánh xe hay đánh con bò? Nên đánh con bò chứ xe bằng gỗ đánh gỗ cũng vô ích thôi, cũng thế tâm dẫn đầu tất cả và tâm dẫn cả thân này nữa. Nếu thân này có chỗ hư hỏng nghĩa là nó có cái tội thì hãy sửa tâm của mình đi thì sẽ hết tội, chứ các ngoại đạo chủ trương thân này bất tịnh, tội lỗi, càng hành hạ thân nhiều chừng nào càng tốt để ước mong sau này được nhẹ nhàng về cõi Phạm thiên. Theo tinh thần A-hàm đây là quan điểm tà kiến, sai lầm. Chúng ta học Phật, chúng tabiết muốn được giải thoát thì phải sửa tham sân này đi, chứ hành hạ thân, ngày ăn một giọt súp, đứng ngó trừng trừng vào lúc trưa nắng, đứng một chân không nhúc nhích, chống đầu xuống đất và hai chân chổng trên trời, vv… làm điều mất tự nhiên của cơ thể và khiến cho thân bị gò bó đau khổ. Một khi thân đau đớn thì tâm sẽ bất an. Thân này như chiếc xe bò mà tâm này người chỉ huy chiếc xe. Nếu xe không đi được thì đánh con bò để cho con bò nó kéo xe đi chứ không phải là phá hủy cái xe cho nát tan ra.
Cũng thế, tâm chỉ huy thân. Nếu tâm có điều gì sai xót thì sửa tâm thì thân tâm mình sẽ trang nghiêm, chứ hành hạ đày đọa tấm thân mà lại nói để cho thân thanh tịnh, được sanh thiên thì đây là chỗ sai lầmkhông đúng. Muốn trừ tội, muốn tiêu nghiệp thì quay về sửa tâm mình. Đánh con bò bắt nó phải đi thì tự nhiên xe sẽ đi. Sửa tâm mình cho tốt đẹp sẽ được thân sẽ được thanh tịnh trang nghiêm, chứ không phải là sửa tấm thân hay hành hạ tấm thân. Hành hạ thân này càng đau bao nhiêu thì tâm càng cùng quẫn bấy nhiêu, rồi sinh mê muội khó phát ra trí tuệ. Thế cho nên, chúng ta phải sáng suốt chứ không có làm những khổ hạnh vô ích. Khổ hạnh không phải là điều an vui trong chánh pháp. Đức Phật không khuyên chúng ta thực hiện những khổ hạnh hành xác này.
19. KHÔNG PHÓNG DẬT VÀ TINH TẤN
Một lòng tu tập miên mật vì tử thần sắp đến như nhìn chăm chăm giữ chén dầu đầy tràn đừng bị đổ. Đức Phật dạy các đệ tử phải khéo nhiếp tâm niệm, an trú vào Tứ niệm xứ, cũng giống như có một người tham sống sợ chết, tay vịn vào một bát đựng đầy dầu, theo sau là một tên đao phủ chờ nếu có một giọt dầu rơi xuống thì lập tức rút dao chém chết người ấy liền. Cho nên, người ấy cho dù có đi ngang qua con đường đầy những dục vọng quyến rũ của thế gian thì vị ấy vẫn không dám lơi tâm thất niệm, không dám quên bát dầu đầy tràn, không dám nhìn đông ngó tây. Cũng thế, tỳ kheo nghĩ đến sự vô thường sắp chết, một lòng tinh tấn tu tập, không có xao nhãng như Đức Thế Tôn thường khuyên:
“Việc Ta đã làm, các con nay cũng phải làm theo. Dưới gốc cây, trong căn nhà trống thanh tịnh, giữa đồng nội yên tĩnh, hãy xa lìa tục sự, trải tòa mà ngồi, hãy nỗ lực thiền định, cẩn thận chớ buông lung, chớ để hối hận về sau”.
20. LUÂN HỒI
Luân là chuyển đổi, hồi là quay trở lại, kiếp này làm người và kiếp sau chuyển sang kiếp chó, rồi làm mèo, làm con bò, đi loài này sang loài kia rồi trở lại làm người. Trở lại như thế gọi là hồi. Chúng ta làm con mèo rồi lên làm người, làm trời. Chúng ta đi lên cõi trời và rồi từ cõi trời do hết phước sẽ đọa xuống trở lại địa ngục, rồi lên làm con mèo. Chúng ta cứ luân, rồi chuyển, cứ hết làm loài này đến loài kia, rồi xoay đi trở lại, gọi là đường luân hồi. Gốc của sự luân chuyển là do tâm mình luân chuyển. Hễ tâm xê dịch điều ác thì mình đọa, theo con đường đi xuống. Hễ tâm xê dịch điều thiện thì đó là con đương đi lên nhẹ nhàng. Nhưng dù đi lên hay đi xuống cũng là chuyển động mà chuyển động thì gọi là luân hồiđều là do tâm. Cho nên phải bắt đầu từ tâm của mình, nhìn lại tâm đừng để nó di chuyển. Gốc sanh tửngay tâm mình chứ không tìm ở đâu khác. Chỉ có hai chữ thiện và ác dẫn đến hai đường đi là đường đi lên và đường đi xuống. Hễ đi lên thì được vui, đường đi xuống thì khốn khổ, nhưng dù vui hay khổ cũng vẫn là luân và chuyển, hễ đi lên mãi rồi sẽ lại đi xuống, cho nên Đức Phật khuyên chúng ta nên đi ra khỏi đường luân chuyển thì tâm của mình đừng chuyển về thiện và cũng đừng chuyển về ác. Muốn đừng luân hồi thì đừng chuyển động. Muốn không động thì tâm của chúng ta trước hết là phải dừng sự động loạn vì luân hồi là chính ngay ở tâm của mình. Đường thiện ác cũng từ tâm mình.
Nếu chúng ta không cho tâm chúng ta di động vậy hoá ra tâm của chúng ta thành hòn đá? Nếu là đá, là si, là vô tình không cảm giác thế thì làm thế nào cho tâm khỏi luân hồi mà nó lại không si, cho nên bất động với ngoại cảnh không có nghĩa là chúng ta thành hòn đá vô tình. Chúng ta vẫn có tình thức nhưng chúng ta không chuyển theo cảnh. Chúng ta phải minh bạch lúc tu cho đúng đường, đừng đi sai. Chúng ta cần nhất là phải để ý cái tâm, tâm đừng động thì nó không chuyển về ác. An định nhất tâm rồi thì nó không chuyển về động và không chuyển về ác, không phiền não nữa tức là được trạng thái niết bàn. Tâm trở về niết bàn, được niềm vui giải thoát vi diệu thì không còn luân hồi sanh tử, chứ không phải là tâm trơ trơ như đá, không có cảm giác như loài vô tình.
21. MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN
Vô minh duyên hành. Hành duyên thức. Thức duyên danh sắc. Danh sắc duyên lục nhập. Lục nhậpduyên xúc. Xúc duyên thọ. Thọ duyên ái. Ái duyên thủ. Thủ duyên hữu. Hữu duyên sanh, lão, bịnh, tử.
Khoen đầu của 12 nhân duyên là vô minh. Quán nguyên nhân vì sao chúng ta sanh ra? Do thấy nam nữgiao cấu mà có niệm tùy hỉ. Niệm ái này là vô minh; vì niệm ái này mà chúng ta mắc vào tinh cha huyết mẹ, thành một chất nhờn mà trong kinh A-hàm nói là giống như giọt dầu mè dính trên lông con thú gọi là kalala. Cứ bảy ngày thì chất nhờn đó lại biến đổi một lần. Bảy ngày kế tiếp, chất kalala phát triển thành abbuda, giống như nước máu dợt dợt. Bảy ngày kế tiếp, chất abudda phát triển thành pesi, giống như thịt rất mềm mại. 40 lần 7 là đúng 9 tháng 10 ngày. Mạng căn tức là nghiệp duy trì bào thai đó. Thần thức đeo nghiệp nương hơi ấm của máu mẹ hiện hành giác biết đau khổ. Trong bào thai chúng ta có nhiều đau khổ nhưng bây giờ chun ra tử cung rồi quên hết. Danh (tâm) sắc (thân) đủ lục nhập (sáu căn) bước ra khỏi bụng mẹ. Xúc là thọ lãnh sáu trần, sanh ra thọ. Hễ thuận thì thọ yêu, nghịch thì thọ ghét, thủ chấp tri kiến cho ái ố của mình là thật và tạo nghiệp lưu chuyển. Khi tạo nghiệp thì có hữu tức là có nhân sanh tử kiếp sau. Có hữu thì sẽ có sanh lão bịnh tử, sầu bi khổ ưu não, rồi lại tạo vô minh, tiếp tụcvòng 12 nhân duyên mà tái sanh tương tục.
Người tu tập theo 12 nhân duyên này là phải quán thuận và quán ngược lại để thấy không có gieo nhân thì không có tạo quả. Hãy lo dẹp nhân để cắt đứt quả, cắt đứt dây chuyền sanh tử 12 khoen. Trong 12 khoen tùy hoàn cảnh, tùy khả năng, cứ phá vỡ được một khoen dây xích nào cũng được thì các khoen khác không chuyền nối được và vòng tái sanh sẽ chấm dứt.
22. MƯỜI KIẾT SỬ VÀ TÁM MƯƠI BỐN NGÀN ĐỌA LẠC
Kinh A-hàm dạy đầu mối luân hồi sanh tử là mười kiết sử. Tứ đế (Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế) là pháp phổ thông trong tam thừa thánh giáo, lấy khổ đế đứng đầu. Khổ đế là trí tuệ quyết định thấy biết thế gian chỉ toàn là khổ, thấy rồi nên biết chán sợ và tìm đường thoát ly.
Mười kiết sử là năm độn sử (tham, sân, si, mạn, nghi) và năm lợi sử (thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến). Nhiều đời huân tập mười kiết sử này nên gọi là câu sanh phiền não. Đứa bé mới sanh ra không ai dạy nhưng tự biết tham đòi vú mẹ. Vú mẹ mà tuột ra là nó bực tức khóc ré lên vì trái ngã ái của nó. Những thứ tham này cùng với em bé sanh ra nên gọi là câu sanh phiền não hoặclà tư hoặc. Còn khi sáu căn chạm xúc sáu trần khởi phân biệt mới sanh ra các phiền não khác thì gọi là kiến hoặc, tức những mê hoặc do vô minh mà sanh ra. Tư hoặc thì có thô tế nhiều phần. Phần thô là ở dục giới, phần tế là sắc giới và vô sắc giới. Sắc giới có chín cõi, mỗi cõi lại có chín phẩm. Vô sắc giới có chín cõi, mỗi cõi có chín phẩm. 9 x 9 = 81 phẩm ở mỗi cõi đều dựa vào vô minh bất giác, tức 81 cõi này vẫn còn tư hoặc vi tế nên chưa hoàn toàn chứng A-la-hán thoát luân hồi sanh tử.
Đức Phật thấy năm uẩn (sắc thọ tưởng hành thức) của chúng ta như ngọn lửa bừng bừng đốt cháy không ngừng. Năm uẩn không phải là một khối mà là năm thứ chứa góp lại. Sắc uẩn là đất nước gió lửa hội hợp. Khi có thân này là có gia đình và xã hội, lại mở ra những khổ như phải xa lìa người thương, phải gặp mặt kẻ thù hay cầu mà không toại ý. Thọ uẩn là khổ sớm vui chiều với năm cảm xúc. Chúng tagọi là thọ vui thì Đức Phật lại dạy hễ có thọ là khổ. Tưởng uẩn là hết ngày tới đêm yêu ghét tham giận, phiền muộn lo lắng. Hành uẩn là những tâm sở biến đổi triền miên, thân biến chuyển, tâm biến hoá. Sát na sát na không ngừng gọi là hành uẩn. Thức uẩn là thấy nghe ngữi nếm, xúc cảm suy tư não loạn. Chúng ta tối ngày mãi mê chứa góp những hư vọng của ngã và ngã sở, nên năm uẩn này còn gọi là năm ấm. Ấm là che đậy trùm kín, không cho chúng ta nhớ đến sự thật, khư khư nắm chặt nhận thân này là ta và tài sản là của ta. Suốt ngày tuyên bố đây là thân tôi, mắt tôi, tôi đau, tôi vui, tôi buồn, tôi thích, tôi giận, tôi làm, tôi nói, tôi thấy, tôi nghe. Vì thế, Đức Phật cũng dạy thân này là ngủ thủ uẩn. Năm thủ uẩnlà gốc khổ.
Ba nghiệp thân miệng ý của chúng ta bị ngũ trụ phiền não chi phối. Ngũ trụ phiền não: là kiến hoặc, tư hoặc của dục giới, tư hoặc của sắc giới, tư hoặc của vô sắc giới, và vô minh là năm thứ ngũ trụ. Trụ là gốc, năm gốc phiền não. Chúng ta tu tập dứt từng phần phiền não chứng từng phần Tứ quả (Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền) và Chín định (Tứ thiền và Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Diệt tưởng định) thì dứt từng phần thô tế phiền não cho đến khi chứng A-la-hàn thì giải thoát luân hồi sanh tử. Thời gian tu tập này phải tính bằng số kiếp và phải đếm bằng a-tăng-kỳ.
Thế nào là một kiếp? Tuổi thọ cao nhất trong loài người là 84 ngàn năm. Cứ một trăm năm lại giảm đi một tuổi. Giảm cho đến khi 10 tuổi như thế gọi là kiếp giảm. Rồi từ 10 tuổi lại cứ 100 năm lại tăng thêm một tuổi thọ, cho đến khi người ta đủ 84 ngàn tuổi thì gọi là một kiếp tăng. Một giảm một tăng như thế gọi là một tiểu kiếp. Hai mươi tiểu kiếp là một trung kiếp. Bốn trung kiếp là một đại kiếp. Vậy một đại kiếp là 80 lần tăng và giảm. Trong kinh khi thì thường viết tắt chữ ‘đại’, chỉ nói một chữ kiếp, nhưng chúng ta hiểu là nói về một đại kiếp. Thời gian mà chúng ta tiêu trừ được các vô mình để thành Phật thì thời gian ấy phải tính bằng đại kiếp, chứ không có tính bằng năm. Còn con số a-tăng-kỳ như Đức Thích Ca tu phải ba a-tăng-kỳ-kiếp. Kiếp đã dài như thế mà phải đếm bằng a-tăng-kỳ. Đây là con đường dài để dẹp sạch vô minh để thành Phật. Theo A-hàm con đường dài như thế và thời gian lâu xa như thế vì để đoạn 84 ngàn phiền não trần lao, nghĩa là chúng ta có 84 ngàn thứ đọa lạc.
Cho nên, Đức Phật chế ra 250 giới tỳ kheo để trừ 250 lỗi lầm. Đức Phật đặt ra 348 giới tỳ kheo ni để ngăn chặn đoạn trừ 348 lỗi lầm. Những sai quấy này chúng ta thường phạm ở trong bốn tiểu oai nghi đi đứng nằm ngồi. Như thế là 250 giới x 4 = 1000, vậy chúng ta có 1000 pháp không lành. Những sai quấy nó hiện ra nơi miệng và nơi miệng có bốn thứ (nói dối, ác khẩu, hai lưỡi, đâm thọc) cả thảy, thân có ba (sát, đạo, dâm) vậy cộng lại là 7 chi (cành). 1000 x 7 = 7.000. Chúng ta có tam tụ tịnh giới (trái với nhiếp phục nghi giới, trái với nhiêu ích hữu tình giới và trái với nhiếp thiện nghi giới) là 7.000 x 3 = 21.000
Động cơ chủ chốt sai khiến tạo nên 21.000 sai lầm trên là bốn phiền não (tham sân si và mạn) nên 21.000 x 4 = 84.000 phiền não trần lao. Tỳ kheo giữ đủ 250 giới là hoàn toàn giải thoát khỏi 84 ngàn phiền não. 84 ngàn là những con số tượng trưng cho vô số phiền não trong tâm của mỗi chúng ta. Cốt yếu là chúng ta rèn luyện, điều nhiếp thân tâm hàng ngày thì dần dần những số lượng phiền não sẽ tiêu trừ.
Không nên nói rằng vì tu mà đổ nghiệp, bao nhiêu chuyện xảy ra khiến phiền não chịu không nổi. Phải biết thuốc mà dùng đúng pháp thì bịnh gì cũng khỏi. Như bịnh kiết lỵ phải uống thuốc kiết lỵ thì bịnh mới khỏi. Cần yếu là phải biết rõ bịnh của mình, như biết rõ nguyên nhân thì mới trị được. Như biết chúng tacó tật hay nói dối thì phải biết mình có thói quen xấu hay nói dối. Nói dối này sẽ đưa chúng ta kiếp saulàm ma làm quỷ, cho nên nếu chúng ta không sửa là không được, phải sửa cho bằng được. Cứ nói dốimà lại nói tánh tôi thẳng tính thì không được, cốt yếu là phải biết mình, thấy rõ mình có cái sai gì, có tật bịnh gì. Học kỹ lời Phật dạy trong A-hàm để điều trị bịnh của chúng ta tức tìm đúng pháp môn mà điều trị, đúng như pháp mà chân thật hành lời Phật dạy; còn nếu cứ mơ hồ, học đạo một cách đại khái qua loa thì chánh pháp cũng vô ích.
Độ sanh dĩ nhiên là công hạnh của từ bi. Chúng ta tưởng từ bi là phải lăng xăng làm việc này làm việc kia, chạy đến người này, người kia xăng tay áo để giúp, đỡ đần mọi việc. Điều này cũng tốt, nhưng trong A-hàm Đức Phật dạy bước đầu mà muốn tập hạnh từ bi thì chúng ta phải tập trung tư tưởng tu từ tâm tam muội. Tam muội là tu định. Vậy muốn tu định thì phải giữ giới, cho nên điều cốt yếu vẫn là kiền ba chân của giới-định-tuệ để giúp chúng ta tiêu tan mười kiết sử và tám mươi bốn ngàn đọa lạc.
23. MƯỜI SÁU LỄ PHẨM VÀ BA PHÁP TẾ TỰ
Kinh Cứu-la-đàn-đầu (Trường A Hàm, số 23), Đại Bà-la-môn Cứu-la-đàn-đầu muốn lập đàn đại tế tự dâng máu của bò trâu để tế lên thần, nên Ba-la-môn muốn đến Đức Phật để xin chỉ dạy cách tế tự vì Ba-la-môn nghe danh thơm đức hạnh và trí tuệ của ngài như sau:
“Có Sa-môn Cù-đàm, con nhà họ Thích, xuất gia và thành đạo, đang ở Câu tát là, du hành trong nhân gian, đến rừng Thi-xá-bà, phía Bắc thôn Khư-nậu-bà-đề. Ngài có tiếng tăm lớn, đồn khắp thiên hạ, là Như Lai, Chí chơn, Đẳng chánh giác, đầy đủ mười hiệu, ở giữa chư thiên, người đời, Ma hoặc Ma thiên, Sa-môn, Bà-la-môn, tự thân chứng ngộ, rồi thuyết pháp cho người, lời nói khoảng đầu, khoảng giữa và khoảng cuối thảy đều chơn chánh, đầy đủ nghĩa và vị, phạm hạnh thanh tịnh. Bậc chơn nhơn như vậy nên đến viếng thăm. Này các ngài Bà-la-môn, ta lại nghe nói Cù-đàm biết ba loại tế tự, mười sáu tư cụ tế tự. Ta tuy là hàng tiên học cựu thức trong chúng, nhưng có chỗ chưa biết rõ. Nay ta muốn cử hànhđại tế tự, bò và dê đã đủ. Ta muốn đến Cù-đàm để hỏi về ba pháp tế tự và mười sáu tư cụ tế tự. Nếu chúng ta có được pháp tế tự rồi, công đức đầy đủ, tiếng tăm sẽ đồn xa.”
Lúc đó, Đức Phật khuyên Ba-la-môn Cứu-la-đàn-đầu trước khi lễ bốn pháp thành tựu, mười sáu loại lễ để tế thần và ba cách tế tự, để xin lộc trời thì hãy lo cho đúng địa vị đại Ba-la-môn của mình như vua Quán đảnh thuộc dòng Sát-lợi, phải tròn bổn phận của một vị vua lãnh đạo quần chúng nhân dân đi đã. Ý Đức Phật khuyên trước khi cầu trời thì chính chúng ta phải cứu chúng ta trước, phải quay về làm tròn bổn phận của mình đi, chứ đừng nghĩ mình là vua thì chỉ có một việc bắt nạt dân thì không đúng, phải nghĩ mình là bậc cha mẹ của dân thì hãy lo cho dân. Nếu dân đủ phương tiện sinh sống thì dân mới lập nghiệp được thì trong nước sẽ không có nổi loạn giặc cướp thì đất nước sẽ thái bình. Cũng như chúng ta lễ Phật thì hãy lo tròn bổn phận, giới phẩm phạm hạnh của mình cho đầy đủ, sống đúng với lời Phật dạy, rồi cầu nguyện là để xin Phật giúp thêm. Nghe lời Phật, các vua quan hòa nhau xem xét mình đủ bốn pháp thành tựu, mười sáu loại lễ để tế thần và ba cách tế tự chưa? Bốn pháp thành tựu như sau:
“Thế nào là đại thần thành tựu bốn pháp? Đại thần Bà-la-môn kia từ bảy đời nay cha mẹ đều chơn chánh không bị người khinh chê; đó là pháp thứ nhất. Đại thần đọc tụng thông suốt ba bộ dị học, có khả năng phân tích các loại kinh thư; thế điển u vi, không thứ nào không tổng luyện; lại giỏi phép xem tướngđại nhân, dự đóan tốt xấu, tế tự nghi lễ; đó là pháp thứ hai. Lại nữa, đại thần giỏi về ngôn ngữ, lời nóidịu dàng, nghĩa vị đầy đủ; đó là pháp thứ ba. Lại nữa, đại thần có trí mưu, dũng cảm, quả quyết, không hề run sợ; thấu hiểu tất cả mọi pháp tế tự; đó là pháp thứ tư.”
1) “Đại thần Bà-la-môn kia từ bảy đời nay cha mẹ đều chơn chánh không bị người khinh chê; đó là pháp thứ nhất.”
Bản thân vua quan chân chánh là quý rồi mà vì sao phải bảy đời cha mẹ của các vua quan này cũng phải chân chánh nữa? Tức những vị này là những người đã được hưởng một nền giáo dục đứng đắn từ nhiều đời, cõi gốc gia đình vốn thuần túy đứng đắn. Bởi vì giáo dục gia đình là quan hệ lắm, nó ảnh hưởng thấm nhuần con người từ lúc mới sinh ra như hạt giống tốt thì sẽ thành cây tốt. Hạt cam thì sẽ thành cây cam, hạt ớt sẽ thành cây ớt. Gia đình phải có nền giáo dục vững vàng từ nhiều đời thì mới chắc chắn người này là người tốt được. Còn nếu giáo dục gia đình có khi xấu, có khi tốt xen lẫn mà ngước mắt lên trời để xin cứu giúp thì cũng khó được. Bảy đời ấy đúc kết lại trong hành vi, cử chỉ, nếp sống giáo dục hàng ngày của mình khiến hiện tại chúng ta là những người có giáo dục, thuần hòa, có bản chất đứng đắn.
Bây giờ nói từng cá nhân, từng người muốn cầu Phật gia hộ ban thêm cái phước nhưng nếu chính chúng ta là kẻ bạc phước thì trời Phật cũng khó giúp đỡ. Nếu chúng ta là kẻ đã có phước thì các ngài giúp đỡ cũng dễ dàng, cho nên việc đầu tiên là vua và các đại thần phải có một nề nếp đạo đức từ ở trong bụng mẹ. Người mẹ lúc đang mang thai con, đứa con cũng có ảnh hưỏng tánh nết ngoan hiền của người mẹ. Nên người mẹ cẩn thận trong lúc mang thai phải giữ gìn, không được sân giận, tham lam, ngu si, không có những điều xấu để tinh thần đứa trẻ không bị nhiễm. Gốc rễ gia đình phải là một đại gia đình thuần lương đạo đức tốt đẹp.
Vua là vị nguyên thủ quốc gia, đứng đầu của một nước. Đại thần là những người phụ giúp, cũng như đầu với hai tay, hai chân giúp đỡ lẫn nhau nên cả vua và cả các vị đại thần này phải có những điều kiệnđạo đức tốt vững chắc thì nước ấy mới bình an thịnh vượng. Rồi tiến lên sự tế lễ cầu quỷ thần là các vị thần ấy sẽ hỗ trợ giúp đỡ thêm mà thôi. Nếu vua quan là kẻ bạc phước thì trời và quỷ thần khó giúp lắm nên điều kiện tế lễ thứ nhất là nói về giáo dục.
2) “Đại thần đọc tụng thông suốt ba bộ dị học, có khả năng phân tích các loại kinh thư; thế điển u vi, không thứ nào không tổng luyện; lại giỏi phép xem tướng đại nhân, dự đóan tốt xấu, tế tự nghi lễ; đó là pháp thứ hai.”
Muốn cho nước giàu, dân mạnh thì vua và các quan đại thần phải giỏi về nhiều mặt cả nội và ngoại điển, cả văn lẫn võ, kỹ thuật binh pháp thì mới dạy cho dân chúng được thì các nước láng giềng bên cạnh mới kính, mới nễ không dám xâm lăng chinh phục. Đây cũng ý nói vua quan, mỗi người trong triều phải lo phần tu bổ phần kiến thức, giới đức, trí tuệ và sức khỏe. Nếu thân khỏe mạnh thì tâm mới khoẻ, tâm khoẻ thì trí tuệ mới khai mà trị dân trị nước. Nếu vua ốm yếu ho hen thì trời không thể giúp để vua cai trị tốt cho dân được. Tinh thần và cơ thể phải bình an, rồi nội cung cũng phải bình an. Trước hết phải tề gia rồi mới trị quốc nghĩa là vua có biết dạy trong hoàng gia của mình được hòa ấm thì chúng ta mới cai trị dân được. Nếu bên ngoài lo việc nước, việc chính sự, rồi về nội thất mà hoàng hậu, thứ phi, công chúa, thái tử lục đục thì vua quan làm sao có đầu óc mà yên ổn mà lo việc nước; trong hoàng gia có mấy người mà mình không điều hòa được thì làm sao mình điều hòa được guồng máy chính trị của cả nước? Nên trước hết tự bản thân vua quan, thân tâm vua quan phải được bình an, hoàng gia nội cungbình an rồi mới tỏa ra dân chúng khắp xóm làng, cả nước mới yên ổn hòa thuận. Các quần thần là quan văn hoan hỉ hết lòng hỗ trợ cho vua, tướng sĩ là các quan võ cũng hết lòng hầu cận bảo vệ trên thuận dưới hòa rất hay.
3) “Lại nữa, đại thần giỏi về ngôn ngữ, lời nói dịu dàng, nghĩa vị đầy đủ; đó là pháp thứ ba.”
Vua phải được lòng dân chúng, ăn nói từ hòa ái ngữ như cha mẹ thương yêu dạy con cái thì vua mới cai trị nước được. Nếu vua quan tỏ vẽ ta đây quyền thế, hống hách, đàn áp bốc lột, ăn nói hung hăng với dân chúng thì sẽ bị dân chúng nổi dậy chống và lật đổ chánh quyền. Vì vậy, địa vị càng cao thì vua quan càng ăn nói từ hòa có lý lẽ thuyết phục thì mới chinh phục được lòng dân ủng hộ thì vua quan đó mới bền lâu ở địa vị lãnh đạo đất nước của mình.
4) “Lại nữa, đại thần có trí mưu, dũng cảm, quả quyết, không hề run sợ; thấu hiểu tất cả mọi pháp tế tự; đó là pháp thứ tư.”
Vua quan phải mưu trí dũng cãm, tinh thần vững vàng để làm trụ cột, làm nơi nương tựa cho triều chính và cho cả muôn dân cả nước. Vua phải biết tính toán, lo tròn bổn phận đối với dân, lo cho dân đầy đủ, phải điều hoà tình hình nhân dân trong nước. Cấp cho các quan đủ tiền để nuôi dưỡng gia đình. Giúp cho nhà nông có phương tiện để cày cáy làm ăn. Giúp vốn cho những người buôn bán để người ta có khả năng kinh doanh. Nhờ sự giúp đỡ của triều đình, dân chúng càng được yên ổn, dân chúng có yên mới quay về lo việc giáo dục cho con cái trong gia đình. Trong gia đình, con cháu có thành tựu dân tríthì trở thành những người dân hiền thiện hữu ích. Như vậy trong nước sẽ bớt đi những loạn lạc, những giặc cướp, những tai họa do nghèo đói gây ra.
Trong bài kinh Cứu-la-đàn-đầu này nói về thế gian cầu tế lễ cho đất nước sung túc, giàu có cho nên lấy của cải, vật chất và ăn uống làm nền tảng. Vì dân có no và đầy đủ thì mới khoẻ mạnh, yên ổn mà rảnh rang tinh thần để lo đạo đức luân lý. Nhờ có đạo đức thì đất nước mới được thuần phong mỹ tục, văn minh tiến bộ. Đó là ước mong của vua quan khi lập bốn pháp thành tựu. Mỗi vị lãnh đạo đều phải có bốn pháp này. Bốn pháp thành tựu này nói đủ là mười sáu pháp tế cụ để dâng lễ lên thần như sau:
1) Đại vương từ bảy đời nay cha mẹ đều chơn chánh.
2) Đại vương có dung mạo đoan chánh, thuộc dòng dõi Sát-lợi.
3) Đại vương giới đức tăng thượng, trí tuệ đầy đủ.
4) Đại vương giỏi các kỹ thuật, binh pháp chiến trận, không thứ nào không biết
5) Đại vương có uy lực lớn, thống nhiếp các tiểu vương.
6) Đại vương giỏi ngôn ngữ, lời nói dịu dàng, đầy đủ nghĩa và vị.
7) Đại vương có nhiều tài bảo, kho lẫm tràn đầy.
8) Đại vương có trí mưu, dũng mãnh và quả cảm, không hề khiếp nhược.
9) Đại vương muốn tế tự, trước đã nói cho nội cung.
10) Đại vương muốn tế tự, trước đã nói với Thái tử và các hoàng tử.
11) Đại vương muốn tế tự, trước đã nói với quần thần.
12) Đại vương muốn tế tự, trước đã nói với tướng sĩ.
13) Tôi bảy đời trở lại cha mẹ chơn chánh, không bị người khinh chê.
14) Đại vương đọc tụng thông suốt ba bộ dị học, có khả năng phân tích các thứ kinh thư, thế điển u vi không thứ nào không lão luyện, lại giỏi phép xem tướng đại nhân, dự đoán cát hung, tế tự nghi lễ.
15) Đại vương khéo léo nơi ngôn ngữ; nói năng dịu dàng, đầy đủ nghĩa và vị.
16) Đại vương đủ mưu trí, ý chí không khiếp nhược, không phép tế tự nào mà không hiểu rõ.
Chúng ta mượn lời Đức Phật dạy nhà vua Quán Đảnh để chúng ta ứng dụng trong đời sống nhà chùa như chúng ta lập Đàn Dược Sư, Đàn chẩn tế, Tam thời hệ niệm, vv... cầu Phật và long thần gia hộ. Chúng ta muốn cúng vái để Phật chứng tâm giúp đỡ thì chúng ta phải có nhân duyên với Phật. Những chúng sanh vô duyên với Phật thì Phật không cứu được, nghĩa là dạy nó mà nó cứ quay lưng nó đi. Nó không vâng lời, không tương ứng lời Phật dạy thì Phật không thể cứu được. Đó là một cái bất năng của Đức Phật. Đức Phật sẽ gia hộ cho lời tha thiết cầu nguyện của mình nhưng trước hết mình phải có cái nhân rồi Phật mới làm duyên. Cũng như muốn có cây ổi thì trước hết phải có hạt ổi, rồi có người trồng đổ thêm nước, cho thêm đất, làm rào bảo vệ thì cây mới lên. Chứ bây giờ trông mong những duyên bên ngoài cho có người trồng, có nước, phân bón, nhưng không có hạt ổi thì chúng ta không thể có cây ổi được, nên trước hết chúng ta phải có nhân trước. Việc tế lễ này áp dụng vào đời sống trong nhà chùa cũng như vậy, muốn cầu Phật thì phải dâng 16 lễ phẩm như sau:
1) Chơn chánh an hòa: vua Quán Đảnh tức là vị trụ trì lớn nhất trong chùa và các quan đại thần hộ phápcho vua là ban chức sự trong chùa. Đối với thế gian thì đời sống vật chất và món ăn là quan trọng, trong chùa cũng vậy: “Có thực mới vực được đạo”. Thân thể cần điều hoà ăn uống, ngủ nghỉ đầy đủ cho thân được khoẻ mạnh thì tâm mới an, rồi trí tuệ mới khai, tuy nhiên trong chùa lấy Phật pháp, lấy tâm đạolàm món ăn quan trọng hơn cả. Bởi vì, Đức Phật dạy rằng tâm có an thì thân mới khoẻ. Tâm lo lắng héo ruột, héo gan thì toàn thân cũng khô héo không có sinh lực. Đã đành Đức Phật không phủ nhận thân phải điều dưỡng ăn đủ chất, nhưng món ăn tinh thần quan trọng nhất là Phật pháp để cho chúng ta rảnh rang tinh thần buông hết những hờn, những giận, những phiền, những nhọc, những lo âu thì khiến cho tâm chúng ta được an. Khi tâm an thì bộ thần kinh được khoẻ, do đó nó mới điều hòa kiện toàn cơ thể.
Không khí sinh sống trong chúng được mát mẽ điều hòa thì tập thể ấy mới hòa ấm mà có hòa ấm thì đoàn thể ấy mới yên ổn mà tu tập giải thoát. Thực hiện làn không khí đừng nóng nảy, đừng bực bội tức tối, đừng gieo những đau đớn khó khăn cho nhau, đừng mua những rắc rối khó chịu cho nhau. Vị pháp sư là người nuôi dưỡng tinh thần, bổi dưỡng đời sống tinh thần cho đại chúng được bình an khang cát và cứ thế theo luân lý, theo đạo đức, theo những lời hiền thánh, chúng ta dần dần đi lên. Thắng khí trong tập thể, trong đạo tràng khiến cho chúng ta kiếp này, kiếp sau mãi mãi đi về cảnh giới bình an yên ổn. Như thế, trước khi lo tế lễ, ngữa lên trời lễ bái bốn phương, chúng ta phải sữa soạn cho thân của chúng ta phải đúng pháp. Đó là lễ phẩm đầu tiên chúng ta dâng Phật, rồi mới xin Phật cầu cứu sau.
2) Dung mạo đoan chánh, thân tâm khỏe mạnh: Vị trụ trì và ban chức sự cũng phải dung mạo đoan chánh, thân thể khoẻ mạnh. Đây là lễ phẩm để vị trụ trì và ban chức sự dâng lên Phật trước khi lập đàn niệm Phật hay đàn cầu nguyện nào. Vị trụ trì phải lo cho chúng ăn uống điều hòa, nếp sống an ổn, giữ giới luật nghiêm chỉnh thì sắc mặt chúng mới tươi tỉnh oai nghi đoan chánh. Bản thân vị trụ trì và ban chức sự cũng phải khoẻ mạnh, chứ ốm yếu bịnh hoạn thì công việc làm không đến nơi, đến chốn. Phải có cơ thể an ổn, khoẻ mạnh, tinh thần vững chải đoan chánh thì việc tế lễ mới chu đáo được.
3) Giới đức đầy đủ: Vị trụ trì và ban chức sự phải có giới đức đầy đủ thì mới lập đàn tế lễ. Chứ không phải đi sắm trâu, sắm bò cắt cổ lấy máu tế thần. Không phải đi lo lễ vật bên ngoài mà chính thân tâmmình là lễ vật quan hệ nhất. Phải thực hiện lời Phật dạy và có nếp sống sáng suốt. Trí tuệ của nhà chùa là người không tham, không sân. Ban chức sự không có quý riêng người này, giận ghét người kia. Không có chênh lệch thiên tư mà phải sống bình đẳng như pháp. Tướng mạo của người có trí tuệ là không có tham, không có sân. Tham là mặt phải. Sân là mặt trái của cái si mê. Vị trụ trì và ban chức sự phải có giới đức gương mẫu thì chúng mới nghe theo lời hướng dẫn của mình và tận lòng kính trọngphục tùng theo để guồng máy trong tập thể được trôi chảy tốt đẹp.
4) Kỹ thuật binh pháp giỏi: Vị trụ trì và ban chức sự phải biết rành các công việc chuyên môn của mình. Vị tri khố thì phải giỏi nấu ăn, vị tri chúng thì giỏi điều khiển đại chúng, vị giáo thọ thì giỏi chuyên môn để có thể truyền trao văn hóa và Phật pháp cho đại chúng tức vị này phải thấu đáo Phật pháp và có trình độ văn hóa đáng tin tưởng. Ai phụ trách việc nào thì phải có cái tài và trách nhiệm trong sự việc ấy của mình. Ngoài đời thì dùng binh lính để bảo vệ quốc độ, trong đạo phải cần người có trình độ văn hóa, thâm hiểu Phật pháp và cần nhiều phương tiện kỹ xảo để sự nghiệp hoằng pháp được truyền bá hữu hiệu.
5) Uy lực: Vị Trụ trì và ban chức sự không nên dùng thế lực của mình mà ức hiếp chúng hay đối xử không có bình đẳng, ngoài ra vị trụ trì và ban chức sự đừng nên để những thế lực bên ngoài khuất phục mình. Ví dụ vì sợ thế lực rồi chùa mình chứa những người xấu thì không được. Không chấp nhận những phần tử có thế lực mà bậy bạ trong chùa, cho nên vị trụ trì phải vừa có mưu trí, vừa dũng cảm, tinh thần vững vàng, không khiếp nhược.
Chúng ta phải có trí tuệ, tùy cơ ứng biến tìm cách tiến thoái cho hợp thời và lợi ích thì thôi. Tâm mình cốt ý chân thành thực hiện ý của Phật, vững vàng tin ở phước báo. Hễ chúng ta có phước thì chúng tavẫn đứng vững. Cho nên cứ lo về học Phật, học đạo đức cho chân thật. Rồi tùy phước mình được đến đâu hay đến đấy. Chúng ta có tinh thần vững vàng là một lòng tin ở lý nhân quả. Tin ở Phật pháp, tin ở ngôi Tam Bảo. Lương tâm của chúng ta phải chân thành. Bồi bổ đức chân thành ở nơi đại chúng. Sống cho đúng với Phật pháp rồi chết cũng được. Nếu được sống để tu lâu dài thì càng hay còn nếu khôngmay mà chết thì cũng được vì mình sống đúng thì chết cũng vẫn vui. Cho nên có tinh thần đừng quản ngại, phải dũng cảm, không sợ mất lòng người này, không sợ mang tiếng chuyện kia. Sợ cái này sợ cái kia thì chúng ta sẽ khó sống. Cho nên đây, Phật khuyên chúng ta cần có tinh thần vững vàng, không sợ uy lực, tin chắc ở lý nhân quả. Cứ quay lại tin chắc ở tâm mình nếu chúng ta thật sự vâng lời Phật thì chết cũng dược. Hễ cứ không quản ngại thì không sợ hãi thì xa lìa vọng tưởng điên đảo. Nếu mình còn quản ngại sợ thân này mất hay còn, sợ mình thiệt hại cái này cái kia, sợ mang tiếng và có 100 thứ sợ hãi khác thì chúng ta sẽ lao đao lên xuống theo những uy hiếp này. Còn bây giờ cứ bình tĩnh quay lại tin chắc ở cái tâm mình. Hễ nó đúng với Phật pháp thì tha hồ bên ngoài muốn nói gì thì nói, làm gì thì làm, mình cứ bình tĩnh. Như thế là có tinh thần vững vàng.
6) Lời nói mềm dịu, nghĩa lý đầy đủ: Trước khi tế lễ thì vua cầu trời, còn chúng ta cầu Phật. Phật bắt chúng ta phải có lễ phẩm của lời nói mềm dịu, nghĩa lý đầy đủ chứ không phải là lễ phẩm của hoa hương bông trái, xôi chè bánh trái. Trong sáu pháp lục hòa (thân hòa đồng trụ, khẩu hòa vô tránh, ý hòa đồng duyệt, giới hòa đồng tu, kiến hòa đồng giải và ý hòa đồng huân) thì khẩu hòa vô tránh là để bảo vệsự hòa ấm trong chúng. Có hòa thì mới yên, có yên thì mới còn. Không có hòa thì tan vỡ. Sáu pháp mà đây chỉ nói một pháp thiết yếu cần nhất là lời nói.
Nếu chúng ta ăn nói cộc cằn, dáng điệu khiêu khích thì không thể nào mà an ổn được. Sống một mìnhcũng không được nữa huống chi là để cho đoàn thể bảo tồn được. Vị trụ trì là đỉnh đầu mà ban chức sự là hai tay, hai chân. Nếu đầu và tay chân được vững vàng thì tất cả đều cùng vào một mối. Từ vị trụ trì, ban chức sự gương mẫu an hòa từ ái thì đại chúng mới ôn hoà lễ độ với nhau.
7) Kho báu giàu có: Đức Phật dạy chúng ta tạo phước và có vật chất để lo cho Tam bảo, nhưng muốn có phước, có tiền trong kho để xả ra lo cho đại chúng thì chúng ta phải lo bồi bổ kho quan trọng của chúng ta cho phong phú tức là kho đạo đức trong chùa. Nếu vị trụ trì có những dáng diệu hay hành vikhông được chánh đáng, ban chức sự không được đúng đắn thì chùa không có vững và không có uy tínđể thập phương cúng dường. Tuy không mong sự cúng dường, Phật dạy chúng ta không được cầu danh lợi, vì chính nếp sống chân thật đạo đức trong chùa khiến cảm ứng Phật tử đến cúng dường. Nếu chúng ta có những nền tảng đạo đức ấy thì chúng ta sẽ có đủ hết mọi thứ, thập phương không để chúng ta thiếu thốn thứ gì. Nếu chúng ta không có kho tàng thật của mình và chúng ta chạy theo tiền bạc danh lợi thì có khi chúng ta rỗng tuếch và thật nghèo nàn. Cho nên, chúng ta phải lo ngân quỹ đạo đức của chùa, đạo đức của từng mỗi người, tất cả trên dưới trong ngoài, sống vững, chân chánh rõ ràng. Nếu kho đạo đức mà có nhiều thì chùa ấy sẽ vững bền lâu dài.
8) Mưu trí dũng cảm: là sự lanh khôn trí tuệ. Là bậc xuất gia, chúng ta có thể không có mưu trí nhưng chúng ta có dũng cảm và tinh thần vững vàng không khiếp nhược. Trong bảy pháp diệt tránh (bảy phương pháp để diệt sự tranh cải) mà Đức Phật dạy, có một pháp là thảo phủ địa (che lấp đi không nói tới) nghĩa là có những hoàn cảnh cần phân tách mổ xẻ giảng hòa nhưng cũng có những hoàn cảnh cần phải làm lơ bỏ qua. Cho nên tùy trường hợp mà xử lý chứ không nói khư khư một phía được.
Có những trường hợp, người phạm lỗi đang bị đau tim nặng thì mình không nên vội vàng cử lỗi, để cho người ta có thời gian sửa. Nếu cử lỗi mạnh rồi đại chúng hắt hủi, khiến vị phạm lỗi đau khổ, chết vì đứng tim, như vậy mình phạm tội sát sanh. Cho nên phải tùy hoàn cảnh, tùy việc làm cho nên đây nói là mưu trí, phải có trí tuệ biết khai (mở), giá (ngăn), trì (giữ), phạm (vi phạm), biết tiến, biết thoái, khi nào nên làm thế này, khi nào nên làm thế khác. Có khi mình đi thẳng, có khi mình đi cong, có khi đi giật lùi. Đây gọi là mưu trí uyển chuyển chứ không phải một bề cứng ngắc. Công việc cốt yếu là ở tâm mình, nên thành thật, một lòng giúp đại chúng và mong cho đại chúng tiến tu. Chỉ cốt đem tâm thành thật còn việc làm thì tùy nghi uyển chuyển hợp thời lợi ích. Có khi cùng một việc ấy nhưng biết lúc nào nên áp dụng và lúc nào là không nên áp dụng.
Các tổ dạy: “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan. Lìa kinh một chữ tức đồng ma thuyết”. Nếu y kinh tức là cứng ngắt y từng chữ, từng chữ mà làm việc thì ba đời chư Phật bị oan, bị hiểu sai ý. Còn không y kinh, không cần lời kinh Phật thì đó là ma nói rồi, chứ không phải Đức Phật nói. Ý Phật khuyên chúng ta phải hiểu tận đáy, thông suốt, rồi tùy hoàn cảnh, tùy cơ duyên uyên chuyển chứ không có khư khư cố chấp.
9) 10) 11) 12) Báo với Nội cung, Thái tử, Quần thần, Tướng sĩ là có tổ chức tế lễ như vậy: Vua quan phải báo cho thần dân và hoàng tử cùng mọi người biết là triều đình sắp tổ chức tết lễ như vậy. Cũng thế, lễ phẩm thứ 9, 10, 11, 12 dâng lên Phật là vị trụ trì và ban chức sự phải báo cho đại chúng ngay cả với các vị sa-di-ni hình đồng để chỏm mới tu là “Chúng ta sắp có đại lễ tế đàn”. Chúng ta đừng có nghĩ lớp sa-di-ni và nhóm hình đồng là bọn bé tí, nên không cần báo. Vì sao? vì vị trụ trì và ban chức sự lo cúng phật và tế lễ đây là cốt cho đại chúng được bình an, đại chúng tức là lớp sa-di-ni và hình đồng đó. Chúng ta mong đại chúng bình an thì lòng mong đó phải hòa từ trên xuống đưới. Các vị trên thì đoái tình xuống dưới mà các em nhỏ thì ngữa lên nhìn các ngài lớn bằng con mắt yêu thương. Đại chúng biết vâng lời và kính quý những vị lớn, có như vậy thì guồng máy mới nhịp nhàng êm đẹp. Chúng ta mong sự an ổn cho đại chúng. Vị trụ trì và ban chức sự cũng vì đại chúng mà thở; ăn là cũng vì đại chúng mà ăn và sống là cũng vì đại chúng mà sống, cho nên cần phải biết vì đại chúng. Đã là một ban chức sự thì không phải là một cá nhân riêng biệt. Chúng ta chỉ là một cái căm trong vòng bánh xe, cho nên mỗi người phải điều hòa, phải đầy đủ 16 lễ phẩm, như ông vua phải dâng cúng lên trời, thì chúng ta phải có 16 lễ phẩm này để dâng lên Đức Phật.
Vị đứng lo tế lễ là vị trụ trì và ban chức sự. Vua sống là vì nhân dân, nếu nhân dân không bình an thì làm vua với ai? Vị trụ trì và ban chức sự cũng sống vì đại chúng, đại chúng chính là tâm hồn của vị trụ trì và ban chức sự. Vị trụ trì, ban chức sự và đại chúng mỗi người một phần trong đoàn thể tăng già, nhất nhất vâng lời Phật. Sống đúng như Phật đã dạy thì nhất định không cần cầu phúc mà chúng ta vẫn có phúc lộc đến.
Ba điều kiện tế tự: Ngoài bốn pháp thành tựu, 16 pháp tế cụ còn phải có ba điều kiện tế tự nữa thì mới thành tựu các sự tế lễ này. Ba điều kiện đó là:
1) Từ tâm bố thí
2) Bình đẳng bố thí
3) Đã bố thí, đang bố thí và sẽ bố thí
Phải có ba điều kiện này thì đàn tế lễ mới thành tựu. Chúng ta hay lập đàn tế lễ và thấy đủ điều kiện bố thí thì hãy lập. Vua cầu trời, cầu những bậc thế lực ban phước cho vua, còn chúng ta thì cúng lên ông Phật.
1) Từ tâm bố thí: Vua và quan phải từ tâm bố thí cho nhân dân của vua. Vậy đây không phải là lễ phẩm dâng lên trời, lên Phật mà lại là lễ phẩm bố thí, ban xuống cho quần chúng nhân dân. Tại sao lễ phẩm không dâng lên trời mà lại đi ban khắp cả xuống dưới cho dân chúng? Thật ra, trời đâu có thiếu cơm ăn áo mặc. Nếu mình biếu cơm, chắc trời sẽ không ăn, vì trên trời có nhiều món cơm thơm mỹ vị hơn. Món chúng ta cho là ngon nhất thì đối với trời không có nghĩa lý gì cả. Cũng như bây giờ chúng ta chọn những hoa thật quý, hương thật thơm để cúng Phật thì Phật chỉ nhận tâm thành của mình thôi. Đức Phật dạy chúng ta không nên đắm vào sáu trần sắc thanh hương vị; không đắm vào hoa đẹp hay hương thơm; hãy cúng với tất cả lòng thành của mình.
Trong một gia đình nếu con muốn làm vui lòng cha mẹ thì thế nào? Nên đem miếng ăn ngon biếu cho cha mẹ, hay có bánh kẹo gì biếu thì cha mẹ cũng vui nhưng cái gì làm cho cha mẹ vui lòng hơn? Không cần nịnh hót cha mẹ, cứ thật lòng tử tế tốt bụng với các huynh đệ thì bậc làm cha mẹ sẽ vui lòng hơn. Đức Phật chỉ có một lòng thương tất cả chúng sanh. Bây giờ chúng ta theo Phật mà chúng ta có lòng thương tất cả chúng sanh thì Đức Phật sẽ vui. Với con chó mình tội nghiệp, với con mèo mình tội nghiệp, với tất cả muôn loài vạn vật mình thương xót. Mình đồng một từ tâm với Phật thì Phật có vui lòng không? Đấy là chúng ta cúng dường Phật, thay Phật lo cho những loài vật. Những con mèo, con chó chịu biết bao đau khổ, bao nhiêu nổi khổ âm thầm mà chúng không nói được, chỉ biết cam chịu. Bây giờ chúng ta thay Phật, đỡ đần, giúp đỡ cho chúng thì như thế Phật rất vui lòng. Đó là từ tâm bố thí.
2) Điều kiện thứ hai là bình đẳng bố thí: Đức Phật không nói ‘hoan hỉ bố thí’ mà nói từ tâm bố thí, nghĩa là từ tâm thương cả người xấu và người tốt để bố thí. Đàn tế lễ này kêu chúng ta không được bỏ lơ những người xấu ác, mình phải thương và tìm cách giúp đỡ. Vẫn tìm cách giúp đỡ để cho những người xấu trở về với lương thiện, chứ đừng bao giờ khởi tâm ghét những người ác. Nếu chúng ta ghét họ thì chính chúng ta cũng ác rồi. Cho nên điều kiện là bình đẳng bố thí cho cả người tốt và xấu.
3) Điều kiện thứ ba là bố thí trong ba thời. Khi chúng ta sữa soạn tế lễ là quá khứ, đang làm tế lễ là hiện tại, ngày mai sẽ làm tế lễ là tương lai. Đối với pháp môn tế lễ trong cả ba thời này, chúng ta một lòng tin, chúng ta hoan hỉ tin để thực hiện, chúng ta đang sữa soạn làm, đang làm và đã làm xong rồi. Nghĩ lại ba thời, chúng ta vẫn một lòng muốn bố thí chứ không hối tiếc gì cả, vui vẽ để tế lễ cả ba thời.
Trong nhà chùa cũng áp dụng ba điều kiện tế lễ này như sau:
1. Từ tâm bố thí: Khi chúng ta dâng thực phẩm lên cúng Phật, cúng rồi chúng ta chia nhau ăn hết, chứ Phật không có lấy. Từ tâm bố thí là chia đều thức ăn cho tất cả đại chúng, cho các con của Phật tức là Phật vui lòng. Các con của Phật ăn rồi bình an thì tự nhiên Phật vui lòng, chứ không cần nịnh hót Phật nhiều, càng nịnh hót càng mệt. Cứ một lòng lo cho chúng sanh tốt đẹp, là Phật sẽ ban phước cho các sư trụ trì và toàn ban chức sự.
2. Bình đẳng bố thí: Bàn tay có ngón dài ngón ngắn, nhiều người có phước từ nhiều đời, nhưng có nhiều người thiệt thòi kém cõi, hay cáu gắt gỏng và tánh tình khó chịu. Vị trụ trì và ban chức sự phải một lòng thương xót bình đẳng, đối xử đồng đều, mong cho đại chúng đều tiến bước, đều thực hiện được Phật pháp, đều sống đúng với lời Phật dạy. Chúng ta cần tâm bình đẳng thương xót như người mẹ có năm đứa con. Bốn đứa đầu giàu có làm ăn được, còn đứa thứ năm thì xì ke ma túy, hư hỏng, nghèo khổ thì người mẹ sẽ lo lắng, thương xót đứa dại dột hư hỏng nhiều hơn. Đức Phật đối với chúng ta cũng thế, sư cô trụ trì, các ban chức sự tài giỏi đãm đang, Phật quý phước đức các vị đó dồi dào, nhưng tấm lòng của Phật vẫn lo âu cho những đứa dại dột như con sâu, con kiến, con trùng, con muỗi muôn loài vạn vật còn đang trầm luân. Đó chính là chỗ lo âu của Phật, chỗ thương xót của Phật và các vị bồ tát.
Các vị trụ trì và ban chức sự cũng thế. Hãy đoái tâm đến các chúng sanh hãy còn dại, hay cáu, hay gắt, hay tham, hay si. Đó chính là chỗ để tâm của ban chức sự và sư trụ trì. Bố thí tình thương bình đẳng là phép tế lễ này, nghĩa là cứ ăn ở tốt với mọi chúng sanh đi thì chính là chúng ta dâng lễ phẩm lên trời Phật.
3) Bố thí ba thời: Tin chắc phương pháp tế lễ này cả ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai cũng giống như vậy. Đừng lo là chúng ta chưa mua hoa đẹp, hương quý cúng Phật vào ngày tế lễ thì mình mất phước, đừng lo cái đó. Không phải là dâng lễ phẩm lên Phật mà chúng ta nên đem tâm Phật, thực hiện hạnh Phật đối với cả đại chúng. Chúng ta tin phương pháp tế lễ này là đúng là phải, đem phước đức cho mình và cho tất cả. Khi sữa soạn tế lễ chúng ta thật lòng tế lễ như thế, đó là tương lai tế lễ. Đang thật hành tế lễ, chúng ta cũng một lòng như thế. Chúng ta tin việc này đem phước báu đến cho bản thân trụ trì, ban chức sự và cả đại chúng, đó là hiện tại tế lễ. Sau khi tế lễ rồi thì không ân hận. Một lòng tin chắc rằng chúng ta sẽ được phước và tất cả đại chúng sẽ được phước, đó là quá khứ tế lễ. Cả ba thời chúngta tin chắc phương pháp này có lợi ích.
Đức Phật dạy nếu ai thực hành bốn pháp thành tựu, 16 lễ phẩm và ba điều kiện tế tự mà làm đúng như vậy thì công đức lớn. Đại Bà-la-môn Cứu-la-đàn-đầu lại bạch Phật ngoài bốn pháp thành tựu, 16 lễ phẩm và ba điều kiện tế tự này có cách nào nữa có công đức hơn? Đức Phật dạy cách thứ hai là cúng dường những sự trong đời sống, như cúng dường thực phẩm hoặc xây phòng xá cho chúng tăng, nhưng công đức cúng dường ấy vẫn là việc đem tâm ra bên ngoài nên phước báo vẫn còn kém.
Đại Bà-la-môn Cứu-la-đàn-đầu lại bạch Phật có cách nào nữa để có công đức hơn cách thứ hai không? Đức Phật dạy có một cách thứ ba hay hơn nữa là pháp Tam quy, thọ ngũ giới, từ bi thương tưởng tất cả chúng sanh, khoan dung tha thứ đừng giận hờn, mong cho mọi người được sự an ổn yên vui. Nếu chúng ta có tâm từ thì chỉ bằng thời gian vắt sữa một con bò, công đức cũng còn lớn hơn cách thứ hai.
Cứu-la-đàn-đầu lại hỏi có cách nào hơn công đức thứ ba? Đức Phật dạy cách thứ tư là xuất gia trì giớilà công đức cùng tột cho đến thành công đắc quả, chứng tam minh. Tam minh là ba loại sáng suốt là thiên nhãn mình (có con mắt sáng thấy suốt địa ngục và trên trời), túc mạng minh (sáng suốt thấy được kiếp trước), lậu tận minh (rửa sạch không còn phiền não), không còn một chút nào để vào sanh tử thì như thế là giải thoát. Công đức không còn sanh tử là công đức tối thượng hơn cả.
Tại sao xuất gia trì giới lại hơn cả? Vì ở thế gian này ái dục là mối lo lớn. Lậu là chướng ngại đáng sợ, cho nên chỉ có sự xuất ly là tối thượng. Chúng ta thì cứ lăng xăng lo cúng kiến, tế lễ ở chín tầng trời, rồi cầu Phật, Bồ tát, cầu những ai đâu trên cao mà không biết tai nạn nguy cấp đang ở ngay trong mình. Ví dụ có rắn độc, nuôi bốn, năm con rắn độc trong nhà mà cứ đi tìm thầy thuốc ở tận đâu, cứ cầu làm sao mà hết khổ, được phước an vui hay đi ra bắc, nam hay đi Ấn Độ, Hoa Kỳ đi tìm thầy thuốc ở tận đâu đâu thì liệu có thoát được không? Sẽ không thoát được mà hãy quay lại, lo bắt rắn độc tham sân si ra để thoát các nạn bị chết vì nộc độc.
Đức Phật dạy chúng ta có tám vạn bốn ngàn phiền não, nói gọn là ba độc tham sân si. Ba độc này chúng ta đã nuôi trong tâm mình từ vô thủy đến giờ. Vì những độc này chứa trong tâm khiến lời nói việc làm, ý nghĩ của chúng ta đầy các sai quấy và khiến cảm quả báo cứ phải luân hồi sanh tử. Nếu chúng tacứ tế lễ hay cúng dường thì được phước, được phước thì sẽ được vui, nhưng còn tội báo phải vào địa ngục. Hưởng xong sự sung sướng ở cõi trời thì vào địa ngục thì có gọi là nghiệp chướng không? Cho nên, trong các công đức tế lễ hay cúng đường thì công đức xuất gia loại trừ ba độc tham, sân, si là tối thượng. Đó là lý do Đức Phật dạy đại Bà-la-môn Cứu-la-đàn-đầu trong những pháp như bốn pháp thành tựu, 16 phép tế lễ, ba pháp tế tự, trai tăng, xây phòng xá, giữ ngũ giới, quy y thì công đức xuất gia, giữ phạm hạnh, chứng ba minh, không còn rơi lọt vào sanh tử là công đức tối thượng. Như vậy, hướng về những bậc có đức như các vị trời hay Đức Phật để chúng ta cầu tha lực của các ngài thì sẽ ít phước so với việc chúng ta tiêu trừ ba độc tham sân si của mình hoàn toàn, vì các ngài mong muốn chúng ta giải thoát. Như vậy, khỏi phải đi cúng và cầu ở đâu, cứ một lòng tự mình trừ sạch vô minh, đuổi sạch những rắn độc từ vô thuỷ đã ở trong lòng mình đi thì công đức sẽ vô lượng.
Để trừ được hoàn toàn tham sân si thì chúng ta chỉ có một cách là xuất gia trì giới hoàn mãn, tu cho đếnngày chứng quả. Chứng quả nghĩa là tiêu cho hết những độc tham sân si trong tâm đi. Nếu còn để những xấu, những độc trong tâm thì còn đọa lạc. Nếu hưởng phước tế tự, cúng dường mà còn đọa lạcđể xuống địa ngục thì sự hưởng phước đó cũng chẳng có vui gì. Cho nên, Phật khuyên chỉ có một việc hay hơn cả là xuất gia, đừng lo đi cầu phước mà lo sửa mình, làm thế nào cho tâm của mình sạch những lỗi lầm thì khỏi đi cầu phước mà chính mình được giải thoát. Nếu được giải thoát thì công đứcgiải thoát này là tối thượng. Chứ còn bây giờ trong nhà chứa đầy rắn độc, ở chung với rắn rất nguy hiểm mà lại cầu thầy thuốc ở đâu thì không thiết thực. Thế gian cũng thế, nhiều người cứ lo đi cầu phước, tìm cách nào có nhiều phước; cái gì được hưởng phước nhiều nhất thì làm, ít phước thì không làm. Nên đại Ba-la-môn Cứu-la-đàn-đầu hỏi Đức Phật phước báo nào nhiều, hỏi cho đến kỳ cùng và cuối cùng Đức Phật bảo là rửa cho sạch những sai quấy mê lầm, độc ác ở trong mình. Đừng có những ô nhiễm thì tự mình không có rơi vào đường sanh tử mà không rơi vào đường sanh tử thì mình được an vui yên ổn, không phải đi cầu khẩn ở đâu cả.
Tóm lại, đại ý bài kinh Cứu-la-đàn-đầu này, Đức Phật dạy chúng ta là loài người cũng như tất cả muôn loài, muôn vật đều sợ khổ và cầu vui. Chung quy vẫn ở hai chữ khổ và vui; những ai muốn vui thật nhiều, vui mãi vui hoài không có tí khổ đọa lạc nào thì phải lo tu giải thoát. Muốn cầu vui giải thoát thì chỉ có cách là xuất gia, chịu khó tu và gột những lầm mê của mình. Quay về tâm mình rửa cho sạch, sám hối hết những lỗi lầm đi, đừng tái phạm nữa. Tu pháp Tứ niệm xứ cho đến nơi đến chốn, cho đến khi diệt sạch hết những vô minh, chứng được tam minh nghĩa là sáng suốt ra khỏi đường luân hồi sanh tửthì chúng ta sẽ rửa sạch không còn một vết gì để luân hồi, không còn một chút gì để vào trong đường sanh tử nữa. Khi chúng ta là thánh hiền, không còn những lỗi lầm sai quấy thì chúng ta sẽ hết khổ, mà hết khổ tức là được niềm vui vi diệu giải thoát.
Tuy nhiên, cũng không phải vì thế mà từ đây chúng ta xem nhẹ tất cả các hình thức nghi lễ cúng kiếng, không cúng hoa, cúng hương, không cúng Phật thì cũng không được. Khi chúng ta thấy ai người ta cúng tế lễ thì đừng có chê bai, đừng có bông đùa nói cúng như thế là vô ích, hoặc khuyên họ cứ quay về tu đây mới thật là cúng Phật, còn những hình thức như dâng hoa, cúng hương, các thứ lễ phẩm như thế là vô ích. Nếu miệng chúng ta chê bai sự cúng dường, cản trở sự cúng dường của Phật tử thì về sau chúng ta lại chịu một tội báo lớn. Vậy, vâng theo A-hàm, chúng ta vẫn tế lễ, vẫn cúng Phật như hàng ngày chúng ta cúng, nhưng chúng ta hãy nhớ tu tâm, tu nhân giải thoát, bởi vì Phật sợ nhiều khi chúng ta bỏ nhân mà chạy theo duyên. Mười phương chư Phật giúp tha lực cho chúng ta cũng chỉ là cái duyên, nhưng cần nhất là cái nhân, chính bản thân chúng ta phải có sự tu hành. Đức Phật như người đổ thêm nước, bón thêm phân để cho cây cối được tốt, nhưng hạt giống là phải do mình gieo.
Hạt nhân quan trọng, nhưng nếu không có duyên cũng không được. Cũng cần phải có duyên, cho nên chúng ta vẫn phải nương thần lực Phật. Chúng ta phải quay về lo cái tu thật sự của chúng, đó là đúng như pháp tế lễ ở đây và chúng ta phải tin có oai thần ngôi Tam Bảo thật sự đã giúp đỡ chúng ta rất nhiều. Những người học kinh A-hàm là những vị chẳng những biết tu nhân mà còn biết cầu duyên. Cho nên nếu có người cầu duyên chúng ta không được cản trở, hay cắt ngang cái duyên của người ta. Chúng ta phải cẩn thận, chứ đừng bảo ở bài kinh Cứu-la-đàn-đầu, Đức Phật bảo chỉ cần tu là được rồi, không cần cúng dường, thế là chúng ta có nhân mà thiếu duyên cũng không được, phải đủ cả hai nhân và duyên mới bảo đãm cho chúng ta trên đường giải thoát khỏi lậu hoặc đáng sợ. Đức Phật tóm lại ý trên bằng bài kệ như sau:
Tế tự, lửa là nhất.
Đọc tụng, thơ là nhất.
Loài người, vua là nhất.
Các sông, biển là nhất.
Các sao, trăng là nhất.
Ánh sáng, mặt trời nhất.
Trên, dưới và bốn phương,
Phàm sanh vật hiện hữu.
Chư thiên và người đời,
Duy Phật là tối thượng.
Ai muốn cầu đại phúc,
Hãy cúng dường Tam bảo.
Sau đó, Đức Thế Tôn thuyết pháp cho đại Bà-la-môn Cứu-la-đàn-đầu về thí, giới, về sanh thiên; nói dục là tai họa, phiền não là chướng ngại, xuất ly là tối thượng, phân bố, hiển thị các hạnh thanh tịnh. Rồi Thế Tôn quán sát Bà-la-môn, ý chí đã mềm dịu, ấm cái đã vơi nhẹ, dễ được điều phục. Ngài liền giảng thuyết cho Cứu-la-đàn-đầu về khổ thánh đế, phân biệt hiển thị, thuyết tập thánh đế, tập diệt thánh đế. Cứu-la-đàn-đầu ngay trên chỗ ngồi mà xa lìa trần cấu, đắc pháp nhãn tịnh. Cũng như tấm lụa trắng rất dễ nhuộm màu, Bà-la-môn Cứu-la-đàn-đầu cũng vậy, thấy pháp, đắc pháp, thành tựu đạo quả, quyết định an trú, tự tín, đắc vô sở úy.
- NĂM TRIỀN CÁI
Kinh Thanh Tịnh (Trường A Hàm, số 17), KinhA-ma-trú (Trường A Hàm, số 20), Kinh Đa Giới (Trung A Hàm, Phẩm 14, số 181), Phẩm Thiện Tụ (Tăng Nhất A Hàm, Năm Pháp, 32. Kinh số 2) và nhiều kinh khác trong A-hàm giảng nhiều về năm triền cái, vì nó chính là nghiệp của tất cả chúng sanh.
Ngũ cái là tham, sân, hôn trầm, nghi và trạo hối. Làm thế nào để chúng ta trừ ngũ cái? Đức Phật thường khuyên chúng ta phải ưa thích ở nơi vắng vẽ, an tĩnh, mới quán thấy biết tâm của mình, còn nơi bận rộn thì mắt mãi ngó, tai mãi nghe, thân phải chạy thì chúng ta không có thời gian để quán thấy mình được rõ ràng.
Đức Phật dạy ăn xong rồi thì thu xếp y bát, kiết già đoan thân, ngồi cho thẳng lưng, nếu lưng còng thì tâm loạn, cho nên bắt buộc phải thẳng lưng. Ý niệm chân chánh tu các pháp quán về ngũ cái hoặc là an định vào hơi thở, quán sổ tức. Trong lúc an định ấy, ý tưởng chân chánh, trú tâm một chỗ, đừng để ýnghĩ sang một nẽo khác thì như thế không gọi là chánh niệm. Chánh niệm là mình phải làm chủ, định tâm việc chúng ta đang làm, phải nhớ tới việc quán chiếu ngũ cái này.
Ngũ là năm. Cái là úp chụp, nghĩa là nó giữ chặt chúng ta lại, úp mình lại trong quyền hạn của nó. Ngũ cái còn gọi là năm triền cái. Triền là trói buộc, cái là úp chụp.
1) Tham: Trong đầu nghĩ đến việc tham ăn, tham sắc, tham tiền thì từ trên trán cho đến gót chân đều khởi lòng tham muốn. Lòng tham giữ chặt, trói chặt toàn thân khiến chúng ta phải vâng lệnh nó. Khi đã bị chi phối toàn thân thì không có một chỗ nào trong thân tỉnh được; không có ngón tay tỉnh được, không có ngón chân tỉnh được, toàn thân bị quyền hạn của nó nắm giữ cho nên gọi là cái. Hàng ngày chúng tabị năm triền cái này triền trói chúng ta lại, như người nghiền rượu cứ đem tiền đến hàng quán mua rượu và uống vào. Vì thích men rượu khiến cho vị ấy uống say sưa. Khi bị say xỉn thì người ấy về đánh vợ, đánh con, rồi la hét om sòm cả nhà. Thật ra, chúng ta thấy người ấy đâu có muốn ghét vợ con, ghét gia đình, đánh vợ, đánh con, đập phá gia đình. Nhưng rượu vào thì rượu làm chủ, làm mê muội tối tăm, không còn biết gì cả. Đã khổ như thế mà cứ bỏ tiền ra mua rượu bởi vì lòng tham và cơn thèm khátrượu trói buộc, nó bắt cho phải cứ làm như vậy hoài.
Khi chúng ta thích ăn cái bánh thì sự thích tỏa khắp toàn thân. Cái miệng thích, hai mắt sáng lên, hai tay, hai chân chạy đến chụp lấy để tỏ ý bằng lòng, toàn thân biểu lộ sự thích. Từng làn da, tế bào đều hiển lên tướng vui mừng. Mỗi khi tham chiếc áo đẹp thì mắt ưa thích, hí hửng, ngắm nghía, tay mân mê vuốt ve, tâm luôn nhớ nghĩ đến cái áo thì toàn thân mình cũng cảm thấy rạo rực vui lên tức bị nó úp chụp không có một chỗ nào trong thân mình tỉnh ra cả. Cho nên, Đức Phật gọi tham không phải đứng riêng một góc trong thân mà nó là ‘cái’, tức úp chụp toàn thân của chúng ta, lôi cuốn toàn thân. Miệng đã mê đã đành mà hai mắt cũng mê, hai tay cũng mê luôn, hai chân cũng mê luôn. Thật ra, từng tế bào một, không có chỗ nào mà không hưởng ứng vào việc tham ăn này tức là chúng cùng mê luôn cùng với nhau một loạt, cho nên gọi là úp chụp. Nó nặng nề, đè lên mà không để hở một chỗ nào. Nó đè lên toàn thân bởi vì tâm dung thông khắp thân. Tâm chuyển thành tham rồi nên toàn thân mình bị đè nặng bởi lòng tham. Lại cứ tưởng là chính mình thích ăn, chứ không biết cái tham ăn nó sai mình. Khi chúng tangồi yên, chánh niệm soi tâm, hễ móng niệm tham ăn hiện lên thì biết là tham ăn hiện lên, đừng nhận nó là mình, cứ để mặc cho nó tan đi, thế là chúng ta được tự do, đã thoát kiếp nô lệ của tham triền cái.
2) Sân giận cũng là một trong ngũ cái. Toàn thân giận run lên thì hai tay xỉa xói người này kia, đập bàn, đập ghế trông rất hung dữ. Từ chân đến đầu, từng lỗ chân lông chỗ nào cũng phì phì hơi tức giận ra, cũng có cái tướng giận hờn hiện lên. Tâm của chúng ta biến thành sự sân giận rồi. Tâm dung thôngkhắp thân mà giờ biến thành sân giận nên sân giận ở khắp thân người. Vì không có một chỗ nào tỉnh ra được, nên gọi là cái, nghĩa là nó úp chụp lên mình, khiến mình bị tù trong đó, toàn thân mình không có chỗ nào để tỉnh ra, chỗ nào cũng bị cái mê này ảnh hưởng. Tại sao người ấy phải hung dữ như thế? Tại sân giận trói buộc và sai sử, cho nên lúc bấy giờ vị ấy hoàn toàn bị phục tùng nô lệ. Do sân, nên chúng ta mất sự sáng suốt và mất cả quyền lực, con mắt đỏ ngầu, cái miệng la hét và cái tay đập bàn ghế. Có người mặt mũi đỏ gay lên, nhưng có người mặt tái mét đi, tức quả tim không được điều hoà, có sự ảnh hưởng thần kinh tức giận, làm nghẽn sự chuyển động của máu, nên khiến mặt tái mét, đều là do sân giận điều khiển toàn thân. Sân giận bảo hét lên thì hét lên, bảo đánh vị kia thì đánh, bảo xỉa xói thì xỉa xói, con mắt đỏ ngầu hoàn toàn làm nô lệ, bị màn đen úp chụp triền trói lại. Chúng sai xử khiến chúng takhông có quyền gì nữa mà chỉ nhắm mắt phục tùng. Chúng ta học Phật muốn khôi phục lại quyền tự docủa mình thì không có để cho sân triền cái này chi phối nữa.
Không sân giận ví như nợ đã trả sạch, còn sân giận chi phối thì ví như người có nợ. Chủ nợ nó đến trói buộc, làm tình làm tội, nó bắt mắt của chúng ta trợn lên, mặt tái mét, miệng thở hào hển, tay đập bàn, đá ghế, sai miệng mình bạ đâu nói đấy. Khi chúng ta làm chủ được sân tức mình đã trả nợ hết rồi, không bị sai sử để xảy ra những việc đáng hối tiếc, vì trong khi sân giận mình lại có lời nói và việc làmkhiến về sau hối hận, khiến về sau phải trả quả báo. Như thế, cứ kéo dài ân oán giây dưa không biết đến bao giờ mới xong.
3) Hôn trầm là buồn ngủ thì ví như anh đang bị bệnh, chịu nổi khổ của dật dừ, lừ đừ, nửa mê nửa tỉnh. Khi buồn ngủ thì nó úp chụp toàn thân chúng ta phải ngủ theo như chân cũng ngủ, tay cũng ngủ, mắt, da thịt xương ngủ hết một lượt. Phật dạy nếu quá buồn ngủ thì chúng ta mở mắt lớn nhìn trần nhà hoặc phải đứng dậy đi kinh hành để tan đi cơn hôn trầm. Tìm cách nào đó, chứ đừng có chìu theo cơn buồn ngủ, phải tập để loại trừ nó ra khỏi tâm mình.
4) Trạo cử: cử là cử động, trạo là huyên thuyên, lăng xăng. Người sáng suốt thì khi đứng, biết mìnhđứng; đi biết mình đi; cần đứng thì đứng; cần ngồi thì ngồi. Còn chúng ta tiện thì ngồi xuống, tiện thì đứng lên, không có sáng suốt chánh niệm nhận định được từng tiểu oai nghi, cử chỉ, hành động của mình. Chúng ta bị trạo cử lăng xăng làm chủ. Trạo cử là do thân động. Thân động là do tâm bị tán loạn. Tán loạn là lăng xăng, không định tâm. Phá được tán loạn thì như người tù được thả, còn bây giờ tán loạn lôi chúng ta mất quyền tự do. Tán loạn lôi mình đi chỗ này chỗ kia, khiến mình không sáng suốt, lăng xăng và việc gì cũng sẽ không được thành tựu.
5) Nghi ngờ là nghi vấn đây không phải là sự nghi vấn thông thường, như chúng ta nghi bạn kia giấu cây viết của mình mà nghi đây là nghi về các lời Phật dạy, như nghi không biết mình thiền định rồi có chứng tứ thiền không? Mình tu không biết có được giải thoát không? Vì cứ nghi ngờ nên không tu theo và cứ cho sống ở thế gian này ăn ngon mặc đẹp cho là sướng, nên vẫn ham, vẫn thích. Chứ nếu biết chắc chắn cái vui ở thế gian này là nguy hiểm, biết tham ăn, đem tâm vướng mắc ngũ dục (tài, sắc, danh lợi, thực, thùy) thì mai đây vẫn vào bào thai, rồi có thân khổ. Nếu tin chắc, biết chắc, không có nghi thì không có ai dám tham sân si nữa, nhưng bởi trong tâm chưa có cái quyết chắc, cho nên đây gọi là nghi, tức chưa minh bạch, chưa quyết định nên vẫn để tập khí tham sân si làm chủ mình.
Chúng ta học Phật, có lý Tứ đế, tức hãy quán sát thế gian này là khổ cho đến khi nào chứng được khổ đế, có trí tuệ quyết định với lời Phật dạy như thế thì phá xong cái nghi của ngũ ấm này. Có trí tuệ quyết định chắc chắn, ở thế gian này nhất định chỉ có khổ thôi. Vị nào có khổ đế như thế thì coi như hết cái nghi này. Vị ấy chứng quả thánh. Còn nếu cái nghi này vẫn còn nằm trong tạng thức của mình, chúng tachưa có quyết định và dứt khoát thì chúng ta chưa chứng Tư-đà-hoàn và chứng khổ đế này được.
Khi chúng ta nghi ngờ chánh pháp, không quyết định, lưỡng lự nhiều đường thành ra đi không đến nơi về không đến chốn, đứng bơ vơ sẽ dễ bị giặc cướp tấn công. Chánh pháp là bảo vệ cho chúng ta được an toàn khiến cho thân tâm mình vững vàng yên vui. Thế mà bây giờ chúng ta lại nghi ngờ chánh phápkhông biết có nên học không? Không biết có nên tu không? Quý sư dạy như thế không biết có đúng không? Lời Phật dạy không biết có chính xác không? Lời Phật dạy mà mình cứ vẫn vơ lang thang không nắm lấy như đi giữa cánh đồng, không biết là nên đi đường nào. Không biết chúng ta nên đi con đường mà mình đang đi không? Làm sao tránh được nạn giặc cướp? Chánh pháp quyết định con đường cho chúng ta đi, một con đường chắc chắn để chúng ta giải thoát mà bây giờ tâm chúng ta cứ lơ mơ, hoang vu như vậy thì ma quỷ mới xâm nhập, cả nội ma lẫn ngoại ma phá cản cướp tâm của mình. Nội ma là những thói hư hỏng lúc bây giờ nổi dậy, xui ta đi theo ngũ dục của tài sắc danh lợi thực thùy. Ngoại ma là thầy tà, bạn ác, những cảnh tham đắm ái luyến ngoài xã hội. Nội ma rủ và ngoại ma nhân tiện nhập vào tâm, xúi dại đủ các thứ nguy hiểm. Tâm mà quyết định không có đi về chánh pháp thì nội ma, ngoại ma, bạn bè xúi đủ chuyện sai quấy, cứ nhắm mắt mà a dua thì đọa đày uổng thân. Nên người nghi ngờ chánh pháp giống như người bơ vơ giữa cánh đồng, làm mồi cho giặc cướp.
Để tránh nghi ngờ, chúng ta phải học cho đến nơi đến chốn, chỗ nào không hiểu, lờ mờ nghi vấn Phật pháp thì phải hỏi cho ra, minh bạch việc chúng ta học, việc chúng ta tu để quyết định một lòng tin thì tâm mới tu hành một cách miên mật được, cho nên chúng ta phải đoạn và thoát khỏi lưới nghi ngờ.
Chúng ta thường bị tham, giận, ngủ, nghi ngờ và trạo cử này úp chụp nên gọi là bị ngũ cái. Tu tập là mong trừ được ngũ cái này. Quan trọng nhất là hai cái đầu tức tham và giận. Bắt đầu tu là trừ tham với giận trước, rồi dần dần vào sâu, mới trừ được cả ba cái cuối là trạo cử, hôn trầm và nghi ngờ.
Lúc chúng ta ngồi quán sổ tức, tập hơi thở thì để ý, tập xả ngũ cái này. Tập xả cho được năm thói quentừ vô thủy đến giờ cùng ta sanh ra nên gọi là câu sanh phiền não. Câu là cùng với, sanh là sanh ra. Ngũ cái này là sanh ra cùng lúc với chúng ta. Giống như em bé mới sanh đang bú sữa mẹ mà lấy núm vú ra thì nó khóc thét lên, tức là nó sân, nó tức, vì nó muốn bú mà không được bú được nên rất tức giận. Nên ở bụng mẹ ra, chúng ta đã có sẵn cả tham, giận, ngủ, nghi ngờ và trạo cử rồi. Ngũ cái có với chúng tatừ đời nào đến đời nào rồi, chúng ta bị ngũ cái này làm chủ, trong kinh gọi là như người ở trong tù mà không biết. Cho nên bây giờ tu tập là phải tìm cách gỡ giải ngũ cái này ra.
Chúng ta bị quen quá rồi cho nên không biết là mình đang bị trói trong tù. Tỳ kheo hữu học muốn đạt tới an ổn thì phải trừ ngũ cái này. Chúng ta đang muốn bình an mà ngũ cái cứ lôi chúng ta đi, thích cái này, ghét cái kia, gọi điện thoại tâm sự với người này người kia, như thế thì chúng ta không có yên được. Chúng ta phải trừ ngũ cái này đi. Mỗi một lần tâm chúng ta khởi lên tham giận thì biết ngay là không phải mình, biết đây là ngũ cái hiện lên đấy. Chúng ta không nghe theo lời sai của nó thì dần dần nó biến mất đi. Phải ghi nhớ năm thứ này, đừng nên nuôi nó trong thân mà để mặc cho nó tan đi. Hễ tâm ghen ghét hiện lên thì chúng ta biết đây là sân giận. Đừng nhận là tôi ghét chị ấy, biết đây là thằng giặc sân siđang phá sự tu hành của mình. Cho nên không nghe nó, cứ bỏ nó, mặc nó tự tan đi, bởi vì những cái này là những hư vọng. Hễ mình vâng theo nó thì mình sẽ đi bêu xấu chị đó, rồi mở ra nhiều thứ lôi thôi. Nên mỗi khi có năm thứ này hiện lên là chúng ta phải nhìn thấy. Khi muốn lấy tiền của người khác, ta biết là tham khởi. Trong người bừng bừng tức giận, chúng ta biết sân hiện lên. Đừng nói là tôi tham lắm, tôi bực lắm. Không phải tôi mà đây là giặc. Giặc trói buộc chúng ta từ vô thủy đến giờ và bây giờ tách ly nó ra. Cứ im lặng, đừng nghe lời nó, đừng nhận nó làm mình. Thế là tự nó nó tan. Ngũ cái không thể đứng lại, vì nó là cái không có, chỉ là cái hư vọng thôi.
Hễ nhận ngũ cái là mình thì lúc bấy giờ mình là phàm phu. Thánh và phàm chỉ có khác nhau chỗ ấy thôi. Phải nhận thấy biết nó không phải mình, biết đây là giặc đã trói buộc chúng ta từ vô thủy tới giờ trong đường luân hồi này. Nó đã làm khổ mình từ vô thủy tới giờ. Nếu còn nuôi nó thì nhất định thân này tan đi thì sẽ làm chó, làm gà, làm vịt. Loài vật khi có gì trái ý thì nó sừng sộ, cải nhau đánh nhau. Chúng takhác loài vật chỉ có chỗ này, là chúng ta có trí tuệ làm người. Đừng nhận những tham giận làm mình, nhất định không để tham giận ngự trị, làm bạn đồng hành với chúng ta.
Đức Phật dạy: “Tỳ kheo hữu học muốn đạt tới an ổn, phải diệt ngũ cái”: hữu học tức chưa chứng quả A-la-hán, là các vị còn đang học muốn đạt được sự an ổn giải thoát. Tỳ kheo vô học tức các vị đã chứng A-la-hán rồi, không cần phải học nữa vì đã an ổn rồi.
Trong đạo Phật, chúng ta không học để cầu làm bác sĩ, đổ tiến sĩ, kỹ sư mà lại cầu học để được an ổn, tức là cầu giải thoát. Chúng ta cầu từ nay không nhận tham sân, ngũ cái làm mình. Nếu trong tâm mình không náo nức, không đòi mua đòi sắm, không phiền, không giận ai thì hiện tại thân tâm của chúng tasẽ được yên ổn. Ngày mai chúng ta cũng sẽ yên ổn nếu mình không có làm cái gì sai quấy. An ổn là sự nắm chặt trong tay, cho nên chúng ta học đạo là để có được sự bình an trong hiện tại và tương lai.
Ca dao có câu: “Đừng có vì một con lừa đi qua mà hai tai của mình phải dài theo nó”. Con lừa giống con ngựa mà chỉ khác với con ngựa là lừa có hai cái tai dài. Lừa là tiêu biểu ngu si nên người ta vẫn hay nói: “Ngu như lừa”. Việt Nam thì nói ngu như bò, người Pháp thì nói ngu như con lừa. “Đi qua” nghĩa là có một đứa ngu si đi qua, đừng có vì đứa ngu si mà mình bắt chước nó để mình cũng ngu như nó. Như chúng ta thấy cô bạn mặt nhăn nhó, trông thấy như vậy, mình cũng thấy ghét. Mình cũng lườm cho một cái. Thế là mình bị dài tai theo con lừa. Một người bạn vô lễ với mình, tỏ ra xấu xa với mình. Mình đừng có nên bắt chước người ta mình đáp lườm lại. Đã biết là xấu thì không làm theo. Chúng ta đừng vì con lừa đi qua mà hai tai của mình phải dài theo. Nên cô ấy có chưỡi mình thì chúng ta vui vẽ bình thản. Đừng dại mà lườm nguýt, chưỡi lại thì chúng ta cũng giống như cô ấy. Thế cho nên, những ai đối với mình không tốt, không tử tế, chúng ta đừng bắt chước như họ.
Chúng ta cứ lo tu cho tốt khi nào có đủ khả năng phúc đức thì nói. Nói người ta chịu nghe thì mới chỉ dạy người ta, còn bây giờ mình hãy lo cho mình. Đừng có theo người ta mà thành người xấu. Cho nên mặc người ta tròn méo hay dỡ mặc đấy, hãy lo cho mình để hai tai đừng có dài theo. Đừng có bắt chước những hư hỏng của người khác. Những người xung quanh đối xử mình cách nào là việc của người ta. Nếu mình có đủ khả năng và dạy được người ta thì tốt lắm. Nhưng nếu mình nói thì chỉ cải nhau thì không ích gì. Cho nên thôi mặc người ta, người ta đẹp xấu là việc của người ta. Chúng ta hãy lo cho mình, đừng bắt chước cái xấu của họ. Những người mê muội, không biết lẽ phải thì theo, còn chúng ta hãy lo giữ tâm của mình cho phải, cho đúng đã và không cho năm ngũ cái úp chụp lên thân tâm mình.
Nếu chúng ta muốn học Phật pháp, muốn làm hiền thánh, muốn đoạn ngũ cái thì không thể nào rời Tứ niệm xứ được. Chúng ta phải soi lại tâm của mình, “Quán thân, thọ, tâm, pháp”; phải rủ sạch được ngũ cái thì sẽ như người tù được thả, như người đi xa được về nhà yên ổn. Chúng ta phải học và tinh cầnthực tập chỉ làm một việc ấy. Thập phương người ta cày ruộng, dệt áo, trồng rau, mỗi mỗi cúng dườnglàm sẵn hết để chúng ta rảng rang quán ngó lại tâm mình, để sửa ngũ cái, chừa nó đi. Chẳng những ngũ cái mà các tâm bất thiện hay những tướng mạo không đúng chánh pháp thì chúng ta phải lìa bỏnhư Đức Phật dạy: “Này các hiền giả! Tỳ kheo hữu học muốn đạt đến an ổn thì phải diệt ngũ cái”.
- NGŨ ẤM XÍ THỊNH
Trong kinh Ấm Căn (Tạp A-hàm, Quyển 2, số 58), Đức Phật dạy về Năm ấm xí thịnh. Ngũ ấm xí thịnh là năm thứ hưng thịnh, sung mãn. Năm thứ đó là sắc, thọ, tưởng, hành và thức, tức là thân, tâm, cảnh của chúng ta, là cả cuộc đời của chúng ta. Nội sắc là thân thể của chúng ta và ngoại sắc là sắc thanh hương vị xúc pháp là cảnh bên ngoài nơi mà chúng ta đang sống đây. Gom cả thân và cảnh lại là một, gọi là sắc, còn nguyên tâm của chúng ta thì Đức Phật nói có bốn là thọ, tưởng, hành, thức để chúng ta quan sát cẩn thận, bởi tâm là chủ và thân này như cái xe. Tâm là người điều khiển, hễ người điều khiển tốt thì mình được bình an, đỡ khổ. Còn nếu người điều khiển ngu dại, không biết cách thì thân sẽ khổ. Tâm tức là mình, học nguyên cái tâm này là giải thoát. Bởi vì chúng ta mê nặng nề nên thân tâm cảnh của chúng ta ở trong cái si mê nặng nề ấy. Chúng ta chấp năm cái này là năm thứ của chúng ta mà không có loé ra một chút giác tỉnh nào, cho nên gọi là thịnh, là ngũ ấm xí thịnh.
i. Sắc ấm: Thân của chúng ta là nội sắc, là đất nước gió lửa, nhưng chúng ta lầm cho nó là mình. Cùng một nồi cơm, cùng một tô canh, nhưng đến bữa ăn, mỗi người xới một chén riêng, ăn một chút cơm, uống một chút nước, rồi mê nhận riêng chút cơm, chút canh đó cho là nội sắc thân của mình, đối lập lại với cảnh bên ngoài là ngoại sắc. Bắt đầu từ sắc có nội sắc, ngoại sắc là bắt đầu có mê, có thân ta với cảnh giới. Vì chúng ta nhận nội sắc làm thân thể của chúng ta nên nhận mắt tai mũi lưỡi này là của chúng ta. Rồi lăng xăng chạy lãnh thọ những cảnh bên ngoài, gặp điều vừa ý thì vui, gặp điều trái ý thì buồn khổ. Khi con mắt chạy theo cảnh sắc bên ngoài khởi lên khổ vui. Tai nghe âm thanh khởi lên khổ vui như thế gọi là có thọ. Từ nội sắc mà thọ ngoại sắc khởi tâm khổ vui đó là có (hữu). Do nhìn cảnh sắc mà khởi tâm khổ vui, đó là thọ. Chúng ta có sáu căn lãnh thọ sáu cảnh bên ngoài.
Tại sao lại gọi thân này là sắc ấm? Chúng ta từ bụng mẹ, hút máu của mẹ để sống. Mẹ cũng do ăn cơm, uống nước mà có máu, cho nên mình mắc vào bào thai và hút những máu đó, kết làm da, làm thịt, làm xương của mình. Khi ra khỏi bụng mẹ, chúng ta cũng hàng ngày ăn cơm, uống nước, hưởng hơi ấm mặt trời và cũng hít thở không khí để nuôi thân. Không khí thì gọi là gió, hơi ấm gọi là lửa. Cho nên thân này rõ ràng làm bằng cơm với nước, không khí và hơi ấm, nghĩa là làm bằng đất nước gió lửa. Rồi mỗi ngày chúng ta cứ tiếp tục phải lo thổi cơm, uống nước, mặc quần áo cho ấm, hít thở oxy để thiết tha nhận thân thể đất nước gió lửa này của mình. Thân này vốn làm bằng đất nước gió lửa cho nên mai đây nó sẽ già, bịnh, chết rồi trả về cho đất, đem chôn xuống đất. Lúc bấy giờ lại khóc và không biết mình là cái gì? Vậy mà từ khi ra khỏi bụng mẹ ra đến nay, chúng ta cứ khư khư nhận đất nước gió lửa đó làm thân thể của chúng ta, chỉ có Phật mới biết sự thật này, còn chúng ta thì mờ mịt. Bởi vì ôm chặt lấy thân này và nhận nó làm mình rồi, cho nên mê muội không biết thân thật của mình là gì? Nó ngăn che khiến chúng ta quên thân thật của mình mà cứ nhận cái thân bằng đất làm mình, rồi buồn vui khóc kể với tấm thân đó, cho gọi là sắc ấm. Chúng ta bơ vơ mờ mịt cho nên mới gọi là ấm tức nó ngăn che sự thật.
ii. Thọ ấm: Thọ là nhận một cái gì từ bên ngoài vào. Khi ăn tiệc ngon hay được tiếng khen thì niềm vui hiện lên, nhưng hôm nào bị chê, bị trách thì thấy khổ, tủi thân, buồn bực. Nếu lãnh vật bên ngoài vào người mà vừa ý thích thì vui còn trái ý thì khổ. Trong tâm có khởi lên khổ vui thì biết là có lãnh thọ. Ăn thì lãnh thọ mỹ vị ở lưỡi, thích món ăn là tưởng, bây giờ muốn ăn nữa mà hết rồi cho nên khổ. Trông hoa hồng nở tròn đẹp mắt vừa ý thì liền thọ vui. Nghe âm nhạc vui tai liền khởi lên sự thích thú. Thân nóng lạnh đau nhức liền khởi đau khổ. Khi tắt đèn đi ngủ mắt không thấy gì nữa, tai không nghe gì nữa, thế nhưng tâm vẫn khởi tưởng khổ vui vì những pháp trần, những bóng ảnh, nhớ đến những chuyện ngày hôm qua, chuyện sáng nay, chuyện năm ngoái. Do nhớ đến những bóng dáng pháp ảnh tiền trầnnhư thế nên tâm liền khởi lên những khổ vui, đó là ý thức lãnh thọ pháp trần. Như thế, mỗi khi thấy cảnh bên ngoài mà tâm khởi khổ vui thì chúng ta gọi là thọ.
Làm sao gọi là thọ ấm? Ấm là ngăn che sự thật. Vì thọ ngăn che sự thật khiến cho chúng ta mê muội, tối tăm. Khi căn xúc chạm với trần thì ở tâm chúng ta khởi lên vui khổ tức chúng ta đã lãnh nhận pháp ấy rồi. Như trông thấy cô A lườm mình thì cô A đâu có nhảy vào mắt mình, cô A vẫn ở chỗ đó, mắt mình thì vẫn ở chỗ mình. Cô A không có nhảy vào mắt mà mắt chúng ta cũng không có chạy vào cô A. Làm sao gọi là lãnh thọ cái lườm khó chịu đó? Mặt trời chiếu sáng vào cô A và phản chiếu bóng ảnh của cô A vào con mắt của chúng ta. Chúng ta không nhận cô A lườm thật mà chỉ nhận bóng ảnh trong con ngươi không hư của mình. Thần kinh nghiệp làm người báo và ý thức duyên theo thần kinh nhận là có người lườm, tâm của mình tự chuyển động khó chịu, gọi là khổ thọ. Như vậy, vốn không có cô A lườm thật mà chỉ là cái thọ sai lầm dựa theo bóng ảnh không thật. Nếu con chó, con mèo hay chư thiên họ nhìn thấy cô A lườm thì họ không đau khổ. Nhưng chúng ta thì bị cảm thọ khổ vui sai sử và khi bị sai sử thì chúng ta sẽ lườm và phản đối lại cô A thành ra cuộc khẩu chiến ân oán vô tận sẽ xảy ra giữa đôi bên. Cho nên thọ ấm là màn ngăn che sự thật khiến chúng ta quên hẳn cứ nhận khổ là mình, mà quên hẳn, không nhớ, không biết con mắt lườm của cô A làm bằng đất. Cái không có mà cứ nhắm mắt nhận là tôi và nói tôi khổ. Chính cái đó là sự mê, là trí mờ tịt rồi. Cái khổ hiện lên che hẳn sự thật. Cái này là cái tập khí vô minh, vì vô minh nên cứ vơ nhận đất nước gió lửa làm thân mình. Trong thì chấp ngã, nhận thân này là mình và ngoài thì chấp pháp cho tiếng nói âm thanh người ta rầy mình là có thật. Sự mê muội ấy thâm sâu từ vô thủy, đến nổi chúng ta chưa kịp nhận định phải trái ra sao thì nó đã bật ra “Tôi khổ quá!”. Cứ có tiếng chê là trong bụng khởi lên sự khổ, trong lòng thấy buồn; cứ có tiếng khen thì cái vui mừng liền hiện lên, nó tự bật lên như cái lò so. Chúng ta chưa kịp xem nó là phải hay trái và cứ thế nhắm mắt nhận là tôi vui, tôi khổ, tôi ưa, tôi tức, tức là nhận cái mê muội, vô minh ấy là tôi, ngay lúc ấy cái khổ bịt kín toàn thân của chúng ta. Chúng ta đâu có thời gian để biết cái khổ này có thể chất hay không? Đâu có thời gian để nhớ lời Đức Phật dạy mỗi khi có cái khổ hiện lên thì quán để tìm xem cái tôi đứng đâu. Vì vậy, Đức Phật mới bảo chúng ta dùng Tứ niệm xứ quán lại những cảm thọ đó, quay lại để ngó chính ngay nó. Cứ nói là tôi khổ mà không biết chỉ là cảm giác mà thôi. Khổ vui chỉ là những cảm giác là cái không có. Tìm ‘cái ta’ trong đó, tìm không có. Chúng ta lúc xúc sự cứ quên hết cho nên gọi là ấm, nó ngăn che sự thật. Chúng ta đối cảnh bên ngoài dễ bị ảnh hưởng, biến đổi nếu chúng ta không sáng suốt, cứ để những biến đổi này chi phối, cứ theo thọ khổ vui mà hành động thành ra chúng ta sống mê muội, tự chuốc lấy các phiền nhọc vô ích. Cho nên đây Phật dạy chúng ta học để quan sát cẩn thận, để thấy tâm của mình, biết được tâm của mình, chữa trị và làm chủ cái tâm của mình, chứ đừng để các hư vọng sai sử. Hễ chúng ta tỉnh đến đâu thì phá chữ ấm đến đấy.
iii. Tưởng ấm: Thấy cô A ưu ái mình liền khởi niềm vui. Từ niềm vui ấy khởi lên tư tưởng ưa thích tham đắm, đó gọi là tưởng ấm. Ấm là ngăn che sự thật, tưởng là hồi tưởng. Tôi ưa thích cô A và nhận là mình thích cô A. Thật ra, sự ưa thích này chỉ là một tư tưởng khởi lên, tưởng này theo nhân duyên mà sanh. Nhân là do thọ vui và duyên là do cô A hay tặng quà cho mình, cho nên mới khởi lên sự ưa thích thế là thành ra cái tưởng. Sự ưa thích ấy mới sai xử chúng ta đi làm các công việc như theo dua nịnh cô A, chìu lòng cô A, cô ấy bảo sao chúng ta cũng làm theo y vậy để vui lòng cô, để cầu sự ưu đãi của cô, vv… Thế là từ tư tưởng ưa thích sai chúng ta hành động a dua và sống dựa theo tình cảm của cô A, cho nên ba cái ‘thọ, tưởng, hành’ đi liền với nhau, ba cái này đi rất nhanh như chớp giống như là một, nhưng Đức Phật tách ra làm ba để cho chúng ta tập tỉ mỉ mà nhận ra tâm của mình biến chuyển và ảo hoá rất nhanh. Chúng ta vừa thọ vui thì tưởng đi theo tức khắc. Tưởng ưa thích này là mê muội, nó theo thói quen theo nhân duyên mà bật lên. Chúng ta mất quyền tự chủ bị nó chi phối để cho nó sai mình, thích cái này, ghét cái kia. Số đông là tưởng đưa chúng ta đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Ví dụ đang ngồi đây mà khởi tưởng ăn cắp tiền để đi mua xe hơi. Thế là thân đứng lên hành động, trèo cổng, bẻ khóa vào nhà người ta trộm tiền liền. Tưởng ưa thích tiền này là sự nguy hiểm mà vừa khởi lên chúng ta đã cho là mình thích và muốn có tiền; thế là vâng theo tư tưởng đó sai chúng ta hành động. Ngay lúc chúng ta tưởng tiền, thật ra chính là chúng ta không thấy sự thật bởi vì mình đang đối diện với cái bóng ảnh của tiền mà thôi. Tưởng tiền là không thật mà chính tiền cũng là không thật, cho nên, Đức Phật mới gọi tên là ấm, mê muội, tối tăm, sai lầm.
Tư tưởng vừa khởi lên thì chúng ta liền bị mất chánh niệm. Tưởng đến đồng tiền thì hình ảnh của tiền đã chụp hết toàn thân của chúng ta rồi, ngay lúc nhớ tới tiền thì không còn nhớ tới những gì hiện tạinữa. Tưởng hoàn toàn che đầu óc của chúng ta, khiến chúng ta không còn thấy được sự thật nữa. Tưởng ấm che rõ ràng lắm, một khi tưởng khởi lên thì nó che lấp cả vũ trụ và núi sông, không còn nhớ gì nữa. Nó ấm vì nó lù lù úp chụp bọc kín thân toàn thân của chúng ta lại, bọc kín cái đầu của mình lại không còn biết gì nữa.
iv. Hành ấm: Hành là hành động như lễ Phật, tụng kinh, nấu cơm, viết sách đều là các hành cả. Khi ‘Tôi đang đi’ thì chúng ta quán tìm xem cái gì là đang đi? Chân phải nâng lên và đặt xuống, chân trái nâng lên và đặt xuống nên gọi là đi. Nếu không có chân trái và không có chân phải thì có chuyện đi không? nếu có sự xê dịch đổi dời của hai chân, của thân thể thì gọi là hành, là đi. Tay đánh vi tính, các ngón tay xê dịch thành ra việc đánh máy gọi là một cái hành. Tại sao hành này gọi là ấm? Vì còn chấp có ta đang đánh máy, nhận ngay là ta đang đánh máy, cứ nhận bừa là tôi đang đi, nhưng sự thật thì có cái đang đánh máy và đang đi thật không? Có cái gì gọi là đi và đánh máy không? Chúng ta hoàn toàn quên hẳn, hoàn toàn không biết tôi là cái gì cả. Đức Phật bảo chúng ta phải quan sát sự xê dịch của hai chân chỉ là đất nước gió lửa di động, không có một cái ta nào ở đây để buông xả sự chấp thủ.
- Thức ấm: Thức là nhận biết, phân biệt. Ngay khi
có hành là thức đứng liền ngay đó và chúng ta cứ nhắm mắt vơ nhận sắc thọ tưởng hành là mình. Đây là một tập khí vô minh, một thói quen từ vô thủy đến giờ, khiến cho mỗi khi gặp sự trái ý thì bật lên sự khổ, gặp sự vừa ý thì khởi lên sự vui mà không biết nó từ đâu bật ra. Không biết nó từ đâu ra mà vui khổ tưởng hành này nó đã chi phối chúng ta, bởi vì mình cứ nhận nó là tôi, cho nên bây giờ phải tìm cho ra đừng nhận nó là tôi nữa. Những cảm thọ khổ vui ấy đi liền vào tưởng ái ố, dấn thân vào hành động đã ảnh hưởng đưa chúng ta vào lục đạo rất nhiều. Cả loài người đang sống chỉ vì những sắc thọ tưởng hành này. Nó thúc đẩy khổ vui và yêu ghét; nó là sự thịnh hành từ thuở vô thủy cho đến bây giờ và mãi mãi về sau vô chung. Đức Phật cũng đã nói về năm ấm xí thịnh này hơn 2600 năm rồi mà loài ngườicũng vẫn chưa tỉnh được ra. Chúng ta học Phật và vâng lời Phật mà tỉ mỉ ngó lại mình, đừng sống một cách bừa bãi, phải tỉnh ra. Đừng để hai cặp khổ vui và yêu ghét chi phối mà tập nhìn xem khổ vui đang chi phối chúng ta nó là cái gì đây? Nhận ngũ ấm cho là mình mà thật ra nó chỉ là hư vọng, ảo giác mà thôi. Ảo giác ấy xuất phát từ thân này mà thân này là đất nước gió lửa giả hợp chứ không phải thân mình thật, cho nên gọi là ấm, là ngăn che sự thật, mất sự thật đi.
Học A-hàm rồi để ý và nhận định ý của Phật, nhờ đó chúng ta mới biết ngũ ấm là cái hư vọng đừng để nó sai sử. Chứ học bâng quơ vài năm ba chữ mà không để tâm thì không nhận được ý này. Bậc thánh luôn tỉnh giác rằng ngũ ấm là hư vọng cho nên buông xả, không có thọ, nghĩa là những đau khổ, vui buồn không chi phối được các ngài.
26. NHÂN DUYÊN VÌ SAO CÓ THÂN NGƯỜI?
Nhiều bài kinh trong A-hàm, các nhà ngoại đạo hỏi Đức Phật là con người do từ đâu mà sanh ra và khi chết thì sẽ đi về đâu? Đức Phật giảng ở thế gian này không có cái gì tự nhiên mà có, mà tất cả đều là do nhân duyên mà sanh. Ví dụ thân chúng ta do nhân duyên gì mà có? Nhân chính là nghiệp ái dục của chúng ta, kiếp trước có trì năm giới nên được nhân làm con người, chứ không phải con thú. Duyên là sự trợ giúp của tinh cha, huyết mẹ, rồi lại có sự nuôi nấng chăm nom của cha mẹ, cơm ăn, áo mặc, cho nên mới có cái thân của chúng ta. Cây ổi cũng thế, nhân là có hột ổi, duyên là có đất, phân, nước, ánh sáng mặt trời, vv… mới có cây ổi mọc lên. Cái bàn cũng thế, nhân là chúng ta cần có chỗ để học và viết bài cho nên phải làm cái bàn. Duyên là có gỗ, đinh, người thợ… cho nên thành cái bàn. Trong đạo Phậtchủ trương cái gì cũng do nhân duyên mà hiện hữu, chứ không phải tự nhiên mà có.
- PHẠM HẠNH CỦA CÕI TRỜI PHẠM THIÊN VÀ CÁC TỲ KHEO
Phạm là trong sạch, hạnh là việc làm. Cõi trời Phạm Thiên là cảnh giới thanh tịnh trong sạch, không có chuyện nam nữ ân ái giao cấu nhau nữa, cho nên gọi là Phạm thiên. Còn vua Đế Thiên Đế Thích ở cõi trời Đao Lợi là cõi thứ hai của dục giới nên vẫn còn việc ái ân, dâm dục giữa các vị trời nam và trời nữ. Các tỳ kheo tu phạm hạnh tức là tu hạnh thanh tịnh, không có gia đình, con cái, không có ái ân giữa nam và nữ, cho nên gọi là phạm hạnh, như một phần phạm hạnh của các vị trời Phạm Thiên.
Có những vị ngoại đạo muốn cầu về cõi trời mà cứ lập gia đình và sống trái với đời phạm hạnh thì Đức Phật nói làm sao sanh lên cõi trời Phạm thiên được? Trong khi các thầy Tỳ kheo hiện tại đang sống cuộc đời không gia đình của các vị trên cõi trời Phạm Thiên, cho nên các ngài tu phạm hạnh thì dù không nguyện muốn về Phạm thiên nhưng có công hạnh thì tự nhiên được sanh về cõi Phạm thiên. Vì vậy, nếu các thầy tỳ kheo khởi ý muốn lên trời thì dễ lắm, còn các ngoại đạo dù có ước muốn sanh về cõi Phạm Thiên nhưng việc làm trái với Phạm thiên thì cũng không thể sanh về được.
Các thầy tỳ kheo sống giống các vị trời Phạm thiên, lìa gia tộc, không có gia nghiệp. Các thầy giữ giới, giữ luật cho nên thân, miệng, ý hoàn toàn thanh tịnh. Các thầy không có tiền của, không có gia sản, không có gia đình, tức không có những ràng buộc, những duyên để tạo lên những điều xấu. Rồi quý thầy phát tâm tu tứ thiền, theo hơi thở để thanh lọc tâm tư, tiêu ba độc tham sân si đi. Y theo hơi thở, theo pháp Tứ niệm xứ để an định tinh thần, soi lại tâm mình nên các ngài được sự thanh tịnh. Các thầy tỳ kheo cũng tu tập hạnh từ bi hỉ xả giống với các vị Phạm Thiên. Không phải tu tập từ bi hỉ xả với một người, hai người mà tất cả mọi người ở khắp mười phương. Cho nên ai đến chưỡi mình, la mình, các thầy cũng không khởi một niệm giận. Tâm vị ấy không sân, không giận, một lòng tha thứ, một lòng thương xót. Đó là lòng từ thật của vị trời Phạm Thiên. Chính nhân tu, chính chánh báo, thân tâm trong ngoài của các tỳ kheo đều hoàn toàn thanh tịnh giống như các điều kiện thiết yếu của các vị Phạm Thiên. Như vậy thì chính các vị tỳ kheo là đang tu hạnh của vị Phạm Thiên đây và nếu các ngoại đạomuốn lên cõi trời thì các ngoại đạo cứ tu theo các tỳ kheo. Rõ ràng đó là con đường phạm hạnh, chứ hiện giờ không tu hành, giữ giới phạm hạnh gì cả, có vợ con, gia sản sự nghiệp, sát sanh hại vật mà cứ ra công lạy mặt trời, mặt trăng, cho là mình thờ tam minh này sẽ được lên cõi trời thì việc ấy không thể được.
Đức Phật hỏi các ngoại đạo là các ngoại đạo hay các tiên sư của Phạm Thiên đã có ai thấy Phạm Thiênchưa? Họ trả lời là chưa. Vậy từ cổ xưa tới giờ phái tam minh này chưa biết tổ sư Phạm thiên của mình ra sao và ngay cả người lập đạo này để đến Phạm Thiên cũng chưa từng đến được Phạm Thiên. Như vậy, việc tu tập của họ không rõ ràng. Đức Phật cho một thí dụ như có một người dạy người ta mang cầu thang để lên lầu, lên đến trời Phạm Thiên, rồi bảo người ta cứ theo cái thang ấy, nhưng người ta hỏi cầu thang ở đâu thì lại không biết. Cầu thang ấy dựng lên ở một chỗ vu vơ, không có minh bạch, giống như cầu nguyện để lên trời Phạm thiên mà không biết Phạm thiên ở đâu, cách nào lên? Không biết đường đi mà cứ vạch đường cho người khác đi, nên rõ ràng đây là một việc vu vơ hảo huyền.
Đạo Tam Minh của ngoại đạo chủ trương là cứ hưởng năm dục thế gian và phụng thờ mặt trời, mặt trăng cầu xin về cõi trời Phạm Thiên, nghĩa là cứ việc sống hưởng thụ như người đời, không phải kiêng trì giữ giới luật gì cả, cứ ăn thịt, cứ uống rượu, cứ đi chơi thọ hưởng ngũ dục, cứ ăn ngon, mặc đẹp. Chủ trương như vậy để cho mọi người thấy dễ tu, ai cũng theo được cả và hứa sau sẽ được về cõi trờiPhạm thiên. Nhưng Đức Phật không công nhận việc cứ chạy theo ngũ dục và cứ lễ mặt trời mặt trăng là sẽ được sanh lên Phạm thiên. Đây là một hư vọng nên Đức Phật không nhận điều này. Việc lễ bái mặt trời, mặt trăng, phải sáng suốt và có ý nghĩa trong việc lễ bái, còn nếu cứ lễ xuông để được sanh cõi Phạm thiên như vậy có đích đáng không? Nên Đức Phật chỉ ra cho các ngoại đạo thấy sự lạc đườngcủa ngoại đạo, không đúng đường với các vị Phạm thiên. Đức Phật khuyên các ngoại đạo tự so sánhxem mình có đi đúng đường của Phạm Thiên không?
Các vị trời Phạm Thiên tu tập từ bi hỉ xả đối với tất cả mọi loài và khi đối sáu trần không có khởi tham sân si. Các Phạm thiên từ bỏ thân tộc, rời gia đình, không có ái luyến gia đình, không có vợ con, không có sản nghiệp, tiền của, để sống phạm hạnh. Chúng ta có đi giống đường của các Phạm Thiên thì mới lên cõi Phạm Thiên được. Còn xét ngoại đạo với các Phạm Thiên không có cùng một đường thì rõ ràngđường đi của các ngoại đạo là sai rồi. Vậy thôi khỏi cải nhau, hễ đi đúng đường của Phạm Thiên thì mới nói chuyện của Phạm Thiên, còn đi ngược đường của Phạm Thiên mà nói chuyện Phạm thiên và còn cải nhau thì cũng vô ích thôi.
Khi các vị ngoại đạo nghe Đức Phật giảng đến chỗ này thì ngay tại chỗ ngồi, các ông xa trần lìa cấu được pháp nhãn tịnh. Nên bây giờ các ngoại đạo bắt chước các vị tỳ kheo tu theo phạm hạnh, hộ sáu căn, giữ giới định tuệ chứ không thờ tam minh của mặt trời, mặt trăng nữa.
28. PHÁP VÔ NGÃ
Pháp là một danh từ rất rộng bao gồm cả hữu tình và vô tình, bao gồm cả về tâm, thân và cảnh. Dùng chữ pháp là đại diện cho tất cả mọi sự ở thế gian này, dù là có hình tướng hay không hình tướng mà đã có tên gọi thì tất cả đều là vô ngã.
Sắc pháp: cuốn sách là một sắc pháp nhưng thật ra chỉ là những tờ giấy ráp lại mà thành. Trên giấy có những chữ mà những chữ này cũng không thật, chỉ là những vết mực đặt trên tờ giấy gọi là những chữ. Chính tờ giấy cũng là cái không có, do người ta nghiền nát giấy cũ trộn vào với nước, chất hóa học, tạo thành ra một chất sệt sệt, rồi mới tráng mỏng, phơi khô và đặt tên là tờ giấy. Chớ vốn chất giấy cũng là cái không có nên cuốn sách là cái không thật.
Tâm pháp: là những cảm xúc buồn vui thương ghét. Tâm pháp là vô ngã. Buồn là cái không có vì âm thanh khiến cho ta buồn vốn chỉ là những làn sóng âm ba rung động hư vọng. Vui cũng không thật bởi lẽ chúng ta không thể nắm lấy niềm vui và bỏ vào túi áo được. Niềm vui hiện lên xong sẽ tan ngay đi bởi nó theo duyên. Cái gì có lợi cho thân này thì niềm vui hiện lên, xong rồi nó lại tắt đi. Nhiều khi chúng takhông muốn vui mà cứ vui, không muốn buồn mà cứ hiện lên buồn. Bởi vì chúng ta chưa tự chủ lấy mình nên cái buồn, vui cứ hiện lên. Nếu chúng ta để cho nó sai sử nữa thì chúng trở thành những kết sử. Những hư vọng mà mình tập mãi thì thành thói quen, thành tánh nết. Có người bảo vị ấy vui tánh, như thế là bởi vì vị ấy tập thành thói quen vui vẽ. Có người bảo cô ấy nóng tánh là bởi vì tập thành thói quen cứ hay giận hay hờn, khó chịu thì người ta gọi là người nóng tánh. Gọi là vui tánh hay nóng tánh, chẳng qua chỉ là những kết sử hư vọng mà thôi.
29. QUÁN SẮC THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC VÔ NGÃ
i. & ii. Sắc và Thọ là vô ngã.
Quán sắc là vô ngã. Âm thanh là cái không có. Không khí rung động ở lá nhĩ của chúng ta, thần kinhmàng nhĩ vịn vào đó mà phân biệt. Nếu thần kinh màng nhĩ bị hư, bị nặng tai, bị điếc thì âm thanh động vào màng nhĩ lại biến thành cái khác, thần kinh khó phân biệt thành câu. Không khí rung động đối với chúng ta thì bình thường, nhưng với người bị bịnh, thần kinh giật một cái thì không khí rung động đổi khác đi, thành ra người nặng tai nghe lung tung không có ra câu gì với câu gì cả. Phải nói lớn, chậm và rõ thì may ra thần kinh màng nhĩ còn phân biệt được. Như thế để thấy, cũng chỉ là sự rung động của không khí vào màng nhĩ, do thần kinh nghiệp người chúng ta phân biệt, chứ thật ra không có âm thanhkhen ngợi hay rầy la chúng ta.
Quán tiếng khen chê, la rầy bên ngoài thuộc về thanh trần. Trong năm ấm (sắc thọ tưởng hành thức) thì thanh trần thuộc về sắc, tức sắc đây là sáu trần (sắc thanh hương vị xúc pháp). Chúng ta quán thấy sự khổ và vui là cái không có, vô ngã; nhân của thọ hư vọng, duyên cũng hư vọng để sáng tỏ ra thọ từ cái hư vọng mà xuất hiện. Có phải chúng ta thật khổ, thật vui hoài không? Chúng ta giác thấy trạng thái khổ vui đang hiện lên và nó không đứng mãi, nó chỉ là cảm giác biến chuyển, chứ không phải là có thật. Các cảm thọ là cái không hề có thật. Chúng ta quán xem sự khổ vui không có chỗ và không thể cầm nắm được. Thật ra chỉ là cảm giác do thần kinh chúng ta biến ra, báo động cho mình biết, chứ không phải có một sắc chất gì có tên là khổ vui để cho chúng ta nắm được. Tại sao lúc bình thường không có cảm giácnày mà bây giờ cảm thọ lại hiện lên? Vì trong thì chúng ta có cái ngu chấp ngã là có ta, ngoài thì chấp pháp cho có âm thanh, có sáu trần là thật. Hai cái ngu si ấy gặp nhau gọi là nhân với duyên tụ hợp cho nên cái vô minh cứ thế bật lên thành ra có cảm giác khổ vui. Trong thì chúng ta chấp đây là thân thể của mình, sự chấp thủ này quá nặng từ vô thủy đến bây giờ, cho nên tự nó tác động lên thần kinh. Ngoài thì cho âm thanh là thật mà không biết nó chỉ là không khí, cho nên cảm giác là cái không có, chỉ do tưởng tượng ra, nó không có thể chất, chỉ là thần kinh của chúng ta cảm thấy như thế.
Nghe tiếng chê thì thần kinh ngã ái báo động cho biết có một sự bất lợi cho thân và chúng ta cứ nhắm mắt vào cứ nhận tôi khổ, tôi buồn vì lời chê bai ấy. Thế rồi để nó sai sử, khóc sướt mướt như mưa, khóc cả tuần vẫn không hết nước mắt mà hễ ai nhắc đến, động đến khuyết điểm ấy thì tức tưởi khóc tiếp. Thế cho nên, chúng ta phải nhận ra những cảm thọ này là vô ngã, là cái không hề có bao giờ cả. Nó chỉ là cảm giác thần kinh hiển lên, tự thần kinh biến ra cảm giác rồi tự mình đánh lừa cho là có khổ vui thật. Rồi đổ thừa từ miệng cô kia nhảy vào mình, mắng chưỡi mình và sanh tâm thù ghét cô ấy. Chúng taphải tỉnh ra và nhận ra thọ là vô ngã, không thật là mình, đây chỉ là một trò chơi của mê muội tối tăm.
iii. Tưởng là vô ngã.
Đang ngồi tưởng thấy hình bóng của cha mẹ chúng ta hiện ra trong đầu. Chúng ta có nắm được hình và thể chất của hình tưởng đó không? Nó hiển lên bóng ảnh và rồi nó tan đi. Chính hình bóng ấy làm bằng đồng hay bằng sắt? Nó là cái không có cho nên gọi là tưởng, nếu nó là thật thì không gọi là tưởng. Chỉ là thần kinh của chúng ta đánh lừa mình thế thôi, cũng là tài năng biến hóa của tâm mình. Cha mẹ ở xa cách mấy trăm cây số, ngồi đây mà nghĩ đến thì liền nhớ, tâm của chúng ta liền hiện lên cho chúng tathấy. Tâm chúng ta có tài thật đấy, nhưng chúng ta không nắm được quyền chủ nhân nên tự thọ tưởng này nắm chủ quyền hiện lên. Nó tự lôi cuốn chúng ta và chúng ta đã để cho nó sai sử, cho nên đây Đức Phật mới bảo chúng ta quan sát dừng công dụng của tâm lại, chứ để tưởng tự lôi cuốn mình đi thì cái này là nguy hiểm. Rồi nó lôi mình thích chuyện này chuyện kia, không lo tu tập mà buông lung rông rỡ sáu căn. Hãy quán sát tưởng là vô ngã, không có, không có thể chất gì cả, nó xê dịch đổi dời, ảnh hiển lên và tắt đi, chỉ là thần kinh biến ra và tắt đi, xê dịch từ sáng tới tối. Tưởng tướng tiền trần trong bộ não của chúng ta cũng xê dịch từ sáng đến tối nên tưởng vận hành đủ thứ hình bóng, nên tưởng là vô ngã.
iv. Hành là vô ngã.
Hành cũng là vô ngã. Hàng ngày chúng ta giơ tay, cất bước, tưới cây, quét chùa, lễ Phật, tụng kinh, rõ ràng đều là những hành động mà sao Đức Phật lại bảo hành là vô ngã? Chúng ta thấy có cái tay quét chùa lia lịa dưới đất, chổi phất qua phất lại mà lại nói là không có ngã quét? Thật ra, không có chúng tamà chỉ có đất nước gió lửa, đã là đất nước gió lửa thì không có cái tay của chúng ta. Bản thân cái chổi cũng không có, chỉ là do những cánh cây khô, rơm rạ chụm lại. Như vậy không có cái chổi, không có chúng ta, không có cái tay, không có đống rác thì hành động quét chùa không có chỗ đứng. Không có bốn thứ ấy thì xem cái hành đứng đâu và việc quét chỗ nào? Nó không đứng ở đâu vì nó là cái không có, chỉ do hòa hợp của cái tay, cây chổi, lại có cái sân, lại có đống rác mới đặt tên là chổi quét. Cho nên, nếu cứ kể công rằng tôi quét giỏi, tôi học giỏi, tôi làm việc cả ngày, nên thưởng cho tôi thì toàn là việc không có. Có người gây nhau vì công việc nữa, nạnh nhau quét nhiều, quét ít, trong khi bản thân hành động quét chùa vốn không có vì không thể đi tìm để nắm lấy hành động chổi quét này, các hành này không có một thể chất riêng của nó.
v.Thức là vô ngã.
Thức tức là sáu thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức). Chúng ta thấy cái hoa là nhỡn thức và ý thức phân biệt đây là hoa cúc vàng. Quán thấy thức này là vô ngã, không thật. Nhỡn thức là cái không có mà chỉ bởi vì ánh sáng mặt trời phản chiếu bóng ảnh vào mắt, vào trong con ngươi không hư của chúng ta. Nếu ban đêm không có đèn và không có ánh sáng mặt trời thì chúng tacũng không thể thấy cái hoa. Tại sao ngồi đây nó không biến ra cái hoa vì không có ánh sánh, chỉ có bóng đêm bao trùm thôi. Như vậy, có ánh sáng phản chiếu vào con ngươi và cần nhất con ngươi của chúng ta không hư và mắt thuộc nghiệp người. Nếu chiếu vào mắt của con mèo hay gà, chúng ta cũng không biết đây là cái hoa. Nếu sự phản chiếu giãn ra quá chừng mực hay co thắt lại quá chừng mực thì chúng ta chẳng nhìn thấy được. Nhỡn thức đợi bao nhiêu duyên như thế mới hiển lên một hình bóng thế thôi, rồi thần kinh nơi mắt mới phân biệt đây là cái hoa. Như vậy, không hề có một nhỡn thức bằng xương thịt, bằng da, bằng đồng, bằng sắt, bằng gỗ và có thể nắm bắt được. Bóng hình phản chiếu nơi con ngươi có dây thần kinh và phần tinh thần gá vào dây thần kinh nhỏ li ti đó khởi lên một cái biết ‘Đây là hoa cúc vàng!’. Công dụng của tâm chúng ta gá vào mắt để phân biệt cảnh vật. Chung quy cũng do tâm của mình phát ra đó thôi. Một công dụng đủ duyên thì hiện thế thôi gọi là nhỡn thức đã sanh, nhưng chúng ta tìm thử nhỡn thức này làm bằng chất gì thì sẽ thấy nhãn thức không có gì nắm được, không có một thể chất nào riêng của nó, để gọi là nhãn thức, vì tìm nhỡn thức không ra cho nên nó là vô ngã. Nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức cũng vậy. Đức Phật muốn chúng ta tập nhận định đời sốngcủa mình là cái không thật. Chúng ta đang sống và bị lừa trong ảo vọng của sáu thức không thật.
- vi. Xúc là vô ngã.
Đức Phật khuyên chúng ta quán kỹ xúc vì ngài biết chúng ta lơ mơ đối với xúc này. Xúc là chỗ sáu căn gặp sáu trần. Mắt xúc chạm vào sắc, tai chạm vào hương, mũi chạm vào hương… nên vai trò của xúc cũng rất quan trọng. Lời nói chạm vào lá nhĩ màng tai của chúng ta, lời nói ấy có thật hay không? Làm gì có lời nói để cho nó chạm, chỉ có làn sóng không khí rung động chạm vào màng nhĩ mà thôi. Màng nhĩ là mãnh da mõng bé tí trong cùng đáy lỗ tai của mình. Lá màng nhĩ nhỏ chỉ bằng một nửa của hạt đậu xanh thôi. Một chút đất của màng nhĩ thế thôi và nhận là lỗ tai của ta. Giá trị của thân người chỉ có như vậy. Không có lời nói từ môi khua động mà chỉ có làn sóng âm ba tạo thành vòng sóng trong bầu không khí mênh mông rồi làn sóng ấy chạm đến màng nhĩ nơi lỗ tai của mình.
Tinh thần cũa con người gá vào miếng thịt nhỏ như hạt đậu đó gọi là thần kinh căn tai, liền phân biệt‘Đây là lời chê mắng mình’. Do căn tiếp xúc chạm với làn sóng ấy mà sanh nhĩ thức. Chúng ta mê lầmcho nhĩ thức là thật và bị nó sai sử khiến nổi lên uất ức, tức tối và khóc cả đêm cả ngày đấy. Có khi khóc vài ba tháng, ai nhắc đến chuyện chê mắng đó là khóc và có người tự tử chỉ vì lời nói. Bị âm thanh sai sử như thế mà không biết là âm thanh là không có thật thể, không có thể chất, không nắm được, nó là vô ngã. Vô thường thoáng một cái là hết rồi, làn sóng âm ba đi vào hư không biến mất, nên vô ngã, vì nếu âm thanh có thật thì nó sẽ còn hoài.
Âm thanh chợt còn chợt mất, chỉ có cái rung động xúc chạm vào lá nhĩ thế thôi, nên cái xúc là cái không có. Nó chỉ chạm một cái là hết. Chúng mình dùng quạt quạt thế này thì không khí còn rung động mạnh, chứ còn tiếng nói của mình nó có động được nhiều như thế không? Trừ khi nào la hét liên tục thì động mạnh, còn không thì chỉ là làn sóng âm ba nhỏ xíu. Cái xúc là vô thường, là cái không có vì không ai nắm được cái xúc cả. Không khí xúc chạm vào màng nhĩ và rồi không khí loãng ra nên xúc là cái không có, vô ngã, vô thường, nhưng mà làm sao nó khổ? Xúc khổ tức là chúng ta khổ, cái ngu của chúng takhổ, bởi vì chỉ là không khí không đụng gì cả mà vơ lấy để mà khóc, mà tức bực đến lúc chịu không nổi thì tự tử. Không phải cái xúc là khổ mà vì chúng ta nắm lấy nó, chúng ta tưởng nó là thật nên vơ nhận là mình thì mình sẽ khốn khổ. Xúc cũng là không, vì thân là cái không có, lời chê không có, sự xúc chạm nơi màng nhĩ hạt đậu không có, thân này cuối cùng tan rã chết nên sự xúc chạm không có thể chất, không nắm được nên xúc là vô ngã, vô thường, khổ và không. Chúng ta phải quán xúc qua bốn tầng lớp quán về vô ngã, vô thường, khổ và không để tỉnh ra xúc là cái không thể có.
Một ví dụ khác của thân xúc chạm gió mát. Chúng ta có cái thân này rồi lại có gió bên ngoài. Nếu gió chạy vào phương khác thì không sao, nhưng mà gió thổi qua cái thân thì gọi là xúc mát lạnh. Mình thấy vui là có thọ và ưa thích cái vui mát này, để tâm thích cái mát này là có tưởng, rồi cứ quạt phe phẩy mãi là có hành, tâm có phân biệt mát ít hay nhiều, mát ra làm sao, sao không quay cây quạt về phía mình là có ý thức phân biệt, chung quy cũng chỉ là tâm mình thôi. Nên xúc mát vốn là cái không có, trước kia không có, bởi vì có thân, có gió, bởi vì thân và gió gặp nhau mà mình biết nên gọi là xúc. Bao nhiêu thứ hoà hợp thì nó hiển lên và mình biết, cái gọi là xúc, nhưng không có một thể chất riêng của xúc, nên xúc cũng vô ngã. Quán xúc vô ngã để thấy sự mê muội của chúng ta. Đất thì vẫn là đất, nước thì vẫn là nước, gió vẫn là gió, là những việc của đất nước gió lửa, nó chả bận gì đến mình hết. Khi không chúng ta nhận lấy một chút nhận là tôi, là thân tôi.
Thế là từ khi có thân tôi thì mở ra các thứ rắc rối. Chúng ta ăn uống vô một chút đất, chút nước nhận là ta, nắm được một ít nhúm đất trong thân này rồi nhận là thân ta đối lại với tất cả cái bên ngoài. Từ cái nhận thấy có trong thân ta và ngoài ngoại cảnh, rồi mở ra nào thọ, nào tưởng, nào hành, nào thức, vạn cảnh. Đức Phật dạy đất trong với đất ngoài có sao đâu, đâu có việc gì liên quan tới mình đâu, nhưng tự mình mê muội rắc rối nhận một nhúm đất nước gió lửa này là của tôi, rồi đối nghịch với cảnh bên ngoài mở ra cả một thế giới sắc tướng âm thanh đủ các thứ trò. Cho nên đây Đức Phật dạy chúng ta chia chẻ ra thành ngũ ấm. Chia chẻ ra thấy là sắc mà đây cũng là tâm. Do hai sắc trong và sắc ngoài mà rồi mở ra các thứ cảm giác, vì vậy chúng ta quán xúc này là điểm mà đất trong và đất ngoài gặp nhau. Điểm mà nước trong, nước ngoài, gió trong gió ngoài, lửa trong lửa ngoài gặp nhau.
Đức Phật dạy cho chúng ta giác thấy điểm này, chúng ta chỉ có cái điểm không thấy này mà chúng takhốn khổ đủ thứ, cho nên Phật dạy chúng ta quán. Vì điểm xúc gặp nhau giữa trong và ngoài này là hư vọng mà chúng ta bị lầm. Cả trái đất này, cả nhân loại đang quay cuồng, đang sinh hoạt đều nằm trong chữ xúc này thôi. Cái mà chúng ta gọi là đời sống là chỉ nằm trong một chữ xúc này thôi, nghĩa là mắt chạm sắc, tai chạm âm thanh, sáu căn mình chạm sáu trần. Rồi yêu rồi ghét, rồi ân rồi oán, đủ cách quay cuồng xoáy tròn lên, gọi là sự sinh hoạt của nhân loại. Chúng ta cứ để cho các nhân duyên không đâu nó chi phối, trong khi mình có tinh thần để an định, để khai tuệ, để làm hiền, làm thánh, bao nhiêu những sự việc tốt đẹp chúng ta quên hết chỉ bận rộn có cái xúc này.
Tất cả sáu đạo hữu tình chỉ vì có một chữ xúc này mà gọi đặt tên là sinh hoạt đời sống của mình. Cái hư vọng là như vậy thôi. Căn đối với trần mà rồi bật ra đủ các thứ, ngay cái điểm gặp nhau của căn trầnnày chính là sự mê của chúng ta. Chúng ta có phước học Phật, được Phật chỉ cho thấy cái lầm, cái sai của mình. Cho nên chúng ta cần an tĩnh tinh thần để làm những cái cần yếu là quán xúc nơi mắt, xúc nơi tai, quán từng cái để nhận giá trị của lời Phật, nếu chúng ta học xô bồ vội vàng nhiều thứ thì khó nhận, cứ sống bừa bải, xô bồ, thì không để ý đến cái tâm của mình. Nhận định ở nơi mắt, nơi tai, nơi mũi, nơi lưỡi, nơi thân, nơi ý khi gặp trần phát sanh ra thức là vô ngã. Khi có ba điểm căn trần thức thành tựu thì gọi là xúc. Quán bắt đầu từ xúc mà tâm của mình có động. Hễ có động thì nó có chuyển, hễ có chuyển thì có nhân luân hồi sanh tử.
Đức Phật khuyên chúng ta quán như thế để thấy mỗi khi chúng ta chuyển động thì khởi lòng tham. Hễ tham thì khởi lòng đắm mê ưa chuộng và dần dần đưa mình đi đến lỗi lầm. Cho nên chúng ta cứ tạo nghiệp, hễ thân miệng ý làm lành thì sữa soạn cho chúng ta đi về cảnh giới lành. Thân miệng ý mà tạo ác thì tâm chúng ta sữa soạn để đi xuống. Cuộc đời chúng ta là những chuỗi hành động như thế, hàng ngày chúng ta có biết bao nhiêu là chuỗi hành động đi xuống và đi lên. Hễ xong cuộc đời của mình tổng cộng được tốt nhiều thì được di lên. Hễ tổng cộng mà xấu nhiều là chúng ta chịu mất thân người. Cho nên, tuy chúng ta học hàng ngày thế này mà Phật còn dụng ý chúng ta tập làm chủ lấy tâm của chúng ta, lèo lái thân miệng ý của mình đi về đường lành để đi lên. Chứ để cho thân miệng ý, thọ tưởng hành này nó lôi mình thì mình đi xuống lúc nào cũng không ngờ.
30. SÁT HẠI, TRỘM CẮP LÀ THÚ VUI BẠI HOẠI
Kinh Thiện Ác (Tăng Nhất A Hàm, Mười Pháp, 47, Kinh số 2), Kinh Bô-lị-đa, (Trung A Hàm, Phẩm 17, số 203) (Trung A Hàm, Kinh Thọ Pháp II, Phẩm 14, số 175) và nhiều kinh khác trong A-hàm nói nhiều về ngũ giới. Đức Phật dạy rằng:
“Có những người lấy giết hại làm vui thích. Lấy trộm cắp làm vui thích. Những cái vui thích này đưa đến bại hoại, nguy hiểm. Như Lai bắt buộc các Tỳ kheo phải đoạn trừ”.
i. Sát sanh
Những người thích niềm vui về sự giết hại thì Đức Phật gọi đó là thứ vui bại hoại. Bại hoại vì hư hỏng, nguy hiểm, vì miếng ăn mà đến nổi cướp thân xác loài vật là hành hạ nó. Rõ ràng khi mổ bụng, cắt cổ con bò, gà, vịt, cá, chúng giãy lên, cuống quýt, sợ hãi. Sợ hãi đây là bằng cớ chúng nó cũng như loài người cũng biết khổ, sợ khổ, biết đau, sợ đau và muốn sống bình yên nghĩa là như mình không khác.
Tại sao có những loài vật để cho con người mổ bụng cắt cổ như thế? Chính là do nó tạo nghiệp. Khi làm người, chính người đó ham thích thịt gà, vịt, bò, heo nên đến lúc lâm chung mùi thơm thịt gà phảng phấtliền thọ lãnh ngay thần thức gà, để vào trong quả trứng của con gà và thành con gà cục tác. Chính nó trước kia đã tạo nghiệp ác, ăn thịt gà nhiều, nên giờ làm thân gà để đền nợ cái miệng, nên phải đem thân trả nợ. Con cá, bò, trâu, dê cũng thế, bởi vì có nợ nên giờ đem thân trả nợ. Thế nếu giờ mình ăn thịt gà, mổ bụng con cá, cứa cổ con heo là chúng ta đã gây oán hờn, uất hận với nó và mình nợ cái mạng của nó thì mai đây bỏ thân này rồi thì sẽ làm gà, cá, heo để trả nợ. Cứ như thế ở thế gian này gà, vịt, cua, cá, heo, bò đầy giãy là cái tướng hiện cái thân để đền nợ. Người chặt đầu con cá, con gà, heo, dê cũng sẽ gặp quả báo nguy hiểm phải trả mạng. Con cá, gà, heo, dê thiếu nợ và bây giờ trả nợ thân mạng rồi là xong. Còn những người ăn thân mạng của chúng bây giờ mắc nợ mới là cái rầy rà. Đây là việc nguy hiểm, oan oan tương báo.
Trong kinh nói rằng “Nợ tiền, nợ bạc trả là xong, chứ còn nợ mạng này là dây dưa chỉ có khi nào gặp Phật, tu theo đạo Phật thì mới cắt đứt được oan oan tương báo”. Còn không thì đời đời kiếp kiếp tìm nhau để đòi nợ, thế cho nên là nguy hiểm lớn. Chúng ta thấy đầy dãy ở trước mắt chúng ta đó, bao nhiêu là những oán thù. Các cụ xưa hay bảo vì sao có nhiều nạn chiến tranh, cứ chết cả loạt hàng ngàn người, hàng vạn người thì hãy nhìn vào buổi tiệc, canh thịt, lẫu cá có biết bao nhiêu thân mạng, bao nhiêu miếng thịt trong đó. Chúng ta cướp mạng chúng thì bây giờ chúng đòi lại mạng của mình, vì thế có những chuyện cứ giết nhau hàng loạt bởi vì oan nợ. Cho nên, Đức Phật gọi sự giết hại là một thứ vui nguy hiểm. Một thứ vui không đáng là bao nhiêu, đặt miếng ăn vào lưỡi, nuốt qua đến cổ họng là hết vị ngon. Không đáng gì cả nhưng nợ này thì đời này sang kiếp khác, theo nhau mà đòi mà báo đền, nên nguy hiểm này ghê lắm.
Số đông là vì ngu si không biết. Như các em nhỏ thấy con bướm bay thì đuổi theo bắt cho bằng được, rồi nó bứt chân, cánh, đầu và vứt đi. Bởi vì trẻ dại không biết cái khổ của con bướm, rồi lại cứ rủ nhau đi bắt con dế, bứt cánh, bứt đuôi nó, chỉ để chơi thôi. Dĩ nhiên, nếu mình vặt đầu, vặt cổ những con bướm, con dế như thế thì nó phải đau, phải khổ như con người. Còn những người lớn, tại sao cũng giết gà, giết vịt, ăn cua, ăn ốc? vì họ tham ăn. Chỉ biết miếng ăn ở miệng mình thôi, miếng ăn qua miệng rồi lại quên đi. Chỉ có ngon miệng một thoáng, một chút mà tàn nhẫn cứa cổ mổ bụng các con vật. Có những đứa trẻ chả có việc gì cả, trông thấy con kiến, dí một cái cho con kiến chết. Đó là giết hại vì tàn nhẫn, vì tâm độc ác, vì tham ăn hoặc vì ngu dại, hoặc vì vui thích trong sự giết hại.
Sự giết hại này Đức Phật gọi là thứ chơi bại hoại vì khiến cho tinh thần của mình, tính nết của mình thành con người hư đốn, con người vứt đi, cho nên gọi là bại hoại. Bại là liệt, không hoạt động, hoại là cái sống mất cả giá trị của đời sống. Con người tàn nhẫn, sự sống của con người tê liệt hư hỏng bởi vì tự mình phá hoại cái đời sống của mình, khiến cho đời sống của mình mất cao quý của thân người, đưa mình xuống địa vị loài vật. Vì loại vật là sẵn sàng ăn tươi nuốt sống lẫn nhau để giữ sự sống còn tồn tạicủa chúng. Loài vật vì ngu si không biết gì, còn chúng ta hơn loài vật, chúng ta có trí mà chúng ta sẵn sàng ăn tươi nuốt sống các loài vật khác thì chính mình cũng bại liệt sự sống của mình. Cái phúc đứccủa con người bị hoại đi và còn rơi vào nhân quả nguy hiểm vì quả báo về sau chúng ta phải làm con gà cho người ta giết lại, phải làm con cua để cho người ta xé xác, phải làm con heo cho người ta cứa cổ. Cho nên những nguy hiểm độc ác mình hại những con vật thì ngày mai chính mình cũng chịu những cái khổ ấy.
ii. Trộm cắp
“Trộm cắp là thứ vui bại hoại, thứ vui đau khổ, thứ vui nguy hiểm. Như Lai bắt buộc các tỳ kheo phải đoạn trừ”. Đi ăn trộm thành công thì thích chí mừng hí ha hí hửng. Đức Phật gọi là thú vui bại hoại, đau khổ, nguy hiểm, vì mất tư cách con người. Lúc mà đưa tay lấy trộm đồ vật của người ta, ngay lúc ấymình mất giới phẩm của mình rồi. Tuy mình đứng đấy, nhưng là người của địa ngục, là người của tội ác. Trái với giới luật của Phật là phải đọa địa ngục. So sánh với con chó, con mèo, mình cũng không hơn vì con mèo nhìn thấy bên hàng xóm có nồi thịt hay nồi cá kho, thế thì nó lấm lét rồi nó cũng đi sang nó ăn vụn, người mà lấm lét để đi ăn cắp tiền bạc, đồ dùng của người ta thì cũng giống con mèo rồi. Thế thì chúng ta tự hạ địa vị chúng ta xuống địa vị làm loài vật, mất tư cách của con người, mất nhân Phật. Thế nên gọi là bại hoại, nhưng như thế cũng chưa xong vì ngày mai còn chịu cái quả báo khốc liệt bởi vì phải đọa về những đường ác thú, là quả báo khổ lắm.
Nếu chúng ta không có sự tu hành thì chẳng những chúng ta đã đền mạng mà còn chịu những sự đọa lạc đáng sợ nữa. Cho nên Phật gọi là nguy hiểm. Lời Phật nói không sai, có sự báo hại về sau này do chúng ta đã tạo trong đời này hay đời trước. Nếu chúng ta không học Phật thì không biết đường mà cởi gở. Nếu chúng ta có sự tu hành thì chúng ta sẽ trả dần dần bằng nhiều cách như thân bịnh tật, của cảimất đi. Chúng ta chịu đựng những khó khăn, đau đớn của bịnh tật và trả dần dần, rồi may ra một ngày mai Tam bảo gia hộ thì oan gia được trả sạch băng. Chư Phật độ cho các oan gia đó cũng được giác tỉnh thì cả mình cùng các oan gia đó cùng được giải thoát.
- Dối gạt
“Lấy dối gạt làm vui thích. Đây là thú vui bại hoại, đau khổ và nguy hiểm. Đức Phật bắt buộc các tỳ kheophải đoạn trừ”. Lời dối gạt tức là ngay miệng gây tội. Nói dối, đánh lừa người ta để người ta chịu khổ não. Nói hai lưỡi để mình ly gián hai người. Mình nói với người này một kiểu rồi lại nói với người kia một kiểu, làm thế nào cho hai người lìa xa nhau ra, khiến cho cha mẹ xa nhau, thầy trò mất ân nghĩa, bạn bè mất tình nghĩa, có khi làm tan cửa nát nhà người ta, như thế là hai lưỡi. Có một lưỡi thôi nhưng mà nói hai chiều, nói chọc bên này, lại chọc bên kia để cho người ta giận nhau xa lìa. Người hai lưỡi này thì ở tại gia chia lìa người thế gian, tuy là khiến cho tại gia tan nhà, mất tình nghĩa lẫn nhau, nhưng cái tội lại không nặng bằng tội ly gián ở trong chùa để đến nổi hai bên gây ra bất hòa, gọi là phá hòa hợp tăng. Có câu chuyện kể về việc nói đùa giỡn để khiến ly gián thai thầy tỳ kheo như sau:
Có thầy Công-đa-na bắt đầu từ ngày ngài thọ tỳ kheo, mỗi khi thầy đi khất thực thì người ta thấy có một cô gái đi sau lưng ngài. Ban ngày thế này, cứ ngài ra khỏi chùa là người ta thấy có một cô đi sau lưng, đến nổi nhiều Phật tử rất than phiền về việc này. Đối với tăng ni thì Đức Phật bảo thí chủ phải cúng dường, chứ đâu có dám để cho các ngài thiếu thốn, thí chủ cúng mà giận thầy tỳ kheo Công-đa-na lắm. Trong chúng cũng quở trách vị tỳ kheo này nặng nề lắm vì làm sao cứ dẫn một cô gái lẽo đẽo theo saunhư thế.
Trong chúng bất mãn và bạch Phật nhiều lần để đuổi vị tỳ kheo này đi. Phật cũng gật đầu nhưng không nói gì cả. Trong chúng lên thưa với trưởng giả Cấp Cô Độc để xin đuổi vị tăng đó đi, nhưng Cấp Cô Độckhông dám. Trong chúng tức quá lên thưa với vua Ba Tư Nặc. Vua Ba tư Nặc lên bạch Phật và Phật cũng chỉ gật đầu thôi, Phật chẳng nói gì cả. Vua cho quân lính đi theo. Hễ tỳ kheo đi khất thực có cô con gái thì khi tỳ kheo về vào phòng, chắc cũng có cô gái vào phòng. Vua đợi vào phòng rồi mới hô quân lên vây chặt tịnh xá bắt quả tang. Có cả Phật và chư tăng đó và vua cứ thế hô quân lính vây bắt cô gái để trị tội.
Thế nhưng vào phòng thầy tỳ kheo thì tìm không thấy cô gái đâu cả. Vua thử ba lần như thế, thấy cô gái vào phòng và cả trăm con mắt nhìn, nhưng ập vào phòng thì không thấy đâu nữa. Vua tức quá mới hỏi tỳ kheo là cô gái ấy đâu rồi? Thầy tỳ kheo bảo: ‘Tôi đâu có thấy cô gái nào vào phòng tôi đâu?’. Vua nói chính mắt tôi trông thấy cô gái đi theo ngài vào đây mà. Về sau kêu tỳ kheo đi ra để thử lại nữa thì rõ ràng khi thầy ra đến sân thì có cô gái đi theo, ra đến đường cái thì có cô gái lẽo đẽo sau lưng, nhưng bước chân đến phòng thì cô gái đâu mất, mất tích không tìm ra. Lúc bấy giờ vua mới biết là có chuyện gì đấy, không phải sự thường. Đây là chuyện lạ, thảo nào mà Đức Phật cứ gật đầu nhưng không nói. Nên vua nói thôi từ nay vẫn thỉnh tỳ kheo Công-đa-na vào cung cho chúng con cúng dường. Chứ tình cảnh thế này, có cô gái theo thì tỳ kheo đi khất thực sẽ gặp khó khăn. Lúc đó các tỳ kheo bất bình lắm, nhờ vua can thiệp để đuổi các vị tăng mà giờ vua không đuổi mà mời vào cung để cúng dường hậu đãi nữa. Vua Ba Tư Nặc có vẽ tội nghiệp và trọng đãi tỳ kheo Công-đa-na nữa thành ra chúng tăng giận lắm mới lên bạch Phật, nhất định xin Phật phải xử việc này.
Thầy tỳ kheo Công-đa-na từ trước đến giờ phải nhẫn chịu những sĩ vả mắng nhiếc, nhục nhã của chúng trong chùa và các Phật tử tại gia, bởi vì thầy cũng không biết vì sao phận ngài như thế? Nhưng khi vua Ba Tư Nặc biết thầy không phải xấu mà dẫn cô gái theo, có cái gì đây, nên vua Ba Tư Nặc tin thầy. Lúc bây giờ thầy mới thốt lên những lời phẩn uất của thầy là làm sao cứ vu cho thầy cái chuyện mà thầy không có. Thế thì lúc bấy giờ Đức Phật mới khuyên Công-đa-na cẩn thận lắng nghe và đại chúng cũng lắng nghe vì sao tỳ kheo Công-đa-na như vậy vì phàm làm việc gì cũng có nguyên nhân của nó.
“Một kiếp xa xưa Công-Đa-Na là một vị thiên tử ở trên trời. Ở dưới hạ thế có hai vị tỳ kheo chơi rất thân, quý nhau lắm, đi đâu cũng cùng đi với nhau. Cho tới một hôm hai vị tỳ kheo này mới cùng nhau đi dự lễ tự tứ thì thiên tử thấy hai vị chơi thân nhau quá nên khởi tâm đùa nghịch (tâm cõi trời không có xấu, tâm ác, chỉ đùa nghịch) làm thế nào cho hai thầy này cải nhau. Lấy việc giỡn thích chí như thế làm trò chơi, nên thiên tử dùng lực trời khiến cho một thầy tỳ kheo chột bụng muốn đi đại tiện. Thầy đi vệ sinh trong bụi rậm bên vệ đường xong rồi bước ra. Đi ra khỏi bụi rậm rồi nhưng thiên tử nghịch ngợm giả hiện hìnhmột cô gái đang xốc xếch quần áo từ bụi rậm chui ra trước, rồi thầy tỳ kheo từ từ theo ra sau. Rõ ràngcó một cô gái chạy ra trước thầy tỳ kheo. Đến lúc thầy ra thì thầy tỳ kheo bạn không thèm nhìn mặt nói là thầy không xứng đáng là bạn tôi vì thầy có hẹn với cô gái trong bụi rậm ấy. Thế là từ đây hai người không nhìn mặt nhau nữa. Lúc đó, thiên tử hiện nguyên hình thật ra và nói đây là chỉ giỡn chơi để xem tình keo sơn gắn bó của hai người ra sao thôi. Cả hai thầy liền hoan hỉ với nhau và cùng đi tự tứ.”
Nhưng vị thiên tử kia sau khi hết phước trời, đọa địa ngục chịu đun sôi một thời gian dù chỉ là trò chơi nhỏ muốn ly gián hai thầy ra. Thiên tử đã sám hối rồi, không có tâm tà tâm ác, chỉ đùa thôi mà phải trả địa ngục, còn dư báo lang thang cõi này cõi kia. Cho tới bây giờ được làm người được gặp Phật Thích Ca độ cho được xuất gia, được làm tỳ kheo, nghĩa là thầy đang trên con đường giải thoát mà dư báo vẫn còn. Dư báo vẫn còn nên thầy phải chịu quả báo là cứ có một cô gái theo sau mình, khiến cho mọi người cứ chỉa vào thầy mà xỉ nhục, nhất định là không cho thầy tu.
Đức Phật có túc mạng minh nên ngài biết nhân quả, Phật để cho thầy tỳ kheo trả quả, chứ Đức Phậtkhông có can thiệp. Vì vậy, đại chúng đòi đuổi chứ Đức Phật không đuổi. Đức Phật không nói rõ để cho thầy trả nốt cái dư báo, nhưng Phật kể đầu đuôi câu chuyện và ngài khuyên thầy Công-đà-na hãy cẩn thận. Thầy phải nhẫn tất cả, chứ nếu thầy có lời nói nặng, lời độc, bướng với chư tăng thì tội cũ không hết mà tội mới lại chất chồng và khổ mãi không biết đến bao giờ cho thôi. Bởi vì tội này rồi lại chồng thêm tội khác. Cho nên thầy chỉ có một việc câm lặng, im lặng mừng là mình đã trả nợ, trả cho xong thì sẽ hết. Đức Phật căn dặn tỳ kheo Công-đa-na và quay lại dặn đại chúng thấy quả báo như thế mà cẩn thận. Chúng ta có phước đức rất lớn là được ở trong chúng tăng, nhưng mà mỗi một lời nói, ý nghĩa, việc làm mà động chạm đến sự hòa hợp của chúng tăng thì tội này khó gỡ lắm và quả báo đáng thương tâm lắm, cho nên Đức Phật hết sức căn dặn đại chúng.
Chúng ta được ở trong chúng là đại phước đức, nhưng lại rất dễ rơi vào địa ngục. Chỉ một việc làm, một sai quấy đối với ngôi tăng bảo thì khó gỡ lắm tuy rằng chư Phật rất thương chúng ta nhưng cũng phải để cho chúng ta trả quả như đức Bổn Sư đó đời đời theo dõi đế cứu tỳ kheo Công-đa-na, nhưng vẫn để cho thầy Công-đa-na trả quả, cho đến bây giờ còn một chút dư báo là chịu đựng những tai tiếng. Đây chỉ còn thoang thoảng chút dư báo. Đức Phật cũng để cho ông trả nợ, chứ Phật không cứu. Vì hễ cứu thì không thể trả nợ, có nợ cứ để cho thầy trả. Công-đa-na từ hôm nghe chuyện như vậy thì rất kính trọng đại chúng. Thầy xin sám hối và xin chuyên tu. Sau đó, ngay trong đời thầy chứng quả A-la-hán.
- Khổ hạnh
“Khổ hạnh là những thú vui bại hoạn, đau khổ và nguy hiểm. Như Lai bắt buộc tỳ kheo phải đoạn trừ.” Làm sao khổ hạnh là cái vui bại hoại? Khổ hạnh là cái vui nguy hiểm và Phật cấm các tỳ kheo không được hưởng cái vui ấy. Ngoại đạo mong hủy hoại thân để cầu lên cõi trời vui hơn. Họ tin rằng càng làm khổ cái thân hiện tại thì được tiêu tội, giải nghiệp bấy nhiêu, để hy vọng ngày mai được lên trời. Ngoại đạo khổ bây giờ nhưng mai lại sung sướng mà sao Đức Phật không chịu?
Ở Bồ tát giới, Đức Phật cho phép là các bồ tát cúng dường thân thể bằng cách như đốt liều, cúng tay. Cốt yếu của Phật là mong cho chúng ta xả ngã ái, ngã chấp, đừng nhận thân bằng đất này là mình, cho nên đừng quản ngại gì cả. Nếu xả thân vì đạo (như Bồ Tát Quảng Đức) thì các bồ tát mới hy vọngchứng đạo, đó là các Bồ tát phải có trí tuệ giác tỉnh mãnh liệt. Còn ở A-hàm, đối tượng thuyết pháp là các tỳ kheo mà tỳ kheo là những vị còn trong trình độ tu thân, cho nên Phật dạy phải có giới luật cho những người tự tu. Các tỳ kheo lo bổn phận hàng phục vọng tâm để trị những vọng tập của mình, cho nên tỳ kheo trở xuống mới ở trình độ tu thân. Vì còn ở trình độ tu thân, nên đây Phật cấm những bồng bột, bừa bãi hủy hoại cái thân như các ngoại đạo đứng một chân giữa trời, ngày ăn một hạt mè, ngó chăm chăm vào mặt trời, mắt không chớp, chống đầu xuống đất hai chân lên trời và nhiều cách khổ hạnh vô ích khác thì Phật cấm. Đức Phật dạy chúng ta không được mặc áo sang trọng, nhưng cũng không được rách rưới rồi lạnh bịnh; không được nhịn đói khát, ngày chỉ ăn một hạt mè, một muỗng súp mà phải ăn uống phải biết đủ, đủ chất để có sức mà tu tập. Những buông lung, bừa bãi, phóng túng thì Phật cấm nhưng mặt khác thì Phật cấm không cho chúng ta thái quá vì thái quá thì bất cập. Quá mứcđể đi đến khổ hạnh mà làm hoại tấm thân khiến cho ốm đau bịnh hoạn, không lợi ích, tạo những ảnh hưởng không tốt về sau nên ở đây Phật nói khổ hạnh là bại hoại, là nguy hiểm.
Ở A-hàm, Đức Phật cấm các thầy không được khổ hạnh vì còn trình độ tỳ-kheo và sa-di là trình độ trẻ tuổi, sự tu sự học chưa vào trình độ sâu, cho nên học từ từ, không có cho buông lung, bừa bãi, phóng túng chơi bời. Một mặt cũng không cho những cái thái quá, khổ hạnh quá rồi lỡ bịnh hoạn, rồi về sau làm phiền cho cha mẹ, làm phiền cho trong đại chúng tăng già thì không nên, cho nên ở đây Đức Phậtcấm không được khổ hạnh hành xác như ngoại đạo.
Đức Phật hỏi nếu xe bò không đi thì nên đánh chiếc xe hay đánh con bò? Nên đánh con bò vì con bò kéo chiếc xe, chứ chiếc xe là toàn gỗ thì có đánh cũng vô ích. Thân chúng ta là do tâm điều khiển hướng dẫn. Nếu thân này có chỗ hư hỏng nghĩa là nó có cái tội thì tâm mình phải sửa đi, thì tự nhiên sẽ hết tội. Ví dụ thân tham ăn, thân sân giận thì mình hãy bỏ tâm tham, tâm sân đi, chứ bây giờ cứ hành hạthân này thì có ích gì. Cứ nghĩ là càng hành hạ thân thì lên cõi trời Phạm thiên càng sung sướng hơn. Đó là suy nghĩ sai lầm. Thân này như cái xe mà tâm này chỉ huy cái xe cũng như con bò kéo xe. Xe không đi được thì đánh con bò để cho con bò nó đi, chứ không phải là phá hủy cái xe.Tâm chỉ huy thân, nếu tâm có điều gì sai xót thì sửa tâm thì thân tâm chúng ta sẽ trang nghiêm; chứ còn khổ hạnh, hành hạ thân thể, đứng giữa trưa nắng, ngày ăn một hạt đậu, mắt chằm chằm ngó mặt trời không chớp mắt là đày đọa cái thân. Hành hạ thân mà lại nói để cho thân thanh tịnh, lên cõi trời, thì đây là chỗ sai lầm trầm trọng. Muốn trừ tội, muốn tiêu nghiệp thì quay về sửa tâm mình. Đánh con bò bắt nó phải đi thì tự nhiênxe nó sẽ chạy. Sửa tâm mình cho tốt đẹp sẽ được thanh tịnh trang nghiêm, chứ không phải là sửa cái thân, hành hạ cái thân. Hành hạ cái thân, càng đau bao nhiêu thì cái tâm càng quẫn bấy nhiêu, rồi sinh mê muội khó phát ra trí tuệ. Cho nên, Đức Phật khuyên các đệ tử của ngài không được tập khổ hạnhhành xác.
31. SÁU CĂN ĐỐI VỚI SÁU TRẦN
Kinh Thuyết Trí (Trung A Hàm, Phẩm 15, số 187), Phẩm Phi Thường (Tăng Nhất A Hàm, Mười Pháp, 51, Kinh số 6) và nhiều bài pháp thoại khác trong A-hàm Đức Phật giảng về sáu căn và sáu trần. Có những thứ vui chơi bị Như Lai quở trách, nhưng cũng có những trạng thái hỷ lạc được Như Lai ngợi khen khuyến khích. Hỷ là mừng, lạc là vui. Những vui mừng nào mà bị Như Lai quở trách: đó là mắt thấy sắc, tâm đắm nhiễm. Trông thấy tiền bạc, thấy thức ăn ngon thì mắt muốn ngó và lén lấy tiền hay đồ ăn khiến cho mình sanh ra lỗi lầm. Sáu căn (mắt tai mũi lưỡi thân ý) đối với sáu trần (sắc thanhhương vị xúc pháp) mà tham trước không rời bỏ, đấy là bị Như Lai quở trách.
Tại sao Đức Phật không cho chúng ta vui mà lại bắt chúng ta khổ? Vì những lạc thọ này khiến cho chúng ta đam mê, mất tự chủ, mất sự sáng suốt, sẽ đưa đến lỗi lầm nên Phật cấm. Đi tu là sữa những cái lầm mê. Mê là cái sai không đúng. Những âm thanh, sắc tướng hình hình bóng bóng đây là hư vọng, người đời cho là thật, cho là thật để đến nổi tham mê đắm luyến. Cho nên, Đức Phật dạy đệ tử của Đức Phật phải tỉnh ra, tập sống với sự thật bỏ những hư vọng.
Chúng ta không biết cho âm thanh là thật nên khi bị chê bai hay hiểu lầm thì tức giận sân si. Có người tự tử vì chịu không nổi sự oan ức. Nhiều người không hiểu đạo, không học kỹ những lời Phật dạy, cho nên uổng phí cuộc đời. Đó là vì ngu si không biết cho nên giận hờn, tuyệt vọng, cho đến nổi tuyệt vọngvà đến nổi tự tử mất mạng. Cho nên đây Đức Phật cấm, bởi vì tham đắm cho sáu trần là thật. Hôm nay âm thanh khen ngợi, ưa thích khiến mình mãi mê nghe. Mai đây những âm thanh trái ý khiến cho mình uất hận, bực bội, dám đi đến tự tử. Những âm thanh như thế không thật gọi là vui, cho nên Đức Phậtkhuyên chúng ta đừng theo những cái khiến cho mình đam mê say đắm, tưởng là có thật, khiến cho chúng ta bị mất trí tuệ và bị những âm thanh này chi phối, chuyển động. Chẳng những âm thanh mà ngay cả sắc tướng, sáu trần, Đức Phật cũng khuyên chúng ta luôn tỉnh giác.
Những người ưa thích nước hoa và nghiện hương thơm của nước hoa. Cho đến dầu xức cũng bỏ nước hoa vào vì biết mình thích hương thơm nên bỏ nước hoa vào dầu. Mỗi khi bôi dầu là cũng thơm lừng. Những thứ như thế tham đắm mua đắt tiền thì Phật cũng cấm. Lưỡi tham ăn, thân thích chăn bông ấm, thích mặc áo lụa mềm mịn. Tại sao Đức Phật không cho chúng ta sáu căn vui với sáu trần? Bởi vì sáu căn xúc sáu trần, chúng ta sanh lòng tham đắm. Tham mà không được hoặc đang sở hữu, đang thích, đang ham mà bị người ta cướp giật thì sẽ dễ bị nổi sân nổi giận đọa lạc. Thế thì từ sáu căn tiếp xúc sáu trần là gốc để phát sanh ra ba độc tham sân si. Vì có ngu si thì có tham, tham những hư vọng, nếu tham bị chướng ngại thì liền nổi sân. Ba cái này đi liền với nhau nên gọi là ba độc tham sân si. Chính là gốc sáu căn xúc chạm với cảnh trần. Thế cho nên hôm nay chúng ta học kinh A-hàm để cầu cho thân tâmđược thanh tịnh.
Thanh tịnh nghĩa là không có ba độc tham sân si. Muốn thanh tịnh nghĩa là muốn tiêu trừ ba độc tham sân si. Thế cho nên chúng ta phải giữ gìn gọi là hộ sáu căn. Giữ gìn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Mỗi khi nó xúc chạm chúng ta phải giữ gìn đề phòng ngay. Đừng để cho ba độc tham sân si nó khởi lên. Cần đề phòng cho nó đừng khởi lên, huống chi là chúng ta ưa thích cho nó tham đắm đến nổi mê mệt, quên cả ngày giờ, mất cái sáng suốt. Cho nên muốn thanh tịnh thì phải hộ sáu căn, giữ gìn không có dựa vàonhững cái thích của căn trần.
32. SÁU CĂN VÀ SÁU THỨC
i. Nhãn căn và nhãn thức
Đức Phật dạy trong nhãn căn, ngoài cảnh trần và nhãn thức phát sanh. Mắt là gốc rễ để biết. Chúng tanhận được con mắt của mình thì sẽ nhận được nhãn căn của mình. Mắt là nhãn căn, nhưng mắt làm bằng thịt làm bằng máu tức là nó làm bằng đất, nó thuộc về thân căn. Nó không biết thấy, tự nó, nó không thấy được mà phải có tánh thấy ở trong con mắt, tánh ấy ở A-hàm nói gọn là nhãn căn. Vì tánh thấy ấy ở con mắt, nên cứ gọi là con mắt, gọi là nhãn căn cho nó gọn. Vậy thì vì ở nơi nhãn căn toát ra cái thấy, cái biết, chứ đây không phải nói về con mắt bằng thịt, bằng đất, bằng máu, bằng hòn thủy tinh, mạch máu, đường gân, thủy ngân hay thần kinh mắt. Căn là gốc rễ, như có gốc rễ mới mọc lên cây cành lá. Căn là gốc rễ của các cây ổi, xoài, dừa chuối, hoa lá; cũng như từ căn là gốc rễ mới mọc ra nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thân, tỷ thức, thân thức và ý thức phân biệt; rồi chúng ta mới phân biệt đây là cây ổi, cây chanh, hoa mai, hoa đào. Cứ gốc rễ nào thì mọc ra loại cây ấy. Từ gốc rễ chanh mọc ra cây chanh, từ gốc ổi mọc ra cây ổi, từ gốc xoài mọc ra cây xoài, những gốc rễ ấy gọi là căn. Cũng thế, từ gốc rễ căn mắt thì bật ra nhãn thức phân biệt cái thấy, từ nhĩ căn bật ra nhĩ thức, từ thiệt căn bật ra thiệt thức, từ tỷ căn bật ra tỷ thức, từ thân căn bật ra thân thức và từ ý căn bật ra ý thức.
Nhãn căn là con mắt, từ nơi nhãn căn có một cái biết gốc rễ rồi mới bật ra nhãn thức. Chúng ta ngồi đây và nhìn lên thấy Đức Phật Thích Ca tọa lạc trang nghiêm trên bảo tọa thì đó là một nhãn thức đã sanh. Chúng ta nhìn qua cửa sổ thì thấy khung cảnh ngoài sân hoa mai vàng nở thì nhãn thức của hình Đức Phật tắt đi và nhãn thức của sân vườn hiện lên. Chúng ta lại ngó qua cây hoa tulip thì hình ảnh màu đỏ của hoa tulip hiện lên, đó là một nhãn thức khác đã sanh, cứ nhãn thức này sanh thì nhãn thức khác diệt. Trong nhãn căn tức phải có tánh thấy ở trong mắt, ngoài thì có cảnh sắc, có hoa tulip rồi lại có ánh sáng mặt trời chiếu vào hoa tulip đó, từ ánh sáng ấy nó phản chiếu qua con ngươi của chúng ta. Con ngươi là một lỗ hỏng, lỗ trống rất nhỏ, chính giữa tròng đen của mắt ấy. Lỗ hỏng nhỏ để cho ánh sáng đi qua vào trong lòng con mắt. Ánh sáng từ mặt trời chiếu vào hoa tulip, rồi nó phản chiếu lại qua con ngươi, vào trong lòng mắt tới thần kinh. Ở thần kinh đó hiển lên một hình ảnh thì chúng ta mới thấy được, chứ hoa tulip không nhảy vào mắt hoặc nhãn căn chúng ta cũng không nhảy vào hoa tulip. Khi có hình ảnh trong con ngươi thì nhãn thức liền phân biệt ‘Đây là hoa tulip đỏ’ tức là một nhãn thức đã sanh.
Nhãn căn là thể chất, tùy theo duyên mà nó hiện lên các phân biệt hoa tulip, hoa mai vàng, tượng Phậthay liên tiếp vô số hình hình sắc sắc của nhãn thức hiện lên. Một nhãn thức này sanh thì nhãn thứckhác diệt, vì ánh sáng đã thay đổi, duyên ánh sáng chiếu các hình ảnh vào con ngươi của chúng ta đã thay đổi thì các nhãn thức cũng lần lượt thay đổi. Như vậy trong một ngày, nhãn thức sanh cả ngàn vạn lần và nó sanh đến đâu thì diệt đến đấy. Nó hiện lên và tắt đi, nhãn thức sanh rồi diệt cả ngày cả ngàn vạn lần, cho nên nhãn thức là không thật thể và không nắm bắt được, nhưng chúng ta cứ cho nhãn thứclà có thật nên cứ bị xoay chuyển sai xử theo đó. Phân biệt từng thứ một thì gọi là nhãn thức. Theo duyên hiện lên để cho chúng ta phân biệt, tâm của chúng ta có công dụng như thế nên Đức Phật bắt chúng ta phân biệt tỉ mỉ học về cái tâm của mình.
Nhãn thức là do nhân duyên sanh. Ánh sáng chiếu vào vật và phản chiếu trong con mắt của mình. Do con mắt làm nhân và ánh sáng làm duyên, thức mới hiện lên. Có nhân, có duyên thì nhãn thức mới sanh nên sanh diệt, còn nhãn căn là vẫn thường thấy tại con mắt từ ngày mẹ sanh ra vẫn ở đó và còn mãi mãi vào những kiếp sau. Cái ấy còn hoài không mất, không đợi nhân duyên gì cả hễ mở mắt là thấy. Tinh thần hay tánh thấy cứ ở mãi nơi con mắt, chúng ta gọi là thần kinh nơi mắt. Kinh là dây, thần là linh thiêng. Kinh là dây bằng máu nhưng dây đó lại linh thiêng biết thấy, cho nên gọi là thần kinh. Ở thần kinh có tánh biết thấy vẫn thường ở đấy ngày đêm, cái ấy không phải nhân duyên sanh, tự nó có. Dây máu thần kinh ấy lại biết thấy và nhãn thức dựa vào thần kinh nơi bóng ảnh đó mà bật ra, để phân biệt hoa tulip đỏ đẹp rực rỡ. Nhãn thức là nhân duyên sanh. Nhân là thần kinh và duyên là có ánh sáng, có con mắt, có hình ảnh hoa tulip, thành ra nhãn thức sanh, cho nên nhãn thức theo nhân, theo duyên mà có, cho nên có sanh có diệt.
Nhãn thức này là sắc ấm vì nó ngăn che sự thật, thấy một cái là cho có hoa tulip đỏ thật ở bên ngoài, nhưng không dè là hoa tulip đó chỉ là bóng ảnh hiện trong thần kinh nơi trong mắt mình. Chúng ta tưởng là mình nhìn hoa tukip thật, hoá ra chỉ nhìn cái bóng mà thôi. Chúng ta tưởng là bóng ảnh phản ảnhtrung thành với hoa, sự thật là nó tùy duyên giả hiện, chứ phân tách ra không có hoa tulip, không có nhãn căn và nhãn thức. Thấy như vậy thì ai bẻ trộm hoa tulip, bưng bình hoa đi rồi thì chúng ta cũng không giận, không bị sắc ấm của hoa này ngăn che. Còn không thì chúng ta đang ở trong sắc ấm, bị che lấp sự thật.
ii. Nhĩ căn và nhĩ thức
Chúng ta niệm sáu chữ “Nam mô a di đà Phật”. Do miệng chúng ta rung động, không khí rung động làn sóng âm ba, làn sóng loãng ra chạm vào lá nhĩ màng tai của mình. Màng tai nó lãnh cái rung động ấy rồi nó hiển lên thành tràng âm thanh, biến ra thành hàng chữ “Nam mô a di đà Phật”. Bởi vì nó chỉ là làn sóng rung động một tí thôi nên vừa hiện là tắt liền, rồi hiện lên chữ khác. Sáu chữ “Nam mô a di đàPhật” là sáu nhĩ thức. ‘Nam’ sanh rồi diệt, thế là nhĩ thức thứ hai là ‘mô’ hiện. Nhĩ thức ‘mô’ diệt thì nhĩ thức thứ ba là “a” sanh, tuần tự như thế nhanh như chớp mắt. “Nam mô a di đà Phật” chỉ là không khí rung động khác nhau, gọi là duyên rung động theo âm vang hay nhờ nó chuyển động sanh diệt mà chúng ta nghe ra có sáu âm thanh. Duyên là không khí rung động, cho nên ở nơi thần kinh nhĩ căn của chúng ta hiện lên những dãy âm thanh. Âm thanh này tắt đến âm thanh khác, hàng ngày chúng ta có không biết bao nhiêu nhĩ thức sanh rồi diệt. Mỗi một âm thanh là một nhĩ thức hiện lên, cứ sanh diệttriền miên.
Mỗi ngày là hàng vạn tỷ nhĩ thức sanh diệt biến đổi không thật. Vậy mà chúng ta cứ chấp vào âm thanhkhen chê để mà mừng vui hoặc đau khổ chỉ vì những làn sóng âm ba mong manh vô thường, chợt còn, chợt mất đó. Những nhĩ thức phân biệt âm thanh này bật lên vì ở nơi tai của chúng ta phải có nhĩ căn, là cái gốc, là cái nghe. Nhĩ căn là tánh nghe nó vẫn biết ở thính giác thần kinh tức là ở dây thần kinh ở tai. Nhĩ căn là nghe thường xuyên ngày đêm không thay đổi. Ba là sóng, âm là âm thanh. Âm ba là làn sóng âm thanh. Mỗi khi chúng ta mấp máy môi khiến cho không khí rung động. Do không khí rung động tạo làn sóng âm thanh đụng vào màng nhĩ rồi thần kinh nghiệp người ngay đó phân biệt, đây là tiếng niệm Phật “Nam mô a di đà Phật”. Như vậy, nhĩ thức phát sanh là do nhân duyên. Nhân là do cái tai và duyên là do không khí rung động, thay đổi, chuyển động mà có các âm thanh phân biệt.
Chúng ta nghĩ tiếng niệm Phật ở miệng cô ấy nhảy ra mà không dè mình nghe ở trong tai mình chứ không nghe ở miệng của cô ấy. Đó là một cái lầm rất lớn chúng ta nên để ý. Không có tiếng niệm Phậtnào từ miệng cô ấy nhảy ra cả. Chính thần kinh chúng ta y theo không khí động tĩnh mà biến ra những âm vang để tự phân biệt cảnh bên ngoài. Rõ ràng là cái không có mà rồi nhĩ thức tài tình thế, nó biến ra từng chữ, từng chữ minh bạch như là ở bên ngoài có thật. Thường chúng ta bảo là cô ấy mắng mình, tưởng là âm thanh ở miệng cô ấy, cho nên cứ giận ghét cô ấy, rồi thù hận cô ấy nữa. Nhưng sự thậtchính thần kinh chúng ta biến ra để phân biệt. Thần kinh của chúng ta tài giỏi như thế, nó y theo không khí này thôi, rồi biến ra âm thanh để nó phân biệt mà đúng như ý của người kia định nói. Người kia trong tâm muốn nói như thế mà đằng này nó hiện âm thanh đúng như thế. Đó là sự tài giỏi của tâm chúng ta. Cái tài của mình mà mình lại không biết, tưởng là cảnh bên ngoài cho nên gọi là sắc ấm (sáu trần).
Chữ ấm nghĩa là ngăn che sự thật, ngăn che sự thật khiến vừa nghe một cái là mình mê lầm cho là có tiếng chị đó la mắng mình thật, thế là nổi bực lên, chứ không biết là chính thần kinh của chúng ta biến ra, cho nên đây gọi nhĩ thức là sắc ấm ngăn che.
- Tỹ căn và tỹ thức
Tỹ thức theo duyên các tướng, biến hóa vô thường, còn tỹ căn biết ngữi vẫn cứ ở cái mũi, ngày đêm nó vẫn có ở cái mũi để ngữi. Chúng ta đi vào vườn, hương thơm hoa nhài ngào ngạt bay thơm ngát, khi biết hương thơm của hoa nhài chứ không phải hoa khác thì biết một tỹ thức đã xuất hiện. Hoa cũng biết thở như chúng ta, cũng tiết ra những phân tử. Chúng ta thử để hoa trong túi nilông một thời gian ngắn chúng ta thấy túi bị ẩm. Như vậy, từ hoa tiết ra những phân tử, cũng như chúng ta thở ra làm mờ cái kính. Những phân tử ở hoa theo gió vào mũi mình. Thần kinh trong mũi theo cơ cấu tạo có thông và tắt, y theo những phân tử đó mà biết là hương hoa tulip chứ không phải hoa nhài. Mỗi một loài hoa đều có thở và bài tiết theo những cấu tạo phân tử của từng loài. Ví dụ hoa nhài, hoa hồng thì những phân tử nó bay theo gió và khi mình thở vào thì nó vào mũi. Y theo phân tử vào gặp thần kinh trong mũi. Thần kinhtrong mũi y vào phân tử đó, biến ra mùi thơm của hoa nhài, mùi thơm của hoa hồng, mùi thơm của hoa cúc rất là tế nhị và rõ ràng, phân biệt từng cái. Hương thơm ấy là thần kinh của chúng ta biến ra, chứ không phải là ở cái hoa, cái hoa chỉ có phân tử thôi. Đang ngữi biết thoang thoảng có hương hoa nhài thì chợt một người đi qua trước mặt mình sực nức mùi dầu xanh thì mùi hoa nhài tắt đi và dầu xanh thơm lại hiện lên. Nhà bếp đang nấu chè, nhưng vì có mái ngăn nên hương chè bưỡi không bay đến lỗ mũi được, thay vào đó tỹ thức của nhang trầm từ chánh điện đã sanh. Một ngày không biết bao nhiêu lần tỹ thức này sanh, rồi tỹ thức khác diệt. Tại sao nó lại sanh diệt triền miên như thế? Dù chúng ta mê hay chẳng mê thì tỹ thức vẫn sanh diệt. Vì nó theo nhân, theo duyên nên nó phải sanh phải diệt biến hóa. Hễ nhân duyên thay đổi thì nó cũng thay đổi luôn, cho nên nó là cái không có, vô thường biến đổi, không có thể chất.
Tỹ thức có gốc rễ là tỹ căn và tỹ căn này không phải nhân duyên sanh vì chúng ta vào buổi sáng cũng biết ngữi, tối cũng ngữi; hôm nay ngữi, mai cũng ngữi, không thay đổi, tánh ngữi gọi là tỹ căn. Nhân là chúng ta có tỹ căn mà tỹ căn ở trong cái mũi với thần kinh tốt, chứ nếu thần kinh bị liệt thì cũng không có ngữi được thì tỹ thức không sanh thành ra chúng ta không thể ngữi. Bởi vì có tỹ căn ở tại cái mũi. Mũi là bộ máy điều hoà da thịt gân xương, tất cả những bộ phận điều hoà nơi mũi không hư. Các tế bào ở mũi lõm xuống, còn các tế bào ở lưỡi thì nhô lên, cũng là thần kinh, cũng bằng máu của mình thôi mà tế bào ở mũi nó lõm xuống và có hai trần thông và tắt. Nó lõm xuống cho nên các phân tử hương trầnchạm thông vào thần kinh, rồi nó biến thành hương thơm hay mùi thối. Còn tế bào ở lưỡi thì nhô hẳn ra ngoài và khi phân tử thực phẩm chạm vào tế bào lưỡi thì nó biến ra vị ngọt, vị chua. Mũi có đủ các bộ phận của nó thì ở nơi ấy mũi mới hiển công năng được. Ngoài thì có duyên có người chiên đậu hủ, từ phân tử hương trần theo gió vào mũi; có bất cứ duyên nào thì hiển lên; gặp hoa hồng, có gió đưa phân tử của hương hoa hồng vào trong mũi thì phát ra cảm giác hương thơm của hoa hồng; gặp người đốt nhang thì hiển hương thơm của trầm; gặp nấu ăn thì hiển huơng thơm của thức ăn; mùi thối của rác, mùi hương của trà, mùi tanh của cá, theo duyên mà hiển lên thì như thế gọi là tỹ thức.
Thơm hay hôi là do thần kinh biến ra mùi để tự nó phân biệt ra cảnh bên ngoài. Do thần kinh biến ra đủ loại hương sắc để chúng ta sinh hoạt và sinh sống trong đời. Tâm thức của chúng ta tài giỏi như vậy đó bởi vì nó biến ra cảnh và nó lại cho cảnh ấy là bên ngoài. Bây giờ chính những tài giỏi của thần kinh này tự đánh lừa chúng ta, chính chúng ta biến ra thôi cũng như tự chúng ta vẽ ra một cái hình, chứ trong hư không không có hình ấy đâu. Rồi trông thấy hình do chúng ta vẽ ấy lại cho là cảnh bên ngoài, chứ không biết là do thần kinh tài tình của mình biến ra.
Tỹ thức là sắc ấm ngăn che vì thật ra chúng ta đang ngữi ở mũi mình chứ đâu có ngữi bên ngoài, đó là một cái mê. Một cái mê khác tệ nữa là chính thần kinh mình biến ra mà mình lại đổ thừa cho là hương thơm của hoa hồng, đây là hương thơm của hoa ngâu, đây là hương thơm của nhang trầm. Chúng tacho là có các hương thơm thuộc cảnh bên ngoài, mà không biết đây chính là thần kinh mình biến ra. Cũng như chúng ta đang nghe chị ấy nói, chúng ta cứ tưởng là đang nghe cái miệng chị ấy nói mà thật ra là chúng ta đang nghe trong tai của chúng ta. Những tiếng nói này không phải ở miệng chị ấy nhảy ra mà chính thần kinh chúng ta đang biến ra những tiếng nói này để chúng ta phân biệt. Cũng thế, chúng ta nghe hương thơm của bánh tét chiên. Tưởng mùi thơm bánh tét ấy là tận dưới bếp ở mà không biết tại thần kinh nơi mũi mình, y theo phân tử bánh biến ra mùi thơm để chúng ta phân biệt. Đây là bánh tét, bánh chưng không phải hoa hồng, rồi bị các mùi thơm mùi ngon đó hấp dẫn sai sử tạo nghiệp mê lầmcho chúng là thật có.
- Thiệt căn và thiệt thức
Thiệt căn là cái lưỡi có thần kinh để biến ra các vị. Thiệt căn là gốc rễ vì nó vẫn còn hoài, từ lúc mẹ đẻ sanh ra cho tới già vẫn không mất. Buổi sáng thiệt căn biết nếm thức ăn, trưa chiều tối, nửa đêm, hôm nay, hôm mai hễ còn sống là thiệt căn còn biết nếm lúc nào cũng biết nếm, hễ bỏ thức ăn vào là nó biết nếm nên gọi là thiệt căn. Nó không theo nhân theo duyên mà biến mất trong khi thiệt thức thì theo nhân duyên, bỏ thực phẩm vào miệng liền phân biệt, đây là chè, đây là bún riêu, đây là canh cải. Thiệt thứcchỉ hiện khi nào mà có cái gì đặt vào lưỡi, còn khi không có những các duyên thì không xuất hiện. Bây giờ theo duyên hễ miếng đường, viên kẹo chạm tế bào lưỡi thì nó biến ra cái ngọt, để nó phân biệt cái này là đường ngọt; hễ trái ớt đến thì nó biến thành chất cay; hễ trái ổ qua đến thì nó biến thành chất đắng. Theo duyên của món ăn ngọt, mặn, lạt, chua chát thì thiệt thức tinh khôn phân biệt theo từng thứ.
Thiệt thức món chè này sanh rồi diệt; thiệt thức của món bún sanh rồi diệt, chỉ là những cảm giác nơi các tế bào của lưỡi. Xuống đến cuống họng là hết biết rồi, vô thường ngắn ngũi thế nhưng chúng ta vẫn bị nô lệ để thiệt thức sai sử đòi ăn hết món này đến món khác; có người còn lấy mạng chúng sanh, giết gà, giết vịt không thương tiếc để vâng lời của chút cảm giác ngắn ngũi nơi thiệt thức này. Do nghiệp sát hại chúng sanh để thỏa mãn khẩu vị này mà nhiều kiếp phải làm thân súc sanh để trả nợ mạng cho loài vật. Cho nên cần phải tỉnh giác thiệt thức món ngon là sanh diệt biến đổi vô thường.
- Thân căn và thân thức
Đức Phật dạy nhân duyên có những khúc gỗ và cỏ tranh ráp lại thành mái nhà tranh.Thân căn của chúng ta cũng thế do bao tử, ruột, phổi, gan, tim, da, thịt, xương, gân ràng rịt lại. Như thế không phải một món mà do trăm món thân phần cơ thể ráp lại và đặt tên là cái thân của ta. Khi mà có nhiều thứ ráp lại như vậy thì thân này có thật không? Không. Cũng như gỗ, đinh, cỏ tranh ráp lại với nhau và đặt tên là mái nhà, cái bàn và cái ghế. Tùy theo hình tướng chứ căn nhà, bàn và ghế là cái không có, chỉ có đinh với gỗ ráp lại mà tạm đặt tên như thế thôi. Thân chúng ta là vô ngã vì không có thật, chung quy chỉ là da thịt gân xương ráp lại với nhau. Bởi vì nó do nhiều thứ ráp lại nên thiếu một thứ thì nó thành hỏng, không hoạt động được cho nên gọi là vô thường nghĩa là không có bền. Thân căn là cái không có chỉ giả tạo, không bền. Khi thân căn này còn hoạt động thì nó có một cái biết khắp toàn thân. Thân căn của con người vốn khác với thân căn của các loài vật. Da người thì cảm xúc tế nhị, chỉ quạt phe phẩy là mát, còn như con trâu mà muốn mát được thì nó phải ra tận ao mà dầm mình trong nước ao đó, da trâu dày cho nên cảm xúc khó bén nhạy. Da người mỏng hơn nên nhạy hơn. Theo chủng tử mỗi loài mà có các cảm xúc khác nhau. Thí dụ tay sờ vào bàn thì sao? Thấy cái bàn trơn và mịt, mát. Những cảm giácnhư thế gọi là xúc do thân thức đã sanh. Đau bụng, đau đầu, đau bao tử đều là những thân thức sanh.
Thân căn thì không đợi nhân, đợi duyên gì cả, nó vẫn có cái biết ở khắp thân của chúng ta, tức có một cái biết không phải nhân duyên sanh, sáng trưa chiều tối khuya, hôm nay, ngày mai lúc nào cũng biết, tức lúc nào rờ tay vào thân, chúng ta đều có một sự xúc biết, không đợi duyên thân căn vẫn biết. Còn thân thức là theo duyên bên ngoài mà cảm giác của chính thần kinh khởi lên phân biệt có lạnh nóng, thô nhám, trơn mịn. Khi có làn gió thổi tức không khí chuyển động, thần kinh toàn thân của chúng ta liền báo động có cảm giác lạnh đang đến là thân thức đã sanh. Bây giờ mở máy nóng hoặc không có gió nữa thì ở nơi thân khởi lên một cảm giác nóng. Biết nóng là một thân thức thứ hai lại sanh ra. Cảm giácnóng đi qua và mở máy lạnh, chúng ta lại thấy một cảm giác êm ả mát rượu khởi lên thì đó là thân thứcthứ ba. Cũng là cái biết nơi thân nhưng theo duyên mà nó phân biệt hiện lên theo cảnh ở bên ngoài, cái ấy là thân thức. Nhân là có thân căn này và duyên là một cái gì bên ngoài nó tới, như có làn gió, có máy nóng. Thân thức phân biệt hiện lên, rồi khi không có duyên thì thân thức tan đi, nhưng thân căn thì vẫn biết, bất cứ lúc nào và bất cứ cái gì xúc chạm vào là thân căn liền biết, hễ còn sống thì thân căn còn biết. Quán như thế để thấy thân thức vô thường biến đổi đừng chạy theo những ảo giác mỏng manh nơi thân thức mà khiến chúng ta bị nô lệ sai xử.
- Ý căn và ý thức
Ý căn là toàn bộ thần kinh hệ lúc nào cũng biết suy nghĩ, sáng trưa chiều tối, ngay cả khi ngủ mà giựt mình tỉnh dậy liền biết suy nghĩ. Ý căn là gốc để phát sanh ý thức. Hình ảnh pháp trần khởi lên trong đầu là ý thức liền phân biệt, đây là mẹ của mình, mẹ đang nhớ mình ở nhà. Tiếng hát của cô ca sĩ hát hồi nảy văng vẵng vang trong đầu, hình ảnh chiếc áo dài của cô ấy hiện ở trong tâm, thế là ý thức liền khởi phân biệt cô ca sĩ hát hay và chiếc áo dài ấy rất đẹp. Ý thức này sanh rồi ý thức này diệt, ý thứckhác sanh rồi ý thức khác diệt. Mỗi ngày có đến hàng ngàn ý thức sanh diệt khởi lên trong đầu chúng ta. Suốt ngày chúng ta cứ suy nghĩ đến chuyện này đến chuyện khác liên tục như chú khỉ con chuyền hết cành này sang cành kia, không ngơi nghỉ gọi là ý thức. Ý thức luôn biến hoá để phân biệt những hình bóng pháp trần thành yêu ghét, giận hờn, mừng vui, buồn tủi. Theo ý thức này sai sử mà có có chiến tranh đánh nhau, giết nhau, thù hận lẫn nhau. Đức Phật nói hễ còn ý thức là mình, là tư tưởng của mình, là chúng ta còn nuôi giặc trong nhà, nhận giặc làm con. Tam đồ lục đạo cũng do ý thức này điều khiển mà không tỉnh ra. Tu tập chính là quay về ngó lại ý thức này, điều ngự nó, đừng cho là mình thích, mình yêu, mình ghét, hờn giận, vv…
Ý thức không thể tự phát sanh được mà phải dựa vào nhân duyên. Nhân là toàn bộ hệ thần kinh không hư của chúng ta, duyên là có những cảnh trần nên ý thức của chúng ta phát sanh để nó phân biệt các pháp trần này. Thần kinh không hư nghĩa là đủ cả các bộ phận của bộ não. Ý căn là tánh biết nơi bộ não đó. Thần là tinh thần, kinh là dây máu. Thần kinh là phần tinh thần thiêng liêng nơi các dây máu ở bộ não, đó là ý căn. Chúng ta đang sống hàng ngày đây, đã đành rằng ai cũng sống bằng căn, nhưng thấy biết nghe ngữi nếm toàn là bằng thức. Thức từ căn hiện lên. Nó là tánh biết nhưng mà tánh biết theo duyên, theo nhân. Hễ có nhân, có duyên là ý thức. Nhân là con mắt không hư. Con mắt đây có con mắt của loài người khác con mắt của loài cua, con mắt của loài cá. Mỗi loài có loại mắt khác nhau, cho nên những hình ảnh hiện ra phải khác nhau. Theo duyên bên ngoài có ánh sáng hay không có ánh sáng. Theo vật ấy mà bóng ảnh hiển lên vuông hay tròn, đẹp hay xấu. Tối về nằm yên thì hình ảnh pháp trầncủa quá khứ, hiện tại và vị lai tích tụ trong bộ não (minh, ký, ức, trì) hiện lên, ý thức liền phân biệt ‘Đây là người thương’, ‘Đây là người ghét’, như vậy gọi là ý thức. Cho nên thức là theo nhân, theo duyên hiển lên, còn ý căn thì lúc nào bộ não còn sống là còn có cái biết. Thức theo nhân duyên nên vô thường biến đổi, gặp thiện làm thiện, gặp ác làm ác; còn căn thì vẫn có thường hằng. Sáu đạo luân hồi là chính do ý thức làm người tài xế lái xe. Muốn thoát luân hồi thì không nhận ý thức này là mình và đừng để cho nó sai xử nô lệ khiến đọa lạc. 2086 bài pháp thoại trong A-hàm là 2086 bài hướng dẫn để chúng ta làm chủ, điều ngự được tâm viên ý mã của ý thức này.
33. TÁM LOẠI GIÓ KHÔNG LAY CHUYỂN
Kinh Phật thường nói ‘Bát phong suy bất động’ tức là tám thứ gió thổi không động như tài lợi, suy hao, hủy nhục, đề cao, khen ngợi, chê hiềm, buồn khổ và mừng vui. Các thầy tỳ kheo đã chế ngự được tâm của mình nên các ngài vẫn thanh thản không bị tám gió này lay động. Như trong kinh kể một câu chuyệnĐức Phật bình thản, bất động trước làn gió hủy nhục của một Bà-la-môn như sau:
Một Bà-la-môn rất ganh ghét Đức Phật vì nhiều đệ tử của ông đã cải đạo xuất gia theo Phật. Một hôm vị Bà-la-môn thấy Đức Phật đi khất thực, ông liền lẽo đẽo theo sau lớn tiếng chửi rủa Phật cho hả cơn giận từ bấy lâu. Đức Phật vẫn im lặng, bình tĩnh, thong thả uy nghi đi vào thôn làng. Thấy Đức Phậtkhông có động tĩnh vì lời mắng của mình, nên Bà-la-môn giận quá hỏi: Cù Đàm có điếc không?
Đức Phật đáp: Không!
Bà-la-môn hỏi gặn lại: Sao tôi chữi mà Cồ-đàm không trả lời?
Đức Phật dịu dàng hỏi lại: Giả sử ông đem quà tặng một người kia mà họ không nhận thì quà đó thuộc về ai?
Bà-la-môn đáp: Tôi sẽ đem về chớ sao!
Đức Phật trả lời: Cũng thế, ta không nhận món quà ông thì ông phải nhận lại, cũng thế lời ông không có dính dáng đến ta, vì thế nên ta không có nhận, xin vui lòng lấy quà về lại.
Câu chuyện bất động của Đức Phật đã cho thấy ngài đã nhận ra âm thanh là huyễn hóa và chúng không lay động được sự giác tỉnh của ngài. Chúng ta phải nhớ câu chuyện rất hay này để giúp chúng ta vững chải an lạc giữa những thị phi trong đời sống hàng ngày của mình.
34. TÂM VÔ THƯỜNG
Quán tâm vô thường là quán những mống niệm buồn vui khởi lên biến hóa thay đổi suốt ngày. Hễ bên ngoài có tiếng khen thì vọng tâm khởi lên niềm hí hững. Nhiều khi chúng ta chưa kịp nghĩ ngợi, chưa kịp hiểu gì hết, nhưng chúng ta có cái nghiệp và thói quen từ vô thủy, hễ có tiếng khen chạm vào tai thì cái vui bật lên, hễ tiếng chê chạm vào màng nhĩ thì cái buồn ngồi dậy. Chúng ta chưa kịp tính toán suy nghĩviệc này nên buồn hay việc này nên vui nhưng tự trong đáy lòng, cái khổ với cái vui đã bật lên nhanh như lò xo.
Từ vô thủy cứ nhận thân này là mình. Vọng tưởng bất chợt khởi bật lên là sai mình hành động, nó sai mình và mình cứ vâng theo làm nô lệ cho nó. Tôi khổ thế là than khóc, tôi vui thế là cười thích chí. Cứ để cho vô minh hư vọng ấy theo nhân theo duyên bật lên mà mình không thấy, không biết cứ nhận là mình, những loại tâm như thế gọi là kết sử. Kết là chấp thân này là mình. Từ vô thủy đến giờ cứ có thân nào (thân người, thân trời, thân loài vật, thân ngạ quỷ, thân địa ngục) thì kết chấp thân ấy là mình. Từ khi mới đẻ ra cứ nhận da thịt xương là mình. Hôm nay nhận, mai nhận cứ thế kết lại thành ra ái quý tấm thân này. Kết cho là tánh biết trong thân ấy là mình. Tánh tôi hay giận, hay nóng lắm, cứ nhận là tôi. Sử là sai, quay đầu lại cải người này, người kia nữa. Nó sai mình làm những hành động và do đó mà mình bị quở trách. Chúng ta suốt ngày sống với những kết sử đó hoặc yêu, hoặc ghét, hoặc mừng hoặc giận. Chúng ta đã kết cho nên nó bật ra nhiều kiểu, nhiều hình, nhiều tướng lắm. Nó sai mình nói, nó sai mình cười, nó sai mình hành động. Cứ một bề làm nô lệ cho vọng tâm mà không ngờ đến mà không hề nghĩ đến việc mình phải tỉnh ra, thoát ra khỏi nó.
Bây giờ chúng ta may mắn được học A-hàm mới biết tên của những loại yêu ghét mừng giận này là kết, bởi vì mình cứ vâng lời nó nên nó sai. Nếu mỗi khi tham hiện lên chúng ta biết tham thì mặc nó, mỗi khi sân hiện lên biết sân, rồi mặc nó. Không nên sợ nó và không nên một bề vâng theo những tâm vô thường như thế. Chúng ta học Tứ Niệm Xứ, chúng ta quán tâm vô thường, tỉnh ra và nhìn thẳng nó rồi mặc nó thì nó sẽ không đứng vững. Đứng còn chả đứng huống chi là sai được mình. Thế nhưng vì mê muội không biết nên từ vô thủy đến nay không chịu tỉnh ra thành phải để cho các hư vọng ấy sai khiếncho mình trở thành một người hư hỏng khiến cho nhiều người chê bai, chê hết việc này sang việc kia. Chúng ta không biết đó là lỗi của các kiết sử. Chúng ta còn trở lại binh tâm mình và bào chữa cho nó là phải, còn đổ thừa nói tại người này ác, người kia xấu, bây giờ nhờ Phật chúng ta tỉnh được thì hãy trở về chủ quyền đừng nhận các kết sử làm mình nữa.
35. TẬP KHỞI, ĐOẠN DIỆT, VỊ NGỌT, NGUY HIỂM VÀ XUẤT LY THỌ
Trong kinh Phạm Động (Trường A Hàm, số 21), Đức Phật dạy sự tập khởi, đoạn diệt, vị ngọt, nguy hiểm và xuất ly thọ. Đây là năm tiến trình để xuất ly khỏi thọ.
i. Thế nào là tập khởi của thọ?
Khởi tức là theo nhân duyên thọ khởi lên. Tập là các nhân duyên tụ hợp lại như sáu căn đối với sáu trầnđể phát khởi ra thọ tức nhân duyên phát sanh các thọ. Thọ tức là nhận lãnh đem vào tâm. Khi con mắt nhìn ra ngoài thấy quả xoài chín, bông hoa nở, nghe tiếng khen, mọi người vỗ tay hoan nghênh mình thì trong lòng liền khởi những sự vui hân hoan tức là đã thọ cảnh bên ngoài, cảnh trần đã thâm nhập vào tâm. Nhìn đại chúng nét mặt tươi tỉnh vui vẽ thì tâm chúng ta cũng vui thì đó là nhân duyên tập để khiến cho tâm chúng ta có sự lãnh thọ vui. Khi thấy kết quả thi ít điểm, nghe tiếng chê, thấy cô ấy lườm mình trong lòng buồn thì tâm không vui. Khi bình thường không chút cảm giác khổ vui thì gọi là si thọ. Mỗi sáu căn (mắt tai mũi lưỡi thân ý) tiếp xúc sáu trần (sắc thanh hương vị xúc pháp) đều có ba lãnh thọ là khổ thọ, lạc thọ và si thọ hiện lên, như thế gọi là tập khởi của thọ.
Sáu căn còn lãnh thọ sáu trần phát khởi lên khổ vui thì đó là đời sống khổ vui của mình. Bao giờ sáu căn ngừng lại không lãnh thọ sáu trần nữa thì người đó chết (thọ chung). Thọ mạng của chúng ta là thời gian mà sáu căn còn sinh hoạt, nghĩa là còn lãnh thọ sáu trần. Đấy là mạng sống của con người. Vui và khổ là động cơ sinh hoạt của loài người, chẳng những loài người mà tất cả muôn loài. Tất cả sáu đạo chúng sanh lấy khổ vui làm động cơ. Ai cũng lo tránh khổ, ai cũng mong cầu sự an vui. Làm thế nào cho khỏi khổ và làm thế nào cho được an vui? Mục đích của loài người chỉ vậy. Trường học, cơ quan giáo dục, tổ chức từ thiện, chính trị, kinh tế, bịnh viện hay các nghành khác phục vụ xã hội tùy theo chức năng của mình nhưng tất cả đều nhằm mục đích cho dân chúng sống hạnh phúc, bớt khổ và được vui hơn. Thế cho nên hai chữ khổ, vui là chính yếu của đời sống loài người. Vì vậy, Đức Phật dạy chúng taquán tỉ mĩ để làm chủ hai sự khổ vui này. Chúng ta đừng để cho khổ vui chi phối và mình làm chủ được tức mình làm chủ đời sống của mình, còn nếu mình để cho hai khổ vui này chi phối thì mình mất quyền tự chủ. Chúng ta sẽ là người sống vật vờ để cho ngoại cảnh kiểm soát. Cho nên, Đức Phật dạy chúng ta phải quay về mình, học ngay mình để làm thế nào cho mình đỡ khổ và an vui. Không những khổ, vui trong hiện tại mà còn tránh những nguy kịch trong tương lai và hưởng sự an vui vĩnh viễn. Tất cả thế gian đều mong cầu như thế. Tất cả tôn giáo cũng chỉ hướng về việc ấy mà Đức Phật cũng có một mục đích cho thế gian hoàn toàn hết khổ, tức là khi sáu căn lãnh thọ sáu trần đừng bị chi phối bởi khổ và vui.
Cả ngày nói ‘Tôi vui!’ ‘Tôi khổ lắm!’ bây giờ quán ra nó chỉ là nhân duyên giả hiện tập khởi, chứ không phải tôi. Cả ngày cứ ‘Tôi’ hoài cho nên nó nặng nề đến nổi gặp một miếng ăn thôi cũng tạo tác sát sanh, chỉ một chiếc áo mặc thôi cũng nở lột da thú để tạo bao nhiêu nghiệp. Chúng ta phải quán nhân duyêntập khởi vì sao phát sanh ra các cảm thọ? Mỗi khi thấy buồn, thấy chán, thấy nản biết đây là tướng mạocủa người ngu. Vì không biết mình ngu cho nên đến nổi đâm đầu vào túi máu của mẹ mà hút những máu tanh như thế để kết làm da thịt, rồi khư khư nhận đất nước gió lửa ấy làm thân thể của mình. Cho tới bây giờ mấy chục năm rồi, vẫn cứ khư khư cho đây là thân thể của mình. Có ai chỉ những cho những sai quấy thì tỏ vẽ không bằng lòng bởi vì đã động đống máu này của mình. Chúng ta đang quý nó lắm, của quý này ai động đến thì không chịu được, thế cho nên mới khổ.
Chúng ta phải tìm thấy cái gốc, nhân là chính tại cái ngu, còn duyên là sự rung động làn sóng âm ba của lời nói. Âm thanh chỉ là trò chơi động và tĩnh của không khí, chính thần kinh của chúng ta đã biến ra âm thanh để phân biệt làn sóng không khí động tĩnh ấy. Chính thần kinh nhĩ căn nghe trong tai mình, chứ đâu phải nghe ở miệng ra. Nghe sự động tĩnh âm thanh, rồi thần kinh biến ra, để nó phân biệt. Ý thứcngu si tưởng âm thanh là có thật cho đến nổi khóc nức nở, có khi cả tháng vẫn còn khổ, có người tự tử vì một lời nói không vừa lòng nhau. Như vậy là người khôn hay dại? Nói dại thì quá nhẹ, phải nói là ngu si. Cho nên phải chánh niệm quán tập khởi của thọ để dừng lại những ngu si này.
ii. Thế nào là đoạn diệt của thọ?
Mỗi khi sáu căn chạm cảnh bên ngoài, chúng ta đem ánh sáng quay về soi mình, đừng chạy theo cảnh, đây là bước đầu quan hệ nhất. Hễ phàm phu súc vật thì nhảy bổ ra bên ngoài, theo sắc thanh hương vị xúc pháp, theo con mắt liếc háy khó chịu của cô kia, rồi đem hình ảnh vào tâm để tự buồn; còn thánh hiền thì bình tĩnh nhìn lại bên trong đem ánh sáng trí tuệ soi vào, tìm xét nguyên nhân. Chỉ có hai hướng, một hướng vào và một hướng ra. Chúng ta quán xét nguyên nhân, bên trong bị vô minh mê muội che phủ cho nên bị chấp ‘ta’, cứ nhận có cái thân của ta, ngoài thì cho là cảnh có thật tức chấp ‘pháp’. Bây giờ muốn cho thọ đừng khởi lên thì việc đầu tiên phải đoạn nhân và việc thứ hai là đoạn duyên.
Để đoạn nhân, chúng ta tập hàng ngày quán bất tịnh để đối với thân cơm gạo này, chúng ta bớt ái luyếnsâu dày từ vô thủy đến giờ. Có một mãnh dây vô hình chi phối khiến chúng ta chìm đắm từ vô thủy, cho nên hàng ngày phải quán bất tịnh. Cứ quán mãi, quán mãi cho đến khi tỉnh ra. Thật ra, tỉnh một lúc này thì chưa yên đâu, bao giờ chứng quả Tu-đà-hoàn trở lên mới ăn chắc, mới thôi không có quán, còn bây giờ chưa chứng quả chưa tin. Hôm nay tỉnh ra, mai nó lại mê, vì thế phải miên mật tập quán hoài để tỉnh hoài. Giác tỉnh nghĩa là đối với cảnh bên ngoài chúng ta luôn bình tĩnh, an ổn, dù khen chê, dù khổ vui, đủ các thứ hiện lên nhưng chúng ta vẫn bình tĩnh như không, nghĩa là khổ vui trong tâm mình không xí thịnh nữa. Xí là nặng nề, thịnh là thịnh vượng. Khổ vui không như mồi lửa bùng lên sôi sùng sục mà nó nhẹ nhàng lướt qua và biến mất. Buồn khổ là gốc ngã ái vì do chấp ngã nên ai đụng chạm trái ý thì buồn. Muốn hết buồn, hết khổ thì phải quán do nhân duyên hội hợp tập lại khởi lên. Nếu không có sự tập khởi của thọ nữa thì không có tâm buồn vui. Thân đã khổ rồi vơ những cái khác vào khiến cho khổ thêm, cho nên nếu chúng ta bảo ‘khổ’ thì Đức Phật bảo ‘khổ khổ’. Thân đã khổ lại vơ những chuyện bên ngoài vào để tự làm khổ mình. Mắt người ta muốn méo, tròn thì kệ người ta, không việc gì đến mình, quay về đừng bận lòng. Hôm nay người này lườm mình, mai người khác lườm lại khổ nữa, cả đời khổ về những sự hảo huyền này. Nếu người bạn giả vờ lườm cả ngày thì chúng ta sẽ khổ cả ngày, cho nên phải đoạn diệt không nhận những cảm thọ hão huyền này. Hôm nay người ta xị mặt với mình thì mình buồn khổ. Mai người ta tươi cười thì tâm lại vui hân hoan. Vậy cái khổ và vui của hôm qua đi đâu? Nó đã biến mất. Như vậy, những cảm thọ khổ vui của hôm qua đã theo nhân duyên hiện lên, rồi theo nhân duyên mà diệt đi, cho nên cảm thọ là vô thường sanh diệt không thường còn. Biết vậy, thì đừng bám bíu lấy thọ thì thọ tự rớt ra, tự lìa xa, đó là đoạn diệt của thọ một các nhẹ nhàng.
Khi nào chúng ta quán thật sự và đắc lực thì tự nhiên ngã ái hết, khi ấy đối cảnh bên ngoài chúng tathản nhiên ai khen cũng được, ai chê cũng được, ăn ngon cũng được, ăn dỡ cũng được, sống cảnh vui, cảnh buồn cũng được. Đối với tất cả thế gian chúng ta bình tĩnh, đối với thân này đã giác tỉnh thì vị quán bất tịnh ấy là đắc lực, là ngã ái tiêu tan. Còn nếu chưa được như thế thì chúng ta còn chìm trong đường mê thì còn phải quán, còn tối thì còn phải thắp đèn. Bao giờ tự mình sáng rồi thì khi ấy không phải thắp đèn nữa thì mới bỏ được các pháp quán. Cho nên hai việc quán bất tịnh hay quán Tứ niệm xứ là căn bản nếu chúng ta muốn đoạn diệt thọ, nếu chúng ta muốn giải thoát.
- Thế nào là vị ngọt của thọ?
Chúng ta thích vui vì vui ngọt lịm như mật mía cho nên chúng ta thích thọ nhiều càng tốt, trong khi Đức Phật dạy càng thọ thì càng khổ. Vì thích thọ bên ngoài, nên chúng ta mong có sáu căn đầy đủ để thọ hưởng vị ngọt của đời. Hễ thân này có cái gì tàn tật không lãnh thọ bên ngoài, như con mắt bị hư, không thấy được cảnh bên ngoài thì chúng ta cho là hết hạnh phúc, là khổ thì Đức Phật nói là khổ khổ vì vốn thân đã khổ nay bất hạnh tàn tật thì thêm một cái khổ chồng vào, nên không có gì là vị ngọt. Chúng tacho được ăn chè, ăn kẹo ngọt thì vui. Nhiều khi không phải cứ ăn mới thọ vui. Nếu có người cúng tiền, có người khen ngợi, thi cử được điểm cao, chúng ta cũng liền khởi tâm vui mừng. Sự vui đó chúng tacho là mật ngọt, nhưng Phật bảo đó là ngu si, là hoại khổ vì thuận theo ngã ái của mình, là vô thườngtheo nhân duyên sanh và theo nhân duyên diệt, nhưng chúng ta cứ bám theo đó mà trôi nổi lên xuống theo ngoại cảnh sanh diệt chi phối.
Chúng ta được chút ít trong sự tu tập thì tự hào, tự cao, được vị ngọt của tu tập, cho ta đây là hay lắm hơn người khác. Những sự tự hào hão huyền vô ích này rất có hại nhưng đối với chúng ta thì ngọt lịm cứ thấm vào, khó mà gỡ ra. Những cái chúng ta nói là khổ thọ, trái ý thích thì dễ gỡ, bởi vì nó bực bội, khó chịu trong người, cho nên chúng ta tìm cách xua bỏ nó ra. Còn những vị ngọt hạp với ngã ái và ý thích là cái rất khó gỡ. Vị ngọt cứ lịm vào cơ thể, chúng ta nắm lấy để đắm nhiễm nó, khó mà để ý đến chuyện gỡ thoát ra. Tuy rằng chúng ta có tâm học Phật, có tâm để quán, nhưng phần nhiều chuyện gỡ những cái ngọt này là khó. Gỡ năm căn gặp vị ngọt của cảnh thuận theo ngã ái là khó.
- Thế nào là nguy hiểm của thọ?
Thập phương Phật tử cúng dường tứ sự để cho chư tăng ni tu tập giải thoát mà chúng ta lại không giảithoát, hoặc không thành thật tu hành, thành ra thiếu nợ thí chủ. Vì vậy, nếu chúng ta tu hành thì Phật tửcúng cho mình một nhưng người ta hưởng mười, họ được phước báo và được giải thoát nữa. Nhưng nếu chúng ta không thật tu, không đủ phước điền hoặc ít phước khiến quả báo của thí chủ không được hưởng bao nhiêu. Cũng giống như người trồng lúa, nếu ruộng tốt thì cây lúa có nhiều hạt, nếu ruộng xấu thì ít hạt. Nếu Phật tử cúng mà chúng ta không thật tu, người ta tin mình có tu cho nên người ta mới cúng. Vậy mà chúng ta lại không tu, không giải thoát thành phước báo người ta kém và thành ra chúng ta ăn cắp lòng tin của tín thí, ăn cướp phước đức của tín thí, khiến cho tín thí chịu thiệt thòi. Thế cho nên về sau mình phải đem thân ra mà trả nợ. Vì vậy, thọ lãnh tứ sự cúng dường là vị ngọt và cũng là nguy hiểm vì càng thọ càng khổ, càng nguy hiểm.
Một thí dụ nữa về việc thọ vui khi nhận của cúng dường. Chúng ta phải có trạch pháp để xem khi nhận tứ sự cúng dường, chúng ta nên mừng cho thí chủ hay mừng cho mình? Nếu mừng cho phật tử từ phương xa đến thăm và dâng cúng tam bảo, tuy tịnh tài và vật dụng không là bao nhiêu, nhưng tâm của phật tử thuần thành và quý vô cùng. Chúng ta mừng cho phật tử đã làm một phước lớn, chúng ta khởi tâm tùy hỉ thì sự thọ vui ấy là nên làm.
Còn mừng cho mình vì dù nhiều ít người ta cúng tiền cho mình, rồi khen chúng ta tu tập giỏi nữa thì sự mừng ấy là cầu danh, cầu lợi, cho nên trong Bảy giác chi thì cành bồ đề thứ hai là trạch pháp. Cũng một niệm mừng, nhưng mừng cho Phật tử thì tốt thì nên tùy hỉ; còn nếu mừng cho mình thì xấu lắm là tâm cầu danh, cầu lợi, là cái mừng đọa lạc. Tâm ấy là tâm tầm thường của phàm phu, gọi là tâm đi xuống để về đời sống của các loài vật. Con người, con mèo, chó, heo, gà, vịt cũng cùng là loại sinh vật có tình thức với nhau. Nếu chúng ta cứ sống hễ lợi cho mình thì vui, hễ hại cho mình thì khổ, đó là loài vật. Nếu sống với tâm loài vật thì sau khi bỏ thân người sẽ là loài vật. Cho nên đây là đường nguy hiểm và chúng ta phải quán thọ, sự nguy hiểm của thọ để tìm cách xuất ly.
Quán những buông lung đưa chúng ta sa đọa là nguy hiểm. Hôm nay ăn chè thấy ngon, ngày mai lại đòi ăn nữa, một khi đã tham ăn chè thì cũng nuôi dưỡng lòng tham ăn các món ăn khác. Người mà cứ bận rộn về cái ăn thì sẽ bị cái lưỡi lãnh đạo chỉ huy. Luôn luôn chìu chuộng cái lưỡi thành ra chúng ta mất thời gian, thành ra người không có trí tuệ. Miếng ngon chỉ là một cảm giác do thức ăn đặt vào tế bào lưỡi. Lưỡi chạm vào thức ăn thì nó khởi lên một cảm giác để nó phân biệt thức ăn đó ngon dỡ, ngọt lạt, chua cay. Vậy thì ngon dỡ chỉ là một cảm giác ngắn ngũi ngay lưỡi mà thôi bằng cớ miếng ngon qua đến cổ thì đã hết mỹ vị chua ngọt đó rồi. Chè vào đến cổ thì cũng cổ của thân mình, vào đến dạ dày thì cũng dạ dày của thân mình nhưng mà còn thấy ngon nữa không? Qua khỏi cuống lưỡi là hết biết vị ngon, như vậy nó chỉ là một cảm giác thoáng qua. Thực phẩm đặt ở đầu lưỡi thì thần kinh ở đầu lưỡi khởi lên một tâm niệm, một cái biết vị ngọt chua nhưng cảm giác đó vốn là cái không hề có, không thậtthể, không nắm bắt được trên tay. Thế mà chúng ta bị khổ sở điêu đứng mà phải chạy theo tìm cầu, xoay sở để có món ngon. Có người giết gà, giết vịt, giết heo làm tội, chỉ vì chút cảm giác thoáng qua cái lưỡi. Một chút cảm giác hư vọng như vậy mà chúng ta để cho nó chi phối, để cho nó làm chủ, chúng taphải nô lệ mà đi tìm miếng ăn, đến nổi đem hết tinh thần, hy sinh phục vụ cái lưỡi mà tạo tội sát sanhgiết hại loài vật.
Chỉ một cảm giác hư vọng mà nó đã làm chủ được chúng ta; chúng ta phải nô lệ nó như thế thì huống chi còn bao nhiêu việc trọng đại khác, của các căn khác, của ngũ dục (tài sắc danh lợi thực thùy) thì làm sao chúng ta có quyền tự chủ của mình. Đối với thân này dù sao nó cũng hiện hữu sờ sờ đây, còn những ngọt chua chỉ là những cảm giác thoáng qua đầu lưỡi. Nó chỉ là cảm giác nghĩa là cái không bao giờ có cả, không nắm bắt được mà mình còn nô lệ đến độ có người tàn nhẫn sát sanh hại vật để kiếm vị ngon. Nhiều chuyện vong ân bội nghĩa, biết bao nhiêu chuyện tranh đấu lẫn nhau, chẳng qua chỉ vì để giành giựt đồng tiền, giành giựt miếng ăn. Đây là sai lầm của con người, những người ấy trí hiểu biếtngang với loài vật, nên mới xem trọng miếng ăn. Loài vật chỉ biết ăn thôi, ngoài ra không biết phải tráihay việc gì khác, là bởi vì nó bị những cảm giác ngon ngọt đánh lừa, đây là sự nguy hiểm của thọ. Nếu chúng ta không tỉnh ra thì mình cũng có suy nghĩ thuộc loài vật rồi.
Đức Phật dạy chúng ta quán sự nguy hiểm của thọ thì chúng ta phải quán sự tập khởi tức là quán nhân duyên phát sanh ra thọ, rồi quán cái đoạn diệt tức là phải thấy được cái vô thường vô ngã hư vọng của các thọ. Rồi quán vị ngọt của sáu căn bị sáu trần chi phối, chỉ vì có cái thọ này. Chỉ vì hai chữ khổ vui thế thôi mà đến nổi hiện tại bây giờ sáu đạo đang xoay vần. Cả thế giới, cả trái địa cầu này đang quay cuồng chỉ bởi vì cảm thọ, chỉ vì cái khổ với vui này. Bây giờ thế gian người ta đang sinh sống ngoài đời, có ai ra ngoài hai chữ khổ vui đâu, ai cũng bị hai cái khổ và vui này chi phối hoàn toàn. Phải quán sát vị ngọt bởi vì nó có vị ngọt cho nên nó nguy hiểm và chúng ta tham vướng mà không tỉnh được ra. Chính những cảm giác hư vọng này làm chủ và sai xử chúng ta. Chính cảm thọ này tẩm độc chúng ta bởi vì khổ thì nó đưa đến sự sân giận mà vui thì nó đưa đến sự tham lam. Ngày đêm cảm thọ đầu độc ý nghĩ, lời nói và việc làm của chúng ta. Nếp sống của chúng ta trọn đời bị tẩm độc, khiến cách ăn ở của chúng ta không đúng pháp thì chúng ta sẽ phải đọa lạc. Cả trái đất đây chỉ vì cặp khổ vui ấy nó chi phối mà bây giờ tất cả nhân loại đang quay cuồng dưới sự chỉ huy của hai chữ khổ và vui. Đó là sự nguy hiểm của cảm giác thọ.
- Thế nào là xuất ly khỏi thọ?
Đức Phật dạy con đường xuất ly nghĩa là làm thế nào để chúng ta thoát khỏi sự nguy hiểm của thọ này. Mỗi khi sáu căn xúc chạm sáu trần thì chúng ta phải quán thọ trên thọ, xem sự vô minh bật lên cảm thọvui, buồn ra sao. Chúng ta phải chánh niệm quán soi lại mình như thế. Mỗi khi các cảnh chạm vào mắt, tai, mũi, lưỡi thì không nên đem tâm ra ngoài mà lấy ánh&nbs