Du Già Sư Luận Địa Thích

Friday, 26 August 20228:02 AM(View: 4350)
Du Già Sư Luận Địa Thích

DU GIÀ SƯ ĐỊA LUẬN THÍCH 
Trước tác: Bồ-Tát Tối-Thắng-Tử 
Hán dịch: Tam-Tạng Pháp-Sư Huyền-Trang 
Việt dịch: Thích-Tâm-Châu

 

Kính lễ Thiên Nhân Đại-Giác-Tôn,[4]
Phúc-đức, trí-tuệ đều viên mãn.
Vô thượng, văn-nghĩa pháp chân-diệu,
Thụ học, chính tri Thánh Hiền chúng.
Đỉnh lễ Vô Thắng Đại Từ-thị,
Mong các hữu tình chung lợi lạc.
Thâu thái yếu nghĩa trong các kinh,
Lược nói Du-Già thành năm phần.
Quy mệnh định-lực pháp lưu diệu,
Công-đức phát khởi do Vô-Trước.
Trong biển Vô Thắng các bậc Thánh,
Dẫn pháp cam-lộ tối cùng cực.
Tự hưởng đầy đủ vị mỹ âm,
Các cõi thế-gian cùng lợi lạc.
Mưa tuôn hoa chữ vô cùng đều,
Thấm mát cây Mưu-Ni như ý.
Luận này thù thắng như hoa sen,
Như kho diệu bảo, như biển lớn.
Bày đủ nghĩa rộng trong các Thừa,
Thích rõ văn ấy không thiếu sót.
Ở trong đại luận Du-Già này,
Tùy sức, tôi nay thích ít phần.
Khiến cho chính pháp thường không hết,
Lợi ích an vui khắp hàm-thức.


NAY NÓI LUẬN NÀY


Tại sao lại nói luận này?


Nói luận này vì có hai duyên: Một là, vì muốn giáo pháp vô thượng của Như-Lai được trụ lâu trên thế gian. hai là, vì sự lợi ích, an-lạc, bình đẳng của các hữu tình.


Lại có hai duyên, nên nói luận này: Một là, vì thánh giáo của Như-Lai như nước cam lộ đã bị ẩn một, nay nhớ nghĩ, góp nhặt lại và làm cho nó thêm mở tỏ. Giáo pháp nào chưa bị ẩn-một, dùng sự vấn đáp và quyết định lựa chọn, làm cho giáo-pháp ấy được hưng thịnh hơn. Hai là, vì hết thảy chúng-sinh trong hữu tình giới: Loại có chủng-tính (hạt giống của giác tính), mỗi loại đều y vào bậc của mình, tu các pháp thiện xuất thế, được đạo quả ba thừa[5], ra khỏi vòng sinh-tử. Loại không có chủng-tính, y vào nhân, thiên thừa, tu các điều thiện thế-gian, được đạo quả nhân-thiên, thoát khỏi ác thú.


Lại có hai duyên, nên nói luận này: Một là, hoặc có nhiều người nói về “Không”, nhưng không phải liễu nghĩa kinh. Như họ nói về lượng tính, chấp chặt vào việc gạt bỏ tất cả pháp là “Không”. Tất cả đều chán ghét và chống trái với “hữu-giáo”, khiến cho họ, tùy theo sự liễu ngộ các pháp hữu tướng, bỏ tư tưởng “không”, để giải những mật ý của kinh. Hai là, lại có nhiều người nói về “Hữu”, nhưng không phải liễu nghĩa kinh. Như họ nói về lượng tính, chấp chặt vào “Hữu”, tất cả đều chán và sợ về “không-giáo”, khiến cho họ, tùy theo sự liễu ngộ các pháp vô tướng, bỏ tư tưởng “hữu”, để giải thích mật ý của kinh.


Lại có hai duyên, nên nói luận này: Một là, vì muốn thành thựu chủng tính Bổ-đặc-già-la[6] của Bồ-tát, nương vào giáo nghĩa Đại thừatrùm khắp văn, nghĩa, hành, quả của các Thừa, sinh ra trí thiện sảo phương-tiện, dứt hết thảy mọi chướng, tu hết thảy các pháp thiệnchứng đạo Bồ-đề của Phật, dù cho đến cùng tột đời vị lai, việc lợi mình, lợi người, vẫn không bao giờ ngưng bỏ. Hai là, vì muốn thành tựu chủng tính Nhị thừa[7] và không có chủng tính Bổ-đặc-già-la, cũng nương vào giáo nghĩa Đại thừa, khiến cho văn, nghĩa, hành, quả trong mỗi thừa của mình, sinh ra trí thiện sảo phương-tiện, dứt phiền-não-chướng, dẹp mọi thứ ngăn che, giàng buộc, tu phần thiện pháp nơi mình, chứng được đạo quả nơi Thừa của mình, và ra khỏi các ác thú trong ba cõi.[8]

Lại có hai duyên, nên nói luận này: Một là, hoặc có người có tập khí[9] từ kiếp trước nên sinh ra vô trido dựđiên đảochấp trước vào tà giáongoại đạotâm lượng nhỏ hẹp, không tin tưởng, không hiểu rõ Đại thừa. Nay muốn cho họ quyết định lìa khỏi điên đảo nên phân biệt rành rẽ pháp tướng Đại thừa, khiến cho họ sinh tâm tín giải. Hai là, có người nghe các kinh, nhưng khó hiểu được những ý thú sâu xa của kinh, tâm họ mê loạn, sinh ra chê bai, không tin. Nay muốn đem lại lợi ích cho họ, nên khéo léo khai thị, khiến cho họ sinh tâm tín giải.


Lại có hai duyên, nên nói luận này: Một là, vì muốn cho những người chăm chỉ tu hành lợi lạc, cần góp nhặt những pháp nghĩa quan yếu, rộng rãi trong các kinh lại và phân biệt, bàn giải một cách sơ lược. Hai là, vì muốn cho những người hay thuyết pháp được lợi lạc, cần bàn luận rộng, mỗi mỗi pháp, khai thị ra vô biên nghĩa lý sai biệt.


Lại có hai duyên, nên nói luận này: Một là: vì muốn mở tỏ thực tướng[10] cửa các pháp, nên có sự hỏi đáp và quyết định lựa chọn để lập nên chính luận. hai là, vì muốn diệt trừ hết thảy vọng chấp, nên có sự vấn đáp, quyết chọn, đả phá tà luận.


Lại có hai duyên, nên nói luận này: Một là, vì muốn bày rõ về tình có, lý không của tính Biến Kế Sở chấp[11]; lý có, tình không của tính Y Tha Khởi[12] và tính Viên Thành Thực[13], khiến cho người tu bỏ sự chấp trước về tăng, ích, tổn, giảm. Hai là, vì muốn bày rõ sự sai biệt về đạo lý thế gian, chứng được pháp môn thắng nghĩa, khiến cho kiến giải của người tu về nhị đế[14] không bị điên đảo.


Lại có hai duyên, nên nói luận này: Một là, vì muốn khai xiển hai loại lý môn là tùy chuyển và chân thực, khiến cho người ta biết được pháp giáo của nhị tạngtam tạng[15] không chống trái nhau. Hai là, vì muốn khai xiển bốn loại lý môn là nhân duyênduy thức[16], vô tướng và chân như, khiến cho người tu về quán hành biết có sự sai biệt.


Lại có hai duyên, nên nói luận này: Một là, thị hiện ra cảnh giới sai biệt, khiến cho người ta biết được sự sai biệt về tự tính, tướng trạng và ngôi vị của các pháp. Hai là, thị hiện ra sự tu hành sai biệt, khiến cho người ta biết được đạo quả phương tiệncăn bản sai biệt của tam thừa.

Mọi loại trong mọi duyên phải làm, được trình bày như trên, đủ biết rằng, các loại dị thuyết trong kinh, luận tại khắp nơi, đều là việc phải làm của luận này.

Nay nói về “sở nhân” của luận này.


Từ thời vô thủy cho tới ngày nay, các loài hữu tình đối với thực tướng trong hết thảy pháp xứ, đều không biết, ngờ vựcđiên đảothiên chấp, khởi ra các phiền-não, sinh ra nghiệp hữu lậu, bị luân hồi trong năm thú[17], chịu ba đại khổ[18]. Đức Như-Lai ra đời, tùy theo chỗ thích hợp, dùng phương tiện nói về thực tướng trong các diệu pháp xứ, khiến cho hết thảy hữu tình biết hết thảy pháp đều như thịnhư thị không, nên phi hữunhư thịnhư thị hữu, nên phi không. Hiểu suốt các pháp là phi khôngphi hữuXa lìa mọi ngờ vựcđiên đảothiên chấptùy theo chủng tính, ngay tại nơi ấy, phát khởi ra sự tu hànhTu hành dần dần đầy đủ, tùy theo chỗ ứng hợp, diệt hẳn được mọi chướng ngại, được tam bồ-đề[19] và chứng được sự an vui tịch diệt.


Sau khi đức Phật nhập niết bànma sự phát khởi tơi bờibộ phái tranh chấp nhau nổi dậy, và đa phần chấp trước về hữu kiến. Bồ-Tát Long-Mãnh là người đã chứng được Cực Hỷ Địa[20], góp nhặt “vô tướng không giáo” của Đại Thừa, làm ra bộ luận Trung Quán, kê cứu và làm sáng tỏ những nghĩa chân yếu, để trừ bỏ hữu kiến của những người chấp trước. Các vị Đại luận sư như Thánh Đề Bà[21] tạo ra bộ Bách Luận, để mở rộng đại nghĩa.


Lại có chúng sinh chấp trước về “không kiến”. Bồ-tát Vô-Trước[22] là người đã chứng được Pháp Quang Định, đã lên ngôi vị Sơ Địa, được đại thần thôngphụng sự đức Đại Từ Tôn Di-Lặc, thỉnh Ngài nói ra bộ luận này. Bộ luận này, không lý nào là không thấu cùng, không sự nào là không suốt hết, không văn nào là không giải thích, không nghĩa nào là không bàn rõ, không ngờ vực nào là không trừ bỏ, không chấp trước nào là không phá sạch, không hành nào là không tu tậpkhông quả nào là không chứng đắc. Chính vì Bồ-tát, khiến cho cảnh, hành, quả của các Thừa đều được thiện sảo, siêng tu đại hạnh, chứng đại bồ-đề, vì khắp hữu tính, nói ra những lời không có điên đảo. Và Ngài lại vì các Thừa khác, làm cho họ nương vào tự pháp, tu theo phần hành nơi mình, và chứng được đạo quả nơi Thừa của mình.


Như thế là nói qua về “sở nhân” của luận này.


Nay nói về Du Già Sư Địa Luận.


Danh nghĩa
 của nó thế nào? Các pháp sở hữu của hết thảy Thừa, Cảnh, Hành, Quả, đều gọi là Du-Già. Vì hết thảy chúng đều có nghĩa tướng ứng, phương tiện thiện sảo.


Cảnh Du-Già là hết thảy cảnh không có tính điên đảo, không có tính chống trái nhau, mà nó có tính hay tùy thuận, tính xu hướng cứu cánh, cùng hợp với lý giáo chân chính. Nó tương ứng với hành và quả.


Tên Du-Già và cảnh Du-Già, tuy thông suốt hết thảy, song trong các kinh luậntùy cơ nghi, theo pháp tướng, nên có nhiều thuyết khác nhau. Hoặc có người nói về bốn thứ đạo lý của các pháp, gọi là Du-Già, tức là tác dụngquán chiếuđối đãi và chứng thành sự vật như thế. Nó tổng nhiếp hết thảy đạo lý chân chính. Hoặc có người nói hai mươi bốn “bất tương ứng hành”[23] là Du-Già, vì chúng có nhân quả tương ứng, không chống trái nhau. Hai thuyết trên đều coi như là phần quyết trạch, nhiều chỗ đã giải thuyết rộng rãi. Hoặc có người nói, tạp nhiễmthanh tịnhvô tính là Du-Già. Vì nó có tính cách bỏ trái, hợp thuận làm tối thắng, như Đại Phạm Văn Khế Kinh đã nói. Các vị Sư trong phái Du-Già quán chiếu, không có chút pháp nào có thể khiến cho sinh và có thể khiến cho diệt. Cũng không có chút pháp nào có thể muốn cho chứng đắc và muốn được hiện quán. Nghĩa là đối với “hành” trong hết thảy pháp tạp nhiễmvô tính trong Du-Già, quán chiếu, không có chút pháp nào có thể khiến cho sinh và có thể khiến cho diệt. Và, đối với “hành” trong hết thảy pháp thanh tịnh vô tính trong Du-Già quán chiếu, không có chút pháp nào có thể muốn cho chứng đắc và muốn được hiện quán. Hoặc có người nói cứu cánh thanh tịnh chân như là Du-Già, vì chúng tương ứng với hết thảy công đức trong chân lý tối cực, như trong kinh Nhập Lăng Già đã nói. Nếu quán chân nghĩa, trừ bỏ phân biệtxa lìa vết nhơ, không có năng thủ cũng không có sở thủ, không có cổi, không có buộc, khi ấy ở trong định sẽ thấy được Du-Già, nhưng không còn lo nghĩnghi hoặc. Trong kinh Đại Nghĩa nói, từ một pháp tăng đến một trăm pháp, đều gọi là Du-Già, vì pháp môn tuy riêng, nhưng nghĩa không trái nhau. Trong kinh Quảng Nghĩa nói, uẩn, xứ, giới, duyên khởi, đế[24] đều gọi là Du-Già, vì nó nhiếp hết thảy cơ nghi, cảnh thuận.

Như thế, trong các kinh luận nói hết thảy cảnh đều là Du-Già, vì nó tóm thâu đầy đủ bốn tính[25] thuận với bốn pháp.[26]


HÀNH của Du-Già là hết thảy hành tướng đều thuận nhau, hợp chính lý, thuận chính giáo, đi tới chính quả gọi là Du-Già. “Hành” của Du-Già này tuy thông với các “hành” khác, song trong các kinh, luận, tùy cơ của các pháp tướng nên có nhiều thuyết khác nhau. Như trong kinh Du-Già Sư Địa bàn, chính tu các hành, là Du-Già, vì nó thâu nhiếp hết thảy hành tướng tương ứng. Trong kinh Nguyệt-Đăng nói, tu ba mươi bảy bồ đề phận pháp[27] là Du-Già, vì trong này đối với hết thảy quả và hành đều thuận nhau, cho là tối thắng. Trong kinh Đại Phân Biệt Lục Xứ bàn, con đường vận chuyển của Sa-ma-tha, Tỳ-bát-xá-na[28] bình đẳng là Du-Già, vì chỉ quán như thế là chủ của mọi hành tướng. Trong kinh Hải Tuệ nói, tam-ma-địa[29] là Du-Già, vì tâm trụ phát ra hành rất mạnh mẽ. Luận Hiển Dương nói, bốn pháp: tín, dục, phương-tiện, tinh-tiến là Du-Già; tác ý hoặc trí nói là phương-tiện. Bốn pháp ấy thông nhau sinh ra hết thảy hành. Văn Sở Thành Địa chia thành chín đạo[30] gọi là Du-Già, vì hội lý trừ hoặc, quả vị thù thắng riêng biệt. Tại thế gian hay xuất thế gian cố gắng tu hành không gián đoạn trên con đường giải thoátthắng tiến trong tư thế nhu nhuyễn. Tu Sở Thành Địa, tóm thâu các con đường đối trị trong sự tu tập là Du-Già, ví nó nói lên sự yếu lược, tổng quát về việc tu. Có chỗ nói về sự liên hệ với các địa bị nhiếp thuộc vào vô điên đảo trí gọi là Du-Già, vì trong hành tướng liên hệ với các pháp của các địa, trí không điên đảo là thù thắng. Có chỗ lại nói, phương-tiện thiện sảo, hoặc chỉ phương-tiện gọi là Du-Già, vì tác ý và trí phát khởi ra hành là hơn cả, hoặc là chỉ cho chỗ tối sơ phát ngộ là hơn cả. Trong kinh Công Đức Thực Tính nói, các duyên khởi ra quán là Du-Già, vì duyên khởi ra quán trí, đối việc siêu xuất sinh tử là quan yếu. Trong kinh Chính Hạnh nói, tám chi Thánh đạo như chính kiến v.v... là Du-Già, vì chúng đạt tới thành niết-bàn, hạnh này là hơn cả. Kinh Tỳ-Nại-Gia nói, tu giới v.v... là Du-Già, vì giới, định, tuệ học là nhân thù thắng. Trong kinh Đại Nghĩa nói, tu hết thảy hạnh phận vị sai biệt của thế gian, và xuất thế gian, đều là Du-Già, vì giai vị chính hạnh thuận hợp nhau. Và, như thế đều là nói chung về sự tu hành của Thanh-Văn gọi là Du-Già, vì trong sự tu hành chứng ngộ chung của Tam thừa, đây là hơn cả. Trong kinh Tuệ Đáo Bỉ Ngạn nói, quán khôngtác ý là Du-Già, vì phát khởi công hạnh lớn lao, đây là hơn cả. Như trong kinh kia có nói, Bồ-tát có đại Du-Già là “không, tác ý”. Bồ-tát do không, tác ý ấy, không bị sa xuống Thanh Văn địa và Độc Giác địa, cho đến, có thể đạt tới chỗ thanh tịnh quốc độ chư Phật. Trong kinh kia lại nói về Bát Nhã Ba La Mật Đa, gọi là “Thắng Du-Già”, vì nó chỉ đạo sự tu hành về đại thừa và đây là thù thắng. Như kinh kia nói, pháp sở hữu của Bồ-tát trong các Du-Già, Tuệ độ Du-già là tối thượngtối thắng. Trong kinh còn nói rộng hơn nữa là “vô đẳng đẳng”[31] Tại sao? Như thế biết rằng, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là pháp Du-Già vô thượng. Chỗ khác lại nói, chỗ sở nhiếp của tuệ độvô phân biệt định gọi là Du-Già, vì nó có thể phát khởi ra hết thảy công đức thù thắng.

Chỗ khác lại nói, Bồ-tát có từ bitrí tuệ thù thắngbình đẳng vận chuyển, gọi là Du-Già, vì nó chứng được vô trụ đại Niết-bàn. Các thuyết như thế là các thuyết “bất cộng hành”[32], gọi là Du-Già, vì nó chứng được đạo bồ-đề của Phật. Như thế, trong các kinh luận nói về mọi thứ “hành”, đều gọi là Du-Già. (Như trên đã nói đầy đủ về bốn loại nghĩa).


Nói về QUẢ của Du-Già: Nghĩa là tất cả mọi loại quả đều thuận hợp nhau, hợp chính lý, thuận chính giáo, xứng chính nhân, đều nói là Du-Già. Quả của Du-Già này tuy thông các quả, nhưng trong các kinh luậntùy cơ của các pháp tướng, nói ra nhiều thuyết khác lạ. Kinh Phân Biệt Nghĩa nói về lực vô úybất cộng Phật pháp gọi là Du-Già, vì nó có ý nghĩa là hay hàng phục các ma, chế ngự mọi dị luận và thắng các Thừa khác. Trong kinh Thù Thắng nói, chỗ chứng ngộ của Phật là vô trụ niết-bàn gọi là Du-Già, vì nó có ý nghĩa là thời gian, dù cho đến tận cùng đời vị lai, nó vẫn vô sở trụ. Trong kinh Đại Nghĩa nói, Như Lai địa vô phân biệt trí, đem tâm đại bi hóa độ chúng sinh là Du-Già, vì nó có ý nghĩa là sự tự lợi lợi tha một cách không cùng tận. Trong kinh Biện Thuyết Du Già Sư Địa nói, Phật địa công đức, đều gọi là Du-Già, vì nó có ý nghĩa là cùng pháp giới, không bao giờ dứt hết. Trong kinh Phân Biệt Tam Thừa Công Đức nói, Tam Thừa quả đức gọi là Du-Già, vì nó có ý nghĩa là cùng ứng hợp với chính lý. Trong luận tán Phật nói, ba thân, ba đức[33] đều là Du-Già, vì nó có ý nghĩa là tất cả mọi quả đức, chúng không xa lìa nhau. Luận Tập Nghĩa nói, quả vị sở nhiếp, hữu vivô vi, các công đức tụ, đều là Du-Già, vì nó có ý nghĩa là các quả vị từ đẳng chí[34] đến cứu cánh đều hòa hợp nhau.


Trong các kinh luận nói về mọi quả đức đều là Du-Già, ý nghĩa ấy đã nói rõ ở trên. Như thế, Thánh giáo cũng là Du-Già. Vì nó xứng với chính lý, thuận với chính hạnh, dẫn tới chính quả. Nó có nghĩa là “chính thủ, tam thừa quán hành” (nắm chắc nghĩa chân chính trong sự quán tưởng và hành trì của Tam thừa) là Du-Già. Luôn luôn tiến tuhợp lý, thuận hành, chứng được thắng quả. Cảnh và quả của luận này nó linh động cùng khắp. Lời của bậc Thánh nhân bao la như biển lớn, làm sao có thể nói đủ được ! Du-Già Sư Địa sợ khó thụ trì, nên mới nói qua để các hành giả tùy cơ tu tiến.


Các vị hành giả (các vị thực hành pháp môn Du-Già) trong Tam thừatùy theo từ nơi văn (nghe), tư (suy nghĩ), và lần lượt tu tậpthực hành pháp môn Du-Già, được từng phần, hoặc được đầy đủ, triển chuyển điều hóa cho các hữu tình gọi là Du-Già Sư. Hoặc các Như Lai chứng được đầy đủ pháp môn Du-Già, tùy theo chỗ ứng cảm của người nghe, đem pháp môn Du-Già này điều hóa cho các Thánh đệ tử, khiến họ lần lượt tu theo chính hạnh, gọi là Du-Già Sư.


ĐỊA chỉ cho cảnh giới, là chỗ y cứ, chỗ thực hành, có nghĩa là nó nhiếp thuộc vào xứ sở. Là cảnh giới thực hành của các Du-Già Sư, gọi là “Địa”. Như khu đất của con long mã, chúng chỉ đi ở trong khu vực đó và không vượt ra ngoài được. Hoặc là, Du-Già Sư nương nơi chốn này, làm tăng trưởng các bạch pháp (pháp thanh tịnh), nên gọi là “địa”, như nơi trồng lúa chẳng hạn. Hoặc là, nơi Du-Già Sư nhiếp thuộc về phần trí tuệ, nương vào nơi này để hiện hành, nương vào nơi này để tăng trưởng, nên gọi là “địa”, như trân bảo địa. Hoặc là, Du-Già Sư ở trong chỗ thực hành này, thụ dụng được các bạch pháp, nên gọi là “địa”, như ngưu vương địa. Hoặc là, các đấng Như Lai được gọi là Du-Già Sư, vì các Ngài ở trong Du-Già, dùng bình đẳng tríthực hành bình đẳng tại khắp các cảnh giới không có hý luận, cũng như không trụ niết-bàn. Các Ngài nhiếp thuộc nơi cảnh giới ấy, nên gọi là “địa”. Hoặc là, mười bảy địa[35] nhiếp thuộc vào Du-Già Sư, như Quốc Vương địa chẳng hạn, nên gọi là Du-Già Sư Địa.

Hỏi và đáp để quyết chọn tính và tướng của các pháp nên gọi là LUẬN. Vì muốn các hành giả chứng được Du-Già Sư Địa nên nói ra luận này. Do đó, mới đặt tên cho luận này, như đối pháp luận. Lại nữa, luận này không biện luận điên đảo về ý nghĩa Du-Già Sư Địa, nên được đặt tên ấy, như kinh nói về thập địa. Lại nữa, luận này y chỉ vào các địa ấy, nên lấy đó làm hiệu, như hoa trồng trên đất phải nhờ vào nước. Bởi vậy, luận này được đặt tên là Du-Già Sư Địa Luận.


Nay bàn về THEÅ của luận này, tóm tắt có năm phần: Một là, bản địa phần: phần này, vừa sơ lược, vừa rộng rãi, chia thành mười bảy địa. Hai là, nhiếp quyết trạch phần: thâu nhiếp sơ lược và quyết chọn yếu nghĩa tiềm ẩn sâu xa trong mười bảy địa. Ba là, nhiếp thích phần: thâu nhiếp sơ lược những nghi tắc giải thích các kinh. Bốn là, nhiếp dị môn phần: thâu nhiếp sơ lược những danh nghĩa sai biệt của các pháp ở trong kinh. Năm là, nhiếp sự phần: thâu nhiếp sơ lược những sự nghĩa quan yếu trong Tam tạng.


Luận này đã có năm phần như thế, tại sao chỉ đặt tên là Du-Già Sư Địa?


Đứng trên phương diện đặt tên của buổi ban đầuchắc chắn là không có sự lầm lẫn. Lại nữa, tất cả các pháp, không pháp nào không là Du-Già Sư Địa.

Vì Du-Già Sư Địa dùng tất cả mọi pháp làm duyên y chỉ. Đây chỉ là sơ lược. Nói về con số mười bảy hay mười bảy địa là thâu nhiếp đầy đủ tất cả mọi văn nghĩa một cách lược tận. Bốn phần sau đều giải thích các văn nghĩa quan yếu trong mười bảy địa, chúng ta không lìa khỏi Du-Già Sư Địa. Bởi thế, luận này dùng mười bảy địa làm tông yếu. Tuy nó suốt tỏ cả Thừa, Cảnh, Hành, Quả. Song, sự hỏi đáp, quyết chọn tính và tướng của mọi pháp nói trong luận này, ý là, vì hàng Bồ-tát nói ra, khiến cho tất cả đều được thiện sảo, tu thành Phật quả, lợi lạc vô cùng. Cho nên luận này thuộc về Luận Tạng của Bồ-tát, là vì muốn cho các Bồ-tát được thắng-trí!


Luận viết: Tại sao Du-Già Sư Địa lại nói mười bảy địa?[36]


Giải thích
: Câu hỏi đầu tiên, tại sao Du-Già Su Địa lại nói 17 địa, là câu hỏi tổng quát về tông yếu của bộ luận này.


Người hỏi, đầu tiên nghe các kinh nói về du-Già Sư Địa, chưa hiểu rõ được những ý nghĩa ấy, nên mới đặt câu hỏi này. Bàn về Du-Già Sư Địa mà trong kinh thường nói chính là tu Du-Già Sư Địa. Trong kinh Nguyệt Đăng cũng nói, tu tập Du-Già Sư Địa. Như thế, rất nhiều chỗ nói, chẳng phải có một nơi nói. Trên kia đã bàn rông rồi! Hoặc giả, người làm luận, trước tiên là tóm thâu những lời thỉnh cầusuy luận ra luận thể có năm phần, ghi hết tại tâm. Nay muốn vì các học đồ giải giải thuyết phân biệt, nên tự đặt ra câu hỏi, nói về nguyên nhân phát khởi, nên mới có câu hỏi, tại sao Du-Già Sư Địa lại nói 17 địa? Nếu không như thế, trước tiên không có “lược thuyết”, làm sao lại đặt câu hỏi “tại sao” một cách dễ dàng như thế?


Lại nữa, đại khái người hỏi phải có năm duyên cớ: Một là, không hiểu mới hỏi. Hai là, nghi ngờ mới hỏi. Ba là, thí nghiệm mới hỏi. Bốn là, khinh xúc mới hỏi. Năm là, vì muốn lợi lạc hữu tình mới hỏi. Trong trường hợp này thuộc về duyên cớ thứ năm, vì lợi lạc cho các loài hữu tình nên mới làm ra luận này. Nói về mười bảy địa, tức là nói thâu tóm tông yếu Du-Già Sư Địa, đại lược có mười bảy địa. Nếu đặt để rộng rãi hơn, thì địa vị vô biên và phận vị sai biệt trong mỗi địa, ý nghĩa của nó cũng vô biên. Như thế, một lần chuyển đề, là một lần có tổng vấn và tổng đáp.


Luận viết: Những gì là mười bảy địa?


ÔN ĐÀ NAM[37] : Tự thuyết và lưu lại bài kệ rằng:


“Năm thức tướng ứng, ý,

Có tầm, tứ,... ba địa.

Tam ma địa đều phi,

Hữu tâmvô tâm địa.

Văn, tư, tu được lập,

Như thế đủ ba Thừa.

Hữu y và vô y,

Đó là mười bảy địa”.


Giải thích
: Do nhân duyên gì lại hỏi: Những gì là mười bảy địa? Tuy nghe được tổng số, nhưng chưa hiểu rõ tên từng địa, nên phải hỏi lại. “ÔN ĐÀ NAM”, có nghĩa là, trước tiên, tự mình tóm lược thành bài tụng để giải đáp, nội dung bài kệ tụng, giản lược nhưng tập hợp tên các địa, lưu lại cho các học giả, nên gọi là “Ôn đà nam”. Câu “năm thức tương ứng” tức là “Ngũ thức thân tương ứng địa”. Chữ YÙ là “ý địa”. Câu “có tầm có tứ... ba địa”, tức là hữu tầm hữu tứ địa, vô tầm duy tứ địa và vô tầm vô tứ địa. Riêng tầm và tứ chiếm ba địa. Câu “Tam ma địa đều”, có nghĩa là tam ma địa đều gọi là tam ma ế đa địa. Chữ “Phi” là chẳng phải. Chẳng phải Tam ma địa, và cũng chẳng phải là Tam ma ế đa địa. Đây là một tướng, nhưng riêng địa danh, chẳng phải lý thuyết có thể nói hết được. Như thế đâylà hai tên mà nghĩa của chúng có rộng có hẹp vậy. Tam ma địa là trạng thái thông cả định và bất định và nó chỉ trụ tại nơi hữu tâmTam ma ế đa là trạng thái thông cả hữu tâm vị và vô tâm vị và nó chỉ hạn cuộc tại định. (Vấn đề này sau sẽ giải rộng thêm). Câu “như thế đủ ba thừa”, có nghĩa là do văn, tư, tu địa như thế, hoặc do các địa ở trên như thế, được đầy đủ cả ba thừa. Còn “hữu dư y và vô dư y” mỗi một tên riêng sẽ được giải thích rộng ở sau.


Luận viết: Một là, ngũ thức thân tương ứng địa. Hai là, ý địa. Ba là, hữu tầm hữu tứ địa. Bốn là, vô tầm duy tứ địa. Năm là, vô tầm vô tứ địa. Sáu là, tam ma ế đa địa. Bảy là, phi tam ma ế đa địa. Tám là, hữu tâm địa. Chín là, vô tâm địa. Mười là, văn sở thành địa. Mười một là, tư sở thành địa. Mười hai là, tu sở thành địa. Mười ba là, Thanh Văn địa. Mười bốn là, Độc Giác địa. Mười lăm là, Bồ tát địa. Mười sáu là, hữu dư y địa. Mười bảy là, vô dư y địa, gọi là Du-Già Sư Địa.


Giải thích
: nay trình bày rộng rãi về các địa danh để đáp lại câu hỏi trước. Câu “ngũ thức thân tương ứng địa”, nghĩa là, năm căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; năm thức: nhãn thứcnhĩ thứctỵ thứcthiệt thứcthân thức. Chúng không cùng nhau nương tựa một chỗ, như mắt..., không bị các thức khác y chỉ. Chúng là “thân y” (y chỉ vào sự vật thân cận). Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân có lợi và độn, Thức có sáng và mờ. Chúng còn là “đồng thời y”. Chúng đồng thời đều cùng có, chứ không như ý căn... Bởi thế, năm thức dùng năm căn nêu tỏ cái tên riêng của chúng, cũng như mầm lúa, như tiếng trống v.v... có sự riêng biệt, cho nên gọi là năm thức. Do chỗ nương tựa của chúng là căn. Căn có hình tướng ngăn ngại. Nhưng, chúng quyết định không thể xa lìa chỗ nương tựa của chúng là thân. Thân phải chịu nhận lấy, nên gọi là “thân”. THAÂN, y vào nghĩa của THEÅ mà nói như lục thức thân (thân là nơi nương tựa của 6 thức), lục tư thân (thân là nơi nương tựa của 6 sự suy tư). Y vào ngũ thức thân, kiến lập ra Địa này, nên gọi là “tương ứng”. Như trong luật nói, vua tương ứng với lời bàn của vua, giặc tương ứng với lời bàn của giặc. Y vào vua, y vào giặc mà hưng khởi ra lời bàn luận. Đây cũng như thế.


Tuy trong Địa này phân biệt ra nhiều pháp, nhưng năm thức làm chủ, nên nói riêng. Ngũ thức thân tương ứng với tâm phẩm, gọi là “tương ứng”. Ở trong Địa này, tuy có nói rõ nhiều pháp, nhưng, đem sự trội hơn của tâm, tâm sở mà phân biệt. “Tương ứng” có nghĩa là nhiếp thuộc. Vì trong Địa này, nói về pháp nhiếp thuộc của Ngũ thức thân, tức là chỗ sở ysở duyên của tự tính. Giúp bạn làm nên sự nghiệp là ý nghĩa của chữ “tương ứng”. Tùy kỳ sở ứng (tùy theo chỗ ứng hợp của chúng). Cũng có ý nghĩa là thông suốt. Đây chỉ nói sơ lược mà thôi!


Nay nói về Ý địalục thứcthất thứcbát thức, đồng y vào Ý CĂN. Lược bỏ “thức thân tương ứng” đi, mà chỉ nói chữ “Ý”. Trong thực nghĩa môn có tám thức, nhưng, trong tùy cơ môn chỉ có sáu thức. Thức thứ sáu, thứ bảy, thứ tám cùng nhiếp thuộc vào căn thứ sáu. Tên đứng vào chỗ sở y của nó là phi sắc. Nếu chúng không cần “thân”, thì “tâm” bị gánh chịu, nên không nói đến đến “thân” nữa. “Tương ứng” như trên đã nói. Thức thứ sáu, thức thứ bảy, thức thứ tám, tuy đều cùng có nghĩa như tâm, ý, thức, nhưng, tâm phápý xứ, nhiếp thuộc vào ý thức. Song, nghĩa chữ “Ý”, chỉ nói là “Ý”, vì nó có sự suy nghĩ tính lường, nên nó nhiếp thuộc vào “ý căn”. Thức thứ tám là thức giữ gìn hạt giống, nên nghĩa “tâm” của nó thiên về phía mạnh. Thức thứ sáu, là thức liễu biệt cảnh giới cùng khắp, nên nghĩa ‘thức” của nó thiên về phía mạnh. Cho nên không nói tâm địa, thức địa, thân và tương ứng. Đây chỉ nói lược mà thôi. Nghĩa chữ “Địa” đã nói ở trên.


Duyên gì mà hợp năm Thức lại lập thành một Địa?


Thuyết tối sơ, các thức tuy khác nhau, nhưng vẫn lập thành một. Thuyết thứ hai, năm Thức cùng không nói đến sự phân biệt sở duyên và nghiệp của chúng, vì chúng ít việc, nên hợp lại thành một Địa. Thuyết tối sơ, nơi ý địa có ý niệm phiên giải chung cho năm thức ấy, nên biệt lập thành một Địa. Thuyết thứ hai, năm Thức cùng y vào sắc căn và cùng duyên vào sắc cảnh, nên hợp lại lập thành một. Các thức khác y vào vô sắcsở duyên vào bất định, nên biệt lập thành một. Tự tính của chúng lần lượt hoặc y vào duyên thô hay duyên tế, nên có ra sự nói trước, nói sau.

Lại nữa, năm Thức cùng nhiếp thuộc vào “hiện lượng cảnh”, nên hợp lại lập thành một. Thuyết tối sơ, các Thức khác không định, hoặc nhiếp thuộc vào “hiện lượng” hoặc “tỷ lượng” hoặc “phi lượng”[38], nên chúng biệt lập thành một. Thuyết thứ hai, tự tính của hai Địa như thế, y và duyên của chúng như giúp bạn làm nên sự nghiệp, hợp làm thể và nhiếp thuộc vào tất cả mọi pháp.


Chúng ta
 nên biết, trong này, tất cả mọi pháp không rời Thức. Y vào Thức mà phát khởi. Thức làm thể. Thức là tối thắngTrước y vào tám thức, kiến lập ra hai Địa. Như thế, tám thức, tự tính, y, duyên, giúp bạn làm nên sự nghiệp sau này sẽ giải rộng.


Câu: “Có tầm có tứ... ba địa” có nghĩa là: “tầm” là tầm cầu, “tứ” là dò xét. Hoặc là “tư tâm sở” hay là “tuệ tâm sở” đối với cảnh sinh ra ý niệm theo dõi tìm cầu. Vị “thô” là tầm. Tức là hai pháp này đối với cảnh sinh ra ý niệm tìm cầu, dò xét. Vị “tế” là tứ. Không đến một sát na, hai pháp này đã tương ứng với nhau, vì chúng là một loại mà đức tính: thô, tế, trước sau có khác nhau một chút. Nay y vào hai pháp (tầm và tứ) này, kiến lập ra ba Địa có ý nghĩa. Ba Địa này, đứng trên hai pháp, trước sau tương ứng nhau mà kiến lập. Tại Dục giới địa, được sự tĩnh lự của Sơ thiền, thô tâm, tâm sở trước sau nối tiếp nhau nên có tầm, có tứ tương ứng với nhau, nên gọi là “hữu tầm hữu tứ địa”. Trong thời gian tĩnh lự, thô tâm, tâm sở trước nối tiếp nhau, tâm định không có tầm, nó chỉ tương ứng với tứ, nên gọi là “vô tầm duy tứ địa”. Trong thời gian tĩnh lự lần thứ hai, qua các Địa trên, các tâm, tâm sở, trước sau nối tiếp nhau, quyết định không tương ứng với tầm với tứ, nên gọi là “vô tầm vô tứ địa”. Nếu tại Dục giới địa, lúc tĩnh lự của sơ thiền, trong thời gian tĩnh lự ấy, tế tâmtâm sở không tương ứng với tầm với tứ, và không tương ứng hành với các sắc pháp, và tứ cũng không tương ứng với các pháp vô vi, cũng đều gọi là “vô tầm vô tứ địa”. Cho nên, về phần sau bộ luận có nói: “Hữu tầm hữu tứ địa, vô tầm duy tứ địa” một chiều hướng về “hữu tâm địa”. Vô tâm thụy miênvô tâm muộn tuyệt, vô tưởng địnhvô tưởng sinh, diệt tận định và vô dư y niết bàn giới đều có nghĩa là “vô tâm địa”. Ba địa này đứng trên hai pháp ly dục phận vị mà kiến lập. Nghĩa là, tại dục giới địa và khi tĩnh lự về sơ thiền, các pháp hư giả, đối với tầm và tứ chưa xa lìa khỏi dục nên gọi là “hữu tầm hữu tứ địa”. Trong thời gian tĩnh lự, các pháp hư giả, tâm đã rời khỏi dục, tứ chưa lìa được dục, nên gọi là “vô tầm duy tứ địa”. Trong thời gian tĩnh lự lần thứ hai, qua các địa trên, các pháp hư giả, đối với tầm và tứ đều đã lìa dục, nên gọi là “vô tầm vô tứ địa”. Nêu tại hạ địa, đều đã lìa dục, cũng được gọi là “vô tầm vô tứ”. Cho nên, phần sau bộ luận có nói, trong này do lìa dục của tầm và tứ, nên gọi là “vô tầm vô tứ địa”. Không do sự hướng dẫn nên không phát khởi hiện hành. Tại sao? Vì do sự chỉ dạy, hướng dẫn hay sự tác ý sai biệt của người chưa rời được sự ham muốn trong Dục giới, trong một thời gian nào đó cũng có ý niệm vô tầm vô tứ hiện hành. Như người ra khỏi định của sơ thiền. Như thực nghĩa, ba địa này đứng trên mặt giới địa mà kiến lập. Nghĩa là, tại Dục giới địa và khi tĩnh lự thuộc sơ thiền, các pháp hữu lậuvô lậu, ở trong tầm, tứ đều có thể được, gọi là đệ nhất địa. Trong thời gian tĩnh lự lần thứ hai, qua các địa trên, các pháp hữu lậuvô lậu, ở trong không có tầm chỉ có tứ, gọi là đệ nhị địa. Trong thời gian tĩnh lự lần thứ hai, qua các địa trên, các pháp hữu lậuvô lậu, ở trong tầm, tứ đều không có, gọi là đệ tam địa. Cho nên phần sau bộ luận có nói: “Tại Dục giới và khi tĩnh lự thuộc trong sơ thiền, nếu là trong định hay là sinh vào cõi sơ thiền, gọi là “hữu tầm hữu tứ địa”. Trong thời gian tĩnh lự, là trong định hay là đã sinh lên cõi sơ thiền, nên gọi là “vô tầm duy tứ địa”. Thời gian tĩnh lự lần thứ hai trở lên sắc giớivô sắc giớihoàn toàn gọi là ‘vô tầm vô tứ địa”. Vô lậuhữu visơ tĩnh lự định cũng gọi là “hữu tầm hữu tứ địa”. Y vào chỗ tầm, tứ, các pháp duyên vào chân như làm cảnh, nhập được vào định ấy, không do phân biệt hiện hành. Còn các pháp khác như trên đã nói.

Nếu đứng về mặt “tương ứng” và đứng về mặt “ly dục” để kiến lập ba địa, thâu nhiếp các pháp thực không cùng tận và cũng là đại tạp loạn. Tuy nói hữu tầm hữu tứ các địa, chỉ là ở nơi “hữu tâm”. Giờ đây đứng trên một môn, bàn qua về “địa tướng”. Trong môn này chỉ nói về khi tĩnh lự lần thứ hai trở lên, trong vô tầm vô tứ địa. Vô tưởng địnhvô tưởng sinh, diệt tận định gọi là “vô tâm địa”. Còn tất cả các vị khác đều gọi là “hữu tâm địa”. Sau có bốn môn, có sự kiến lập khác, sẽ nói sau này. Tuy nói là trong này do rời sự ham muốn của tầm, tứ, gọi là “vô tầm vô tứ địa”, nhưng đó chỉ nói về các địa khi tĩnh lự lần thứ hai mà thôi. Và, đó cũng là quyết định đã rời khỏi sự ham muốn của tầm tứ địa, chứ không nói về người đã rời khỏi sự ham muốn của tầm tứ. Các pháp thuộc hạ địa cũng được gọi là “vô tầm vô tứ”. Nếu như thế, người chưa rời khỏi sự ham muốn của hạ địa tầm, tứ thì sao? Các pháp thuộc thượng địa cũng nói là có tầm, tứ..., kiến lập như thế thành ra đại tạp loạn. Cho nên, ba địa này chỉ kiến lập trên Dục-giới-địa thượng hạ mà thôi!


Nói về Tam ma ế đa địa (Samàhita): Đây là Thắng định địa, xa rời hôn trầmtrạo cử v.v... Nó là “bình đẳng năng dẫn” chủ động dẫn định tới chỗ quân bình. Hoặc gọi là “dẫn bình đẳng”, hoặc gọi là “bình đẳng”, do chỗ “sở dẫn” phát ra, nên có nghĩa là “Đẳng Dẫn Địa”. Nó nhiếp thuộc vào các định ‘hữu tâm”. Nó dẫn các công đức một cách bình đẳng. Nó không thông với các định “vô tâm”.


Trong bài kệ tụng trên có câu: “Tam ma địa câu”. Tam ma địa (Samàdhi) là pháp số của tâm pháp trong Biệt Cảnh tâm Sở. Hai loại định “vô tâm”, không thể bình đẳng dẫn các công đức, nên nó không phải thuộc Đẳng Dẫn Địa. Thế là sao? Nói về Đẳng Dẫn Địa đại lược có bốn loại: 1) Tĩnh lự. 2) Giải thoát. 3) Đẳng trì[39]. 4) Đẳng chí[40]. Nói về Tĩnh lự là bốn tĩnh lự[41]. Nói về giải thoát là tám giải thoát[42]. Nói về đẳng trì là không đẳng trìvô nguyện đẳng trì và vô tướng đẳng trì. Nói về đẳng chí là năm hiện kiến[43] đẳng chí, tám thắng xứ[44] đẳng chí, mười biến xứ[45] đẳng chí, bốn vô sắc đẳng chí, vô tưởng đẳng chí, diệt tận đẳng chí.


Đây không nên lầm lẫn, hai loại vô tâm định, là “đẳng dẫn quả”. Nó chỉ giữ cái danh, chứ thực ra nó chẳng phải nghĩa của “đẳng dẫn”. Danh này thông cả hữu tâm vị và vô tâm vị. Chỗ có định thể, nếu tâm địnhbình đẳng dẫn các công đức, và bình đẳng dẫn các căn và các đại, nó xa lìa hôn trầmtrạo cử, và những giới điều không hối cải. Bình đẳng phương tiện do chỗ sở dẫn phát ra, nên gọi là Đẳng Dẫn. Nếu là vô tâm định, tuy nó không có thể dẫn được các công đức thù thắng, nhưng nó bình đẳng dẫn các căn và các đại... đó là bình đẳng định do chỗ sở dẫn phát ra. Cũng gọi là “Đẳng Dẫn”. Thế là sao? Trong bài kệ tụng trên có nói câu “Tam ma địa câu”. Đây không nên lầm lẫn. Văn trong bài kệ tụng chỉ nói sơ lược. Nói “bỉ câu” (đều cùng với các thứ kia), nhưng kỳ thực Đẳng Dẫn: “phi câu” (chẳng cùng với thứ nào), vì sau cũng nói Đẳng Dẫn thông với vô tâm. Đúng theo nghĩa như thực, Đẳng Dẫn Địa có thông, có cục (cục hạn). Nó nhiếp thuộc cả hai vị hữu tâm và vô tâm, nên gọi là “thông”. Vô tưởng địnhDiệt tận định là thể của Đẳng Dẫn Địa, nó chỉ ở nơi thắng địa của hữu lậuvô lậu, nó không ở trong các loại tán tâm trong Dục giới, nên gọi là “cục”.


Sau đây nói về ‘tĩnh lự” là Đẳng Dẫn địa, là định thuộc Sắc giới, chứ không phải định (tâm nhất cảnh tính) trong Dục giới. Bởi Đẳng Dẫn ấy chỉ dẫn những loại thuộc về vô hối, hoan hỷan lạcDục giới không được như thế. Chỉ có thượng giới mà thôi. Nếu định trong lúc tán tâm, nó không phải là Đẳng Dẫn, vì nó cùng liên hệ với Dục giới. Do sự tương đối ấy nó tác thành tứ cú phân biệt[46]. Hoặc nó hợp với Đẳng Trì, thì nó chẳng phải là Đẳng Dẫn Địa. Nghĩa là, còn trong Dục giới, trong ngôi vị tán tâm, nó hợp cùng với tam ma địa, tâm và tâm sở... Hoặc là nó hợp với Đẳng Dẫn Địa, thì nó chẳng hợp với Đẳng Trì.

Ngôi vị trong định, tam ma địa là thể. Ngôi vị vô tưởng địnhdiệt tận định, các pháp sở hữu, hoặc chúng cùng hợp với cả Đẳng Trì và Đẳng Dẫn Địa. Trong các tĩnh lự, định, cùng với các ngôi vị hữu tâm trong Sắc giới và tâm, tâm sở, trừ tam ma địahoặc giả chúng có cũng đều là phi. Nghĩa là, trừ các pháp sở hữu trong các ngôi vị ở trên. Lại nữa, tam ma địatam ma bát đểtam ma ế đa, danh của chúng có rộng hẹp. Trong số danh mục về tâm, Tam ma địa có ý nghĩa là Đẳng Trì. Một pháp thông nhiếp tất cả mọi pháp. Trong ngôi vị hữu tâm, tâm là nhất cảnh. Tính nó thông với cả định vị và tán vị. Song, trong các kinh luận, đứng trên mặt ưu thắng của nó, chỉ nói về không, vô nguyệnvô tướng, gọi là tam ma địaTam ma bát để, thông cho tất cả hữu tâmvô tâm. Trong các định vị, định thể của nó, trong các kinh luận, đứng về mặt ưu thắng của nó, chỉ nói về năm hiện kiến..., tương ứng với các định, gọi là Đẳng Chí. Đẳng Dẫn Địa thông với tất cả hữu tâmvô tâm định vị công đức. Cho nên trong Địa này thông nhiếp tất cả định vị công đức. Do có ý nghĩa tổng quát như thế, nên đặt riêng tên Địa, gọi là “phi tam ma ế đa địa”. Phiên dịch ý nghĩa như trên đã dễ hiểu, không cần giải thích rộng. Như thế, hai Địa, tổng nhiếp tất cả các pháp sở hữu trong định vị và phi định vị.


Nói về Hữu TâmVô Tâm Địa: Đại lược, chúng có năm môn, nhưng sự kiến lập có sự sai biệt nhau: Một là, tựu địa tổng thuyết môn: Nghĩa là, ngũ thức thân tương ứng địa, ý địahữu tầm hữu tứ địa, vô tầm duy tứ địa. Bốn địa này một chiều hướng về “hữu tâm địa”. Trong vô tầm vô tứ địa, trừ vô tưởng địnhvô tưởng sinh và diệt tận định là “vô tâm địa”. Ở trong môn này, vô tâm thụy miênvô tâm muộn tuyệt cũng gọi là “hữu tâm”, vì nó thuộc về số 7, số 8. Chỉ có vô tưởng định v.v... thuộc tâm bất tương ứng, vì hành và tâm trái ngược nhau, nên gọi là “vô tâm địa”. Hai là, tâm loạn bất loạn môn: Nghĩa là, trong bốn điên đảo[47], làm đảo loạn tâm, nên gọi là “vô tâm địa”, vì nó mất bản tính. Ba là, tâm sinh bất sinh môn: Nếu duyên đầy đủ, tâm này được sinh ra, gọi là “hữu tâm địa”. Nếu không đủ duyên, tâm kia không sinh ra được, gọi là “vô tâm địa”. Ở trong môn này, tùy theo tâm này sinh gọi là “hữu tâm địa”. Tâm kia không sinh gọi là “vô tâm địa”. Bốn là, phận vị kiến lập môn: Trừ sáu vị, gọi là “hữu tâm địa”. Còn các ngôi vị như: vô tâm thụy miênvô tâm muộn tuyệt, vô tưởng địnhvô tưởng sinh, diệt tận định, và vô dư y niết bàn, gọi là “vô tâm địa”. Năm là, tựu chân thực nghĩa môn: Trong vô dư y niết bàn, các tâm đều diệt, gọi là “vô tâm địa”. Còn các vị khác, do không có các chuyển thức, chỉ là giả danh vô tâm. Thức thứ tám chưa diệt hết được nên gọi là “hữu tâm địa”. Như thế, hai Địa, do các môn sai biệt nhau, nên có sự tiến, thoái không định.


Nói về Văn Sở Thành Tựu Địa: Từ chỗ nghe, sinh ra sự liễu giải các văn nghĩa. Tuệ và tuệ tương ứng với các tâm, tâm sở pháp.


Nói về Tư Sở Thành Tựu Địa: Từ chỗ suy nghĩ sinh ra sự liễu giải các pháp tướng. Tuệ và tuệ tương ứng với các tâm, tâm sở pháp.


Nói về Tu Sở Thành Tựu Địa: Từ chỗ tu sinh ra sự liễu giải các pháp tướng. Tuệ và tuệ tương ứng với các tâm, tâm sở pháp.


VĂN là lắng nghe, tức là từ nhĩ căn, phát sinh ra nhĩ thức, lắng nghe những lời về ngôn giáo. TƯ là suy nghĩ, tức là suy nghĩ về số lượng các pháp phát sinh ra trí tuệ. Nó suy nghĩlựa chọn các pháp. TU là tu tập, tức là từ thắng định phát sinh trí tuệ. Tu là sửa, có nghĩa là đối trị. Từ ba loại này sinh ra ba tuệ[48] và tương ứng với các pháp, là thể của ba Địa. Nghĩa rộng của ba tuệ, phân biệt như trên. Như thế, ba Địa, dùng ba phẩm Tuệ cùng tâm, tâm sở pháp và chỗ sở đắc quả làm tự tính. Cho nên phần sau bộ luận có nói, “Tu sở thành địa cũng là Hữu dưVô dư y địa”.


Thanh Văn
 Địa: Trong thánh giáo của Phật “Thanh” là trên hết. Từ nơi thầy, bạn nghe giáo thanh của Phật, dần dần tu chứngvĩnh viễn ra khỏi thế gianThực hành ít thì chứng quả nhỏ, nên gọi là Thanh Văn. Như thế, chủng tính Thanh Văn là phát tâm tu hành chứng quả, nói tổng quát lại tất cả là Thanh Văn Địa.


Độc Giác
 Địa: Thường ưa vẳng lặng, không muốn ở chỗ hỗn tạp. Tu đầy đủ hạnh gia hành[49], không có thầy, bạn dạy, tự nhiên, tự mình chứng ngộvĩnh viễn ra khỏi thế gian. Vị này thực hành hạnh trung dungchứng quả vào hàng trung, nên gọi là Độc Giác. Hoặc có vị quán tưởng về nhân duyên đối đãi mà chứng Thánh quả, nên gọi là Duyên Giác. Như thế, chủng tính Độc Giácphát tâm tu hànhchứng đắc đạo quả, nói tổng quát lại là Độc Giác Địa.

Nói về Bồ Tát Địa: Mong cầu đại giác, thương xót hữu tình. Hoặc cầu bồ-đề, chí nguyện bền vững, trong thời gian lâu mới được tu chứngvĩnh viễn ra khỏi thế gianThực hành hạnh nguyện lớn lao, nên gọi là Bồ Tát Địa. Như thế, chủng tính Bồ Tátphát tâm tu hànhđắc quả, nói tổng quát lại là Bồ tát ĐịaĐại nghĩa của ba Thừa, sẽ bàn rộng sau.


Nói về Hữu Dư Y Địa: Tức là hữu dư y niết bàn địa. Y là chỗ nương tựa của hữu lậu. Chỗ nương tựa này nói lược có tám thứ: Một là, thi thiết y, nghĩa là, do y vào 5 thủ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) bày đặt ra danh, chủng, tính hư-giả. Hai là, nhiếp thụ y, nghĩa là nương nhờ vào 7 nhiếp sự: cha mẹ, thê tử, nô tỳ, sai sử, đồng bộc, bằng hữu và quyến thuộc. Ba là, trụ trì y, nghĩa là, nương nhờ vào 4 thức ăn để sống (đoạn thựcxúc thựctư thựcthức thực). Bốn là, lưu chuyễn y, tức là, trụ vào 4 thức, 12 duyên sinh khởi. Năm là, chướng ngại y, tức là các thiên ma. Sáu là, khổ não y, tức là các phiền não trong cõi dục. Bảy là, thích duyệt y, tức là các niềm vui trong thiền định. Tám là, hậu biên y, nghĩa là vị A-la-hán, tuy có các uẩn tương tục, nhưng nay hoàn toàn chỉ lấy một thứ “tối hậu biên y”, trừ 6 nhiếp sự ở trên (lấy 1 phần), lưu chuyển và chướng ngại.


Trong địa này có 4 tịch tĩnh: Một là, khổ tịch tĩnh, tức là khổ tương lai, rốt ráo không sinh nữa. Hai là, hoặc tịch tĩnh, tức là các phiền nãorốt ráo không sinh nữa. Ba là, nghiệp tịch tĩnh, tức là không tạo tác các điều ác, tu tập các điều thiện. Bốn là, xả tịch tĩnh, nghĩa là, có chính tri, chính niệm, an trụ trên hạnh xả nên đối với 6 căn, 6 trần, không mừng cũng không lo. Vị A-la-hán an trụ nơi vô-học-địa, đủ 4 tịch tĩnh, còn chút dư y, nên gọi là hữu dư y địa.

Địa này thuộc về Nhị Thừa. Trong thân vô học, các pháp hữu lậuvô lậu, tóm thâu lại là tự tính Như Lai. Tuy không có thân tâm chân thực hữu lậu dư y, nhưng có sự biến hóa tựa như là hữu lậu y, nên đứng về mặt hóa tướng cũng được gọi là “hữu dư y địa”.


Vô Dư
 Y Địa: Tức là vô dư y niết bàn. Tất cả hữu lậu dư y đều xả, hữu vi vô lậu của Nhị Thừa đều xả. Như Lai tuy có hữu vi vô lậu, nhưng, không có tất cả hữu lậu dư y, cũng gọi là “vô dư y địa”. Ở trong Địa này, chỉ có chân như thanh tịnh hiển bày ra công đức rất sâu xa, lìa mọi phân biệt, dứt mọi hý luận, không thể nói về uẩn, giới, xứ, nhân, thiên v.v..., như, “tức”, như “ly”, như “có”, như “không”, danh tướng sở hữu, đều có nghĩa là giả thuyết mà thôi. Trong Địa này chính dùng “cứu cánh trạch diệt chân như vô vi” làm tính, cùng lấy hữu vi vô lậu công đức của Như Lai làm tính. Công đức của Như Lai rất sâu, ly tướng, không thể nói bàn được. Không nói được nó cũng nhiếp thuộc vào ngũ thức địa. Và, lý thực của nó cũng nhiếp thuộc vào trong nghĩa có ý nghĩa của nó. Hữu vi công đức của Như Lai nhiếp thuộc vào Hữu dư y, công đức vô vi nhiếp thuộc vào Vô dư y. Cho nên, phần sau bộ luận có nói: “Vô dư y địa là một phần trong năm địa, là vô tâm địa, tu sở thành địa, Thanh vănĐộc giácBồ tát địa.”


Dịch xong tại chùa Từ Quang, Nice,

Pháp quốc, ngày 14 tháng 03 năm 1997

----------------------------------------

[1] Du Già Sư Địa Luận Thích: Là một quyển luận mang số 1580 trong Đại chính Tân Tu Đại Tạng KinhDu Già (Yoga), có nghĩa là “tương ứng”. Tương ứng có 5 nghĩa: 1) Tương ứng với cảnh không trái với tự tính các pháp. 2) Tương ứng với hành: ứng hợp với sự song hành cả định và tuệ. 3) Tương ứng với lý: an lập cũng như phi an lập về chân lý của tục đế và chân đế. 4) Tương ứng với quả: chứng được quả vô thượng bồ đề. 5) Tương ứng với bệnh và thuốc: chứng được đạo quả trọn vẹn, ứng hợp với việc lợi sinh cứu vật, theo cảm cơ của chúng sinh, tùy bệnh cho thuốc. Du Già nơi đây phần nhiều tương ứng với pháp, tức là tương ứng với lý.

Du-Già Sư Địa Luận: (Yogàcàryabhùmi sàstra). Bộ luận này gồm 100 quyển do Bồ-tát Di-Lặc thuyết và ngài Huyền-Trang dịch sang chữ Trung-Hoa. Các vị trong Tam thừa thực hành phương pháp Du-Già, nên gọi là Du-Già Sư. Mười bảy cảnh-giới là chỗ nương tựa và thực hành của các vị Du-Già Sư gọi là “Du-Già Sư Địa”.

Du-Già Sư Địa Luận Thích là một quyển luận do Bồ-tát Tối Thắng Tử viết ra với mục đích giải thích sơ lược về danh nghĩa 17 cảnh giới (địa) trong Du-Già


[2] Tối-Thắng-Tử (Thìn na phất đa la: Jinaputra): Ngài sinh vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6 Tây lịch tại Ấn Độ. Ngài là đệ tử của ngài Hộ-Pháp. Ngài là một trong 10 vị Đại luận sư về Duy ThứcTây Vực Ký quyển 11 có viết: “Trong nước Bát Phạt đa chu vi khoảng trên năm ngàn dậm, bên một thành lớn có ngôi đại già làm, có trên một trăm vị Tăng an cư trong đó. Các vị đều tu học theo giáo pháp Đại thừa. Bồ-tát Tối-Thắng-Tử làm quyển Du-Già Luận Thích tại đây”.


[3] Pháp Sư Huyền Trang: Ngài họ Trần, tục danh là Vĩ, người đất Uyển Sư, triều đại nhà Đường. Năm 13 tuổi, Ngài đi xuất gia nơi người anh ruột tên là Trương Tiệp tại chùa Tịnh ĐộLạc Dương. Ngài nghe kinh Niết-bàn nơi ngài Tuệ Cảnh, Nhiếp Đại Thừa luận nơi Nghiêm Pháp Sư. Niên hiệu Vũ Đức năm đầu, Ngài cùng ông anh vào Trường An, tới Thành Đô học Nhiếp Luận, Tỳ Đàm nơi hai ngài Đạo Cơ và Bảo Thiên, nghe giảng Pháp Trí luận nơi Chấn Pháp Sư. Sau 5 năm, Ngài thụ cụ túc giới, học tập về luật. Ngài tới Kinh châu, Tương châu, Triệu châu, và Trường An tham học về luận. Ngài có tới nghe giảng Nhiếp Đại Thừa luận nơi hai đại đức Pháp Thường và Tăng Biện là hai vị nổi tiếng tại Kinh đô đương thời, nhưng đối với Ngài, Ngài chưa cảm thấy có sự sáng tỏ, Ngài quyết chí tây du học đạo. Niên hiệu Trinh Quán năm thứ ba, triều nhà Đường, Ngài lên đường học đạo tại Ấn Độ. Trải bao nhiêu gian lao, nguy hiểm, niên hiệu Trinh Quán năm thứ 7, Ngài tới nước Ấn Độ. Với tu chất thông minhquyết chí tham học Kinh, Luật, Luận nơi các bậc tôn túc khắp nơi, Ngài đã đạt thành ý nguyện và đã nổi tiếng trong các cuộc tham luận. Niên hiệu Trinh Quán năm thứ 19, Ngài về tới Kinh đô nhà Đường, mang theo 657 bộ kinh sách bằng chữ Phạm dâng lên triều đình. Vua Thái Tông cho lập ban phiên dịch tại chùa Hoằng Phúc, sau chuyển về chùa Từ-AÂn. Phiên dịch được 75 bộ, gồm 1,335 quyển. Ngài viên tịch vào tháng 5 năm năm Ngài 65 tuổi.


[4] Bài kệ gồm 24 câu này được coi như là bài tựa của bộ luận. Đầu tiên kính lễ Phật là bậc đại giác Thế Tôn của nhân, thiên, vẹn tròn phúc đức và trí tuệ. Pháp có đầy đủ văn nghĩa chân thực, vi diệu và vô thượng. Tăng là những bậc Hiền thánh hữu họcvô học hiểu biết một cách chân chính. Tiếp đến, kính lễ luận chủ Di-Lặc (Maitreya), Trung Hoa dịch nghĩa là Từ Thị, tên là A-Dật-Đa (Ajita), Trung Hoa dịch nghĩa là Vô Năng Thắng. Ngài (Di Lặc) muốn cho chúng sinh được lợi lạc, nên thâu tóm những yếu nghĩa trong các kinh, nói ra năm phần trong bộ luận Du-Già. Kính lễ Bồ-tát Vô-Trước (Asanga), do định lực lên cung trời Đâu Suất, nghe Bồ-tát Di-Lặc giảng bộ luận Du-Già, đem về phổ biến cho thế gianKính lễ tất cả các bậc Thánh được thấm nhuần trong biển pháp của Bồ-tát Vô-Năng-Thắng, đã tuôn chảy mưa pháp cam lộ cao tột này cho tất cả chúng sinh. Các vị thấm nhuần mưa pháp Du-Già, bản thân hưởng được những pháp âm mỹ diệu, còn đem lại lợi lạc cho thế gian. Mưa pháp này tuôn rải những câu, những chữ vi diệu, như bông hoa tỏa hương một cách bình đẳngđặc biệt làm thấm mát những nhân tố tu hànhthai sinh từ gốc cây Mưu Ni mà ra. Có nghĩa là trong ba hội Long Hoa của đức Di-Lặc, những vị được chứng ngộ đều là những vị tu hành trong giáo pháp của đức Phật Thích Ca Mưu Ni. Tới đây, tác giả khen ngợi luận Du-Già này như hoa sen, như kho báu, như biển lớn, trong đó, trình bày và giải thích văn nghĩa rộng rãi của các Thừa, không thiếu sót. Và, tác giả tự lượng sức mình, chỉ xin giải thích ít phần trong bộ luận Du-Già này mong cho chính pháp còn mãi, đem lại lợi ích an vui cho tất cả chúng sinh.


[5] Ba Thừa: Ba cỗ xe chuyên chở giáo pháp của đức Phậttùy theo căn cơ tu chứng của các hành giả, tức là của các bậc Thanh VănDuyên Giác và Bồ-Tát.


[6] Bổ-đặc-già-la (Pudgala): Xưa kia, Trung Hoa dịch nghĩa là “Nhân” (người) hay “chúng sinh”, nay dịch nghĩa là “xác thủ thú””: nghĩa là cái nhân tố, luôn luôn nhận chịu cái quả sinh tử luân hồi trong các cõi: thiên, nhân, a-tu-la, địa ngụcngã quỷsúc sinh.


[7] Nhị thừa: Thanh-Văn và Duyên-Giác.


[8] Ba cõi: cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô Sắc.


[9] Tập khímê lầm được phát sinh ra bởi những hơi hướng huân tập ẩn nấp từ lâu.


[10] Thực tướng: Tướng chân thực, không hư vọng, không chuyển biến, tức bản thể của vạn phápPháp tínhchân nhưthực tướng, danh xưng khác nhau, nhưng cùng chỉ cho bản thể mà thôi. Thực tướng còn có những danh xưng khác nữa như: nhất thựcnhất nhưnhất tướngvô tướngpháp thân, pháp chứng, pháp vịniết bànvô vichân đếchân tínhchân khôngthực tínhthực đếthực tế,...


[11] Biến Kế Sở Chấp tínhPhàm phu suy lường sự vật một cách mê lầm, giả cho là thực, như đêm tối thấy khúc dây thừng tưởng là con rắn, v.v...


[12] Y Tha Khởi tính: Nương tựa vào các nhân duyên khác mà sinh ra vạn phápChủng tử nơi A-lại-gia thức là nhân tố thứ nhất, nó nhờ thêm các trợ duyên khác mà tạo thành. Bản chất của dây thừng là những sợi của cây gai, nhờ những công phu khác mới hình thành dây thừng.


[13] Viên Thành Thực tính: Chỉ cho tính chân thựcthành tựu viên mãn của sự vật, tức là thể tính của các pháp hữu-vi. Như thực tính của dây thừng là cây gai.


[14] Nhi đế: Hai sự nhận thức về sự thực của sự vật đối với người thế tục và người có thánh trí, đó là tục đế và chân đế. Người thế tục nhận sự tướng của sự vật là thật, nên gọi là “tục đế”. Người có thánh trí nhận thức lý tính chân thực về sự tướng của sự vật ấy là không thực nên gọi là “chân đế”.


[15] Nhị tạng: 1) Thanh Văn tạng: Nói về giáo, lý, hành, quả của Thanh Văn và Duyên Giác. 2) Bồ Tát tạng: Nói về giáo, lý, hành, quả của bồ-tát.

Tam tạng (Tripitaka): Ba kho tàng giáo pháp của Phật giáoKinh tạng (Tu đa la: Sutrapitaka): Lời dạy của Phật. Luật tạng (Tỳ nại gia: Vinayapitaka): các lời khuyên răn, diệt trừ lỗi lầm của ba nghiệp: Thân, miệng, ý. Luận tạng (A tỳ đạt ma: Abhidharmapitaka): Dùng thắng trí quán chiếu về chân lý của sự vật. Hay là, dùng thắng trí bàn giải về các pháp. Kinh hướng về định hoc. Luật hướng về giới học. Luận hướng về tuệ học.


[16] Duy thức (Vijanãnamatravàda): Vạn pháp chỉ do Thức biến hiện. Thức đây chỉ cho 8 thức: nhãn thứcnhĩ thứctỵ thứcthiệt thứcthân thứcý thứcmạt-na thức và A-lại-gia thức.


[17] Năm thú: 5 cõi phải đi tới, theo nhân quả nặng hay nhẹ đã tạo: địa ngụcngã quỷsúc sinh, nhân và thiên.


[18] Ba đại khổ: Gây nhân quả xấu phải chịu sự đau khổ cùng cực trong ba cõi địa ngụcngã quỷsúc sinh. Hoặc bị ba thứ ngăn che chính đạo, làm hại thiện tâmphiền nãonghiệp chướng và quả báo.


[19] Tam bồ-đề (Sambodhi): Quả vị chính đẳng giác.


[20] Bồ tát Long Mãnh (Nàgàrjnna)), xưa dịch là Long Thọ, Long Thắng, đệ tử của ngài Ca Tỳ Ma La Tôn Giả, là một trong các vị Luận sư nổi tiếng trong Đại thừa giáo. theo kinh Đại Trang Nghiêm Tam Muội thì trong thời quá khứBồ tát Long Mãnh thành Phật hiệu là Diệu Vân Tự Tại Vương Như Lai và nay ngài hiện ở ngôi vị Sơ Địa tức là Hoan Hỷ Địa hay là Cưc Hỷ Địa.


[21] Thánh Đề Bà (Àryadeva): Sáng tác bộ Bách LuậnBồ tát Đề Bà là một vị trong các đại Luận sư, người đương thời tôn xưng ngài như bậc Thánh nên gọi là Thánh Đề Bà.


[22] Bồ tát Vô Trước (A Tăng Già: Asanga): Ngài sinh tai Kiền Đà LaẤn Độ, sau khi đức Phật nhập diệt vào khoảng một ngàn năm. Ngài xuất gia trong bộ phái Di Sa Tắc, sau tin tưởng về Đại thừa. Ngài là vị Tổ trong Pháp Tướng Tông. Vào một đêm, ngài nhập định lên cung trời Đâu Suất, nghe đức Di Lặc thuyết luận Du-Già, luận Trang Nghiêm, luận Đại Thừa, luận Trung Biên Phân Biệt, rồi Ngài trở lại thuyết pháp cho đại chúng.


[23] Bất tương ứng hành: Duy Thức học có tâm, tâm sở pháp và sắc pháp, mỗi một pháp trong ba loại này, hành động của chúng không ứng hợp với nhau, nên gọi là “bất tương ứng hành pháp”. Bất tương ứng hành pháp có 24 thứ, xem trong Duy Thức sẽ rõ.


[24] Uẩn, xứ, giới... : Tức 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, 12 nhân duyênduyên sinhduyên khởi, 4 đế (khổ, tập, diệt, đạo).


[25] Bốn tính: Trong kinh Phật Bản Hạnh nói Bồ tát có 4 tính hạnh: 1) Tự tính hạnh: Bồ tátxưa nay vẫn đầy đủ đức tính hiền lươnghiếu thuận, tín kính và 10 điều thiện. 2) Nguyện tính hạnhBồ tát phát tâm nguyện thành đạothành Phật. 3) Thuận tính hạnhBồ tát thuận theo 6 Ba la mật mà tu hành. 4) Chuyển tính hạnh: Do công phu tu hànhchuyển phàm thành Thánh.


[26] Bốn pháp: Trong Pháp bảo có 4 loại: Giáo pháp, lý pháp, hành pháp và quả pháp. Trong kinh Đại Thừa Ký Pháp nói, Bồ tát có 4 pháp tu hành: 1) Không bỏ tâm Bồ đề. 2) Không bỏ thiện tri thức. 3) Không bỏ sự cố gắng chịu đựng về ái, lạc. 4) Không bỏ nơi an tịnh A lan nhã.


[27] 37 Bồ đề phận pháp: 4 niệm xứ, 4 chính cần, 4 như ý túc, 5 căn, 5 lực, 7 bồ đề phận và 8 thánh đạo.


[28] Tỳ bát xá na (Samatha): Đây chỉ về 2 môn định: Samatha là Chỉ, Vipassana là Quán.


[29] Tam ma địa (Samàdhi): Định, chính thụ.


[30] Chín đạo: Theo Phật Học Đại Tự Điển, chín đạo tức chỉ cho 9 nơi cư trụ của các loài hữu tình:

1) Nơi cư ngụ của Người và Trời trong Dục giới. 2) Nơi cư trụ của Phạm Chúng thiên. 3) Nơi cư trụ của Cực Quang thiên. 4) Nơi cư trụ của Biến Tịnh thiên. 5) Nơi cư trụ của Vô Tưởng thiên. 6) Nơi cư trụ của Không Vô Biên Xứ thiên. 7) Nơi cư trụ của Thức Vô Biên Xứ thiên. 8) Nơi cư trụ của Vô Sở Hữu Xứ thiên. 9) Nơi cư trụ của Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ thiên.


[31] Vô đẳng đẳng (Asamasama): Tôn hiệu của Phật đạo và Phật. Phật đạo siêu tuyệt không gì có thể sánh bằng được nên gọi là “vô đẳng”. Chỉ có Phật với Phật, tức là chỉ có những bậc giác ngộ mới có thể sánh bằng được nên gọi là “đẳng”.


[32] Bất cộng hành: Sự thực hành của mỗi thuyết không như nhau, nhưng chung cuộc, cùng chứng đạo quả Bồ đề như nhau.


[33] Ba thân ba đức: Ba thânpháp thânbáo thân và ứng hóa thân. ba đức: pháp thânbát nhã và giải thoát.


[34] Đẳng chí: Biệt danh của định. Trong định, thân tâm quân bình (bình đẳng) an hòa gọi là “đẳng”. Do định đạt tới chỗ bình đẳng gọi là “chí”.


[35] 17 địa: Luận Du Già thuyết minh về 17 cảnh (pháp môn) sở quán gọi là 17 địa: 1) Ngũ thức thân tương ứng địa. 2) Ý địa. 3) Hữu tầm hữu tứ địa. 4) Vô tầm hữu tứ địa. 5) Vô tầm vô tứ địa. 5) Tam ma ế đa địa (Samàhita: đẳng dẫnđịnh lực quân bình dẫn tới các công đức). 7) Phi tam ma ế đa địa. 8) Hữu tâm địa. 9) Vô tâm địa. 10) Văn sở thành địa. 11) Tư sở thành địa. 12) Tu sở thành địa. 13) Thanh Văn địa. 14) Đôc giác địa. 15) Bồ tát địa. 16) Hữu dư y địa. 17) Vô dư y địa.


[36] Thập địa: 1) Hoan hỷ địa. 2) Ly cấu địa. 3) Phát quang địa. 4) Diêm tuệ địa. 5) Nan thắng địa. 6) Hiện tiền địa. 7) Viễn hành địa. 8) Bất động địa. 9) Thiện Tuệ địa. 10) Pháp vân địa. Đây là thập địa thuộc Đại thừa. Mười bậc này đều gọi là “địa”, vì chúng thâu tóm các công đức hữu vi và vô vi dùng làm tự tính, cùng làm chỗ nương tựa chắc chắn hơn cả cho sự tu hành, và hay sinh trưởng, cho nên gọi là “địa”.


[37] Ôn đà nam, có chỗ còn phiên âm là Ưu đà na (Udàna): Trung Hoa dịch nghĩa là “tự thuyết”: không có ai hỏi, tự mình thuyết ra.


[38] 3 lượng trong Duy Thức học: 1) Hiện lượng: lường biết cảnh hiện tại, như thấy vật trong gương. 2) Tỷ lượng: biết do sự so sánh phân biệt, như thấy khói biết có lửa. 3) Phi lượng: tâm nghịch loạn, phân biệt lầm sự vật, tức là không phải hiện lượng và tỷ lượng.


[39] Đẳng trì (Samàdhi): Biệt danh của định. Tâm trụ vào một cảnh và giữ được sự quân bình.


[40] Đẳng chí (Samàpatti): Thân tâm bình đẳng (quân bình) an hòa, dẫn đến quả vị bình đẳng.


[41] Bốn tĩnh lự: tức 4 thiền.


[42] Tám giải thoát: 1) Trong thân có tham tưởng về sắc, quán ngoại sắc là bất tịnhđược giải thoát. 2) Trong tâm tuy không có tham tưởng về sắc, nhưng vẫn quán ngoại sắc là bất tịnh cho thêm kiên cốđược giải thoát. 3) Trừ bất tịnh tướng chuyên quán về tịnh sắcđược giải thoát. 4) Quán về Không vô biên xứđược giải thoát. 5) Quán về Thức vô biên xứđược giải thoát. 6) Quán về Vô sở hữu xứđược giải thoát. 7) Quán về Phi tưởng phi phi tưởng xứđược giải thoát. 8) Diệt thụ, tưởng định, được giải thoát.


[43] 5 hiện kiến: Thân kiếnbiên kiếntà kiếnkiến thủgiới cấm thủ. Thêm tham, sân, si, mạn, vô minh và nghi là mưới kiến.


[44] Tám thắng xứPhát khởi tri kiến thù thắng để xả những sự tham ái trong thiền định. 1) Đạo chưa tăng trưởng, bên trong khởi tham tưởng sắc, bên ngoài quán sắc ít đi. 2) Đạo dần thuần thục, bên trong tưởng sắc, quán sắc bên ngoài nhiều không ngại. 3) Đạo dần thắng diệu, bên trong không tưởng sắc, quán sắc bên ngoài ít đi. 4) Đạo đã thắng diệu, bên trong không tưởng sắc, bên ngoài quán sắc nhiều, không phương ngại. 5) Quán sắc xanh, chuyển biến tự tại, không khởi pháp chấp. 7) Quán sắc đỏ, chuyển biến tự tại... 8) Quán sắc trắng, chuyển biến tự tại...


[45] Mười biến xứ: Tổng hợp vạn hữu làm một đối tượng để quán tưởngPhương pháp này có 10 thứ như quán: đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, không và thức.


[46] Tứ cú phân biệt: 1) Hữu nhi phi không: có mà chẳng phải không. 2) Không nhi phi hữu: không mà chăng phải có. 3) Diệc hữu diệc không: cũng có cũng không. 4) Phi hữu phi không: chẳng phải, chẳng phải không.


[47] Bốn điên đảo: Bốn thứ vọng kiến điên đảo, chia làm hai loại: 1) Trong sinh tửvô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh lại chấp là thường, lạc, ngã, tịnh. 2) Trong niết bàn: là thường, lạc, ngã, tịnh lại cho là vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh.


[48] Ba tuệ: Tức văn tuệtư tuệ, tu tuệ.


[49] Bốn Gia hành vị: Sau sự tu tập về Thập hồi hướng, nguyện tu thêm 4 tầm tư quán, 4 như thực quán sẽ chứng được quả vị của 4 thiện căn là: noãn, đỉnh, nhẫn và thế đệ nhất. 4 tầm tư quán: đối với các pháp có 4 loại: danh, nghĩa, tự tính và sai biệt. “Danh” cái tên về sắc, thụ... của sự vật. “Nghĩa” y vào cái tên ấy mà thuyên giải ra cái “thể” về sắc, thụ... của sự vật. ‘Tự tính”: tự thể tính của sắc, thụ... “Sai biệt”: các chủng loại sai biệt trong thể của chúng. Hành giả quán 4 pháp này, tự trong tâm mình biến hiện các pháp như huyễn, hư giả, phải tìm cầu, suy xét chúng là giả có thực không, gọi là “4 tầm tư quán”. Dùng 4 pháp quán này làm nhân, mà phát sinh ra trí quyết định ấn khả. Không những, hiểu biết như thực về sở thủsở duyên của danh, nghĩa, tự tínhsai biệt của sự vật là tự tâm biến hiện ra giả có không thực. Và, còn biết rõ cả cái năng thủnăng duyên của 4 pháp ấy, cũng là giả có, thực không, đó là “4 như thực quán”. Song, 4 tầm tư quán và 4 như thực quán là chỗ sở phát của quán pháp. Còn nói về chỗ năng phát của thiền định thì: 1) minh đắc định. 2) minh tăng định. 3) ấn thuận định. 4) vô gián định. Do đó tăng thêm công đức vào chỗ chứng đắc của 4 pháp, tức 4 thiện căn: noãn, đỉnh, nhẫn và thế đệ nhất.