Đọc Kinh Đại Bát Niết Bàn

Monday, 17 January 20224:55 PM(View: 1311)
Đọc Kinh Đại Bát Niết Bàn
Đọc Kinh Đại Bát Niết Bàn
MAHA-PARINIBBANA-SUTTA
Trịnh Nguyên Phước


Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-Parinibbana-sutta), gọi tắt là Kinh Niết Bàn, là một bài kinh tương đối ít được biết đến trong giới Phật tử, ít được giảng dậy và tụng niệm tại các chùa chiền. Điều đó không khỏi làm chúng ta ngạc nhiên, bởi vì bài kinh này đứng một vị trí quan trọng, có thể nói là duy nhất, trong kho tàng kinh điển Phật giáo, vì một số lý do: thứ nhất, đó là một tài liệu lịch sửxã hội quí báu về giai đoạn cuối đời đức Phật ; thứ nhì, kinh chứa đựng một cách cô đọng những điểm căn bảnchính yếu của giáo lý đạo Phật ; và thứ ba, kinh cho ta thấy sự chuyển biến từ một con đường giải thoát dưới sự hướng dẫn của một vị thầy, tới một tín ngưỡng dân gian với sự sùng bái di tích của một đấng Thế Tôn


Nguồn gốc của Kinh


Kinh Đại Bát Niết Bàn
 là bài kinh nói về giai đoạn cuối đời của đức Phật Thích Ca, từ sáu tháng trước cho tới khi ngài viên tịch, tức là nhập Bát Niết Bàn

Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu về ý nghĩa của tên kinh: "Đại Bát Niết Bàn" (Maha-Parinibbana).

Maha tiếng Pali có nghĩa là to lớn (tiếng Hán là Đại), pari là hoàn toànnibbana là Niết BànParinibbana(phiên âm sang tiếng Hán là Bát Niết Bàn) là sự tịch diệt hoàn toàn (extinction complète), sự chấm dứthoàn toàn và vĩnh viễn của vòng sanh tử. Đó là từ dùng để chỉ định sự ra đi, lìa khỏi cõi đời của các vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác (samma sambuddha), Phật Độc Giác (pacceka-buddha) và A La Hán(arahant)(chú thích 1), khác với cái chết của người thường (marana)


Ngoài ra
, khái niệm " hoàn toàn tịch diệt " (parinibbuta) cũng được dùng để chỉ định trạng thái tâm linhcủa các vị Phật, Độc Giác và A La Hán, khi còn tại thế


Do đó, chúng ta thấy có mặt trong kinh điển hai từ: 


1) sopadisesa parinibbana, là sự tịch diệt hoàn toàn, sự nhổ tận rễ những lậu hoặcô nhiễmkiết sử, nhưng vẫn còn những thể chất của đời sống (Hán: hữu dư y Niết Bàn).


2) anupadisesa parinibbana, là sự tịch diệt hoàn toàn, ngay cả những thể chất của đời sống (Hán: vô dư y Niết Bàn). Đó là khi các vị Phật, Độc Giác và A La Hán lìa bỏ thể xác và cõi đời.


Sopadisesa
 parinibbana còn được coi như là kilesa parinibbana, sự dứt bỏ hoàn toàn những ô nhiễmkiết sử, và anupadisesa parinibbana như là khandha parinibbana, sự dứt bỏ hoàn toàn những uẩn. 


Như vậy, không phải chỉ có đức Phật Thích Ca mới nhập Bát Niết Bàn, nhưng Kinh Đại Bát Niết Bàn(chữ Đại chỉ định sự tôn kính) là bài kinh nói về sự nhập Bát Niết Bàn của đức Phật Thích Ca.


Để tránh mọi ngộ nhậnchúng ta phải nói ngay rằng có hai bài kinh mang tên là Đại Bát Niết Bàn:


- một bài thuộc hệ Phật giáo Nguyên Thủy (chú thích 2)(Nam tông), nguyên văn viết bằng chữ Pali, và

- một bài thuộc hệ Phật giáo Đại Thừa (Bắc tông), nguyên văn viết bằng chữ Phạn (sanskrit), dịch sang chữ Hán và chữ Tây Tạng. Phải nói rằng đó là một trong những bài kinh nguyên văn chữ Phạn hiếm có còn tồn tạiđa số những bài khác đã bị thất lạc và chỉ còn lại dưới bản dịch sang chữ Hán và chữ Tây Tạng.


Kinh Đại Bát Niết Bàn
 Nguyên Thủy
, viết bằng chữ Pali (Maha-Parinibbana-sutta), là bài kinh dài nhất trong Tam Tạng kinh điển (Tipitaka), thuộc vào Trường Bộ Kinh (Digha-nikaya). Người ta cho rằng bản kinh ban đầu được thành hình mấy chục năm trời sau khi đức Phật tịch diệt, bằng tiếng Prakrit, một ngôn ngữ rất gần với tiếng Pali, và sau đó bị nhiều đổi thay trong một, hai thế kỷ tùy theo những nhu cầu giáo lý và tổ chức của đoàn thể tăng già. Lời kinh được truyền khẩu từ thế hệ này qua thế hệ khác, và chỉ được ghi chép lại vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước CN. Toàn phần kinh Pali được ghi chép vào khoảngthế kỷ thứ 1 trước CN, nhưng vẫn còn tiếp tục được truyền khẩu nhiều năm sau. 


Kinh Đại Bát Niết Bàn
 Đại Thừa
, nguyên văn bằng chữ Phạn (Maha-Parinirvana-sutra) thuộc vào trường phái Mula-Sarvastivada, một chi nhánh của phái Sarvastivada (Nhất Thiết Hữu), xuất hiện khá muộn và thất truyền từ lâu. Kinh được dịch sang chữ Hán từ khoảng thế kỷ thứ 3 tới thứ 5 sau CN, dưới những tựa đề khác nhau (Phật Thuyết Phương Đẳng Bát Nê Hoàn Kinh, Đại Bát Nê Hoàn Kinh,...). Một trong những bản đó là do ngài Pháp Hiển sang Tích Lan mang về và dịch cùng với Buddhabadra năm 417. Năm 421, tại miền Bắc Trung Hoa, nhà sư Ấn Độ Dharmaksema cũng dịch một bản kinh dài hơn, được bổ túc bằng một số đoạn trong một bản kinh viết tay tìm thấy tại Khotan (miền Tây Tân Cương). 


Tại Tây PhươngKinh Đại Bát Niết Bàn đã được giới học giả đặc biệt chú ý đến từ cuối thế kỷ 19 qua những bản dịch từ tiếng Pali sang tiếng Anh bởi T.W. Rhys-David (1881, 1910), qua những công trìnhnghiên cứu tiếng Đức của E. Waldschmidt (từ 1944 đến 51) và nhất là qua công trình nghiên cứu của nhà Phật học Pháp André Bareau (từ 1970 đến 75).


Trong những học giả Tây phương, có lẽ André Bareau là người đã có công phu nghiên cứu nhất về các bản kinh Đại Bát Niết Bàn. Ông đem đối chiếu 7 bản kinh khác nhau, 1 viết bằng chữ Pali, 1 bằng chữ Phạn và 5 bằng chữ Hán, soạn thảo trong những thời kỳ khác nhau và thuộc về những trường phái khác nhau. 


Về bản dịch ra tiếng Việt, thì cũng có hai bài kinh Đại Bát Niết Bàn, một bài dịch từ chữ Pali bởi HT Thích Minh Châu, và một bài dịch từ chữ Hán bởi HT Thích Trí Tịnh


Như đã nói trên, chúng ta nên để ý đó là hai bài kinh khác nhau, một bài thuộc hệ thống Nguyên Thủy, và một bài thuộc hệ thống Đại Thừa.

Tuy rằng cả hai đều có liên quan tới giai đoạn cuối đời của đức Phật trước khi ngài nhập Bát Niết Bàn, nhưng có nhiều sự khác biệt về hình thức cũng như về nội dung. Bài kinh Đại Thừa dài hơn bài kinhNguyên Thủy nhiều, vì có thêm nhiều bài kinh khác. Bản dịch của HT Thích Trí Tịnh được in làm 2 quyển, dầy 1500 trang, chia ra làm 29 phẩm, trong khi bản dịch của HT Thích Minh Châu chỉ có 53 trang A4, chia ra làm 6 phẩm. Trong kinh Nguyên Thủyđức Phật giảng dậy cho Ananda (A Nan), vừa là em họ, thị giả và đệ tử thân cận nhất của ngài, trong khi trong kinh Đại Thừađức Phật giảng dậy cho Maha-Kassapa (Đại Ca Diếp), là vị đại đệ tử của ngài. Chúng ta sẽ bàn sau về những khác biệt về nội dung của những lời giảng dậy đó.


Trong khuôn khổ bài này, chúng ta sẽ chủ yếu nói về Kinh Đại Bát Niết Bàn Pali, vì những lý do sau: thứ nhất, đó là bài kinh xuất hiện sớm nhất đứng về mặt lịch sử, thứ nhì (cũng liên quan đến điểm trên), những sự kiện lịch sửxã hội có khả năng được mô tả một cách trung thành nhất, và thứ ba, những lời giảng dậy trong kinh có khả năng gần với những lời dậy cuối cùng của đức Phật nhất. 


Những hạn chế về thông tin khách quan trong kinh


Trong Tam Tạng kinh điển, trên nguyên tắc Kinh (sutta) là những lời dậy của đức Phật. Thật ra, ai nấyđều biết rằng đó chỉ là những lời ghi lại về lời dậy của đức Phật


Do đó, cũng như đa số các bài kinhkinh Đại Bát Niết Bàn bắt đầu bằng: "Tôi nghe như vầy" (Pali: evam me suttam, Hán: Như thị ngã văn), nghĩa là lời mở đầu của soạn giả - hay đúng hơn các soạn giả - trước khi ghi lại những gì các người đó đã được nghe thấy, lặp đi lặp lại nhiều lần. 


Đó là một trong những đặc điểm đáng ghi nhớ của kinh điển Pali. Trước khi được ấn định và in lại thành kinh sách, sớm nhất là vào khoảng thế kỷ thứ 1 trước CN, lời kinh đã được truyền khẩutruyền tụngkết tập từ thế hệ này qua thế hệ khác, và do đó không tránh khỏi bị thêm bớt, thay đổi ít nhiều, một cách vô tình hay cố ý. Hơn nữa, nhiều câu được cố ý lặp đi lặp lại nhiều lần, trong mục đích giáo dục, để được ghi nhớ, học tập cho thuần thục bởi các tăng ni và cư sĩ


Kinh Đại Bát Niết Bàn
 Đại Thừa được phỏng dịch từ tiếng Pali sang tiếng Phạn, rồi từ tiếng Phạn sang tiếng Hán, cho nên lại càng có khả năng bị thay đổi nhiều hơn nữa, với thời gian và không gian. Do đó, như đã nói, chúng ta có thể nghĩ rằng bài kinh Pali gần với các sự kiện lịch sửxã hội và với giáo lý nguyên thủy của đạo Phật hơn. 


Tuy nhiên
, vì những lý do nói trên, chúng ta phải hết sức thận trọng về những thông tin lịch sửxã hộichứa đựng trong kinh, cũng như nhà Phật học André Bareau đã nhìn nhận một cách khiêm tốn: "Tất cả chỉ là những giả thuyết, càng phải xem xét một cách ngờ vực khi chúng càng tỏ ra táo bạo" và "Viết về cuộc đời đức Phật là một công trình vô vọng"... 


Kinh Đại Bát Niết Bàn
 Pali, gồm 6 phẩm, kể lại một cách khá tỉ mỉ chuyến đi cuối cùng của đức PhậtThích Ca với một số đệ tử của ngài, trong sáu tháng trời, từ thành phố Rajagaha, thủ đô xứ Maghada, tới Kusinara, một thị trấn nhỏ của dân tộc Mallan, cách nhau khoảng 450 km (xem bản đồ). Ngài đi qua những nơi như Nalanda, sau này trở thành một trung tâm Phật học nổi tiếng, Patali-gama (trở thànhPataliputta, thủ đô về sau của xứ Maghada), và Vesali (thủ đô xứ Vajji) (chú thích 3). Lúc đó, ngài đã già yếu, ốm đau trầm trọng, nhưng vẫn không ngừng thuyết giảng cho tới khi ngài diệt độ tức là nhập Bát
Niết Bàn
, để lại nhục thân được hỏa táng một cách trọng thể


Chúng ta
 sẽ lần lượt tìm hiểu về ba khía cạnh: lịch sử - xã hộitâm lý - tình cảm, và giáo lý - những lời dậy cuối cùng của đức Phật


Về bệnh tình và sự tịch diệt của đức Phật


Lúc bấy giờ, đức Phật đã già yếu lắm, như lời của ngài nói với Ananda: "Này Ananda, ta nay đã già nua, mỏi mòn trước gánh nặng thời gian. Ta đã tới những ngày cuối cùng của cuộc đời, đã tám mươi tuổi rồi. Cũng như một chiếc xe cũ kỹ chỉ còn chạy được nhờ buộc đầy giây dựa, cơ thể của Như Lai cũng chỉ đi lại được nhờ chữa chạy thuốc men". Trong Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta-nikaya) cũng có một đoạn đức Phật nói về sức khoẻ của ngài: "Thật vậy Anandatuổi già thay thế tuổi trẻ, bệnh tật đẩy lui sự khoẻ mạnh, cái chết làm ngưng sự sống. Mầu da của ta không còn tươi tốt và trong sáng như xưa; bắp thịt chân tay ta yếu đi và da nhăn nheo ; thân thể ta nghiêng về phía trước ; sự thay đổi cũng thấy rõ trên các giác quan..."


Cuối phẩm 2, bệnh tình của đức Phật được mô tả như sau: "Trong khi Thế Tôn bắt đầu an cư trong mùa mưa (chú thích 4) tại làng Beluva, gần Vesali, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên, làm ngài vô cùng đau đớn, gần như muốn chết. Nhưng ngài giữ tâm chánh niệmtỉnh giác, và chịu đựng cơn đau một cách bình thản. Rồi ngài nghĩ: 'Thật là không phải nếu ta nhập Bát Niết Bàn mà không báo trước những đệ tửthân cận và nói chuyện với đoàn thể tăng già ; ta phải cố gắng trấn áp bệnh tật, ở lại trên đời bằng cách phục hồi sức sống'. Nhờ đó, bệnh tật của ngài thuyên giảm lần lần".


Tới phẩm 4, bệnh của ngài lại tái phát, khi ngài cùng với đại chúng tỳ kheo tới Pava, tại rừng xoài của người thợ sắt Cunda. Ngài được Cunda mời cơm, và món ăn đặc biệt chỉ riêng ngài dùng là món sukkaramaddava (một loại nấm mộc nhĩ mọc trên gỗ đàn hương). "Sau đó, Thế Tôn bị nhiễm bệnh nặng và xuất huyết, đau đớn gần như muốn chết. Ngài vẫn chánh niệmtỉnh giác, và chịu đựng cơn bệnh một cách bình thản".

Trên con đường đi tới Kusinara, Thế Tôn cảm thấy mệt mỏi và muốn ngồi nghỉ. Ngồi dưới gốc cây, ngài cảm thấy khát và muốn uống nước. Uống nước xong, ngài giảng pháp cho Pukkusa, một hoàng tử dòng họ Mallan, và vị này, sau khi qui y Tam bảocúng dường ngài một cặp áo mầu kim sắc. Mặc áo trên mình, mầu da của ngài trở nên trong suốt và sáng chói.


Sau đó, Thế Tôn xuống tắm sông Kakuttha, rồi cảm thấy người mỏi mệt và nằm nghỉ, nghiêng bên tay phải, trong tư thế sư tửCuối cùng (phẩm 5), ngài đi tới khu rừng sala của dòng họ Mallan, gần thị trấn Kusinara, nằm xuống giữa hai cây sala lớn trong tư thế sư tử, và tịch diệt vào canh cuối của buổi đêm (phẩm 6). 


Mặc dầu
 kinh không ghi nhiều chi tiết về bệnh tình của đức Phật, nhưng chúng ta cũng có thể phỏng đoán rằng ngài bị một bệnh tiêu hóa mạn tính trầm trọng, vì chỉ có bệnh tiêu hóa mới gây nên những cơn đau dữ dội và xuất huyết, trong những giai đoạn cấp hóa. Tuy không thể gạt bỏ giả thuyết ung thư ruột, nhưng có nhiều khả năng hơn đó là một bệnh hiền tính, như loét dạ dầy - tá tràng, hay bệnh viêm ruột xuất huyết (colite hémorragique). Bệnh này có thể bị khởi động bởi món nấm mộc nhĩ ngài đã ăn, bởi vì đã có những nghiên cứu khoa học cho biết rằng loại nấm mộc nhĩ (hay "tai mèo") có tác dụngchống tiểu cầu và làm loãng máu, do đó có thể gây chẩy máu nơi một tổn thương tiêu hóaLý do tử vong có thể là xuất huyết, gây nên mệt mỏi, khát nước và khiến cho mầu da trở nên lợt lạt vì thiếu máu. Cuối cùng, có khả năng là huyết áp ngài xuống thấp dần, gây mê man trong khi ngài nhập định rồi tịch diệt


Dĩ nhiên
, tất cả những điều nói trên chỉ là sự phỏng đoán liều lĩnh của một người thầy thuốc chỉ cầm trong tay một bệnh án sơ sài và mơ hồtruyền khẩu lại từ 2500 năm... 


Về tang lễ của đức Phật


Có một điều mà chúng ta thấy rất rõ trong kinh, là đức Phật được mọi người vô cùng kính trọng ngay trong khi ngài còn tại thế. Điển hình là: 


- Khi nhà vua Ajatasattu, xứ Maghada, lúc bấy giờ rất hùng mạnh sau khi chinh phục được xứ Kosala, có ý muốn dấy binh chinh phạt dân Vajjin, liền gửi một vị đại thần tới tham vấn đức Phật (phẩm 1). Sau khi nghe đức Phật phân tích 7 lý do vì sao dân Vajjin tiếp tục cường thịnh, không suy đồi và không thể bị đánh bại được, nhà vua từ bỏ ý định xâm lấn xứ Vajji. Chuyện này chứng tỏ ảnh hưởng rộng lớn của đức Phật trên lãnh vực chính trị, xã hội, và sự ngưỡng mộ, tin tưởng của các vua chúa thời bấy giờ đối với ngài. 


Đức Phật đi tới đâu cũng được đón tiếp một cách kính trọng (chú thích 5), như các vị đại thần Sunidhavà Vassakara xứ Maghada, các hoàng tử Licchavin, hay những kẻ giầu có như cô Ambapali, người thợ sắt Cunda, đều tranh nhau mời ngài dùng cơm, với những bữa tiệc rất thịnh soạn


- Hai vị đại thần trên còn nói: "Hôm nay, nếu ngài Gotama đi ra thành bằng cửa nào, chúng tôi sẽ gọi cửa đó là cửa Gotama, nếu ngài đi qua sông bằng bến nào, chúng tôi sẽ gọi bến đó là bến Gotama" (cuối phẩm 1). 


- Sau khi Pukkusa, một hoàng tử dòng họ Mallan, đệ tử của Alara Kalama, thấy thái độ trầm tĩnh của ngài với định lực trội hơn hẳn thầy của mình, ông liền xin qui y Tam Bảo, và cúng dường cho đức Phậtmột cặp áo mầu kim sắc vàng chói (phẩm 4). 


Vì vậy
chúng ta không ngạc nhiên khi thấy tang lễ của ngài được cử hành một cách vô cùng trọng thể. Và cũng vì lý do đó, tổ chức tang lễ không còn là việc của tăng đoàn mà được giao phó cho các cư sĩ, cho dân làng đảm nhiệm (phẩm 6). 


Sau khi đức Thế Tôn tịch diệt ở rừng cây sala, dân Mallan ở Kusinara tụ họp nhau lại, cung kính đảnh lễnhục thể của ngài, với các điệu múa, ca nhạctràng hoa, và hương thơm trong suốt một tuần. Nhục thể của ngài sau đó được rước đi qua các cửa thành, rồi vấn bằng năm trăm lớp loại vải mới và vải bông, đặt vào một hòm thiếc đầy dầu, rồi trong một hòm thiếc nữa. Cuối cùng, hòm được đặt lên giàn lửa gồm nhiều thứ gỗ thơm và được hỏa thiêu.


Như vậy, theo các soạn giả của Kinh, tang lễ của đức Phật không những được cử hành một cách trọng thể, mà còn một cách rất đặc biệt, như một Chuyển
Luân Vương
 (cakkavatti), hay Pháp Vương (roi universel), ngự trị thế giới không phải bằng bạo lực hay pháp luật, mà bằng sự đức độ và lòng từ bi. 


Sự hiện diện của Thiên chủ Sakka, của Brahma Sahampati, và nhiều vị thần linh khác trong tang lễ của ngài là một điều hoàn toàn khác biệt với đạo Bà La Môn, vì đối với đạo này nhục thể của con người là bất tịnh và phải được tránh xa bởi các thần linhÝ nghĩa của sự hiện diện này là, khi một con người đạt tới Chánh Đẳng Chánh Giác, thì vị ấy vượt lên cả các thần linh và Brahma, và khi vị ấy nhập Bát Niết Bàn, thì ngay cả các thần linh cũng phải đến nơi đảnh lễ


Điểm khác thứ nhì là những xá lợidi tích nhục thể của ngài, cũng như của các vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác, Phật Độc GiácA La Hán và Chuyển Luân Vương, sẽ được thờ phụng trong những chiếc tháp (thupa)Đồng thời những địa phương nơi đức Phật Thích Ca đã ra đời, thành đạochuyển Pháp luân, và nhập Bát Niết Bàn (Lumbini, Bodh-gaya, Sarnath, Kusinara) sẽ trở thành những thánh địa, những điểm hành hương đối với các Phật tửđánh dấu sự khởi đầu của một tín ngưỡng dân gian. 


Ngay sau khi
 hỏa thiêu, sự tranh giành xá lợi của đức Phật bởi các vua chúa và các vị trưởng tộc trong vùng suýt nữa gây nên một cuộc chiến lớn, nhưng nhờ sự can thiệp khéo léo của Bà La Môn Dona, cho nên xá lợi của ngài được phân chia làm 8 phần đồng đều, cộng với phần tro còn lại và chiếc bình đựng xá lợi, tất cả thành 10 tháp được xây và thờ cúng mỗi nơi. 


Chúng ta
 có thể nhận thấy rằng đức Phật Thích Ca xuất thân là một vị thái tử thuộc hoàng tộc, sau đó sống một cuộc đời sa mônkhất thực, và cuối cùng tịch diệt và được hỏa táng như một Chuyển Luân Vương... 


Sự cử hành tang lễ trọng thể, cũng như sự thờ cúng xá lợi trong bảo thápnhất quyết không phải là ý nguyện của một người đã hoàn toàn giải thoát như đức Phật. Do đó, chúng ta có thể nghĩ rằng những lời gán cho ngài về vấn đề này đã được các nhà soạn giả bài kinh đưa vào cho thêm phần long trọng. Vả lại, trong một đoạn khác, đức Phật có nói: "Này, Ananda, không phải như vậy tức là kính trọngtôn sùngđảnh lễ Như Lai. Nếu một tỳ kheotỳ kheo ni, nam hay nữ cư sĩ đi theo con đường Chánh Pháp, sống hòa hài trong Chánh Pháphành trì đúng Chánh Pháp, thì người ấy kính trọngtôn sùngđảnh lễNhư Lai. Đó mới là đảnh lễ tối thượng" (phẩm 5).


Về những hiện tượng siêu nhiên


Trong kinh, chúng ta nhận thấy có nhiều hiện tượng siêu nhiênhuyền diệu xẩy ra, tuy rằng không nhiều bằng trong Kinh Đại Bát Niết Bàn Đại Thừa

Các hiện tượng siêu nhiên đó có thể được phân chia làm hai loại: một là những khả năng đặc biệt, do thần thông của đức Phật, và hai là các hiện tượng siêu nhiên ngoài những khả năng trên.


Trong loại đầu, chúng ta có thể liệt kê đoạn xẩy ra tại Patali-gama (Pataliputta), trong lúc hai vị đại thần xứ Maghada đang xây thành để ngăn chận dân Vajjin, đức Phật dùng Huệ nhãn nhìn thấy hàng ngàn vị thần linh tụ họp tại đây. Sau đó, khi tới bờ sông Hằng vào mùa nước lớn, ngài vụt biến qua bên bờ kia, như người ta co duỗi cánh tay, trong khi những kẻ khác đang tìm thuyền bè để qua sông (phẩm 1). Và khi Ananda hỏi ngài về hậu thế của một số tỳ kheotỳ kheo nicư sĩ sau khi mệnh chung, thì ngài nhờ Huệ nhãn nhìn rõ hậu thế của từng người và trả lời một cách rành mạch (phẩm 2). Đến khi căn bệnh của ngài nổi lên tại Beluva, đức Phật dùng chánh niệmtỉnh giác để nhiếp phục cơn đau, và duy trìmạng sống (phẩm 2). Nhưng rồi ngài cũng quyết định, trước lời khích dụ của Ma Vương (Mara Papima),không còn duy trì mạng sống, và sẽ diệt độ ba tháng sau, mặc dầu ngài có khả năng kéo dài thọ mạngcủa mình nếu được Ananda thỉnh cầu (phẩm 3).


Khi căn bệnh của đức Phật tái phát, làm ngài khát nước và muốn uống nước, thì nước sông vừa bị khuấy động, vẩn đục bỗng trở nên trong vắt. Một hiện tượng siêu nhiên nữa xẩy ra sau khi đức Phậtmặc vào người cặp áo mầu kim sắc ngài mới được tặng: mầu da của ngài trở nên trong suốt và sáng chói, làm lu mờ cả áo mầu kim sắc (phẩm 4). Và khi ngài tới rừng sala tại Kusinara và nằm xuống giữa hai cây sala, thì cây trổ hoa trái mùa, gieo khắp và tung vãi trên thân ngài, cùng với bột chiên đàn, và ca nhạc trên hư không nổi lên để cúng dường ngài (phẩm 5). 


Cuối cùng
, trước khi diệt độ, ngài nhập sơ thiền, rồi nhị thiền, rồi tam thiền, rồi tứ thiền, rồi không vô biên xứ, rồi thức vô biên xứ, rồi vô sở hữu xứ, rồi phi tưởng phi phi tưởng xứ, rồi diệt thọ tưởng định, rồi đi ngược lại một lần nữa cho tới tứ thiền, trước khi nhập Bát Niết Bàn (phẩm 6) (chú thích 6). 

Ngay sau khi đức Phật nhập Bát Niết Bàn, mặt đất bỗng chấn động một cách khủng khiếp, làm lông tóc dựng ngược, cùng với trống trời vang dộiHiện tượng đó cũng đã xẩy ra khi ngài đã quyết định ba tháng trước sẽ diệt độ và không còn duy trì mạng sống. Cùng lúc ngài diệt độPhạm Thiên (Brahma) và Thiên chủ Sakka đều thốt lên một bài kệ, và cùng với chư Thiên đảnh lễ ngài. 


Trong khi cử hành tang lễ Thế Tôn (phẩm 6) cũng xẩy ra một số hiện tượng siêu nhiên: đó là khi tám vị trưởng tộc Mallan cố khiêng nhục thể của ngài lên thì khiêng lên không nổi, vì lý do chư Thiên không muốn thân ngài được chở ra ngoài thành về phía Nam mà muốn chở thân ngài về phía Bắc cửa thành, rồi vào trung tâm, rồi vào phía Đông cửa thành. Và khi họ châm lửa lên để hỏa thiêu thì châm lửa không cháy, cũng vì lý do chư Thiên muốn vị đại đệ tử Maha-Kassapa đến cùng với đại chúng tỳ kheo đảnh lễngài trước. Đảnh lễ xong, giàn lửa tự nhiên bốc cháy. Sau khi thân Thế Tôn đã cháy hết, những dòng thác nước từ trên không đổ xuống và từ dưới đất phun lên làm tắt ngay giàn lửa. 


Sự có mặt của những hiện tượng siêu nhiênhuyền diệu này trong một bài kinh thuộc hệ thống Nguyên Thủy có thể làm chúng ta ngạc nhiên, nhưng thật ra có thể giảng nghĩa được một cách hợp lý bằng những lý do sau: 


Ngay sau khi đức Phật viên tịch, và nhất là trong những thế kỷ sau, đã có một sự chuyển biến đáng kểxẩy ra, đó là sự xuất hiện của một tín ngưỡng dân gian, dựa lên sự tôn thờ đức Phật qua những di tíchcủa ngài nơi các bảo tháp (thupa) và thánh địa. Một dấu hiệu tiêu biểu là tang lễ của ngài được cử
hành 
không phải bởi tăng đoàn mà bởi các cư sĩ.


- Do đó chúng ta có thể phỏng đoán rằng những hiện tượng siêu nhiênmầu nhiệm đã được ghi thêm, thêu dệt bởi các soạn giả của bài kinh, trong mục đích làm gia tăng sự sùng kínhtín ngưỡng đó, đồng thời để đối phó với đối thủ đương thời, là đạo Bà La Môn.


Chúng ta cũng có thể nhìn những hiện tượng siêu nhiên đó như là những hình ảnh biểu tượng, tức là dùng theo nghĩa bóng. Chẳng hạn như khi đức Phật vụt biến qua bên bờ kia sông Hằng, trong khi những kẻ khác đang tìm thuyền bè để qua sông, thì như lời ngài nói kệ (cuối phẩm 1):


"Những ai đã bắc cầu, đi qua dòng nước lũ tham ái,
 
Tránh đất sũng đầm ao, đạt được giải thoát.
 
Trong khi những người phàm phu đang cột bè,
 
Để vượt qua dòng sông nhỏ,
 
Thì những bậc trí tuệ, đã qua dòng nước lũ tham ái,
 
Vượt qua dòng sông nhỏ dễ dàng."


Và khi một người như đức Phật đạt Chánh Đẳng Chánh Giác, hay nhập Bát Niết Bànức kiếp mới có một lần, thì chẳng phải là một điều kinh thiên động địa, khiến đất trời rung chuyển, tất cả thế giới mười phương đều phải đảnh lễ đó ư? Hình ảnh hoa sala nở rộ trái mùa, gieo khắp và tung vãi trên thân ngài, cùng với bột chiên đàn, và ca nhạc trên hư không nổi dậy, phải chăng chỉ là biểu tượng của sự đảnh lễcủa thiên nhiên đối với một bậc trí tuệ siêu phàm đã vượt lên trên tất cả, trời người? 


Về mặt tâm lý, tình cảm


Kinh Đại Bát Niết Bàn
 có lẽ là bài kinh nặng về tình cảm và có tính chất " người " nhất, vì gây nhiều cảm xúc cho người đọc, và mang nặng nghĩa thầy trò, lòng nhân ái. Có những đoạn làm người đọc bỗng dưng cảm thấy nghẹn ngào, rưng rưng nước mắt, thậm chí khóc sướt mướt ! 


Khi thấy vị thầy thương kính của mình già nua, bệnh tật, chịu đựng cơn đau không hề ta thánAnanda, người đệ tử thân cận của đức Phật, tới thăm ngài và nói: "Con thấy đức Thế Tôn đã khoẻ mạnh hơn. Nhưng khi con thấy đức Thế Tôn bị bệnh, con cảm thấy người yếu đuối như một cành giây leo. Đối với con, hướng đi không sáng tỏ và tất cả đều đen tối" (phẩm 2). 


Và khi Ananda thấy sức khoẻ của vị thầy mình sa sút dần đi, ông đi vào tịnh xá, dựa lên cột cửa và đứng khóc: "Ta hãy còn là một kẻ sơ học, còn nhiều điều phải tu tập. Vị thầy kính thương của ta sắp sửa nhập Bát Niết Bàn. Rồi đây, sẽ không còn ai hướng dẫn ta nữa !" (phẩm 5). Đức Phật được biết, liền cho người đi gọi người thị giả thân thiết đó, và vỗ về an ủi ông: "Thôi, Ananda, đừng có buồn rầu, than khóc. Đã biết bao lần, ta đã chẳng nói cho ngươi rằng tất cả những gì đáng quí, tốt đẹp đều phải đổi thay, đều phải hư hoại, đều phải hủy diệt ư? Làm thế nào có thể khác được, Ananda? Cái gì đã sanh ra, hiện hữuhữu vi, là có tính chất vô thườngvậy thì làm sao có trường hợp mà người ta có thể ước mong rằng: " Cái đó sẽ ở luôn như vậy, và không bao giờ biến mất "? Sau đó, Đức Phật tán thán công đức và ca ngợi các đức tính của người thị giả: " Hãy can đảm lên, Ananda, không bao lâu nữa ngươi sẽ tự giải thoát khỏi các lậu hoặc ". 


Như trong mọi tang lễ, có nhiều người than khóc sau khi đức Phật nhập Bát Niết Bàn (phẩm 6). Có những tỳ kheo và cư sĩ khóc than, vật vã thân hình hay lăn qua lộn lại: " Thế Tôn diệt độ quá sớm! Thiện Thệ diệt độ quá sớm! Con Mắt thế gian (dhamma cakku) biến mất quá sớm! " Đó là những người chưa nhổ được rễ tham ái (avitaraga), còn những người đã nhổ được rễ tham ái (vitaraga) thì an trú trong chánh niệmtỉnh giác và tự nhủ: " Các hành là vô thường. Làm sao tránh khỏi điều đó? " 


Điều cảm động và đáng chú ý nữa trong kinh là sự ân cần, tận tụy của một người thầy đối với đệ tử của mình. Mặc dầu đức Phật đã già nua, đau ốm, ngài đã không quản mệt nhọc, khó khăn, đi trên một quãng đường dài 450 km, trong 6 tháng trời, qua 15 địa phương lớn nhỏ, không ngừng thuyết giảng, ngay cả khi ngài cảm thấy trong người mệt mỏi hay vừa thoát khỏi cơn trọng bệnh. 

Tới những giây phút cuối cùng, khi bệnh tình đã trầm trọng, ngài còn cố gắng trả lời những câu hỏi của Bà La Môn Subhadda, rồi thu nhận ông làm người đệ tử cuối cùng, sẽ trở thành A La Hán (phẩm 6).


Đặc biệt
 nhất là ngài đã tận dụng những giây phút cuối cùng để giảng giải cho những người trong đại chúng tỳ kheo còn đôi chút nghi vấn (phẩm 6): 


" Này các tỳ kheo! Có thể có, ít ra một người, còn nghi ngờ hay phân vân về Phật, Pháp, Tăng, đạo (magga) hay phương pháp (patipada). Vậy các người hãy đặt câu hỏi đi. Để sau này đừng có hối tiếcrằng: 'Đạo sư đứng trước mặt chúng ta, mà chúng ta đã không hỏi thẳng được ngài'." Chúng tỳ kheonghe xong giữ im lặng. Sau khi đức Phật nhắc lại lần thứ hai, rồi lần thứ ba, chúng tỳ kheo vẫn giữ im lặng, ngài liền nói: " Có thể các người không đặt câu hỏi vì kính trọng đạo sư. Trong trường hợp đó, hãy nhờ một người bạn đồng tu đặt lên câu hỏi. " Chúng tỳ kheo vẫn giữ im lặng


Như vậy, kinh cho ta thấy đức Phật trước hết là một vị thầy, một đạo sư ân cần, tận tụy, thương yêu và gần gũi đệ tử của mình. 


Ngài cũng đầy lòng nhân ái, khi căn dặn Ananda phải làm cho người thợ sắt Cunda tiêu tan hối hận, vì đã mời Thế Tôn ăn nấm mộc nhĩ gây trọng bệnh, khiến cho ngài diệt độ (cuối phẩm 4).


Về mặt giáo lý


Kinh Đại Bát Niết Bàn
 chứa đựng một cách vắn tắt và đầy đủ giáo lý căn bản của đạo Phật, qua những bài thuyết giảng của đức Phật Thích Ca cho các tỳ kheo đi cùng với ngài, hay nhân những buổi tụ họpcác tỳ kheo và cư sĩ địa phương. Kinh cũng là sự tập hợp của nhiều đoạn kinh trong các bài kinh khác, chẳng hạn như có những đoạn tương tự trong Tương Ưng Bộ (Samyutta-nikaya) và Tăng Chi Bộ kinh(Anguttara-nikaya).

Điều được đức Phật nhiều lần nhắc tới là Giới (sila), Định (samadhi), Huệ (pañña), ba cái học đưa tới vô lậu: " Đây là Giới, đây là Định, đây là Huệ. Định sẽ đem tới kết quả và ích lợi lớn nếu phát triển với Giới, Huệ sẽ đem tới kết quả và ích lợi lớn nếu phát triển với Định. Tâm phát triển với Huệ sẽ giải thoát khỏi các lậu hoặc (asava), tức là dục lậu (kamasava)hữu lậu (bhavasava)tri kiến lậu (ditthasava) và vô minh lậu (avijjasava)"(chú thích 7). 

Ngài cũng nhắc lại lý do vì sao con người mãi bị trói buộc trong vòng luân hồi (sansara). Đó là vì không hiểu rõ bốn sự thật là: khổ (dukkha)nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ và con đường diệt khổ (phẩm 2). 


Và với tăng chúng sống ở gần Vesali, ngài còn nói về 37 phẩm trợ đạo (bodhipakkhiya-dhamma)(chú thích 8), là những pháp ngài đã chứng ngộ và giảng dậy, và khuyên họ phải học hỏithực hành, trau dồi và phát triển (cuối phẩm 3). 


Ngài đặc biệt nhấn mạnh vào tầm quan trọng của 4 niệm xứ, khi nói với Ananda (cuối phẩm 2): " Này Ananda, hãy tự mình làm hòn đảo (dipa)(chú thích 9) cho mình, làm nơi nương tựa cho chính mình, không nương tựa vào ai khác. Hãy lấy Chánh Pháp làm hòn đảo cho mình, làm nơi nương tựa cho chính mình, không nương tựa vào nơi nào khác. Bằng cách nào một vị tỳ kheo làm được như vậy, Ananda? Đối với thân, vị ấy quán thân, đối với thọ, vị ấy quán thọ, đối với tâm, vị ấy quán tâm, đối với pháp, vị ấy quán pháp, sống tinh tấntỉnh giácchánh niệm, nhiếp phục được mọi tham áisân si trên đời. Này Ananda, những ai tự mình làm hòn đảo cho mình, lấy Chánh Pháp làm hòn đảo cho mình, làmnơi nương tựa cho chính mình, không nương tựa vào nơi nào khác, những vị tỳ kheo tinh tấn ấy, ngay bây giờ và sau khi ta diệt độ, sẽ là những vị tối thượng trong hàng tỳ kheo của ta."


Trong một đoạn nữa, chúng ta tưởng chừng như nghe lại lời khuyên của đức Phật cho dân làng Kalama(phẩm 4): " Này các tỳ kheo, tỉ dụ như có một vị tỳ kheo nói:'Tôi nghe từ chính miệng Thế Tônhọc hỏiđược từ Thế Tôn, hay từ một tỳ kheo Thượng tọa. Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời dậy của đạo sư', thì các người không nên chấp nhận, cũng không nên bác bỏ ngay những lời đó, mà phải học hỏi kỹ lưỡng, so sánhđối chiếu với Kinh, Luật. Nếu thấy phù hợp với Kinh, Luật thì hãy đón nhận, nếu khôngthì hãy bác bỏ lời của vị tỳ kheo đó. " 

Nhưng đặc điểmthông điệp quan trọng nhất về giáo lý trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, có lẽ là tính chất vô thường (aniccata) của mọi pháp hữu vi. Tất cả những sự kiện xẩy ra, những điều được mô tả trong kinh đều chứa đựng bàng bạc giáo lý vô thường đó: sự già yếu, bệnh tật của đức Phật, và cuối cùng sự tịch diệt của ngài, cũng như tất cả những gì hiện hữu


Chúng ta
 hãy nhớ đến những lời nói cuối cùng của đức Phật: " Tất cả những pháp hữu vi đều vô thường. Các người hãy tinh tấn, đừng có xao lãng " (phẩm 2). 


Và cùng với khi ngài diệt độThiên chủ Sakka thốt lên bài kệ


"Các hành là vô thường,
 
Có hiện phải có hoại.
 
Chúng tự sanh tự diệt.
 
An tịch là hạnh phúc."


Giáo lý
 trong Kinh Đại Bát Niết Bàn Đại Thừa


Những khác biệt của hai bài kinh Nguyên Thủy và Đại Thừa chủ yếu nằm trong giáo lý. Trong khi kinh Nguyên Thủy trình bầy giáo lý căn bản của đạo Phật, với "Giới, Định, Huệ, 4 sự thật, 8 chánh đạo, 4 niệm xứ," v.v., thì kinh Đại Thừa lại nhấn mạnh vào khái niệm "Thường, Lạc, Ngã, Tịnh". 


Trong kinh này, đức Phật giải thích cặn kẽ về Chân Ngã hay Phật Tánh hay Như Lai Tánh, là bản thểthanh tịnh thường hằng bất biến của tất cả mọi chúng sinh, vượt ra khỏi tư tưởng suy nghĩ thông thường, nhị nguyên tương đốiBản thể ấy luôn luôn tĩnh tịch hiện tiền, tràn ngập khắp nơi, nhưng chúng sinh bị trói buộc vì phiền nãotham sân siô nhiễm che mờ nên không thấy được (phẩm Kim Cang Thânthứ 5 và Phẩm Như Lai Tánh thứ 12).


Ngoài ra
đức Phật còn dậy rằng tứ chúng Phật tử (gồm Tỳ KheoTỳ Kheo ninam Cư sĩ và nữ Cư sĩ) đều phải có nhiệm vụ hộ trì chánh pháp, nghĩa là giữ gìn sao cho chánh pháp khỏi bị mang tiếng oan vì những người phá giới, khiến cho người đời mất niềm tin, mất cơ hội thấm nhuần Phật pháp. Như vậy, chữ Tăng ở câu kính Phật trọng Tăng phải hiểu nghĩa là thanh tịnh Tăng (chú thích 10). 


Về vần đề đức Thích Ca sơ sinh bước bẩy bước và nói "Thiên thượng Thiên hạ duy Ngã độc tôn", ngài cũng nói rõ rằng Ngã đây chính là Như Lai, là Chân TâmPhật Tánh, là thân Kim Cang bất hoại, chứ không phải là Ngã của Thái Tử Tất Đạt Đa (phẩm Tứ Tướng thứ 7).


Cuối cùng
đức Phật còn dặn rằng vì phương tiện tùy căn cơ chúng sanh và tùy thời cơ, nên đôi khi ngài phải dậy một cách giản lược, không được rốt ráo, và gọi những kinh này là kinh bất liễu nghĩa. Vậy chúng sinh phải y chỉ kinh liễu nghĩa, nghĩa là thấu hiểu mục tiêu tối hậu của kinh, tức là Phật Tánh của chúng sinh, bằng trí huệ Bát Nhã (phẩm Tứ Y thứ 8).


Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng tuy cùng dựa lên sự kiện chính là sự diệt độ của đức Phật, nhưng giáo lý của kinh Đại Bát Niết Bàn Đại Thừa gần với những kinh Đại Thừa khác, như kinh Pháp Hoa, hơn là với giáo lý của kinh Đại Bát Niết Bàn Nguyên Thủy


Về tổ chức tăng đoàn


Trước khi đức Phật viên tịch, sự lo lắng của tăng đoàn được diễn tả bởi câu hỏi của Ananda khi thấy đức Phật vừa qua khỏi cơn bệnh: "Đối với con, hướng đi không sáng tỏ và tất cả đều đen tối. Nhưng dù sao, con cũng tự an ủi rằng đức Thế Tôn sẽ không nhập Bát Niết Bàn trước khi cho chỉ thị cho đoàn thể tăng già" (phẩm 2). 


Đức Phật
 liền trả lời: "Ananda, ngươi còn chờ đợi gì ở ta nữa cho đoàn thể tăng già? Trong khi dậy đạo Pháp, ta không hề phân biệt những gì bí truyền và những gì không bí truyền. Lời dậy của Như Lai không như bàn tay nắm chặt của người thầy (acariya-mutthi)(chú thích 11). Và Như Lai không bao giờ nghĩ: 'ta điều khiển đoàn thể tăng già' hay 'đoàn thể tăng già phụ thuộc vào ta'. Vậy thìAnanda, có lý do nào Như Lai cho chỉ thị cho đoàn thể tăng già? " 

Như vậy, rõ ràng là đức Phật không có người tiếp nối để điều khiển tăng đoàn, hoặc vì ngài không muốn hoặc vì không ai có khả năng giữ trọng trách này. Trong các đại đệ tử của ngài, người có trí tuệ và tài năng tổ chức nhất là Sariputta (Xá Lợi Phất), nhưng lớn tuổi hơn ngài và đã diệt độ từ 6 tháng trước. Người thứ hai là Moggallana (Mục Kiền Liên) thì đã bị tử thương từ lâu. Chỉ còn Maha-Kassapa (Đại Ca Diếp) là người được tôn trọng nhất, được chỉ định để dẫn đầu đại chúng tỳ kheo tới đảnh lễ nhục thể Thế Tôn. Ông cũng là người chủ trì Đại hội Kết tập lần thứ nhất tại Rajagaha vài tháng sau đức Phậtdiệt độ (chú thích 12). Sự cần thiết kết tập những lời Phật dậy trở nên cấp bách khi những dấu hiệu chia rẽ tăng đoàn bắt đầu xuất hiệnNgay sau khi đức Phật diệt độSubhadda, một tỳ kheo xuất gia khi đã lớn tuổi, lớn tiếng tuyên bố: " Thôi, các bằng hữu, đừng có sầu não, khóc than. Chúng ta đã được hoàn toàn giải thoát khỏi vị đại Sa môn này. Trước đây, chúng ta bị phiền hà bởi những ý nghĩ như 'làm thế này là phải, làm thế này là không phải',v.v. Bây giờ, chúng ta làm được những gì ta muốn làm, không phải làm những gì ta không muốn làm " (phẩm 6). 


Trong những lời căn dặn cuối cùng của đức Phật về tăng đoàn, có hai câu đáng được chú ý: 


1- "Sau khi ta ra đi, Ananda, nếu Tăng đoàn muốn, có thể bỏ được trong giới luật những điều nhỏ nhặt, không đáng kể". 

Nhưng khi Maha-Kassapa và các đại đệ tử khác hỏi Ananda đó là những điều nhỏ nhặt, không đáng kểnào, thì người thị giả không biết trả lời ra sao, vì lý do lúc đó đức Phật vô cùng mệt nhọc nên không tiện gặn hỏi. Maha-Kassapa và các đại đệ tử khác liền khiển trách Ananda về việc đó, cũng như về việc đã không năn nỉ đức Phật ở lại thế gian thêm một thời gian nữa. 


Ananda
 cũng được coi như chưa dứt khỏi mọi lậu hoặc, chưa đạt được thánh quả A La Hán, nên phải trở về gấp rút tu học để có thể tham dự Đại hội Kết tập cùng với 500 vị đệ tử A La Hán khác.


2 - "Đến tận bây giờ, các người gọi nhau bằng 'huynh đệ', nhưng sau khi ta ra đi, không thể tiếp tục như vậy nữa. Một tỳ kheo lớn tuổi phải gọi tỳ kheo trẻ tuổi là 'huynh đệ' hay 'bằng hữu', nhưng một tỳ kheotrẻ tuổi phải gọi tỳ kheo lớn tuổi là 'Đại Đức' hay 'Thượng Tọa'." 

Câu đó cho ta biết rằng thời đức Phật còn tại thế, không có phân chia cấp bậc trong tăng đoàn như sau này, và sở dĩ có sự phân chia cấp bậc đó cũng là do sự cần thiết của một tổ chức tăng đoàn vững chắcvới một sự phân chia cấp bậc rõ ràng. Rất có thể là câu này đã được gán cho đức Phật bởi các soạn giả của bài kinh


Thái độ
 của đức Phật đối với phụ nữ


Trong kinh, có một đoạn trao đổi giữa Ananda và đức Phật, thường được dùng để trình bầy thái độ của đạo Phật đối với phụ nữ (phẩm 5): 


- "Bạch Thế Tônchúng ta phải cư xử thế nào đối với phụ nữ? 

- Này Ananda, hãy tránh nhìn theo họ.

- Nhưng Thế Tôn, nếu chúng ta nhìn thấy họ, thì phải làm thế nào? 

- Này Ananda, hãy tránh nói chuyện với họ. 

- Bạch Thế Tôn, nếu chúng ta phải nói chuyện với họ, thì phải làm sao? 

- Này Ananda, nếu nói chuyện, thì phải đề phòngcảnh giác." 


Điều lạ lùng là vấn đề đặt ra không ăn nhằm gì với những câu chuyện trước và sau (như về các thánh địa, cách xử sự với nhục thể Như Lai), dường như đoạn này đã được thêm vào một cách gượng gạo.


Có người giải thích những lời khuyên trên của đức Phật, bằng cách cho rằng chúng chỉ dành riêng cho Ananda, một tăng sĩ đẹp trai, đa cảmdễ thương, được các tỳ kheo ni mến chuộng, và luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ các tăng đoàn ni. Có thể đức Phật trả lời như vậy là để cảnh giác ông, khuyên ông tránh xa phái nữ, để giữ gìn hạnh tu và khỏi phạm vào sắc giới.


Nhưng xét kỹ ra, giải thích này không ổn thỏa chút nào, bởi vì lúc bấy giờ Ananda đã quá già (ông sanh cùng ngày với đức Phật), cho nên về mặt sinh lý cũng như về mặt tâm linh (ông đã gần đạt được thánh quả A La Hán), làm sao ông còn có thể bị lôi cuốn bởi sắc dục?


Đoạn trao đổi này chắc hẳn là đã được " dàn xếp " bởi các soạn giả của bài kinh, để nhắc nhở lại cho các tỳ kheo những thế hệ sau phải tự đề phòngcảnh giác trước sự quyến rũ của phái nữ.


Thật ra, đức Phật đối với phụ nữ có một tinh thần hoàn toàn bình đẳng, không khinh khi, không kỳ thị, ngược lại rất tôn trọng phụ nữ và xem họ như những người có khả năng giác ngộ không khác gì nam nhi. Bằng chứng là hai đoạn trong kinh: 


1. Khi Ananda hỏi đức Phật về hậu thế của một số tỳ kheotỳ kheo nicư sĩ namcư sĩ nữ (phẩm 2), thì đức Phật cho biết: "...Tỳ kheo ni Nanda đã diệt trừ năm hạ phần kiết sử, và do đó đã hóa sanh và sẽ nhập Bát Niết Bàn, vì không còn phải trở lại đời này nữa (anagami)Nam cư sĩ Sudatta đã diệt trừ ba hạ phần kiết sử, và giảm thiểu tham, sân, si, như vậy đã chứng quả Nhất Lai (sadakagami), chỉ trở lại đời này một lần nữa và sẽ tận diệt được khổ đau. Nữ cư sĩ Sujata đã diệt trừ ba kiết sử, do đó đã chứng quả Dự Lưu (sotapatti), sẽ không tái sinh vào ác đạo, và sẽ đạt được Chánh Giác. Các cư sĩ KakudhaKalingaNikataKatissabhaTutthaSantutthaBhadda và Subhadda đã diệt trừ năm hạ phần kiết sử, như vậy đã hóa sanh không trở lại đời này nữa, và từ đó sẽ nhập Bát Niết Bàn..."(chú thích 13).


Như vậy, đứng về mặt tu chứng không có một sự khác biệt gì giữa nam và nữ, giữa tăng sĩ và cư sĩ, đó là một điều quan trọng phải nhấn mạnh trong đạo Phật


2. Khi dâm nữ Ambapali (đúng hơn là một kỷ nữ [courtisane], một người gái điếm hạng sang)(chú thích 14) mời đức Phật cùng với một nhóm tỳ kheo tới dùng cơm ngày hôm sau (phẩm 2), thì đức Phật không chấp vào điều cô là một kỷ nữ và nhận lời mời của cô. Ngay cả khi các hoàng tử Licchavin đích thân tới mời ngài dùng cơm cùng ngày đó, ngài cũng từ chối vì đã có lời nhận trước. Đối với ngài, việc cô Ambapali là một kỷ nữ không có gì quan trọng, cái chính là cô là một người có thành tâm hướng về Chánh Pháp


Câu chuyện
 này chứng tỏ tinh thần bình đẳngkhông chấp trước, coi trọng người phụ nữ của đức Phật.


Kết luận


Như chúng ta đã thấy, Kinh Đại Bát Niết Bàn là một bài kinh rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả ba khía cạnh: lịch sử, tình cảm và giáo lý

Kinh giúp chúng ta học hỏi rất nhiều về những sự kiện lịch sử - xã hội chung quanh sự diệt độ của đức Phật Thích Ca, về những lời dậy cuối cùng của ngài, cũng như về sự chuyển biến nhanh chóng của đạo Phật, từ một con đường tu học tới một tín ngưỡng dân gian, rất sớm ngay sau khi đức Phật nhập Bát Niết Bàn


Trong kinh, có những chi tiết giầu về tình cảm, rất "người", đồng thời có những hiện tượng siêu nhiênmầu nhiệm, được thêm vào bởi các soạn giả, để khơi dậy niềm tin hoặc mang tính chất biểu tượng


Thiết tưởng chúng ta không nên để tâm vào những khía cạnh siêu nhiên đó, mà chỉ nên ghi nhớ những bài học căn bảnthực tiễn, có mặt trong suốt bài kinh, tức là: tính chất vô thường của mọi hiện tượng, và sự cần thiết chuyên cần tu học theo Giới, Định, Huệ, là con đường giải thoát vạch ra bởi đức Phật


Kinh có thể được tóm tắt bằng bài kệ ngài nói, vào cuối phẩm 3: 


"Tuổi ta đã già,
 
Cuộc sống nay chấm dứt.
 
Các người ở lại, ta sắp ra đi.
 
Sẵn sàng trú ẩn nơi mình.
 
Hỡi các tỳ kheo !
 
Hãy chánh niệmtỉnh giác,
 
Trì giớiđịnh tâm, nhiếp ý.
 
Ai tinh tấn trong Pháp và Luật này,
 
Sẽ lìa vòng sanh tửchấm dứt khổ đau."

Olivet, ngày 12 tháng 12 năm 2007 

Trịnh Nguyên Phước
 
(Kính dâng các vị Phật, Thánh Tăng và hương linh phụ thân)

 

dockinhdaibatnietban2



Chú thích

(1) Trong kinh Pali có nói về 3 loại người đạt được giác ngộ hoàn toàn (bodhi), là: Phật Chánh Đẳng Chánh Giác (samma sambuddhađạt được sambodhi), Phật Độc Giác, hay Duyên Giác, hay Bích Chi Phật (pacceka-buddhađạt được pacceka-bodhi) và A La Hán hay Thanh Văn (arahantđạt đượcsavaka-bodhi). A La Hán hay Thanh Văn là người đã nghe, hiểu, tu theo Chánh Pháp giảng bởi đức Phật, và đã tự giải thoát khỏi mọi lậu hoặckiết sử và đạt được giác ngộ. Phật Độc Giác là người đã tự mình tìm ra con đường giải thoát, tự mình đạt được giác ngộ, nhưng không giảng dậy được cho thế gian con đường đó, không có đệ tửvì vậy cho nên gọi là Độc giác (éveillé solitaire). Phật Chánh Đẳng Chánh Giác (éveillé parfait) là người đã tự mình tìm ra con đường giải thoátgiác ngộ, và có khả năng truyền bá được con đường đó cho thế gian. Những vị Phật đó trong ức kiếp mới có được một người.


(2) Chữ "Nguyên thủy"(originel) trong đạo Phật vẫn còn gây nhiều ngộ nhận. Để tránh chữ "Phật giáo Tiểu thừa"(Hinayana), có tính chất chê bai, người ta thường dùng chữ "Phật giáo Nguyên thủy" để chỉ định ngành Theravada, là đạo Phật vẫn thịnh hành tại các nước Đông Nam Á như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, miền Nam Việt Nam, v.v. Thật ra, Theravada tiếng pali (Sthaviravada tiếng sanskrit) có nghĩa là "trường phái của những người lớn tuổi, trưởng lão" (Ecole des Anciens), chỉ xuất hiện khi đạo Phậtbắt đầu phân chia ra làm hai bộ pháiTheravada (Trưởng Lão Bộ) và Mahasanghika (Đại Chúng Bộ), sau Đại hội Kết tập lần thứ hai tại Vesali (xem bài "Thử tìm hiểu về sự xuất hiện của Đại Thừa trong lịch sử Phật giáo, Trịnh Nguyên Phước, http://cusi.free.fr/lsp/lsp0050.htm"). Theravada còn phân chia ra thành nhiều trường phái nữa, trước khi trở thành Theravada cố định cho tới ngày hôm nay. Do đó, để tránh mọi ngộ nhậnchúng ta nên gọi đạo Phật từ lúc hình thành cho tới khoảng 2 thế kỷ sau là "đạo Phật nguồn gốc" (originel) hoặc "đạo Phật cổ xưa" hay "sơ khởi"(primitif), thay vì "đạo Phật Nguyên thủy", dành riêng cho Theravada ngày hôm nay. 


(3) Hành trình cuộc đời đức Phật Thích Ca: sau khi rời thành Kapilavatthu, ngài đi qua xứ Kosala (thủ đô là Savatthi) và tới xứ Maghada (thủ đô trước là Rajagaha, sau là Pataliputta) tìm thầy học đạo. Sau khi giác ngộ tại Bodh-gaya, và chuyển pháp luân tại Sarnath, ngài trở lại sống tại Rajagaha trong những năm đầu tiên. Kế tiếp, ngài lấy Savatthi làm trung tâm hoạt động của mình (do đó, ngài được xem nhưngười dân xứ Kosala. Sau khi ngài nhập Bát Niết Bànvai trò trung tâm Phật giáo lại trở về với Rajagaha. Về chuyến đi cuối cùng của đức Phật, nhìn kỹ bản đồ chúng ta sẽ thấy ngay rằng Kusinara nằm trên con đường hướng về Kapilavatthu (chỉ còn cách nhau khoảng 200 km), khiến chúng ta không tránh khỏi tự hỏi: phải chăng đức Phật đã muốn trở về viên tịch tại quê hương của mình? 


(4) Về thời điểm: mùa mưa tại Ấn Độ xẩy ra trong những tháng 9, 10 và 11. Vào đầu bài kinhchúng tađược biết Ananda đứng sau đức Phật và quạt cho ngài, như vậy có nghĩa là đang vào mùa hè. Ngài tới Vesali vào đầu mùa mưa, tức là khoảng tháng 9. Như vậy, thì phải khởi hành từ Rajagaha khoảng 2 - 3 tháng trước (tháng 6 - 7), vì con đường tới Vesali khá xa. Khi ngài diệt độ tại Kusinara, hoa sala nở trái mùa, tức là vào mùa đông, khoảng 3 tháng sau khi ngài đã quyết định, tức là tháng 12. Như vậy thì cuộc hành trình của đức Phật có thể ước lượng kéo dài khoảng 5 - 6 tháng. 


(5) Thật ra, trong 45 năm đức Phật thuyết giảng, không phải lúc nào ngài cũng được đón tiếp nồng hậu. Vì giáo lý của ngài đi ngược lại với Bà La Môn giáo, cho nên nhiều người Bà La Môn ghét bỏ ngài. Có hôm ngài bị mắng chửi thậm tệ, có hôm ngài không nhận được thức ăn khi đi khất thực tại một làng Bà La Môn, thậm chí có hôm dân chúng trong làng lấp lại tất cả các giếng nước để phản đối việc ngài tới thuyết giảng


(6) Sau 4 trạng thái hay mức độ Thiền (jhana, absorptions) trong sắc giới (rupavacara, sphère des formes matérielles), thì tới 4 xứ(ayatana, recueillements) trong vô sắc giới (arupavacara, sphère des formes non matérielles), là: không vô biên xứ (akasanancayatana, sphère des espaces infinis), thức vô biên xứ (vinnanancaytana, sphère de la conscience infinie), vô sở hữu xứ (akincannayatana, sphère du néant), phi tưởng phi phi tưởng xứ (nevasanna-nassanayatana, sphère sans perception ni non-perception). Có nơi không phân chia ra như vậy, mà coi 4 xứ trong vô sắc giới là sự chuyển tiếp sau mức độ thứ 4 của Thiền. Tuy nhiênjhana cũng như ayatana, đều không phải những giai đoạn cốt yếu để đạt được Niết Bàn


(7) Những điều cản trở trên con đường tu học gồm cólậu hoặc(asava, écoulements mentaux toxiques) là dục lậu (kamasava, désir)hữu lậu (bhavasava, devenir), tri kiến lậu (ditthasava, opinions)và vô minh lậu (avijjasava, ignorance) ; triền cái (pañca nivarana, entraves) là tham ái (kammachanda, convoitise sensuelle), sân hận (vyapada, malveillance), hôn trầm (thinamiddha, torpeur langueur), trạo cử (uddhaccakukkucca, inquiétude agitation), nghi ngờ (vicikiccha, doute); 10 kiết sử (kilesa, souillures mentales), chia ra làm 5 hạ phần kiết sử (orambhagiya samyojana, liens inférieurs) là tà kiến (sakkaya ditthi, vue fausse de la personnalité), nghi ngờ (vicikiccha, doute), giới cấm thủ (silabbata paramasa, attachement aux préceptes), ái dục (kamaraga, désir pour le plaisir des sens), ghét hận (patigha, aversion), và 5 thượng phần kiết sử(uddhambhagiya samyojana, liens supérieurs) là sắc tham (rupa raga, désir d'existence des formes subtiles), vô sắc tham (arupa raga, désir d'existence sans forme), kiêu mạn (mana, orgueil), trạo cử (uddhacca, inquiétude), vô minh (avijja, ignorance). 


(8) 37 phẩm trợ đạo (bodhipakkhiya-dhamma)bao gồm cả giáo pháp của đức Phật, là những yếu tốđưa tới giác ngộ. Chúng được chia ra làm 7 nhóm: niệm xứ (cattaro satipatthana, bases de l'attention)là quán thân (kaye kayanupassi, observer le corps), quán thọ (vedanasu vedananupassi, observer les sensations), quán tâm (citte cittanupassi, observer la pensée), quán pháp (dhamme dhammanupassi, observer les objets mentaux) ; chánh cần (sammappadhana, efforts corrects) là tinh tấn không cho các pháp bất thiện chưa sanh được khởi sanh (samvara)tinh tấn đoạn diệt các pháp bất thiện đã sanh (pahana)tinh tấn làm khởi sanh các pháp thiện chưa sanh (bhavana)tinh tấn phát huy các pháp thiệnđã sanh (anurakkhana) ; thần túc (iddhipada, bases de puissance surnaturelle) là dục (chanda, intention), tâm (citta, pensée), tinh tấn (viriya, effort), trạch (vimansa, investigation) ; 5 lực (pañca bala, forces) cũng là 5 căn(pañca indriya, facultés), là tín (saddha, foi de confiance), tinh tấn (viriya, effort), niệm (sati, attention), định (samadhi, concentration), huệ (pañña, sagesse profonde) ; Bồ Đề phần(satta bojjhanga, facteurs d'éveil) là niệm (sati, attention), trạch pháp (dhamma-vicaya, analyse des choses), tinh tấn (viriya, effort), hỉ (piti, joie), khinh an (passaddhi, sérénité), định (samadhi, concentration), xả (upekkha, équanimité) ; và chánh đạo(ariya atthangika magga) là chánh kiến(samma ditthi, vue correcte), chánh tư duy (samma sankappa, pensée correcte), chánh ngữ (samma vacca, parole correcte), chánh nghiệp (samma kammanta, action correcte), chánh mạng (samma ajiva, moyen d'existence correct), chánh niệm (samma sati, attention correcte), chánh định (sammasamadhi,concentration correcte). Tuy nhiênchúng ta có thể nhận thấy rằng có một số phẩm trợ đạo có mặt trong nhiều nhóm khác nhau, chẳng hạn như " tinh tấn ", " niệm ", " định ", v.v., cho nên tổng cộng lại ít hơn con số 37 nhiều. 


(9) Chữ dipa có nơi được dịch là " ngọn đèn ", nhưng theo hai nhà Phật học Walpola Rahula và Môhan Wijayaratna, thì dịch như vậy là sai, bởi vì dipa có nghĩa là " hòn đảo ". Có lẽ đó không phải là hải đảotrên biển cả, mà là cồn đảo giữa dòng sông lớn, nơi mà người ta có thể ghé thuyền bè vào để tránh cơn nước lũ. 


(10) Chữ Tăng (sangha) thường được hiểu theo nghĩa hạn hẹp của đoàn thể tăng già (bhikkhu sangha). Thật ra, trong kinh điển Pali cổ xưa, sangha bao gồm cả 4 thành phần (tứ chúng): tỳ kheo (bhikkhu)tỳ kheo ni (bhikkhuni)nam cư sĩ hay ưu bà tắc (upasaka), và nữ cư sĩ hay ưu bà di (upasika), và đồng nghĩa với ariya-sangha (thường dịch là " thánh hiền tăng ") và savaka-sangha (thanh văn tăng). Ariyathật ra không có nghĩa là thánh (saint), mà là chân chánh, đúng đắntối thượng (noble, sublime). Savaka (thanh văn) không phải chỉ là những đệ tử nghe đức Phật thuyết giảng (auditeurs), mà là những người sống theo giáo pháp mà họ đã được nghe và học hỏi. Chữ ariya-savaka cũng được dùng để chỉ định tất cả các đệ tử của đức Phậtxuất gia hay cư sĩ, nam hay nữ, đã đạt được một trong 4 giai đoạn giải thoát (xem chú thích 13). 


(11) Câu này rất quan trọng, bởi vì đã khẳng định một cách rõ ràng rằng đức Phật đã giảng dậy tất cả những gì có thể giảng dậy được, đã không giấu diếm gì các đệ tử mình, không giữ lại một điều bí truyềnnào, để sau này có thể được phơi bầy ra ánh sáng. Đó là thái độ của đạo Phật Nguyên Thủy, ngược lại với đạo Phật Đại Thừa, cho rằng vì có những giáo pháp quá cao siêu, khó hiểu trong thời kỳ sơ khởicủa đạo Phật, cho nên đã được giữ kín hay chỉ được bí truyền cho một vài đệ tử, để sau này được trình bầy cho quần chúng nhiều thế kỷ sau. 


(12) Trái với truyền thuyết " niêm hoa vi tiếu " của Đại Thừa, làm cho Maha-Kassapa (Đại Ca Diếp) được tôn làm vị tổ Thiền tông đầu tiên, vị đại đệ tử này thật ra là một người nghiêm nghị, khắc khổ, được chúng tỳ kheo kính trọng. Trong vài đoạn kinh Paliđức Phật nói về ông như một người ngang hàng với mình. Ông sanh ra trong một gia đình Bà La Môn quí phái, và được giáo dục theo truyền thốngVeda. Ông bị gia đình ép buộc lấy vợ, nhưng hai vợ chồng ở với nhau như anh em trong 7 năm trời. Sau đó, cả hai đồng lòng quyết định xuất gia theo một trường phái khổ hạnh, trước khi qui y theo đức Phật. Lúc bấy giờ, Ananda và Anuruddha, hai người em họ của đức Phật, đều đã là đệ tử của ngài. Theo kinh sách, vì sống ở một vùng xa xôi, cho nên Maha-Kassapa không sống gần đức Phật trong những năm cuối đời của ngài.


(13) Theo kinh điển Pali, có 4 giai đoạn giải thoát, mỗi giai đoạn phân chia ra làm 2 trạng thái: đang trên đường đi (magga, đạo), và đã đi tới nơi (phala, quả): 1- Sotapatti (Dự Lưu, celui qui est entré dans le courant). Muốn đạt được giai đoạn này, phải diệt được 3 trên 5 hạ phần kiết sử, tức là tà kiếnnghi ngờvà giới cấm thủ. Người đạt được quả Dự Lưu sẽ không tái sanh vào một hoàn cảnh xấu (ác đọa), và nếu tinh tấn tu tập sẽ đi tới giai đoạn sau. 2 - Sadakagami (Nhất Lai, celui qui ne reviendra qu'une fois). Muốn đạt được giai đoạn này, phải diệt trừ được một phần của 2 hạ phần kiết sử còn lại, tức là ái dụcvà ghét hận. Người đạt được quả Nhất Lai sẽ chỉ tái sanh một lấn nữa thôi, và nếu tinh tấn tu tập sẽ đi tới giai đoạn sau. 3 - Anagami (Bất Lai, celui qui ne reviendra plus). Muốn đạt được giai đoạn này, phải diệt trừ hoàn toàn 5 hạ phần kiết sử (nhưng hãy còn 5 thượng phần kiết sử). Người đạt được quả Bất Lai sẽ không còn phải tái sanh nữa, và nếu tinh tấn tu tập sẽ đi tới giai đoạn cuối cùng. 4 - Arahant (A La Hán). Muốn đạt được giai đoạn này, phải diệt trừ tất cả các kiết sử, gồm cả 5 thượng phần kiết sử còn lại, là sắc tham, vô sắc thamkiêu mạntrạo cử và vô minh. Như vậy tức là đã giải thoát hoàn toàn khỏi các kiết sửlậu hoặc (A La Hán còn được gọi là khinasava, người đã diệt trừ các lậu hoặc), như lời trong kinh thường lặp lại: "Tái sanh đã tận. Phạm hạnh đã thành. Những gì phải làm đã làm xong. Không còn gì để thực hiện nữa". 


(14) Cô Ambapali trước kia là người đàn bà đẹp nhất xứ Vajji, được nhiều hoàng tử say mê đến nỗi gây chiến với nhau để tranh giành trái tim cô. Sau đó, các nhà lãnh đạo xứ Vajji tìm ra giải pháp là phong cô làm người kỷ nữ (courtisane) chính, tiếp cận giới vương giả và thương gia. Cô trở thành giầu có và sang trọng, và làm chủ nhiều nhà cửa, đất đai, trong đó có một rừng xoài lớn gần Vesali. Người con trai duy nhất của cô sẽ trở thành một đệ tử xuất gia của đức Phật


Tài liệu
 tham khảo

1) Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-Parinibbana-sutta), HT Thích Minh Châu dịch từ Pali sang Việt 
http://cusi2.free.fr/dtk/truonbo/truong16.htm hoặc 
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm


2) 
KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN, Thích Trí Tịnh & KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN, Đoàn Trung Còn, Nguyễn Minh Tiến & 

3) Kinh Đại Bát Niết Bàn, HT Thích Từ Thông thuyết giảng (11 CD) 
http://www.lotuspro.net/MP3/KinhDaiBatNietBan.htm

4) Môhan Wijayaratna, Le dernier voyage du Bouddha. Editions Lis, Paris, 1998 

5) Edward Conze, Le bouddhisme dans son essence et son développement. Editions Payot, Paris 1951 - 1995 

6) Peter Harvey, Le bouddhisme - Enseignements, histoire, pratique. Editions du Seuil, Paris 1993