Bài Tựa Về Văn Mười Phương

Thursday, 13 June 202411:30 PM(View: 379)
Bài Tựa Về Văn Mười Phương
BÀI TỰA
Về Văn Mười Phương
Thích Trí Tịnh

SÁM THẬP PHƯƠNG

A.- Thập phương Tam-thế Phật
A-Di-Đà đệ nhứt,
Cửu phẩm độ chúng-sanh
Oai-đức vô cùng cực,
Ngã kim đại quy-y.
Sám-hối tam nghiệp tội,
Phàm hữu chư phước thiện,
Chí tâm dụng hồi-hướng.
Nguyện đồng niệm Phật nhơn,
Cảm ứng tùy thời hiện,
Lâm chung Tây-phương cảnh,
Phân-minh tại mục tiền,
Kiến văn giai tinh tấn,
Đồng sanh Cực-lạc quốc,
Kiến Phật liễu sanh-tử,
Như Phật-độ nhứt-thiết,
Vô-biên phiền-não đoạn,
Vô-lượng pháp môn tu;
Thệ nguyện độ chúng-sanh,
Tổng giai thành Phật đạo;
Hư-không hữu tận, ngã nguyện vô-cùng,
Hư-không hữu tận, ngã nguyện vô-cùng,
Tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí.

B.- Nhứt giả, lễ kính chư Phật
Nhị giả, xưng tán Như-Lai
Tam giả, quảng tu cúng dường,
Tứ giả, sám hối nghiệp chướng,
Ngũ giả, tuỳ hỷ công đức
Lục giả, thỉnh chuyển pháp luân
Thất giả, thỉnh Phật trụ thế
Bát giả, thường tuỳ Phật học,
Cửu giả, hằng thuận chúng sanh,
Thập giả, phổ giai hồi hướng.
nguyện ngã lâm dục mạng chung thời,
Tận trừ nhứt thiết chư chướng ngại
Diện kiến bỉ Phật A-Di-Đà
Tức đắc vãng sanh An-Lạc sát.
 

Bài hồi hướng “Thập phương” văn chữ Hán (số A) vốn là của ngài Đại -Từ Bồ-Tát soạn ra. Sau khi tụng kinh cùng niệm Phật, tụng bài nầy cốt để đem bao nhiêu công đức tụng niệm đều hồi hướng cầu được vãng sanh về cõi Tây-phương Cực-Lạc của đức Phật A-Di-Đà. Tụng bài nầy phước đức lớn lắm nên từ xưa đến nay, ở nước Ta cũng như nước Tàu, trong các chốn thiền-môn, luôn luôn dùng bài nầy phổ vào các thời khóa.


Còn từ “nhất giả” đến “thập giả” (số B), là mười điều nguyện rút ra trong phẩm “Phổ Hiền Hạnh-Nguyện” của kinh Hoa-Nghiêm. Trong kinh mỗi nguyện ngài Phổ Hiền Bồ-Tát vì ngài Thiện-Tài đồng-tử và chúng hội Bồ-Tát mà giảng giải rất rộng, 10 câu đây là những câu tổng nêu về mỗi nguyện.


Phàm tụng văn hồi hướng, cần nhất người tụng phải hiểu rõ nghĩa lý trong văn, vì có hiểu thời chỗ hồi hướng phải nguyện mới thiết thật, tâm quán tưởng mới xác thật, công đức mới tăng trưởng. Nếu tụng mà không hiểu chi hết, thời hồi hướng đó là hồi hướng về đâu? Phát nguyện đó là phát những gì và như thế nào? Thành ra chỉ có tụng theo lệ suông thôi, chắc khó thành tựu công đức được.


Vì lẽ trên đây, nên tôi không quản tài sơ văn vụng, phỏng theo nguyên văn và y cứ nơi nghĩa trong kinh mà dịch cả hai bài  (số A số B) ra quốc văn. Dịch xong lại còn ngại vì trong sám văn có nhiều nghĩa sâu ẩn, khuất khúc, nên viết thêm đoạn thích nghĩa sau đây (số 19 và 20) để giải rõ bổn quốc-văn, ngõ hầu khi tụng đến, tụng chữ hiểu nghĩa, tâm và lý tương ưng khế hiệp, lâu lâu tinh thuần, thiện căn công đức chắc chắn là vô cùng vô tận vậy.


HÂN-TỊNH TỲ-KHEO

Cẩn chí


(19) Trong khoảng không gian vô tận, chẳng phải chỉ có nội một cõi Ta-bà của đức Giáo-chủ Thích-Ca Mâu-Ni Phật mà chúng ta hiện ở đây thôi, kỳ thật ngoài Ta-bà ra còn có vô biên thế giới khác. Phàm hễ có 1 thế giới, thời có 1 đức Phật làm giáo chủ, thế giới đã vô biên thời là có vô lượng chư Phật. Chẳng những hiện tại đây vô biên thế giới ở mười phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông-Nam, Tây-Nam, Đông-Bắc, Tây-Bắc, trên và dưới) có vô lượng chư Phật, và về thời kỳ quá khứ đã có vô lượng chư Phật và đến thời kỳ vị-lai cũng sẽ có vô lượng chư Phật. Nên trong văn nói: Mười phương chư Phật ba đời.


Trong vô lượng chư Phật ở mười phương ba đời đó suy ra thời đức Phật A-Di-Đà là bậc nhất.


Về phật quả, thời Phật đồng chứng như nhau, đồng trí viên, đồng hạnh mãn, đồng đức đủ, đồng nguyện toàn, công đức của chư Phật đã đồng nhau sao lại nói Phật  A-Di-Đà là bậc nhất? - Đây nói bậc nhất là cứ nơi ứng-hóa-thân của Phật mà so sánh thôi, chớ không phải nói đến pháp-thân và báo-thân, về pháp-thân và báo-thân của chư Phật quyết hẳn là đồng, vì hai thân đó là thật-thân quả chứng của chư Phật vậy. Còn ứng-hóa thân là những chiếc thân vì chúng sanh cảm cách đến Phật mà ứng hóa ra, chúng sanh cơ cảm có sai khác nên thân ứng hóa của chư Phật cùng tuỳ đó mà sai khác, lại sự sai khác đó cũng do vì bổn nguyện của chư Phật lúc còn tu hạnh Bồ-Tát không đồng nhau vậy.


Về sự thù thắng nơi ứng-thân của đức Phật A-Di-Đà lược kể về phần đại khái thời có 4 điều:

Quang minh thường chiếu suốt các cõi nước ở mười phương không bị che ngăn, như trong kinh Tiểu-bổn A-Di-Đà nói: “Quang minh của đức Phật đó vô lượng, chiếu các cõi nước ở mười phương không bị chướng ngại nên hiệu A-Di-Đà”.
Trong kinh Đại-bổn A-Di-Đà nói: “Giả sử khi ta đặng thành Phật mà quang minh có hạn lượng, ít nhất là chẳng soi suốt trăm nghìn ức na-do-tha cõi nước của chư Phật, thời ta nguyện không chứng quả chánh giác”, (điều nguyện thứ 12 trong 48 điều nguyện).


Còn quang minh nơi ứng thân của chư Phật, phần nhiều có hạn lượng, hoặc chiếu một do tuần, 10 do tuần, 100, 1000,… do tuần, hoặc chiếu 1 thế giới, 10, 100, 1000,… thế giới. Như quang minh nơi ứng thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ chiếu có 1 tầm!


Vì quang minh vô lượng nên Đức Phật A Di Đà có 12 biệt hiệu như trong Đại Bổn Kinh : 1. Vô Lượng Quang. 2. Vô Biền Quang. 3. Vò Ngại Quang. 4. Vô Đối Quang. 5. Viêm Vương Quang (có chỗ để Diệm Vương Quang). 6. Thanh Tịnh Quang. 7. Hoan Hỷ Quang. 8. Trí Huệ Quang. 9. Nan Tư Quang. 10. Bất Đoạn Quang. 11. Vô Xứng Quang. 12. Siêu Nhựt Nguyệt Quang.

Do đây nên về quang minh thường nơi ứng thân, thời Đức A Di Đà được phần thù thắng trong hàng chư Phật vậy.


B. Thọ mạng ứng hiện ra đời của chư Phật phần nhiều đều có hạn lượng : hoặc 100 tuổi, 1.000 tuổi… hoặc 1 kiếp, 10 kiếp, 100 kiếp, 1.000 kiếp… như Đức Phật Thích Ca ở đời chỉ có 80 năm.

Còn về ứng thân của Đức Phật A Di Đà, thọ mạng vô lượng. Trong Tiểu Bổn Kinh nói: “Đức Phật đó sống lâu vô lượng vô biên vô số’ kiếp, nên hiệu là A Di Đà”. Điều nguyện thứ 13 trong Đại Bổn Kinh nói : “Giả sử khi Ta đặng thành Phật mà thọ mạng có hạn lượng, ít nhứt không được trăm nghìn ức na do tha kiếp đó, thời Ta nguyện không chúng quả Chánh giác”. Nên Đức Phật A Di Đà cùng hiệu là Vô Lượng Thọ Phật.

Đây là thọ mạng của Đức Phật A Di Đà có phần thù thắng trong hàng chư Phật vậy.

C. Về phần đồng cư nơi Cực Lạc, là cõi nước của Đức Phật A Di Đà cực kỳ trang nghiêm, thuần vui thanh tịnh, tuyệt không có mảy may khổ não, như trong Đại Bổn Kinh, Tiểu Bổn Kinh và Quán Kinh đã rộng thuật.

Lai trong bộ Yếu Giải nói: “Cực Lạc đồng cư, tứ độ viên dung: thọ lạc viên dung – Ở nơi đồng cư độ (cõi phàm) mà viên kiến cả ba bộ trên (3 cõi Thánh : Phương Tiện độ, Thật Báo độ, Thường Tịch Quang độ – cõi trước là cõi của Nhị thừa Thánh nhơn, kế là cõi của đại Bồ Tát, sau rốt là cõi của Đức Phật).

Chứ so với các cõi khác, như Ta Bà chẳng hạn, nơi chúng ta đồng sống đây chính là Đồng Cư độ của cõi Ta Bà vậy thời lại đủ thứ uế nhơ, nào tam khổ, bát vô lượng đều khổ sở ngũ trược… lại hạng phàm phu không thể dự phần nơi cảnh Thánh.

Đây là cõi Đức Phật A Di Đà, về phần Đồng Cư độ có phần đặc biệt trong các cõi nước ở mười phương vậy.

D. -Nhân dân trong nước của Đúc Phật A Di Đà dầu là phàm, nhưng cũng đều trụ bậc “Bất thối chuyển”, nghĩa là ở vào địa vị thẳng mải đến thành Phật, không còn ngưng trệ lui sụt. Nói chi các bậc Thánh ! Trong hàng Thánh của nước Cực Lạc, cứ về bậc “Nhất sanh bổ xứ Đồ Tát” như ngài Quán Âm, Thế Chí, hay như là Di Lặc., số nhiều vô hạn, huống là bậc Thập địa, Địa tiền cùng Thanh Văn Duyên Giác! -Trong Tiểu Bổn Kinh nói : “Nơi nước Cực Lạc, chứng sanh nào sanh về đó đều là bậc Bất thối chuyển. A La Hán và Bồ Tát đều đồng vô lượng vô biên, không thể tính đếm mà biết được, chỉ có thể gượng nói vô lượng vô biên vô số thôi”.

Bậc Thánh trong cõi khác hoặc là có số hạn, như cõi Ta Bà có 62 ức hằng hà sa vị Bồ Tát..

Lại nhân dân nơi Cực Lạc tuổi thọ đồng với Phật, nghĩa là vô lượng, như Tiểu Bổn Kinh nói : “Thọ mạng của Đức Phật đó và thọ mạng của nhân dân của Ngài, vô lượng, vô biên, vô số kiếp”.


Đấy là nhân dân, La Hán, Bồ Tát của Đức Phật A Di Đà có phần đặc thắng trong các cõi nước mười phương vậy.

Vì những phần đặc thắng trên đây, nên trong văn nói :


Mười phương chư Phật ba đời, Di-Đà bậc nhứt


Đối với chúng sanh, Đức Phật A-Di-Đà có nguyện lực độ sanh rất lớn. Nguyện lực đó rõ ràng nhứt là đã nêu bày trong 48 điều nguyện của Ngài: những nguyện độ khắp Thánh phàm trong mười phương ! Lại trong Quán Kinh có câu: “Phật tâm đó là lòng đại từ bi vậy dùng Vô duyên từ nhiếp độ các chúng sanh”. Kinh lại nói : “Đức Vô Lượng Thọ Phật có 84.000 tướng, trong mỗi tướng đều cố 84.000 tùy hình hảo, trong mỗi hình hảo lại có 84.000 ánh sáng, mỗi ánh sáng chiếu khắp các cõi nước ở mười phương. Ánh sáng này nhiếp thọ chúng sanh niệm Phật không lìa bỏ”.


Đức Phật A-Di-Đà có lòng từ, nguyện lớn, phóng quang minh tiếp độ chúng sanh không lìa bỏ, nên trong văn nói:


Di-Đà bậc nhứt chẳng rời quần sanh.


Do nguyện lực của Đức Phật A-Di-Đà , nên những người được sanh về cõi Cực Lạc của Ngài đều từ trong hoa sen báu nơi ao thất bảo mà hóa sanh, nghĩa là mượn hoa sen làm bào thai mà cho thân hình. Đó gọi là “Liên hoa thanh tịnh hóa sanh”, cũng có câu “Liên hoa vi phụ mẫu”. Vì người vãng sanh về đó nơi trí có cao thấp, nơi phước có nhiều ít không đồng nhau, nên hoa sen là chỗ thác sanh cũng có nhiều hạng, đại khái chia làm 9 phẩm:

1. Thượng phẩm thượng sanh.

2. Thượng phẩm trung sanh.
3. Thượng phẩm hạ sanh (ba phẩm này thuộc bậc Đại thừa Bồ Tát).
4. Trung phẩm thượng sanh.
5. Trung phẩm trung sanh (2 phẩm đây thuộc hàng Nhị thừa Thánh nhơn).
6. Trung phẩm hạ sanh (1 phẩm đây thuộc hàng có công đức lành ở đời).
7. Hạ phẩm thượng sanh.
8. Hạ phẩm trung sanh.
9. Hạ phẩm hạ sanh (3 phẩm này thuộc về hạng người tạo ác nghiệp).


Cứ nơi chín phẩm trên đây, thời thấy rằng từ bậc Đại thừa Bồ Tát, Nhị thừa Thánh nhơn, người lành tốt trong đời cho đến kẻ tạo ác nghiệp, phạm ngũ nghịch thập ác v.v… mà có gia công niệm Phật, thời đều được vãng sanh về cõi Cực Lạc cả (trừ người hủy báng Tam Bảo).


Đức Phật A-Di-Đà  sẵn đức từ bi nguyện lực, dùng chín phẩm liên hoa báu để chờ tiếp dẫn chúng sanh nào muốn sanh về nước của Ngài; nên trong văn nói :


Sen vàng chín phẩm sẵn dành.


Oai lực linh thông của Phật vô cùng, đức lành của Phật vô cực. Trí quang chiếu phá sự mê tối của chúng sanh khắp mười phương, đó là “oai lực”. Chúng sanh niệm Phật, thời liền hộ niệm giữ gìn cho được an ổn không thối không thất, và hiện vô lượng thân đến khắp vô lượng thế giới để tiếp dẫn chúng sanh về cõi Cực Lạc. Đây là “linh thông”


Tâm của Phật không phút nào quên chúng sanh, như cha mẹ hiền nhớ còn thương con. Lại không công đức nào mà Phật không hoàn mãn đây là “đức lành”. Như Tiểu Bổn Kinh nói: “Nếu có người thiện nam, người thiện nữ nghe nói đến Đức Phật. A Di Đà rồi hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, chấp trì danh hiệu nhứt tâm bất loạn. Người này đến lúc lâm chung, Đức Phật A Di Đà và hàng Thánh chúng hiện ra nơi trước, người lúc chết tâm hồn không điên đảo, liền đặng vãng sanh về nước Cực Lạc của Phật A Di Đà”.
Kinh Lăng Nghiêm có câu : “Các Đức Như Lai trong mười phương thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ cọn”. Lại có câu :
“Người nào niệm danh hiệu Phật, thời hào quang của Phật chiếu đến người đó, làm cho. các sự tai vạ tà ma, quỷ quái không đến gần được”.


Oai lực linh thông của Phật vô cùng, đức dày của Phật lại vô cực nên văn nói:


Oai linh đức cả đã dành vô biên.

Từ đây nhẫn lên là giải một đoạn 4 câu kệ về phần tán thán công đức của Phật:

Mười phương chư Phật ba đời.

Di Đà bậc nhứt chẳng rời quần sanh.
Sen vàng chín phẩm sẵn dành.
Oai linh đức cả đã dành vô biên.

Đã rõ nơi Đức Phật A Di Đà có vô lương công đức thù thắng, nếu không quy y với Phật còn quy y với ai. Quy y là đem cả thân mạng mình nương nơi Phật, gởi nơi Phật, giao phó cho Phật. Lại dùng lòng chí thành mà quy y. Trong văn nói:


Nay con dâng tấm lòng thiền (thành) quy y với Phật…


Từ thuở trước đến ngày nay, vì say mê nên đã lỡ lầm gây tạo ra không biết bao nhiêu tội lỗi. Ngày nay nhờ nghe Kinh thấy Phật mà tĩnh ngộ, đã biết tự xét ăn nán, nên cũng mau mau dùng lòng chí thành mà sám hối tội lỗi, nghĩa là ăn năn tội trước, chừa cải lỗi sau. Nên trong vãn nói :


Sám liền tội căn.


Nay tự suy lấy ta. – Trong những đời đã qua, chắc có lẽ ta cũng đã có tu tạo ít nhiều phước lành chớ chẳng không, vì nếu không có phước lành thời quyết hẳn là không dược sanh làm người, vì loài người thuộc về thiện đạo trong lục đạo.
Lại trong Kinh nói : gặp được Phật pháp là điều rất khó. Rất khó mà nay ta được nghe, thời chắc chắn ta đã có càn lành sẵn rồi, dầu có nhưng vì ta mê muội nên cách đời mà quên di. Lại trong đời này, những ngày qua, hiện tại nay, và sau này, thời ta đã có làm lành, hiện tu tập và sẽ vun trồng cội phước. Dầu thế song còn thuộc hạng phàm phu, phiền não, nghiệp chướng đầy dẫy, thời làm lành đâu dám chắc là thiệt lành, làm phước đâu dám tự hào là thiệt phước, chỉ có trí tuệ của Đức Phật mới có thể nhận thiệt mà thôi, nên trong văn nói:

Phước lành con có chi chăng?


Nương phước mà ở mãi nơi Ta Bà, thời chỉ được hưởng sự vui tạm bợ, hết phước tất phải khổ, huống trong vòng luân hồi, từ say mê càng vào mê, hễ mê thời đễ gây nghiệp, đâu bằng đem công đức hồi hướng cầu vãng sanh Cực Lạc thế giới ở Tây phương, để được hưởng sự vui thanh tịnh và bảo đảm giải thoát, đây văn nói :


Ít nhiều quyết cũng nguyện rằng về Tây.


Từ đây trở lên là giải về bốn câu kệ quy y, sám hốì và hồi hướng:


Nay con dâng tấm lòng thiền (thành)

Quy y với Phật, sám liền tội căn.
Phước lành con có chi chăng?

Ít nhiều quyết cũng nguyện rằng về Tây.

Pháp lữ đề huề, thân cận thiện hữu, là điều cần thiết mà từ Đức Phật đến chư Tổ đều luôn luôn nhắc nhở. Cùng dạy bảo cho nhau, những sự nghĩa chơn chánh, những lý thú thâm huyền. Cùng nhau đồng hành Pháp sự, đồng tu Tịnh nghiệp. Cùng nhau tùy hỷ khi đắc ích, khuyên răn lúc sái lười., mến nhau như ruột thịt, coi nhau như tay chân. Vì thế nên chẳng phải chỉ nghĩ riêng về phần mình, mà tâm tâm niệm niệm không quên mong mỏi cho thiện hữu, cũng như trông cầu chữ tự mình, sớm đặng kết thành ứng nghiệm lành trên đường tu tập : chính là nguyện bạn cùng mình, trong ngày hiện tại nơi đời sống này, hoặc lúc thiền quán, hoặc lúc mộng mơ, cảm cách đến Phật, đến Thánh chúng, đến Cực Lạc, mà được thấy kim thân của Đức Phật, hoặc thấy hào quang, hoặc thấy liên hoa, hoặc thần du cõi Cực Lạc v.v… để cho lòng tin thêm kiên cố, nguyện hành càng tiến triển. Nên trong văn nói:


Nguyện cùng với bạn tu đây,

Tùy thời cảm ứng hiện nay điềm lành.

Có nhân tất có quả. Nhân là tu tịnh nghiệp : niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc quốc. Quả là khi mãn báo thân trược uế này được thác chất liên hoa nơi ao báu ở Tây phương Cực Lạc thế giới. Trước ngày lâm chung, nguyện Đức Phật tin cho biết rõ ngày giờ, để vững lòng chờ đợi. Đến lúc lâm chung, xin Đức Phật y bổn nguyện lực, hiện thân vàng cùng cảnh Thánh cho mình dược thấy, nói pháp cho mình được nghe. Đã được thấy Phật, nghe pháp rồi, thời chánh niệm càng tinh tấn, bội hơn ngày thường. Nên văn nói :


Biết giờ biết khắc rõ rành.

Lâm chung tạn mặt cảnh lành Tây phương.
Thấy nghe chánh niệm hơn thường.

Chánh niệm tinh tấn, tâm không mê muội, không điên dảo liền đặng vãng sanh về nước Cực Lạc, thác chất nơi hoa sen thất bảo. Sau khi hoa nở, tâm nhân khai thông đôi mắt thanh tịnh, thấy rõ thân quang minh tướng hảo của Đức Phật, được Phật vì mình mà thuyết pháp mầu, liền ngộ lý Vô sanh, chúng bậc bất thối, thoát hẳn vòng sanh tử luân hồi. Rồi cũng như Đức Phật, dùng thần thông trí lực, vận dung từ bi, hiện thân đến thập phương độ khắp mọi loài chúng sanh, đồng được giải thoát như mình đã được giải thoát. Như trong văn :


Vãng sanh Lạc quôc đồng nương hoa vàng

Hoa nở thấy Phật rõ ràng
Thoát vòng sanh tử, độ an muôn loài.

Từ đây nhẫn lên là giải về 8 câu kệ vì mình vì người mà phát nguyện :


Nguyện cùng với bạn tu đây.

Tùy thời cảm ứng hiện nay điềm lành.
Biết giờ biết khắc rõ rành,
Lâm chung tạn mặt cảnh lành Tây phương.
Thấy, nghe chánh niệm hơn thường,
Vãng sanh Lạc quốc đồng nương hoa vàng
Hoa nở thấy Phật rõ ràng,
Thoát vòng sanh tử độ an muôn loài.

Muốn sau khi về Cực Lạc được ở phẩm cao, thời phải có hạnh nguyên Đại thừa vì ba phẩm thượng trong chín phẩm chỉ có Đại thừa Bồ Tát mới được dự phần Nên người tu Tịnh độ cần phát “Tứ hoằng thệ nguyện” : Bốn nguyện này là những điều nguyện chung mà tất cả chúng Đại thừa ai cũng phải đủ.


I. Thệ dứt tất cả phiền não, dầu là vô biên như văn nói:


Phiền não vô tận thệ dứt trừ.


II. Nguyện học thông và tu tập tất cả pháp môn Chánh đạo của Đức Phặt truyền dạy, dầu lá vô lương. Như văn nói:


Pháp môn tu học chẳng còn dư.

III. Lợi tha là chánh hạnh của Đại thừa, là hoài bão của Bồ Tát. Nên thệ độ tất cả chúng sanh, dầu là vô biên, độ đến đâu ? Độ đến giác ngạn kia. Như nói :

Chúng sanh nguyện độ bờ kia đến.


IV. Và mục đích cuối cùng, là nguyện mình cùng tất cả muôn loài đồng viên mãn chánh trí, chúng nhập như như, tức là thành Phật đạo hoàn toàn, Phật đạo Vô thượng. Như văn nói:


Phật đạo cùng nhau chứng trí Như.


Từ đây nhẫn lên là giải về 4 câu hoằng thệ viết theo thể tứ cú để cho có phần đặc biệt, là ý muốn người tụng đến phải chú ý:


Phiền não vô tận thệ dứt trừ.

Pháp môn tu học chẳng còn dư.
Chúng sanh nguyện độ bờ kia đến.
Phật đạo cùng nhau chứng trí Như.

Từ đây nhẫn xuống là 4 câu kết thúc lập chí bền chắc giữ nguyện kiên cố, hư không chẳng bao giờ cùng tận, cái không cùng tận mà giả tỷ cho nó cùng tận đi nữa, nhưng nhũng điều mà ta đã thệ nguyện ở trên đó, quyết không cùng tận, không mảy may dời đổi. Đây là ý nguyện của ta bền chắc vững vàng hơn cõi hư không. Những loài tình thức (người, vật v.v…) cùng với những loài không tình thức (núi, sông v.v…) khắp trong thế giới, ta đều bình đẳng nguyện cầu cho tất cả đồng viên thành trí huệ nhiệm mầu của Phật. Như văn nói:


Hư không cõi nọ dẫu cùng (cùng tận)

Nguyện trên còn mãi chẳng cùng (cùng tận) chẳng thiên (dời đổi).
Không tình cùng có (có tình) đồng nguyền :
Trí mầu của Phật đồng viên đồng thành.

Hỏi ; Loài có tinh thức tu tập viên thành Phật trí thì phải, còn vô tình sao cũng đồng thành ?

Đáp Có hai nghĩa :

A. Vô tình là y báo, hũu tình là chánh báo. Y báo là do chánh báo cảm ra. Nên khi chánh báo (hữu tình) thành Phật trí thời y báo (vô tình) cũng chuyển thành Phật cảnh. Vì nơi Phật, cảnh cùng trí không sai biệt, nên đồng viên thành Phật trí cũng không ngại, đó là lấy trí nhiếp cảnh vậy.


B. Giác tánh ở nơi hữu tình thời gọi là Phật tánh, ở nơi vô tình thời gọi là Pháp tánh, Phật tánh và Pháp tánh đều là giác tánh. Thành Phật là viên chứng giác tánh, ráo rốt bình đẳng viên dung, thời đâu còn có hữu và vô sai biệt cách ngại như phàm phu. Như thế, há lại không phải đồng viên đồng thành đó ư ?


(20). Vì muốn cho các điều hạnh nguyện trên được dung thông pháp giới, rộng lớn tuyệt đối, nên tiếp tụng 10 điều nguyện vương của ngài Phổ Hiền Bồ Tát tuyên thuyết nơi Hoa Nghiêm đại hội. Viên mãn 10 nguyện vương này thời tức là viên mãn Phật quả vậy


1. Phật dạy : Chúng sanh lưu lãng trong vòng sanh tử, chính là vì trái quên tánh giác mà dong ruổi theo trần lao. Trần lao là món vô thường nên theo đó tất cả cũng lưu chuyển như nó. Nếu chúng sanh thức tỉnh, biết xét trở lại, rời trần lao mà quay về giác tánh thời khỏi hẳn luân hồi, vì giác tánh là bổn thể bất động.

Bậc chứng cùng giác tánh là Đức Phật nên điều nguyện thứ nhất lễ Phật đây là biểu tượng trái trần lao hiệp giác tánh.
Như văn nói:


Một là nguyện lạy Thế Tôn.


“Phật Thế Tôn” là đấng Vô thượng Chánh giác tôn quý nhất trong thế gian và xuất thế gian.


Lạy Phật như thế nào ?


Trong phẩm Hạnh Nguyện, ngài Phổ Hiền có giảng giải điều đó như thế này : “Tất cả vi trần số chư Phật ở mười phương ba đời, do ta dùng sức hạnh nguyện Phổ Hiền, nên thâm tâm tín giải như đốì trước mắt. Đều dừng thân, ngữ, ý ba nghiệp mà thường cung kính đảnh lễ luôn. Nơi mỗi Đức Phật ta đều hiện ra vi trần số thân. Mỗi mỗi thân đảnh lễ khắp vi trần số Đức Phật. Sự lễ kính của ta đây không có cùng tận, niệm niệm nối luôn không có xen hở, ba nghiệp không có nhàm mỏi.


Trong văn tóm tắt:


Hiện thân trước Phật hết lòng kinh tín.


2. Điều nguyện vương thứ hai là “khen ngợi Như Lai*.


Về điều nguyện này trong “Hạnh Nguyện phẩm* nói : “Tất cả cõi nước trong 10 phương ba đời có bao nhiêu vi trần, trong mỗi vi trần đều có vi trần số Phật, nơi chỗ của mỗi Đức Phật đều có hải hội Bồ Tát vây quanh. Ta đều phải dùng sức thắng giải hiện tiền tri kiến rất sâu, đều dùng thiệt căn nhiệm mầu hơn cả Biện Tài Thiên nữ. Mỗi mỗi thiệt căn vang ra biển âm thinh vô tận, mỗi mỗi âm thinh diễn ra biển tất cả lời nói ngợi khen tán thán biển các công đức của tất cả Như Lai, cùng tột thuở vị lai luôn nối không ngớt, tận cõi hư không đều cùng khắp cả”.


Tóm nghĩa kinh, văn nói:


Hai, khen Phật đức rộng thinh (thinh thang)

Lời hay tiếng tốt tận tình ngợi ca.

3. Điều nguyện vương thứ ba là “Rộng sắm cúng dường”


Hạnh-Nguyện phẩm giải rằng : Trong vi trần của tất cả cõi nước mười phương ba đời, mỗi mỗi đều có vi trần số cõi Phật, nơi chỗ của mỗi Đức Phật, đều có hải hội các hàng Bồ Tát vây quanh, ta do sức hạnh nguyện Phổ Hiền mà sanh tri kiến hiện tiền tán giải rất sâu, đều đem các thứ đồ cúng dường thượng diệu để mà cúng dường. Những là mây hoa, mây tràng hoa, mây âm nhạc trời, mây tàn lọng, mây y phục trời; các thứ hương trời : hương hoa, hương bột, hương xông… mỗi mỗi thứ mây đó lượng lớn như núi Tu Di. Thắp các thứ đèn, đèn tô, đèn dầu, các thứ đèn dầu thơm, mỗi tim đèn lượng như hòn núi Tu Di, dầu trong mỗi đèn như nước biển lớn. Dùng các thứ đồ cúng dường như thế thường đem cúng dường.


Nầy Thiện nam tử! Pháp cúng dường là hơn hết trong các cách cúng dường. Đó là : Đúng theo lời Phật dạy mà tu hành để cúng dường, làm lợi ích cho chúng sanh để cúng dường, nhiếp thọ chúng sanh để cúng dường, thay thế sự khổ cho chúng sanh để cúng dường, siêng tu căn lành để cúng dường, chẳng bỏ hạnh nguyện Bồ Tát để cúng dường, chẳng rời tâm Bồ đề để cúng dường.


Nầy Thiện nam tử ! Với chừng một phần công đức của pháp cúng dường đem vô lượng phần công đức của tài vật cúng dường ở trước mà so sánh cũng không bằng một phần trăm, không bằng một phần nghìn, v.v..


Bởi sao ? Vì các Đức Như Lai đều tôn trọng pháp vậy vi tu hành đúng theo lời Phật dạy thời xuất sanh các Đức Phật vậy. Nếu các vị Bồ Tát tu hành về pháp cúng dường, thời việc cúng dường Đức Như Lai được thành tựu. Tu hành như thế là chơn thật cúng dường. Cho nên đây là sự cúng dường rộng lớn tối thắng…


Nơi văn lược nói:


Ba, thời sắm đủ hương hoa.

Tràng phan, bảo cái dâng ra cúng dường.

4. Điều nguyện thứ tư là “Sám Hối nghiệp chướng. “Sám” là phạm âm nói đủ là “Sám ma”. Trung Hoa dịch là “Hối quá” Lấy chữ “Sám”’ trong Sám ma cùng chữ “Hối” trong Hối quá gọi chung là “Sám Hối”, nghĩa lá ăn năn chừa cải. “Nghiệp” là những việc tao tác không lành của thân, khẩu, ý, nghiệp này nó làm ngại đường lành, nó ngăn đạo Thánh, nên gọi là nghiệp chướng”.


Về điều nguyện này, trong phẩm giải rằng :


“Bồ Tát tự nghĩ như vầy : Ta trong vô thỉ kiếp về quá khứ, do lòng tham lam, sân hận, ngu si, phát ra nơi khẩu, ý mà đã làm ra vô lượng vô biên nghiệp chẳng lành. Nếu nghiệp ác đó mà có thể tướng thật, thời tất cả cõi hư không cũng không thể dung thọ cho hết. Nay ta đều đem ba nghiệp thanh tịnh, đối khắp trước tất cả chư Phật cùng chúng thanh tịnh, đối khắp trước tất cả các chự Phật cùng chúng Bồ Tát, mà thành tâm sám hối, về sau không phạm nữa, luôn trụ nơi giới pháp thanh tinh tất cả công đức…”.


Trong văn nói:


Bốn, vì mê chấp lầm đường (si)

Tham sân nghiệp chướng con thường Sám luôn.

5. Điều nguyện vương thứ năm là “Tùy hỷ công đức”. Thấy người khác có công đức mà mình thật tâm vui mừng tán thành, dó gọi là : Tùy hỷ công đức.

Về điều nguyện này, trong phẩm giải rằng :
“Vi trần số chư Phật Như Lai, từ khi mới phát tâm vì cầu Nhứt thiết chủng trí mà siêng tu phước và huệ, chẳng tiếc thâm mạng, trải qua vi trần số kiếp. Trong mỗi kiếp xả thí vi trần số đầu mắt tay chân, thực hành tất cả hạnh khổ khó làm như thế. Viên mãn các môn Ba la mật, chứng nhập các trí địa Bồ Tát, thành tựu đạo Vô thượng Bồ đề của chư Phật cho đến nhập Niết Bàn phân chia Xá lợi… Nơi Đức Phật có bao nhiêu thiện căn thời ta đều tùy hỷ cả”.

Và trong tất cả thế giới ở mười phương kia tất cả mọi loài Lục đạo Tứ sanh., có bao nhiêu công đức cho đến chừng một mảy trần ta đều tùy hỳ cả.


Tất cả Thanh Văn, và Bích Chi Phật, hàng hữu học cùng vô học trong mười phương ba đời, có bao nhiêu cống đức ta đều tùy hỷ cả.


Tất cả Bồ Tát tu vô lượng hạnh khổ khó làm, chí cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ dề, công đức rộng lớn, ta đều tùy hỷ cả.


Bao quát nghĩa trên, trong văn nói:


Năm, suy công đức vàn muôn (muôn muôn)
Của Phàm (tứ sanh) của Thánh (Phật Bồ Tát) con đồng vui ưa.


6. Điều nguyện vương thứ sáu là “Thỉnh chuyển phấp luân”.


“Thỉnh” là cầu thỉnh với Đức Phật. “Chuyển” là diễn nói dạy trao. “Pháp luân” có hai nghĩa.


A. Vòng pháp, ý nói không cùng không tận, vô thỉ vô chung, không thể phân biệt nghĩ bàn, như vòng tròn.


B. Bánh xe pháp. Pháp của Đức Phật có thể đưa người tu hành từ mê đến giác, từ phàm đến Thánh, từ khổ sang vui, từ sanh tử đến trường tồn lại hay phá trừ tứ ma các chướng v.v… Như bánh xe lăn từ đây sang kia, cán rạp chông gai sạn sỏi v.v…


Trong Hạnh Nguyện phẩm giải rằng : “Trong vi trần của tất cả cõi nước ở mười phương ba đời, mỗi mỗi đều có vi trần số cõi nước rộng lớn, trong mỗi cõi nước niệm niệm đều có vi trần số Đức Phật thành bậc Đẳng Chánh Giác, mỗi Đức Phật đều có tất cả hải hội Bồ Tát vây quanh. Ta đều dùng thân, khẩu, ý đủ các phương tiện, để ân cần thỉnh tất cả chư Phật chuyển diệu Pháp luân. .”.


Bày nghĩa trên, văn nói:


Sáu, khi Phật chứng Thượng thừa.

Pháp mầu Con thỉnh đã vừa truyền trao.

“Thượng thừa” chính là Tối thượng thừa, là Phật thừa chứng Phật thừa là thành Phật. “Pháp mầu” là Vi diệu Pháp luân. “Đã vừa” là đã vừa đến thời, vừa phải cơ.


Đức Phật thành Phật là vì chúng sanh mà thành Phật. Đã vì chúng sanh, sao còn chờ cầu thỉnh ?


A – Vì muốn cho Chánh pháp có phần quý trọng, có quý trọng mọi người mới sanh lòng hy hữu khao khát ngưỡng vọng, có khao khát ngưỡng vọng mới có thể được lợi ích.


B- Lòng của Bồ Tát lúc nào cũng tha thiết nong nả đối với sự lợi người lợi mình. Mình cùng người được lợi không gì bằng được nghe Phật thuyết pháp, nên Đức Phật chưa nói, mà Bồ Tát đã cầu thỉnh trước.


7- Điều nguyện vương thứ bảy là “Thỉnh Phật trụ lại đời”.


Trong Hanh Nguyện phẩm giải rằng: “Vi trần số chư Phật Như Lai trong mười phương ba đời toan muốn nhập Niết Bàn, và các Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, hữu học, vô học, cho đến các vị Thiện tri thức… Ta đều cầu thỉnh tất cả xin chớ nhập Niết Bàn, xin ở mãi nơi đời trải qua vi trần kiếp vì muốn cho tất cả chúng sanh được lợi lạc..”


Như trong văn nói :


Bảy, lòng chẳng chút lặng xao,

Cầu xin Đức Phật chớ vào Vô dư!

“Lòng chẳng lãng xao” là tâm tâm niệm niệm cầu thỉnh luôn không ngừng không hở. “Vô dư” là vô dư y Niết Bàn. “Niết Bàn” là cảnh giới sở chứng của các bậc Thánh xuất thế, nơi đó tịch tịnh an thường, “Tịch tịnh an thường” là nghĩa chính của “Niết Bàn” khác hẳn với cảnh phàm phiền nhiễu loạn động.

Niết Bàn có 4 : 1 — Hữu dư y Niết Bàn.

2 — Vô dư y Niết Bàn.

3 — Vô trụ xứ Niết Bàn.
4 — Tánh tịnh Niết Bàn.

Đây về Vô dư y Niết Bàn, là quả Niết Bàn không còn thừa, những báo và vô minh. Báo là thân hiện tại nơi thế. Ngoài Đức Phật ra, từ Đẳng Giác Bồ Tát trở xuống đến Bích Ghi Phật, A La Hán, đều còn vô minh. Nên cứu cánh Vô dư y Niết Bàn chỉ có bậc Phật là cùng tột.


Các bậc Thánh xuất thế không còn hệ lụy trong vòng sanh tử, nên muốn ở đời bao lâu vẫn đuợc tự tại vô ngại. Do đó mới khuyến thỉnh vậy?


8- Điều nguyện vương thứ tám là “Thường học theo Phật”.


Trong Hạnh Nguyện phẩm giải rằng : “Như Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai trong cõi Ta Bà này, từ khi mới phát tâm, thời tinh tấn luôn không lui sụt. Đem bất khả thuyết bất khả thuyết thân mạng mà bố thí. Ngài lột da làm giấy, chẻ xương làm viết, chích máu làm mực để biên chép kinh điển, chứa nhiều như núi Tu di. Vì trọng Pháp mà Ngài không tiếc thân mạng, huống nữa là ngôi vua, thành ấp v.v… và các hạnh khổ khó làm khác. Cho đến dưới gốc cây Ngài chứng quả Đồ đề. Ngài thị hiện và các món thần thông, khởi các thứ biến hóa hiện ra các hạng Phật thân ở các nơi chúng hội : hoặc ở trong chúng hộ đạo tràng của tất cả các bậc đại Bồ Tát, hoặc chúng hội đạo tràng Thanh Văn Bích Chi Phật, cho đến chúng hội đạo tràng của Thiên, Long, bát bộ… Ở trong những chúng hội như thế, Ngài dùng âm thanh viên mãn như sấm lớn vang dội, tùy theo chỗ hạp nghi của mỗi chúng hội mà nói pháp để giáo hóa chúng sanh cho đến Ngài thị hiện nhập Niết Bàn.
Tất cả công hạnh của Ngài như thế ta đều học theo. Như với Đức Tỳ Lô Giá Na Thế Tôn với tất cả chư Phật ở mười phương ta cũng luôn luôn học theo cả.


Ngụ bày những ý nghĩa trên, trong văn nói:


Nguyện thường tu học Đại thừa.

Bao giờ bằng Phật mới vừa lòng con.

Đã muốn bằng Phật sẽ tất nhiên là phải học theo Phật.


9 – Điều Nguyện thứ 9 là : “Tùy thuận chúng sanh luôn”.


“Tùy thuận” đây chính ý là thiết tha lân mẫn chúng sanh, chiều theo chỗ hạp nghi, lòng nguyện vọng trong sạch của chúng sanh, mà thi hành những phương pháp gì để chúng sanh được lợi ích trên đường giải thoát khỏi khổ.

Hạnh Nguyện phẩm giải Tằng : “Bao nhiêu chúng sanh chủng loại sai khác ở mười phương, những là loài tứ sanh, hoặc loài nương nơi đất, nước, gió, lửa mà sanh trụ. Hoặc là loài nương nơi hư không và cỏ cây mà an trụ… cho đến Thiên, Long bát bộ, người cùng phi nhơn, hoặc loài không chân, hai chân, bốn chân,’ nhiều chân, loài có sắc không sắc, có tưởng không tưởng v.v… Ở nơi các loài như thế, ta nên tùy thuận mà thực hành những điều kính thờ, cúng dường, kính như kính cha mẹ Sư trưởng, A La Hán cho đến như kính Đức Như Lai không khác.

Với kẻ bệnh khổ thời ta là ông lương y; với kẻ lạc đường thời ta là người chỉ con đường chánh; với kẻ trong đêm tối thời ta là người soi sáng, với kẻ nghèo cùng thời ta làm cho họ được kho báu. Bồ Tát bình đẳng, lợi ích tất cả chúng sanh như thế. Tại làm sao ? Vì nếu có thể tùy thuận chúng sanh, thời là tùy thuận cúng dường chư Phật, ở nơi chúng sanh nếu có thể tôn trọng thừa sự Như Lai, nếu làm cho chúng sanh sanh lòng vui mừng thời là làm cho tất cả Đức Như Lai vui mừng.


Tại làm sao ? Vì chư Phật Như Lai dùng tâm đại bi mà làm thể vậy.


Nhân nơi chúng sanh mà sanh lòng đại bi, nhân nơi đại bi mà phát Bồ đề, nhân tâm Bồ đề mà thành bậc Đẳng Chánh Giác.


Ví như trong đồng trống sa mạc có cây thọ vương lớn nếu như cây đó được thấm nhuần, thời nhánh là bông trái thảy đều sum sê.


Cây thọ vương trong đồng trống sanh tử cũng lại như thế, tất cả chúng sanh là gốc rễ của cây, chư Phật, Bồ Tát là bông trái. Dùng nước đại bi làm lợi ích cho chúng sanh, thời tất có thể thành tựu bông Bồ Tát cùng trái trí tuệ của chư Phật.

Bởi vậy sao ? Vì nếu các Bồ Tát dùng nước đại bi làm lợi ích cho chúng sanh thời có thể thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì thế nên Bồ tát thuộc nơi chúng sanh, nếu không chúng sanh, thời tất cả Bồ Tát trọn hẳn chẳng hề thành bậc Vô thượng Chánh giác. Này Thiện nam tử ? Đối với nghĩa đó, ông nên hiểu như thế.

Bởi ở nơi chúng sanh mà tâm bình đẳng, thời có thể thành tựu đức đại bi viên mãn. Dùng lòng đại bi để tùy thuận chúng sanh như thế…

Lược nghĩa trên, văn nói :

Chín, thề chẳng dám mỏi mòn.
Dắt dìu muôn loại đều tròn Pháp thân.

“Pháp thân” là thân của chư Phật. Độ muôn loài viên mãn Phật quả chính là chỗ tùy thuận cứu cánh làm lợi ích cho chúng sanh vậy.

10 – Điều nguyện vương thứ mười là : “Điều hồi hướng khắp cả”.

Trong Hạnh Nguyện phẩm giải rằng : “Từ việc lễ bái” đầu tiên cho đến “Tùy thuận chúng sanh” mà có bao nhiêu công đức, ta thảy đều đem cả hồi hướng cho tất cả chúng sanh. Ta nguyện cho chúng sanh thường được an vui, không có các bệnh khổ. Nhự họ có muốn làm việc ác, thảy đều không thành. Còn những nghiệp lành của họ tu, thời đều mau thành tựu. Đóng bít tất cả cửa ác đạo, mở bày đường chánh: Nhơn, Thiên, Niết Bàn.

Nếu các chúng sanh, nhân vì họ gây tạo các nghiệp mà phải cảm vời lấy quả khổ rất nặng, thời ta nguyện chịu thế, để cho chúng sanh đó đặng giải thoát, rốt ráo thành tựu đạo Vô thượng Chánh giác.
Bồ Tát tu nguyện hồi hướng như thế…

Gồm ý trên, trong văn nói:

Mười, đem tất cả công huân.
Mọi loài cùng hưởng, khắp trần cùng vui

Trong Hạnh Nguyện phẩm, sau khi giảng giải mười điều nguyện vương xong, nơi đoạn đắc ích, về trường hàng có nói như vầy : “Lại nữa, người đó lúc mạng chung đến sát na rốt sau, tất cả các căn thảy đều tán, hoại, tất cả hàng thân thuộc đều xa lìa, tất cả oai thế đều thối thất, nào quan phụ tướng đại thần nào cung thanh nội ngoại, voi ngựa xe cộ của báu kho đụn… tất cả những món như thế không còn theo nhau, chỉ có mười nguyện vương chẳng xa rời nhau, trong tất cả lúc nó dẫn đường nơi trước, trong khoảng một sát na liền đặng vãng sanh về cõi Cực Lạc. Đến rồi, liền thấy Đức Phật A Di Đà, ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, ngài Phổ Hiền Bồ Tát, ngài Quán Tự Tại Bồ Tát, ngài Di Lặc Bồ Tát v.v…

Và về phần kệ có những câu này :

Nguyện đến lúc tôi sắp mạng chung
Sạch trừ tất cả những chưởng ngại,
Tận mắt. thấy Đức A Di Đà
Liền đặng vãng sanh về Cực Lạc,
Phật kia chúng hội đều thanh tịnh,
Ta liền từ thẳng liến hoa sanh,
Thấy rõ Đức Phật Vô Lượng Quang,
Hiện tiền trao tôi “Bồ đề ký”
Được Đức Như Lai thọ ký xong,
Tôi hóa vô số trăm ức thân,
Sức trì “rộng lớn” khắp mười phương
Lợi ích tất cả cõi chúng sanh.

Vì nương theo văn trong phẩm mà cũng chính là mục đích của người tu về pháp môn Tịnh độ, nên sau mười nguyện liên tiếp nói!

Phổ Hiền nguyện lớn nguyện rồi,
Nguyện về Cực Lạc, nguyện ngồi tòa sen.

Tất cả những đoạn giải thích trên đây, toàn là y cứ nơi Kinh cả. Hoặc khi tụng sám văn, hoặc lúc xem thích nghĩa, chính đó là tụng xem nghĩa lý trong Kinh thời công đức vô lượng. Như trong phẩm có nói : ‘Như có người thiện nam, người thiện nữ nào dùng của báu thượng diệu đầy đủ cả vi trần thế giới v.v.,. để bố thí chúng sanh trong tất cả thế giới, để cúng dường cho chư Phật, Bồ Tát trong tất cả thế giới luôn luôn như vậy trải đến vi trần số kiếp không ngớt. Công đức của thiện nam hay thiện nữ này đặng sanh không bằng một phần trăm công đức, một phần nghìn công đức v.v… của người nghe nguyện vương này một phen thoáng qua tai…

Công đức của chúng sanh nào đọc tụng nguyện vương này và khắp vì người mà giảng nói, ngoài Đức Phật ra không ai có thể biết được.

Dầu thế nào, đây cũng thuộc về phần tóm tắt. Nếu người nào muốn hiểu biết rõ ràng đầy đủ hơn, xin tụng đọc những bộ này :

1 – Phật thuyết A Di Đà Kinh, tức là Tiểu Bổn A Di Đà Kinh.
2 – Vô Lượng Thọ Kinh, túc là Đại Bổn A Di Đà Kinh.
3 – Quán Vô Lượng Thọ Kinh tức là Quán Kinh.
4 – Phổ Hiền Hanh Nguyện phẩm.


NAM MÔ ĐẠI THÁNH ĐẠI TỪ ĐỊA TẠNG BỒ TÁT MA HA TÁT