Trung Đạo Cho Sự Phát Triển Bền Vững Giữa Những Đổi Thay Xã Hội

Thứ Ba, 13 Tháng Mười Hai 20164:17 CH(Xem: 3410)
Trung Đạo Cho Sự Phát Triển Bền Vững Giữa Những Đổi Thay Xã Hội
TRUNG ĐẠO CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIỮA NHỮNG ĐỔI THAY XÃ HỘI
PGS.TS. Dipti Mahanta *
Mỹ Thanh


TÓM LƯỢC

Sự bành trướng không thể cưỡng lại của các nền kinh tế tư bản đã tạo ra một niềm tin mới hoặc một tôn giáo mới, đó là chủ nghĩa tiêu thụ, chủ nghĩa này đã gom mọi tín đồ của các tín ngưỡng tôn giáo dưới gọng kìm đe dọa của mình. Cả Phật tử và lẫn những người không phải là Phật tử đều nằm trong dưới sự thống trị của nó. Sự chuyển đổi từ xu hướng tiêu thụ sang xu hướng phát triển bền vững đòi hỏi những thay đổi ở mức cá nhân và xã hội ở phạm vi trên toàn thế giới. Bài viết này khám phá những khả năng của học thuyết và sự hành trì của Phật giáo đã được áp dụng vào cuộc sống hàng ngày trong suốt hơn 2.500 năm, và chúng có thể được áp dụng cho sự phát triển bền vững thời hiện đại.


Bài viết đề cập tới ba vị thiền sư nổi tiếng của Phật giáo ở thế kỷ 20 -- Ajahn Chah, Tỳ Khưu Buddhadasa và Đại Sư Thánh Nghiêm (Master Sheng Yen). Cách tiếp cận vấn đề mang tính kỹ trị trong thời đại ngày nay bao gồm cả giả định về một lực đẩy không thể thiếu của tiến bộ kỹthuật như một yếu tố độc lập, tách rời khỏi bất kỳ động lực phát triển nào khác. Hậu quả của quan điểm thiển cận này là trên toàn thế giới xuất hiện tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng giữa những kết quả có được nhờ sự hợp lý mang tính tổ chức cao và được tăng cường (ưu thế công nghệ) và những mục tiêu không phản ánh, những hệ thống giá trị phi nhân bản cứng nhắc và những quan điểm tư tưởng về cái tôi được đóng khung chặt.


Mặt khác, cách tiếp cận vấn đề của Phật giáo lưu tâm tới việc thực tập chính niệm và phản quang, nhờ đó nếu không tiêu diệt được hoàn toàn thì ít nhất cũng làm lung lay tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng này. Các bài giảng chọn lọc của ba vị đại sư thành tựu mà các bài pháp sâu sắc của họ đang được phổ biến rộng rãi trên toàn cầu có tác dụng như một văn bản hướng dẫn phản quang để nuôi dưỡng hạnh phúc tinh thần. Điều này không chỉ có ích sự phát triển thánh thiện của một cá nhân, mà còn có ích cho sự phát triển bền vững và sức khỏe tâm linh của cộng đồng theo con đường mà Đức Phật đã chỉ ra từ hơn hai thiên niên kỷ trước.


Trong tình trạng con người hướng về tiêu thụ quá mức như hiện nay, đã có nhiều nguy hại và phản tác dụng đến tổng thể hạnh phúc tinh thần của con người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội cũng như môi trường thiên nhiên, những lời giảng và sự truyền cảm của các vị đại sư rút ra từ cuộc sống gương mẫu của họ, thể hiện qua sự giản tiện vật chất và sự từ bỏ (khoái lạc vật chất) trở thành rất thiết thực trong việc hình thành một sự đề kháng tập thể, chống lại quan niệm quá thiên về vật chất, như một kết quả của mô hình tăng trưởng duy nhất theo kiểu tư bản. Các bài giảng của thầy Ajahn Chah về sự kết hợp chính niệm trong mọi mô thức của thực tập và hành động trong sinh hoạt hằng ngày và thoát khỏi quan điểm nhị nguyên, đề nghị của thầy Buddhadasa về những khái niệm của sự phát triển trong cuộc sống và Chủ Nghĩa Xã Hội Chính Pháp, và các bài giảng của Đại Sư Thánh Nghiêm (Master Sheng Yen) về Thiền (Zen) như một lối sống không chỉ sâu sắc ở mức độ tâm linh, mà còn có tính ứng dụng thiết thực cho sự phát triển bền vững trong tình hình hiện nay, khi đang diễn ra những biến đổi nhanh chóng về kinh tế-xã hội và văn hóa.


Các từ khóa : sự phát triển bền vững có tính chất Phật giáo, sự tăng trưởng thánh thiện, chủ nghĩa tiêu thụ, sức khỏe tâm linh.


LỜI GIỚI THIỆU


Tiêu thụ chỉ vì để tiêu thụ đã trở thành thói quen quy phạm trong thời đại kinh tế thị trường toàn cầu hóa. Một số học giả Phật giáo nhận xét, “Chúng ta cần phải nhận ra rằng chủ nghĩa tiêu thụ đang hoạt động như là một tôn giáo đối với một số người trên thế giới và con số ấy đang tăng nhanh”. 1

Chuyển đổi mô hình tiêu thụ cơ bản đã ảnh hưởng đến tâm lý của con người và xã hội, củng cố sự tập trung về vật chất của sự thiên kiến kỳ vọng về xã hội. Sản xuất hàng hóa hàng loạt và nhanh chóng gia tăng con đường tiếp thị, quảng cáo, và các mạng truyền thông xã hội đã đóng vai trò quyết định trong việc lưu hành, phổ biến và sử dụng như một kết quả của những quá trình này, với sự lạm dụng sản phẩm đã làm sẵn trong sinh hoạt hằng ngày, và hậu quả là chỉ còn lại rất ít thời gian và không gian tâm lý dành cho người tiêu thụ, để họ tạm dừng và suy nghĩ về những những mất mát mà toàn bộ quá trình đã mang tới với tinh thần của họ cũng như môi trường tự nhiên.


Trong khi việc phóng đại về sự sung túc vật chất đã làm cho con người trở nên nông cạn và ích kỷ, những vấn đề nghiêm trọng như sự hâm nóng toàn cầu, ô nhiễm, phá rừng, v…v… đã trở thành sáo rỗng và chỉ được nhắc đến trên đầu môi chót lưỡi của các chuyên gia, cũng như các nhà hoạch định chính sách. Con người trở nên giống như đồ chơi rô-bô nằm trong tay của họ, không ngừng nhảy múa theo điệu nhạc của sắc thân tham ái (rupa tanha), từ khi nguyên quá trình của các công năng sản xuất-tiêu thụ nằm trong chuỗi dây xích đan xen lẫn nhau, nó dễ dàng làm cho khả năng của tâm thức chệch hướng và không thể tháo gỡ cái khóa đôi này. Nhà tư tưởng xã hội, Baudrillard tìm cách thẩm vấn sự liên hệ giữa thực tế, ký hiệu và xã hội, đã chỉ ra – “một khi chỉ số về tiếp thị hình ảnh gia tăng, thì sự thờ ơ ảo tưởng gia tăng đối với thế giới thực tại. Cuối cùng, thế giới thực tại trở nên công năng vô dụng,

một tập hợp của những dạng u linh và những sự kiện ma quái.?


Nhưng là một người dấn thân trong sự nghiệp giáo dục, tôi cảm thấy sự thôi thúc để chiến đấu xuyên qua tình trạng mâu thuẫn này và để suy nghĩ cùng hành động như thế nào để tạo ra thành quả. Như thường lệ nguồn cảm hứng để làm như vậy bắt nguồn từ những bài giảng của đức Phật và của một số đệ tử thanh lịch hiện đại của Ngài. Tôi nói họ thanh lịch bởi vì khi chúng ta đi sâu vào giáo lý vượt thời gian của họ, những tia hy vọng dường như xuất hiện, mà nếu như được phổ biến lan tràn qua những điểm tối của cái gọi là sự phát triển, tôi tin rằng, nó kích thích những người có hứng thú (Phật tử và phi-Phật-tử như nhau) để làm ngưng lại những động lực của sự phát triển cơ giới hóa đã thiêu đốt hành tinh Địa Cầu về mặt vật lý cũng như tâm linh kể từ lúc bình minh của cuộc Cách Mạng Công Nghiệp.


Mặc dù khái niệm bền vững vốn có trong mọi truyền thống tôn giáo trên thế giới, thuật ngữ được sử dụng hiện tại, lần đầu tiên trở nên nổi bật trong đấu trường quốc tế trong những năm 80 khi Ủy Ban Brundtland đề ra tầm nhìn của họ về con đường cho sự bền vững và nhắc đến nó như ?sự phát triển bền vững?. Khái niệm được thành lập trên ý tưởng của sự phát triển kinh tế lâu dài như giải pháp cho những vấn đề môi trường và xã hội. Do ảnh hưởng của mô thức tư bản phát triển nhanh trên toàn thế giới, bài phát biểu đầu tiên của Liên Hiệp Quốc về phát triển bền vững một cách chắc chắn hoạt động song song với đề mục được Ủy Ban Brundtland đề ra. Tuy vậy, vì sự suy giảm to tát của môi trường và việc sử dụng tài nguyên thiên vô độ đã ảnh hưởng đáng kể đến những thay đổi khí hậu, Liên Hợp Quốc trong vai trò là một trong những tổ chức toàn cầu uy tín nhất, buộc phải cảm nhận nhu cầu cấp bách để bảo vệ và phục hồi môi trường. Do đó, để đối phó với những thay đổi có ảnh hưởng toàn cầu, Liên Hiệp Quốc đã không ngừng xây dựng lại và khuếch đại mục đích đến mức độ đáng kể. Nhưng căn bản nó chưa được sửa đổi và tu bổ tiền đề cơ bản về sự phát triển kinh tế như một giải pháp cho các vấn đề xã hội và nó tiếp tục hoạt động cùng dòng với những kỳ vọng, chương trình nghị sự tiến bộ và thay đổi của các quốc gia đã phát triển. Vì vậy, cần xem lại các Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ của Liên Hiệp Quốc (MDGs), và việc thực thi từ quan điểm Phật giáo hoặc cho rằng vấn đề đó bắt nguồn từ bất cứ quan điểm tôn giáo hoặc đạo đức học nào.


Sự hiểu biết chung cho định nghĩa của sự bền vững hoặc phát triển bền vững đối diện với sự tăng trưởng kinh tế hoàn toàn trái ngược với cách nhìn của Phật giáo về hai thuật ngữ này. Theo Phật giáo, sự bền vững hoặc phát triển bền vững đại biểu cho sự sung túc của cuộc sống con người với sự hiểu biết sâu xa về hạnh phúc thánh thiện, nó tách ra khỏi những ý tưởng đơn giản như là sự lưu xuất kinh tế, tích trữ vật chất và thỏa mãn nhục dục. Trong khi các công năng của sự phát triển bền vững trong phương thức đơn tuyến gần như luôn luôn ưu tiên sự phát triển về bên ngoài, thì ngược lại, Phật giáo kết hợp cả hai bối cảnh tinh thần và vật chất và tuân theo mô hình phát triển thánh thiện bao gồm tinh thần và vật chất cũng như cá nhân và lĩnh vực cộng đồng. Thuyết Phật giáo về phát triển bền vững có một khái niệm liên quan đến lòng quảng đại hoàn hảo của đức Phật, lòng hy sinh và sự hài lòng trong kiếp sống áp chót của thái tử Vessantara, vị Bồ Tát, trước khi đạt được Giác Ngộ thành Phật trong kiếp sống cuối cùng.

Lòng quảng đại hoàn hảo (dana) trong Phật giáo rõ ràng mô tả tầm quan trọng về phẩm chất đáng quý, không buộc tội sự sung túc vật chất chỉ vì lợi ích cá nhân, sự phóng túng và thỏa mãn nhục dục. Dưới lập trường này là yếu tố phát sáng của sự chia xẻ và hy sinh cho phúc lợi của những người khác. Sự bố thí của một vị Bồ Tát, con voi trắng tạo ra cơn mưa huyền diệu vì lợi ích của các cư dân đang chịu hạn hán ở Kalinga, là dấu hiệu khái niệm duy trì sự bền vững của cộng đồng thậm chí không hề tính tới sự mất mát và đau khổ của cá nhân. Tương ứng với ý nghĩa tự hy sinh là yêu cầu vốn có của Thái Tử Siddhartha, từ bỏ tất cả sự giàu sang và tiện nghi nơi cung đình để tìm kiếm đáp án chấm dứt sự khổ đau cho nhân loại. Do đó, ăn sâu vào Phật giáo không chỉ có khái niệm về sự phát triển bền vững của cá nhân mà còn là sự bền vững của cộng đồng. Trong khi cả hai đều là tương tiếp, sự bền vững ở mặt tập thể hoặc ngoại diện đều không thể đạt được mà không có sự nỗ lực nội tại và cá nhân. Do đó, thuyết Phật giáo về sự bền vững tiến hành từ cấp bậc cá nhân tới xã hội mà không phải ngược lại như phát ngôn chung về sự bền vững được nhấn mạnh bởi Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ của Liên Hiệp Quốc (MDGs) với tâm điểm và ưu tiên hàng đầu về sự phát triển kinh tế giả định được chọn lọc cho phúc lợi cá nhân. Ở cấp bậc cơ bản nhất của Phật giáo về sự phát triển bền vững nhấn mạnh sự chuyển đổi trên phương diện cá nhân hoặc sinh thái nội tại cùng với con đường đã được vạch sẵn trong Bát Chính Đạo (ariya-aṭṭhaṅgika-magga) hoặc ba phần thực tập về giới luật (sīla), thiền định (samādhi) và trí tuệ (paññā) trước khi thi hành hoặc phát triển đến miền tập thể. Nêu ra những tiềm năng của Phật giáo để kích động sự chuyển đổi sâu sắc của cá nhân và xã hội, có thể đưa đến một thế giới bền vững, trong bài báo này chúng tôi điều tra tiềm năng của sự chuyển đổi cá nhân nằm trong các bài giảng của ba vị Đại Sư ・ Ajahn Chah, Buddhadasa, và Đại sư Thánh Nghiêm (Master Sheng Yen).


CÁC BÀI GIẢNG CỦA THẦY AJAHN VỀ CHÍNH NIỆM VÀ THÁO GỠ CÁC TẬP TIN NHỊ PHÂN


Thầy Ajahn Chah (1918-1992) thuộc về Truyền Thống Sâm Lâm Thai- Isan hiện nay được xem là một trong những thiền sư xuất sắc nhất của dòng truyền thừa Nguyên Thủy. Vô số pháp thoại của ngài đã chứng thực rằng ngài phát triển và phụ trợ triết lý sống dựa trên sự ・buông bỏ・ mang lại kinh nghiệm thực chứng xuyên qua nỗ lực liên tục quán sát về vận hành của tâm thức một cách thấu đáo qua việc thực hành chính niệm. Theo thầy Ajahn Chah, ・Chính niệm là đời sống. Một khi chúng ta không có chính niệm, khi chúng ta không chú ý, chúng ta xem như đã chết. 3 Thông qua sự hiểu biết tự xem xét nội tâm và phản quang về vận hành của bên trong tâm cảnh, bản chất phù du của các trạng thái cảm xúc khác nhau, ham muốn và ý định được thực hiện để nhận thức và đối phó thông qua việc nội hóa tính chất của vô thường, đau khổ và không thực chất đang hoạt động xuyên suốt. Ở cấp bậc cơ bản, việc huấn luyện chính niệm là không thể thiếu được, để giải thoát tất cả phiền não và những ham muốn ích kỷ đang bắn phá không ngừng nghỉ vào tâm thức con người. Thực hành chính niệm thường xuyên giúp phát triển một tính cách thanh khiết và bình tĩnh, có thể mang lại sự phát triển bền vững lúc ban đầu ở cấp bậc cá nhân và dần dần ở mặt tập thể khi việc thực hành trở nên một phần tự nhiên của cuộc sống của vô số người trong x ã hội.


Ở cấp độ khác, đó là sự hiểu biết khá sâu sắc và liên quan đến sự hiểu biết phản quang, các bài giảng của thầy Ajahn Chah hướng đến một phương thức thực hành giải cấu trúc nghiêm ngặt đưa đến một bài giảng thực dụng về sự hủy diệt bản ngã và kết quả là sự hiểu biết về chính niệm trong bất cứ trạng thái “tồn tại” nào (cả tinh thần lẫn vật chất) đúng với bản chất của chính nó. Phương thức thực hành này là giải cấu trúc thực nghiệm không đánh giá văn bản “viết” hoặc bất cứ tam đoạn luận hợp lý nào, nhưng làm cho dạng thực hành trong khoảnh khắc tuyệt vời và thực chứng mà đồng thời không dựng nên “tự sự-to tát” của việc tự thực hành. Điều này có thể bởi vì giải cấu trúc Phật giáo phản quang một cách nghiêm trọng tạo ra một mảnh đất mầu mỡ cho sự tự thực hành phản quang hoặc sự giám sát đồng hành với việc thực hành đạo đức và sự buông bỏ tự ngã và sự thực tập.


Các câu ví von và ẩn dụ của thầy Ajahn Chah kích động tư duy, kích thích sự hiểu biết phản quang của sự phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các trạng thái bị điều kiện hóa, và sự trống rỗng vốn có của chúng, và kích hoạt tâm thức đương đầu với thực tại tương tự trong sự nhận thức tức thời trong thiền định và chính niệm. Những gì bị tháo gỡ trong các bài giảng của thầy Ajahn Chah không chỉ là ngôn ngữ, mà là Tự Ngã của nhân loại trong mọi chiều kích Nghiệp của nó -- ngôn ngữ, tâm lý, xã hội, vẻ ngoài và định hướng đạo đức và văn hóa. Trong vô số các bài pháp thoại của vị thầy xuất gia của Truyền Thống Sâm Lâm Thai-Isan, nó rõ ràng phản ảnh tâm thức được huấn luyện của một thiền sinh thực hành chính niệm, vượt qua tự ngã và đạt đến cấp bậc thiền định cao hơn để giải cấu trúc tất cả những khái niệm nhị nguyên bắt nguồn từ các khái niệm về tôi và của tôi, tôi và người khác. Như đã được thể hiện một

cách ngắn gọn qua một trong những lời kêu gọi của ông – “Hãy từ bỏ sự bám víu vào thương và ghét, chỉ trụ lại với nó đúng với bản chất của nó. Đó là tất cả những gì tôi thực hành. Đừng cố gắng trở nên bất cứ cái gì. Đừng biến mình thành bất cứ cái gì. Đừng trở thành thiền giả. Đừng giác ngộ. Khi quý vị ngồi, cứ ngồi. Khi quý vị đi, cứ đi. Không có gì để bám vào. Không có gì để kháng cự.”

4 Sự hiểu biết phản quang trong khung khái niệm này dựa trên lực lao động của Liên Hiệp Quốc chắc chắn thúc đẩy hoạt động của nó một cách khách quan và hợp lý, không cúi đầu với mệnh lệnh của các quốc gia thành viên thường trực, và có thể cho phép nó hòa giải các tiến trình khác nhau của sự phát triển bền vững xuyên qua các quốc gia đa dạng mà không làm tăng lên bất cứ quan hệ lưỡng phân nào như giữa Liên Hiệp Quốc và quốc gia khác, phát triển và chưa phát triển, giàu và nghèo, khu vực và toàn cầu, đen và trắng, người cho và người nhận, người bảo trợ và người được bảo trợ, Đông và Tây, v..v… Một lập trường như vậy chắc chắn sẽ làm cho sự cam kết của LHQ để giải quyết các vấn đề toàn cầu như sự hâm nóng toàn cầu, nghèo đói, bệnh dịch, v..v… vẻ ngoài nhân văn thực sự bị quyền lợi và thành kiến tước đoạt. Với thời cổ đại và sự có mặt khắp nơi của quá trình suy nghĩ nhị phân thống trị tất cả các bài giảng nói của con người, thực thú vị để nhìn xem làm thế nào các ý tưởng nhị phân trong hầu hết các bài pháp thoại bị tháo gỡ không ngừng nghỉ hết lần này đến lần khác. Hình thức giảng dạy của thầy Ajahn Chah không liên quan gì đến lý thuyết vĩ đại, mà là một dạng trình bày phật pháp đơn giản, trực tiếp nhưng đồng thời sâu sắc. Trong lúc ở lĩnh vực trình bày triết học đương đại bất cứ phương thức giải cấu trúc nào của sự thực hành nghiêm trọng đòi hỏi trong việc thực tập vô hiệu hóa sự nhị phân, mặt khác, thầy Ajahn Chah nhấn mạnh việc xóa bỏ toàn bộ âm giai của quan hệ lưỡng phân và xa hơn bằng với chính niệm chống lại sự cụ thể hóa của tất cả dạng tinh thần, các trạng thái bị điều kiện hóa và các dấu hiệu ngôn ngữ thông thường, viết hoặc đọc. Do đó, trong các pháp thoại của thầy Ajahn việc tháo gỡ các đối lập nhị phân xuất hiện ở các cấp bậc đa dạng – ngôn ngữ / diễn ngôn, bản thể học và thiền định.


Thứ tự phân cấp của các cấu trúc nhị phân ngầm thúc đẩy chuỗi nhiệm kỳ đầu tiên (nam/phải/tốt) với sự tiêu phí của chuỗi nhiệm kỳ thứ hai (nữ/trái/xấu) và nói chung dẫn đến đặc quyền của sự thống nhất (mặc dù, bề ngoài), danh tính, và sự hiện diện của thời gian và không gian hơn là sự đa dạng, khác nhau, và sự trì hoãn trong không gian và thời gian. Đi ngược lại và vượt ra ngoài mô hình chung của tư duy phân cực và lưỡng phân, các bài giảng của thầy Ajahn Chah tập trung vào chân lý mà tất cả mọi vật hiện hữu trong sự liên hệ lẫn nhau mà không phải với thuộc tính thường hằng hay nội tại tuyệt đối. Thông qua giải cấu trúc bản thể học, thầy Ajahn Chah nhắm vào sự tập trung nơi sự thực hành xác định nguồn gốc và phương thức si mê của một người. Ảo tưởng xảy ra thông qua sự thất bại nhận thức của chúng ta và chấp nhận bản chất thực sự của thực tại bản thể học được đánh dấu bởi các trạng thái bị điều kiện hóa liên tục thay đổi và do đó được đánh dấu bằng sự vô thường và phi thực thể. Giải cấu trúc Phật giáo được thầy Ajahn Chah đưa vào thực hành không chỉ đơn giản là các loại chiến lược đảo ngược; nó tìm cách xóa bỏ thứ tự về những ưu tiên đã được chỉ định và ngay hệ thống khuôn khổ khái niệm và thực hành diễn ngôn làm cho thứ tự đó trở nên khả thi. Danh tính của các thực thể riêng biệt bị lật đổ như các thực thể được trình bày có liên quan chặt chẽ từ cái này với cái kia. Một cách cường điệu ông chỉ ra rằng khi tâm thức không nắm giữ hoặc đòi hỏi quyền lợi, tâm thức không bị nắm bắt, mọi vật trở nên rõ ràng. Chính kiến xuất hiện từ nỗ lực tìm kiếm khách quan trong một tình huống đặc biệt hoặc một sự kiện và sự hiểu biết điều đó đúng với bản chất thực của nó, không bị nhuộm màu với quan điểm chủ quan của chúng ta bắt nguồn từ những điều thích hoặc không thích của cá nhân. Cách tiếp cận với thái độ này nếu được các nhà hoạch định chính sách của LHQ chấp nhận chắc chắn có thể giúp họ làm việc một cách trung lập bằng cách thúc đẩy họ đánh giá một vấn đề cụ thể của bất cứ khu vực hoặc quốc gia nào có liên quan đến sự phát triển bền vững trong tình hình bối cảnh mà không cần phải áp đặt bất cứ mô hình bên ngoài nào của sự phát triển từ một quốc gia công nghệ tiên tiến hoặc ngữ cảnh.


Các bài giảng của Buddhadāsa về sự phát triển đời sống và Chủ Nghĩa Xã Hội Chính Pháp

Buddhadāsa (1906-1993) một vị tỳ khưu Thái khác được quốc tế công nhận đã tìm kiếm sự cân bằng giữa việc thực tập Thiền Minh Sát (Vipassana) và học giả, đặc biệt các bài nghiên cứu về kinh điển đã đưa ra ý tưởng sáng tạo tuyệt vời và tái diễn giải nhiều khái niệm cốt lõi Phật giáo, bắt đầu với sự hiểu biết phản quang của chính bản thân về từ chính pháp, mà theo ông, có bốn ý nghĩa: i) Thiên Nhiên của chính nó, ii) Quy Luật Thiên Nhiên, iii) Nhiệm vụ phải thực hiện tùy vào quy luật thiên nhiên, và iv) Kết quả và lợi ích xuất hiện từ việc thi hành nhiệm vụ ấy. Ông nói, "Chúng ta đã không hiểu được bí mật của Chính Pháp, vì vậy chúng ta không thể thực hành để được lợi ích tối đa từ cuộc sống."5 Từ Chính Pháp tượng trưng cho bối cảnh Phật giáo có thể được mở rộng đến từ trách nhiệm trong khuôn khổ tổ chức của bất cứ bài giảng nào về phát triển bền vững, đặc biệt là các chính sách chiến lược theo định hướng bền vững của LHQ. Do đó, lập pháp các vai trò đa diện như tổ chức toàn cầu của LHQ có thể cam kết tổ chức của nó đi theo hướng phát triển bền vững với trọng tâm – i) trách nhiệm của chính nó, ii) thiên nhiên và phạm vi trách nhiệm này, iii) việc phải thi hành tùy thuộc bản chất của trách nhiệm, và iv) những lợi ích phát sinh từ nghĩa vụ này và có thể được chia sẻ một cách phổ biến mà không có bất kỳ sự phân biệt nào.


Chỉ khi nào bốn sắc thái phụ thuộc lẫn nhau của chính pháp đã đề cập ở trên được thực hiện, khái niệm về cuộc sống phát triển mới mang ý nghĩa thực sự. Vì vậy, sau khi đã làm rõ ràng bốn ý nghĩa của chính pháp, thầy Buddhadāsa tiếp tục thúc giục các cư sĩ và tu sĩ nên ghi nhớ và xem xét kỹ càng khái niệm về "cuộc sống phát triển". Theo ông, cuộc sống phát triển có nghĩa là "làm cho đời sống tiến triển đến cấp bực cao nhất của tất cả các vấn đề và
dukkha (đau khổ), vượt xa tất cả ý nghĩa và cấp bậc của hai từ này.” 6 Như vậy, sự liên quan chặt chẽ đến hiểu biết chú giải từ “chính pháp” của thầy Buddhadasa là quan điểm sâu sắc của ông về cuộc sống phát triển. Ông đưa ra bốn khía cạnh về cuộc sống phát triển. Thứ nhất là ngăn chặn những điều nguy hại và xấu xa xuất hiện trong cuộc sống. Thứ hai là hoàn toàn hủy bỏ và tiêu diệt bất cứ những gì nguy hại và xấu xa đã xuất hiện trong cuộc sống. Thứ ba là làm phát sinh những điều lành hữu ích và lợi lạc cho cuộc sống. Thứ tư là duy trì và bảo tồn những gì tốt đẹp để chúng tiếp tục phát triển. Bốn khía cạnh của cuộc sống phát triển: ngăn chặn những mối nguy hiểm mới, thoát khỏi những nguy hiểm cũ, tạo ra những điều hợp ý, duy trì và gia tăng những điều hữu ích bao gồm sammāvāyāma hoặc Chính Tinh Tấn là một yếu tố trong Bát Chính Đạo (ariya-aṭṭhaṅgika-magga). Đối với thầy Buddhadāsa, cuộc sống phát triển là nhiệm vụ và nghĩa vụ tâm linh của cá nhân và tất cả mọi người. Để hoàn thành nhiệm vụ này, việc trau dồi bốn chính pháp chủ yếu hoặc bốn công cụ chính pháp là không thể thiếu được. Bốn công cụ của Chính Pháp là sati (ý thức phản quang hoặc chính niệm), sampajaññā (trí tuệ trong hành động hoặc hiểu biết sẵn sàng), paññā (trí huệ) và samādhi (thiền định). Sở hữu được bốn công cụ này là lót đường cho sự phát triển của cuộc sống ở mọi thời gian và hoàn cảnh.

Hết lần này đến lần khác thầy Buddhadāsa nhấn mạnh rằng tâm điểm của giáo lý Phật giáo là “sabbe dhammā nalaṁ abhinivesayađó là nhận thức rằng không có cái gì cần phải nắm bắt và bám víu vào như “cái tôi” hoặc “của tôi”. Nhận thức này làm phát sinh những thứ mà ông gọi là cit waang trong tiếng Thái (tâm thức giải thoát khỏi ý tưởng tự ngã) mang lại sự chấm dứt tất cả khổ đau cho cá nhân cũng như cho tập thể. Nói cách khác, ông tóm tắt toàn bộ bản chất của giáo lý Phật giáo như giải thoát khỏi đau khổ thông qua sự không chấp thủ, đó là thuốc giải độc để làm giảm bớt và vô hiệu hóa hoàn toàn những ô nhiễm của tham (lobha), sân (dosa) và si (moha). Không nắm bắt và không bám víu, sự vắng mặt của bất cứ ý tưởng nào về tự ngã hoặc bất cứ điều gì thuộc về một thực thể / tự ngã lâu bền, mà thầy Buddhadāsa liên kết với khái niệm suññatā (tính không), theo ông, là lời dạy quan trọng nhấtlà cốt lõi, bản chất của Phật giáo. Con Đường và Quả Niết Bàn bao gồm sự hiểu biết về tính không và liên tục đạt được những thành quả về tính không cho đến đỉnh cao nhất. Và điều này có thể đạt được thông qua việc thực hành quán sát liên tục về sự vật đúng với bản chất của nó mà không đem vào cảm xúc chủ quan về vật ấy, và cái “thấy chân thực” này có thể được khống chế xuyên qua chính niệm từng giây phút và sự thực hiện sâu sắc của tilakkhaṇa (tam tính), cả hai đều ở cấp bậc khái niệm và kinh nghiệm. Ông nói, “Khi nhìn thấy, chỉ là nhìn thấy; khi nghe, chỉ là nghe. Đạt được điều này, chúng ta trở nên những người ổn định. Chúng ta có sự ổn định, không bị lay chuyển, và ở trạng thái cân bằng. Mặc dù đối tượng của tất cả mỗi loại có liên hệ với chúng ta bằng mọi cách và bằng mọi con đường cảm giác, tự ngã cũng không xuất hiện.”7 Cũng như thầy Ajahn Chah, thầy Buddhadāsa cũng nhấn mạnh việc thực hành thiền Vipassanā (thiền Minh Sát) để trau dồi và rèn luyện tâm trí để bốn công cụ chính pháp được đề cập ở trên làm cho phong phú thêm để phát triển cuộc sống của chúng ta. Những gì thầy Buddhadāsa nhắm đến nhằm thông qua ví dụ của bản thân, giám sát các cuộc tĩnh tu, với vô số các pháp thoại và những bài viết phản quang khổng lồ là sự vun trồng quan tâm đến các vị đệ tử, Phật tử và phi-Phật-tử như nhau, trong sự phát triển tinh thần của bốn chính pháp cần thiết.

Liên quan đến khái niệm của thầy Buddhadāsa về phát triển cuộc sống là khái niệm của ông về Chủ Nghĩa Xã Hội Chính Pháp. Trong hiểu biết của ông, Phật giáo vốn đã có cái nhìn chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Nhưng hình thức Chủ Nghĩa Xã Hội mà Phật giáo tán thành là một loại chính pháp hỗ trợ hài hòa cùng tồn tại với các hệ thống sinh thái và đồng loại, hoàn toàn trái ngược với loại Chủ Nghĩa Xã Hội nổi lên như một ý thức hệ “chính trị” củng cố lập trường của mình dựa trên dân chúng thông qua các phương thức tàn bạo. Trong khi chủ nghĩa xã hội chính trị vẫn còn ngây thơ, một nỗ lực hoạt động trong vòng “thế giới ma trận” và chính nó ít có khả năng lẩn tránh khỏi những gốc rễ bất thiện cơ bản của tham, sân và si, Chủ Nghĩa Xã Hội Chính Pháp, mặt khác, là an toàn gắn liền với các khía cạnh tốt lành của không tham, không sân, và không si, vì nó không dựa vào bất cứ giả định ích kỷ hoặc thế giới quan mà là dựa trên quan điểm thánh thiện và tập thể. Nó hoạt động qua sự nhận thức có chính niệm của ba tính năng nổi bật của sự hiện hữu – vô thường, đau khổ và vô ngã. Theo thầy Buddhadāsa, chỉ ham muốn những gì cần thiết là cấp bậc thứ nhất của đạo đức (sīladhamma), cái dễ dàng thực hành và là một phần của bưu kiện Chủ Nghĩa Xã Hội Chính Pháp. Kiềm chế ham muốn sở hữu quá đáng, bất cứ học viên của Chủ Nghĩa Xã Hội Chính Pháp tự nhiên trau dồi các nguyên tắc của lòng tự tế và từ bi là nền tảng cơ sở cho tính khí, thái độ không hận thù.


Khái niệm của thầy Buddhadāsa về Chủ Nghĩa Xã Hội Chính Pháp là thụ quyền vì nó không bị phân loại và thất lạc dưới các lợi ích về quyền lực, phương tiện, và kết thúc. Nó là một dạng của Chủ Nghĩa Xã Hội Tự Nhiên thực tế, khách quan và tự nhiên không ảo tưởng việc nhấn mạnh về sự phụ thuộc lẫn nhau của sự hiện hữu, không bám víu cho đến khái niệm về một tự ngã cá nhân và chia sẻ quyền lợi vật chất của bản thân so với việc tích trữ quá mức cho sự tiêu dùng cá nhân. Bởi vì tất cả mọi vật trong thiên nhiên và trong xã hội loài người tồn tại một cách phụ thuộc lẫn nhau, câu hỏi về một tự ngã (atta) độc lập là lầm lạc và là sự phóng đại mất chính niệm về nhu cầu vật chất có hại cho bản thân cũng như toàn thể xã hội, là điều hiển nhiên trong chế độ tư bản tăng trưởng và phong cách sống hưởng thụ đáng kể ảnh hưởng đến tâm cảnh nội tại (tham lam quá mức trong việc sở hữu vật chất) và môi trường thiên nhiên (những biến đổi khí hậu và sinh thái không thể dự đoán 8). Trái ngược với xu hướng tiêu thụ, Chủ Nghĩa Xã Hội Chính Pháp duy trì các nguyên tắc tiêu thụ ở mức tối thiểu, duy trì sự điều độ và chia sẻ sự thặng dư làm giảm bớt sự bám víu vào của cải vật chất, vào sự sở hữu và quan điểm phúc lợi vật chất từ lập trường tập thể chứ không phải từ quan điểm cá nhân hẹp hòi. Do đó, nguyên tắc không tham lam chiếm hữu làm phát sinh sự không xâm chiếm và không gây hại cho người xung quanh (con người và môi trường sinh thái) với mục đích ích kỷ mà hướng đến tính thực tiễn của sự hài hòa cùng tồn tại với đồng loại và thiên nhiên.

Theo Donald Swearer, một chuyên gia lâu năm về thầy Buddhadāsa, có ba nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho khái niệm Chủ Nghĩa Xã Hội Chính Pháp. Thứ nhất là nguyên tắc lợi ích công cộng bao gồm cả chính trị. Thứ hai là nguyên tắc của sự kiềm chế và lòng từ bi, bao gồm hà nh vi cá nhân. Thứ ba là nguyên tắc tôn trọng phổ quát và thiện chí, xác định tính khí thái độ đúng đắn đối với tất cả chúng sinh. Những lý tưởng của Chủ Nghĩa Xã Hội Chính Pháp đã tồn tại ở hình thức quản lý tu viện kể từ thời đức Phật, và cũng ở trong hệ thống giáo lý Phật giáo và thực hành cho đến ngày hôm nay. Nó có thể được xác định rằng Chủ Nghĩa Xã Hội Chính Pháp, được dựa trên lòng vị tha chân chính và sự hiểu biết về nguyên tắc phụ thuộc lẫn nhau, bảo đảm việc thúc đẩy một tương lai kinh tế, xã hội và môi trường bền vững cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Trong cuộc diễn hành cho hòa bình và hòa hợp toàn cầu, LHQ có thể đặt để các nguyên tắc của Chủ Nghĩa Xã Hội Chính Pháp vào thực tế cùng với cam kết phát triển bền vững , vì cả hai đều không đối kháng mà là bổ sung, xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Sự tham gia này có thể chứng minh được lực lượng xã hội vô cùng mạnh mẽ có thể giúp thu hẹp khoảng cách, không chỉ giữa những quốc gia đã phát triển và đang phát triển mà còn thu hẹp khoảng cách giữa giàu và nghèo trong bất cứ quốc gia nào. LHQ thay vì mù quáng đi áp dụng hàng ngàn bản sửa lỗi cho các triệu chứng về vấn đề kinh tế xã hội và môi trường để có thể giải quyết vấn đề cơ bản của việc thiếu ý thức đạo đức hiện nay và chia xẻ thông qua việc áp dụng khái niệm Chủ Nghĩa Xã Hội Chính Pháp để thúc đẩy con đường trung dung cho sự phát triển bền vững giữa những biến đổi của xã hội.

TÁI GIẢI THÍCH VỀ THIỀN CỦA ĐẠI SƯ THÁNH NGHIÊM (MASTER SHENG YEN)


Trong nỗ lực để bối cảnh hóa Thiền hoặc Thiền Phật giáo về bản chất và thực hành, Đại Sư Thánh Nghiêm (Master Sheng Yen) (1930-2009), người thuộc về cả hai dòng thiền Lâm Tế (Linji) và Tào Động (Caodong), đưa ra một quan điểm mới mẽ về bản ngã, tâm thức, và bản tính tự nhiên của các mối quan hệ của con người và tương tác trên thế giới. Là một thiền sư lâu đời cộng với sự chuyên môn về các nguồn kinh điển, Đại Sư Thánh Nghiêm (Master Sheng Yen) tiến hành mô tả Thiền từ ba khía cạnh: phương cách sống, định hướng và cách ứng xử với các tình huống đến từ ngoại giới. Một khi thiền sinh phát triển sự hiểu biết về, hoặc có thể đã có, kinh nghiệm thực sự về Thiền, thì trí tuệ được thể hiện trong bất cứ những gì anh ta hoặc chị ta làm. Nhận thức về thái độ mới xuất hiện một cách tự nhiên, rộng mở và không phân biệt. Lần này đến lần khác Đại Sư Thánh Nghiêm (Master Sheng Yen) nhấn mạnh rằng Thiền dựa trên hai trụ cột khái niệm và phương pháp, và trừ khi cả hai đều nguyên vẹn và đồng thời làm việc cùng nhau, việc thực hành của một người sẽ thiếu đi nền tảng vững chắc. Thứ nhất bỏ tự ngã sang một bên, thứ hai, dẹp sang một bên những ý tưởng về mục đích; và thứ ba, dẹp bỏ quá khứ và tương lai. 9 Đại Sư Thánh Nghiêm (Master Sheng Yen) chia phương pháp thực hành ra làm bốn giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất liên quan đến đau khổ. Một người nhận thức được các vấn đề và khó khăn của mình phát xuất từ những hành động có ý thức trước đó. Tất cả mọi thứ đang tồn tại hiện nay có nguồn gốc ở nơi khác và trong thời gian khác. Trong giai đoạn thứ hai, một người phát triển sự nhận thức rằng khi ta tìm thấy sự tốt đẹp và hài lòng đó cũng là kết quả của những nguyên nhân trong quá khứ, và không bị cuốn vào các cảm giác vui mừng trong lúc ấy; sự may mắn không được xem là dấu hiệu của sự đặc biệt hoặc vĩ đại. Nói cách khác, một người không để cho những sự việc này gia tăng vào cảm giác của một tự ngã. Đến giai đoạn thứ ba, thiền sinh đã thành công để duy trì thái độ không tìm kiếm. Ở giai đoạn thứ tư của việc thực hành, thiền sinh chỉ đơn giản làm các việc cần được thực hiện.


Theo Đại Sư Thánh Nghiêm (Master Sheng Yen), có hai loại nghèo đói trên thế giới – nghèo nàn về vật chất và nghèo nàn về tâm linh. Trong khi sự nghèo nàn về vật chất làm cho sự sinh tồn trần tục trở nên khó khăn, sự nghèo nàn về tâm linh lại nguy hiểm hơn vì nó có thể hủy diệt cuộc sống của con người và môi trường tự nhiên trong một quy mô to tát xuyên qua cuộn dây xích thiếu chính niệm của Tham, Sân và Si. Nghịch lý của thế giới hiện nay về sự tiến bộ kỹ thuật là trong khi sự nghèo nàn về vật chất vẫn còn tồn tại, sự nghèo nàn về tâm linh đang dần leo thang một cách đáng báo động, đặt ra mối đe dọa cho toàn thể nhân loại. Công nghiệp và chất thải quá mức dẫn đến sự suy giảm quy mô của tài nguyên thiên nhiên và phá hoại môi trường là những dấu hiệu của sự nghèo đói về tâm linh. Đại Sư Thánh Nghiêm (Master Sheng Yen), do đó, kêu gọi việc bảo vệ hiệu quả môi trường là một nhiệm vụ cấp bách. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng việc bảo vệ môi trường phải bắt đầu với sự thay đổi trong các giá trị của dân chúng .10

́- Bảo vệ các nhánh cây để gìn giữ gốc rễ;

- Dù là việc nhỏ nhưng không phải tầm thường

- Đóng lại thất khiếu,
-
Quan bế lục căn.
11

Đây là những chi nhánh phiền lụy nhỏ trong khi gốc rễ là những phiền lụy to lớn có thể kéo dài suốt cuộc đời. Nếu một người không cẩn thận với những phiền lụy nho nhỏ, chúng có thể phát triển thành những hệ lụy to tát. Tương tự như các bài giảng về Lục Căn của thầy Ajahn Chah và thầy Buddhadāsa, Đại Sư Thánh Nghiêm (Master Sheng Yen) dẫn sự chú ý đến việc đóng lại thất khiếu, hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi và miệng, và đóng lại lục căn, thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và nhận thức như là một phương pháp kỹ luật thu hồi những bám víu về vật chất thế gian. Kỷ luật như vậy không thể thiếu được để cảm nhận tâm thức của các ảo tưởng hoạt động như thế nào và cung cấp một không gian mà nơi đó sự sáng suốt được phát triển.


Thực hành Thiền là sự theo đuổi trí tuệ của cá nhân – nội tại, nó thể hiện như là sự giải thoát khỏi lo âu và bực bội, trạng thái tinh thần thoải mái; ngoại tại, nó thể hiện trong cách thức một người tương tác với môi trường thực tại tức thời. Trí tuệ thực sự xuất hiện từ việc thực hành Thiền là một trong sự việc không phân biệt và luôn luôn hòa hợp và đoàn kết chặt chẽ với môi trường xung quanh. Đây là sự biểu hiện bên ngoài một người thông hiểu được rằng việc thực hành không chỉ đơn giản là theo đuổi việc thỏa mãn tâm linh của cá nhân. Đại Sư Thánh Nghiêm (Master Sheng Yen) khẳng định rằng nếu một người chỉ quan tâm đến việc giải thoát khỏi sự bực tức và quyền lợi của chính bản thân, thì đó hoàn toàn không phải là cách thực hành Thiền. Việc thực hành như vậy thì chỉ là sự tiến bộ nửa đường của cá nhân; một người có thể đạt được mức độ cao của sự tập trung, nhưng không thể nào bằng với việc Thiền chân chính mà đồng thời luôn luôn xoay chuyển từ ngoài vào trong. Nói cách khác, Thiền bắt đầu và kết thúc ở điểm hợp lý của việc thay đổi chính bản thân. Một khi tình huống tinh thần đã yên tĩnh và thay đổi, chiều hướng tự nhiên để giúp đỡ những người khác sẽ nảy mầm trong tâm người đó một cách tự nhiên và trường kỳ. Đây là sự xuất hiện của bồ đề tâm nó không chỉ làm lợi ích cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến những thay đổi tích cực ở thế giới xung quanh.

ĐỨC HẠNH VÀ THIỀN MINH SÁT (VIPASSANA) LÀ CƠ SỞ NỀN TẢNG CỦA PHẬT GIÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


Triển vọng đạo đức về cuộc sống và tất cả cam kết của một người là căn bản thô sơ trong việc mang đến sự phát triển bền vững ở mặt cá nhân cũng như mặt tập thể. Trong trường hợp Thiền Minh Sát vắng mặt, thực không phải dễ dàng để hiểu sự hoạt động theo thói quen của tâm thức, tâm thức theo tự nhiên có chiều hướng nắm bắt mọi thứ và thậm chí khó khăn hơn để thực hiện các trạng thái không chấp thủ và vô ngã, các trạng thái này có ích lợi cho bất kỳ sự cam kết phát triển bền vững nào. Tương tự như vậy, ý nghĩa của nguyên tắc đạo đức là công cụ hỗ trợ cho việc thực sự thực hiện sự phát triển bền vững không thể bị từ chối. Việc không tuân thủ theo nguyên tắc đạo đức dẫn đến sự mất mát cá nhân cũng như phá vỡ sự hòa bình và hài hòa đang cùng tồn tại. Thông điệp đầy cảm hứng của thầy Ajahn Chah đến với đệ tử có thể được áp dụng tốt cho lập trường đạo đức của một cư sĩ – “Đức hạnh và đạo đức là mẹ và cha của Chính Pháp phát triển nơi chúng ta, cung cấp phương hướng và chất dinh dưỡng thích hợp cho sự phát triển. Đức hạnh là cơ sở cho một thế giới hài hòa mà nơi đó con người có thể sinh sống chân chính như con người, không phải súc vật. Phát triển đức hạnh là tâm điểm sự thực hành của chúng ta. Nó rất là đơn giản. Gìn giữ giới luật. Không giết, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm, hoặc xử dụng các chất độc hại làm mất đi lý trí. Nuôi dưỡng lòng từ bi và tôn kính đối với tất cả chúng sinh. Chăm sóc với tài sản, của cải, hành động, và lời nói của quý vị. Sử dụng đức hạnh để làm cho đời sống của quý vị đơn giản và tinh khiết. Với đức hạnh làm cơ sở cho tất cả mọi thứ mà quý vị làm, tâm thức của quý vị sẽ trở nên tử tế, rõ ràng, và yên tĩnh. Thiền định sẽ phát triển dễ dàng trên mảnh đất này.”12


Văn bản bền vững của Phật giáo không nhấn mạnh về bài phát biểu có sức thuyết phục và lập trường ý thức hệ, nhưng đầu tiên và quan trọng nhất là giải thoát bản thân khỏi vòng xiềng xích quanh co của vô minh (avijjā) và phiền não (kilesa). Nếu yếu tố chủ quan và cá nhân này trong văn bản phát triển bền vững của Phật giáo bị cắt đứt, như vậy khái niệm về tính bền vững không còn có bất kỳ ý nghĩa thực sự nào. Nền tảng của sự bền vững Phật giáo gắn liền với việc đầu tiên khống chế bản thân và rồi mới đến những người khác; đầu tiên hướng dẫn chính bản thân, sau rồi mới hướng dẫn được những người khác, không phải là ngược lại. Và rồi không cần biết chúng ta là ai, chúng ta từ đâu đến, chúng ta nổi tiếng hoặc không nổi tiếng như thế nào, gánh nặng của sự hiểu biết và đưa vào việc thực hành sự phát triển bền vững Phật giáo dựa vào mỗi người trong chúng ta ở mặt cá nhân cũng như thiết lập vai trò này trong bối cảnh rộng lớn hơn, đặc biệt trong thời đại khủng hoảng toàn cầu có ảnh hưởng trên các lĩnh vực xã hội, kinh tế và môi trường. Và đỉnh cao của toàn bộ tiến trình là việc thực hiện trạng thái vô ngã với sự trợ giúp liên tục của sự phản quang cùng với việc thực hành gấp ba lần các quy định trong Bát Chính Đạo, nằm trong ma trận mà ở đó việc thực hành Thiền Minh Sát (Vipassanā) rõ ràng được khảm vào.


Thiền Minh Sát (Vipassanā) là công cụ chánh của người Phật tử trong trường hợp phương cách sống Phật giáo không có mặt, việc thực hành và suy nghĩ rất khó để mà đạt được. Đức Phật đã để lại công cụ này cho các đệ tử để cho mỗi cá nhân có phương tiện để bản thân mình trải nghiệm chân lý mà đức Phật đã giảng dạy. Đức Phật không căn cứ lời dạy của ngài trên các giả thuyết tri thức mà là sự hiểu biết thực dụng, có mục đích và kinh nghiệm. Một triết gia đã tuyên bố rằng: “Tôi không trả lời cuộc gọi, không đáp ứng yêu cầu, nghĩa vụ, kể cả thương yêu kẻ khác, mà không hy sinh người khác, rồi người khác nữa”13, điều này xuất phát từ sự giả định trí tuệ chứ không phải là sự hiểu biết thực nghiệm. Đó là lý do tại sao, đối với bất cứ thiền sinh nào với mô thức định hướng tự ngã về ý tưởng và giả định giả thuyết như là quy định đạo đức Phật giáo có sự bám víu với bất cứ ai và từ bi bình đẳng cho tất cả mọi người là một lý tưởng không thể nào đạt được. Thái độ hoài nghi của một triết gia về sự liên kết của sự không bám víu và tình thương, lòng từ bi bao la trong Phật giáo xuất hiện vì ông ta nhìn vấn đề từ góc độ lý thuyết thuần túy mà không có phương pháp thực hành Thiền Minh Sát (Vipassanā). Vì vậy, ông ta đã không hiểu và không nhận ra chân lý đơn giản bởi vì không có sự bám víu với mệnh lệnh của tự ngã, trạng thái không chấp thủ xuất hiện và khi nào có sự không chấp thủ, thì tình thương bao la có thể xuất hiện một cách tự nhiên.


Bây giờ tiến trình này hoạt động như thế nào để thực hiện và thực hành do chính bản thân thông qua việc trau dồi chính niệm trong từng giây phút để chiến đấu với phiền não của bản thân và lòng ham muốn vô tận của tự ngã làm phát sinh tất cả tam độc – tham (

lobha), sân (dosa) và si (moha). Và chính niệm được duy trì thông qua Thiền Vipassanā làm phát sinh kinh nghiệm hiểu biết về ba đặc điểm của sự hiện hữu – vô thường (anicca), đau khổ (dukkha) và vô ngã (anattā). Sự hiểu biết này không thể thiếu để giải thoát bản thân khỏi tất cả những phiền não phát sinh từ lòng ham muốn và bám víu, và khi tâm thức thanh lọc được sự ham muốn ích kỷ và chấp thủ, bốn phẩm chất thiêng liêng – từ (mettā), bi (karunā), hỷ (muditā) và xả (upekkhā) nảy mầm một cách tự nhiên trong lòng.


Đức Phật không bao giờ từ bỏ Thiền Minh Sát (Vipassanā) ngay cả sau khi Ngài đã giác ngộ. Ngài không bao giờ hoàn toàn thỏa mãn với việc thực hành Thiền Minh Sát ngay cả khi dưới sự dạy dỗ của Ngài các môn đồ (cả nam lẫn nữ) trở thành A-la-hán (Arahants) và bắt đầu tuyên truyền giáo pháp ở mọi nơi. Vì vậy, thuyết Phật giáo về sự phát triển bền vững có nghĩa là dùng phương pháp cốt lõi này như một thực hành bền vững trong cuộc sống cho phúc lợi của bản thân cũng như những người khác vì thông qua đó chính niệm được duy trì qua mỗi hành động trong cuộc sống hằng ngày và ít gây thiệt hại cho bản thân, những người khác và môi trường tự nhiên.

HẠNH PHÚC THÁNH THIỆN VÀ THUYẾT PHẬT GIÁO VỀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Loại thực hành được nhấn mạnh bởi tất cả ba vị đại sư duy trì một mô hình hạnh phúc thánh thiện có lợi cho tâm thức ở phương diện tâm linh, tâm lý nhận thức và triết lý hoặc chiêm nghiệm. Ở cấp bậc đạo đức tâm linh, sự tiếp cận huấn luyện tâm thức để giải thoát chính bản thân nó khỏi những phiền não và tất cả những ý tưởng xấu ác và những hành uẩn bất thiện thông qua việc thường xuyên thực hành nuôi dưỡng chính niệm chú trọng về Thiền Minh Sát (Vipassanā) hoặc thiền nội quán và suy tư đạo đức. Việc thực hành nghiêm ngặt khẳng định về việc nhận thức sự xuất hiện của các phiền não và loại bỏ nó xuyên qua việc thực hành chính niệm. Như thầy Ajahn Chah nói, “Cách duy nhất để đạt đến kết thúc trong việc thực tập về đức hạnh là thanh tịnh hóa tâm thức .”14 

Với nỗ lực liên tục có chính niệm, nhận thức được những phiền não và rồi loại bỏ chúng, đạo đức được thiết lập trên tính cách thái độ kiên định được đánh dấu bằng sự rõ ràng về tầm nhìn và sự hiểu biết về nhân quả, tức là kết quả tốt hoặc xấu chịu ảnh hưởng của hậu quả qua các hành vi tốt hoặc xấu. Với nền tảng đạo đức không thể lay chuyển tâm thức tự nhiên trưởng thành đến mức độ khi nó không nuôi dưỡng những cảm xúc tiêu cực như cảm giác ganh tỵ, tham lam, cạnh tranh, thù hận, và phục thù, và trở nên bình tĩnh, an lạc và không đối kháng. Xu hướng không đối kháng xuất hiện bởi vì trong nỗ lực để diệt trừ các phiền não, tâm thức đã học được cách nhận diện và tham gia vào cuộc nội chiến để đánh bại tất cả các trạng thái tâm thức bất thiện khi nó xuất hiện trong từng giây phút.


Ở mức độ tâm lý nhận thức, tâm lý được làm cho phong phú bởi dòng chảy của cảm xúc tích cực. Sự trưởng thành về tâm linh hoặc đạo đức mang lợi ích vô cùng ở mặt tâm lý như trong trường hợp vắng mặt của phiền não trong tâm thức, được làm cho phong phú thêm bởi những cảm xúc tích cực khác nhau như sự hài lòng, tình yêu vị tha, tình đồng đội, sự khiêm tốn và sự tự phản quang. Trạng thái khỏe mạnh nội tại của tâm thức thể hiện ra bên ngoài trong những mô hình thái độ khác nhau như hạnh phúc, dịu dàng trong lời nói và hành vi ứng xử, không gây hấn, ngay thẳng đạo đức, quan tâm đến những người khác, ý thức sinh thái, tình thương đối với thiên nhiên và những điều tự nhiên, v..v… Với dòng trạng thái cảm xúc tích cực và sự nuôi dưỡng các cảm xúc tích cực với chính niệm, tâm thức vẫn bình tĩnh, an lạc và không bị kích động và cuối cùng, không phản ứng đối với những lực lượng tiêu cực, bất lợi, và những tình huống không thuận lợi. Khi tâm thức liên tục bình tĩnh và an lạc, nó vô hại và do đó tiếp nhận dòng năng lượng tinh thần tích cực và cuối cùng dẫn truyền niềm vui đầy cảm hứng nơi bản thân và nơi những người khác.


Về mức độ chiêm nghiệm, việc huấn luyện toàn diện cho tâm thức đạt đến trạng thái của tâm xả (upekkhā). Tâm thức giải thoát khỏi những phiền não và ham muốn và thiết lập đức hạnh dần dần sở hữu trạng thái bình thản nó tiến hành nhận diện rõ ràng tất cả những cảm giác có tính chất phổ biển – vô thường, bất như ý, và vô ngã. Khi tâm xả được duy trì, tâm thức dần dần nhận thức được các hoạt động nguy hại của tự ngã và có thể giới hạn khỏi những nguy hại. Với sức mạnh tinh thần tăng trưởng thấm nhuần từ việc thực hành thiền sâu sắc và sự hiểu biết có tính chất phản quang của bản chất phù du nơi tất cả mọi vật, và sự thật về vô

ngã (anattā) hoặc không có thực chất có nghĩa là tất cả hiện tượng đều là vô ngã, và không có bản chất thực sự, linh hồn, hoặc tự ngã, tự ngã có thể chuyển hóa tốt. Một tâm thức cân bằng được giải thoát khỏi sự bám víu vào tự ngã. Khi tâm thức trưởng thành với sự chuyển hóa của tự ngã, trạng thái tinh thần di chuyển đến trạng thái vô ngã và một khi đạt được trạng thái này, tâm thức chấm dứt hoạt động với những mệnh lệnh đối lập nhị phân. Điều này khả thi vì tâm thức được huấn luyện để thấy xuyên qua tiến trình xây dựng tư tưởng và sáng tạo ảo tưởng phát sinh từ sự bám víu vào những đối tượng vật lý và những dạng tinh thần khác nhau, cả việc lành mạnh lẫn không lành mạnh. Tâm thức có thói quen thiền định và có chính niệm nhận biết rằng tốt hoặc xấu chỉ xuất hiện trong tâm thức một người và để được giải thoát hoàn toàn một người cần phải bước ra khỏi bất kỳ tập tin nhị phân nào như vậy. Vượt qua các đối lập nhị phân, tâm thức phát triển sự không chấp thủ vào bản ngã, định hướng kích thích lạc thú hoặc những bất mãn và tất cả các dạng tinh thần – tâm linh, cảm xúc, tri thức, thẩm mỹ, v..v… Ở giai đoạn này tâm thức bình tĩnh và tự do với ý thức tinh khiết và làm yên tịnh cả sự hứng khởi và nỗi buồn. Khi một người nhận ra Trung Đạo trong việc thực hành và sự phát triển bền vững về tâm cảnh nội tại cũng như ngoại tại ở mức độ tập thể hoặc cộng đồng vẫn có thể đạt được giữa những đổi thay.


Tâm thức không bị nô lệ bởi sự bám víu, giải thoát khỏi những ham muốn và động cơ ích kỷ, và khi nó nhận ra tình trạng thực sự của mọi vật như bị thay đổi liên tục, đau khổ và vô ngã, nó được truyền dẫn với những trạng thái tâm thức nhất định tuyệt vời như lòng từ, bi, hỷ và xả, những phẩm chất không thể thiếu cho sự phát triển bền vững bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Việc thực hiện của tâm thức về bản chất chân thật của mọi vật, bao gồm tự ngã con người trong tất cả các trạng thái vật lý và tinh thần, như chủ đề về sự thay đổi và không có thực chất hoặc sự ích kỷ lặp đi lặp lại, bản thân nó trút bỏ những ham muốn thỏa mãn chỉ cho riêng bản thân và những động cơ ích kỷ, và một tâm thức trống như vầy là tabula rasa (sự vắng mặt của những thành kiến hoặc các mục tiêu được xác định) nơi đây những ấn ký của các trạng thái tâm thức tuyệt vời được mã hóa một cách dễ dàng mà không cần bất cứ nỗ lực nào .

NHỮNG LỢI ÍCH THẾ GIỚI CÓ THỂ GẶT HÁI ĐƯỢC TỪ LUẬN THUYẾT PHẬT GIÁO VỀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Luận thuyết Phật giáo về sự phát triển bền vững dựa trên sự hiểu biết cơ bản về sự không bền vững và không bám víu. Suy nghĩ phản quang và thực hành được thể hiện sâu sắc trong những bài giảng của thầy Ajahn Chah, Buddhadasa, và Đại Sư Thánh Nghiêm (Master Sheng Yen) có thể phục vụ như liều thuốc vạn năng cho thế giới đang chìm ngập trong vũng lầy của sự bất mãn ngày càng gia tăng. Ba vị thầy cao quý đã bày tỏ rõ ràng rằng khi tâm thức không nắm bắt và không bị cuốn vào những vòng bất tận của ham muốn và bám víu, nó đưa đến tầm nhìn rõ ràng. Tầm nhìn rõ ràng có thể phát sinh từ việc không chấp thủ, điều này hiện nay rất thiếu thốn trong cuộc sống của chúng ta. Những loại bám víu khác nhau được Phật giáo xác định như: bám víu vào niềm đam mê xác thịt, vị giác, khứu giác, âm thanh, thị giác, và các loại tương tự - dục thủ (kāmupādāna), bám vào quan điểm, chẳng hạn như các ý kiến, các học thuyết và lý thuyết khác nhau - kiến thủ (ditthupādāna), bám vào quy tắc và nghi thức như con đường chân lý duy nhất – giới cấm thủ (sīlabbatupādāna), và bám vào một cái ngã và lầm lẫn tạo ra một tự ngã để bám vào đó – ngã ngữ thủ (attavādupādāna) đã khuếch tán ở mức độ nhanh chóng, làm cho cuộc sống của con người tập trung vào sự quan tâm khoái lạc cực kỳ thiển cận. Kết quả là, cho dù cuộc sống căn bản đã cao và tinh vi, cuộc sống vẫn là ngu si đần độn ở phương diện khái niệm và tâm linh.


Không chỉ là thông điệp về sự không bám víu nhưng bài học về giải cấu trúc của cái tôi / tự ngã rất hữu ích để chấm dứt sự cãi nhau về ngôn ngữ, định kiến chủng tộc và các tranh chấp tôn giáo đã nuôi dưỡng hận thù quái dị, ghen tuông, kiêu ngạo hư vinh, nghi ngờ, khinh miệt, nô dịch và lạm dụng quyền lực giữa các nhóm người khác nhau. Để duy trì thực tế của sự pha trộn của các nền văn hóa đa dạng và chủ nghĩa đa văn hóa là những đặc điểm đặc trưng của sự toàn cầu hóa của thế giới hiện nay, giải cấu trúc của bản ngã cá nhân là không thể thiếu. Những kinh nghiệm của chủ nghĩa thực dân và hai cuộc chiến tranh thế giới đã cho thấy rằng sự kiêu ngạo hư vinh về một chủng tộc và nguồn gốc văn hóa làm phát sinh lòng thù hận và sự khinh bỉ coi thường đối với các văn hóa

khác và người nằm ngoài cộng đồng của mình, đưa đến những đau khổ không giải tỏa được và niềm đau và sự gián đoạn của việc cùng tồn tại hài hòa và thống nhất. Khi nguyên tắc của giải cấu trúc về tự ngã được đưa vào thực hành thực sự, nó giúp thay thế chủ nghĩa địa phương và chiều hướng xâm lược bằng lòng tự tế và từ bi đối với những người khác và nuôi dưỡng một thế giới quan có tính chất tiếp nhận nhiều hơn, dựa trên sự bao dung, vô tư, công bằng, và bình đẳng. Với thói quen tinh thần tự tế và từ bi một người có thể học chấp nhận và tôn vinh sự khác biệt giữa các nhóm người có nguồn gốc chủng tộc và văn hóa đa dạng. Trong khi giảng dạy những môn đồ đã thọ giới có nguồn gốc quốc gia, tôn giáo khác nhau, thầy Ajahn Chah nhấn mạnh, "Để trong nhóm có sự hài hòa, chúng ta phải từ bỏ niềm tự hào và lòng tự phụ và sự bám víu vào những lạc thú phù du. Nếu như quý vị không từ bỏ những cái thích và không thích của quý vị, quý vị thực sự không có cố gắng."15


Loại chính niệm và sự hiểu biết sâu sắc về việc không có thực chất mà ba vị đại sư đã kêu gọi chúng ta cần phát triển để chiến đấu với chính mình, để quán thâu tâm của chúng ta khỏi "tín ngưỡng xấu" và khử trùng tâm thức khỏi những ham muốn không lành mạnh và rồi chúng ta cũng mù quáng bị cuốn vào mối quan hệ bản ngã và của tôi, tôi và người khác. Thông qua việc nuôi dưỡng chính niệm và việc nội hóa phản quang về sự không có thực chất hoặc quan điểm thế giới toàn diện vô ngã (anattā) cả hai đều có thể được phát triển. Ở cấp bậc trần tục, sự nhấn mạnh về việc không thực chất là không thể thiếu được để làm giảm sự lo ngại và giải cấu trúc tất cả các loại xung đột trần tục cao siêu, sự hiểu biết phản quang của vô ngã / không (anattā/sunyatta) trong sinh hoạt hằng ngày dẫn đến sự chiêm niệm hạnh phúc và làm cho cuộc sống trở nên có giá trị. Như thầy Ajahn Chah nói: "Cuộc sống của chúng ta giống như hơi thở, giống như những chiếc lá sinh sôi và rồi rơi rụng. Khi chúng ta có thể thực sự hiểu biết về sự rơi rụng của những chiếc lá, chúng ta có thể quét đường mỗi ngày và có được hạnh phúc to tát trong cuộc sống của chúng ta về sự thay đổi của địa cầu."16

KẾT LUẬN

Kể từ khi sự phát triển bền vững Phật giáo dựa vào những giá trị đạo đức và phát triển chính niệm với tầm nhìn sâu sắc, nó không phải là nuôi dưỡng hoặc duy trì bởi những quan điểm ích kỷ và lợi ích vật chất. Đi ngược lại các mệnh lệnh của cái “Tôi” và tất cả những mệnh đề ích kỷ, nâng đỡ sự phát triển bền vững Phật giáo, giải cấu trúc tất cả các tập tin nhị phân xuất hiện từ sự bám víu vào bản ngã ở cấp bậc ngôn ngữ, bản thể học và khái niệm / thiền định.17

Nói cách khác, sự phát triển bền vững Phật giáo giúp cân bằng giữa cuộc sống và sự làm việc quên mình vì lợi ích của bản thân và những người khác mà đồng thời không duy trì tự ngã và những tuyên bố vô tận về sự tự thổi phồng. Nhìn vào cuộc sống đầy cảm hứng và những bài giảng dạy của thầy Ajahn Chah, Buddhadasa, và Đại Sư Thánh Nghiêm (Master Sheng Yen) chúng ta thấy những lý tưởng của sự phát triển bền vững Phật giáo – tính trung thực, ngay thẳng đạo đức, đức hạnh, chính niệm, tự tính hoàn chỉnh, không phân biệt đối xử, chia sẻ đại đồng và mối quan tâm về sinh thái được biểu hiện rực rỡ. Quan điểm đạo đức của họ cho phép họ làm việc quên mình vì lợi ích của tất cả những ai tìm kiếm sự hướng dẫn tâm linh mà không có sự kỳ vọng nào về bất cứ lợi ích vật chất đền trả nào. Nguồn cảm hứng cho rằng nó bắt nguồn từ Thiền Minh Sát (Vipassanā) đưa đến sự hiểu biết phản quang sâu sắc và sự nội hóa về ba đặc điểm vốn đã có mặt khắp nơi về tất cả các trạng thái bị điều kiện hóa và các sự tồn tại – vô thường, khổ và không có thực chất – vĩnh viễn hướng dẫn họ hành động một cách chân chính không có bất cứ lợi ích nào. Họ đã tôn vinh sự thật trong trường hợp đức hạnh, đạo đức vắng mặt và sự thực hiện trạng thái vô ngã, sự phát triển bền vững Phật giáo có thể không được thực tế nơi một cá nhân hoặc ở cấp bậc tập thể. Bảo tồn các hệ sinh thái nội tại dọc theo con đường đạo đức, sự tập trung và trí tuệ được quy định trong Bát Chính Đạo là một thông điệp riêng biệt nơi cả ba vị đại sư. Lời khuyên của thầy Ajahn Chah rất đúng lúc và thích hợp -- “Đừng phân biệt đối xử…Bạn phải tìm hiểu giá trị của việc bố thí và lòng sùng kính. Hãy kiên nhẫn. Thực hành đạo đức. Sống đơn giản và tự nhiên. Quán sát tâm thức. Đây là thực tập của chúng ta. Nó sẽ đưa quý vị đến tính không ích kỷ. Cho hòa bình."

(*) Đại Học Mahachulalongkornrajavidyalaya, Thái Lan

1. Jonathan Watts & David Loy, “Tôn Giáo của Tiêu Thụ: Nhận Thức của Phật giáo” cho Nhóm Tăng đoàn suy nghĩ về Chuyên Đề : Tiêu Thụ và Phát Triển bền vững v. 41 n. 1 (1998.03) tr. 61-66, có sẵn trên mạng www.ccbs.ntu.edu.tw.

2. Jean Baudrillard "Bạo Lực của Hình Ảnh" đăng trên trang The European Graduate School www.egs.edu.

3. Ajahn Chah, Vị Giải Thoát (Bangkok: Mahachulalongkornrajavidyalaya University Press, 2006), tr.2.

4. Jack Kornfield và Paul Breiter ed. Ao Rừng Tĩnh Lặng (A Still Forest Pool) –Thiền Định Sâu Sắc của Achaan Chah (The Insight Meditation of Achaan Chah) (Illinois: Nhà In Thông Thiên Học, 1985) (Illinois: The Theosophical Publishing House, 1985), tr.5. Tất cả những câu nói của Ajahn Chah được trích dẫn trong bài viết được lấy ra từ quyển sách này với những trọng điểm của tác giả. Tài liệu tham khảo tiếp theo sẽ được thực hiện cho các bài pháp thoại cụ thể từ quyển sách với số trang tương ứng. Cách ngôn ở trên là từ bài pháp thoại “Con Đường Đơn Giản”, tr.5.

5. Buddhadāsa Bhikkhu, Chính Niệm với Hơi Thở (Mindfulness with breathing) (Bangkok: Tổ nghiên cứu Phật Pháp & Thực Hành, 1988) (Bangkok: The Dhamma Study & Practice Group, 1988), tr. 5.

6. Ibid.

7. Buddhadāsa, Phật-Pháp cho Học Sinh (Buddha-Dhamma for students), Roderick S. Bucknell trans. (Bangkok: Nhóm nghiên cứu và Thực Hành Chính Pháp, 1988), tr.9.

8. Cực Xoáy vừa qua ảnh hưởng đến thời tiết đến mức báo động ở Mỹ và Canada, thiết lập mức độ lạnh cóng nghiêm trọng trong hai mươi năm với kỷ lục -50 độ C là kết quả của sự Hâm Nóng Toàn Cầu.

9. Đại Sư Thánh Nghiêm (Master Sheng Yen) (Đài Loan: Học Viện Pháp Cổ Phật Giáo, 2010)(Taiwan: Dharma Drum Buddhist College, 2010), tr. 23.

10. Để thay đổi tâm ích kỷ hay cướp đoạt và nắm bắt trở nên tâm từ bi dâng tặng và cống hiến một cách tích cực, Đại sư Thánh Nghiêm (Sheng Yen) đã phát triển Sáng Kiến Bảo Vệ Hoàn Cảnh Tâm Linh .

11. Ngạn ngữ của Wang Ming được Đại sư Sheng Yen nhắc lại trong bài pháp thoại của ông Thủ Hộ Một Thứ có sẵn ở trang http://www.westernchanfellowship.org/ dharmatalks-shengyen.html. Tương tự như vậy là các bài giảng của thầy Ajahn Chah về Bát Chính Đạo. Theo thầy Ajahn Chah, Bát Chính Đạo của Đức Phật không gì khác hơn là thân thể: hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, lưỡi và thân này. Đây là con đường. Và tâm thức là thứ đi theo con đường. Do đó, học và thực hành cả hai hiện hữu ở nơi thân, khẩu, ý của chúng ta.

12. Từ Pháp Thoại “Đức Hạnh” tr. 54-55.

13. Jacques Derrida, Món quà của Tử Thần, David Wills trans. (Chicago: University of Chicago Press, 1995).

14. Từ Pháp Thoại “Luật lệ là Công Cụ”, tr. 114.

15. Từ Pháp thoại "Hòa Hợp cùng Mọi Người", tr. 119

16. Từ Pháp thoại "Lá vẫn sẽ rơi", tr. 104.

THAM KHẢO

Ajahn Chah,

 Taste of Freedom (Vị Giải Thoát) (Bangkok: Mahachulalongkornrajavidyalaya University Press, 2006).

Buddhadāsa Bhikkhu,

Buddha-Dhamma for students(Phật-Pháp cho học sinh) Roderick S. Bucknell trans. (Bangkok: Dhamma Study and Practice Group,(Bangkok: Pháp học và Nhóm Thực Tập) 1988).

__________________,

Dhammic Socialism(Chủ Nghĩa Xã Hội theo Chính Pháp) (Bangkok: Thai Inter-Religious Commission for Development (TICD),(Bangkok:Ủy Ban Phát Triển Liên Tôn Giáo Thái ) 1986).

__________________,

Mindfulness with breathing (Chính Niệm với Hơi Thở)(Bangkok: The Dhamma Study & Practice Group), (Bangkok: Pháp học và Nhóm Thực Tập) 1988).

Dipti Mahanta, "Deconstruction deconstructed: A study of Ajahn Chah in the light of Derridean philosophy",(

Sự phân tách bị giải cấu: Bài nghiên cứu về thầy Ajahn Chah dưới ánh sáng triết học của Jacques Derrida) research monograph,(chuyên khảo nghiên cứu) (Bangkok: Buddhist Research Institute, 2011)(Bangkok: Viện Nghiên Cứu Phật Học).

Donald K. Swearer, ed.

Me and Mine Selected Essays of Bhikkhu Buddhadasa (Tôi và Của Tôi- Những bài tiểu luận chọn lọc của Tỳ Khưu Buddhadasa)(Delhi: Sri Satguru Publications 1991).

Tiền)

(Kandy: Buddhist Publication Society) 1988.

Jack Kornfield and Breiter Paul, ed.

A Still Forest Pool The Insight Meditation of Achaan Chah. (Ao Rừng Tĩnh Lặng – Thiền Định Sâu Sắc của Achaan Chah)(Illinois: The Theosophical Publishing House, 1985).


 




.