12 Hạnh Nguyện của Đức Phật Thích Ca

Sunday, 05 May 20198:38 AM(View: 7090)
12 Hạnh Nguyện của Đức Phật Thích Ca

Hanhnguyen
Trong hai ngày 14-15, Lama Kasten đã giảng và dạy chúng ta về Cuộc Đời Đức Phật, cùng 12 Hạnh Nguyện của Người. 

12 Hạnh Nguyện đó là:

- Từ cõi trời, đản sinh xuống cõi thế giới

- Thụ thai vào hoàng hậu

-  Khi Ngài sinh ra, bước bảy bước.

-  Lớn lên trong hoàng cung

- Kết hôn

- Từ bỏ hoàng cung, 

- Chọn con đường tu khổ hạnh

- Thiền định 49 ngày dưới gốc cây Bồ Đề

- Tiêu diệt quỷ ma, ám chướng

- Giác Ngộ

- Chuyển bánh xe pháp luân

- Nhập niết bàn.

Vậy sau đây, là một bài giảng ngắn của đại đức Thrangu Rinpoche, cháu xin chuyển dịch, trích lược lại, để mọi người có thể nhớ hơn, và tán thán những hạnh nguyện của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật.

Đầu tiên, Đức Thế Tôn đản sinh vào cõi trời Đại lợi, là cõi đất tràn đầy hỉ lạc, hạnh phúc. Khi Ngài ở đây, Ngài thuyết giảng Pháp thoại cho các bậc trời. Mặc dù đây là hạnh nguyện đầu tiên của Đức Thế Tôn, nhưng lại không được tính vào 12 Hạnh Nguyện của Ngài, vì 12 Hạnh nguyện này, là để nói đến thời kỳ Ngài đến với thế giới của chúng ta. Trước khi Ngài rời khỏi cõi trời, Ngà đã chỉ dinh Bồ Tát Di Lặc là đại diện cho chư Phật ở cõi trời này, và ban cho Bồ Tát Di Lặc được phép giảng dạy ở nơi này. Trước khi đến với thế giới của chúng ta, thực ra Đức Thế Tôn đã có những tri kiến báo cho Ngài biết về nơi Ngài sẽ đến. Ngài nhìn thấy khung cảnh đông vui, và những hình ảnh về xã hội mà Ngài sẽ đản sinh. Ngài nhìn thấy vị mẫu thân của mình, nơi chốn Ngài sinh ra, cũng như thời gian và những người mà Ngài sẽ gặp gỡ, gắn bó trong thời gan Ngài ở thế gới này. Ngài thấy mình sinh ra trong hoàng tộc vì vào lúc bấy giờ, nếu Ngài sinh ra trong tầng lớp thấp bé, Ngài sẽ không thể có được sự tôn trọng từ mọi người trong xã hội. Vị Phật trước, Đức Phật Kasyapa sinh ra trong gia đình Bà La Môn cũng với lý do tương tự, đó là vì xã hội bấy giờ tầng lớp trong xã hội là rất quan trọng. Vì thế, Đức Phật đã đản sinh trong hoàng tộc, nhằm có được sự tôn quý vĩ đại nhất. Sau đó, Ngài quán thấy mẹ mình, người xứng đáng được mang trong mình Đức Thế Tôn với đầy đủ hảo tướng. Ngài cũng quán thấy những người mà Ngài sẽ gặp gỡ, gắn bó lúc bấy giờ đều sống ở Ấn Độ, Ngài chọn Ấn Độ là nơi thích hợp để Ngài hóa tân. Ngài cũng quán thấy, thời điểm thích hợp để thị hiện là khoảng 500 năm sau công nguyên, vì lúc đó, chúng sinh sẽ đủ thiện duyên đón nhận Ngài. Ngài cũng nhìn thấy những vùng đất Ngài sẽ đi, sẽ đặt chân đến, vì như thế, Ngài có thể lợi lạc nhất ch chúng sinh. Và, sau khi quán đủ mọi thiện duyên như vậy, Đức Phật từ cõi trời, đã đến với chúng ta.

       Hạnh nguyện thứ hai, là Ngài đã thụ thai vào Hoàng Hậu, và Hoàng Hậu đã thấy hình ảnh một con voi trắng với sáu ngà đi vào bụng mình. Hạnh Nguyện thứ ba là Ngài đã sinh ra như một chung sinh từ bụng mẹ. Thực ra, Đức Thế Tôn có thể chọn bất kỳ một hình thức nào để đản sinh - Ngài có thể thị hiện một cách kỳ diệu từ đóa hoa sen, hay xuất hiện từ không trung, nhưng Người đã chọn cách như một ngườ bình thường, vì mọi chúng sinh mà Ngài sẽ gặp gỡ, dạy dỗ, trong đó có cả chúng đệ tử đều được sinh ra như thế. Nếu Người chọn cách sinh ra đầy diệu kỳ, họ hẳn sẽ nghĩ "Ah, đó hẳn là một người rất đặc biệt, và chúng ta không thể như thế được bởi vì Người đó chỉ xuất hiện trong không gian, vì thế, người đó hẳn sẽ làm được mọi thứ, còn chúng ta không thể vì chúng ta chỉ là người bình thường, sinh ra từ bụng mẹ". Chính vì thế, Đức Thế Tôn đã chọn cách sinh ra như một người bình thường, để có thể cảm thông với chúng sinh. Hạnh nguyện thứ tư, Người nhanh chóng thông thạo mọi kỹ năng, từ nghệ thuật đến võ nghệ. Ngay khi còn nhỏ tuổi, Người đã có những buổi học với các giáo viên, và Người đã học mọi nền tảng kiến thức khác nhau. Đặc biệt, Người phải học viết hơn 60 thứ ngôn ngữ khác nhau, cũng như mọi kỹ năng và võ thuật. Dù học cái gì, Đức Thế Tôn cũng thể hiện sự xuất chúng của mình. Lý do Người làm những việc này, đó là để sau này, khi Ngài giảng dạy, sẽ chẳng ai có thể nói rằng "Ah, người này đang nói linh tinh đủ thứ về tâm linh bởi vì người này thất bại trong cuộc sống ấy mà". Để ngăn ngừa điều này, Đức Thế Tôn đã hoàn toàn xuất chúng với mọi kỹ năng và kiến thức thế gian, từ khoa học hay nghệ thuật.

 

         Hạnh nguyện thứ năm là Ngài đã kết hôn với công chúa, cũng như tận hưởng mọi sự vinh hoa trong hoàng cung. Người làm thế, để ngăn ngừa sau này, sẽ có người nghĩ rằng, "Ah, Đức Phật thật sự khác vì ngay chính Người cũng có biết gì về khoái cảm, hạnh phúc đâu." Chính vì thế, Người đã cho mọi người thấy, Người cũng có thể tận hưởng những dục vọng thế gian, nhưng để sau này, Người chỉ ra rằng, không cần thiết phải quá gắn mình vào những dục vọng và bám lấy chúng, vì thực chất, chúng cũng không thể tồn tại mãi mãi. Người còn chỉ ra, chúng ta cần phải thực hành sự giải thoát không còn bám chấp. Hạnh nguyện thứ sáu và bảy là để ngăn ngừa hai thái cực: thái cực dục vọng thái quá và thái cực khổ hạnh cùng cực. Và để chỉ ra sự vô ích của hai thái cực này, Đức Thế Tôn đã từ bỏ thế gian. Điều này chỉ ra rằng, nếu như ta quá phụ thuộc vào thế gian, cùng những dục vọng nó mang lại, thì ta phải có đủ sự dũng mãnh từ bỏ tất cả phía sau. Đức Thế Tôn lúc bấy giờ, sống trong xa hoa hạnh phúc với Công chúa, tùy tùng. Vậy mà Người đã rời hoàng cung một cách bí mật vào nửa đêm, xuống tóc, và chính thức trở thành một vị tu sĩ. Khi rời khỏi hoàng cung, Người muốn chỉ ra rằng, tu khổ hạnh không phải là con đường đạt đến sự giải thoát. Vì thế, Thế Tôn đã đi tìm vị Thầy, và trong sáu năm, Người đã thực hành pháp tu khổ hạnh bên bờ sông. Điều này chỉ ra rằng, Tu khổ hạnh không phải là câu trả lời, mà sự giải thoát thật sự, chính là nhận thức về bản chất chân thật của tâm.

 

    Hạnh nguyện thứ tám là đến Bồ Đề đạo tràng, nơi được biết đến là trung tâm của sự giác ngộ. Đây là nơi mà tất cả 1000 vị Phật của thời kỳ này sẽ phải đến để đạt được giác ngộ. Hạnh nguyện thứ 9 là Thế Tôn đã tiêu diệt mọi quỷ ma, và những thế lực tiêu cực. Ý nghĩa thật sự của hạnh nguyện này, đó là qua sự thiền định, Đức Phật trở thành Đấng Chiến Thắng trước mọi cảm xúc ô nhiễm, tiêu cực. Thế Tôn đã tiêu diệt toàn bộ mọi sự tiêu cực được thị hiện bởi ma chướng. Những chướng ngại này xuất hiện trước mặt Thế Tôn nhằm ngăn cản Đức Thế Tôn đạt được giác ngộ. Chúng dùng mọi cách để đạt được mục đích, bằng tình cảm, bằng sự y hiếp, và cả sự vô minh. Về mặt cảm xúc, chúng hóa hiện một người con gái tuyệt sắc giai nhân, để quyến rũ đức Phật, nhưng Ngài vượt qua. Tiếp theo, chúng tìm cách đánh lừa Người, bằng cách hóa hiện một người đưa tin, nói rằng Đức Vua đã băng hà, và trong lúc này, thì Devadatta định chiếm lấy vương quyền. Chúng cũng tìm cách làm Người nổi giận bằng cách hóa hiện vô số quỷ ma đến từ mọi hướng nhằm tấn công đức Phật bằng cách thị hiện những năng lượng tiêu cực Nhưng lúc bấy giờ, Đức Phật chỉ na trú trong thiền định, và đang đạt đến trạng thái từ bi không thể bị cấu nhiễm bởi tham ái, sân hận và vô minh. Và Người thị hiện hạnh nguyện thứ mười, đó là giác ngộ hoàn toàn. Bằng sự thiền định kiên cố như kim cương, Đức Thế Tôn đạt được sự tinh khiết không bị ô nhiễm bởi bất cứ chướng ngại nào, và thấu suốt vạn sự.

 

       Sau khi đạt Giác Ngộ, Đức Phật thị hiện hạnh nguyện thứ 11, đó là xoay chuyển bánh xe Pháp Luân. Lần xoay chuyển đầu tiên, Ngài dạy về tứ diệu đế, là nền tảng của chúng đồ tiểu thừa. Lần thứ hai, Ngài dạy về tính không và bản chất của mọi sự trong Pháp Giới. Lần thứ ba, đó là sự thấu suất sáng rõ của trí tuệ, nhìn thấy bản chất chân thật của vạn sự chính là sự hòa hợp giữa thấu suốt và trống rỗng. Lần chuyển bánh xe Pháp Luân thứ ba này, dành cho chúng Bồ Tát những người có thể đạt được giác ngộ. Hạnh nguyện thứ 12 của Dức Phật, là việc Ngài thị hiện sự nhập Niết Bàn. Đức Phật thấy trước rằng, nếu Ngài vẫn trụ lại cùng chúng sinh, thì mọi người không thực sự thấu hiểu được xả bỏ và vô thường. Chính vì thế, nhằm khởi phát trong tâm chúng sinh sự nghi ngại luân hồi, ước nguyện giải thoát, nên Đức Thế Tôn đã thị hiện niết bàn.

Mọi sơ suất, sai sót, do sự ngu dốt và vô minh của người dịch. Người dịch xin được thành khẩn sám hối trước Tam Bảo, Tam Gốc, Bổn sư, Kyabje Ugyen Choephel Rinpoche, và dòng truyền thừa. Mọi công đức có được, người dịch xin được hồi hướng cho vạn thảy chúng sinh.

Source: Trịnh Minh Hiếu Facebook