Ghi Chú

Chủ Nhật, 08 Tháng Năm 20161:09 SA(Xem: 2991)
Ghi Chú
 DƯỢC SƯ KINH SÁM
Thích Trí Quang dịch giải
 

GHI CHÚ

(1) A xà thế vương = Ajatasatru. Con vua Tần bà ta la (Binsbisara) xứ Ma kiệt đà (Magadha). Bạn với Đề bà đạt đa (Devadatta). Cầm tù cha mẹ, lên ngôi thôn tính các tiểu quốc, dựng nền móng thống nhất Ấn độ. Vì tội hại cha mà cả mình nổi mụt (thứ mụt chữ Tàu dịch là sang, có nghĩa là một loại ung thư). Nhưng đến Phật sám hối thì lành, nên qui y Ngài. Ông là hộ pháp cho cuộc kiết tập pháp tạng lần thứ nhất.

Ương quật ma la = Angulimalaya. Theo tà thuyết giết người được niết bàn. Giết được 999, cắt mỗi người 1 ngón tay, kết vòng đội trên đầu. Thiếu 1 người mới đủ số phải có là 1000, nên đuổi giết mẹ. Phật thương mà cứu và thuyết pháp cho. Ương quật sám hối, xuất gia, đắc quả La hán liền. Chuyện vị này nhiễm đầy tính chất và phong thái Thiền tông và đốn ngộ.

 

(2) Câu trên của kinh Di đà, câu dưới của kinh Dược sư.

 

(3) Từ đây trích Chính 14/414g.


(4) Trích Chính 14/414g đến đây.

 

(5) Tiêu tai diên thọ: tiêu tan tai họa, kéo dài sự sống.

 

(6) Nguyên văn đoạn này không chỉnh. Nếu sát thì phải dịch "Lúc ấy đức Dược sư lưu ly quang như lai từ bi cứu vớt, nói kinh Bản nguyện công đức này".

 

(7) Nguyên văn "sát lợi" = sát đế lợi, giai cấp làm vua và đại thần.

 

(8) Các sự tiêu tai tăng thọ, cũng như sự cúng hương (Nam mô hương cúng dường bồ tát) đều có năng lực như bồ tát, nên gọi như vậy.

 

(9) Tà kiến : lý thuyết các học phái ngoại đạo.

 

(10) Thân với mạng là 2 thứ. Thân lấy tứ đại làm thể, mạng lấy thọ, noãn và thức làm thể.


(11) Qui mạng đảnh lễ đức Dược sư lưu ly quang như lai... thế tôn, ở thế giới hệ Tịnh lưu ly thuộc phía đông.

 

(12) Cha mẹ, chúng sanh, quốc chúa và Tam bảo (gồm sư trưởng) (cho tại gia) 6; hay cha mẹ, sư trưởng, quốc chúa và thí chủ (gồm chúng sanh) (cho xuất gia).

 

(13) Dục giới, sắc giới, không giới (vô sắc giới).

 

(14) Phiền não, vọng nghiệp, khổ báo (hoặc, nghiệp, khổ).

 

(15) Ái: lầm sự, như tham lam, sân hận... Kiến: lầm lý, như ngã kiến, tà kiến...

 

(16) Phân đoạn và biến dịch.

 

(17) Pháp thân, bát nhã và giải thoát.

 

(18) Giết cha, giết mẹ, giết La hán, làm thân Phật đổ máu, phá Tăng hòa hợp. Hoặc phá hủy vật của Tam bảo, phỉ báng và trở ngại Phật pháp, ngược đãi người xuất gia, phạm 1 trong 5 thứ trên, phủ nhận nghiệp báo mà làm ác mãi.

 

(19) = Sila : giới (thanh lương, tánh thiện).

 

(20) = Tà kiến

 

(21) Thật tướng của nhất thừa = tướng thực của giáo lý duy nhất. Tướng thực ở đây (có khi chỉ dùng chữ tướng mà thôi) phải hiểu theo từ ngữ và tư tưởng của ngài La thập: tướng thực thì không còn thực đối với giả, không còn tướng đối với tánh...

 

(22) = Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt.

 

(23) = kinh Dược sư (cũng có thể gồm kinh khác, tương tự).

 

(24) Cùng cực tinh tiến (kiều cần), kiều là cất cao, tốt nhiều, khởi phát, nên dịch như vậy. Cũng có thể dịch phát khởi tinh tiến.

 

(25) Treo phan (tạo phan), tạo là chế tạo, là bày ra, dựng lên. Ở đây nên hiểu theo 2 nghĩa sau.

 

(26) Ôn và dịch đều là bịnh thời khí và truyền nhiễm. Bịnh ấy, mùa đông gọi là ôn, mùa hạ gọi là dịch.

 

(27) Ý nói sự hay đọa ác đạo (chứ không dễ sanh loài người, chư thiên) cũng là quả báo sót lại (di báo = dư báo) của chúng sanh.

 
(28) Quỉ khởi thi (phi thi tà quỉ). Phi thi tà quỉ có thể dịch thây chết phi chạy, ma quỉ lếu láo, nhưng rất nên chỉ dịch là quỉ khởi thi, vì đó là chữ và việc của kinh Dược sư. Quỉ khởi thi: coi trang 237.


(29) = đạo bồ đề.

 

(30) Đoạn này tóm lược 12 đại nguyện.

 

(31) 8 chướng nạn (bát nạn): 8 nơi và sự, trở ngại sự thấy Phật nghe Pháp, là địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, câu lô châu, trường thọ thiên, đui điếc câm ngọng (giác quan không đủ), thế trí biện thông, trước hay sau Phật. 3 tai họa (tam tai) là tiểu tam tai: chiến tranh, nhiễm độc và nhân mãn (của "kiếp giảm", không phải bình thường). Nhưng bát nạn tam tai ở đây chỉ một ít và bình thường thôi.

 

(32) Không giữ kiết sử (bất trú sử hải), sát thì phải dịch, không ở trong biển kiết sử.

 

(33) = ngôn ngữ đạo đoạn. Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt, là điển ngữ của ngài Long thọ (Trung luận). Nghĩa đen: con đường ngôn ngữ đã tuyệt, cái chỗ tâm hành đã mất. Ý: bất khả tư nghị, siêu việt tư duy và mô tả.

 

(34) Chỗ của tỷ kheo ở mà vô tội, gọi là tịnh địa.

 

(35) Lưu chú: sự sinh diệt liên tục trong từng sát na (đơn vị thì gian, chỉ bằng hay mau hơn sự thoạt hiện hoặc sự thoạt biến của một ý nghĩ).

 

(36) Chỉ dưới Phật một bậc.

 

(37) = đức Dược sư.

 

(38) Điển ngữ là "thường tịch thường chiếu", tả bản thể luôn luôn vắng lặng tức luôn luôn chiếu soi. Cũng gọi là "thường tịch quang": ánh sáng của bản thể luôn luôn vắng lặng. Trong 9 lạy về tứ thánh Cực lạc có chữ "thường tịch quang độ", nghĩa: quốc độ ánh sáng của bản thể luôn luôn vắng lặng, ý nói chính bản thể ấy là quốc độ của pháp thân. Nguyên văn ở đây viết thường quang là viết tắt (đáng lý phải viết thường tịch quang).

 

(39) Không phải chỉ là đồ trang sức mà thôi. Mà là đồ trang sức toàn thể đời sống và cuộc đời.

 

(40) Thiên hà (lớn hơn ngân hà mà trong đó có thái dương hệ)?

 

(41) TH 28/2327/9 nói, Đại phạn thiên (chúa trời), kẻ thành trước tiên trong "thành kiếp" và hoại sau hết trong "hoại kiếp", làm chủ tiểu thế giới. Và như vậy, Đại phạn thiên sống 60 lần tăng và giảm (60 tiểu kiếp, theo Trí độ luận).

 

(42) Rất nên thêm "chỗ làm và biết sâu xa"...

 

(43) Bản dịch 1 (Chính 21/535g) nói cây đèn 7 tầng, mỗi tầng 7 ngọn đèn (thất tằng chi đăng, nhất tằng thất đăng).