Phẩm 14: ĐIỂU DỤ

Sunday, 18 August 202410:19 AM(View: 83)
Phẩm 14: ĐIỂU DỤ
ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG
Từ phẩm I đến phẩm XXIII
Pháp Sư Thích Từ Thông

PHẨM THỨ MƯỜI BỐN
ĐIỂU DỤ

Phật bảo Ca Diếp Bồ tát: Này Ca Diếp! Có hai giống chim có cá tánh độc đáo riêng của chúng. Một, tên Ca lân đề. Một, tên Oan ương. Hai giống chim này lúc bay lúc ở đều cùng chung chẳng xa rời nhau. Các pháp khổ, vô thường, vô ngã cũng chẳng rời nhau như vậy.

Ca Diếp Bồ tát thưa: Thế Tôn! Các pháp khổ, vô thường, vô ngã cũng chẳng rời nhau như chim Oan ương, chim Ca lân đề là thế nào?

Phật bảo: Này Thiện nam tử! Pháp khổ khác, pháp lạc khác, ví như lúa đậu khác với mè bắp. Mè bắp khác với cải sú, khoai tây, các thứ ấy từ mầm mộng của nó cho đến lúc trổ lá, lên cây, thành củ, sanh quả, có hạt đều khác nhau không có tánh đồng nhất. Khi củ, quả, bông, hạt già chín đến thời kỳ thu hoạch, người thọ dụng được thọ dụng một tánh đồng nhất "dinh dưỡng" không sai khác. Cũng vậy, nhìn bên hiện tượng tục đế qua nhục nhãn, người phàm phu thấy: khổ, vô thường, vô ngã sai khác. Đứng bên bản thể, chơn đế sử dụng tuệ nhãn mà quan sát thì chỉ có một tánh đồng nhất: THƯỜNG. Thường là tánh chơn thực, là thật tánh.

Ca Diếp Bồ tát hỏi: Bạch Thế Tôn! Tánh chất đồng nhất là tánh dinh dưỡng của trái hạt, được ví tánh THƯỜNG. Vậy tánh thường đó có đồng với Như Lai chăng?

Phật dạy: Thiện nam t! Ông không nên dính mắc vào tỷ dụ. Tất cả các pháp, trừ Phật tánh và Niết bàn, không có một pháp nào thường hết. Dù có vật cứng chắc như núi Tu di cũng không thể sánh dụ với Như Lai. Bởi lẽ, khi kiếp hoại, núi Tu di sụp đổ. Như Lai rồi cũng bị sụp đổ hư hoại hay sao ? Tánh đồng nhất ví cho tánh thường đó là mượn cái tỷ dụ chưa đủ sức tỷ dụ để làm dụ. Người trí, ông nên nương tỷ dụ mà hiểu, đừng để bị kẹt vào tỉ dụ.

_ Này Thiện nam tử! Đức Phật dạy: Dù tu theo tất cả khế kinh, tu hết các môn thiền định, tam muội mà chưa nghe kinh Đại Thừa Đại Niết Bàn thì đều nói tất cả vô thường. Người nghe kinh này rồi, dù có phiền não mà như không phiền não. Sẽ là người lợi ích cho trời, cho người, vì hiểu rõ chính mình có Phật tánh. Và đương nhiên biết rõ rằng mọi người cũng có Phật tánh như vậy.

Lại ví như nấu lọc quặng vàng, loại bỏ hết vô minh tạp chất, còn lại tánh thường: vàng ròng bất hoại. Người tu theo tất cả khế kinh, học tập tất cả thiền định, tam muội mà chưa nghe kinh Đại Thừa Đại Niết Bàn, đều nói tất cả pháp vô thường . Khi được nghe kinh Đại Niết bàn này rồi, tự sẽ biết rằng mình có khả năng tẩy bỏ tạp chất vô thường của quặng mỏ và đủ khả năng tích lũy cái “thường”, cái tánh bất hoại của vàng ròng. Đó là Phật tánh của chính mình. Sau đó, mình sẽ làm lợi cho trời, cho người, từ nơi nhận thức Phật tánh THƯỜNG vốn có của mình.

Này Thiện nam tử ! Ví như nước sông ngòi, lạch suối đều chảy về biển.Tất cả khế kinh các môn thiền định, tam muội đều quy về kinh Đại thừa Đại Niết bàn, vì kinh này chỉ rõ Phật tánh của mọi người một cách khéo léo, biểu lộ hết bi tâm chí thiết của Như Lai khiến cho người trí nghe rồi có thể trắc nghiệm và trực nhận được Phật tánh của mình. Vì vậy, Như Lai nói: Pháp thường khác, pháp vô thường khác, cho đến pháp ngã, vô ngã....cũng vậy.

Ca Diếp Bồ tát thưa: Thế Tôn ! Theo chỗ con biết Như Lai đã lìa hẳn tên độc ưu bi khổ lạc. Phàm có ưu bi khổ lạc là người, Như Lai thì không phải người. Có ưu bi khổ lạc là trời, Như Lai thì không phải trời. Có ưu bi khổ lạc là hai mươi lăm cõi, Như Lai thì không phải hai mươi lăm cõi hữu lậu. Vậy thì lẽ ra Như Lai không có ưu bi, vì sao lại nói Như Lai có ưu bi...? Bởi vì, nếu Như Lai không có ưu bi thì cần chi làm lợi ích chúng sanh, hoằng hóa Phật pháp. Và nếu không có ưu bi sao lại nói Như Lai bình đẳng xem chúng sanh như La Hầu La ? Nếu không bình đẳng xem như La Hầu La thì lời nói Như Lai lìa hẳn ưu bi là hư vọng!

Phật dạy: Này Thiện nam tử ! Phật pháp sâu nhiệm khó hiểu. Như Lai không có ưu bi khổ lạc, mà đối với chúng sanh khởi lòng đại bi, hiện có ưu bi, và coi tất cả chúng sanh như La Hầu La.

Này Thiện nam tử! Ví như nhà ảo thuật làm các thứ lâu đài nhà cửa, bắt, nhốt, mở thả, thậm chí giết người,...rồi lại hóa ra vàng bạc, chim cá...nhưng tất cả đều không có tánh chơn thật. Cũng như vậy, Như Lai thị hiện ưu bi...tùy thuận thế gian mà không có chơn thật. Như Lai đã chứng nhập Đại Niết Bàn, làm gì còn có ưu bi khổ lạc được nữa ! Nếu người nào nói rằng Như Lai chứng nhập Niết Bàn là vô thường, nên biết, người đó có ưu bi khổ não. Trái lại, người nói Như Lai nhập Niết Bàn nhưng Như Lai thường trụ không có biến hoại. Nên biết, người này không còn có ưu bi, hàng phàm phu và nhị thừa khó mà biết được! Bởi vì người bậc hạ biết được pháp bậc hạ, không biết được pháp bậc trung. Người bậc trung biết được pháp bậc trung, không biết được pháp bậc thượng. Người bậc thượng thì biết cả pháp bậc trung và bậc hạ. Do nghĩa đó, hàng Thanh văn, Duyên giác chỉ biết ngang chừng bậc của mình. Như Lai thì không như vậy, biết rõ bậc của mình và biết rõ cả những bậc khác. Vì thế Như Lai được gọi là bậc vô ngại trí, tùy thuận theo thế gian mà hóa hiện. Kẻ phàm phu, nhìn Như Lai qua nhục nhãn họ cho là Như Lai có ưu bi thật. Với căn cơ trình độ ấy mà muốn biết hết vô ngại trí vô thượng của Như Lai là điều không thể có được. Do lý lẽ đó, pháp ngã khác, pháp vô ngã khác; pháp thường khác, pháp vô thường khác, pháp khổ khác, pháp lạc khác. Đây gọi là ĐIỂU DỤ: Chim oan ương, chim Ca lân đề.

Này Thiện nam tử! Phật pháp cũng dường như hai thứ chim: Oan ương và Ca lân đề vậy. Mùa thạnh hạ nước dâng lên, lựa chọn gò nỗng cao làm ổ để cho con chúng ở. Việc đã ổn rồì, sau đó chúng nó mới trở về chốn cũ mà ưu du an ổn thong dong! Như Lai xuất thế giáo hóa làm cho chúng sanh đều được trụ nơi chánh pháp như chim kia lựa gò cao mà lót ổ cho con chúng nó ở. Như Lai làm cho chúng sanh đều được giải thoát, việc làm đã xong, bèn nhập Đại Niết Bàn như chim kia bay về chốn cũ mà ưu du an ổn.

Này Thiện nam tử! Như thế đấy, Như Lai gọi là pháp khổ khác, pháp vui khác. Những hành pháp là khổ. Niết bàn là vui vi diệu bậc nhất, vì đã phá hoại, tiêu vong hết các hành pháp rồi!

Ca Diếp Bồ tát thưa: Bạch Thế Tôn! Tại sao chúng sanh chứng được Niết bàn gọi là an vui đệ nhất?

Phật dạy: Thiện nam tử! Đúng như lời Như Lai đã dạy: Các hành pháp hòa hợp, gọi là pháp lão tử ưu bi:

Tinh tấn không phóng dật
Đấy gọi là cam lộ
Phóng dật chẳng tinh tấn
Đây gọi là tử cú
Nếu người không phóng dật
Thì được chỗ bất tử
Những kẻ phóng dật kia
Thường vướng vào tử lộ. vui đệ nhất.

Phóng dật gọi là pháp hữu vi. Pháp hữu vi là khổ đệ nhất. Không phóng dật gọi là Niết bàn. Niết bàn, gọi là cam lộ, an vui đệ nhất.

Thế nào là phóng dật? Thế nào là không phóng dật? Hạng phàm phu không phải thánh, gọi là phóng dật cho nên thường chịu đựng sự ưu bi lão tử. Bậc thánh nhân xuất thế không phóng dật, không có ưu bi lão tử, vì chứng nhập Niết bàn an trú trong thường lạc đệ nhất. vui đệ nhất.

Do nghĩa đó, nên Như Lai nói pháp khổ khác, pháp lạc khác, pháp vô ngã khác. Người phàm phu, ngoại đạo khó biết, như người đứng dưới đất, ngước mặt nhìn lên hư không, chẳng thấy dấu chim bay. vui đệ nhất.

Này Thiện nam tử! Chúng sanh không có thiên nhãn, sống trong phiền não vô minh, không tự thấy được Như Lai tánh và người không có thiên nhãn chẳng biết được chân ngã, vọng chấp có ngã, cho nên Như Lai bí mật mà nói với chúng sanh về pháp "vô ngã". vui đệ nhất.

Do các phiền não tạo nghiệp hữu vi. Chính đó là vô thường. Cho nên, Như Lai nói pháp thường khác, pháp vô thường khác. vui đệ nhất.

Này Thiện nam tử! Mọi việc xảy ra đều có nhân duyên. Đối với Như Lai tùy chỗ có chúng sanh đáng được hóa độ, Như Lai thị hiện thọ sanh ở đó. Dầu thị hiện thọ sanh nhưng thật không có sanh. Vì vậy nên Như Lai là PHÁP THƯỜNG TRỤ, như chim Oan ương và chim Ca lân đề...tìm đồi nỗng cao ráo để làm ổ cho con và vì con! vui đệ nhất.

TRỰC CHỈ

Điểu dụ mượn hai giống chim: chim Oan ương và chim Ca lân đề để tỷ dụ. Hai giống chim này lúc ở cũng như khi bay đi không bao giờ riêng lẽ. Chúng khắn khít nhau không thể tách rời. Cho nên hễ có con một thì có con hai, con ba, con bốn. Con bốn không rời con một. Bốn và một không ngoài nhau. vui đệ nhất.

Chân lý vô ngã, vô thường, khổ và bất tịnh cũng "là" nhau, "tức" nhau như vậy. Vô ngã tức vô thường, vì là vô thường cho nên vô ngã. "Vô thường", "vô ngã" tức là "khổ", không thể nào có vui được. Đã "vô thường", "vô ngã", "khổ" thì rõ ràng là cái thứ pháp không đem lại sự an ổn khoái lạc cho ai. Nó là pháp khổ đau, là nguyên nhân khổ đau, nó "bất tịnh"!

Hễ có một là có bốn. Bốn một không rời nhau, không ngoài nhau, mà "là" nhau. Như chim Oan ương và chim Ca lân đề ấy.

Trái lại, người đệ tử thông minh của Phật hiểu rõ rằng: Phật tánh là tánh "thường". Phật tánh là tánh bất hoại. Tánh bất hoại là "thường'. Có thường tức có an ổn. Có an ổn là có "lạc". Đã có "thường", có "lạc" thì có "ngã", có "tịnh". Một là bốn, bốn là một, không rời nhau, không ngoài nhau mà "là" nhau. Cũng như chim Oan ương và chim Ca lân đề kia vậy.

* Như Lai hiện sanh ở cõi đời, nhìn bằng nhục nhãn, người ta thấy Như Lai chẳng có gì khác với phàm phu. Ca Diếp Bồ tát là người đại diện cho cái thấy đó. Rằng Như Lai có thể có ưu bi khổ lạc? Như Lai còn có ưu bi khổ lạc cho nên Như Lai nhìn thấy cái khổ lạc của chúng sanh, Như Lai cảm thương. Còn "cảm thương" hay "từ bi" hay ưu ái...gì đó, thì cũng là một "vấn vương, vương vấn" chưa thoát khỏi bận bịu buộc ràng!

Người đệ tử thông minh của Phật, phải hiểu cái tỷ dụ: Chim Oan ương, chim Ca lân đề. Loại chim khôn ngoan tìm gò nỗng, đến chỗ đất cao chỉ vì con, cho con mà đến. Đến lót ổ, sắp xếp chỗ ở cho con khỏi sợ nguy hiểm của mùa nước nổi rồi bay về chỗ cũ mà ưu du an ổn thong dong! Chim không hiện diện ở cùng đám con của chúng nhưng không phải là chim đã chết mà chim ưu du tự tại thong thả nơi chốn cũ của mình.

Như Lai hiện sanh ở cõi đời, chỉ dạy chân lý vô thường, vô ngã, khổ, bất tịnh cho hạng người chỉ có khả năng học lớp "bán tự". Rồi Như Lai cũng dạy: THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH cho những bậc đại căn chủng tánh Đại thừa. Xong việc, Như Lai nhập Đại Niết bàn ở rừng Ta la song thọ. Nhập Đại Niết bàn rừng Ta La Song Thọ qua nhục nhãn của người bạc địa phàm phu, họ đều thương tiếc, khóc than, vì họ nghĩ rằng Như Lai đã chết. Người đệ tử thông minh của Phật, hiểu rõ rằng Như Lai "thường trụ", Như Lai không có chết mất, chỉ vì sự vắng bóng, không hiện diện của Như Lai!

* Bắt trói, mở thả, thậm chí giết người bằng kiếm, cắt đứt bằng cưa mà nhà ảo thuật không có chút đau lòng, không có khởi niệm oán thù, thương ghét. Người xem ảo thuật cũng chẳng sợ hãi động tâm, vì kẻ ảo thuật, người xem ảo thuật đều biết đó là "ảo thuật"! Như Lai đối với chúng sanh có lúc Như Lai gọi là "thương xót", có lúc Như Lai gọi là "giáo hóa", có lúc Như Lai gọi là "tế độ", chỉ là làm cái việc "bắt trói", "mở thả", "chặt đầu", "cưa cắt" của nhà "ảo thuật" tài ba ấy!

Là đệ tử thông minh của Phật, phải hiểu cho rõ rằng:

NHƯ LAI KHÔNG HỀ THƯƠNG AI!

MẶT TRỜI và ÁNH SÁNG MẶT TRỜI cho tất cả nhân loại mà KHÔNG HỀ CHO AI HẾT!

* Hành pháp là pháp hữu vi bị chi phối bởi vô thường...cho nên khổ và bất tịnh.

Niết bàn là vô vi, tánh thanh tịnh bản nhiên đó, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm, bất xuất, bất nhập, bất đoạn, bất thường, bất lai, bất khứ. Niết bàn có đủ tánh chất: THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH, nếu không gọi đó là: AN VUI ĐỆ NHẤT thì phải gọi đó bằng gì ? Cho nên Phật dạy người đạt đến Niết bàn là có được cái AN VUI ĐỆ NHẤT. Người có được Niết bàn là người xa lìa phóng dật, vượt ra mọi phóng dật của thân, khẩu, ý. Người có được Niết bàn là người không còn bị KIẾN HOẶC, TƯ HOẶC, TRẦN SA HOẶC, VÔ MINH HOẶC, tác động, chi phối, hoành hành.

Do nghĩa đó, Phật dạy: Người có được Niết bàn là có cái an vui bậc nhất ./.