Phật nói
KINH PHÁP HOA TAM MUỘI
Đời Lưu Tống, Sa-môn Trí Nghiêm, dịch chữ Hán
Nguyên Hiển, dịch tiếng Việt
Đời Lưu Tống, Sa-môn Trí Nghiêm, dịch chữ Hán
Nguyên Hiển, dịch tiếng Việt
Phật ở trong núi Kì-xà-quật, thành La-duyệt-kì cùng chư tôn đệ tử một ngàn hai trăm năm mươi Tì-kheo, bảy vạn ba ngàn Bồ-tát, các Đế Thích, Phạm thiên không thể tính kể từ mười phương tụ hội về, tất cả đều có thần thông vi diệu. Lại có hằng sa chư thiên, người, cùng chư Bồ-tát từ phương khác. Như vậy trăm ngàn ức hằng sa đều tụ hội trước Phật.
Bấy giờ Xá-lợi-phất, Tu-bồ-đề cùng chư tôn Bồ-tát trong lòng sinh nghi, nghĩ rằng vì nhân duyên gì các vị thượng nhân đều tập họp về đây. Có điềm lành tốt gì đây. Các đệ tử sinh nghi quỳ thẳng làm lễ muốn thưa hỏi Phật.
Bấy giờ Phật đã phóng vô số hào quang, từ miệng phát ra ngàn ức ức dần dần chiếu sáng khắp hư không, xa đến hằng sa quốc độ. Rồi mặt đất chấn động, ánh sáng tắt, tức thì không thấy thân tướng Phật nữa. Đại chúng kinh ngạc cùng bàn nhau tự nghĩ không biết Tam-muội của Phật đã đi về đâu. Rồi liền trở lại nhập định tìm đến chỗ Phật.
Trong pháp hội có Bồ-tát tên Tuệ Tướng liền bảo : Hay lắm ! Hay lắm ! Nay các hiền giả suy nghĩ không biết Tam-muội của Phật đã đi về đâu. Chốc nữa vua, hoàng hậu, thái tử, công chúa và các cung nữ phu nhân nước La-duyệt, ba vạn hai ngàn người đều đến vào núi cũng sẽ không trông thấy Phật.
Lại có Bồ-tát Bất Tưởng hỏi : Vua làm gì mà mang quân tùy tùng đông thế ? Vua tên Biện Thông đáp : Thấy hào quang Phật nên đến đây. Vương nữ tên Lợi Hạnh bèn hỏi Bồ-tát Phật nay đang ở phương nào. Đáp đã tìm nhưng không biết ở đâu. Vương nữ nói : Khanh là người thần thông đệ nhất của Phật phải biết Phật ở đâu chứ ! Bồ-tát đáp : Xin ngồi tạm chốc lát.
Đất liền rúng động. Từ lòng đất vọt lên, Phật an tọa tự tại trên tòa sen báu lớn. Các thượng nhân và đại chúng đều kinh ngạc. Vương nữ Lợi Hạnh đứng dậy đảnh lễ Phật xong, đứng trước Phật nói kệ hỏi Phật rằng:
Thấy Phật phóng hào quang,
Nghi có điềm lành tốt,
Nên đem đại chúng đến,
Muốn hỏi chỗ nghi tâm.
Nhưng lại không thấy Phật,
Trong lòng rất phân vân.
Nguyên xin được giải thuyết,
Khiến chúng giải trừ nghi.
Mọi người nhập Tam-muội,
Tìm kiếm thân tướng Phật.
Nhưng rồi không biết đâu,
Mọi người cùng ngồi bàn.
Nên nhập Tam-muội gì,
Mới cầu được ý Phật.
Con đến hỏi đại chúng,
Phật nay ngự nơi đâu?
Vì chí tâm thuần thành,
Nên muốn hỏi điều đó.
Xin được thấy Thế Tôn,
Khiến tâm hết hồ nghi.
Vì đại chúng đầy đủ,
Xin phân biệt giải thuyết.
Nơi của Tam-muội ấy,
Được gọi danh hiệu gì?
Phật bảo nữ vương Lợi Hạnh : Câu hỏi của người rất sâu. Ta sẽ vì người phân biệt nói rõ. Nơi của Tammuội này gọi là Pháp Hoa. Ví như trong một nước lớn có một cái cây, cây có một cái hoa che trùm ba ngàn đại thiên quốc độ, hương thơm lan tỏa hằng sa cõi Phật. Nếu có người được nghe tên và biết ý nghĩa, tự nhiên sẽ nhanh chóng được Tam-muội này. Nếu những kẻ bệnh tật được nghe Tam-muội này, liền khi ấy sẽ tự khỏi, các bệnh căn trong người tiêu hết.
Nữ vương Lợi Hạnh hỏi Phật : Oai đức của hoa là gì mà có được tuệ như vậy ? Phật bảo nữ vương Lợi Hạnh : Hoa là sắc đẹp của cây, người ai chẳng yêu thích muốn được. Pháp hoa Tam-muội là sắc đẹp, là ánh sáng lớn hữu hình trong sinh tử. Người không nghe không biết không tin Tam-muội này, không phụng hành không phải là Bồ-tát, không thấy tuệ, mất căn bản của con người, trở lại bị cuốn trôi theo bèo bọt, rốt cuộc mình không thấy được ánh quang minh.
Nữ vương Lợi Hạnh lại hỏi Phật : Nay muốn được Tam-muội này thì tu pháp gì, có bao nhiêu việc người có thể thực hành được ? Xin Phật từ bi, rộng mở hành nghi khai hóa, khiến tất cả được nghe hiểu, đều ngộ nhập Tam-muội.
Phật nói : Hay thay ! Hay thay ! Đa số chúng sinh được độ thoát, vĩnh viễn đến bờ kia là có hai việc. Những gì là hai ? Một là biết pháp thân như huyễn như hóa. Hai là biết dâm nộ si là vô căn vô hình.
Bấy giờ Phật nói kệ rằng :
Pháp thân có tất cả,
Huyễn hóa hiện nổi chìm.
Dâm nộ si không hình,
Như nước hiện bèo bọt.
Quán sát thân người vật,
Như diệt vô hình trụ.
Ly tán hợp tự thành,
Phân biệt chấp đều không.
Phật bảo nữ vương Lợi Hạnh : Lại có bốn việc cho người tu Tam-muội. Những gì là bốn ? Một là thực hành giới, tưởng không sắc. Hai là hành bố thí, không thấy có người nhận. Ba là không chán nản, không loạn tâm. Bốn là tu trí tuệ không ngu si. Đó là bốn.
Bấy giờ Phật nói kệ rằng :
Không phạm giới phá giới,
Bố thí không để tâm.
Không chán, không si loạn,
Không ngu, không trí tuệ.
Không nói không tu hành,
Tu hành thì không nói.
Có thể vào Tam-muội,
Không ở giữa, hai bên.
Phật bảo nữ vương Lợi Hạnh : Lại có ba mươi sáu việc Tam-muội này trông thấy. Ba mươi sáu việc là những gì ? Là không thấy sinh, không thấy tử, không tăng, không giảm, không ra, không vào, không ở ngoài, không ở trong, không trụ, không dừng, không sắc nước, không sắc lửa, không sắc gió, không sắc đất, không đau, không ngứa, không nghĩ, không tưởng, không sinh, không tử, không thức, không tham, không dâm, không giận, không tức, không ngu, không si, không keo kiệt, không bố thí, không ác, không thiện, không tâm hành, không ý hành, không thức hành. Không khởi các việc trên, không diệt các việc trên, tất cả như một không hình tượng. Đó là ba mươi sáu việc Pháp hoa Tam-muội thấy được.
Bấy giờ Phật nói kệ rằng:
Không tưởng niệm không niệm,
Không hành sắc tướng ác.
Không hành Pháp hoa tịnh,
Vắng lặng không ta đây.
Không vào cảnh giới nào,
Tuyệt diệt không hình tướng.
Không quán thiện cùng ác,
Đều tự nhiên như không.
Phật bảo vương nữ Lợi Hạnh : Pháp hoa Tam-muội thấy cũng ví như vậy. Khi Phật nói ba mươi sáu việc này, vô số người trời và người trong đại chúng thế gian và đoàn tùy tùng của nhà vua lớn nhỏ có bốn mươi ức vạn đều phát vô thượng chính chân đạo ý. Nữ vương Lợi Hạnh cùng các cung nhân ba vạn hai ngàn thể nữ đều được pháp lạc vô sở tùng sinh. Nữ nhân trong pháp hội thấy vậy đều phát đạo tâm, trong lòng rất hoan hỉ lễ Phật đi nhiễu ba vòng rồi đứng trước Phật nói kệ rằng :
Thế Tôn thật thần diệu,
Dạy biết việc ba đời.
Dứt trừ tham sân si,
Độ chúng sinh trôi nổi.
Đều đến thành Vô Vi,
Khoái lạc và an ổn.
Trong cõi trời và người,
Đất liền khởi chấn động.
Hôm nay cả đại chúng,
Ức ức trăm ngàn vạn.
Vị lai và quá khứ,
Hiện tại được tự nhiên.
Nguyện khắp được ơn lớn,
Sức oai thần Pháp hoa.
Tất cả người ba cõi,
Đều được Tam-muội này.
Khiến chúng con ở đời,
Thường hành trì Pháp hoa.
Cho đời không suy diệt,
An vụi không sầu não.
Ba khổ tự nhiên trừ,
Như nhập vào Tam-muội.
Nguyện biết được tướng không,
Tướng tốt tự nhiên hiện.
Dạy dỗ người trôi nổi,
Đều được hạnh từ tâm.
Xán lạn oai nghi tốt,
Đồng như thân Như Lai.
Họp chúng sinh trôi nổi,
Khiến tu tập Tam-muội.
Khiến trụ trong tính không,
Được tuệ giác tối thắng.
Nữ vương Lợi Hạnh nói kệ xong nghĩ rằng nay muốn dạy bảo ngứời không thấy chính pháp phải làm sao khai hóa ? Phật biết suy nghĩ trong tâm nữ vương, liền bảo nữ vương : Muốn hành trì pháp gì, dạy người pháp gì, lại nữa là người ở đâu, đến đâu thì dừng lại ? Nữ vương bạch Phật : Như Thế Tôn nói là không có pháp, không có giáo, không có người. Phật bảo nữ vương : Không có pháp, có tám việc phải hành trì. Không có giáo, có sáu việc phải trừ bỏ. Không có người, có bảy việc phải xua tan. Nữ vương hòi Phật : Thế nào là tám việc phải hành trì, sáu việc phải trừ bỏ, bảy việc phải xua tan ? Phật nói : Một là thấy ngay thẳng không tà vạy. Hai là nghe ngay thẳng không lén lút. Ba là hành xử ngay thẳng không quanh co. Bốn là nói thẳng không phiền hà. Năm là việc làm ngay thẳng không mê muội. Sáu là ý niệm ngay thẳng không suy nghĩ vu vơ. Bảy là tâm ngay thẳng không dao động. Tám là thụ nhận ngay thẳng không tìm cầu. Đó là thực hành tám việc không có pháp. Thế nào là loại trừ sáu việc không có giáo ? Một là không ý niệm có thấy không thấy. Hai là không ý niệm có tiếng không tiếng. Ba là không ý niệm có mùi vị không mùi vị. Bốn là không ý niệm có mùi hương không mùi hương. Năm là không ý niệm có cảm xúc không cảm xúc. Sáu là không ý niệm có ý thức không ý thức. Đó là sáu việc phải trừ bỏ. Thế nào là xua tan bảy việc không có người ? Là không sắc thái của nước, không sắc thái của gió, không sắc thái của lửa, không sắc thái của đất, không sắc thái của tâm, không sắc thái của thức, không sắc thái của hành vi. Đó là bảy việc phải xua tan, không có người để có thể giáo hóa, phải hiểu như vậy.
Bấy giờ Phật nói kệ ràng :
Nếu có hiểu Pháp hoa,
Phẩm cốt yếu Tam-muội,
Phải chuyên cần tinh tiến,
Hiểu rõ được nghĩa đúng.
Bảy, tám, sáu đều đủ,
Chấp vốn không hình tích.
Không thụ, tự muốn được,
Bỏ tưởng an tịch nhiên.
Thuyết pháp không ngôn giáo,
Không thấy có thọ mạng.
Người vốn không vắng lặng,
Mê bèo bọt nói có.
Không trừ không đoạn dục,
Ra vào không chỗ trú.
Không đau đớn không tưởng,
Không sinh không diệt mất.
Có niệm là lao khổ,
Không chấp trước nhân duyên.
Thị hiện có sắc dục,
Đã không luyến bụi trần.
Quán thấy có bệnh đau,
Thường ý cùng gốc hợp.
Tuệ thấy niệm bất không,
Tịch tịch an không không.
Pháp hoa Tam-muội hiện,
Trụ bất xuất bất nhập.
Không thấy chẳng thấy không,
Là mau được chân như.
Mới có thể hành thí,
Lấy tuệ làm bố thí.
Nói tuệ đều như vậy,
Chư Phật đều ngợi khen.
Bấy giờ nữ vương nghe nói càng thêm vui mừng hớn hở, đứng dậy lễ Phật rồi vọt lên không trung cách đất bảy bước, ngồi trên đài sen kim cứơng. Khi ấy có một Tì-kheo trong lòng nghĩ rằng đây đúng là người ảo, rồi đứng dậy lễ Phật quỳ thẳng chấp tay dùng kệ hỏi Phật:
Vốn sinh từ ngu si,
Không biết nghĩa đạo tuệ.
Chẳng hay Lợi Hạnh này,
Đúng thật nam hay nữ.
Xác thật đúng là người,
Dùng pháp gì, xin hỏi.
Đúng là thân người nữ,
Sao hỏi quá thâm sâu.
Trước nay theo Phật pháp,
Chưa thấy người như vậy.
Kiến thức thật phi phàm,
Và trí tuệ cũng vậy.
Người từ phương nào đến,
Mà sinh vào vương gia?
Kiếp trước tu pháp gì,
Đã gặp bao nhiêu Phật,
Tinh tiến dũng kiện vậy?
Như Lai đáp câu hỏi :
Đầy đủ giới đức hạnh,
Hỏi được như đã nói.
Nhẫn được tâm nhu nhuyến,
Chỉ nói được làm được.
Giữ tâm ý ra sao?
Thật muốn sang hỏi đó.
Nêu trụ bao nhiêu pháp,
Trụ cảnh không sinh tâm.
Nếu thật có trí tuệ,
Ta sẽ giải thích cho.
Hiểu rõ chỗ nói pháp,
Giảng rộng cho đạo tục.
Có tâm ý gì khác,
Riêng được trí tuệ đây?
Phật liền bảo Tì-kheo rằng :
Từ bao nhiêu nhân duyên ,
Mới nói kệ trả lời.
Tâm nữ vương Lợi Hạnh,
Lập đức biết bản xứ.
Đời sau một ngàn năm,
Thường tu tập Tam-muội.
Tâm hiểu tất cả sắc,
Vắng lặng như thiền định.
Chính là thân nữ nhân,
Chẳng phải thân hóa hiện.
Vốn từ cõi Vô sắc,
Nay đến thế giới này.
Nối tiếp như hạnh xưa,
Phương tiện lập chính pháp.
Không thân mà hiện thuyết,
Niệm khắp các hạnh từ.
Niệm pháp không là gốc,
Không khởi tướng nhân duyên.
Tì-kheo do chẳng rõ,
Quái lạ nữ thân này.
Chẳng thấy vốn không có,
Lại tự chịu trói buộc.
Thiền chính là bỏ sắc,
Lại bị sắc làm loạn.
Lìa khổ tránh ba độc,
Là vào khổ ba độc.
Ông không biết rõ thân,
Tự cho thường an ổn.
Vạn vật như ảo hóa,
Xuất nhập tựa vô hình.
Bốn sắc vốn hư không,
Tự nhiên chấp hình tướng.
Tham ái tự buộc ràng,
Bởi bỏ gốc theo ngọn.
Bấy giờ tám vạn bốn ngàn Tì-kheo nghe hiểu ý kệ liền phát vô thượng chính chân đạo ý. Vô số kể thiên nhân rải hoa và hương thơm đến cúng dường Phật. Khi ấy Xá-lợi-phất nghĩ rằng người nữ này có biện tài như vậy, sao không xả bỏ thân nữ làm thân nam ? Phật liền biết tâm niệm của Xá-lợi-phất bèn bảo Xá-lợi-phất : Ông nên hỏi người nữ ấy. Xá-lợi-phất liền hỏi : Thưa nữ vương Lợi Hạnh ! Ngài đã nói ra những điều phi thường và cùng Như Lai đối đáp được như vậy, sao ngài không từ bỏ thân nữ làm thân nam ? Nữ vương Lợi Hạnh đáp : Thưa ngài Xá-lợi-phất ! Điều thiết yếu của đạo đức là khéo dùng trí tuệ mà thấy chứ không thấy bằng bốn thứ hình sắc như đất nước gió lửa. Năm tình hợp với sáu nhập là suy. Tâm ý thức như ảo như hóa, xuất nhập vô hình, ý si không hết. Cho nên đối trị ba dòng chảy thì ra khỏi cảnh nổi chìm. Nào có gì quý báu đâu. Tuy lậu đã hết, kết đã giải, mà còn có tư tưởng bất tịnh thì như ở Vô sắc cũng xấu ác. Ở trong khổ mà lấy làm vui. Xá-lợi-phất hỏi : Pháp học Phật có nên hủy báng chăng ? Nữ vương hỏi : Hiền giả Xá-lợi-phất ! Thế nào là hủy báng ? Đáp : Mỗi một cái tốt mỗi một cái xấu đều là hủy báng. Nữ vương nói : Chưa hiểu, chưa rõ. Đại nhân có nói không cho nhỏ là nhỏ lớn là lớn, tốt xấu không hai, bình đẳng không khác. Chê thân, thân là sắc. Chê ý, ý vô hình. Bốn sắc pháp không, không hình, không tạo tác, thì cái gì chịu sự hủy báng ? Xá-lợi-phất đáp rằng : Những điều người nói là hạnh của Bồ-tát đại nhân. Người chưa phải là Bồ-tát vì duyên gì nói những điều này ? Nữ vương nói : Đại nhân lấy gì lập ? Đáp : Phổ biến bình đẳng lập. Thế nào là phổ biến ? Giáo hóa cho nhân loại mười phương lìa khổ được đạo là phổ biến. Tuy nhiên những điều hiền giả nói không gọi là phổ biến mà là nói sinh tử cần khổ thôi. Nữ vương bảo Xá-lợi-phất: Nói phổ biến nghĩa là không nghĩ thấy có người không người, có giáo không giáo, có pháp không pháp. Như thế là phổ biến. Không vì thấy sinh tử khổ muốn giáo hóa khiến đắc đạo là phổ biến. Xá-lợi-phất không đủ biện tài để đối đáp.
Bấy giờ nữ vương nói kệ khen rằng:
Người do ba trần loạn,
Bèn chấp trước sáu suy.
Đối năm ác mười giặc,
Ba ách đọa khốn cùng.
Mười hai liên tục nối,
Bốn sắc trói buộc ba.
Không hiểu là điên đảo,
Ngồi chịu đựng trống rỗng.
Vô cố chìm ba dâm,
Sa lưới xuống vực sâu.
Kiên tạng sợ hai ba,
Tự diệt lại thụ sinh.
Bị cái không trói buộc,
Hằng ôm tưởng bất tịnh.
Tự hô là thường an,
Là được chân tự nhiên.
Bọn chúng đầy Diêm-phù,
Ức ức trăm ngàn vạn.
Đi khắp cả mười phương,
Chẳng lợi ích một ai.
Nếu có người làm theo,
Đều cùng rơi biển khổ.
Nếu thực hành chính pháp,
Vào biển không dục căn,
Quyết biển khổ diệt hết,
Bình ổn không xao động.
Đem nguồn gốc dục căn,
Khiến người về quê cũ.
Quê cũ là vô vi,
Gọi là bản thanh tịnh.
An lạc nhiều ánh vàng,
Ra vào đều chiếu sáng.
Trong hằng sa kiếp Phật,
Tán thán cũng không cùng.
Pháp không, không hý luận,
Vô tướng với vô nguyện,
Như nước biển rộng sâu,
Đều không thể nói hết.
Rộng khai hóa mọi người,
Tự nhiên thường an ổn.
Chỉ mong các hiền nhân
Hãy tự mình phản tỉnh.
Không rõ là tự trói,
Chịu báo ứng như huyễn.
Bấy giờ bốn vạn hai ngàn La-hán đều được chính ý đệ thất trụ, tám vạn năm ngàn Thích Phạm đều được vô sở tùng sinh, sáu vạn bốn ngàn hiền nữ đứng dậy lễ Phật, đứng trước Phật nói kệ rằng:
Nay nữ vương Lợi Hạnh,
Vì chúng con nói pháp.
Nghe Phật pháp sâu xa,
Tâm chúng con rộng mở.
Thật chúng con muốn biết,
Đạo đức từ đâu đến.
Tập họp được đại chúng,
Do đức thần diệu nào.
Khiến tất cả đại chúng,
Chẳng ai không kinh ngạc.
Tâm hoan hỉ phục tùng,
Theo giáo pháp tu tập.
Nguyện xin đức Thế Tôn,
Xót thương cho rửa sạch.
Chí tâm thụ đại tu,
Như Lai hiện thần lực,
Liền khiến các nữ nhân,
Chuyển nguyện bỏ sắc dục,
Đều muốn làm Sa-môn.
Phật biết tâm chúng con,
Ắt giác ngộ chân lý,
Khiến thân như Bồ-tát,
Giảng nói giáo pháp Phật,
Để chuyển hóa mọi người.
Các đại chúng hiền nữ,
Đều ở trước đức Phật,
Nhất tâm cung kính lễ,
Nguyện được đồng như Phật.
Phật bảo các nữ nhân : Lời các vị thật chí thành. Nay muốn được như nguyện, trước phải báo xin cha mẹ, rồi phải được vua chuNn cho mới có thể xuất gia. Bấy giờ các nữ nhân nói kệ rằng :
Muốn xin làm Sa-môn,
Trước được phép mẹ cha,
Sau được phép vua cho,
Mới xuất gia hành đạo.
Vì đạo không ngại khổ,
Chỉ phải gắng khai tâm.
Hiểu rõ gốc tâm ý,
Tất cả đều như nhau.
Liền quyết định ý nguyện,
Tâm hiểu mới đến đạo.
Đạo từ tâm hiểu phát,
Không trụ nơi trói buộc.
Quán chúng sinh khai hóa,
Nếu do tâm xuất sinh,
Từ gốc biết vốn không,
Biết khổ chẳng thường còn,
Do tâm loạn lưu chuyển,
Sở kiến phải đối trị,
Không sinh tưởng thiện ác,
Thế mới làm Sa-môn.
Các hiền nữ đến nhà cha mẹ quỳ thẳng thưa cha mẹ và quốc vương : Hôm nay được ơn đức của vua đến chỗ Phật. Vì tôn nữ Lợi Hạnh hỏi Phật pháp sâu xa vi diệu, muốn cầu đạo vô vi. Hiện thân và tất cả chư Phật vì nữ vương nói nguồn gốc khổ đau sinh tử là do đam mê sắc dục không biết nguồn gốc đạo đức. Do đó khi vô thường đến sẽ sinh vào ba đường khổ. Nguyện muốn làm Samôn xin cha mẹ cho phép con làm Sa-môn, sau khi đắc đạo sẽ trở về độ cha mẹ. Các cha mẹ nói với các nữ nhân : Cầu đạo tự nhiên, mỗi người tùy theo điều kiện thuận tiện tùy ý tu hành. Các người hãy đi, ta cũng sẽ đi theo các người. Các người tự tâu lên vua, được vua chuNn cho thì cứ đi không phải hỏi ta nữa. Các nữ nhân cúi đầu trước Đại vương nhỏ lệ tâu rằng : Người trong ba cõi khổ vì tham dục sắc tướng, không được tự tại. Vô thường thoạt đến không ai thay thế mình được, nên thật muốn làm Sa-môn cùng với các cung nữ đây. Nguyện khi đắc đạo vô vi sẽ trở về độ cha mẹ, xin Đại vương chsáp thuận cho bản ý của chúng thần. Vua bảo nữ vương Lợi Hạnh cùng các cung nhân sẽ sớm cho các người đi xuất gia làm Sa-môn. Nhưng vì các ngươi chưa đầy đủ ba việc nên chưa cho đi. Một là chưa học hết các lễ giáo. Hai là thường vui chơi chưa thấy khổ. Ba là ăn, nói còn phóng túng. Do đó trẫm không muốn cho các người đi. Nhưng nếu có ý chí thì cứ đi, chớ nghi ngờ ý của trẫm. Trẫm cũng muốn làm Sa-môn. Vua liền đi đến chỗ Phật làm lễ bạch Phật rằng : Nghe nói trí tuệ, ý rất muốn nghe, việc nước giao phó cho thái tử, nguyện đem thân quy y Tam Bảo, cung cấp hầu hạ hai bên và thụ nhận giáo pháp, muốn làm Sa-môn cầu đạo như Phật.
Phật liền phóng hào quang nhiều sắc chiếu sáng mười phương, mặt đất phát ra sáu thứ chấn động, chư thiên tấu nhạc đày khắp hư không, rải hoa và các thứ báu bao phủ ba ngàn cõi Đại thiên. Gò nổng trở thành đất bằng. Nơi có núi cao hóa thành vàng ròng. Cây khô sống lại. Mọi người trở nên khôi ngô đẹp đẽ như ý muốn. Cây khô ra lá, tự nhiên gió thổi đều nghe tiếng ca tụng công đức Phật. Hoa nở liền rơi xuống mang hương thơm đến chỗ Phật la liệt trên không, mối mỗi nói kệ ca ngợi công đức Phật:
Nay nhờ thần lực Phật,
Đã chết được cứu sống.
Sắc tươi lại như xưa,
Quả thật nhờ đạo thành.
Sinh tử sắc dâm loạn,
Ví như cậy khô héo.
Gặp được âm thanh Phật,
Trở về hợp bản tính.
Sáu sắc mê chìm đắm,
Bốn sắc hợp năm dục.
Pháp phân biệt là không,
Hiểu đạo thành pháp hạnh.
Là được chân định trí,
Được khoái lạc an ổn.
Tất cả đều hoan hỉ,
Cúi đầu lễ chân Phật.
Bấy giờ các vị có lục thông và các La-hán thấy hoa có nói kệ như vậy, Nữ vương Lợi Hạnh liền hóa ra nam tử, rồi lại làm một nữ tử Bồ-tát, làm ra hai biến hóa như vậy, cử tọa cả chúng không ai không hoan hỉ. Khi ấy trong một cõi Phật, không có người nữ, các vị đắc đạo lục thông có mười vạn năm ngàn người, ba vạn Tu-đà hoàn đều được A-duy-việt-trí. Tám vạn sáu ngàn người và A-na-hàm đều được pháp nhẫn nhu thuận. Không thể tính kể số La-hán lại phát vô thượng chính chân đạo ý. Lại có cả Bích-chi-phật, hạnh như đức Di-lặc.
Vua liền giao nước cho thái tử. Thái tử tên Biện Tích quỳ thưa Đại vương : Vua vì muốn bỏ cái tai ương cho con cháu với cái phúc của sắc thân. Cho con cháu nên dùng lợi pháp tài. Mang cái đại tội oán giao cho con cháu đời đời cai trị nước lớn là lọt mất căn bản con người, không biết trí tuệ lớn là con đường diệt mất lẽ thiện. Giao cho con cháu rồi thì biết làm sao ? Vua cha đã bảo, không thể không vâng lời. Liền lạy vua cha mà cáo từ trở về cung điện, ngồi lên ngai vàng lãnh lấy quốc gia. Bèn bố cáo khắp nước nếu ai không đến chỗ Phật cầu đạo vô vi làm người tốt hiếu thảo thì bị tội đồng với ba tội nghịch.
Thái tử ở trong cung điện tinh tiến dũng tuệ, rộng mở ý nghĩa đạo lớn, phát tâm còn quá hơn vô lượng, liền diệt tất cả ác. Đại địa liền phát ra sáu thứ chấn động. Bấy giờ nhân dân đều nói nguyện cho thái tử liền được làm Phật, tôi và đại chúng đều sẽ lần lượt được làm Phật. Khi ấy Phật mỉm cười phóng ra năm sắc hào quang chiếu đến mười phương cõi Phật. Nhân dân đều phát nguyện khiến mình đắc đạo như Phật, việc Nm thực tự nhiên hiện tiền như trên cõi trời Đao-lợi, các Bồ-tát nơi nước ấy đều như ở nước A-di-đà.
Thái tử Biện Tích được công đức, ở trong cung bảy ngày rồi xuất cung đến chỗ Phật, cùng đại chúng quần thần nhân dân lớn nhỏ vô số kể, đảnh lễ đứng trước Phật nói ức ức vạn ngàn kệ ca ngợi rằng:
Phật khai pháp Tam-muội,
Công đức cao vòi vọi.
Hào quang oai thần chiếu,
Cảm động ba ngàn cõi.
Cho đời vô thượng tuệ,
Đức bủa khắp nhân tâm.
Cảm hóa kẻ sơ cơ,
Không ai không được phúc.
Giảng diễn cùng ngợi khen,
Pháp hoa đổi đời trược.
Hàng phục kẻ ngoan cường,
Thành hiền hòa nhu thuận.
Đều tìm ánh sáng đạo,
Tạo thiện nghiệp dài lâu.
Bỏ tuổi già không tịch,
Bất tử lại hoàn sinh.
Trừ bệnh lìa ô uế,
Hết sắc tưởng, lao nhọc.
Ấm cái liền diệt trừ,
Thanh tịnh, dục trần hết.
Tư tưởng thụ dục định,
Lưu bố hoàn vô vi.
Không định thường vắng lặng,
Không trụ cũng không hành.
Không hành không pháp thức,
Thị hiện tướng quang minh.
Pháp vốn không tăng giảm,
Thường an tịch không không.
Như Lai hiện thần hóa,
Tất cả được chân đạo.
Ngu si tịch nhiên định,
Tâm đồng với vô sinh.
Tôi nay nghe thuyết pháp,
Diễn xuất tuệ Pháp hoa.
Tâm hiểu nên phát nguyện,
Tất cả được như Phật.
Nay muốn thành cõi nước,
Nguyện xin nói Pháp hoa.
Thực hành pháp nào được ?
Phải hiểu bao nhiêu việc ?
Chóng được Pháp hoa này,
Y nghĩa mà nói tuệ.
Đều khiến phân biệt rõ,
Tất cả tâm được hiểu.
Hiểu rõ việc các pháp,
Sẽ được từ trong ngoài.
Và được cả xa gần,
Thì sẽ được làm Phật.
Rồi trải qua số kiếp,
Dài lâu theo Phật học.
Trí tuệ điều cốt yểu,
Khoảnh khắc được thành tựu.
Xin diễn nói đầy đủ,
Cho đại chúng đều biết.
Thái tử và mọi người,
Đảnh lễ rồi an tọa.
Phật bảo nữ vương Lợi Hạnh : Muốn biết sự thị hiện khai giải Pháp hoa của vị lai quá khứ hiện tại chư Phật, đều phải do từ PhNm tán thân thí dụ này mà đắc đạo hiểu chân lý. Bấy giờ có ức vạn trăm ngàn chư thiên, Phạm thiên và nhân dân vô số kể, bốn mươi tám vạn Bồ-tát đều được vô sở tùng sinh. Còn có các Thanh Văn cũng đều phát tâm vô thượng.
Bấy giờ Bồ-tát Bất Tưởng bạch Phật rằng : Hôm nay đại chúng nghe Pháp hoa Tam-muội, giải thuyết các pháp yếu nhưng chưa được thụ ký. Phật bảo Bồ-tát : Hôm nay nói Pháp hoa Tam-muội là các vị đã có thụ ký từ nhiều kiếp số, mỗi vị tự có cõi nước xứ sở của mình nên không phải nói nữa. Nếu người chưa rõ, hãy tự về xứ sở của mình mà hỏi.
Bấy giờ thái tử và nữ vương Lợi Hạnh liền thưa với Bồ-tát những điều trong tâm muốn hỏi liền nói kệ trả lời rằng:
Thưa hiền giả trí tuệ,
Sao không hiểu pháp yếu.
Nếu muốn cầu tưởng báo,
Đều chẳng phải trí tuệ.
Nếu nói có xứ sở,
Tức chẳng phải Pháp hoa.
Cần phải dùng miệng nói,
Muốn nghe tiếng cao quý,
Mà không hiểu gốc ngọn,
Thì nói cũng không biết.
Dạy đạo con đường tắt,
Cũng như người mù lòa.
Âm vang tiếng sư tử,
Mà còn kêu tiếng nhỏ,
Thụ ký cho thành Phật,
Không biết lễ chính đạo,
Thụ ký có cõi nưỡc,
Cũng như tuồng ảo hóa.
Có đáp thì có ứng,
Tư tưởng không do dự.
Phụ giúp việc giáo thụ,
Đến khứ lai hiện tại.
Biết tất cả thần thông,
Không cần có ngôn thuyết.
Thụ ký tại không không,
Trong vắng lặng vô vi.
Thường định không động chuyển,
Riêng, nhỏ người không biết.
Khai diễn điều chưa tỏ,
Vắng lặng không tạo tác.
Đó là nước an lạc,
Thanh tịnh chứng chính pháp.
Không nghĩ có tư tưởng,
Đó là pháp thụ ký.
Tỏ tướng hảo quang minh,
Chính là cần khổ hiện.
Đệ tử có nhân dân,
Là vào dục uế trược.
Nghĩ không cần không khổ,
Tất cả không khởi diệt.
Đáp mười tám vạn ức kệ như vậy, Bồ-tát liền hoan hỉ nói kệ khen rằng :
Ta tự sinh ngu si,
Không hiểu lời thượng nhân.
Không biết pháp âm ấy,
Lại nói chưa thụ ký.
Nay nghe nói kệ này,
Rất sâu khó bày tỏ.
Nguyện phát bản tâm này,
Tham luận cùng tri thức.
Khi ấy thái tử bạch Phật rằng : Nay các hiền giả còn không rõ pháp yếu, xin dùng phương tiện khéo léo khai giải. Phật liền mỉm cười, năm sắc hào quang từ miệng phóng ra, mười phương đều chiếu sáng.
A-nan bạch Phật : Phật không cười suông, ắt có tôn ý, nguyện xin được lắng nghe. Phật bảo A-nan : Ông trông thấy đại chúng không ? A-nan đáp : Có thấy. Nay Như Lai hỏi đều đáp đầy đủ, mỗi mỗi giáo hóa trong mười phương, độ hằng sa chư thiên nhân dân đều khiến tu hành thành Phật.
Bấy giờ tự nhiên trời mưa hương hoa bảy báu che trùm ba ngàn đại thiên quốc độ kín cả hư không. Phật bảo thái tử : Hiểu Pháp hoa này cũng như thân người vậy. Bấy giờ vô số hằng sa trăm ngàn nhân dân đều phát vô thượng chính chân đạo ý, được tâm vô sở tùng sinh, vô số ngàn Thanh Văn đều được bậc A-duy-việt-trí.
A-nan quỳ thẳng bạch Phật : Kinh này tên gì, phụng hành như thế nào ? Phật bảo A-nan : Tên Pháp hoa Tammuội, kinh tập họp những điều cốt yếu của nữ vương Lợi Hạnh hỏi Phật giải thích về thân phận tình người. Nếu có kẻ nam người nữ sao chép đọc tụng, còn hơn tu hạnh bố thí tám mươi kiếp. Nếu đối trước kinh điển cúng dường lễ bái còn hơn Bồ-tát thực hành hạnh từ bi ba ngàn ức vạn kiếp. Nếu hiểu rõ nghĩa kinh lần lượt giảng dạy người khác, phúc đức còn hơn cúng dường hằng sa Phật.
Nếu có người một khi nghe kinh này thì sẽ không còn sinh tử cần khổ. Nếu người hủy báng không tin, sẽ trôi lăn theo dòng sinh tử không trở về được bản nguyên. Phật bảo A-nan : Phú chúc cho ông Pháp hoa Tam-muội này, nói sơ lược pháp yếu ngàn kiếp còn không hết được. Nhận kinh phụng hành, chớ giảm một chữ, câu kinh lời kinh phải rõ ràng đúng đắn.
Thái tử và đại chúng đều hiểu rõ, đều được đạo tuệ như bậc thượng thủ, đứng dậy lễ Phật lui ra.
KINH PHÁP HOA TAM MUỘI
Kinh số 269 Đại Chính tân tu
Nguyên Hiển dịch tiếng Việt
Tết Nguyên đán Canh Dần 2010
Phật lịch 2553