Phẩm Cơ Duyên Đệ Thất

Sunday, 09 January 202211:13 AM(View: 1247)
Phẩm Cơ Duyên Đệ Thất
PHÁP BẢO ĐÀN KINH
HT Tuyến Hóa Lược Giảng

Phẩm Cơ Duyên Đệ Thất

 

Cơ là gì? Là tất cả chúng sanh hay đối tượng đểgiáo hóa. Duyên là gì? Tức là những chúng sanh có duyên, có thể tiếp nhận sự giáo hóa, cho nên gọi là cơ duyên. 

Đại sư từ khi đắc pháp tại Hoàng Mai đến lúc trở về làng Tào Hầu thuộc Thiều Châu, thì chẳng có ai hay biết. 


Một khi kia có người học Nho tên là Lưu Chí Lược lấy lễ mà đãi Ngài rất hậu. Chí Lược có một người cô làm Tỳ kheo ni, tên Vô Tận Tạng, thường tụng kinh Đại Bát Niết BànĐại sư nghe qua, liền hiểu chỗ diệu nghĩa, mới giải cho cô Ni nghe. Ni cầm cuốn kinh lại hỏi chữ.


Sư nói: "Chữ thì ta không biết, vậy xin hỏi nghĩa."


Cô Ni nói: "Chữ còn chẳng biết, há chi hiểu nghĩa."


Sư nói: "Cái diệu lý của chư Phật chẳng có quan thiết gì với văn tự."


Cô Ni hãi kinh và lấy làm lạ. Ni bèn rao khắp cho các bực kỳ đức trong làng hay rằng Đại sư là bực đạo đức, nên thỉnh về mà cúng dường.


Khi ấy có huyền tôn (cháu bốn đời) của Ngụy Võ Hầu tên là Tào Thúc Lương cùng các người cư dân tranh nhau đến làm lễ Đại sư.


Lúc bấy giờ chùa cũ Bảo Lâm đã bỏ hư vì bị nạn binh hỏa từ cuối nhà Tùy. Nơi chỗ nền cũ, các thiện tín hiệp nhau cất cảnh chùa lại, rồi rước 
Đại sư về trụ, chẳng bao lâu thành một ngôi Bảo phường.
 

Giảng:

Lục Tổ Đại sư sau khi đắc pháp môn dùng tâm ấn tâm nơi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫntrở về thôn Tào Hầu ở huyện Khúc Giang, Thiều Châu, Quảng Đông – tức Chùa Nam Hoa. Không ai biết Ngài là người truyền thừa y bát của Ngũ Tổ. Đương thời có một nho sĩ – tức người đọc sách, là một vị học giả đã từng làm quan nay đã về hưu, tên gọi là Lưu Chí Lược. Ông ta rất thích nghiên cứu Phật pháp, đối với Lục Tổ Đại sư rất đặc biệt cung kính hộ trì. Chí Lược có một người cô xuất gia, là Tỳ kheo ni Vô Tận Tạng – ý là bảo tạng không cùng tậnTỳ kheo ni này thường tụng niệm Kinh Đại Niết BànLục Tổ Đại sư vừa nghe Kinh Niết Bàn, liền biết ý nghĩa tối diệu trong Kinh, liền vì vị Tỳ kheo ni này giải thuyết kinh văn. Vị Tỳ kheo ni cầm quyển kinh hỏi Lục Tổ Đại sư vài chữ nào đó làm sao đọc, đại khái cô cũng không hiểu bao nhiêu chữ, nhưng sự tu hành của cô thì không thể nghĩ bàn. Cô hành trì ngày ăn một bữa, thường ngồi không nằm (vì lúc đó Đại sư Đạo Tín đề xướng người người tọa thiền). Gia đình cô rất giàu có, nhưng cô giữ giới không giữ tiền, rất tinh tấn, suốt ngày tụng Kinh và nghiên cứu Phật pháp không bao giờ giải đãi. Cho nên đến hôm nay vị Tỳ kheo ni này vẫn là chân thân, nhục thân bất hoạilâm chung đoan tọavãng sanhVãng sanh vài năm sau, thân thể của cô không có mùi hôi và cũng không có rữa nát, là vì Sư cô dụng công tu hành, không có dâm dục tâm, cho nên nhục thân biến thành thân Kim cang bất hoạicho đến hôm nay Tỳ kheo ni Vô Tận Tạng vẫn được tôn thờ trong một ngôi chùa ở Khúc Giang. Tên chùa tôi đã quên rồi, nhưng tôi thấy qua nhục thân của Sư cô rất trang nghiêm. Lúc Lục Tổ Đại sưở chùa Nam Hoa, vị Tỳ kheo ni này rất hộ trì Lục Tổ, đi khắp nơi tuyên nói: "Lục Tổ Huệ Năng là vị kế thừa y bát chân chánh của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn." Hoa đẹp nhất định phải có lá xanh tô điểm, mới có thể hiển ra cái đẹp rực rỡ của hoa, Lục Tổ Đại sư tuy là vị Tổ Sưnếu không có ai hộ trì Ngài nhất định sẽ bị Thần Tú và ngoại đạo đương thời giết hại. Bởi vì đệ tử của Lục Tổ Đại sư và hộ pháp cư sĩ ủng hộNgài, cho nên mới không có tai nạn. Lại nữa, Lục Tổ Đại sư không thể tự mình nói: "Các ông biết không? Tôi là vị Tổ Sư đời thứ sáu, các ông nay cần phải biết đến danh tiếng của tôi." Ngài sẽ không nói như vậy. Lại nữa, Pháp sư Ấn Tông ở Chùa Quang Hiếu biết Ngài là truyền nhân của Ngũ Tổ, lúc đó lại có Luật sư Thông Ứng ở Kinh Châu dẫn vài trăm người đệ tử của Ngài đến học Phật pháp với Lục Tổ. Vài trăm người này mỗi người đều có đồng đạo và bà con bạn bè, đều thông tri họ đến thân cận Lục Tổ Đại sư. Cho nên lúc đó pháp hội vô cùng hưng thạnh, giờ ngọ trai mỗi ngày có khoảng một ngàn năm trăm đến hai ngàn người. 


Tỳ kheo ni
 Vô Tận Tạng cầm kinh hỏi Lục Tổ Đại sư, chữ đó làm sao đọc. Lục Tổ Đại sư nói: "Chữ tôi không biết, nhưng đại ý của kinh thì có thể giải nói."


Tỳ kheo ni
 Vô Tận Tạng nói: "Ngay chữ cũng không biết, Ngài làm sao có thể hiểu được đại ý của kinh." 


Đại sư
 trả lời


–Diệu lý tâm pháp của Chư Phật – tức pháp môn đốn giáo dùng tâm ấn tâm, không có liên hệ đến văn tự, bởi vì đây là trực chỉ nhân tâmkiến tánh thành Phậtpháp môn đốn giáo bất lập văn tự, cho nên biết chữ hay không cũng không quan trọng gì. 


Vị Tỳ kheo ni này nghe Lục Tổ Đại sư giảng như thế, rất kinh ngạc cảm thấy việc này không giống bình thường. Cho nên Sư cô liền nói cho những vị trưởng giả có đạo đức danh vọng trong thôn Tào Hầu: "Vị Pháp sư này tuy không biết chữ, nhưng Ngài là người đã đắc đạokhai ngộ, các ông cần phải phát tâmđến cúng dường!"


Vì thế Tào Thúc Lương cháu bốn đời của Ngụy Đế (Tào Tháo) cùng với dân chúng trong làng, đều tranh nhau đến chiêm ngưỡng lễ bái Lục Tổ Đại sư. Lúc đó Chùa Nam Hoa núi Bảo Lâm, vì cuối đời Tùy chiến tranh binh hỏa liên miên, vì thế bị binh hỏa thiêu đốt thành một vùng hoang phếMọi người phát tâm đóng góp tiền bạc trùng tu xây dựng Phật tự, cung thỉnh Lục Tổ Đại sư trụ trì, không bao lâu chỗ này trở thành một khu Đại tòng lâm

Sư ở chùa nầy hơn chín tháng, lại bị bọn ác nhơn tìm theo. Sư bèn lánh mình ẩn trong núi phía trước chùa, thì bị bọn ấy phóng hỏa đốt rụi cỏ cây. Sư ráng sức chui vào kẹt đá, nên mới thoát nạn. Nơi tảng đá nay còn dấu Ngài ngồi kiết già và lằn vải áo. Nhơn đó mới gọi là "tảng đá lánh nạn."

Sư nhớ lại lời Ngũ Tổ dặn nơi huyện Hoài Tập và Tứ Hội, Ngài mới đi ẩn nơi hai xứ ấy. 

Giảng:

Quý vị nghĩ xem ở Hoàng Mai lúc đó có mấy trăm người đuổi theo Lục Tổ Đại sư, đuổi đến Đại Du Lĩnh. Từ Hoàng Mai đến Đại Du Lĩnh cần phải chạy hơn hai tháng trời, nếu không có tâm muốn giết Lục Tổ, đuổi một hai ngày không kịp liền trở về. Nhưng mấy trăm người này đều không trở về, có thể thấy đương thời họ rất xem trọng y bát, đều muốn đoạt y bát làm Tổ Sư. Nay Lục Tổ Đại sư trụ ở đây đã hơn chín tháng, đạo trường cũng đã xây dựng xong, lại bị những kẻ ác đồ đó tìm đến, Lục Tổ Đại sư nghe nói ác đồ đã đến, vì Ngài có thần thông, cho nên khi họ chưa đến Ngài liền ẩn núp ở trước núi, nhưng mà đám ác đồ này của Thần Tú lại phóng hỏa đốt núi. Quý vị nghĩ xem, nếu họ đến không đông, thì trong chùa có một hai ngàn người, làm sao để cho họ ngang nhiên đốt núi? May mà Đại sư ẩn vào trong kẹt đá, mới tránh khỏi nạn. Nay hòn đó vẫn còn dấu tích Đại sư kiết già phu tọa và nếp y phục của Ngài mặc vẫn còn. Đại khái Lục Tổ Đại sư tận lực dụng công, cho nên hòn đá vẫn còn in những đường vân rất nhỏ. Chỗ này tôi cũng đã đến qua, cũng đã ngồi một tiếng đồng hồ, nhưng tôi không phải tỵ nạn mà là thử ngồi đó một chút mà thôi. Ngồi bên trong, người bên ngoài không nhìn thấy được. Vì thế động này gọi là đá tỵ nạn. Lục Tổ Đại sư nhớ lại lời dạy của Ngũ Tổ: "Gặp Hoài thì ngừng, gặp Hội thì ẩn," vì thế Lục Tổ Đại sư ẩn núp một thời gian, đến Hoài Hội, Tân Châu tỵ nạn. 

Tăng Pháp Hải, người ở Khúc Giang, thuộc tỉnh Thiều Châu, ban sơ đến tham vấn Tổ Sư, hỏi rằng: "Tức tâm tức Phật là nghĩa sao, xin Đại sư chỉ dạy."


Sư nói: "Niệm trước chẳng sanh tức tâm, niệm sau chẳng diệt tức Phật; thành tất cả tướng tức tâm, ly tất cả tướng tức Phật. Nếu ta nói cho đủ thì cùng kiếp nói cũng chẳng hết. Hãy nghe ta kệ:


Tức tâm
 là huệ, tức Phật là định.

Định Huệ bình đẳng, ý tất thanh tịnh.

Ngộ pháp môn này, do ông tập tánh.

Dụng vốn không sanh, song tu là chánh.


Giảng:

Tăng Pháp Hải, chính là vị Pháp sư ghi chép Lục Tổ Đàn Kinh, cho nên trong phẩm Cơ Duyên tên Ngài đứng đầuThiền Sư Pháp Hải, tôi không dám nói Ngài hay bậc nhất, nhưng lúc đó Ngài nhất định cho rằng mình là đại đệ tử của Lục Tổ Đại sư, cho nên viết mình đứng đầu

Tăng Pháp Hải, là người Khúc Giang, Thiều Châu, lúc đầu Ngài đến tham bái Lục Tổ Đại sư hỏi: 


–Cái gì gọi tức tâm tức Phật? Đạo lý này con không hiểu, kính mong Tổ Sư khai thị cho con.


Lục Tổ Đại sư
 nói: 


–Niệm trước không sanh, tức là tâm. Niệm sau không diệt tức là Phật. Không sanh không diệt đó là tức tâm tức Phật. Làm sao có thể thành tựu tất cả tướng? Đó là trong tâm thành tựu, ông có thể thành tất cả tướng lại ly khai tất cả tướng, đó chính là Phật. Nếu tôi giải nói chi li cặn kẻ, thì mấy đại kiếp nói cũng không hết. Lại nghe tôi vì ông thuyết bài kệ


Tức tâm
 là huệ, tức Phật là định, đó cũng gọi là định huệtức tâm tức Phật cũng chính là tức định tức huệ; định huệ, tâm và Phật thì bình đẳng. Tâm chính là Phật, Phật chính là tâm, định chính là huệ, huệ chính là định, định huệ chính là tâm và Phật, tâm và Phật chính là định huệ. Đây đều là nhất thể, trong ý niệm của ông cần có tâm thanh tịnh. Nếu ông hiểu rõ pháp môn đốn giáo này thì sẽ minh bạch rằng không rời khỏi tâm mà có Phật, không rời khỏi Phật mà có tâm; cũng không phải rời khỏi định mà có huệ, cũng không phải rời khỏi huệ mà có định. Tức định tức huệ, tức tâm tức Phật. Tại sao ông không hiểu rõ điều này? Vì ông nhiều kiếp nhiều đời, tập tánh chướng ngại. Bổn lai diệu dụng thì không sanh không diệt, cho nên tu tâm là tu Phậttu Phật chính là tu tâm, tu định là tu huệtu huệ là tu định. Đó mới là chánh pháp

Pháp Hải nghe kệ rồi, liền đại ngộ, làm kệ khen rằng:


"Tức tâm nguyên là Phật, 

Chẳng ngộ mà tự khinh.

Con biết nhơn định huệ

Đồng tu lìa các vật." 

Giảng:

Thiền sư Pháp Hải ngay lời khai thị của Lục Tổ Đại sư lập tức đại ngộ, cho nên Ngài cũng dùng một bài kệ tán thán


–Nguyên lai tâm này cũng chính là Phật! Lúc không hiểu thì có hai, có tâm có Phật, nhưng vốn chỉ có một, lúc chưa hiểu thì càng làm càng sai. Con nay hiểu rõ nhân duyên định huệ rồi, tức là tu hai loại pháp môn này, cần phải lìa tất cả tướng. 

Vị Tăng tên Pháp Đạt, người ở tỉnh Hồng Châu, xuất gia hồi bảy tuổi và thường tụng kinh Pháp Hoa. Một khi đến lễ làm Tổ Sư, Pháp Đạt cúi đầu không sát đất


Sư quở rằng: "Lạy mà cúi đầu không sát đất, chi bằng đừng lạy. Trong lòng ngươi chắc có một vật, ngươi chất chứa việc chi vậy?"


Pháp Đạt nói: "Tôi đã niệm kinh Pháp Hoa đến ba ngàn bộ rồi."


Sư nói: "Nếu ngươi niệm đến một muôn bộ, hiểu đặng ý kinh mà chẳng lấy đó gọi là hơn người, thì mới cùng ta đi một con đường. Nay ngươi cậy lấy sự nghiệp ấy, mà chẳng biết lỗi mình. Hãy nghe ta kệ:


Lạy vốn phá màn kiêu, 

Đầu sao không sát đất?

Có ngã tội liền sanh, 

Quên công, phước lớn thật."


Giảng:

Tăng Pháp Đạt, người Hồng Châu, bảy tuổi xuất gia (Pháp Hải và Pháp Đạt đều đắc pháp yếu của Lục Tổ). Ngài thường tụng niệm Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, đến đảnh lễ Lục Tổ Đại sư, nhưng lúc cúi đầu, mà đầu không sát đấtLục Tổ Đại sư liền quở trách:


–Ông có tâm đảnh lễ thì nên hành ngũ thể đầu địa, nếu sở hành phi lễ thì chi bằng đừng lễ. Trong tâm ông nhất định có vật chướng ngại gây cản trở cho sự chứng đạo của ông. Ông thường ngày học những gì?


Kỳ thực Lục Tổ Đại sư sớm biết Pháp Đạt có tâm cống cao.


Pháp Đạt trả lời:


–Con thường ngày tụng Kinh Pháp Hoa, đã tụng hơn ba ngàn bộ.


Tụng một biến tức là một bộ, từ quyển thứ nhất đến quyển thứ bảy chấm dứt, gọi là một biến. Tụng Kinh Pháp Hoa nếu tụng nhanh một ngày chỉ có thể tụng một bộ. Một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày, có thể tụng ba trăm sáu mươi lăm bộ, mười năm mới có thể tụng hơn ba ngàn bộ. Thiền sư Pháp Đạt đại khái đã tụng khoảng mười năm.


Lục Tổ Đại sư
 nói:


–Nếu ông tụng đến một vạn bộ, lĩnh ngộ nghĩa lý trong Kinh, cũng không cho rằng có công, không nói công lao mình rất lớn, ông có thể như vậy thì có thể đến đây học Phật pháp với tôi.


Không phải mỗi người đều có thể theo Lục Tổ học Phật pháp, ông có chỗ chướng ngại, có chỗchấp trước, thì Lục Tổ sẽ không muốn ông.
Giống như người đến đây học Phật phápnếu khônggiữ gìn giới luật quy củ, tôi sẽ không hoan nghênh. Tôi hoan nghênh những người y giáo phụng hànhy theo lời Phật dạy tu hành.


Lục Tổ Đại sư
 lại nói tiếp:


–Ông cho rằng ông tụng Kinh Pháp Hoa rất nhiều, có công đức rất lớn. Ông lại không biết ông có tâm cống cao ngã mạn. Ông nghe tôi nói bài kệ:


Đảnh lễ
 là vì trừ đi tâm cống cao ngã mạn, tại sao đầu ông không lễ sát đất? Ông đã có ngã tướng, nói ông tụng Kinh Pháp Hoa hơn ba ngàn bộ, công đức lớn hơn bất cứ người nào, nói công đức tụng kinh của tôi đã vượt hơn Tổ Sư! Vì ông có ngã tướng, vì thế sanh ra tội ngã mạn.

Nếu ông không chất chứa tâm công đức có cũng như không, tụng ba ngàn bộ cũng giống như lúc ông chưa tụng thì phước đức của ông sẽ vô lượng vô biên.

 

Sư lại hỏi: "Ngươi tên là gì?"


Đáp: "Pháp Đạt."


Sư nói: "Ngươi tên Pháp Đạt, nào có đạt pháp!" 


Sư lại nói kệ rằng:


"Ngươi tên là Pháp Đạt, 

Siêng tụng hoài không dứt.

Tụng rỗng chỉ theo tiếng, 

Minh tâm mới gọi Phật.

Ngươi nay bởi có duyên, 

Ta mới nói Chơn pháp.

Chỉ tin Phật không lời, 

Hoa sen miệng ngươi phát." 

Giảng:

Tiếp theo Đại sư lại hỏi: 

–Ông tên gì?


Đáp: 


–Tên của con là Pháp Đạt. 


Lục Tổ Đại sư
 nói: 


–Tên của ông rất hay, Pháp Đạt, pháp thông đạt, nhưng ông đạt được cái pháp nào? Ông nói ra xem! 


Lúc đó Pháp Đạt biến thành pháp không đạt, mở miệng nói không ra lời, cũng không biết như thế nào mới đúng. Lục Tổ Đại sư lại nói một bài kệ


–Tên của ông là Pháp Đạt, ông rất dụng công, rất tốt không làm biếng, từ sáng đến tối tụng Kinh Pháp Hoa. Nhưng ông chỉ tụng rỗng mà chưa đắc được lợi ích, hàng ngày chỉ y theo kinh văn tụng niệm, không hiểu rõ nghĩa lý trong Kinh. Nếu ông tụng Kinh Pháp Hoa mà có thể hiểu được nghĩa lý của Kinh, có thể minh tâm kiến tánh, đó mới gọi là Bồ Tát. Ông và tôi rất có duyên, ông từ Hồng Châu xa xôi đến đây, điều đó không phải dễ, nên tôi nay vì ông thuyết.
Ông nên sanh tín tâm, tin Phật không nói chi hết, nếu ông có tín tâm niệm Kinh Pháp Hoa, không chỉ ở khẩu niệm thôi, thì Diệu Pháp Liên Hoa sẽ sanh từ trong miệng của ông. Cho nên tụng Kinh không phải tụng suông theo tiếng, mà cần phải chân chánh hiểu rõ nghĩa lý của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa mới được. 


Lục Tổ Đại sư
 dạy Pháp Đạt: 


–Chỉ tin Phật không lời, Liên Hoa từ miệng sanh. 


Quý vị cho rằng như thế nào: Đức Phật có lời? Hay không lời? 


Đức Phật
 thuyết pháp bốn mươi chín năm, đàm kinh hơn ba trăm hội, lúc Ngài sắp nhập Niết Bàn, tất cả đệ tử hỏi: 


–Bạch Thế Tôn, Ngài nói nhiều Kinh điển như thế, nay phải làm sao? 


Đức Phật
 nói:


–Ta một chữ cũng không có thuyết. 


Ông nói Đức Phật có phải vọng ngữ hay không? Không sai! Kinh thì do Phật thuyết ra mà tại sao Phật lại nói một chữ cũng không có thuyết? Lại nữa, Lục Tổ Đại sư dạy người: "Chỉ tin Phật không lời, nếu ông có lòng tin này, liên hoa sanh từ trong miệng ông." 


Lòng tin
 này không phải dễ sanh ra. Tôi nay sẽ nói với quý vị thế nào để "chỉ tin Phật không lời." Vì bởi kinh điểnđạo lý Phật thuyết ra, đều là trong tâm chúng sanh. Quý vị cũng biết thuyết, anh ta cũng biết thuyết, mọi người vốn đầy đủ trí huệ này. Kinh điển Phật thuyết ra là vì chúng sanh mà thuyết, vì từ trong tâm chúng sanh phát xuất ra. Cho nên Phật thuyết mà không thuyết, đây là dạy quý vị không nên có chỗ chấp trước. Nếu quý vị có chỗ chấp trước, thì biến thành pháp chấp, vì thế Phật dạy người chớ có chấp trước, không nên chấp trước pháp, cũng không nên chấp trước không. Điều khó nhất chính là điểm này, dễ nhất cũng là điểm này. Xem quý vị biết hay không! Biết rồi, thì Phật không có thuyết. Không biết, vậy thì Phật thuyết quá nhiều. Hiểu không? 

Phật một lời cũng không thuyết, tại sao chúng ta từ sáng đến tối cần phải nói quá nhiều? Đã giảng rồi lại giảng nữa, đã nói rồi lại nói nữa. Như vậy còn có ý nghĩa gì chớ? Cho nên mọi người chúng ta không nên nói chuyện thì tốt hơn, sau này có khách từ bên ngoài đến, chỉ cần một người trả lờimọi ngườikhông nên mồm năm miệng mười. Nếu không người ta sẽ nói: "Các ông học Phật pháp gì vậy? Phật đã không giảng thuyết, các ông lại nói quá nhiều. Ôi! học Phật pháp càng học càng không hiểu Phật pháp." Lại nữa, lúc chúng ta tụng kinh, nếu có khách bên ngoài đến cũng không thể ngừng lại, vì công phu tụng kinh quan trọng, cho nên ít nói chuyện, dụng công phu nhiều một chút. Sau này tôi cũng nên ít nóichuyện, chỉ trong lúc giảng kinh thuyết pháp và có việc quan trọng mới nói, làm gương cho quý vị. Gì là lúc giảng kinh? Mọi nơi mọi lúc thuyết pháp đều là giảng kinh, cũng đều là không có giảng kinh – nói mà không nói. Quý vị nói: 


–Vậy thì tôi cũng có thể nói mà không nói. 


Quý vị thì học mà chưa học, quý vị chưa có học xong! Đợi học xong rồi hãy nói! 

Pháp Đạt nghe kệ rồi, liền ăn năn xin lỗi, thưa rằng: "Từ nay sắp sau con giữ hạnh khiêm tốn cùng cung kính mọi ngườiĐệ tử tụng Kinh Pháp Hoa mà chưa hiểu nghĩa, tâm thường có chỗ nghi, Hòa Thượng có trí huệ quảng đại, xin Ngài lược giải nghĩa lý trong kinh."

Sư nói: "Pháp Đạt, pháp rất thấu suốt, tại lòng ngươi không thấu suốt. Kinh vốn không có chỗ nghi, tại lòng ngươi tự nghi. Ngươi niệm kinh ấy, lấy gì làm tông (căn bổn)?"


Pháp Đạt bạch: "Kẻ học nầy căn tánh ám độn, bấy lâu nay chỉ theo chữ mà tụng niệm, đâu có biết tông thú của Kinh là gì!"
 

Giảng:

Pháp Đạt nghe xong bài kệ này liền sám hối tạ tội nói: 


–Từ đây về sau con nhất định khiêm cung tất cả. Quá khứ đệ tử tụng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, chưa hiểu được nghĩa lý trong Kinh, cho nên trong tâm thường hoài nghiTrí huệ của Hòa Thượng rộng lớn, cúi mong vì con lược nói ý nghĩa trong Kinh. 


Lục Tổ Đại sư
 nói: 


–Tên của ông là Pháp Đạt, pháp vốn phải thông đạt, đáng tiếc tâm của ông mê muội mà không đạt. Trong Kinh vốn không có một chỗ có thể hoài nghi, mà là tâm của ông tự khởi hoài nghi. Ông tụng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, có biết tông thú của Kinh không? 


Pháp Đạt trả lời


–Học nhân căn tánh ngu độn, chỉ theo kinh văn tụng niệm mà thôi, không biết được tông thú của kinh văn. 

Sư nói: "Ta không biết chữ, ngươi thử lấy kinh tụng một biến, ta giải nghĩa cho ngươi rõ."

Pháp Đạt liền cất tiếng tụng lớn, đến phẩm Thí DụSư bảo thôi và nói rằng: "Bộ kinh nầy nguyên lấy cái Nhơn duyên xuất thế làm tông, dầu có nói bao nhiêu ví dụ, cũng không vượt ngoài chỗ ấy. Nhơn duyên gì? Kinh nói chư Phật Thế Tôn chỉ do cái Nhơn duyên về một việc lớn mà xuất hiệnnơi thế gian. Việc lớn ấy là cái tri kiến Phật vậy." 

Giảng:

Lục Tổ Đại sư nói: 


–Tôi không biết chữ, ông đem quyển Kinh Pháp Hoa tụng một biến, tôi có thể vì ông giải nói. 


Pháp Đạt khi ấy liền to tiếng tụng đọc Kinh Pháp Hoa, khi đọc đến phẩm Thí Dụ thứ ba, Lục Tổ Đại sưliền kêu Pháp Đạt ngừng lại, và khai thị: 


–Kinh này là Như Lai vì một đại sự nhân duyên xuất hiện giữa đời, đó là tông chỉ của Kinh, dù có rất nhiều ví dụ cũng không vượt qua đạo lý này. Là nhân duyên gì? Kinh Pháp Hoa nói: "Tất cả Chư Phật Thế Tôn chỉ có một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ở đời. Cái gì là một đại sự? Chính là tri kiến Phậtvậy." 

"Người thế gian ngoài mê thì dính tướng, trong mê thì dính không. Nếu nơi tướng mà lìa tướng, nơi không mà lìa không, thì trong ngoài chẳng mê. Nếu hiểu rõ Pháp nầy, một niệm tâm mở sáng, ấy là mở cái tri kiến Phật. Phật đây, nghĩa là Giác ngộ, chia làm bốn môn:


1. Khai giác tri kiến (Mở cái biết thấy giác ngộ.)

2. Thị giác tri kiến (Chỉ cái thấy biết giác ngộ.)

3. Ngộ giác tri kiến (Tỏ cái thấy biết giác ngộ.)

4. Nhập giác tri kiến (Vào cái thấy biết giác ngộ.)


Nếu nghe khai, thị (Mở, Chỉ) của Kinh mà đặng ngộ, nhập (Tỏ, Vào), đó chính là giác tri kiến, cũng chính là Chơn tánh vốn có mà được xuất hiện
 

Giảng:

Người đời bên ngoài chấp tướng, bên trong chấp khôngNếu có thể nơi tướng ly khai tướng, nơi không rời không, đó chính là không chấp nơi không, không chấp nơi có. Cũng chính là trong ngoài không mê, không mê sẽ không chấp trước, không chấp trước thì không có mê. Nếu ông có thể hiểu rõ diệu phápnày thì trong một niệm tâm có thể sáng suốt khai ngộ. Đây gọi là Khai Phật tri kiến.


Phật chính là giác, phân làm bốn môn, chính là khai giác tri kiếnthị giác tri kiến, ngộ giác tri kiến, nhập giác tri kiến

Nếu ông nghe nghĩa lý của kinh, mà ngộ nhập hiểu rõ, đó chính là giác tri kiến, cũng chính là Chân nhưtự tánh vốn có hiển hiện ra. 

Ngươi khá cẩn thận, chớ lầm hiểu ý kinh, nghe trong Kinh nói khai thị ngộ nhập mà cho đó là tri kiến của Phật, chớ chúng ta thì vô phần. Nếu hiểu như thế là chê Kinh nhạo Phật. Ngài kia đã là Phật, đã đầy đủ tri kiến, cần gì phải khai nữa! Ngươi nay phải tin rằng cái Phật tri kiến đó chỉ là tự tâm của ngươi, chớ chẳng có Phật nào khác. Cả thảy chúng sanh vì tự che lấp tánh quang minh của mình, tham ái trần cảnh, ngoài bị dính vương, trong bị rối rắm, nên đành phải chịu sự phiền não cuốn lôi. Bởi vậy mới nhọc lòng đức Thế Tôn, Ngài phải xuất Chánh định, dùng biết bao nhiêu lời lẽ mà khuyên chúng sanh dứt bỏ lòng tham ái, phải nơi tự tâm mà khai tri kiến Phật, chớ hướng ra ngoài mà tìm, thì cùng Phật không khác. Thế cho nên gọi là "khai Phật tri kiến." 

Giảng:

Ông không nên hiểu lầm ý của kinh. Nếu gặp người khác mà ông nói (với họ) như vầyKhai thị ngộ nhập là tri kiến của Phật, không có quan hệ gì với chúng ta. Nếu ông có kiến giải như thế thì là hủy báng kinh điển, hủy báng Phật pháp. Tại sao nói hủy báng Phật? Vì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thành Phật, đã đầy đủ tri kiến Phật, tại sao lại cần phải khai Phật tri kiến? Cho nên ông cần nên tin tưởng sâu sắc tri kiến Phật, chính là tri kiến trong tâm ông. Khai Phật tri kiến chính là tâm của ông vốn là Phật, muốn ông khai thị tri kiến Phật vốn sẵn có của ông, vì không có Phật nào khác. 


Tất cả chúng sanh đều che phủ quang minh của chính mình, vì có tham tâm ái tâm. Tham thì có tham trần, ái thì có ái trần, tham thì không được thanh tịnh, ái thì không được thanh tịnhTham ái trần cảnhnên phan duyên (níu vương) bên ngoài. Ông phan duyên bên ngoài, thì nội nhiễu (rối loạn bên trong), nếu không có ngoại duyên, thì không có nội nhiễu, ông sẽ được thanh tịnh. Bên ngoài không chỉ là phan duyên, mà là đủ mọi thứ níu vương của lục trần lục căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Vì ông phan duyên bên ngoài cho nên bên trong không an tịnh, liền tạo phản. Điều này khiến tâm người không được an lạc, sanh ra mọi thứ phiền não. Tâm của ông làm nô dịch cho hình thể, tâm vốn là ông chủ, nhưng nay trở thành kẻ nô lệ của thân thể, cho nên làm nhọc lòng bao Đức PhậtThế Tôn từ trong định mà dậy, dùng bao nhiêu phương pháp phương tiện thiện xảo, hết lời khuyên bảo, khuyên chúng sanh phải đình chỉ phan duyên, dứt sạch vọng tưởng, không nên giong ruổi bên ngoài tìm cầu, nếu được như thế thì cùng Phật không có gì sai khác, cho nên nói khai Phật tri kiến

Ta cũng khuyên cả thảy chúng nhơn do trong tâm mình mà thường khai tri kiến Phật. Người thế gian vì lòng tà vạy, ngu mê, tạo ra các tội lỗi, miệng lành lòng dữ, ham giận, ghét ghen, siểm nịnh kiêu căng, lấn người hại vật. Ấy là mình khai tri kiến chúng sanh. Nếu giữ được lòng chơn chánh, thường sanh trí huệxem xét tâm mình, làm lành lánh dữ, thì mình tự khai tri kiến Phậtvậy. 

Giảng:

Tôi cũng thường khuyên tất cả chúng sanh, trong tâm của họ phải thường khai Phật tri kiến. Tâm người đời vì có tà tri và tâm ngu si mê hoặc, cho nên tạo vô vàn ác nghiệp. Tuy miệng nói rất hay nhưng tâm lại xấu xa, nên nói: "Khẩu Phật tâm xà." Miệng thì nói lời từ bi như Phật, nhưng tâm lại ác độc như rắn.
Điều xấu nhất chính là tham, sân, tật đố, nịnh hót, gian nịnh (tức không chánh trực), cống cao ngã mạn, làm hại người, tổn hại chúng sanh, tự mình khai ác nghiệp chúng sanh tri kiếnNếu có thể hồi quang phản chiếu, tự chánh kỳ tâm, tự tánh thường sanh trí huệquán sát chiếu soi tự tâm, năng chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, đó chính là tự khai Phật tri kiến

Ngươi phải niệm niệm khai tri kiến Phật, chớ khai tri kiến chúng sanh. Khai tri kiến Phật tức là xuất thế, khai tri kiến chúng sanh tức là thế gian. Nếu ngươi chỉ nhọc nhằn chấp việc tụng niệmlàm công khóa thì nào khác con trâu ly mến cái đuôi của nó!"


Pháp Đạt nói: "Nếu vậy, hiểu được nghĩa, thì chẳng cần tụng kinh?"


Sư nói: "Kinh có lỗi gì? Há có ngăn trở sự tụng niệm của ngươi đâu! Chỉ vì mê ngộ là tại nơi người, tổn giảm hay lợi ích là do mình. Miệng tụng tâm hành tức là chuyển được kinh, còn miệng tụng mà tâm không hành tức là bị kinh chuyển. Hãy nghe ta kệ:


Tâm mê Pháp Hoa chuyển,

Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa.

Tụng lâu không rõ ý,

Cùng nghĩa kinh thành thù.

Không niệm, niệm là chánh,

Có niệm, niệm thành tà.

Có, không, đều chẳng chấp,

Hằng ngồi xe Bạch ngưu." 

Giảng:

Lục Tổ Đại sư lại khai thị nói: 


–Trong mỗi niệm ông cần phải giữ gìn chánh niệmgiữ gìn thiện tâm, không nên có những tâm khôngchánh trực như tham, sân, tật đố, chướng ngạisiểm khúc. Đó chính là khai Phật tri kiến, không nên khai chúng sanh tri kiếnPhật tri kiến đó là pháp xuất thế; khai chúng sanh tri kiến đó là pháp thế gian. Nếu ông từ sáng đến tối cực khổ tụng Kinh Pháp Hoa mà chấp vào Kinh Pháp Hoa, cho đó là công khóa, thì có khác gì con trâu ly yêu mến cái đuôi của nó? 


Pháp Đạt trả lời


–Nếu như vậy, chỉ cần hiểu rõ ý nghĩa của kinh, thì không cần tụng kinh chăng? 


Lục Tổ Đại sư
 giải thích


Kinh có sai lầm gì, đâu có chướng ngại ông tụng kinh? Cần biết mê mờ ngu muội và giác tánh đều ở nơi ông, nếu đã mê mờ ông tụng cũng không có công, nếu đã khai ngộ tụng niệm thì càng thêm ích lợi, đây có liên hệ gì đến kinh đâu? Nếu ông có thể miệng tụng Kinh Pháp Hoa, tâm hành Kinh Pháp Hoa, đó chính là chuyển pháp luân. Nếu chỉ miệng tụng kinh mà tâm không theo nghĩa lý của kinh tu hành, đó chính là bị kinh chuyển. Ông lắng nghe tôi vì ông nói bài kệ đây: 


Tâm ông nếu mê hoặc, không sáng suốt, thì bị Pháp Hoa chuyển, chuyển ông càng tụng niệm càng không hiểu rõ. Tâm ông nếu ngộ thì có thể chuyển diệu nghĩa của Kinh Pháp Hoa. Ông tụng Kinh Pháp Hoa công phu hơn mười năm, nhưng không hiểu rõ ý nghĩa của Kinh, thì giống như oan gia đối đầu với nghĩa lý Kinh. Không có vọng niệm chính là chánh niệm, nhưng khi có tà niệm, có cống cao ngã mạn, cho rằng tôi tụng kinh có công đức thì trở thành tà. Không nên để ý nó có, và không để ý nó không, tụng niệm giống như không có niệm, không nên chấp trước


Nghe thế, có vị lại nói: 


–Tụng niệm giống như không niệm, vậy không niệm chính là niệm rồi? 


Như vậy thì không thể được, tại sao vậy? Vì quý vị vốn không có niệm, không hiểu nghĩa lý của kinh, làm sao có thể "giống như niệm?" "Niệm giống như không niệm," là niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, chính là ý nói không có chấp trướcTóm lại, không nên xem nó có, cũng không nên xem nó không, đều không nên tính toán so đo, đó chính là mình thường hay ngồi trên xe trâu trắng lớn. Đó giống như người chế ngự điều khiển xe vốn thanh tịnh vô lậu tương ưng, thể đầy đủ vạn đức, giống như xe trâu trắng lớn, phiền não không nhiễm. 

Pháp Đạt nghe kệ rồi bất giác rơi lệ đầm đề. Khi Đại sư nói dứt lời liền được đại ngộ và bạch rằng:


"Pháp Đạt từ xưa đến nay, thật chưa từng chuyển Pháp Hoa, mà bị Pháp Hoa chuyển." 


Lại bạch rằng: "Kinh nói các vị đại Thanh văn cho đến Bồ Tát đều đem hết khả năng suy nghĩcùng chung nghĩ lường cũng không thể nào đo được trí của Phật. Nay khiến kẻ phàm phu chỉ ngộ được tự tâm liền gọi là tri kiến Phật, nếu tự họ chẳng phải là hàng thượng căn, ắt chưa khỏi nghi báng. Lại kinh nói ba xe: xe dê, xe nai, xe trâu cùng với xe trâu trắng khác nhau như thế nào? Cúi xin Hòa Thượng rũ lòng từ khai thị cho."
 

Giảng:

Pháp Đạt sau khi nghe Lục Tổ Đại sư nói xong bài kệ, bất tri bất giác rơi lệ dầm dề. Quý vị nghĩ xem Pháp Đạt vì sao khóc? Lúc trước Pháp Đạt không hiểu rõ thì không khóc, nay đã hiểu rõ rồi tại sao lại khóc? 


Pháp Đạt khóc không phải vì bị oan ức mà khóc, cũng không vì bị ai ăn hiếpáp bức. Cái khóc của Ngài Pháp Đạt, là vì quá cảm kích vui mừng mà khóc, cho nên nói "bất giác," không biết liền khóc lên. Chính vì Pháp Đạt nghĩ lúc trước sao ngu si thế, phí biết bao công để tụng Kinh Pháp Hoa, một chút ích dụng cũng không có, nay nhờ Lục Tổ Đại sư giảng giải liền được hiểu rõ, cho nên quá cảm kích mà khóc. Giống như có bạn bè hay bà con người nhà xa cách đã lâuthình lình gặp nhau vốn rất vui mừng, nhưng đột nhiên lại khóc, đó cũng giống tình cảnh này. 


Ngài Pháp Đạt vì đại ngộ cho nên khóc lên, thưa với Lục Tổ Đại sư rằng: 


–Pháp Đạt con từ trước đến naychưa bao giờ chuyển Kinh Pháp Hoa, mà bị Kinh Pháp Hoa chuyển. 


Lại bạch tiếp: 


Kinh Diệu Pháp Liên Hoa có một đoạn nói: "Giả sử người khắp thế gian, đều như Xá Lợi Phất, đem hết khả năng suy nghĩ cùng chung đo lường cũng không thể nào đo được trí huệ của Phật. Tất cả đại đệ tửcủa Phật Thanh văn La hán cho đến đại Bồ Tát, nếu đem hết sự tư duy để đo lường đánh giá, cũng không thể đo lường trí huệ của Phật. Nay Đại sư khiến cho kẻ phàm phu bình thường chỉ cần ngộ tựtâm, đó là tri kiến PhậtNếu không phải người thượng trí thiện căn, thì không tránh khỏi khiến họ sanh tâm hủy báng. Lại nữa, Kinh nói có ba xe – xe dê, xe nai và xe trâu trắng lớn, ba xe nầy khác nhau như thế nào?
Thỉnh Hòa Thượng phát tâm từ bi khai thị cho con." 

Sư rằng: "Ý kinh thật rõ ràng, tự ngươi mê ám làm cho trái ngược. Các người trong tam thừachẳng lường được trí Phật, cái hại là do ở chỗ suy lường. Hễ chúng nó càng cùng suy cạn nghĩ, thì càng làm chuyển biến và xa lìa trí Phật. Đức Phật vốn vì kẻ phàm phu mà nói kinh, chớ chẳng phải vì Phật mà nói. Cái lý ấy, nếu chẳng chịu tin, thì tùy ý rời chỗ đi ra (thối tịch).


Sao chẳng biết mình đã ngồi trên xe trâu trắng, mà lại tìm ba xe ở ngoài cửa. Huống chi kinh văn đã nói rõ cho người biết, duy có một Phật thừa, chớ không có thừa nào khác. Bằng kinh nói hai nói ba, cho đến vô số phương tiệnmuôn vàn nhơn duyên, ví dụ ngôn từ thì các pháp ấy chỉ đều chỉ một Phật thừa mà thôi. Sao ngươi chẳng xét rằng thừa là giả, là nói vì lúc xưa (vì thật mà dụng quyền), còn một thừa là thật, là nói vì ngày nay (mở quyền mà chỉ thật). Ấy là chỉ dạy người bỏ giả về thật mà thôi. Sau khi về thật rồi, thì cái thật cũng không còn có cái tên nữa.


Phải biết rằng của quý báu sở hữu đều thuộc về của ngươi thọ dụng, lại chẳng nên tưởng đó là của cha, cũng chẳng nên tưởng đó là của con, cũng chẳng nên tưởng đến chỗ thọ dụng ấy. Thế mới gọi là trì Kinh Pháp Hoa.

Từ kiếp nầy qua kiếp nọ, tay chẳng mở cuốn kinh, nhưng từ sáng tới đêm, không có lúc nào mà chẳng niệm vậy." 

Giảng:

Lục Tổ Đại sư nói: 


–Ý của Kinh nói rất rõ ràng, chỉ vì ông ngu si làm trái ngược nghĩa lý của Kinh. Các người trong Tam thừa tức là Thinh văn, Duyên giácBồ tát, họ không thể lãnh ngộ lời Phật thuyếtsai lầm đó là vì suy lườngnếu không có tâm suy lường họ liền hiểu rõ nghĩa lý của Kinh; dựa vào sự đánh giá đo lường cộng đồng của họ, càng truy cầu, khoảng cách càng xa vời. Bởi kinh điển Phật nói ra đều vì phàm phumà nói, không phải vì Phật nói, cho nên ông nên hiểu đạo lý này.
Nếu ông không tin Kinh Phật là vì phàm phu mà nói, không phải vì Phật nói, thì ông có thể tùy ý không nghe kinh, rời chỗ ngồi mà bỏ đi ra. 

Phẩm Thí Dụ Kinh Pháp Hoa nói xe trâu trắng, là xe báu trang nghiêmXe trâu này chạy rất nhanh, chạy rất vững rất thoải mái, người đời không biết mình đang ngồi trên xe trâu trắng, ngược lại hướng bên ngoài tìm kiếm xe dê, xe nai, xe trâu, đó là vì người đời không có trí huệ! Kinh văn đã rõ ràng nói với ông, chỉ có nhất Phật thừa là xe trâu trắng lớn, không có các thừa khác. Hoặc nói nhị thừa – Thinh văn, Duyên giác; hoặc nói tam thừa – Thinh văn, Duyên giácBồ tát, hoặc là vô số thừa – đây là pháp phương tiện, đủ mọi thứ nhân duyên, ví dụ và ngôn từ mà thôi. Tất cả Phật pháp đều vì nhất Phật thừanày mà nói, tại sao ông không hiểu ba xe này là giả lập mà thôi! Thinh văn, Duyên giácBồ tát, duyên pháp của ba thừa này, là vì xưa kia nói. Nhất thừa Phật thừa (xe trâu trắng lớn), mới là thực pháp vì nay mà nói! Đạo lý của Kinh Pháp Hoa là dạy mọi người bỏ đi quyền giáo tam thừa mà quy về chân thực, nhưng sau khi quy về chân thực, thực pháp này cũng không có một cái tên, thực pháp cũng không còn tồn tại. Vì thế, ông cần biết tất cả Phật pháp, đều thuộc về gia tài vốn có của ông, tự mình có sẵn, không do bên ngoài được, tùy ông sử dụng như thế nào cũng được. Ông không cần phải nghĩ rằng: Đây là tài sản của cha tôi dành cho tôi; cũng không cần nghĩ rằng, tôi là con, cần phải kế thừa gia nghiệp của cha. Căn bổn không cần phải nghĩ gì hết, thọ dụng liền được. Đó chính là trì Kinh Pháp Hoa. Nếu được như vậy, thì từ đại kiếp thứ nhất đến đại kiếp sau cùng, tay không rời quyển Kinh, từ sáng đến tối không có lúc nào không tụng Kinh Pháp Hoa

Pháp Đạt nhờ Sư mở trí, vui mừng nhảy nhót, bèn làm kệ khen rằng:

"Kinh tụng ba ngàn bộ, 

Tào khê không một câu.

Ý xuất thế chẳng rõ, 

Nào dứt kiếp khùng điên!

Dê, nai, trâu quyền lập, 

Trước, giữa, sau khéo bày.

Ai biết trong nhà lửa, 

Nguyên là đại Pháp vương."


Sư nói: "Từ nay về sau, ngươi có thể nói là thầy tăng niệm kinh vậy."


Pháp Đạt từ khi lãnh hội được ý chỉ diệu huyền của Đại sư, cũng giữ việc tụng kinh hoài chẳng bỏ.
 

Giảng:

Pháp Đạt sau khi được Lục Tổ Đại sư khai đạo, vô cùng hoan hỷ vui mừng nhảy nhót, liền dùng kệ xưng tán


–Con tụng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đã hơn ba ngàn bộ, mà Tào Khê một câu cũng không nói. Con chưa hiểu rõ tông chỉ xuất thế, thì làm sao có thể trừ bỏ vọng tâm dã tánh bao đời bao kiếp? Xe dê, xe nai, xe trâu đều là quyền pháp, sơ thiện trung thiện hậu thiện đều là một phương pháp truyền dương Phật pháp. Sơ thiện tức là pháp Tiểu thừa giảng ban đầu, trung thiện tức là Trung thừa, hậu thiện tức là giảng thuyết Đại thừa – tức dụ cho Thanh vănDuyên giácBồ Tát tam thừa. Không ai ngờ rằng, không ai biết rằng, trong nhà lửa tam giới này, có thể tu thành Phật, làm vị đại Pháp vương! 


Lục Tổ Đại sư
 biết Pháp Đạt đã thấu rõ liền nói: 


–Ông từ nay về sau mới xứng đáng xưng là thầy tăng tụng Kinh Pháp Hoa  lúc trước ông không biết tụng. 


Pháp Đạt từ đó lãnh ngộ tôn chỉ huyền diệu của Lục Tổ Đại sư, nay tuy Ngài hiểu rõ Kinh Pháp Hoa,nhưng vẫn không ngừng tụng. Mà không nói rằng: "Tôi niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, tôi đã hiểu là được rồi!" Ngài Pháp Đạt vẫn tụng kinh như cũ. Có vài người đối với chỗ này thường không hiểu rõ, nói niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, vậy thì ông ăn mà không ăn, không ăn mà ăn phải không? Cũng không thể lúc ăn trộm đồ nói: Trộm mà không trộm, không trộm mà trộm. Cũng không thể lúc sát sanh nói: Sát mà không sát, không sát mà sát. Cho nên nói hiểu rõ rồi thì không còn chấp trước, không nên nói suông, đàm khẩu đầu thiền. Nếu đã đạt đến trình độ thì có thể niệm Kinh màkhông chấp trước niệm kinh, không nên giống như Ngài Pháp Đạt lúc trước cho rằng niệm Kinh Pháp Hoa ba ngàn bộ, công đức lớn hơn tất cả, cho nên không đảnh lễ người. Ngài Pháp Đạt lúc thấy Tổ Sưđầu không sát đất cũng có thể gọi là biểu hiện cung kính nhất rồi. Nếu đối với người bình thường, không nói đến việc đảnh lễ, ngay chào hỏi cũng không có, Pháp Đạt cống cao ngã mạn như thế. Giống như người giàu nhìn người nghèo, nhìn cũng không nhìn, họ không nhìn xuống dưới chỉ nhìn lên trên, xem thường tất cả. Pháp Đạt nhìn thấy Lục Tổ, biết Ngài là kế truyền y bát của Ngũ Tổ, cho nên không thể không cúi đầu, nhưng trong tâm nhất định nghĩ rằng: "Tôi niệm nhiều bộ Kinh Pháp Hoa như thế phải cao vượt hơn vị Tổ Sư này." Pháp Đạt chỉ miễn cưỡng cúi đầu, mà Lục Tổ vừa nhìn liền biết Pháp Đạt tâm cống cao ngã mạn

Tăng Trí Thông, người quê ở An Phong thuộc Thọ Châu, ban đầu xem Kinh Lăng Già đến hơn một ngàn lần nhưng không hiểu được tam thân tứ trí. Người đến lễ Đại sư cầu giải nghĩa này. 


Sư nói: "Ba thân là Thanh Tịnh Pháp Thân, đó là tánh của ngươi, Viên Mãn Báo Thân là trí của ngươi, Thiên Bách Ức Hóa Thân là hạnh của ngươi vậy. Nếu ngươi lìa Bổn tánh mà nói riêng ba thân, tức gọi là có thân mà không trí. Bằng ngộ được ba thân không có tự tánh riêng, tức gọi là tứ trí Bồ đề. Hãy nghe ta kệ:


Tự tánh
 đủ ba thân

Phát minh thành tứ trí.

Chẳng lìa duyên thấy nghe, 

Siêu nhiên lên quả Phật.

Nay tôi vì ông nói, 

Tin chắc hằng không mê.

Chớ học người tìm cầu, 

Trọn ngày nói Bồ đề." 

Giảng:

Tăng Trí Thông người An Phong, Thọ Châu, xem Kinh Lăng Già hơn ngàn biến, vẫn không lĩnh hội tam thân tứ trí, cho nên đến lễ thỉnh Đại sư, khẩn cầu giải thích chân nghĩa. Đại sư khai thị: "Tam thân chính là Pháp thânBáo thân và Hóa thânThanh Tịnh Pháp Thân là bổn tánh của ông, Viên Mãn Báo Thân là trí huệ của ông, Thiên Bách Ức Hóa Thân là bổn hạnh của ông. Nếu ly khai bổn tánh mà thuyết tam thân, đó là có thân mà không có trí huệ. Nếu ông ngộ được tam thân không có tự tánh, thì có thể có tứ trí Bồ đề. Nay nghe tôi nói kệ: 


Lúc ông hiểu rõ tam thân là bổn tánh vốn có, ông sẽ hiểu rõ tứ trí. Nó không rời nghe và thấy, nhưng siêu vượt đặng thấy nghe mà trực chỉ đến pháp giới Phật


Ông cần phải nghe bằng lòng tin, thì sẽ không mê hoặc giống như người thế tục, miệng luôn nói "Bồ đề! Bồ đề! Bồ đề!" mà không thực hành Bồ đề. Không nên chỉ học khẩu đầu thiền mà cần phải chân chánh hiểu rõ tam thân mới đúng."


Lục Tổ Đại sư
 lại nói: 


–Ông đã hiểu rõ tam thân, thì nên đồng thời hiểu rõ tứ trí. Nếu ông ly khai tam thân mà giải thích tứ trí, dù ông hiểu rõ danh tướng tứ trí cũng không đắc được chân thực thể dụng, dù có trí huệ cũng giống như không có trí huệ, chỉ nhọc công vô ích

Trí Thông lại bạch rằng: "Cái nghĩa tứ trí có thể được nghe chăng?"


Sư nói: "Đã hiểu ba thân thì rõ tứ trí, sao lại hỏi nữa? Nếu lìa ba thân mà nói riêng tứ trí, ấy gọi là có trí mà không thân, tức là có trí trở lại thành không trí." 


Sư lại nói kệ rằng:


Đại Viên Cảnh Trí
, tánh thanh tịnh.

Bình Đẳng Tánh Trí, tâm vô bịnh.

Diệu Quán Sát Trí, kiến phi công,

Thành Sở Tác Trí, đồng viên cảnh.

Ngũ Bát quả, Lục Thất nhơn, chuyển,

Chỉ dùng danh ngôn không thật tánh.

Nếu ngay chỗ chuyển chẳng lưu tình,

Ngay nơi ồn náo, Na-già định.


Giảng:

Phật có tứ trí tức Đại Viên Cảnh TríBình Đẳng Tánh TríDiệu Quan Sát TríThành Sở Tác TríĐại Viên Cảnh Trí là gì? Là do thức thứ tám chuyển, cho nên nói chuyển thức thành trí. Lúc ông không biết dụng đó là thức, lúc ông phản bổn hoàn nguyên tức chuyển thức thứ tám mà thành Đại Viên Cảnh Trí, cho nên bổn tánh của nó thanh tịnh không có ô nhiễm, vì thế nói Đại Viên Cảnh Trí tánh thanh tịnh.


Bình Đẳng Tánh Trí
 là do thức thứ bảy chuyển. Lúc ông chưa hiểu rõ thì gọi là thức thứ bảy, sau khi khai ngộ thì gọi là Bình Đẳng Tánh Trí. Thức thứ bảy cũng gọi là Mạt na da thức, cũng gọi là truyền tống thức, nó do thức thứ sáu truyền cho thức thức tám, cho nên gọi là truyền tống thức, mà thức thứ tám còn gọi là hàm tàng thứcPhạn ngữ là A lại da thức. Những hột giống thiện ác, đều chứa trong thức thứ tám, cho nên trồng thiện nhân liền kết quả thiện, trồng nhân ác liền kết quả ác, cho nên gọi bát thứcđiền. Thức này giống như một mảnh ruộng, quý vị trồng cái gì thì nó liền sanh cái đó. Bình Đẳng Tánh Trí tâm vô bệnh, bình đẳng tức tâm Chư Phật và chúng sanh thì bình đẳng, vô bệnh tức không có chướng ngại, tật đố, tham sân si. Nếu quý vị không có chướng ngại, tật đố, tham sân si thì có thể chuyển thức thứ bảy thành Bình Đẳng Tánh Trí

Diệu Quán Sát Trí kiến phi công: Diệu Quán Sát Trí thì do ý thức thứ sáu chuyển, thức thứ sáu này cái gì cũng đều phân biệtphân biệt thiện ácthị phinam nữ, cho nên xem ra thì rất thông minhthực tế đã biến thành ý thức. Nếu đã chuyển thức thành trí, thành Diệu Quán Sát Trí – Nó nhìn thấy mọi cảnh giớimà không cần phân biệt vẫn có thể hiểu rõDiệu quán sát và tâm phân biệt không giống nhau, cho nên chứng quả A la hán cần phải tác ý quan sáttác ý chính là từ trong tịnh quan sát, mà có thể biết được những sự việc trong tám vạn đại kiếp. Chính là sử dụng Diệu Quán Sát Trí này mà có thể biết được, nhưng nếu quý vị không tác ý quan sát, vẫn là dùng ý thức, tức là người thường đều có. 

Thành Sở Tác Trí đồng viên cảnh: Thành Sở Tác Trí là do năm thức đầu: tức mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thành tựu, giống như một cái gương tròn. 

Ngũ Bát, Lục Thất quả nhân chuyển: Ngũ chính là năm thức đầu, Bát chính là thức thứ tám; Ngũ Bát quả chuyển tức là năm thức đầu và thức thứ tám được chuyển ở giai đoạn gặt quả, thành Đại Viên Cảnh Trí và Thành Sở Tác Trí. Lục Thất nhân chuyển tức là thức thứ sáu và thức thứ bảy được chuyển trước trong thời kỳ gieo nhân, thành Diệu Quán Sát Trí và Bình Đẳng Tánh Trí. Trong việc chuyển bát thứcthành tứ trí, thức thứ sáu và bảy chuyển trước ở giai đoạn gieo nhân, kế sau là chuyển năm thức đầu và thức thứ tám ở thời kỳ gặt quả. 

Đản dụng danh ngôn vô thực tánh: Tuy nói trên nhân chuyển, trên quả chuyển, thực tế thì không có thực tánh nào, chỉ là một số danh từ mà thôi. 

Nhược ư chuyển xứ bất lưu tình: Nếu ông đang ở chỗ (tình thức) chuyển không ngừng, mà ông không dùng tâm tình phàm phu lại suy tính đo lường. 

Phồn hưng vĩnh xứ Na-già định: Phồn có nghĩa là nhiều, Hưng có nghĩa hưng khởi, tức là thường ở trong Na già định – Na già (Naga) định chính là định của rồng. Tại sao rồng có thể lớn có thể nhỏ? Chính là từ trong định biến hóa, cho nên rồng gọi là Thần Long, vì nó có thể biến hóa vô cùng. Giống như lời tựa đã nói: Lục Tổ Đại sư dùng bát hàng phục rồng, rồng này chắc có vô minh và tính nóng giận. Nó nghĩ: "Thầy nói tôi không dám vào trong bát của thầy à? Xem nè!" Vì thế bèn nhảy vào trong bát, nhưng khi đã nhảy vào rồi thì không có cách nào nhảy ra. Rồng này sau khi nghe Lục Tổ Đại sư thuyết pháp liền được vãng sanh. Tuy rồng này thường ở trong định, nhưng chưa phá vô minh, cho nên vẫn còn nổi nóng, muốn hiển thần thông. Nếu nó có định lực, dù có nghe Lục Tổ nói: "Ngươi không thể hóa thànhthân nhỏ," thì cũng không bị dao động. Na-già định là thứ định bất khả tư nghì. Do đâu mà trở thànhrồng? Do là lúc trước, ở nhân địa, học Phật pháp rất tinh tấn, nhưng lại không giữ giới luật. Nghĩ rằng: "Người thường cần giữ giới luật nhưng tôi có thể không giữ." Cho nên nói: "Tu hành thì siêng năng nhưng giới luật thì buông thả (thừa cấp giới hoãn)," vì thế nên biến thành rồng.


Lưu Ý
 (Nguyên chú)
: phần nói về chuyển thức thành trí: "Chuyển tiền ngũ thức là Thành Sở Tác TríChuyển thức thứ sáu làm Diệu Quán Sát Trí. Chuyển thức thứ bảy làm Bình Đẳng Tánh TríChuyển thức thứ tám thành Đại Viên Cảnh Trí. Tuy thức thứ sáu thứ bảy ở trong nhân chuyển, năm thức trước và thức thứ tám ở trên quả chuyển, nhưng chỉ chuyển trên danh tướng mà không chuyển bản thể của nó" theo bản khắc Đại Tạng Kinh, cùng với bản khắc đời Minh, đều là chữ nhỏ. Chỉ có bản khắc gần đâykhắc lầm là chữ lớn, lẫn lộn với nguyên văn của Đàn Kinh. Như vậy không đúng! Cho nên vẫn làm chữ nhỏ mà viết thêm hai chữ "nguyên chuù" (tức là lưu ý) để phân biệt. 

Trí Thông liền đốn ngộ được tánh trí nên trình kệ rằng:

Ba thân nguyên thể ta, 

Tứ trí vốn tâm sáng.

Thân trí dung không ngại, 

Ứng vật mặc tùy hình.

Khởi tu đều vọng động, 

Giữ trụ trái chơn tinh.

Diệu chỉ do Tổ rõ, 

Trọn quên tên nhiễm ô.


Giảng:

Trí Thông sau khi nghe kệ, liền hiểu rõ ý nghĩa tam thân tứ trí, nên nói kệ tụng


–Tam thân vốn trong bản thể của con, không phải tìm bên ngoài. Tứ trí – Đại Viên Cảnh TríBình Đẳng Tánh TríDiệu Quán Sát Trí, Thành Sở Tác Trí, là do chân tâm sau khi khai ngộ thì sanh ra bốn loại tríhuệ này. Tam thân và tứ trí thì viên dung vô ngại, cho nên có thể quán cơ thuyết pháp, vì người thuyết pháptùy duyên bất biếnbất biến tùy duyên. Nếu sanh tâm nói: Tôi phải tu tam thân tứ trí như thế nào, đó đều là vọng tưởng. Nếu bảo thủ thành kiến có chỗ chấp trước, thì đó không phải là tinh hoa chân chánh. Loại chỉ thú huyền diệu vô cùng này đều học từ Lục Tổ Đại sư mới hiểu được. Tự tánh thủy chung không bao giờ có nhiễm ô, không bị tình dục thế tục trói buộcTrừ phi quý vị không có ô nhiễm, mới có thể phản bổn hoàn nguyên, cho nên nói chung vong nhiễm ô danh – tức bổn nguyên thanh tịnh, không có một chút ô nhiễm

Tăng tên Trí Thường, người ở Quý Khê, Tín Châu, thuở nhỏ xuất gia, chí cầu thấy tánh, một hôm đến tham lễ, Sư hỏi: " Ông từ đâu đến, muốn cầu việc gì?"


Bạch rằng: "Học nhân gần đây đến núi Bạch Phong ở Hồng Châu lễ Hòa Thượng Đại Thông nhờ chỉ nghĩa kiến tánh thành Phật, nhưng chưa 
giải quyết được hồ nghi, nên từ xa đến đây lễ Hòa Thượng, mong Hòa Thượng từ bi chỉ dạy."


Sư nói: "Đại Thông Hòa Thượng nói những lời gì, câu gì, ngươi hãy thử kể coi."


Trí Thường thưa: "Trí Thường đến nơi kia, trải qua ba tháng, chưa được chỉ dạy, vì lòng tha thiết vì pháp nên một hôm riêng vào trượng thất thưa hỏi: Thế nào là Bổn tâm, Bổn tánh của con?"


Hòa Thượng
 Đại Thông nói rằng: "Ngươi thấy hư không chăng?"


Trí Thường đáp thấy: "Hư không vô hình mà có tướng mạo gì?"


Ngài Đại Thông bảo: "Bổn tánh của ngươi ví như hư không, trọn không một vật có thể thấy, ấy gọi là chánh kiến; không một vật có thể biết, ấy gọi là chơn tri. Không có xanh, vàng, dài, ngắn, mà chỉ thấy cái bổn nguyên thanh tịnh, giác thể viên minh, đó tức gọi là kiến tánh thành Phật, cũng gọi là tri kiến Như Lai. Học nhơn tuy nghe thuyết như vậy, nhưng cũng chưa hiểu thấu đáo, cúi xin Hòa Thượng chỉ dạy."
 

Giảng:

Tăng Trí Thường là người huyện Quý Khê, Giang Tây, lúc nhỏ xuất gia, tâm của ông ta muốn kiến tánh. Một ngày nọ đến tham bái Lục Tổ Đại sưLục Tổ Đại sư hỏi: 


–Ông từ đâu đến đây? Đến đây cầu cái gì? 


Giống như Ngũ Tổ Đại sư hỏi Lục Tổ Đại sư


–Ông là người ở xứ nào ? Muốn cầu cái gì? 


Lục Tổ Đại sư
 trả lời


–Con từ Tân Châu đến đây, chỉ cầu làm Phật


Ngũ Tổ
 Đại sư nói: 


–Ông là dân man di làm sao có thể thành Phật? 


Lục Tổ
 trả lời


–Thân man di cùng với thân Hòa Thượng không giống nhau, nhưng Phật tánh nào có sai khác?


Nay có người đến, Lục Tổ cũng hỏi như vậy. 


Trí Thường trả lời


–Con gần đây đến bái kiến Hòa Thượng Đại Thông ở núi Bạch Phong, Hồng Châu, nhờ ơn Hòa Thượng Đại Thông khai thị nghĩa lý kiến tánh thành Phật, nhưng trong tâm vẫn còn rất nhiều nghi vấn, cho nên từ xa xôi đến đây thân cận Đại đức Thiện tri thức, cúi mong Hòa Thượng từ bi chỉ dạy đạo lýkhiến con không còn hồ nghi.


Lục Tổ Đại sư
 hỏi: 


–Hòa Thượng Đại Thông dạy cho ông lời gì? Ông nói cho tôi nghe. 


Trí Thường trả lời


–Con đến chỗ Hòa Thượng Đại Thông trải qua hơn ba tháng, nhưng chưa được sự giáo hối dạy bảo. Con vì pháp quên mình, vì pháp khẩn thiết, cho nên một đêm nọ, con tự mình đến phòng phương trượngthỉnh giáo Hòa Thượng Đại Thông: "Như thế nào mới là bổn tâm và bổn tánh của Trí Thường?" 


Hòa Thượng
 Trí Thông trả lời


–Ông đã nhìn thấy hư không chưa? 


Con trả lời:


–Con đã thấy hư không


Hòa Thượng
 Đại Thông trả lời


–Ông biết hư không có tướng mạo gì? 


Con lại nói:


–Hư không không có hình tướng, nếu có hình tướng thì đã không gọi là hư không! Đã là vô tướng, lại có hình tướng gì ư? 


Hòa Thượng
 Đại Thông khai thị: 


–Bổn tánh của ông và hư không thì tương đồng, không có một vật có thể thấy, đó chính là chánh kiến. Không có một vật có thể biết, đó là chân tri. Bổn tánh của ông không có màu sắc xanh vàng và hình tướng dài ngắn, ông thấy bổn nguyên thanh tịnh, giác thể viên minh, đó gọi là kiến tánh thành Phật, cũng gọi là tri kiến Như Lai.


Học nhân
 Trí Thường tuy nghe thuyết pháp như thế nhưng vẫn không hiểu rõ, nên thỉnh Hòa Thượng vì con khai thị. 

Sư nói: "Chỗ Sư Đại Thông nói đó cũng còn sự thấy biết, nên khiến ngươi chưa hiểu thấu. Nay ta chỉ cho ngươi một bài kệ:

Chẳng thấy một pháp còn "thấy không," 

Giống như mây nổi che mặt nhật,

Chẳng biết một pháp giữ "biết không,"

Lại như hư không sanh điện chớp.

Tri kiến này bỗng nhiên dấy lên,

Lầm nhận đâu từng hiểu phương tiện.

Ông phải một niệm tự biết lỗi,

Tự kỷ linh quang thường hiển hiện." 

Trí Thường nghe bài kệ rồi tâm ý hoát nhiên, bèn nói kệ rằng:

Vô cớ khởi tri kiến

Chấp tướng cầu Bồ đề.

Tình còn một niệm ngộ, 

Đâu vượt mê ngàn xưa.

Tự tánh giác nguyên thể, 

Tùy chiếu luống đổi dời. 

Chẳng vào thất Tổ Sư, 

Mờ mịt chạy hai đầu.


Giảng:

Lục Tổ Đại sư nghe xong liền nói: 

–Hòa Thượng Đại Thông thuyết pháp vẫn còn tri kiến, cho nên mới khiến cho ông không hiểu rõ. Tôi nay vì ông thuyết một bài kệ tụng: Không thấy một pháp thì vạn pháp đều không, nếu ông vẫn còn cái thấy "không thấy" này, thì vẫn còn một cái "không thấy" tồn tại, đó giống như mây trôi che phủ mặt trời. Một pháp không lập, chính là không biết một pháp, cái gì cũng không tồn tại, nhưng ông vẫn chấp vào tri kiến không biết một pháp, lại có một cái không tri (cái biết không). Ông đối với đạo lý này dường như hiểu rõ, kỳ thực vẫn còn tồn tại tri kiến, đó giống như trong không trung vốn cái gì cũng không có, nhưng lại sanh ra tia chớp. Cái thấy không thấy của ông, và cái biết không biết của ông, ngay trước mắt ông lập tức hiện tiền vì hiểu lầm loại tri kiến này, cho nên không thể hiểu rõ pháp môn phương tiện. Nay ông cần phải ngay niệm trước mặt, giác ngộ rằng bảo thủ cái thấy không thấy này, cái biết không biết này là sai lầmvậy thì tự nhiên trí huệ vốn có của ông, Phật tánh vốn có, Như Lai Tạng tánh vốn có, thường hay hiện tiền


Pháp sư
 Trí Thường sau khi nghe Lục Tổ Đại sư thuyết kệ, ngay lúc đó buông bỏ vạn duyên. Lúc buông bỏ, không thể tồn tại cái "tôi đã buông bỏ." Nếu vẫn còn tồn tại cái niệm "tôi buông bỏ," thì vẫn chưa buông bỏ. Nếu quý vị thật không có cái thấy biết, phản bổn hoàn nguyên, thì không nên tồn tại một cái tri kiến. Trí Thường sau khi hiểu rõ cũng làm một bài kệ tụng: 

Vô cớ khởi tri kiến: Không có một lý do, bỗng dưng lại sanh ra một cái thấy không thấy (vô kiến), cái biết không biết (không tri)? Sanh ra vô kiến và không tri, đó đều là chấp vào tướng. Giống như "vô niệm" đã giảng ở trên, nếu trong tâm quý vị thường muốn tìm ngã vô niệmvô niệm thì vẫn sanh ra một cái niệm, vì niệm của vô niệm vẫn là một cái niệm. Nên phải:"Có niệm giống như khôngvô niệm không trì trệ." Lúc có niệm đều không có, thì vô niệm tự nhiên không còn tồn tại. Cho nên tham thiền, tham "niệm Phật là ai?" Quý vị nên đi tìm là ai niệm Phật? Làm thế nào cũng tìm không ra, vì căn bổn không có một cái ai. Vì người khác nhìn không ra, không biết không có một cái ai, nên thường cảm thấy có một cái ngã. Cho nên cần tham niệm Phật là ai? Vì có ngã cho nên đi tìm người, tìm người thì cần hỏi là ai? Nhưng tìm ai, không nên chấp tướng, không nên chấp vào cái "ngã."


Trong tâm vẫn còn một cái nghi, còn một niệm "ngộ" nói tôi nhìn thấy hư không, cái gì cũng không còn. Nếu vẫn còn có cái biết của một niệm, cái thấy của một niệm, cho rằng đây là ngộ, đây giống với cái mê lúc trước, căn bổn không có ngộ.


Bổn thể căn nguyên của tự tánh giác ngộ, thì tùy duyên bất biếnbất biến tùy duyên. Tuy nó có chỗ biến dời thay đổi nhưng bổn thể không biến. Nếu Trí Thường tôi không vào đến đường thất của Lục Tổ Đại sưnếu không được Lục Tổ Đại sư khai thị, đến nay vẫn kẹt vào hai bên, rơi vào tri kiến

Một ngày kia, Trí Thường hỏi Đại sư rằng: "Phật nói pháp ba thừa, lại nói pháp tối thượng thừađệ tử chưa hiểu, xin Ngài chỉ dạy."


Sư nói: "Ngươi hãy xem cái Bổn tâm của ngươi, đừng chấp cái tướng của pháp ở ngoài. Pháp vốn không có bốn thừa, chỉ cái tâm của người thế gian tự có nhiều bực khác nhau. Thấy nghe đọc tụng là Tiểu thừa. Ngộ pháp hiểu nghĩa là Trung thừaY pháp tu hành là Đại thừa. Muôn pháp đều thông, muôn pháp gồm đủ, cả thảy chẳng nhiễm, lìa các pháp tướng, một mảy không có chỗ sở đắc là bực Tối thượng thừa. Thừa có nghĩa là tâm thực hành theo Đạo, chớ chẳng phải là khẩu tranh biện. Ngươi phải tự tu, đừng hỏi ta vậy. Trong cả thảy thời gian tánh mình phải tự như như."


Trí Thường làm lễ tạ ơn, theo hầu hạ Đại sư đến trọn đời ngài.
 

Giảng:

Một ngày kia Trí Thường hỏi Lục Tổ Đại sư


–Phật thuyết pháp Tam thừa; Thinh văn, Duyên giácBồ Tát; lại nói tối thượng nhất thừađệ tử con không hiểu rõ, cúi mong Hòa Thượng khai thị. 


Lục Tổ Đại sư
 trả lời


–Ông cần phải hồi quang phản chiếu xem tự tâm của chính mình, không nên giong ruổi bên ngoài tìm cầu, chấp trước vào pháp tướng bên ngoài. Pháp vốn không có tứ thừa, ngay nhứt thừa cũng không có, chỉ vì tâm người có sai biệt mà thôi. Giả như ông thấy, nghe và đọc tụng kinh điển, thì thuộc về người Tiểu thừa. Nếu ông có thể ngộ pháp giải nghĩahiểu biết rõ ràng sáng suốt thì thuộc về người trung thừa. Nếu ông không những hiểu rõ, mà có thể chân thật thực hành, thì thuộc về người đại thừa. Tất cả pháp đều quán thôngcụ bị, trong tâm không có chướng ngại, và ông cũng hiểu rõ đạo lý vạn pháp là tâm, tâm là vạn pháp, và nếu đối với tất cả pháp đều không nhiễm trước, ly chư pháp tướng, không một sở đắc, ông thuộc về người tối thượng thừa. Thừa là tu hành, không phải nơi cửa miệng tranh luận, cho nên ông cần phải tự mình tu hành, tôi không thể thế ông tu hành. Cho nên nói: "Tự mình ăn cơm tự mình no, tự mình sanh tử tự mình liễu." Bất cứ lúc nào cũng cần phải tự tánh tự như như, tự mình thấy biết rõ ràng tâm mình. 

Từ đó trở về sau, Trí Thường trở thành người hầu cận Đại sư, hầu hạ phụng dưỡng, cho đến Đại sưviên tịch mới rời khỏi Chùa Nam Hoa. 

Tăng Chí Đạo, người quê ở Nam Hải, Quảng Châu đến cầu chỉ dạy, bạch rằng: "Học nhân từ khi xuất gia xem kinh Niết Bàn hơn mười năm mà chưa rõ đại ý, cúi mong Hòa Thượng thương xótchỉ dạy."


Sư nói: "Chỗ nào ông chưa rõ?"


Bạch: "Chư hạnh vô thường là pháp sanh diệtsanh diệt diệt rồi, vắng lặng (tịch diệt) là vui, nơi đây con nghi ngờ."
 

Giảng:

Lại có Tăng Chí Đạo là người huyện Nam Hải tỉnh Quảng Đông. Chí Đạo đến thỉnh giáo Lục Tổ Đại sư


–Con từ khi xuất gia đến nay thường đọc tụng Kinh Niết Bàn, đã hơn mười năm nhưng vẫn không rõ đại ý, cúi mong Hòa Thượng vì con giáo đạo


Đại sư
 hỏi:


–Ông không hiểu chỗ nào? 


Chí Đạo nói:


–Trong Kinh có một bài kệ: "Chư hành vô thường, thị sinh diệt pháp, sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc." Đây là chỗ con có điểm nghi hoặc

Trước nói nguồn gốc của bài kệ


Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
 trong thời quá khứ, vì pháp quên mình, vì cầu nửa câu kệ mà bỏ thân mạng, cũng vẫn không tiếc. Có một kiếp Đức Phật tu hành trên núi Tuyết. Một ngày kia, nghe có người nói: Chư hành vô thường, thị sinh diệt pháp, nói đến đây liền ngừng lại. Vị đạo nhân (tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) ngẩn đầu lên nhìn thì ra là một con quỷ la sát nói, bèn hỏi quỷ la sát: "Bài kệ tụng này vẫn còn hai câu chót, tại sao ngươi không nói?"


–Tôi đã ba ngày không có cái gì ăn, đói không còn sức lực, nói không ra hơi. 


–Ngươi cố gắng nói ra hai câu chót, ta tình nguyện đem thân tôi bố thí cho ngươi. 


–Đã nói thì phải giữ lời, ông không được hối hận, nói mà không giữ lời. 


–Người tu hành không nói láo, nhưng ta có một điều kiện: Sau khi ngươi nói xong hai câu kệ, để ta khắc trên cây, lưu truyền cho người sau, sau đó mới đem thân này cúng cho người. 


–Được rồi, tôi sẽ mãn nguyện ông. 


Thế rồi quỷ la sát liền nói ra hai câu kệ chót: Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc. Vị đạo nhân liền lập tứckhắc bài kệ trên cây cổ thụ. Lại nghĩ, khắc trên đá thời gian có thể lâu dài khiến cho người sau y pháp tu hành, bèn yêu cầu quỷ la sát đợi thêm một chút. Quỷ la sát nhìn thấy vị đạo nhân thành tâm như thế, liền đồng ý nói: 


–Ông khắc nhanh lên một chút, tôi thực đói không chịu nổi rồi. 


Ngài liền khắc trên đá mười sáu chữ: "Chư hành vô thường, thị sinh diệt pháp, sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc." Sau khi khắc xong bèn nói với quỷ la sát:
"Ta đã hoàn thành tâm nguyện, mời ngươi đến ăn thịtta đi!" Nói xong nhắm mắt tịnh tọa không một chút sợ sệt, nhất tâm cúng dường. Cho nên nói: Vi thiệntối lạc, vị đạo nhân trong tâm an lạc vô cùng, xem cái chết như sự trở về. Đợi rất lâu, không thấy quỷ la sát hành động, mở mắt nhìn la sát quỷ đã bay lên hư không. Trên không trung hiện ra thân trời – thì ra thiên nhân đến thử thách lòng thành cầu pháp của Ngài. 

Sư nói: "Bởi cớ nào mà ngươi sanh nghi?"


Bạch: "Cả thảy chúng sanh đều có hai thân là sắc thân và Pháp thânSắc thân không thường tồn có sanh có diệt. Pháp thân là thường tồn, không hay không biết (vô tri vô giác). Kinh nói: ‘Sanh diệt dứt rồi, vắng lặng là vui.’ Chẳng biết thân nào vắng lặng, còn thân nào hưởng sự vui? Nếu là sắc thân, thì lúc sắc thân tiêu diệtbốn đại rã tan, toàn nhiên là khổ. Mà khổ thì không thể nói vui được. Còn nếu là Pháp thân, thì Pháp thân là vắng lặng, tức là giống như loài cỏ cây ngói gạch. Thế thì cái chi hưởng sự vui? Lại pháp tánh là cái thể của sự sanh diệtnăm uẩn là cái dụng của sự sanh diệt. Một cái thể năm cái dụng, sanh diệt là thường: Sanh là do thể mà khởi ra dụng, diệt thì thâu dụng về thể. Nếu chịu sanh trở lại, tức là loài hữu tìnhtâm niệm chẳng dứt chẳng tắt. Còn nếu chẳng chịu sanh trở lại, thì về cảnh giới vắng lặng (tịch diệtđời đời, đồng với vật không tình (vô tình). Thế thì các pháp đều bị Niết Bàn ngăn chế (cấm phục), còn chẳng đặng sanh, có gì là vui?"
 

Giảng:

Lục Tổ Đại sư hỏi: 


–Bài kệ tụng này rất rõ ràng ông có nghi hoặc gì? 


Chí Đạo nói:


–Tất cả chúng sanh, đều có hai loại thân thể, một loại là sắc thân – có hình có sắc, một loại là Pháp thân– vô hình vô tướngSắc thân thuộc về vô thường, nó có sanh có diệt, mà Pháp thân thì thường trụ, cũng không có tri giácKinh Niết Bàn nói: "Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc," con không biết thân nào làtịch diệt, thân nào thọ lạc. Là sắc thân tịch diệt, mà Pháp thân thọ lạc? Hay là Pháp thân tịch diệtsắc thân thọ lạc? 


Nếu sắc thân thọ lạcsắc thân sau khi diệt, người chết đi thì tứ đại đất nước lửa gió phân tán, đó toàn là cảnh giới khổ, khổ không thể bàn, thì không thể gọi là lạc.


Nếu Pháp thân tịch diệtPháp thân thì giống như cây cối đá gạch, có cái nào thọ lạc? Lại pháp tánh là bổn thể của sanh diệtngũ uẩn – sắc, thọ, tưởng, hành, thức – là dụng của sanh diệt. Trong một cái bổn thể của pháp sanh ra năm loại dụng, nếu sanh diệt là thường, nếu từ pháp thể sanh ra năm loại dụng này, đến lúc diệt, thì nhiếp năm dụng này mà quy hoàn pháp thể. Nếu nó lại sanh, đạo lý này chính là tất cả muôn loài hữu tình, không đoạn không diệt tức là thường. Nếu không cho phép nó sanh ra lần nữa, thì vĩnh viễn quy về tịch diệt, giống như những vật vô tình cây cỏ đá gạch. Nếu như vậy, thì tất cả chư pháp đều bị Niết Bàn chế phục cấm chỉbiến thành đoạn diệt, ngay thác sanh cũng không được tự do, thì có gì an lạc? 

Sư nói: Ông là con nhà Thích (Phật), sao tập theo chỗ tà kiến (đoạn kiến và thường kiến) của ngoại đạo mà bàn qua pháp tối thượng thừa? Cứ theo chỗ ông nói, thì ngoài cái sắc thân riêng có cái Pháp thân, lìa chỗ sanh diệt cầu nơi tịch diệt, lại nghĩ cảnh Niết Bàn là thường vui, nói rằng có cái thân thọ dụng. Ấy là cố chấp — tiếc thương chỗ sống chết, quá nhiễm sự vui sướngở thế gian.


Ông nay phải biết Phật thấy cả thảy các người mê muội, nhận năm uẩn hòa hiệp làm các tướng của thân mình, phân biệt cả thảy các pháp là các tướng của thế gian ở ngoài, ưa sống ghét chết, niệm niệm đổi dời, chẳng biết sự mộng huyễn giả dối, luống chịu sanh tử luân hồi, lấy cảnh thường vui Niết Bàn đổi lại làm trạng tướng khổ não và trọn ngày chỉ cầu ở ngoài. 


Vì đó Ngài mới động lòng thương xót mà chỉ cái thiệt vui của Niết Bàn (Niết Bàn chơn lạc), trong một sát na không có tướng sanh, trong một sát na không có tướng diệt, lại cũng không có sự sanh diệt gì mà nên tắt dứt. Ấy là cái tâm vắng lặng (tịch diệthiện ra rõ ràng. Đương lúc cái tâm vắng lặng hiện ra rõ ràng, cũng không nghĩ tới chỗ hiện ra đó. Ấy gọi là thường vui (thường lạc). 


Sự thường vui ấy không có thọ cảm, cũng không có chỗ chẳng thọ cảm, há có cái tên một thểnăm dụng sao? Hà huống lại nói Niết Bàn ngăn chế các pháp, khiến cho đời đời chẳng sanh! Ấy là nhạo Phật báng Pháp vậy.
 

Giảng:

Lục Tổ Đại sư nói: 


–Ông là đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, lại là một người xuất gia, tại sao lại tu tập tà thuyết của ngoại đạo? Sao lại tu tập tà kiến tà tri chấp thường chấp đoạn của ngoại đạo mà đàm luận Phật pháp tối thượng thừa? Căn cứ đạo lý mà ông nói tức ngoài sắc thân lại có Pháp thân, ly khai sanh diệt lại có một cái tịch diệt, ông đi tìm đạo lý Niết Bàn thường lạc ngã tịnh, nói có thân thọ dụng cái lạc này, phải không? 


Kiến giải
 của ông là chấp trước sanh tử, trầm trệ vào chỗ này, không muốn xả bỏ khoái lạc thế gian, mà không biết cái an lạc xuất thế. Tôi nay vì ông thuyết giảng, ông cần biết, người mê hiểu lầm ngũ ấm hòa hợp là thể tướng của mình, họ phân biệt tất cả pháp là trần tướng bên ngoài, và muốn sanh sợ chếtniệm niệm sống trong chấp trước, không biết tất cả đều là mộng huyễn bào ảnh, đều là hư giả không thực, cho nên trong lục đạo luân hồi uổng thọ sanh sanh tử tử, mà suy luận đo lường thường lạc ngã tịnhNiết Bàn diệu đức, ngược lại cho là khổ tướng, nên suốt ngày giong ruổi bên ngoài tìm cầu. Đức Phật vì thương xót loại chúng sanh này, cho nên chỉ dạy cái vui chân chánh của Niết Bàn. Chính trong sát na – thời gian rất ngắn, không có tướng sanh; trong sát na cũng không có tướng diệt, vốn trong cái sanh diệt cũng không có tướng diệt. Lúc đó trong sanh diệt, liền có cảnh giới không sanh diệt hiện tiền. Lúc tịch diệt hiện tiền cũng không có suy tưởng đo lường hiện tiền – tức không có tướng tịch diệt rộng lớn bao nhiêu, đó chính là thường lạcHoàn toàn không có ai thọ lạc, cũng không có một cái không thọ lạc. Tại sao vậy? Đó chính là bổn lai tự tánh hiện tiền. Sao lại có một cái pháp thể, sao lại có năm cái dụng của ngũ uẩn? Hà huống, như lời ông nói, Niết Bàn cấm chế chư pháp khiến nó vĩnh viễn không sanh? Đây là tri kiến bất chánh của ông. Nếu ông nói như thế, thì đó là loại kiến giải sai lầm hủy báng Phật pháp. 

Hãy nghe ta kệ:

Vô thượng Đại Niết Bàn chí diệu,

Thanh tịnh thường tịch chiếu viên minh.

Kẻ phàm phu gọi chết hết sinh,

Người ngoại đạo chấp tin rằng dứt (đoạn diệt).

Tìm đạo phápNhị thừa các bực,

Bỏ mọi điều gọi thật Vô vi.

Thảy thuộc tình độ lượng mê si,

Sáu hai (62) giống gốc thì tà kiến.

Ấy giả lập có tên cùng tiếng,

Đâu phải là thật diệu nghĩa chơn.

Chỉ có hàng trí huệ cao nhơn,

Mới thông suốt không còn chấp bỏ.

Cả năm uẩn phép kia biết rõ,

Đến cái ta trong đó cũng thông.

Sắc tượng ngoài ứng hiện muôn trùng,

Âm thinh tướng khắp cùng động biến.

Xem bình đẳng lòng không xao xuyến,

Kể như là mộng huyễn hư không.

Thấy thánh phàm, chẳng khởi hai lòng,

Niết Bàn cũng quyết không bàn giải.

Việc quá khứvị laihiện tại,

Hữu vô đồng cả thảy dứt trừ.

Lục căn thường ứng dụng như như,

Mà ý chẳng tưởng tư ứng dụng.

Các pháp tướng, biện phân rõ đúng,

Mà ý không có tưởng biện phân.

Lửa kiếp thiêu đáy biển khô khan,

Gió rung núi chọi tan nát nghiến.

Ấy tịch diệt chơn thường lạc hiện,

Thế mới là thật diệu Niết Bàn.

Vốn ta nay gượng nói rõ ràng,

Dạy ngươi phải phá tan tà kiến.

Lời ta nói chớ đem luận biện,

Mở tánh ngươi tri kiến chút thôi.


Chí Đạo nghe kệ rồi, tâm tánh tỏ sáng, không xiết vui mừng, bèn làm lễ lui ra.
 

Giảng:

Lục Tổ Đại sư nói: 


–Hãy nghe bài kệ của tôi: 


Đại Niết Bàn
 chí cao vô thượng là viên mãnquang minhthường hằng bất biến, tịch mà thường chiếu. Kẻ phàm phu ngu muội gọi đó là chết rồi, kẻ ngoại đạo chấp cho là diệt. Nhị thừa Thinh văn Duyên giáccho rằng nó không có tạo tác. Trên đây, bất luận nó là chấp đoạn, hoặc chết, hoặc không sở tác, đều là dùng nghi tình phàm phu đánh giáphân biệt, đó đều thuộc căn bổn sáu mươi hai kiến. 


Cái gì gọi là sáu mươi hai kiến? Đó chính là trong ngũ uẩn, mỗi uẩn lại chia thành bốn loại, năm nhân bốn là hai mươi. Hiện tại hai mươi, quá khứ hai mươi, vị lai hai mươi, cộng thành sáu mươi kiến, thêm vào hai kiến thân và thần, mà thành ra sáu mươi hai loại biên kiến đoạn, thường, có, không. 


Mỗi uẩn phân làm bốn loại, tức là: 


1. Uẩn lớn, ngã ở trong. 

2. Ngã lớn, mà uẩn ở trong ngã. 

3. Uẩn tức là ngã. 

4. Ngã ly khai uẩn. 


Sáu mươi hai kiến này đều là giả danh do hư vọng lập ra. Chỉ có người vượt qua tư lượng (suy lường) của phàm phu nhị thừa ngoại đạo, người này mới có thể thông đạt Pháp tướng, không thủ không xả mà có thể chân thực biết pháp ngũ uẩn – sắc, thọ, tưởng, hành, thức và ngã trong ngũ ấm, và mọi sắc tượng hiện bên ngoài ngã, cùng với tất cả tướng âm thanh, đều là bình đẳng như mộng huyễn bào ảnh. Cũng không khởi kiến giải phàm phu, cũng không khởi cái thấy biết của thánh nhân, cũng không đưa ra sự giải thích Niết Bàn an lạc. Người này không lạc vào hai bên cũng không chấp vào không, cũng không chấp vào có. Tam tế là quá khứ tế, hiện tại tế, vị lai tế. Người này cũng không chấp vào quá khứ hiện tạivị lai


Tự tánh
 Chân như thường năng tùy duyên bất biếnbất biến tùy duyênứng dụng vô cùng, tức là có thể ứng cái dụng mọi căn mà không cùng tận. Nhưng cũng không sanh ra tôi có cái tướng của dụng. Và cũng không có tâm phân biệt chư pháp. Cũng không khởi cái tưởng tôi không có phân biệt. Nếu ông vẫn còn có cái tưởng không khởi phân biệt, đó vẫn còn có tưởng phân biệtcần phải ngay tưởng phân biệtcũng không còn. 


Kiếp hỏa
, tức tam tai khi khởi có hỏa tai, có thể đốt khô cả đại dương. Lúc phong tai khởi thì có thể làm cho các hòn núi đập vào nhau. Nếu ông có thể đạt đến cái vui chân thường tịch diệt, tướng Niết Bàngiống như trên đã nói, bất luận tam tai khởi lên, cũng không có liên quan gì đến ông. Nay tôi miễn cưỡng thuyết pháp này, khiến cho ông bỏ đi tà tri kiến giải của ông. Ông không nên theo văn tự mà giải thích kinh điển, như thế chỉ có thể lĩnh ngộ một phần nào kinh điển mà thôi.


Chí Đạo sau khi nghe Lục Tổ Đại sư giảng xong bài kệ lập tức đại ngộvui mừng nhảy nhót, khấu đầu đảnh lễ mà lui về một bên. 

Hành Tư Thiền Sư, con nhà họ Lưu, sanh trưởng tại huyện An Thành, phủ Kiết Châu, nghe pháptịch Tào Khê khai hóa thạnh hành, bèn đến làm lễ Đại sư mà hỏi rằng: "Tu hành, phải làm theo pháp nào, mới khỏi lạc vào giai cấp?"


Sư nói: "Ngươi từng làm theo pháp nào?"


Bạch: "Pháp Thánh-đế, tôi cũng chẳng làm theo đó."


Sư nói: "Lạc vào giai cấp nào?"


Bạch: "Pháp Thánh-đế còn chẳng làm theo, thì đâu có giai cấp!"


Đại sư
 rất trọng người lợi cănbảo Hành Tư làm đầu đại chúng. Một ngày kia Đại sư kêu Hành Tư mà dạy rằng: "Ngươi phải tách ra, đi hóa độ một phương, đừng để mối Đạo đoạn tuyệt."


Hành Tư
 đã đắc pháp, bèn trở về núi Thanh Nguyên, phủ Kiết Châu, mà hoằng hóa độ sanh. Sau khi tịch, người được tặng là Hoằng Tế Thiền Sư.
 

Giảng:

Ngài Hành Tư vừa đi đường vừa suy tư, suy tư điều gì? Ngài Tư suy tư: Niệm Phật là ai? Ai đang niệm Phật? 

Cho nên gọi Ngài là Thiền sư Hành Tư


Ngài là người huyện An Thành, tỉnh Kiết Châu, họ Lưu. Lúc đó đạo phong tại đạo trường Tào Khê, vang rền khắp nơi, ai ai cũng biết, người kế thừa Ngũ Tổ Đại sư là Lục Tổ Đại sư đang ở Tào Khê hoằng dương Phật pháppháp tịch thạnh hành, mỗi ngày có mấy ngàn người đến độ trai, người thì là như vậy – lưu hư bổng thạnh. Lưu hư tức là chỗ của quý vị không có người, họ liền chạy mất. Giống như chỗ chúng ta ở đây có mấy chục người, nếu chỉ lưu lại năm ba người, thì người người đều bỏ đi mất. Bổng thạnh, chẳng hạn như nghe nói Phật Giáo Giảng Đường có rất nhiều người, ngay "kẻ Hippy" đến đây cũng cạo bỏ râu tóc, thật không thể nghĩ bàn, mọi người mau chóng đi xem! Mọi người ùn ùn kéo đến càng ngày càng đông. Lúc đó ở chùa Nam Hoa mọi người đều đi bổng thạnh. Pháp tịch thạnh hành cũng có thể gọi bổng thạnh, cũng có thể sửa là bổng thánh (thánh hiền), vì Lục Tổ là bậc thánh, Tổ Sưcho nên mọi người đến đó ủng hộ Ngài. Thiền Sư Hành Tư nghe người ta nói như thế – Lục Tổ Đại sưthật bất khả tư nghì a! Ngài có ngũ nhãn lục thông, bất luận trong tâm ông nghĩ cái gì, lúc chưa mở miệng Ngài đã hỏi trước rồi. Cho nên Thiền Sư Hành Tư cũng đến khấu đầu đảnh lễtiếp theo liền thưa hỏi Đại sư


–Nên tu pháp môn gì, mà không lạc vào giai cấp? Giai cấp chính là tiệm pháp. Cần phải tu pháp gì mới là đốn pháp? 


Lục Tổ Đại sư
 hỏi: 


–Lúc trước ông làm gì? Ông đến đây muốn cầu cái gì? 


Đại sư
 Hành Tư nói: 


–Con đối với Tứ Thánh Đế – khổ, tập, diệt, đạo –đều quên hết rồi, không làm nữa. 


Lục Tổ Đại sư
 nói: 


–Thánh-đế ông cũng không làm, vậy lạc vào giai cấp nào? 


Đại sư
 Hành Tư trả lời


–Con đối với Thánh-đế còn không làm, vậy thì có giai cấp gì nữa? 


Lục Tổ Đại sư
 vừa nghe liền biết Hành Tư nhất định có bản lãnh, có thiện căn không phải người tầm thường, vì thế đối đãi đặc biệt, xem Hành Tư là bậc long tượng pháp môn, là người có thể kế thừa làm Tổ SưLục Tổ Đại sư liền bảo Ngài làm thủ tọa đại chúng – hướng dẫn đại chúng lên chánh điện tụng kinhquá đường, tọa hương. Một ngày nọ Lục Tổ Đại sư nói với Ngài Hành Tư rằng: 


–Ông không nên ở chỗ tôi, cần nên đến chỗ khác làm vị Tổ giáo hóa, không nên để cho Phật pháp đoạn diệt


Sau khi Đại sư Hành Tư được Lục Tổ Đại sư truyền cho pháp diệu tâm ấn, liền trở về núi Thanh Nguyên, Kiết Châu, hoằng dương Phật phápthiệu long Phật chủng. Vua Hỷ Tông thời Đường truy phong là Hoằng Tế Thiền sư

Hoài Nhượng Thiền Sư, con nhà họ Đỗ, ở huyện Kim Châu, ban sơ đến viếng An quốc-sư ở núiTung Sơn, An quốc-sư gởi Thiền sư qua Tào Khê viếng Huệ Năng Lục TổHoài Nhượng đến làm lễ.


Sư hỏi rằng: "Ở xứ nào đến đây?"


Bạch: "Núi Tung sơn."


Sư hỏi: "Vật gì? Làm sao đến?"


Bạch: "Nói giống một vật là không trúng."


Sư nói: "Còn tu chứng, phải chăng?"


Bạch: "Tu chứng thì chẳng phải là không có, còn nhiễm trước thì không đặng."


Sư nói: "Chỉ có sự chẳng nhiễm trước ấy là chỗ hộ niệm của chư Phật vậy. Ngươi đã như thế, ta cũng như thế. Đức Bát-Nhã Đa-La bên Tây
Thiên-trúc có lời sấm rằng: ‘Dưới chơn ngươi sẽ sanh ra một con ngựa tơ mạnh mẽ đạp chết người trong thiên hạ.’ Đó là điềm ứng tại tâm ngươi, chẳng cầu vội nói."


Hoài Nhượng Thiền Sư
 liền suốt thông, hiểu rõ điều ấy, mới theo Đại sư hầu hạ mười lăm năm, một ngày kia đạt được chỗ huyền áo. Sau Thiền Sư qua núi Nam Nhạcmở rộng cửa Thiền tông. Sau viên tịch rồi, người được sắc phong là Đại Huệ Thiền Sư.
 

Giảng:

Hoài là hoài niệm, Nhượng là khiêm nhường, vị Thiền sư này đối với ai cũng đều không có tâm cống cao, Ngài rất từ bi hạ mình, khiêm nhường cung kính. Trong tâm Ngài thường hoài niệm niềm cung kính, đối với bất cứ người nào cũng đều lịch sự lễ độ, có dường như không, thực như hư. Thiền sư là người Kim Châu, con nhà họ Đỗ. Ban đầu yết kiến An Quốc sư ở Tung Sơn học tập Phật pháp, nhưng Quốc sư An phái Ngài đến Tào Khê học Phật pháp, vì đương thời ai cũng biết Tào Khê là Phật phápchánh tông. Giống như hiện nay người Mỹ muốn học Phật pháp chân chánh, thì phải nghiên cứu kinh điển, lại cần phải không sợ khổ, không sợ khó khăn, không làm biếng học tập Phật pháp. Lúc đó chùa Nam Hoa của Lục Tổ Đại sư cũng là mỗi ngày tọa thiền, làm công quả. Lúc đó công khóa rất nghiêm mật, sáng sớm ba giờ rưỡi thức dậy, bốn giờ công phu sáng, năm giờ tọa thiền, trời vừa sáng thì ăn cháo, sau đó lại ngồi thiền một giờ đồng hồ. Lúc này là khoảng tám giờ, liền bắt đầu chấp tác cho đếnmười giờ. Chấp tác xong trở về nghỉ ngơi một giờ đồng hồ, mười một giờ thì độ ngọ, độ ngọ xong là ngồi thiền, mười hai giờ ngồi đến hai giờ. Hai giờ lại chấp tác đến bốn giờ. Làm xong trở về lại ngồi thiềntụng kinh bái sám cho đến mười giờ đêm, có người dụng công đến mười hai giờ khuya. Mỗi người tự dụng công của mình, mỗi ngày đều như thế, đạo phong rất nghiêm cẩn, ai cũng phải cần giữ gìn giới luật quy củ, mấy ngàn người đồng tụ tập mà không nghe một tiếng nói chuyện. Tại sao vậy? Vì nói chuyện sẽ có nhiều vọng tưởng không được chuyên tâm dụng công. Lúc đó đạo trường của Lục Tổ Đại sư nghiêm khắc như thế, cho nên Thiền sư Hoài Nhượng cũng đến nhập chúng tu hành. Sau khi được Thầy Tri khách dẫn đến yết kiến Lục TổThiền sư liền khấu đầu lễ bái


Lục Tổ
 hỏi:


–Cái gì đến?


Thiền tông
 hay dùng cơ phong, không giảng đạo lý, vốn là người đến Ngài lại hỏi: Cái gì đến? Vốn là thầy Tăng đến, mà Lục Tổ Đại sư lại hỏi cái gì đến. 

Thiền sư Hoài Nhượng trả lời


–Con từ Tung Sơn đến. 


Lục Tổ Đại sư
 hỏi: 


–Vật gì? Làm sao đến? 


Đây là lời của thiền tôngThiền sư Hoài Nhượng vừa nghe liền hiểu rõ, nói: 


–Nếu nói là một vật thì không trúng. 


Lục Tổ Đại sư
 hỏi: 


–Ông nói một vật thì không thể được, vậy vẫn còn sở tu sở chứng chăng? 


Đáp: 


–Tu thì có sở tu, chứng thì có sở chứng, tu chứng thì có, nhưng nhiễm ô thì không thể được, đó chính là trong tự tánh cần phải quang minh sáng suốt


Lục Tổ Đại sư
 nghe Thiền sư Hoài Nhượng nói như thế, liền nói: 


–Cái không nhiễm ô, chính là diệu pháp mà Chư Phật hộ niệm. Ông đã được như thế, tôi cũng là như thế, không thể ô nhiễmtự tánh cần thanh tịnhTự tánh ô nhiễm chính là tâm phan duyên, tâm tật đố, tâm chướng ngại, tâm tham, tâm sân, tâm si, vô minh, nếu những thứ này đều không còn, thì không còn ô nhiễm


Lục Tổ Đại sư
 lại nói: 


–Pháp sư Ấn Độ Bát-Nhã Đa-La có lời dự đoán, môn hạ Thiền sư Hoài Nhượng có một con ngựa tơ, Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất, sẽ đạp chết người trong thiên hạ, đó là dụ cho biện tài cùa Ngài vô ngạitrí huệ rộng lớn, khiến cho các Pháp sư khác đều bị nhiếp phục mà vui mừng thành phục. Dự đoán này ứng vào thân ông, ông không nên gấp nói pháp, nên đợi đúng thời cơ


Thiền sư
 Hoài Nhượng nghe Lục Tổ Đại sư nói như thế liền khế hiêïp ý của Lục Tổ, vì thế bèn ở bên cạnh Lục Tổ Đại sư làm thị giả hơn mười lăm năm, sở ngộ đạo lý càng ngày càng sâu. Sau đó liền đến núi Hành Sơn, Nam NhạcHồ Nam, xiển dương yếu nghĩa thiền tông. Ngày mười một tháng tám Thiên Bảo năm thứ ba viên tịch tại Hành Sơn, Nam Nhạc, triều đình truy tặng là Thiền sư Đại Huệ

Thiền Sư Huyền Giác ở Vĩnh Gia, họ Đới, quê ở Ôn Châu, thuở nhỏ tập kinh luận, chuyên vềpháp môn Chỉ Quán của tông Thiên Thai, nhân xem kinh Duy Ma Cật phát minh được tâm địa; chợt gặp đệ tử của Tổ là Huyền Sách thăm hỏi, cùng bàn chuyện sôi nổi, mà mỗi lời nói ra đều thầm hợp với chư Tổ. Huyền Sách hỏi: "Nhân giả được pháp nơi Thầy nào?"

Huyền Sách đáp: "Tôi nghe kinh luận Phương Đẳng, mỗi chỗ đều có Thầy truyền thừa, sau nơi Kinh Duy Ma Cật ngộ được Phật tâm tông mà chưa có người chứng minh."


Huyền Sách
 bảo: "Từ đức Phật Oai Âm Vương về trước tức được, từ Phật Oai Âm Vương về sau, không thầy mà tự ngộ trọn là thiên nhiên ngoại đạo."


Huyền Giác
 nói: "Xin nhân giả vì tôi chứng minh."


Huyền Sách
 bảo: "Chỗ tôi nói e còn sơ thất. Ở Tào Khê có Lục Tổ Đại Sư, bốn phương đều quy tụ nơi đó mà thọ pháp với Ngài. Nếu nhơn giả muốn đến, thì tôi cũng đi với."
 

Giảng:

Vĩnh Gia là tên đất, vì người tôn kính vị Pháp sư này, cho nên xưng Vĩnh Gia. Kỳ thực Huyền Giác là tên Ngài, Ngài sinh ở huyện Vĩnh Gia, Ôn Châu, họ Đới. Thời niên thiếu Ngài nghiên cứu kinh Phật và các bài luận do các Tổ Sư thuyết ra, đối với pháp môn Chỉ Quán của tông Thiên Thai rất tinh thông, sau xem Kinh Duy Ma mà hiểu rõ pháp môn tâm địa


Một hôm gặp đệ tử của Lục Tổ Đại sư là Thiền sư Huyền Sách thăm hỏi, liền cùng với Đại sư Huyền Sách đàm luận Phật phápđạo lý đàm luận cùng với những lời các vị Tổ Sư nói đều tương hợp, bèn cho rằng Ngài là người cùng tông phái với mình. Đại sư Huyền Sách hỏi: 


–Đại sĩ! Ngài đắc pháp, ai vì Ngài chứng minh? Ở đâu đắc pháp? 


Thiền sư
 Huyền Giác nói: 


–Tôi lúc trước nghe Kinh Luận Phương Đẳng, đều là nghe các vị Pháp sư giảng, đều có sự truyền thừacủa mỗi vị mà không phải tự tôi học tập, sau đó tôi
xem Kinh Duy Maliễu ngộ pháp môn tâm ấn của Phật, nhưng chưa có Đại đức ấn chứng cho tôi. 


Thiền sư
 Huyền Sách nói: 


–Ngài tự mình xem Kinh Duy Ma mà hiểu rõ, nếu trước thời Oai Âm Vương (vị Phật thứ nhất) thì có thể được, nhưng sau thời Oai Âm Vươngnếu không có 
Sư phụ truyền pháp môn và ấn chứng cho Ngài, đó đều gọi là thiên nhiên ngoại đạo, không phải là Phật giáo

Hiện nay có mấy người tự xưng là mình đã khai ngộ, tự mình ấn chứng cho mình, thì giống như trên đây đã nói, đều là ngoại đạo. Ở nước Mỹ có vài người giảng Lục Tổ Đàn Kinh, khi giảng đến đoạn này không biết giải thích như thế nào. Oai Âm Vương, ý nói âm thanh của Ngài có thể phát ra rất xa, cũng có thể nói là bổn địa phong quang (Chân tâmPhật tánh), và đó cũng chính là bổn xứ. 


Huyền Giác
 nghe nói là thiên nhiên ngoại đạo bèn nói: 


–Nay thỉnh nhơn giả ấn chứng cho tôi. 


Thiền sư
 Huyền Sách nói: 


–Tôi không thể ấn chứng cho Ngài, tôi không đủ tư cáchlời nói ra không đủ phân lượng. Nói cách khác chính tôi chưa chắc đã khai ngộ làm sao có thể ấn chứng cho Ngài? Ở Chùa Nam Hoa Tào Khê có Lục Tổ Đại sưxa gần đều nghe tiếng, cho nên người cầu pháp ở bốn phương tám hướng, đều vân tập ở đó, lại nữa Ngài là vị Tổ Sư kế thừa y bát. Nếu Ngài muốn thỉnh Lục Tổ Đại sư ấn chứng cho Ngài, tôi có thể cùng Ngài đi đến đó. 

Cả hai đồng đến viếng Lục TổHuyền Giác nhiễu Tổ Sư ba vòng, rồi chống tích trượng mà đứng.

Đại sư nói: "Phàm làm thầy Sa-môn thì phải giữ đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnhĐại Đứcở phương nào tới đây mà sanh lòng ngã mạn lớn vậy?"


Huyền Giác
 bạch: Sanh tử là việc lớn, sự vô thường là mau chóng."


Sư nói: "Sao không hiểu rõ cái vô sanh và thấu suốt cái không mau chóng?"


Bạch: "Đã hiểu rõ tức vô sanh, thấu suốt rồi thì vốn không có mau chóng."


Sư nói: "Như thế, như thế!"


Huyền Giác
 mới dùng đủ oai nghi mà lễ bái, kế một lát xin cáo từ.


Sư nói: "Sao trở về chóng vậy?"


Bạch: "Cái tánh bổn lai tự nó chẳng phải động, há có chỗ chóng sao?"


Sư nói: "Ai biết nó chẳng phải động?"


Bạch: "Nhơn giả tự sanh lòng phân biệt."


Sư nói: "Ngươi rất đặng cái ý vô sanh."


Bạch: "Vô sanh hà có ý sao?"


Sư nói: "Không có ý thì lấy chi mà phân biệt?"


Bạch: "Phân biệt cũng chẳng phải là ý."


Sư nói: "Hay thay! Hãy ở lại đây ít nữa là một đêm."


Lúc bấy giờ gọi là "Một Đêm Giác." Sau Vĩnh Gia Huyền Giác Thiền Sư có làm "Bài Ca Chứng Đạo (Chứng Đạo Ca)", truyền bá ở thế gian rất thạnh hành. Sau khi tịch, người được sắc tặng là Vô Tướng Đại Sư. Lúc bấy giờ người ta xưng là Chơn Giác Thiền Sư.)
 

Giảng:

Vì thế, Huyền Giác cùng với Huyền Sách đi đến Chùa Nam Hoa tham lễ Lục Tổ. Sau khi đến, Huyền Giác tay cầm tích trượng nhiễu bên phải Lục Tổ Đại sư ba vòng. Sau đó mới chống tích trượng mà đứng, giống như nổi giận vậy. 


Lục Tổ Đại sư
 nói: 


–Ông là Sa Môn, là người xuất giacần phải đầy đủ ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh (tức quá khứ một ngàn, hiện tại một ngàn, vị lai một ngàn. Cái gì gọi là một ngàn? Đi, đứng, nằm, ngồi mỗi mỗi đều có hai trăm năm mươi oai nghihợp lại là một ngàn. Tám muôn tế hạnh vốn là tám vạn bốn ngàn tế hạnh). 
Đại Đức ông từ đâu đến? Tại sao sanh ra ngã mạn lớn như thế? 


Ý nói Huyền Giác không có đảnh lễ Lục Tổcống cao ngã mạn


Huyền Giác
 ứng đáp


–Tại sao con phải như vậy? Vì sanh tử là việc lớn nhất quan trọng nhất mà quỷ vô thường không biết đến lúc nào. 

Ý nói tôi là người dụng công, chỉ biết dụng công liễu thoát sanh tử, làm gì có thời gian hành lễ? Những cái khác đều buông bỏ không để ý đến. 


Lục Tổ Đại sư
 hỏi: 


–Tại sao ông không minh bạch cái vô sanh mà liễu ngộ đạo lý vô thường tấn tốc? 


Thiền sư
 Huyền Giác trả lời


–Tôi đã hiểu rõ rồi thì không còn sanh tử nữa! Tôi đã sáng suốt thì cũng không còn sự mau chóng nữa, vậy sao lại sợ quỷ vô thường mà làm gì? Căn bổn
vốn là không có!

Lục Tổ Đại sư vừa nghe, biết Huyền Giác đã hiểu pháp liền ấn chứng rằng: 


–Như thế! Như thế! Ông dụng công như thế là đúng rồi. 


Thiền sư
 Huyền Giác sau khi được Lục Tổ Đại sư ấn chứng, liền chỉnh đốn y phụccụ túc oai nghi đảnh lễ Lục Tổ Đại sư, trong chốc lát liền cáo từ ra đi. 


Lục Tổ Đại sư
 nói: 


–Ông không nên về nhanh quá vậy, ở đây vài ngày. 


Thiền sư
 Huyền Giác trả lời


–Con vốn không có động, vốn không có đến, cũng không có đi thì làm gì có cái "nhanh"? 


Ngài đang cùng với Lục Tổ Đại sư dụng cơ phong


Lục Tổ Đại sư
 lại hỏi: 


–Cái gì biết không động? Biết không có đến, không có đi là cái gì? Là ai? 


Thiền sư
 Huyền Giác trả lời


–Đó là nhân giả sanh ra cái tâm phân biệt


Lục Tổ Đại sư
 nói: 


–Ông rất biết nói, ông nói ra đều hợp ý vô sanh, lời ông nói ra rất diệu, cũng rất thông minh


Thiền sư
 Huyền Giác nói: 


–Đã là vô sanh, thì từ đâu có cái ý? Đã vô sanh rồi tại sao lại có cái ý nữa? 


Lục Tổ Đại sư
 nói: 


–Vô sanh không có ý, vậy thì ai phân biệt? 


Thiền sư
 Huyền Giác nói: 


–Tuy có phân biệt, nhưng không có "ý" phân biệt. Không phải ý phân biệt, thì là cái gì? Đó là Diệu QuánSát Trí sanh ra, cho nên nói: "Phân biệt tức không
phải là ý." 


Lục Tổ Đại sư
 nghe Thiền sư Huyền Giác nói về đạo lý vô sanh sâu sắc như thế, vui mừng nói: 


–Ông thuyết rất hay! 


Vì thế lưu Huyền Giác lại một đêm. Đương thời Phật giáo có điển cố "nhất túc giác," chính là nguồn gốc từ đây, tức là ở lại một đêm liền được khai ngộ. Sau đó Huyền Giác Đại sư trước tác bài "Chứng Đạo Ca," thạnh hành ở đời. Sau khi viên tịch, triều đình truy tặng là Vô Tướng Đại sư, đương thời tôn xưng Ngài là Thiền sư Chân Giác

Thiền giả tên Trí Hoàng ban sơ đến viếng Ngũ Tổ, tự cho mình đã được chánh thọ. Người ngồi trường trong am trọn hai mươi năm.

Đệ tử của Đại sư là Huyền Sách đi du phương đến Hà Sóc, nghe danh Trí Hoàng cất am, bèn tìm mà hỏi rằng: "Thầy làm gì ở đây?"


Trí Hoàng
 đáp: "Nhập định."


Huyền Sách
 nói: "Thầy nói nhập định, nhưng hữu tâm mà nhập hay vô tâm mà nhập? Nếu vô tâmmà nhập, thì cả thảy loài vô tình như cây cỏ ngói gạch cũng định được. Còn nếu hữu tâm mà nhập, thì các loài hữu tình hàm thức cũng định được."


Trí Hoàng
 nói: "Chánh tôi lúc nhập định, không thấy có cái tâm hữu vô."


Huyền Sách
 nói: "Không có cái tâm hữu vô tức là thường định, nào có xuất nhập! Nếu có xuất nhập tức chẳng phải là Đại định."


Trí Hoàng
 không trả lời được. Một hồi lâu hỏi rằng: "Thầy của nhơn giả là ai?"


Huyền Sách
 đáp: "Thầy tôi là Lục Tổ ở Tào Khê."


Trí Hoàng
 hỏi: "Lục Tổ lấy pháp gì làm Thiền định?"


Huyền Sách
 nói: "Cứ theo chỗ thầy tôi nói: ‘Thiền định là tánh thật trong sạchhoàn toàn vắng lặngthể dụng như nhưnăm uẩn vốn không, sáu trần chẳng có, không xuất không nhập, không định không loạn. Tánh thiền không trụ (ở một chỗ nào), lìa cái niệm tưởng về chỗ trụ thiền. Tánh thiền không sanh, lìa cái niệm tưởng về chỗ sanh thiền. Tâm như hư không nhưng không có cái lượng của hư không.’"
 

Giảng:

Thiền sư Trí Hoàngban đầu tham bái Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Người tu đạo từ xưa đến nay, tầm sư hỏi đạo, tham bái Thiện tri thức, cần tìm những vị minh nhãn Thiện tri thức mà nương theo học tập. Thiền sư Trí Hoàng tự xưng đã được chánh định, đắc được đạo lý chân chánh. Ngài trú trong một mái am tranh, tạm tránh gió tránh mưa, ngồi không nằm đã có hơn hai mươi năm. Đệ tử của Lục Tổ Đại sư là Thiền sư Huyền Sách, Ngài đi khắp nơi thay Lục Tổ Đại sư truyền đạo. Ngài đi các nơi tham vấn, đến Hà Sóc, Hà Bắc, nghe đến tên của Pháp sư Trí Hoàng, vì Pháp sư ngồi không nằm hai mươi năm, rất nhiều người đều biết Pháp sư là người tu hành. Vì thế Huyền Sách đến am tranh của Pháp sư thăm hỏi


–Ngài ở đây làm gì? 


Trí Hoàng
 đáp: 


–Ông hỏi tôi cái gì? Tôi ngồi đây nhập định


Pháp sư
 Huyền Sách nói: 


–Ông nhập định, thì tâm có niệm muốn nhập định, hay là không có niệm muốn nhập định? Nếu như ông nói: vô tâm nhập định, thì tất cả loài vô tình, không có tri giác, không có khí huyết như cây cỏ đá gạch đều có thể nhập định, nó cũng đều có thể đạt được cảnh giới nhập định. Nếu ông nói hữu tâm nhập định thì tất cả chúng sanh hàm thức hữu tình có khí huyết, có cảm tình đều đã được định. 


Thiền sư
 Trí Hoàng trả lời


–Lúc tôi đang nhập định, tôi không thấy tôi có tâm hữu vô, hoặc là có hữu tâm nhập định, hoặc là vô tâmnhập định, lúc này tôi đều không không


Huyền Sách
 nói: 


–Ông đã không thấy có tâm hữu vô, đó gọi là thường định, vậy ông xuất nhập đi đâu? Làm sao xuất định? Làm sao nhập định? Theo lời của ông thì không thấy có tâm hữu vô, đó chính là thường định! Nó không có xuất nhập thì làm sao lại sanh ra cái xuất nhập? Ông làm cái gì thế? Nếu có xuất nhập đó không phải đại định, không phải định do Phật, do Tổ thuyết. 


Thiền sư
 Trí Hoàng nghe xong không trả lời được, suy gẫm rất lâu, nghĩ ra lời mình nói không có đạo lýđích xác, đạo lý của người khác nói có trí huệ hơn mình, dù suy nghĩ rất lâu cũng không trả lời được, liền hỏi: 


–Sư phụ của ông là ai? Ai truyền pháp cho ông? 


Thiền sư
 Trí Hoàng không nói việc khác vì thấy Huyền Sách biện tài vô ngạivậy thì Sư phụ của ông ta nhất định càng thông minh hơn nữa. 


Huyền Sách
 trả lời


–Sư phụ của tôi là Lục Tổ Đại sưHòa Thượng phương trượng Chùa Nam Hoa ở Tào Khê


Trí Hoàng
 hỏi: 


–Lục Tổ Đại sư lấy cái gì làm thiền định? 


Pháp sư
 Huyền Sách nói: 


–Sư phụ tôi thường nói, bổn tánh là diệu trạm viên tịch bất động, dụng và thể của nó cũng như như bất động, liễu liễu thường minh. Ngũ ấm – sắc, thọ, tưởng, hành, thức, vốn là không; lục trần – sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp vốn cũng không có. Định vốn không có xuất nhập, cũng không có định, cũng không có loạn. Sau khi ông hiểu rõ diệu dụng của bổn thể, thì biết tánh chất của thiền không có trụ, cũng không có rời trụ, nó ly khai chấp trước tịch diệt, nó ly khai loại thiền chết. Tự tánh thiền là vô sanh, cũng ly khai tưởng sanh thiền định. Tâm, tự tánh giống như hư không, nhưng cũng không có tư tưởng hư không

Trí Hoàng nghe nói vậy, bèn đi ngay đến viếng Đại sư.


Sư hỏi rằng: "Nhơn giả ở đâu lại?"


Trí Hoàng
 thuật đủ duyên do đã kể trước.


Sư nói: "Quả thật như chỗ nói ấy. Tâm ngươi chỉ cần như hư không, nhưng chẳng dính níu chỗ thấy không, ứng dụng thông suốt, không trở ngại, động tịnh đều vô tâmphàm thánh đều quên dứt, tâm năng tâm sở đều diệt trừtánh tướng như như, thì không có lúc nào mà chẳng định?"


Trí Hoàng
 ngay lời nầy liền đại ngộxem lại chỗ sở đắc của mình trong hai mươi năm đều không có ảnh hưởng chi cả. Đêm ấy tại Hà Bắc, các quan dân nghe trên không trung có tiếng rằng: "Trí Hoàng Thiền Sư ngày nay đắc đạo!"

Sau Trí Hoàng làm lễ từ giả Đại sư, lại trở về Hà Bắc mà khai hóa tứ chúng. 

Giảng:

Trí Hoàng nghe lời Huyền Sách nói, cảm thấy đạo lý Lục Tổ nói ra vô cùng tuyệt diệu liền đi theo Huyền Sách đến bái kiến Lục Tổ Đại sư


Lục Tổ Đại sư
 hỏi: 


–Nhân giả! Ông từ đâu đến? 


Pháp sư
 Trí Hoàng liền kể cuộc vấn đáp giữa mình và Huyền Sách


Lục Tổ Đại sư
 nói: 


–Đúng như ông nói, ông chỉ cần có tâm như hư không, nhưng cũng không được chấp không kiến, không nên có một cái không kiến trong tâm. Nếu ông được như thế thì ứng dụng vô ngại – việc đến thì ứng, việc đi thì tịnh. 


Đi, đứng, nằm, ngồi đều không có tâm. Cũng không nên nghĩ tôi là phàm phu hoặc là thánh nhân, nên quên đi tư tưởng này. Cũng không có cái năng kiến, cũng không có cái sở kiến, cũng không có cái năng không, cũng không có cái sở không. Ông nên biết lúc thấy sáng, cái thấy không phải là sáng; lúc thấy tối, cái thấy không phải là tối; lúc thấy không, cái thấy không phải là không. Lúc thấy bít, cái thấy không phải là bít; lúc thấy có, cái thấy không phải là có; lúc thấy vô, cái thấy không phải là vô. Cho nên Kinh Lăng Nghiêm nói: "Thấy cũng ly khai thấy, cái thấy mà mình thấy thì không thể thấy." Tánh cũng như như, tướng cũng như như, được như thế thì lúc nào cũng ở trong định. 


Trí Hoàng
 nghe Lục Tổ Đại sư thuyết như thế hoát nhiên đại ngộcông phu hai mươi năm tu hành đều biến mất không để lại dấu vết nào. Vì hơn hai mươi năm, Trí Hoàng đều có cái tâm nhập định, nay cái gì cũng đều không, lại đắc bổn nguyên vạn pháp. Ngay trong đêm đó, tại trú xứ của Trí Hoàng ở Hà Bắc (mà Thiền sư nay ở Quảng Đông), học giả quan liêu dân chúng tín đồ và đệ tử quy y của Thiền sư Trí Hoàng đều nghe trong không trung có tiếng nói rằng: "Thiền sư Trí Hoàng hôm nay đã đắc đạo!" Đắc đạo tức là khai ngộThiền sư Trí Hoàng cung kính hướng Lục Tổ Đại sư đảnh lễ, sau đó trở về Hà Bắc giáo hóa tứ chúng đệ tử tại gia và xuất gia

Có một vị tăng hỏi Đại sư rằng: "Người nào đặng cái ý chỉ của đức Hoàng Mai?"

Sư rằng: "Người nào hiểu Phật pháp đặng."

Bạch: "Phải Hòa Thượng đặng chăng?"

Sư nói: "Ta không hiểu Phật pháp." 

Giảng:

Một lần nọ, cóù một vị tăng, vị này thật là người cạt lão, là người thô lỗ không có học thức, ông ta hỏi Lục Tổ Đại sư một cách thô lỗ


–Y bát của Ngũ Tổ Hoàng Mai, người nào được? 


Ông ta đã biết rõ ràng là Lục Tổ đắc mà cố ý hỏi. Vì ông ta hỏi như thế, không cần đặt vào vị trí lúc đó, nhìn thấy người này, án theo kinh văn, quý vị suy đoán liền biết, người này là kẻ nhà quê không có học vấn. Một mặt có thể nói là biết rồi vẫn hỏi, mặt khác có thể nói là có tâm khinh thị đối với Lục Tổ. Tại sao nói có tâm khinh thị? Ý người này muốn nói rằng: 


–Ông là người không biết chữ, làm sao có tư cách kế thừa y bát của Ngũ Tổ


Lục Tổ Đại sư
 trả lời


–Người hiểu rõ Phật pháp được y bát của Ngũ Tổ


Vị Tăng này lại hỏi: 


–Hòa Thượng đã được hay là chưa được? 


Ý tức ông ta không tin tưởng Lục Tổ là người kế thừa y bát của Ngũ Tổ cho nên hỏi lại: "Hòa Thượng có được không?" 


Lục Tổ Đại sư
 nói: 


–Tôi không hiểu Phật pháp


Lục Tổ Đại sư
 không nói tôi được hay không được, mà nói tôi không hiểu Phật pháp. Các vị nghĩ xem, ở đây Lục Tổ Đại sư nói thiệt hay giả. 

Một ngày kia Sư muốn giặt cái Pháp y của Ngài đã được truyền thọ, mà không tìm được suối trong. Nhơn đi đến sau chùa ước năm dặm, thấy núi rừng rậm rạm, thoại khí bao giăng. Sư xốc cây tích trượng xuống đất, mạch suối liền ứng theo tay mà chảy ra, chứa đầy thành ao. Sư quỳ gối trên tảng đá mà giặt áo. Bỗng đâu có một thầy tăng đến làm lễ và nói rằng: "Tôi là Phương Biện, người ở Tây Thục, vừa rồi ở Nam Thiên Trúc, thấy đức Đạt Ma Tổ sư dặn Phương Biện này mau qua nước Đường, Ngài nói: ‘Cái Chánh pháp Nhãn tàng của Tổ Đại Ca Diếp mà ta đã truyền, và cái Pháp y, ta đã thấy truyền xuống tới đời Tổ thứ sáu, tại Tào Khê, tỉnh Thiều Châu. Ông hãy đến đó mà chiêm lễ.’ Phương Biện này từ xa đến, xin xem y bát của thầy tôi đã truyền." 

Giảng:

Một ngày nọ Lục Tổ Đại sư muốn giặt Pháp y của Ngũ Tổ truyền cho, nhưng không có suối sạch, cho nên đi đến vùng đất sau chùa năm dặm (suối Trạc Khê ở sau chùa Nam Hoa, cách chùa một dặm đường, dòng suối hiện nay không nhất định là dòng suối mà Lục Tổ đã giặt y lúc trước), nhìn cây cỏ xanh tốt sum xuê, ráng trời rực rỡ, mây lành bao quanh, xoay chuyển trên đỉnh núi. Người mà đắc ngũ nhãn lục thông, ở chỗ nào có khí sắc gì vị đó vừa nhìn là biết liền. Lúc đó Đại sư cầm tích trượng chín khoen kêu leng keng, dộïng xuống đất, nước liền tràn ra thành một dòng suối. Lúc nước tràn ra nhiều thì tạo thành một hồ nước. Lục Tổ Đại sư bèn quỳ trên hòn đá giặt tấm y do Ngũ Tổ truyền trao. 


Lúc đó chợt có một vị tăng đến khấu đầu đảnh lễ Lục Tổ, tự xưng Pháp danh Phương Biện, là người Tây Thục, nói: 


–Con ở Nam Ấn Độ có gặp Tổ sư Đạt Ma, Ngài bảo con hãy mau đến chỗ này. Ngài nói: "Ta truyền Tăng già lê (Tổ y hay Đại y) và Chánh pháp Nhãn tạng từ Tổ Ma Ha Ca Diếp đời đời tương truyền, nay truyền đến triều đại nhà Đường Trung Quốc, đời thứ sáu ở Tào Khê, Thiều Châu, Ông mau chóng đi đến đó chiêm ngưỡng lễ bái Tổ Sư đời thứ sáu." Phương Biện con nghe Tổ sư Đạt Ma nói như thế, cho nên từ đất Ấn Độ xa xôi đến đây, chỉ mong có thể nhìn thấy y bát do Đạt Ma Tổ sư lưu truyền.


Quý vị nghĩ xem Sơ Tổ Đạt Ma đã chết ở Trung Quốc, nhưng Phương Biện thời Lục Tổ ở Ấn Độ lại gặp Tổ Đạt Ma. Quý vị nói việc này có kỳ lạ không? Thật không có gì kỳ lạ, cho đến nay người ta cũng không biết Tổ sư Đạt Ma đi đâu. Giảng đến đây tôi nhớ đến một việc, đây không phải là công án mà là một sự thực. Lúc tôi ở Đông Bắc, tức nước Mãn Châu, ban đầu tôi phát tâm tu đạo vì có rất nhiều nhân duyên. Ở Đông Bắc tôi sùng bái nhất Vương Hiếu Tử, lúc ông thủ hiếu thì vào khoảng hai mươi tám tuổi. Trời rất lạnh ông dùng gỗ đóng một cái am nhỏ, trước sau thủ hiếu sáu năm, năm cuối cùng ông không nói chuyện, mỗi ngày đều ở trong am tranh nhỏ tham thiềntụng Kinh Kim Cang. Khi thủ hiếu viên mãn ông ta có vọng tưởng rằng: 


–Núi Quảng Ninh Thiên Sơn ở Mãn Châu có nhiều vị tỳ kheo mấy ngàn năm ở đó tu đạo, khi ta thủ hiếu viên mãn ta cũng đến núi Quảng Ninh tu đạo

Sáng sớm hôm sau lúc ngồi thiền, ông ta nghe hộ pháp nói hôm nay có quý nhân đến thăm. Ông nghe có quý nhân đến liền cho là quan lớn, đợi đến hơn mười giờ thì thấy một vị tăng sĩ mặt áo rách, quảy đôi gánh, vị tăng này bỏ đôi gánh xuống mà cùng ông ta nói chuyện. Vương Hiếu Tử vốn tịnh khẩu cho nên trong tâm ông ta hỏi vị tăng: 

–Thầy từ đâu đến? 


Người này nói: 


–Tôi từ núi Quảng Ninh lại. 


Vương Hiếu Tử lại hỏi: 


–Thầy pháp danhï gì? 


Người này trả lời


–Tôi là một vị tướng quân đời Minh, sau đó xuất gia tu đạo. Tôi cùng ông có duyên cho nên hôm nay đến gặp ông, vì tôi biết ông muốn đến núi Quảng Ninh tu đạo. Nhưng nơi đó là người tu "độc thiện kỳ thân" (chỉ tu cho mình), mà ông cần phải "kiêm thiện thiên hạ" (cho hết mọi người). Ông có duyên với người xứ này, không nên đi đến núi Quảng Ninh, nên ở đây tạo chùa hoằng dương Phật pháp.

Nói xong mấy câu vị tăng sĩ liền bỏ đi. Vị tăng này xưng là người đời Minh. Do đâu có thể chứng minh, vì Vương Hiếu Tử trong tâm hỏi vị tăng sĩ, mà vị tăng sĩ lại biết ông ta hỏi cái gì, thì đủ biết vị tăng này đã đắc tha tâm thông, đắc cảnh giới ngũ nhãn lục thông. Lúc này là thời đại Dân quốc, cách Minh triều ba trăm năm, người này vẫn chưa chết. Do điểm này đã chứng minh rằng có người ở Nam Thiên Trúcthấy được Tổ sư Đạt Ma, cũng giống với trường hợp Phương Biện nói chuyện thọ y bát thì rất bình thường, chớ không có gì kỳ lạ. 

Sư lấy y bát ra chỉ, rồi hỏi rằng: "Thượng nhơn hay giỏi về nghề gì?"


Bạch: "Dạ. Có khiếu nắn tượng."


Sư ra vẻ nghiêm nghị, nói rằng: "Ông hãy nắn thử hình ta xem."


Phương Biện bối rối, không biết nắn cách thế nào. Trải qua mấy ngày mới nắn xong chơn tướng, bề cao bảy tấc, điểm nào cũng thật khéo.


Sư cười mà nói rằng: "Ông chỉ hiểu cái tánh nắn hình, mà chẳng hiểu cái tánh Phật."


Sư thung dung lấy tay xoa nơi đỉnh đầu Phương Biện mà nói rằng: "Ông hãy hằng làm phước điền cho trời người."


Rồi Sư lấy y đền công cho Phương Biện.


Phương Biện lấy y chia làm ba đoạn, một đoạn choàng vào hình nắn, một đoạn để lại cho mình, một đoạn dùng lá tòng gói kỹ mà chôn xuống đất, và thề rằng: "Sau tìm được mảnh y này, tức là ta ra đời mà trụ trì nơi đây, và tu sửa lại ngôi chùa vậy."
 

Giảng:

Lục Tổ Đại sư bèn đưa y cho Phương Biện xem, tiếp theo liền hỏi Phương Biện có sở trường gì?


Phương Biện trả lời


–Con giỏi về dùng bùn, tro thơm, gỗ đắp tượng Phật


Lục Tổ Đại sư
 trang nghiêm nói với ông ta: 


–Ông thử đắp một cái cho tôi xem. 


Phương Biện nghe Lục Tổ Đại sư nói như thế, lúc đó lúng túng, tay chân không biết để đâu, không trả lời được. Qua mấy ngày, ông ta đắp được một chân tượng Lục Tổ Đại sư, cao bảy tấc, tượng đắp giống như Lục Tổ Đại sư. Ngay cả những chỗ vi tế đều đắp rất đẹp đẽ rõ ràng


Lục Tổ Đại sư
 nhìn thấy Phương Biện đắp tượng của mình liền nói: 


–Ông chỉ hiểu tánh đắp mà không hiểu tánh Phật. 


Vì thế Lục Tổ bèn đưa tay xoa đầu Phương Biện nói: 


–Ông nên xuất gia làm Hòa thượngđời đời kiếp kiếp làm phúc điền cho trời người. 


Sau đó Lục Tổ tặng Phương Biện cái y, đền công ông đắp tượng. Phương Biện sau khi nhận y, chia y làm ba phần, một phần đắp trên tượng, một phần tự mình lưu làm kỷ niệm, một phần dùng lá tòng gói kỹ chôn xuống đất và phát nguyện rằng: 


–Sau này khi được lá y này, đó là lúc tôi xuất thế, tôi sẽ làm Hòa Thượng phương trượng ở đây và trùng tu kiến thiết ngôi chùa này. 

(Đời Tống niên hiệu Gia Hựu năm thứ tám, có Tăng tên Duy Tiên, sửa chùa đào đất được mảnh y giống như mới. Tượng thì để ở chùa Cao Tuyền, cầu nguyện lễ bái đều được ứng nguyện.) 

Có một vị tăng đọc bài kệ của Thiền sư Ngọa Luân rằng:

Ngọa Luân tài rất hay, 

Dứt được cả tư tưởng.

Đối cảnh lòng không động, 

Bồ-đề ngày vượng lớn.

Sư nghe kệ rồi, nói rằng: "Bài kệ ấy chưa tỏ sáng bổn tâm. Nếu y theo đó mà tu hành, thì thêm sự ràng buộc."

Nhơn đó, Đại sư nói kệ rằng: 

Huệ Năng tài chẳng hay, 

Không dứt cả tư tưởng.

Đối cảnh động lòng hoài, 

Bồ-đề đâu vượng lớn? 

Giảng:

Có một vị tăng, có lẽ vị tăng này là vị tăng vô danh hoặc là vị tăng sĩ không háo danh. Vị tăng này niệm bài kệ của Thiền sư Ngọa Luân: 


–Ngọa Luân có bản lãnh, năng đoạn trăm tư tưởng, không sanh tư tưởng (nhưng có cái năng đoạntrong tư tưởng thì đã lạc vào đệ nhị, đệ tam mà không
phải Đệ nhất Nghĩa đế). Ông ta nói đối với cảnh giới gì cũng không khởi niệm. Cho nên Bồ đề mỗi ngày càng lớn. 


Lục Tổ Đại sư
 vừa nghe liền nói: 


–Kệ này vẫn chưa hiểu rõ pháp môn tâm địa. Tại sao vậy? Nếu y theo bài kệ này tu hành cũng giống như tự mình trói buộc mình. 


Vì thế Lục Tổ Đại sư lại nói ra một bài kệ khác: 


–Huệ Năng tôi bản lãnh gì cũng không có, tôi không cần đoạn trăm tư tưởng, ngay niệm đoạn trăm tư tưởng cũng không có. Đối với cảnh giới nào cũng vậy sự đến thì ứng, sự đi thì tịnh, cho nên tùy nó đến, tùy nó đi, tôi cũng không màng là Bồ đề lớn hay không, giống như ý nghĩa đạo lý đã nói ở trước: "Bổn lai vô nhất nhật, hà xứ nhạ trần ai?" Tôi vốn thanh tịnh cần gì phải lau chùi.