Chương 1: Những Lời Phật Dạy trong Tạp A-hàm

Saturday, 04 May 201911:13 PM(View: 5610)
Chương 1: Những Lời Phật Dạy trong Tạp A-hàm
Chương 1
Những Lời Phật Dạy trong Tạp A-hàm

1. A LA HÁN

Tham dụcsân nhuếngu si đã trừ sạch không còn sót, thì gọi là A-la-hán.

Ngoại đạo Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất: Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tậptu tập nhiều, để chứng đắc A-la-hán không?

Xá-lợi-phất đáp: Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.

(Tạp A-hàm, Quyển 18, Kinh Diêm-Phù-Xa, số 490)


2. ÁC KHẨU

Xa lìa lời thô lỗ

Lời dịu, không hại người

Thường nói lời hay tốt

Là con đường sanh Thiên.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Giới Gì, số 1299)


3. AI BỐ THÍ NHIỀU NHẤT

Vua A-dục, đối với Pháp của Như Lai đạt được niềm tin kính sâu xa. Một hôm, vua hỏi các Tỳ-kheo: Đối trong pháp của Như Lai, ai là người thực hành bố thí nhất?

Các Tỳ-kheo trả lời vua rằng: Trưởng giả Cấp Cô Độc, là người thực hành đại bố thí nhất.

Vua lại hỏi: Ông bố thí bao nhiêu vật báu?

Tỳ-kheo đáp: Có đến ức ngàn vàng.

(Tạp A-hàm, Quyển 25, Kinh A-Dục-vương Thí bán A-ma-lặc Quả Nhân Duyên Kinh, số 641)


4. 
ÁI HỶ LÀ SẮC

Sự tập khởi của ái hỷ là sự tập khởi của sắc; sự diệt tận của ái hỷ là sự diệt tận của sắc.

Sự tập khởi của xúc là sự tập khởi của thọ, tưởng, hành; sự diệt tận của xúc là sự diệt tận của thọ, tưởng, hành.

Sự tập khởi của danh sắc là sự tập khởi của thức; sự diệt tận của danh sắc là sự diệt tận của thức.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Sanh Diệt, số 59)


5. ÁI KẾT

Kết có chín, đó là ái kết, nhuế kết, mạn kếtvô minh kếtkiến kết, tha thủ kếtnghi kết, tật kết và xan kết.

Ngoại đạo Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất: Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tậptu tậpnhiều, thì có thể đoạn trừ những kết này không?

Xá-lợi-phất đáp: Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.

(Tạp A-hàm, Quyển 18, Kinh Diêm-Phù-Xa, số 490)


6. 
ÁI KẾT KHÔNG DỨT

Này các Tỳ-kheo, có lúc, sau một thời gian lâu dài, núi chúa Tu-di tất phải sụp đổ. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, vì vô minh che khuấtái kết buộc ràng, nên chúng sanh sống chết luân hồiÁi kết không dứt, không chấm dứt được khổ.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Vô Tri, số 266)


7. 
ÁI VÍ NHƯ UNG NHỌT

Nếu các Sa-môn, Bà-la-môn nào, đối với sắc được thế gian quan niệm là đẹp đẽ, mà khởi tưởng là thường, tưởng là hằng, tưởng an ổn, tưởng không bệnh; tưởng là ngã, là ngã sở, thì ở nơi sắc này ái càng tăng trưởng. Khi ái đã tăng trưởng thì ức-ba-đề tăng trưởng; ức-ba-đề tăng trưởng thì khổ tăng trưởng. Nếu khổ tăng trưởng thì chắc chắn sẽ không giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não. Ta nói người này đối với khổ không giải thoát.

Ví như ao nước trong mát ở bên đường, đầy đủ hương vị, có người lén lấy chất độc bỏ vào ao. Tháng nắng mùa xuân, người đi đường bị gió nóng làm bức khát, tranh nhau muốn đến uống nước. Có người nói rằng: ‘Này các anh, đây là ao nước trong mát, đầy đủ hương vị sắc màu, nhưng trong ấy có chất độc, các anh chớ uống; nếu uống vào các anh sẽ chết, hoặc sẽ bị khổ như sắp chết.’ Những người khát nước này không tin lời, cứ uống; tuy được vị ngon, nhưng trong chốc lát lại bị chết, hoặc bị khổ đến gầnchết. Cũng vậy, các Sa-môn, Bà-la-môn nào, đối với sắc được thế gian quan niệm là đẹp đẽ, mà khởi tưởng là thường, tưởng là hằng, tưởng an ổn, tưởng không bệnh; tưởng là ngã, là ngã sở… sẽ không giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.

Nếu các Sa-môn, Bà-la-môn nào đối với sắc đẹp đẽ được thế gian quan niệm là đẹp đẽ, mà quán sátnhư bệnh, như ung nhọt, như gai nhọn, như giết hại, là vô thường, khổ, không, vô ngã, thì đối với ái này chắc chắn được dứt lìa. Vì ái lìa nên ức-ba-đề lìa, ức-ba-đề lìa nên khổ lìa, khổ đã lìa nên sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não lìa.

Ví như bên đường có ao nước trong mát, đầy đủ hương vị, có kẻ lén dùng chất độc bỏ vào trong nước. Tháng nắng mùa xuân, người đi đường bị gió nóng làm bức khát, tranh nhau muốn đến uống nước. Có người nói rằng: ‘Này các anh, đây là ao nước trong mát, đầy đủ hương vị sắc màu, nhưng trong ấy có chất độc, các anh chớ uống; nếu uống vào các anh sẽ chết, hoặc sẽ bị khổ như sắp chết.’ Những người kia nghĩ thầm: ‘Nước này có chất độc, nếu ta uống vào thì sẽ chết, hoặc bị khổ đến gần chết. Thôi ta cố chịu khát, ăn đỡ cơm khô, không dám uống nước.’

Cũng như vậy, Sa-môn, Bà-la-môn nào đối với sắc được thế gian quan niệm là đẹp đẽ, mà quán sátnhư bệnh, như ung nhọt, như gai nhọn, như giết hại, là vô thường, khổ, không, vô ngã, cho đến… sẽ giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.

(Tạp A-hàm, Quyển 12, Kinh Xúc, số 29)


8. 
A-LA-HÁN TỲ KHEO

Nếu Tỳ-kheo nào các lậu đã dứt sạch, việc làm đã xong, đã trút bỏ gánh nặng, đã lìa các kết sử hữu, bằng chánh trí tâm khéo giải thoát; vị ấy cũng tu bốn Niệm xứ. Vì sao? Vì để đắc những gì chưa đắc, chứng những gì chưa chứng, hiện tại sống an lạc. Tại sao như thế? Vì tôi cũng đã lìa các hữu lậu, đã đắc quả A-la-hán, việc làm đã xong, tâm khéo giải thoát, cũng tu bốn Niệm xứ, để đắc những gì chưa đắc, chứng những gì chưa chứng, đến chỗ chưa đến,… cho đến hiện tại sống an lạc.

(Tạp A-hàm, Quyển 20, Kinh A-La-hán Tỳ Kheo, số 543)


9. 
AN TRÚ KHÔNG QUÊN

Sau khi thấy sắc đáng được yêu thích và đắm trước được nhận thức bởi mắt; Tỳ-kheo này thấy rồi, không vui, không khen ngợi, không nhiễm, không trói đắm vào. Vì không vui, không khen ngợi, không nhiễm, không bị trói đắm vào, nên nỗ lực tinh tấnthân tâm an chỉ, tịch tĩnh, tâm tuyệt đối an trụ không quên, thường định nhất tâmpháp hỷ không lường, sớm được tam-muội Chánh thọ đệ nhất, không bao giờ bị thoái thất theo nơi mắt và sắc. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý và pháp cũng lại như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 8, Kinh Thế Gian Ngũ Dục, số 212)


10. 
AN TRỤ TỊCH DIỆT

Diệt chứ không tăng, tịch diệt mà an trụ.

Lùi chứ không tiến, im lặng lui mà an trụ.

Diệt chứ không khởi, tịch diệt mà an trụ.

Xả chứ không thủ, không sanh ra sự trói buộc.

Không bị trói buộc, nên tự mình giác ngộ Niết-bàn:

‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanhđời sau nữa.’

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Tam Thế Ấm Thế Thực, số 46)


11. 
ĂN UỐNG CHỪNG MỰC

Tỳ-kheo Đê-xá này là kẻ ngu si, không gìn giữ các căn, ăn uống không có chừng mực; đầu đêm, cuối đêm, tâm không tỉnh thứcgiải đãi biếng nhác, không nỗ lực tinh tấn, không khéo quán sát tư duy pháp thiện.

Tỳ-kheo này mà đối với phân biệt pháp, tâm thích tu phạm hạnhxa lìa mọi sự ngủ nghỉ và ở trong chánh pháp mà xa lìa mọi sự nghi hoặc, thì việc này không thể xảy ra. Nếu Tỳ-kheo giữ gìn các căn, ăn uống chừng mực; đầu đêm, cuối đêm, tỉnh thức tinh tấnquán sát pháp lành; với Tỳ-kheo ấy, sự yêu thích pháp phân biệt, ưa tu phạm hạnhxa lìa mọi sự ngủ nghỉ, tâm không nghi ngờ pháp, điều này có thể xảy ra.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Đê Xá, số 271)


12. 
AN VUI LÀ NIẾT BÀN

Tỳ-kheo, sắc là vô thường. Nếu thiện nam tử biết sắc là vô thường, khổ, biến dịch, dục, diệt tận, tịch tĩnh; từ xưa tới nay tất cả sắc đều là pháp vô thường, khổ, biến dịch; biết rồi, nếu sắc là nhân duyên sanh ra ưu, bi, khổ, não, thì nên đoạn trừ chúng. Khi đã đoạn trừ rồi, thì không còn gì để chấp trước. Vì không chấp trước nên sống an vui. Khi đã sống an vui rồi thì đó gọi là Niết-bàn. Đối với thọ tưởng, hành và thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Thập Lục Tỳ Kheo, số 36)


13. 
A-NA-HÀM VÀ A-LA-HÁN

Này Câu-hi-la, sau khi đã chứng được quả Tư-đà-hàm rồi mà muốn chứng được quả A-na-hàm thì phải tinh cần tư duy năm pháp thọ ấm này là bệnh, là ung nhọt, là gai nhọn, là sát hại, là vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì sao? Vì đây là chỗ cần tư duy. Nếu Tỳ-kheo nào, đối với năm thọ ấm này mà tinh cầntư duy thì cũng sẽ chứng được quả A-na-hàm. Sau khi đã chứng được quả A-na-hàm, mà muốn chứng được quả A-la-hán, cần phải tinh tấn tư duy về năm pháp thọ ấm này là bệnh, là ung nhọt, là gai nhọn, là sát hại, là vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì sao? Vì đây là chỗ cần tư duy. Nếu Tỳ-kheo nào, đối với năm thọ ấm này mà tinh cần tư duy, thì cũng sẽ chứng được quả A-la-hán.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Vô Gián Đẳng, số 259)


14. 
A-NA-LUẬT BỊNH

Có nhiều Tỳ-kheo thưa Tôn giả A-na-luật: Thưa Tôn giả A-na-luật, bệnh của Tôn giả nặng hay nhẹ, có chịu đựng được không? Bệnh giảm dần dần, không tăng thêm chăng?

Tôn giả A-na-luật đáp: Bệnh tôi không yên, thật là khó chịu đựngđau đớn toàn thân, càng lúc nặng thêm, không bớt. Nhưng dù thân tôi bị đau đớn như thế này, nhưng tôi vẫn chịu đựng được, với chánh niệm, chánh tri.

Các Tỳ-kheo hỏi Tôn giả A-na-luật: Tâm an trụ ở chỗ nào mà có thể chịu đựng được cái khổ lớn như vậy với chánh niệm, chánh tri?

Tôn giả A-na-luật bảo các Tỳ-kheo: Tâm trụ bốn Niệm xứ nên mỗi khi tôi cử độngthân thể dù có bị đau đớn, cũng có thể chịu đựng được với chánh niệm, chánh tri. Những gì là bốn Niệm xứ? Đó là, niệm xứquán thân trên nội thân cho đến niệm xứ quán thọ, tâm, pháp. Đó gọi là trụ bốn Niệm xứ, có thể chịu đựng tất cả mọi đau đớn nơi thân, với chánh niệm, chánh tri.

(Tạp A-hàm, Quyển 20, Kinh Sở Hoạn, số 540)


15. 
ÁNH SÁNG BAN ĐẦU

Như khi mặt trời mọc có tiền tướng của nó, là minh tướng, ánh sáng ban đầu. Cũng vậy, Tỳ-kheo tận cùng biên tế khổ, cứu cánh biên tế khổ có tiền tướng là chánh kiếnChánh kiến này có thể phát khởi lên chánh chí, chánh ngữchánh nghiệpchánh mạng, chánh phương tiệnchánh niệmchánh định. Vì nhờ phát khởi định chánh thọ, nên Thánh đệ tử tâm chánh giải thoát tham dụcsân nhuếngu si. Với tâm khéo giải thoát như vậy, Thánh đệ tử đạt được Chánh tri kiến: ‘Ta, sự sanh đã hết, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không tái sanh kiếp sau’.

(Tạp A-hàm, Quyển 28, Kinh Nhật Xuất, số 748)


16. 
ÁNH SÁNG CỦA PHẬT LÀ HƠN HẾT

Có ba loại ánh sáng

Luôn soi sáng thế gian

Mặt trời chiếu ban ngày

Ban đêm ánh trăng rọi.

Ánh đèn chiếu ngày đêm

Chiếu soi mọi cảnh tượng

Trên dưới và các phương

Chúng sanh nhờ soi sáng.

Trong ánh sáng Trời, Người

Ánh sáng Phật hơn hết.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Di-kì-ca, số 1310)


17. 
BA HẠNG NGƯỜI TỰ LÀM KHỔ CHÍNH MÌNH

Đó là khổ chẳng phải pháp, bất chính, chẳng có bất cứ ý nghĩa lợi ích nào. Có một hạng người tự làm khổ bằng cách sống khắc khổ. Ban đầu mới phạm giớiô nhiễm giới, họ tu đủ cách khổ hạnhnỗ lựctinh tấn trụ ở một chỗ, nhưng hiện tại họ chẳng thể xa lìa được nhiệt não bức bách, chẳng được pháp hơn người, chẳng trụ vào được an lạctri kiến thắng diệu. Ta gọi đây là tự làm khổ thuộc hạng thấp kém.

Tự làm khổ bằng cách sống khắc khổ. Ban đầu chẳng phạm giới, chẳng ô nhiễm giới, nhưng tu đủ cách khổ hạnh cũng chẳng nhờ vậy mà hiện tại xa lìa được nhiệt não bức bách, chẳng được pháp hơn người, chẳng trụ vào được an lạctri kiến thắng diệu. Ta gọi đây là tự làm khổ thuộc hạng trung.

Tự làm khổ bằng cách sống khắc khổ. Ban đầu chẳng phạm giới, chẳng ô nhiễm giới, nhưng tu đủ cách khổ hạnh tinh tấn, mà hiện tại vẫn không thể xa lìa được nhiệt não bức bách, được pháp hơn người, trụ vào an lạctri kiến thắng diệu. Ta gọi đó là tự làm khổ thuộc hạng hơn người.

(Tạp A-hàm, Quyển 32, Kinh Vương Đảnh, số 912)


18. BA HẠNG NGƯỜI THÍCH HƯỞNG DỤC LẠC

Này thôn trưởng, những gì là ba hạng người thích hưởng thụ dục lạc, thuộc hàng phàm phu tục tử quê mùa thấp kém?

  1. Là có kẻ hưởng thụ dục lạc bằng cách lạm chiếm một cách bất hợp pháp, không mang lại an vui cho chính mình, cũng chẳng phụng dưỡng cha mẹcung cấp đầy đủ cho anh em, vợ con, kẻ ở, bà con quyến thuộc, bạn bè quen biết; cũng không tùy thời cúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn, để cầu quả báo an lạc nơi tốt đẹp, mong đời sau sanh lên cõi trời. Đây là hạng thấp kém hưởng thụ dục lạc.
  2. Có kẻ hưởng thụ dục lạc bằng cách dùng pháp lạm chiếm tài vật một cách bất hợp pháp để tự cung cấp mọi sự vui sướng cho chính mình, phụng dưỡng cho cha mẹcung cấp đầy đủ cho anh em, vợ con, kẻ làm, bà con quyến thuộc, bạn bè quen biết; nhưng không tùy thời cúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn, để cầu quả báo an lạc nơi tốt đẹp, mong đời sau sanh lên cõi trời. Đây là hạng trung bình thứ hai hưởng thụ dục lạc.
  3. Có kẻ hưởng thụ dục lạc bằng cách dùng pháp tìm cầu tài vật chứ không bằng lạm chiếm để tự cung cấp mọi sự vui sướng cho chính mình, cung phụng cho cha mẹcung cấp đầy đủ cho anh em, vợ con, kẻ ở, bà con quyến thuộc, bạn bè quen biết, cũng tùy thời cúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn, để cầu quả báo an lạc nơi tốt đẹp, mong đời sau sanh lên cõi trời. Đó gọi là hạng người thứ ba hưởng thụ dục lạc. Đây là hạng hơn người thứ ba hưởng thụ dục lạc.

(Tạp A-hàm, Quyển 32, Kinh Vương Đảnh, số 912)

19. BA HƯƠNG THƠM

Có ba loại mùi hương chỉ bay theo chiều gió, không thể bay theo ngược gió. Đó là hương thơm rễ cây, hương thơm của cây, hương thơm của hoa.

Này A-nan, cũng có mùi hương bay theo chiều gió, bay theo ngược gió và cũng bay theo thuận gióngược gió. Này A-nan, hương bay theo chiều gió, bay theo ngược gió và cũng bay theo thuận gióngược gió, đó là:

Có thiện nam tử hay người thiện nữ nào sống ở thành ấp, tụ lạcthành tựu pháp chân thật, suốt đờikhông sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu. Người thiện nam, người thiện nữ như vậy đều được người lành trong tám phương, cùng phương trên, phương dưới, thảy đều tán thán rằng: ‘Ở phương kia, làng kia, có người thiện nam, người thiện nữ trì giới thanh tịnhthành tựu pháp chân thật, suốt đời không sát sanh... cho đến không uống rượu.’ Này A-nan, đây gọi là thứ hương hoa bay theo chiều gió, bay theo ngược chiều gió và cũng bay theo thuận gió ngược gió.

(Tạp A-hàm, Quyển 38, Kinh A-Nan, số 1073)


20. BA KIẾN

Người thiện nam, người thiện nữ có lòng tin vui xuất giatu tập vô tướng tam-muội; tu tậptu tập nhiều, sẽ trụ trong cửa cam lộcho đến cứu cánh cam lộ Niết-bàn. Ta không nói cam lộ Niết-bàn này y cứ vào ba kiến. Những gì là ba?

Có một hạng chủ trương như vầy, nói như vầy: ‘Mạng tức là thân.’

Lại có hạng chủ trương như vầy: ‘Mạng khác thân khác.’

Lại nói như vầy: ‘Sắc là ngã, không hai không khác, tồn tại mãi mãi, không biến đổi.’

Đa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy: ‘Thế gian có pháp nào đáng để chấp thủ mà không có sai lầm tội lỗi?’ Khi tư duy rồi, họ không thấy một pháp nào khả thủ mà không có sai lầm tội lỗi cả. Nếu ta chấp thủsắc, tức là có sai lầm tội lỗi. Nếu chấp thủ thọ, tưởng, hành, thức thì có sai lầm tội lỗi. Đã biết vậy rồi, thì đối với các pháp thế gian không có gì để chấp thủ, vì không có gì để chấp thủ nên tự mình giác ngộNiết-bàn: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Đê Xá, số 271)


21. BA LẬU

Thế nào là biết như thật về lậu? Có ba thứ lậu: dục lậuhữu lậuvô minh lậu, đó gọi là lậu. Phải biết như thật về sự hiện hữu của lậu là như vậy.

Thế nào là biết như thật về sự tập khởi của lậu? Vô minh tập khởi là lậu tập khởi. Biết như thật về sự tập khởi của lậu là như vậy.

Thế nào là biết như thật về sự diệt tận của lậu? Vô minh diệt là lậu diệt. Biết như thật về sự diệt tận của lậu là như vậy.

Thế nào là biết như thật về con đường đưa đến sự diệt tận của lậu? Tám Thánh đạo. Biết như thật về con đường đưa đến sự diệt tận của lậu là như vậy.

Đa văn Thánh đệ tử như vậy là biết như thật về lậu, biết như thật về sự tập khởi của lậu, biết như thậtvề sự diệt tận của lậu, biết như thật về con đường đưa đến sự diệt tận của lậu; cho nên đa văn Thánh đệ tử ở trong pháp luật này, có đầy đủ chánh kiếnthành tựu trực kiến; thành tựu bất hoại tín đối với Phật, thâm nhập Chánh phápđạt được Chánh pháp này, tỏ ngộ Chánh pháp này.

(Tạp A-hàm, Quyển 14, Kinh Câu-hi-la, số 344)


22. BA LOẠI ĐỰNG NƯỚC

  1. Giống như loại đồ của người kia không bị thủng, không bị hư, không bị thấm rỉ, các đệ tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni của Ta lại cũng như vậy.
  2. Giống như loại đồ thứ hai tuy không bị thủng, không bị hư, nhưng lại bị thấm rỉ, các đệ tử Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di của Ta lại cũng như vậy.
  3. Giống như loại đồ thứ ba vừa bị thủng, bị hư, bị thấm rỉ; các đệ tử dị học ngoại đạo của Ni-kiền lại cũng như vậy.

Ta thường vì họ giảng nói Chánh phápban đầu, khoảng giữa, sau cùng đều thiện, nghĩa thiện, vị thiện, hoàn toàn thanh tịnh thuần nhấtphạm hạnh thanh bạch, khai thị rõ ràng, dù nhiều hay ít Ta cũng vì họ mà nói. Nếu đối với một câu nói pháp của Ta mà họ biết được nghĩa của nó, thì cũng được sống an ổn, an vui mãi mãi.

(Tạp A-hàm, Quyển 32, Kinh Đạo Sư Thị II, số 915)


23. BA PHÁP AN TÂM ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH

Phật bảo Nan-đề: Nếu Ưu-bà-tắc trí tuệ, muốn đến chỗ Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di trí tuệ khác đang bị tật bệnh khốn khổ, thì đem ba pháp an tâm này mà truyền dạy cho họ; nói rằng: ‘Nhân giả! Hãy thành tựulòng tin thanh tịnh bất hoại đối với Phật, đối với Pháp, Tăng.’

Sau khi đem ba pháp an tâm này truyền dạy xong, lại nên hỏi rằng: ‘Nhân giả có quyến luyến cha mẹkhông?’Nếu người kia có quyến luyến cha mẹ, thì nên dạy buông xả và nên nói rằng: ‘Nếu Nhân giảquyến luyến cha mẹ mà được sống, thì đáng quyến luyến. Đã không do quyến luyến mà được sống, thì quyến luyến làm gì?’Nếu kia nói không có quyến luyến cha mẹ thì nên tùy hỷ khuyến thiện và hỏi thêm rằng: ‘Đối với vợ connô bộctiền của cùng mọi vật Nhân giả có quyến luyến không?’ Nếu nói quyến luyến thì nên khuyên buông xảnhư pháp xả sự quyến luyến cha mẹ. Nếu nói không quyến luyến, thì tùy hỷ khuyến thiện và hỏi nữa: ‘Đối với ngũ dục thế gian Nhân giả có luyến tiếc không?’ Nếu họ nói luyến tiếc, thì nên giải thích là ngũ dục thế gian là chỗ xấu xabất tịnhbại hoại, hôi hám, không giống như ngũ dục thắng diệu cõi trời. Hãy khuyên kia lìa bỏ ngũ dục thế gian và quyết mong ngũ dục cõi trời. Nếu người kia nói tâm đã xa lìa ngũ dục thế gian và trước đã nghĩ đến dục thắng diệu cõi trời, thì tùy hỷkhuyến thiện và lại nói với họ rằng: ‘Ngũ dục thắng diệu cõi trời, là pháp vô thường, khổ, không, biến hoạiChư Thiên cõi trời có thân tướng thù thắng hơn ngũ dục cõi trời.’ Nếu kia nói đã bỏ nghĩ đến dục cõi trời và chỉ nghĩ đến thân tướng hơn ngũ dục, thì cũng tùy hỷ khuyến thiện và lại nói với rằng: ‘Dục của hữu thân cũng lại là pháp vô thườngbiến hoại, chỉ có sự an lạc của xuất ly, là Niết-bàn với sự diệt tận của các hành. Nhân giả nên lìa bỏ sự mê luyến nơi hữu thân, mà nên vui cái vui Niết-bàn vắng lặngtối thượngthù thắng.’

(Tạp A-hàm, Quyển 41, Kinh Tật Bệnh, số 1122)


24. BA PHÁP CHƯA ĐOẠN

Lại vì có ba pháp chưa đoạn nên không thể lìa được không cung kính, nói năng ngang trái, quen theo bạn xấu. Ba pháp đó là không tàm, không quý, buông lung. Vì ba pháp này không đoạn trừ nên không thể lìa được không cung kính, nói năng ngang trái, quen bạn xấu. Vì sao? Vì do không tàm, không quí nên buông lung; vì buông lung nên không cung kính; vì không cung kính nên quen theo bạn xấu; vì quen theo bạn xấu nên không muốn thấy bậc Thánh, không muốn nghe pháp, hay ưa tìm điều dở của người; vì ưa tìm điều dở của người nên không tin, khó dạy, nói năng ngang trái, lười biếng; vì lười biếng nên dao động, không luật nghi, không học giới; vì không học giới nên thất niệm, không chánh tri, loạn tâm; vì loạn tâm nên không chánh tư duy, thân cận tà đạo, tâm biếng nhác; vì tâm biếng nhác nên thân kiếngiới thủ, nghi; vì nghi nên không lìa tham, nhuế, si; vì không lìa tham, nhuế, si nên không thể lìa được già, bệnh, chết.

(Tạp A-hàm, Quyển 14, Kinh Tam Pháp, số 346)


25. BA PHÁP KHÔNG YÊU THÍCH

Có ba pháp mà thế gian không yêu thích, không nhớ nghĩ, không vừa ý. Những gì là ba? Đó là già, bệnh, chết.

Vì thế gian có ba pháp già, bệnh, chết, không đáng yêu thích, không đáng nhớ nghĩ và không vừa ý này, cho nên Như LaiỨng CúngĐẳng Chánh Giác mới xuất hiện ở thế gian.

(Tạp A-hàm, Quyển 14, Kinh Tam Pháp, số 346)


26. 
BA THỜI VÔ THƯỜNG

Sắc, thọ, tưởng, hành, thức quá khứvị lai là vô thường huống chi là sắc, thọ, tưởng, hành, thức hiện tại. Thánh đệ tử hãy quán sát như vầy: ‘Không hồi tưởng sắc quá khứ, không tìm cầu sắc vị lai, đối với sắc hiện tại thì nên nhàm tởm, ly dục, hướng thẳng đến diệt tận.’ Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 1, Kinh Quá Khứ Vô Thường, số 8)


27. BA THỨ SỢ HÃI CỦA NGƯỜI CON MẤT MẸ

Này Tỳ-kheo, có ba thứ sợ hãi của con không mẹ mà Ta tự mình giác ngộ thành đạo vô thượng đã ký thuyết. Những gì là ba? Này Tỳ-kheo, khi người con già, không có người mẹ nào có thể nói: ‘Con, con chớ già, để mẹ sẽ thay con!’ Hoặc khi người mẹ già, cũng không có người con nào bảo: ‘Mẹ, mong mẹ chớ già! Con già thay mẹ cho!’ Đó gọi là cái sợ hãi của con không mẹ thứ nhất mà Ta tự mình giác ngộthành đạo Vô thượng đã ký thuyết.

Lại nữa, Tỳ-kheo, khi người con bị bệnh, người mẹ không thể nói: ‘Con đừng bệnh! Mẹ sẽ thay con!’ Hoặc khi mẹ bị bệnh, con cũng không thể bảo: ‘Mẹ đừng bệnh, để con bệnh thay mẹ!’ Đó gọi là cái sợ hãi của con không mẹ thứ hai mà Ta tự mình giác ngộ thành đạo Vô thượng đã ký thuyết.

Lại nữa, khi người con chết, người mẹ không thể nói: ‘Con, đừng chết! Nay mẹ sẽ thay con!’ Hoặc khi người mẹ chết, người con cũng không thể bảo: ‘Mẹ, đừng chết! Con sẽ thay mẹ!’ Đó gọi là cái sợ hãicủa con không mẹ thứ ba mà Ta tự mình giác ngộ thành đạo Vô thượng đã ký thuyết.

Các Tỳ-kheo bạch Phật: Có đạo lộ nào, có hành trì nào để tu tậptu tập nhiều, dẫn đến đoạn trừ được ba thứ sợ hãi của con có mẹ ở trước và đoạn trừ được ba thứ sợ hãi của con không mẹ ở sau không?

Phật bảo các Tỳ-kheo: Có đạo lộ, có hành trì dẫn đến đoạn trừ được ba sự sợ hãi này. Những gì là đạo lộ? Những gì là hành trì mà tu tậptu tập nhiều, dẫn đến đoạn trừ được ba thứ sợ hãi của con có mẹ ở trước và đoạn trừ được ba thứ sợ hãi của con không mẹ ở sau? Đó là tám Thánh đạo phần: Chánh kiến, chánh chí, chánh ngữchánh nghiệpchánh mạng, chánh phương tiệnchánh niệmchánh định.

(Tạp A-hàm, Quyển 28, Kinh Úy, số 758)


28. BA BẬC TÔN SƯ

  1. Có một hạng tôn sư thấy đời hiện tại chân thật là ngã, rồi theo chỗ biết ấy mà thuyết, nhưng không thể biết những việc sau khi chết. Đó là hạng thầy thứ nhất xuất hiện ở thế gian.
  2. Lại nữa, này Tiên-ni có một hạng tôn sư, thấy đời hiện tại chân thật là ngã, sau khi chết cũng thấy là ngã, rồi theo chỗ biết ấy mà thuyết.
  3. Lại nữa, này Tiên-ni có một hạng tôn sư, không thấy đời hiện tại chân thật là ngã, sau khi mạng chung cũng lại không thấy chân thật là ngã.

Này Tiên-ni, hạng tôn sư thứ nhất thấy đời hiện tại chân thật là ngã, rồi theo chỗ biết ấy mà thuyết, thì đó gọi là đoạn kiến.

Hạng tôn sư thứ hai, thấy đời hiện tại và đời vị lai chân thật là ngã, rồi theo chỗ biết ấy mà thuyết, thì đó gọi là thường kiến.

Hạng tôn sư thứ ba, không thấy đời hiện tại chân thật là ngã và sau khi chết cũng không thấy ngã, thì đó là Như LaiỨng CúngĐẳng Chánh Giác nói, hiện tại cắt đứt ái, ly dục, diệt tận, chứng Niết-bàn.

Đây là chỗ sâu xa khó thấy khó biết, cần phải quán chiếu sâu xavi diệu mới thấu đáo được, chỉ có bậc thông tuệ mới hiểu rõ, còn loại chúng sanh thường tình thì chưa có khả năng biết được. Vì sao? Vì chúng sanh lâu đời có những kiến giải dị biệt, nhẫn thọ dị biệt, sự mong cầu dị biệt, những ước muốn dị biệt.

(Tạp A-hàm, Quyển 5, Kinh Tiên Ni, số 105)


29. BÀN TAY SẠCH

Nếu có Tỳ-kheo nào được vô lượng tam-muội, tự thân tác chứngthành tựu và an trú, đối với sự diệt tận của hữu thân, Niết-bàn, này khi hoại diệt mà tâm sanh ra tin vui, không luyến tiếc hữu thân. Giống như người dùng bàn tay khô ráo, sạch sẽ, vịn vào cành cây, thì tay sẽ không bị dính theo cây. Vì sao? Vì bàn tay sạch.

Cũng vậy, nếu Tỳ-kheo nào được vô lượng tam-muội, tự thân tác chứngthành tựu và an trú, đối với sự diệt tận của hữu thân, Niết-bàn này khi hoại diệt mà tâm sanh ra tin vui, không luyến tiếc hữu thân; ngay trong đời này tùy thuận giáo phápcho đến khi mạng chung không còn sanh lại cõi này nữa.

(Tạp A-hàm, Quyển 18, Kinh Nê Thủy, số 492)


30. BẤT HẠI

Tâm từ không tưởng hại

Không hại các chúng sanh

Tâm thường không oán kết

Là con đường sanh Thiên.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Giới Gì, số 1299)


31. BẤT THIỆN NHƯ TRĂNG CUỐI THÁNG

Như trăng cuối tháng, ánh sáng mất, màu sắc cũng mất, sở hệ cũng mất, ngày đêm càng lúc càng tiêu giảm cho đến không còn xuất hiện. Cũng vậy, có người đối với Như Lai mà tín tâm tịch tĩnhthọ trì tịnh giới, khéo học, nghe nhiều, nhường bớt phần mình để bố thíchánh kiến chân thật; nhưng sau đó lại thoái thất, tín tâm thanh tịnh đối với Như Lai, đối với sự trì giớibố thí, nghe nhiều, chánh kiến chân thậtngay thẳng; đối với sự bố thítrì giớiđa vănchánh kiến, tất cả đều bị đánh mất; ngày đêm càng lúc càng tiêu giảmcho đến trong khoảnh khắc tất cả đều bị quên mất.

Lại nữa, này Bà-la-môn, nếu người thiện nam nào, mà không thân quen gần gũi thiện tri thức, không thường xuyên nghe pháp, không suy nghĩ chân chánh, thân làm các hành vi ác, miệng nói lời ác, ý nghĩvề những điều ác, thì vì những nhân duyên ác đã tạo ra này, nên khi thân hoại mạng chung sẽ bị đọa vào trong đường ác, địa ngục. Như vậy, này Bà-la-môn, người nam bất thiện được ví như trăng.

(Tạp A-hàm, Quyển 4, Kinh Mặt trăng, số 94)


32. BẢY ĐỨA CON BỊ CHẾT

Có thiếu phụ Bà-la-môn tên là Bà-tứ-tra, có sáu người con qua đời liên tiếp. Vì nhớ con nên phát cuồng, trần truồng, xõa tóc, cứ theo đường mà chạy, đến trong vườn Am-la, Di-hy-la. Bấy giờ, Thế Tôn đang thuyết pháp cho vô lượng đại chúng đang vây quanh. Từ xa, thiếu phụ Bà-la-môn Bà-tứ-tra trông thấy Thế Tôn. Vừa thấy, bỗng tỉnh tâm lại, thẹn thùng xấu hổ nép mình ngồi xổm xuống.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo Tôn giả A-nan lấy y đưa cho bà khoác vào. Thế Tôn vì bà thuyết pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ. Như thường lệ, Đức Phật thuyết pháp theo thứ lớp cho đến khi tín tâm thanh tịnh, thọ tam tự quy.

Sau khi nghe Phật thuyết pháp, bà hoan hỷtùy hỷ, làm lễ ra về.

Sau đó người con thứ bảy của Ưu-bà-di Bà-tứ-tra này đột nhiên lại qua đời. Nhưng bà Ưu-bà-di này không còn ưu bi, khổ, não, khóc lóc nữa. Lúc này, chồng của bà Ưu-bà-di Bà-tứ-tra làm kệ nói với bà rằng:

Những đứa con trước chết

Nhớ thương sanh ưu khổ

Ngày đêm không ăn uống

Cho đến phát cuồng điên

Nay chôn đứa thứ bảy

Sao không sanh ưu khổ?


Ưu-bà-di Bà-tứ-tra liền nói kệ đáp lại cho chồng rằng:

Con cháu có cả ngàn

Nhân duyên hòa hợp sanh

Đã lâu thành quá khứ

Tôi và ông cũng vậy.

Con cháu và dòng họ

Số này không hạn lượng

Sanh nơi này, nơi kia

Tàn sát, ăn thịt nhau.

Nếu biết cuộc sống ác

Sanh ưu khổ làm gì

Tôi đã biết xuất ly

Sự sống chết, còn mất.

Không còn sanh ưu khổ

Do nhập Chánh pháp Phật.

(Tạp A-hàm, Quyển 44, Kinh Bà-Tứ-Tra, số 1178)


33. BẢY THÂN

Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Có bảy thân, chẳng phải tạo tác, chẳng phải là được tạo tác; chẳng phải biến hóa, chẳng phải là được biến hóa, là chắc thật, không dao động, không giết.

Những gì là bảy? Đó là: thân đất, thân nước, thân lửa, thân gió, khổ, lạc, mạng.

Bảy loại thân này chẳng phải tạo tác, chẳng phải là được tạo tác; chẳng phải biến hóa, chẳng phải là được biến hóa, là chắc thật, không dao động, không giết, không chuyển, không biến, không bức báchnhau; hoặc phước, hoặc ác, hoặc phước ác; hoặc khổ, hoặc vui, hoặc khổ vui; hoặc người bị bêu đầu, hoặc người chém đầu, cũng không bức bách thế gian; hoặc mạng, hoặc thân, trong khoảng bảy thân, chịu đựng đao đâm qua lại cũng không hại mạng; ở đây không giết, không người giết; không trói buộc, không người trói buộc; không nhớ nghĩ, không người nhớ nghĩ; không dạy dỗ, không người dạy dỗ?

Do có sắc, sanh khởi sắc, hệ lụyđắm đuối sắc, nơi sắc thấy ngã, cho nên, ưu, bi, khổ, não chưa khởi thì khiến cho khởi; ưu, bi, khổ, não đã khởi, thì khiến tăng trưởng rộng thêm. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Thất Thân, số 161)


34. BẢY THỌ

Nếu người nào có khả năng thọ trì bảy thọ chỉ nhờ nhân duyên này, người ấy sẽ được sanh lên cõi Thiên đế ThíchThiên đế Thích xưa kia lúc còn làm người thường, phụng dưỡng cha mẹ cùng các bậc tôn trưởng trong gia tộc, với gương mặt hài hòa, lời nói mềm mỏng, không nói dữ, không nói hai lưỡi, thường nói chân thật. Đối với thế gian keo kiệt, người này tuy ở tại gia, nhưng không keo lẫn; thực hànhgiải thoát thí, siêng bố thí, thường ưa hành bố thí, mở hội bố thí cúng dườngbố thí bình đẳng tất cả.

(Tạp A-hàm, Quyển 40, Kinh số 1104)


35. BỊ SÂN GIẬN THÌ CHỚ LẤY SÂN GIẬN ĐÁP LẠI

Vào đời quá khứ, có một con quỷ Dạ-xoa xấu xí, ngồi trên chỗ ngồi trống của Đế Thích. Khi chư ThiênTam thập tam thấy quỷ xấu xí này ngồi trên chỗ ngồi trống của Đế Thích rồi, mọi người đều nổi sân. Lúc chư Thiên nổi sân như vậy, thì cứ theo cái sân như vậy, như vậy, con quỷ kia dung mạo dần dần trở nên xinh đẹp. Khi ấy chư Thiên Tam thập tam đến chỗ Đế Thích, tâu Đế Thích rằng: Kiều-thi-ca, nên biết cho, có một con quỷ xấu xí ngồi trên chỗ ngồi trống của Thiên vương. Khi chư Thiên chúng tôi thấy con quỷ xấu xí ngồi trên chỗ ngồi trống của Thiên vương thì nổi giận vô cùng và tùy theo sự nổi giận của chư Thiên chúng tôi, con quỷ kia theo đó càng trở nên xinh đẹp.

Thích Đề-hoàn Nhân bảo chư Thiên Tam thập tam: Chính sự sân nhuế kia có thể đối trị con quỷ.

Bấy giờ, Đế Thích tự đến chỗ con quỷ kia, sửa lại y phục, bày vai hữu, chắp tay xưng tên ba lần rằng: Nhân giả, tôi là Thích Đề-hoàn Nhân.

Theo sự cung kính khiêm hạ như vậy của Thích Đề-hoàn Nhân, mà con quỷ kia cũng tùy thuộc vào như vậy, như vậy, dần dần trở lại xấu xí, liền biến mất. Khi ấy, Thích Đề-hoàn Nhân tự an tọa rồi nói kệ:

Người chớ nên sân nhuế

Bị sân chớ đáp sân

Đối ác chớ sanh ác

Nên phá hoại kiêu mạn.

Không sân cũng không hại

Gọi là chúng Hiền thánh

Tội ác khởi sân hận

Trụ vững như núi đá.

Nên giữ cơn giận lại

Như điều xe ngựa sổng

Ta nói người khéo điều

Chẳng phải người cầm dây.

(Tạp A-hàm, Quyển 40, Kinh Dạ Xoa, số 1107)


36. BỊ MA CHI PHỐI

Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào tập cận với sắc, bị ma chi phối, rơi vào tay ma, theo ước muốn của ma, bị ma trói buộc, không thoát ra khỏi sợi dây trói của ma. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy. Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào không tập cận sắc, thì những Sa-môn, Bà-la-môn ấy không bị ma chi phối, không rơi vào tay ma, không chạy theo ước muốn của ma, sẽ không bị ma trói buộc, thoát sợi dây trói của ma.

Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 6, Kinh Tiếp Cận, số 131)


37. BIÊN TẾ CỦA HỮU THÂN

Thế nào là biên tế của hữu thân? Là chỉ cho năm thọ ấm, đó là: Sắc thọ ấm; thọ, tưởng, hành, thức thọ ấm.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Thật Giác, số 70)


38. BIÊN TẾ CỦA KHỔ

Chúng sanh từ vô thỉ sanh tử luân chuyển mãi, mà không biết biên tế tối sơ của khổ. Này các Tỳ-kheo, các ông thấy các chúng sanh mà sanh lòng sợ hãi, dựng đứng chân lông; nên nghĩ rằng: ‘Quá khứ chúng ta chắc chắn đã từng sát sanh, đã từng làm tổn thương, đã từng làm hại, đã từng làm ác tri thứcmãi mãi ở trong sanh tử luân hồi vô thủy, không biết biên tế tối sơ của khổ.’

(Tạp A-hàm, Quyển 34, Kinh Khủng Bố, số 944)


39. BIÊN TẾ DIỆT TẬN HỮU THÂN

Thế nào là biên tế diệt tận của hữu thân?

Tức là ái này, ái về hữu đương lai đi đôi với tham hỷ, đắm trước cái này hay cái kia, tất cả đều được đoạn trừ, diệt tận khổ khổ, ly dụctịch diệt, tĩnh chỉ.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Thật Giác, số 70)


40. BIÊN TẾ TẬP KHỞI CỦA HỮU THÂN

Thế nào là biên tế tập khởi của hữu thân?

Đó là ái, ái về hữu đương lai đi đôi với tham hỷ, đắm trước cái này hay cái kia.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Thật Giác, số 70)


41. BIẾN TRI

Đối với sắc mà ưu, bi, khổ, não hết, ly dục, diệt, tịch tĩnh; thì đó gọi là biến tri sắc. Đối với thọ, tưởng, hành, thức mà ưu, bi, khổ, não hết, ly dục, diệt, tịch tĩnh; thì đó gọi là biến tri thọ, tưởng, hành, thức.

(Tạp A-hàm, Quyển 6, Kinh Hữu Lưu, số 111)


42. 
BIẾT ĐỦ

Tỳ-kheo nên biết, phàm phu vì quen đắm nhiễm ngũ dục nên không biết chán và đủ; còn Thánh nhân vì đã thành tựu được trí tuệ đầy đủ nên thường biết đủ.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Tiểu Thổ Đoàn, số 264)


43. BIẾT NHƯ THẬT VỀ TƯỞNG

Thế nào là biết như thật về tưởng?

Có sáu tưởng thân. Tưởng phát sanh từ xúc của mắt; tưởng phát sanh từ xúc của tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Đó gọi là sự hiện hữu của tưởng.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Bảy Thiện Xứ, số 42)


44. BIẾT VỀ SẮC

Thế nào là như thật tri về sắc?

Những gì là sắc là tất cả bốn đại và sắc do bốn đại sanh ra. Đó gọi là sắc.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Ngũ Chuyển, số 41)


45. BỐN BẤT HOẠI TỊNH

Các ông nên khởi lòng thương mến và lòng từ bi. Đối với những gì các ông nói, nếu có người nào thích nghe, thích lãnh thọ thì các ông hãy vì họ mà nói về bốn bất hoại tịnh, khiến cho chứng nhập, khiến cho an trụ. Những gì là bốn? Bất hoại tịnh đối với Phật; bất hoại tịnh đối với Pháp; bất hoại tịnh đối với Tăng; thành tựu Thánh giới. Vì sao? Dù bốn đại: đất, nước, lửa, gió có sự thay đổi tăng giảm, bốn bất hoại tịnh này chưa từng có sự tăng giảm biến khác. Chúng không tăng giảm biến khác, cho nên đa văn Thánh đệ tử đã thành tựu được đối với Phật, mà nếu bị đọa vào địa ngụcngạ quỷsúc sanh, thì điều này không thể có được. Cho nên, các Tỳ-kheo nên học như vầy: ‘Tôi sẽ thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật; sẽ thành tựu bất hoại tịnh với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới và sẽ thiết lập cho người khác cũng được thành tựu.’

(Tạp A-hàm, Quyển 30, Kinh Tứ Bất Hoại Tịnh, số 836)


46. BỐN HẠNG NGƯỜI TRONG CHÁNH PHÁP

  1. Hàng thiện nam khi nghe những người nam người nữ chòm xóm láng giềng khác bị tật bệnh khốn khổ cho đến sắp chết; nghe vậy liền phát sanh lòng sợ hãi với chánh tư duy, như con ngựa tốt kia chỉ cần nhìn bóng roi là điều khiển nó được.
  2. Có hàng thiện nam không do nghe những người nam người nữ chòm xóm láng giềng khác bị khổ vì lão bệnh tử sanh lòng sợ hãi với chánh tư duy, nhưng phải thấy những người nam người nữ chòm xóm láng giềng khác bị khổ vì lão bệnh tử thì mới sanh lòng sợ hãi với chánh tư duy, như con ngựa tốt kia cần chạm vào lông đuôi của nó, thì có thể nhanh chóng điều phục theo ý người điều khiển.
  3. Có hàng thiện nam không do nghe, thấy những người nam nữ chòm xóm láng giềng khác bị khổ vì lão bệnh tử mà sanh lòng sợ hãi với chánh tư duy; nhưng vì thấy thành ấp chòm xóm có những người quen biếtthân thuộc bị khổ vì lão bệnh tử nên sanh lòng sợ hãi với chánh tư duy. Như con ngựa tốt kia, phải bị roi chạm vào da thịt, sau đó mới chịu theo ý điều phục người điều khiển.
  4. Có hàng thiện nam không do nghe thấy những người nam nữ chòm xóm láng giềng khác và những người thân thuộc bị khổ vì lão bệnh tử nên sanh lòng sợ hãi với chánh tư duy; nhưng chính tự thân bị khổ vì lão bệnh tử mới sanh lòng nhàm tởm sợ hãi với chánh tư duy. Như con ngựa tốt kia, phải bị đâm vào da thịt thấu xương cốt, sau đó mới chịu theo ý điều phục của người điều khiển, thì đó gọi là hàng thiện nam thứ tư ở trong Chánh pháp luật có thể tự điều phục.

(Tạp A-hàm, Quyển 33, Kinh Tiên Ảnh, số 922)


47. BỐN LOẠI THỨC ĂN

Có bốn loại thức ănthức ăn nắm thô, thức ăn tế xúc, thức ăn bởi ý tư và thức ăn của thức.

Thế nào là biết như thật về sự tập khởi của thức ăn? Khát ái đối với hữu tương lai, đi đôi với hỷ tham, tham đắm hệ lụy nơi này nơi kia; đó gọi là sự tập khởi của thức ăn. Biết như thật về sự tập khởi của thực là như vậy.

Thế nào là biết như thật về sự diệt tận của thức ăn? Khát ái đối với hữu tương lai, đi đôi với hỷ tham, tham đắm hệ lụy nơi này nơi kia, thảy đều dứt bỏ không còn sót, xả bỏ, nhả ra, đoạn tận, ly dục, diệt, tịch tĩnh; đó gọi là sự diệt tận của thức ăn. Biết như thật về sự diệt tận của thức ăn là như vậy.

Thế nào là biết như thật về con đường đưa đến sự diệt tận của thức ăn? Tám Thánh đạoChánh kiếnchánh tư duychánh ngữchánh nghiệpchánh mệnhchánh tinh tấnchánh niệmchánh định; đó gọi là con đường đưa đến sự diệt tận của thức ăn. Biết như thật về con đường đưa đến sự diệt tận của thức ăn là như vậy.

Đa văn Thánh đệ tử như vậy là biết như thật về thức ăn, biết như thật về sự tập khởi của thức ăn, biết như thật về sự diệt tận của thức ăn, biết như thật về con đường đưa đến sự diệt tận của thức ăn; cho nên đa văn Thánh đệ tử ở trong pháp luật này, có đầy đủ chánh kiếnthành tựu trực kiến; thành tựu bất hoại tín đối với Phật, thâm nhập Chánh phápđạt được Chánh pháp này, tỏ ngộ Chánh pháp này.

(Tạp A-hàm, Quyển 14, Kinh Câu-hi-la, số 344)


48. BỐN LOẠI THỨC ĂN AN LẠC

Giống như bốn loại thức ăn đối với tứ đại, để an lập chúng sanh, giúp ích và duy trì. Những gì là bốn? Đoàn thựcxúc thực, ý tư thực và thức thực.

Cũng vậy, có bốn thứ thức ăn an lạc vốn thấm nhuần bởi phước đứcthấm nhuần bởi pháp lành. Những gì là bốn? Đó là đối với Phật thành tựu tâm thanh tịnh bất hoại, là thức ăn an lạc vốn thấm nhuần bởi phước đứcthấm nhuần bởi pháp lành. Đối với Pháp, Tăng thành tựu tâm thanh tịnh bất hoại và thành tựu Thánh giới, là thức ăn an lạc vốn thấm nhuần bởi phước đứcthấm nhuần bởi pháp lành.

(Tạp A-hàm, Quyển 41, Kinh Bốn Loại Thức Ăn, số 1131)


49. BỐN LỰC CỦA NGỰA TỐT

Ngựa tốt thế gian có đủ bốn năng lực, nên biết chúng được vua dùng để kéo xe. Những gì là bốn? Đó là khôn ngoan, nhanh nhẹn, kham năng, thuần tánh. Cũng vậy, hàng thiện nam thành tựu bốn đức, được thế gian tôn trọngphụng sự cúng dường, là đám ruộng phước trên hết. Những gì là bốn? Là thiện namthành tựu giới thân vô họcđịnh thân vô họctuệ thân vô học và giải thoát thân vô học.

(Tạp A-hàm, Quyển 33, Kinh Tứ, số 921)


50. BỐN NIỆM XỨ

Thế nào là biết như thật về khổ? Sanh khổgià khổbệnh khổchết khổ, ái xa lìa là khổ, oán ghét gặp nhau là khổ, mong muốn không được là khổ. Như vậy, nói tóm, năm thọ ấm là khổ; đó gọi là khổ. Biết như thật về khổ là như vậy.

Thế nào là biết như thật về sự tập khởi của khổ? Khát ái đối với hữu tương lai, đi đôi với hỷ tham, tham đắm hệ lụy nơi này nơi kia; đó gọi là sự tập khởi của khổ. Biết như thật về sự tập khởi của khổ là như vậy.

Thế nào là biết như thật về sự diệt tận của khổ? Khát ái đối với hữu tương lai, đi đôi với hỷ tham, tham đắm hệ lụy nơi này nơi kia, thảy đều đoạn trừ, không còn sót, cho đếntịch tĩnh; đó gọi là sự diệt tận của khổ. Biết như thật về sự diệt tận của khổ là như vậy.

Thế nào là biết như thật về con đường đưa đến sự diệt tận của khổ? Tám Thánh đạo như đã nói ở trên. Đó gọi là con đường đưa đến sự diệt tận của khổ. Biết như thật về con đường đưa đến sự diệt tận của khổ là như vậy.

Đa văn Thánh đệ tử như vậy là biết như thật về khổ, biết như thật về sự tập khởi của khổ, biết như thậtvề sự diệt tận của khổ, biết như thật về con đường đưa đến sự diệt tận của khổ. Như vậy Thánh đệ tử ở trong pháp luật này, có đầy đủ chánh kiếnthành tựu trực kiến; thành tựu bất hoại tín đối với Phật, thâm nhập Chánh phápđạt được Chánh pháp này, tỏ ngộ Chánh pháp này.

(Tạp A-hàm, Quyển 14, Kinh Câu-hi-la, số 344)


51. BỐN PHÁP GIÚP NGƯỜI TẠI GIA LỢI ÍCH HIỆN TẠI

  1. Phương tiện đầy đủ: Người thiện nam tự nuôi sống bằng các nghề nghiệp kỹ xảo, như làm ruộng, buôn bán, phục vụ vương sự, chép sách, toán thuật, hội họa. Đối với những nghề nghiệp kỹ xảo đó, luôn tinh tấn siêng năng trau dồi.
  2. Thủ hộ đầy đủ: Người thiện nam có tiền bạc, gạo lúa, do nỗ lực mà thu hoạch, tự tay mình làm ra, đúng như pháp mà có được, tích cực giữ gìn, không để cho vua, giặc, nước, lửa, tước đoạt, hay trôi, chìm, mất mát. Ngược lại, nếu không khéo giữ gìn sẽ tiêu mất; hay nếu không lưu tâm đến chúng, thì sẽ bị người khác chiếm lấy, cùng những tai nạn sẽ làm cho hư hỏng.
  3. Thiện tri thức đầy đủ: Có người thiện nam không mất điều độ, không buông lung, không dối trá, không hung hiểm. Những tri thức như vậy, có khả năng khéo léo an ủi; sự sầu khổ chưa sanh có thể khiến không sanh, sự sầu khổ đã sanh có thể khai mở, tĩnh giác; những điều vui thích chưa sanh có thể khiến sanh nhanh, những điều vui thích đã sanh khiến giữ gìn không để mất.
  4. Chánh mạng đầy đủ: Người thiện nam có được những tiền của, trong việc chi thu cân đối, bảo quản chu tất, không để cho việc nhập nhiều mà xuất ít, hay xuất nhiều mà nhập ít; như người cầm cân ít thì phải thêm, nhiều thì phải bớt, cho đến lúc nào biết cân bằng thì mới thôi. Như vậy, người thiện nam đã cân đối được tài vật của mình trong khi xuất nhập ngang nhau, không khiến cho nhập nhiều xuất ít, hay xuất nhiều nhập ít. Nếu người thiện nam không có tiền của nhiều mà sử dụng rộng rãi quá trớn, thì do sự sinh hoạt này mà người ta nói là ‘quả ưu-đàm-bát không có hạt giống’; ham muốn ngu si, không biết nghĩ đến sau này. Hoặc có người thiện nam dư dật mà không dám tiêu dùngmọi người ở gần đều nói: ‘Người ngu si này như con chó chết đói.’ Cho nên người thiện nam, những tiền của có được, nên tự mình cân đối, xuất nhập ngang nhau.

Đó là bốn pháp giúp cho người thế tục tại gia được lợi ích hiện tại và an lạc ngay hiện tại.

(Tạp A-hàm, Quyển 4, Kinh Uất-xà-ca, số 91)


52. BỐN PHÁP LỢI ÍCH ĐỜI SAU

  1. Đức tin đầy đủ: Đối với Như-lai, người thiện nam có tâm kính tin, gốc rễ tín vững chắc, mà chư Thiên, Ma, Phạm cùng với loài người không thể phá hoại.
  2. Giới đầy đủ: Người thiện nam không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.
  3. Thí đầy đủ: Người thiện nam với tâm không vấy bẩn bởi sự keo kiệt, sống đời tại gia mà hành bố thí buông xả, thường tự tay mình cho, vui vẻ tu hạnh thí xả.
  4. Tuệ đầy đủ: Người thiện nam biết như thật về Khổ Thánh đế; biết như thật về Tập, Diệt, Đạo Thánh đế.

Đó là bốn pháp có thể làm cho lợi ích đời sauan lạc đời sau.

(Tạp A-hàm, Quyển 4, Kinh Uất-xà-ca, số 91)


53. BỎN SẺN

Thí như nước được tích chứa trong ao hồ ở giữa đồng hoang, mà không có người dùng đến để uống ăn, tắm rửa, nước trong đầm bị nung khô tiêu hết.

Cũng vậy, kẻ sĩ bất thiện được tài vật thắng diệu, mà không tự thọ dụng, không biết phụng dưỡng cha mẹcung cấp cho vợ conbà con quyến thuộc, đoái nghĩ đến tôi tớ, giúp đỡ cho người quen biết, không biết tùy thời cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn, để gieo trồng vào ruộng phước thù thắng, để hướng đến chỗ cao quý, hưởng thụ an lạc lâu dàiđời sau sanh về cõi trời. Được những tài vật thù thắng mà không biết cách dùng rộng rãi để thâu lợi lớn, cũng giống như hồ nước kia vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 46, Kinh Bỏn Sẻn, số 1232)


54. BỐN THỦ

Thủ có bốn, đó là dục thủ, ngã thủ, kiến thủ và giới thủ.

Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất: Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tậptu tập nhiều, thì có thể đoạn trừ những thủ này không?

Xá-lợi-phất đáp: Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.

(Tạp A-hàm, Quyển 18, Kinh Diêm-Phù-Xa, số 490)


55. BÚI TÓC

Mắt, tai, cùng với mũi

Lưỡi, thân, ý nhập xứ

Đối với danh sắc kia

Diệt hết khiến không còn

Các thức đã diệt hẳn

Nơi đó dứt búi tóc.

(Tạp A-hàm, Quyển 44, Kinh Búi Tóc, số 1187)


56. 
BUÔNG BỎ SẼ ĐƯỢC AN VUI LÂU DÀI

Giống như cây cối trong rừng Kỳ-hoàn; có người đến chặt cành lá rồi đem đi, các ông cũng chẳng lấy làm lo buồn. Vì sao? Vì những cây này chẳng phải ta, chẳng phải sở hữu của ta.

Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, những gì không là thích ứng của các ông, hãy lìa bỏ tất cả. Nếu xa lìa hết rồi, các ông sẽ được an vui lâu dài. Những gì không phải thích ứng của các ông? Sắc không phải là thích ứng của các ông, phải lìa bỏ hết. Nếu xa lìa rồi thì sẽ được an vui lâu dài. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức không phải thích ứng của các ông, hãy nhanh chóng lìa bỏ. Nếu buông bỏ các pháp này rồi, sẽ được an vui lâu dài.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Kỳ Lâm, số 269)


57. CÁI GÌ KHÓ TRONG ĐẠO HIỀN THÁNH?

Ngoại đạo Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất: Trong pháp luật của Hiền thánh có việc gì khó?

Xá-lợi-phất bảo Diêm-phù-xa: Chỉ có xuất gia là khó.

Hỏi: Xuất gia, cái gì là khó?

Đáp: Ái lạc khó.

Hỏi: Ái lạc, cái gì là khó?

Đáp: Thường tu tập thiện pháp là khó.

Hỏi: Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tậptu tập nhiều, thường tu tập, thì thiện pháp tăng trưởng không?

Đáp: Có. Đó là tám Thánh đạochánh kiến, chánh chí, chánh ngữchánh nghiệpchánh mạng, chánh phương tiệnchánh niệmchánh định.

Diêm-phù-xa nói: Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất, đây là con đường tốt đẹp, đây là sự thực hành tốt đẹp, nếu được tu tậptu tập nhiều, đối với các pháp thiện thường tu tập để tăng trưởng. Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất, nếu người xuất gia luôn luôn tu tập con đường này, thì chẳng bao lâu sẽ nhanh chóng diệt tận được các hữu lậu.

(Tạp A-hàm, Quyển 18, Kinh Diêm-Phù-Xa, số 490)


58. CÁI GÌ SỐ LƯỢNG NHIỀU?

Giới đức nặng hơn đất

Mạn cao hơn hư không

Hồi tưởng nhanh hơn gió

Tư tưởng nhiều hơn cỏ.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Vật Gì, số 1298)


59. CẢM THỌ TỊCH TĨNH

Ví như hai thanh gỗ cọ xát vào nhau, hòa hợp sanh ra lửa. Nếu hai thanh gỗ rời nhau, thì lửa cũng theo đó mà diệt mất. Cũng vậy, các thọ duyên xúc mà tập khởi, do xúc mà sanh, do xúc mà tập khởi; nếu khi sự xúc chạm thế này thế kia mà tập khởi, thì những cảm thọ thế này thế kia cũng tập khởi. Khi sự tập khởi của sự xúc chạm thế này thế kia diệt, thì sự tập khởi của cảm thọ thế này thế kia cũng diệt mất, mát mẻtịch tĩnh.

(Tạp A-hàm, Quyển 12, Kinh Vô Văn, số 290)


60. CĂN ĐỊNH

Tỳ-kheo ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác có quán, có hỷ lạc do viễn ly sanh, cho đến, chứng và an trú Tứ thiền. Đó gọi là căn Định.

(Tạp A-hàm, Quyển 26, Kinh Phân Biệt, số 647)


61. CĂN NIỆM

Tỳ-kheo sống quán thân trên nội thân, tinh cần phương tiệnchánh niệm chánh tríđiều phục tham ưu thế gian; sống quán ngoại thânnội ngoại thân; và thọ, tâm, pháp trên pháp cũng nói như vậy. Đó gọi là căn Niệm.

(Tạp A-hàm, Quyển 26, Kinh Phân Biệt, số 647)


62. 
CĂN TÍN

Tỳ-kheo khởi tín tâm thanh tịnhcăn bản bền chắc đối với Như Lai mà các Sa-môn, Bà-la-môn khác, chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, cùng thế gian khác không thể làm cản trởphá hoại tâm ấy, thì đó gọi là căn Tín.

(Tạp A-hàm, Quyển 26, Kinh Phân Biệt, số 647)


63. CĂN TINH TẤN

Pháp ác bất thiện đã sanh, khiến cho đoạn mà phát khởi ý dục, nỗ lực phương tiệnnhiếp tâm, sách tiến. Pháp ác bất thiện chưa sanh, khiến không sanh, mà phát khởi ý dục, nỗ lực phương tiệnnhiếp tâm, sách tiến. Pháp thiện chưa sanh, khiến cho sanh, mà phát khởi ý dục, nỗ lực phương tiệnnhiếp tâm, sách tiến. Pháp thiện đã sanh, khiến cho an trú không mất, khiến không sanh, tu tập tăng rộng, mà phát khởi ý dục, nỗ lực phương tiệnnhiếp tâm, sách tiến. Đó gọi là căn Tinh tấn.

(Tạp A-hàm, Quyển 26, Kinh Phân Biệt, số 647)


64. CĂN TUỆ

Tỳ-kheo biết như thật về Khổ Thánh đế, biết như thật về Khổ tập Thánh đếKhổ diệt Thánh đếKhổ diệtđạo tích Thánh đế. Đó gọi là căn Tuệ.

(Tạp A-hàm, Quyển 26, Kinh Phân Biệt, số 647)


65. CÀNH NHÁNH LÁ VÔ THƯỜNG

Này các Tỳ-kheo-ni, thí như cây đại thọ có gốc, cành, nhánh, lá. Gốc chúng cũng là vô thường, nên cành, nhánh, lá cũng đều là vô thường. Nếu có người bảo rằng không có cành, nhánh, lá của cây này, mà chỉ có cái bóng của nó là thường trụ mãi mãi, không biến đổi, thì lời nói này có đúng không?

Các Tỳ-kheo-ni đáp: Bạch Tôn giả Nan-đà, không. Vì sao? Vì như gốc, cành, nhánh, lá cây lớn này; gốc chúng cũng là vô thường, nên cành, nhánh, lá cũng là vô thường. Không gốc, không cành, không nhánh, không lá, thì cái bóng nương vào nơi cây đó, tất cả cũng đều không.

(Tạp A-hàm, Quyển 11, Kinh Thủ Thanh Dụ, số 273)


66. CẮT DÒNG

Cắt dòng, nghĩa là dòng ái nơi sanh tử. Tỳ-kheo A-la-hán kia đã dứt sạch các lậu, đã diệt, đã biến tri, đã cắt đứt rễ, như chặt ngọn cây đa-la không sanh trở lại nữa, đời vị lai thành pháp bất sanh.

Chẳng còn trói, là ba hệ phượctham dục phược, sân nhuế phược, ngu si phược. Tỳ-kheo A-la-hán kia đã dứt sạch các lậu, đã diệt, đã biến tri, đã cắt đứt rễ, như chặt ngọn cây đa-la không sanh trở lại nữa, đời vị lai thành pháp bất sanh.

(Tạp A-hàm, Quyển 21, Kinh Na-già-đạt-đa, số 566)

67. CẮT ĐỨT DÒNG MA

Đời này và đời khác

Minh trí khéo hiển bày

Chỗ ma đến, không đến

Cho đến đối ma chết.

Tất cả đều được biết

Bằng trí Đẳng chánh giác

Cắt đứt các dòng ma

Phá hoại, khiến tiêu mất.

Khai mở cửa cam lộ

Hiển hiện đạo chánh chân

Tâm luôn luôn vui vẻ

Đến được nơi an ổn.

(Tạp A-hàm, Quyển 47, Kinh Chăn Bò, số 1248)


68. CÂY ĐÀN

Này các Tỳ-kheo, thời quá khứ có ông vua nghe tiếng đàn hay chưa từng có được, nên sanh yêu thích, say mê, chìm đắm. Vua hỏi các vị đại thần rằng: ‘Đó là những âm thanh gì mà nghe khả ái quá vậy?’ Đại thần tâu: ‘Tâu bệ hạ, đó là những tiếng đàn.’ Vua nói với đại thần: ‘Khanh hãy đem những âm thanh đó đến đây.’ Đại thần vâng lời, liền đem cây đàn đến tâu: ‘Tâu đại vương, đây chính là cây đàn đã tạo ra âm thanh hay.’ Vua nói đại thần: ‘Ta không cần cây đàn, mà chỉ cần đem những âm thanh khả ái đã nghe lần trước đến.’ Đại thần tâu: ‘Cây đàn này cần phải có nhiều thứ, là phải có cán, có máng, có thùng, có dây, có da và người đàn giỏi. Cần phải hội đủ những nhân duyên này mới thành âm thanh. Nếu thiếu đi những dụng cụ này thì sẽ không có được âm thanhÂm thanh mà bệ hạ đã nghe trước đây đã qua lâu rồi, chúng đã biến chuyển và cũng đã diệt mất rồi, không thể đem đến được.’

Lúc ấy, nhà vua tự nghĩ: ‘Ôi! Cần gì vật hư ngụy này! Đàn ở thế gian là vật hư ngụy, mà khiến cho người đời say đắm vậy sao? Bây giờ các khanh hãy đem chẻ ra từng mảnh, rồi vất bỏ khắp mười phương.’ Các đại thần vâng lệnh, chẻ ra thành trăm mảnh, ném khắp mọi nơi.

Như vậy, Tỳ-kheo, nếu đối với sắc, thọ, tưởng, tư, dục; biết những pháp này là vô thườnghữu vi, do tâm duyên sanh, rồi liền cho là ngã, ngã sở. Những thứ ấy, ở vào lúc khác, tất cả đều không. Này các Tỳ-kheo, hãy bằng chánh trí bình đẳng như vậy mà quán sát như thật.

(Tạp A-hàm, Quyển 43, Kinh Cây Đàn, số 1169)


69. CÂY NGẢ HƯỚNG NÀO?

Ví như cây lớn sanh trưởng mà nghiêng xuống dưới, càng nghiêng sâu càng muốn đổ. Nếu chặt rễ nó, cây sẽ phải ngã, thuận theo chiều nghiêng xuống.

Cũng vậy, Tỳ-kheo tu bốn Niệm xứ, lâu ngày nhắm thẳng tới, đào sâu, vận chuyển, hướng đến viễn ly, nhắm thẳng tới, đào sâu, vận chuyển, hướng đến giải thoát; nhắm thẳng tới, đào sâu, vận chuyển, hướng đến Niết-bàn.

(Tạp A-hàm, Quyển 20, Kinh Hướng Niết Bàn, số 545)


70. CHA MẸ NHIỀU NHƯ SỐ THẺ TRE

Chúng sanh từ vô thỉ sanh tử luân chuyển mãi, mà không biết biên tế tối sơ của khổ. Các Tỳ-kheo, ý các ông nghĩ thế nào? Tất cả loại cỏ cây trên mặt đất này, nếu xẻ ra làm thẻ bằng bốn ngón tay dùng để đếm cha mẹ của các ông đã trải qua sanh tử luân hồi thì số thẻ tre đã hết, nhưng số cha mẹ các ông vẫn còn không hết.

Này các Tỳ-kheo, từ vô thỉ sanh tử luân chuyển mãi như vậy, mà không biết biên tế tối sơ của khổ. Cho nên các Tỳ-kheo hãy học như vầy: ‘Hãy siêng năng tinh tấn, đoạn trừ các hữu, chớ cho tăng trưởng.’

(Tạp A-hàm, Quyển 34, Kinh Thảo Mộc, số 940)

71. CHÁNH NIỆM

Này các Tỳ-kheo, cẩn thận chớ tư duy những điều thế gian tư duy. Vì sao? Vì những điều tư duy của thế gian chẳng lợi ích gì cho pháp, chẳng lợi ích gì cho phạm hạnh, chẳng phải trí, chẳng phải giác, không thuận Niết-bàn. Các ông nên chân chánh tư duy, ‘Đây là Khổ Thánh đế, đây là Khổ tập Thánh đế, đây là Khổ diệt Thánh đế, đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế.’ Vì sao? Vì tư duy như vậy có lợi ích cho pháp, có lợi ích cho phạm hạnh, là trí, là giác, thuận hướng Niết-bàn.

(Tạp A-hàm, Quyển 16, Kinh Thuyết Pháp, số 365)


72. CHÁNH QUÁN SÁT

Phật bảo các Tỳ-kheo: Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói.

Ở nơi sắc không thấy có ngã, khác ngã, ở trong nhau. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.

Tỳ-kheo, sắc là thường hay vô thường?

Các Tỳ-kheo bạch PhậtThế Tôn, là vô thường.

Phật bảo các Tỳ-kheo: Có phải vô thường là khổ?

Các Tỳ-kheo bạch PhậtThế Tôn, là khổ.

Phật bảo: Tỳ-kheo, nếu vô thường, khổ, đó là pháp biến dịch, vậy đa văn Thánh đệ tử ở trong đó có thấy ngã, khác ngã, hay ở trong nhau không?

Các Tỳ-kheo bạch PhậtThế Tôn, không.

Phật bảo: Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy. Cho nên, Tỳ-kheo, những gì thuộc sắc, hoặc quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc vị lai; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần; tất cả chúng chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng phải ở trong nhau. Thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Chánh Quán Sát, số 85)


73. CHÁNH TƯ DUY

Đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức các ông hãy tư duy chân chánh, quán sát và biết một cách như thật... thức là vô thường. Vì sao vậy? Vì Tỳ-kheo, đối với thức mà tư duy chân chánh, quán sát và biết một cách như thật... thức là vô thường, thì đối với thức, dục tham được đoạn trừ. Do dục tham được đoạn trừ mà nói là tâm giải thoát.

(Tạp A-hàm, Quyển 1, Kinh Chánh Tư Duy, số 2)


74. CHÁNH TUỆ

Cái thấy, cái nghe, cái hay, cái biết, cái sở cầu, cái sở đắc, cái được nhớ nghĩ; tất cả đều chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong nhau. Đó gọi là chánh tuệ.

Nếu có kiến chấp cho rằng có ngã, có thế gian, có đời này, là pháp thường hằng, không biến dịch, thì tất cả đều chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong nhau. Đó gọi là chánh tuệ.

Lại nữa, nếu có kiến chấp cho rằng không phải cái này là tôi, không phải cái này là của tôi, không phải là tôi trong tương lai, không phải là của tôi trong tương lai; thì tất cả chúng cũng đều chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong nhau. Đó gọi là chánh tuệ.

(Tạp A-hàm, Quyển 6, Kinh Sanh Tử Lưu Chuyển, số 136)


75. CHẤP PHÁP MẤT

Thí như trong biển cả, nếu thuyền chở nhiều trân bảo, chắc sẽ nhanh chóng bị đắm chìm. Chánh phápNhư Lai không như vậy, mà sẽ bị tiêu diệt từ từ. Chánh pháp của Như Lai không bị đất làm hoại, không bị nước, lửa, gió làm hoại đi. Cho đến lúc chúng sanh ác xuất hiện ở thế gian, thích làm các điều ác, muốn làm các điều ác, thành tựu các điều ác; phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp; phi luật nói là luật; bằng pháp tương tợ mà cú vị thịnh hành. Bấy giờ Chánh pháp Như Lai mới chìm mất.

Này Ca-diếp, có năm nhân duyên có khả năng làm cho Chánh pháp Như Lai chìm mất. Những gì là năm? Đó là nếu Tỳ-kheo đối với Đại Sư mà không kính, không trọng, không thành ý cúng dường; khi đối với Đại Sư đã không kính, không trọng, không thành ý cúng dường, sau đó vẫn nương tựa để sống. Đối với pháp, hoặc học giới, hoặc giáo giới tùy thuận, hay các phạm hạnh được Đại Sư khen ngợi cũng không kính, không trọng, không thành ý cúng dường mà vẫn sống y chỉ. Này Ca-diếp, đó gọi là năm nhân duyên làm cho Chánh pháp Như Lai nhân đây chìm mất.

(Tạp A-hàm, Quyển 32, Kinh Pháp Tương Hoại, số 906)


76. CHẾT

Tất cả loài chúng sanh

Có mạng đều phải chết

Chúng đi theo nghiệp mình

Tự nhận quả thiện ác.

Nghiệp ác vào địa ngục

Làm lành lên trên trời

Tu tập đạo thắng diệu

Lậu hết, Bát-niết-bàn.

Như Lai và Duyên giác

Thanh văn đệ tử Phật

Đều phải bỏ thân mạng

Huống là người phàm phu.

(Tạp A-hàm, Quyển 46, Kinh Mẹ, số 1227)


77. CHO LÀ TA THẤY TA BIẾT

Kẻ phàm phu ngu si không học, chấp ngãvô minhphân biệt mà quán sát như vậy, không lìa ngã sở. Do không lìa ngã sở, nhập vào các căn. Khi nhập vào các căn rồi thì sẽ sanh ra xúc. Sáu xúc duyên vào những gì được xúc, phàm phu ngu si không học sanh ra khổ vui, từ đó phát sanh ra những cái này và những cái khác, đó là sáu xúc thân. Những gì là sáu? Xúc nhập xứ của mắt; xúc nhập xứ của tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

Này Tỳ-kheo, có ý giớipháp giớivô minh giới. Phàm phu ngu si không học được chạm bởi vô minh xúc nên nói là hữu, nói là vô, nói là vừa hữu vừa vô, nói là chẳng phải hữu chẳng phải vô, nói là ta hơn hết, nói là tương tợ, ta biết, ta thấy.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Phân Biệt III, số 63)


78. CHỖ SAI KHÁC GIỮA PHÀM PHU VÀ NGƯỜI TRÍ

Người trí tuệ vì bị vô minh che khuấtái duyên ràng buộc, nên có được thức thân này. Kia vô minh dứt trừ, ái duyên hết sạch. Do vô minh dứt trừ, ái duyên hết sạch, nên sau khi chết không còn tái sanh nữa. Vì chẳng thọ sanh trở lại nên giải thoát khỏi sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Vì sao? Vì người này trước đây đã tu phạm hạnh, chân chánh hướng đến dứt sạch khổ, tận cùng của mé khổ, nên người này sau khi chết không tái sanh trở lại. Bởi không thọ thân nên giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não. Đó là chỗ sai khác giữa phàm phu và người trí tuệ khi ở nơi Ta tu các phạm hạnh.

(Tạp A-hàm, Quyển 12, Kinh Ngu Si Hiệt Tuệ, số 294)


79. 
CHỚ SỢ HÃI

Phật bảo Ma-ha-nam: Đừng sợ hãi! Đừng sợ hãi! Sau khi mạng chung ông sẽ không sanh đường dữ, cũng không chết dữ. Thí như cây lớn thuận xuống, nghiêng xuống, chúi xuống, nếu chặt gốc rễ, sẽ ngã về nơi nào?

Ma-ha-nam bạch Phật: Về phía thuận xuống, nghiêng xuống, chúi xuống.

Phật bảo Ma-ha-nam: Ma-ha-nam cũng như vậy, khi mạng chung không sanh đường dữ, cũng không chết dữ. Vì sao? Vì ông đã lâu dài tu tập niệm Phậtniệm Pháp, niệm Tỳ-kheo Tăng, nên sau khi mạng chung, thân này bị hỏa thiêu, hay bỏ ngoài nghĩa địa, bị gió táp, nắng thiêu lâu ngày thành tro bụi, nhưng vì tâm ý thức đã lâu dài từ trước được huân tập bởi chánh tín, bởi tịnh giớibố thíđa văntrí tuệ, nên thần thức sẽ hướng lên cõi an lạcđời sau sanh về cõi trời.

(Tạp A-hàm, Quyển 33, Kinh Tự Khủng, số 930)


80. CHỚ XEM THƯỜNG BỐN THỨ

Có bốn thứ tuy trẻ, nhưng không thể xem thường. Những gì là bốn? Vương tử Sát-lợi, tuổi tuy trẻ nhỏ, nhưng chớ xem thường. Rồng con, tuổi tuy trẻ nhỏ, nhưng chớ xem thường. Đóm lửa tuy nhỏ, nhưng chớ xem thường. Tỳ-kheo tuổi tuy trẻ nhỏ, nhưng chớ xem thường.

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ:

Đủ hình tướng Sát-lợi

Danh tiếng, dòng quý tộc

Tuy tuổi còn trẻ nhỏ

Người trí không thể khinh.

Tất sẽ ở ngôi vua

Nhớ lại, sanh oán hại

Cho nên khó thể khinh

Phải sanh lòng đại kính.

Người khéo biết tự hộ

Hãy giữ kỹ mạng mình

Bình đẳng mà tự hộ

Tránh xa để hộ mạng.

Nơi làng xóm, chỗ vắng

Nếu gặp rồng con kia

Chớ cho là rắn nhỏ

Mà sanh lòng coi thường.

Mình rồng nhỏ nhiều màu

Cũng nên để yên ổn

Nam hay nữ khinh rắn

Đều bị độc làm hại.

Cho nên, để tự hộ

Hãy giữ kỹ mạng mình

Vì khéo tự hộ này

Tránh xa để hộ mạng.

Mãnh hỏa khi xâm thực

Dù ít nhưng không hạn

Đuốc nhỏ có thể thiêu

Khắp nơi, nếu củi đủ.

Thiêu từ nhỏ dần lên

Tận xóm làng thành ấp

Cho nên, để tự hộ

Nên như hộ mạng mình.

Vì khéo tự hộ này

Tránh xa để tự hộ

Bị lửa dữ thiêu đốt

Trăm thứ cỏ cháy rụi.

Tắt rồi, không co rút

Lửa tắt cỏ lại sanh

Nếu khinh hủy Tỳ-kheo

Người giữ lửa tịnh giới.

Thì đốt mình, con cháu

Tai nạn lưu trăm đời

Như đốt cây đa-la

Không bao giờ sanh lại.

Cho nên phải tự hộ

Như tự hộ mạng mình

Vì khéo tự hộ này

Tránh xa để hộ mạng.

Đủ hình tướng Sát-lợi

Rắn con và đóm lửa

Đủ tịnh giới, Tỳ-kheo

Không nên sanh coi thường.

Cho nên phải tự hộ

Như tự hộ mạng mình

Vì khéo tự hộ này

Tránh xa để hộ mạng.

(Tạp A-hàm, Quyển 46, Kinh Tam Bồ Đề, số 1226)


81. CHƯ PHẬT NHIỀU NHƯ SỐ CÁT SÔNG HẰNG

Bà-la-môn hỏi: Thưa Cù-đàm, đời vị lai sẽ có bao nhiêu Đức Phật?

Phật bảo Bà-la-môn: Phật đời vị lai có vô lượng như số cát sông Hằng.

Bấy giờ, Bà-la-môn nghĩ rằng: Các Đấng Chánh Đẳng Chánh Giác đời vị lai sẽ có vô lượng như số cát sông Hằng, ta sẽ theo các Ngài tu phạm hạnh.

Bà-la-môn sau khi đã nghe những gì Đức Phật nói, hoan hỷtùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về. Trên đường về, Ba-la-môn vừa đi vừa nghĩ: Hôm nay ta chỉ hỏi Sa-môn Cù-đàm về chư Phật đời vị lai chứ chưa hỏi chư Phật quá khứ. Liền trở lại hỏi Thế Tôn:

Thế nào Cù-đàm, đời quá khứ có bao nhiêu Đức Phật?

Phật bảo Bà-la-môn: Phật đời quá khứ cũng có vô lượng như số cát sông Hằng.

Lúc ấy Bà-la-môn liền nghĩ: Chư Phật Thế Tôn trong đời quá khứ cũng có vô lượng như số cát sông Hằng, mà ta chưa từng thân cận. Giả sử vô lượng các Đấng Chánh Đẳng Chánh Giác trong đời vị lainhư số cát sông Hằng, cũng sẽ không thân cận vui vầy, thì trong hiện tại ta nên ở chỗ Sa-môn Cù-đàm tu hành phạm hạnh. Nhân đó chắp tay bạch Phật:

Nguyện xin Thế Tôn cho phép con xuất gia tu phạm hạnh trong Chánh pháp luật.

Phật bảo Bà-la-môn: Chấp thuận cho ông xuất gia tu phạm hạnh, được làm Tỳ-kheo trong Chánh phápluật.

(Tạp A-hàm, Quyển 34, Kinh Hằng hà số 946)


82. CHÚNG SANH

Ở nơi sắc mà nhiễm đắm triền miên, do đó gọi là chúng sanh. Ở nơi thọ, tưởng, hành, thức mà nhiễm đắm triền miên, nên gọi là chúng sanh.

(Tạp A-hàm, Quyển 6, Kinh Chúng sanh, số 122)


83. CHỨNG TU-ĐÀ-HOÀN

Có năm Căn. Những gì gọi là năm? Đó là, căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ. Nếu Tỳ-kheo nào khéo quán sát như thật đối với năm căn này, người ấy đối với ba kết mà đoạn biến tri; đó là thân kiếngiới thủ, nghi. Đó gọi là Tu-đà-hoàn, không còn rơi vào pháp đường ác, nhất định sẽ hướng thẳng đến Chánh giác, còn bảy lần qua lại Trời, Người, cuối cùng sẽ cứu cánh biên tế của khổ.

(Tạp A-hàm, Quyển 26, Kinh Tu-đà-hoàn, số 644)


84. 
CHUYÊN CẦN TU TẬP

Giống như gà mái khéo nuôi dưỡng con mình, thường xuyên ấp, điều hòa nóng lạnh, cho dù nó không muốn gà con tìm cách tự mổ vỏ trứng để ra, nhưng các con của nó cũng tự tìm đủ cách để thoát ra ngoài một cách an toàn. Vì sao? Vì gà mái thường xuyên ấp, điều hòa nóng lạnh.

Cũng vậy, Tỳ-kheo khéo cần phương tiện, thì cho dù không muốn diệt sạch các lậu để giải thoát, nhưng với Tỳ-kheo này các lậu tự hết, tâm được giải thoát. Vì sao? Vì đã nhờ vào sự chuyên cần tu tậpTu tậpnhững gì? Tu tập niệm xứchánh cầnnhư ý túc, căn, lực, giác, đạo.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Ưng Thuyết, số 263)


85. CHUYỆN RẮN ĐỘC

Thí như có bốn con rắn hổ hung ác, độc nghiệt, đựng trong một cái tráp. Bấy giờ có một người thông minh, không ngu si, có trí tuệ, tìm lạc, nhàm khổ, cầu sống chán chết. Khi ấy, có một người kia nói với người này rằng: ‘Nay, anh giữ cái tráp đựng rắn độc này. Hãy lau chùi, tắm rửa cho chúng; gần gũi, cho chúng ăn. Thỉnh thoảng, cho chúng ra, vào. Nếu bốn con rắn này thoát ra, thì rất có hại, hoặc có thể cắn chết, hoặc gần chết. Bạn hãy coi chừng.’

Bấy giờ, người này sợ hãi bỏ chạy. Bỗng có năm kẻ oán thù cầm đao rượt theo muốn bắt giết: ‘Này bạn, hãy đề phòng.’ Trong lúc anh đang sợ bốn con rắn độc và năm kẻ oán thù hoa đao nên ruổi chạy, thì người kia lại nói: ‘Này bạn, bên trong còn có sáu tên giặc đang đuổi theo rình rập anh. Nếu bắt được, chúng nó sẽ giết. Anh nên đề phòng.’

Bấy giờ, người này vì sợ bốn con rắn độc, năm kẻ oán thù cầm dao, với sáu tên giặc ở bên trong, nên kinh hãi bỏ chạy, lại trở vào trong xóm vắng. Thấy một căn nhà trống mục nát nguy hoại kia, với những đồ vật xấu ác, dòn tan, dễ vỡ, không có gì chắc thật. Người kia lại nói: ‘Này bạn, thôn xóm vắng vẻ này sẽ có bọn giặc đến. Chúng sẽ hại anh.’

Khi ấy, người này vì sợ bốn con rắn độc, năm tên giặc hoa đao, sáu tên giặc dữ bên trong và một đám giặc trong xóm vắng, nên anh tiếp tục chạy. Chợt gặp một con sông lớn chắn ngang đường, dòng nước sâu đang chảy siết, chỉ thấy bờ bên này có nhiều sự sợ hãi, còn thấy bờ bên kia an ổn khoái lạc, mát mẻ, không có sợ hãi. Nhưng không có cầu, thuyền để đưa qua được đến bờ kia. Anh ta tự nghĩ: ‘Ta hãy lấy cây cỏ kết thành một chiếc bè, dùng tay chân làm phương tiện vượt qua bên kia sông.’ Nghĩ như vậy rồi, liền thâu thập cây cỏ, tại cạnh bờ sông kết lại thành chiếc bè, dùng tay chân làm phương tiện cắt dòng sang ngang. Như vậy, người này thoát khỏi bốn con rắn độc, năm kẻ oán thù hoa đao, sáu tên giặc ác bên trong và lại thoát được bọn giặc nơi xóm vắng; vượt qua khỏi dòng sâu, bỏ lại mọi sự sợ hãiở bờ bên này, đến được bờ bên kiaan ổn, khoái lạc.

Này các Tỳ-kheo, Ta nói thí dụ đó là để giải thích nghĩa này:

Cái tráp là dụ cho sắc thân gồm bốn đại thô và sở tạo của bốn đại phù này, thể tinh huyết, được được nuôi lớn bằng các thức ăn tạp uế, tắm rửa, y phục. Đó là những pháp mong manhbiến hoạivô thường.

Bốn rắn độc là dụ cho bốn đại: đất, nước, gió, lửa. Nếu như địa đại cạnh tranh, có thể làm cho thân này chết, hoặc là gần chết. Đối với nước, lửa, gió cạnh tranh nhau cũng lại như vậy. Năm kẻ oán thù cầm đao là dụ cho năm thủ uẩn. Sáu tên giặc ác bên trong là dụ cho sáu ái hỷ. Xóm vắng là dụ cho sáu nội nhập. Này thiện nam tử, hãy quán sát mắt nhập xứ là vô thườngbiến hoại. Sự chấp thủ mắt cũng là pháp vô thường hư ngụy. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý nhập xứ cũng lại như vậy.

Bọn giặc nơi xóm vắng là dụ cho sáu nhập xứ bên ngoài. Mắt bị sắc vừa ý, không vừa ý làm hại; tai đối tiếng, mũi đối mùi, lưỡi đối vị, thân đối xúc,… ý đối pháp dù vừa ý hay không vừa ý cũng đều bị hại.

Dòng nước xiết dụ cho bốn lưu: dục lưuhữu lưu, kiến lưu và vô minh lưu.

Con sông dụ cho ba ái: dục áisắc ái và vô sắc ái.

Bờ bên này nhiều sợ hãi dụ cho hữu thânBờ bên kia mát mẻan lạc dụ cho Vô dư Niết-bàn. Chiếc bè dụ cho Bát chánh đạo. Dùng tay chân làm phương tiện cắt dòng sang sông dụ cho tinh tấn dõng mãnh đến bờ kia. Trụ xứ của Bà-la-môn dụ cho Như LaiỨng CúngĐẳng Chánh Giác.

(Tạp A-hàm, Quyển 43, Kinh Rắn Độc, số 1172)


86. CHUYỂN VẦN THEO SẮC

Này các Tỳ-kheo, giống như con chó bị cột vào trụ. Khi sợi dây chưa bứt, nó lâu dài đi quanh cây trụ, chuyển động luân hồi. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, vì chúng sanh ngu si không biết như thật về sắc, về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về sự xuất ly của sắc, nên mãi mãi bị xoay vần qua lại, bị chuyển vần theo sắc.

Cũng vậy, nếu không biết như thật về thọ, tưởng, hành, thức; về sự tập khởi của thọ, tưởng, hành, thức; về sự diệt tận của thọ, tưởng, hành, thức; về vị ngọt của thọ, tưởng, hành, thức; về sự tai hại của thọ, tưởng, hành, thức; về sự xuất ly của thọ, tưởng, hành, thức, thì sẽ mãi mãi bị xoay vần qua lại, bị chuyển vần theo thọ, tưởng, hành, thức. Vì không thoát, nên không thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Vô Tri, số 266)


87. CÓ CÁI NÀY MỚI CÓ CÁI KIA

Vì có tay, nên biết có lấy bỏ. Vì có chân nên biết có tới lui. Vì có các khớp nên biết có co duỗi. Vì có bụng nên biết có đói khát. Cũng vậy, Tỳ-kheo, vì có mắt nên có nhãn xúc làm nhân duyên sanh ra cảm thọ bên trong, hoặc khổ lạc, hoặc không khổ không lạc. Tai mũi lưỡi thân ý lại cũng như vậy.

Này các Tỳ-kheo, nếu không tay thì không biết lấy bỏNếu không chân thì không biết tới luiNếu khôngcó các khớp thì không biết co duỗi. Nếu không có bụng thì không biết đói khát. Cũng vậy, các Tỳ-kheo, nếu không có mắt thì không có nhãn xúc làm nhân duyên sanh ra cảm thọ bên trong, hoặc khổ, hoặc lạc, hoặc không khổ không lạc. Tai mũi lưỡi thân ý lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 43, Kinh Ví Dụ Tay Chân, số 1166)


88. CÓ SANH NÊN CÓ TRÓI BUỘC

Thế nào là nếu có sanh thì sẽ có trói buộc?

Phàm phu ngu si vô học, không biết như thật về sự tập khởi của sắc, sự diệt tận của sắc, vị ngọt của sắc, sự tai hại của sắc, sự xuất ly sắc, nên đối với sắc mà ái hỷ, tán thánthủ trước; ở nơi sắc thấy là ngã, là ngã sở mà chấp thủ. Khi đã chấp thủ rồi, nếu sắc kia biến chuyển hay đổi khác, tâm theo đó mà biến khác. Vì tâm theo đó biến khác, nên nắm giữ tâm mà trụ. Vì nắm giữ tâm trụ nên sanh sợ hãichướng ngạihoài vọng. Vì có sanh nên có sự trói buộc. Đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy. Đó gọi là có sanh nên có sự trói buộc.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Hệ Trước, số 44)


89. CÕI TRỜI SÁU XÚC NHẬP XỨ

Này các Tỳ-kheo, có cõi trời gọi là Sáu xúc nhập xứ.

Chúng sanh sanh vào nơi này, mắt chỉ thấy sắc đáng yêu, chứ không thấy sắc không đáng yêu; chỉ thấy sắc đáng nhớ, chứ không thấy sắc không đáng nhớ; chỉ thấy sắc lành, chứ không thấy sắc không lành.

Vì những nguyên nhân này, nên luôn luôn chỉ cảm nhận vui thích mà thôi. Và tai đối với âm thanh, mũi đối với mùi, lưỡi đối với vị, thân đối với xúc, ý thức đối với pháp là đáng yêu, chứ không phải không đáng yêu; là đáng nhớ, chứ không phải không đáng nhớ; là lành, chứ không phải là không lành.

(Tạp A-hàm, Quyển 8, Kinh Địa Ngục, số 210)

90. CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN DIỆT TẬN SẮC

Là tám Thánh đạoChánh kiếnchánh tư duychánh ngữchánh nghiệpchánh mạngchánh tinh tấnchánh niệmchánh định. Đó gọi là con đường đưa đến sự tận diệt của sắc. Như vậy là biết như thật về con đường đưa đến sự tận diệt của sắc.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Bảy Thiện Xứ, số 42)


91. CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN DIỆT TẬN HÀNH

Thế nào là biết như thật về con đường đưa đến sự diệt tận của hành? Là tám Thánh đạoChánh kiếncho đến chánh định. Đó gọi là con đường đưa đến sự diệt tận của hành.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Bảy Thiện Xứ, số 42)


92. CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN SỰ DIỆT TẬN CỦA HỮU THÂN

Thế nào là con đường đưa đến sự diệt tận của hữu thân? Là chỉ cho tám Thánh đạoChánh kiếnchánh tư duychánh ngữchánh nghiệpchánh mạngchánh tinh tấnchánh niệmchánh định.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Hữu Thân, số 71)


93. CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN SỰ DIỆT TẬN CỦA THỨC

Thế nào là biết như thật về con đường đưa đến sự diệt tận của thức? Là tám Thánh đạoChánh kiếncho đến chánh định. Đó gọi là con đường đưa đến sự diệt tận của thức.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Bảy Thiện Xứ, số 42)


94.
 CÔNG ĐỨC TĂNG TRƯỞNG

Trồng vườn cây ăn quả

Rừng cây cho bóng mát

Cầu, thuyền dùng qua sông

Tạo ra nhà phước đức.

Đào giếng giúp đỡ khát

Khách xá giúp lữ hành

Những công đức như vậy

Ngày đêm thường tăng trưởng.

Giới đầy đủ như pháp

Nhờ đó sanh cõi trời.

(Tạp A-hàm, Quyển 36, Kinh Công Đức Tăng Trưởng, số 997)


95. CỦA CẢI NĂM NHÀ

Cho nên sự giàu sangsung sướng ở thế gian không đáng để tham. Đại vương A-dục là người có trí, giác ngộ cuộc đời là vô thườngthân mạng khó mà bảo tồncủa cải của năm nhà cũng như huyễn hóa. Khi đã giác ngộ được điều này rồi, thì phải nỗ lực tinh tấn tạo các thứ công đứccho đến lúc mạng chung tâm luôn nhớ đến Tam bảoniệm niệm không gián đoạn, không có gì phải luyến tiếc, chỉ có nguyện thành tựu rốt ráo Vô thượngChánh đẳng Chánh giác thôi.

(Tạp A-hàm, Quyển 25, Kinh A-Dục-vương Thí bán A-ma-lặc Quả Nhân Duyên Kinh, số 641)


96. CỨU CÁNH GIẢI THOÁT

Thí như trăng sáng đêm rằm, không còn ai nghi ngờ về vầng trăng tròn hay không tròn, nhưng vầng trăng kia hoàn toàn tròn đầy.

Cũng vậy, thiện gia nam tử Nan-đà đã vì các Tỳ-kheo-ni chân chánh giáo thọ như vậy, cứu cánh giải thoát. Nếu lúc mạng chung, dù không có người nào nói họ sẽ đi về đâu, nhưng họ cũng có thể tự biết đây là biên tế của khổ.

(Tạp A-hàm, Quyển 11, Kinh Thủ Thanh Dụ, số 273)


97. CỨU CÁNH KHỔ BIÊN

Tỳ-kheo biết hữu thân, đoạn tập khởi của hữu thân, chứng diệt của hữu thântu tập con đường đưa đến sự diệt tận của hữu thân.

Đó là Tỳ-kheo đoạn trừ các kết sửtriền phược của ái dục, tu vô gián đẳng, cứu cánh khổ biên.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Hữu Thân, số 71)


98. CỨU LỬA CHÁY TRÊN ĐẦU

Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để cứu?

Các Tỳ-kheo bạch Phật: Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực tìm cách để dập tắt nó.

Phật bảo các Tỳ-kheo: Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được, còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì muốn đoạn trừ lửa vô thường, thì nên cần cầu bậc Đại sư. Vì muốn đoạn trừ những pháp vô thường nào nên cần cầu bậc Đại sư? Vì muốn đoạn trừ sắc vô thường, nên cần cầu bậc Đại sư; vì muốn đoạn trừ thọ, tưởng, hành, thức vô thường, nên cần cầu bậc Đại sư.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Cứu Đầu Nhiên Thí, số 175)


99. ĐẠI HẠI

Nói biển lớn, đó là lời nói của người ngu nói, chứ không phải là lời nói của bậc Thánh. Biển lớn này chỉ là một ít nước thôi. Biển mà Thánh nói là cái gì? Đó là, sắc được nhận thức bởi mắt, đáng mong muốn, đáng yêu thích, chìm đắm tham lạc liên hệ nghiệp thân, khẩu, ý; đó gọi là biển. Tất cả thế gian bao gồmchúng A-tu-la, cho đến trời, người tham lạc chìm đắm trong đó. Như trong ruột chó, như đống cỏ loạn; đời này và đời khác được nối kết chằng chịt lại cũng như vậy. Đối với tiếng được nhận thức bởi tai, mùi được nhận thức bởi mũi, vị được nhận thức bởi lưỡi, xúc được nhận thức bởi thân, đời này và đời khác được nối kết chằng chịt lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 8, Kinh Đại Hải, số 216)


100. ĐẠI THỌ

Thí như gốc cây lớn, có rễ, có cành, nhánh, lá, hoa, quả; rễ nó được trồng sâu, bền chắc, được vun đắpphân tro, dùng nước để tưới, thì cây ấy vững chắctrọn đời không bị mục hư.

Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, đối với pháp bị chấp thủ mà tùy thuận nếm vị, tham luyến, tâm hệ lụy, tâm dong ruổi, đuổi theo danh sắcdanh sắc duyên lục nhậplục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não và tụ tậpthành một khối khổ lớn như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 12, Kinh Đại Thọ, số 284)

101. ĐẠI TRƯỢNG PHU

Nếu Tỳ-kheo nào an trụ chánh niệm quán thân trên thân; tâm đạt đến ly dục, tâm đạt đến giải thoátđược, dứt sạch các lậu, Ta nói người này là Đại trượng phu. Vì sao? Vì tâm giải thoát.

Nếu an trụ chánh niệm quán thọ, tâm, pháp trên pháp và khi an trụ chánh niệm quán thọ, tâm, pháp trên pháp rồi, mà tâm đạt đến ly dục, tâm đạt đến giải thoát được, dứt sạch các lậu, Ta nói người này là Đại trượng phu. Vì sao? Vì tâm giải thoát.

(Tạp A-hàm, Quyển 24, Kinh Đại Trượng Phu, số 614)

102. ĐẮM NHIỄM SẮC SANH SẮC VỊ LAI

Cũng vậy Tỳ-kheo, chúng sanh phàm phu ngu si, không biết như thật về sắc, về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về sự xuất ly của sắc. Không biết như thậtvề sắc nên thích thú đắm nhiễm sắc. Vì thích thú đắm nhiễm sắc, nên lại sanh ra các sắc vị lai. Cũng vậy, phàm phu ngu si, không biết như thật về thọ, tưởng, hành, thức; về sự tập khởi của thức, về sự diệt tận của thức, về vị ngọt của thức, về sự tai hại của thức, về sự xuất ly của thức. Không biết như thậtnên thích thú đắm nhiễm thức. Thích thú đắm nhiễm thức, nên lại sanh ra các thức vị lai. Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức vị lai sẽ sanh nên đối với sắc không giải thoát; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng không giải thoát. Ta nói người này không giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Vô Tri, số 266)

103. ĐẲNG CHÁNH GIÁC LÀ NHẤT

Ở trong các lễ hội

Thờ lửa là hơn hết

Trong kinh điển Vi-đà

Bà-tỳ-đế trên hết.

Con người, vua là nhất

Các sông, biển là hơn

Các sao, trăng là nhất

Ánh sáng, mặt trời nhất.

Trong mười phương trời người

Đẳng Chánh Giác là nhất.

(Tạp A-hàm, Quyển 5, Kinh Tát-giá, số 110)

104. ĐẲNG GIÁC GỌI LÀ PHẬT

Nhiều kiếp tìm lựa chọn

Thuần khổ không chút vui

Có sanh ắt có diệt

Xa lìa dứt bụi nhơ

Nhổ gốc gai kết sử

Đẳng giác gọi là Phật.

(Tạp A-hàm, Quyển 4, Kinh Phật, số 100)

105. DÁNG NẰM SƯ TỬ

Không nhân ngươi nên ngủ

Không phải vì đời sau

Cũng không nhiều tiền của

Chỉ gom báu vô ưu.

Vì thương xót thế gian

Nên nằm nghiêng hông phải

Thức cũng không nghi hoặc

Ngủ cũng không sợ hãi.

Hoặc ngày, hoặc lại đêm

Không tăng cũng không giảm

Vì thương chúng sanh ngủ

Nên không có tổn giảm.

Dù dùng trăm mũi nhọn

Xuyên thân, luôn khuấy động

Vẫn được ngủ an ổn

Vì lìa gươm bên trong.

(Tạp A-hàm, Quyển 39, Kinh Ngủ Yên, số 1090)

106. ĐẠO LỘ DỨT BA THỌ

Bạch Thế Tôn, có đạo lộ, có hành trì nào để tu tập, khi tu tập nhiều, sẽ dẫn đến đoạn trừ ba thọ lạc thọ, khổ thọ, không lạc không khổ thọ này không?

Phật bảo các Tỳ-kheo: Đó là tám Thánh đạoChánh kiếnchánh tư duychánh ngữchánh nghiệpchánh mạngchánh tinh tấnchánh niệmchánh định.

(Tạp A-hàm, Quyển 28, Kinh Đạo Lộ Dứt Ba Thọ, số 759)

107. ĐẠT BÁT NIẾT BÀN KHI BỊ BÒ ĐÁ

Phật bảo A-chi-la Ca-diếp: Nếu thọ tức là tự cảm thọ, thì Ta mới có thể nói nói khổ do tự tạo. Nếu người khác thọ người khác tức là thọ giả, thì Ta nói là tha tạo. Nhưng nếu nói thọ, vừa tự thọ vừa cái khác cảm thọ rồi mang lại khổ, như thế thì tự làm vừa do người khác làm, nhưng Ta cũng chẳng nói như vậy. Hoặc chẳng phải nhân tự, tha, mà là vô nhân sanh ra khổ, Ta cũng chẳng nói như vậy. Như Lai thuyết pháp lìa hai bên này mà nói Trung đạo; tức là ‘Cái này có nên cái kia có, cái này khởi nên cái kia khởi, nghĩa là duyên vô minh nên có hành,… cho đến thuần một khối khổ lớn. Nếu vô minh diệt thì hành diệt,… cho đến thuần một khối khổ lớn bị diệt.

Phật nói kinh này xong, A-chi-la Ca-diếp liền lìa trần cấu, được mắt pháp thanh tịnh. Bấy giờ, A-chi-la Ca-diếp thấy pháp, đắc pháp, biết pháp, thâm nhập pháp, vượt qua mọi hồ nghi, không do người khác mà biết, chẳng do người khác độ thoát, đối với Chánh pháp luật, tâm được không sợ hãi.

A-chi-la Ca-diếp chắp tay bạch PhậtThế Tôn, nay con đã được Phật hóa độ, từ hôm nay con xin quy y Phậtquy y Phápquy y Tăngsuốt đời làm Ưu-bà-tắc, xin Ngài chứng tri cho con.

A-chi-la Ca-diếp sau khi từ giã Phật đi không lâu, thì bị một con nghé đực húc chết. Lúc mạng chung, các căn thanh tịnh, sắc mặt tươi sáng.

Các Tỳ-kheo nghe tin A-chi-la Ca-diếp bị một con nghé đực húc chết nên lên bạch Phật:

Bạch Thế Tôn, sáng sớm nay nhiều Tỳ-kheo vào thành khất thực, nghe chuyện A-chi-la Ca-diếp, sau khi được nghe pháp luật, ra về chẳng bao lâu bị tai nạn một con nghé đực húc chết. Lúc từ trần các căn thanh tịnh, sắc mặt tươi sáng. Bạch Thế Tôn, A-chi-la Ca-diếp sanh vào loài nào, thọ sanh nơi đâu và có sở đắc gì?

Phật bảo các Tỳ-kheo: Ông ấy đã thấy pháp, biết pháp và thứ pháp, không còn chấp thủ nơi pháp, đã đạt đến Bát-niết-bàn. Các ông nên đến cúng dường thân A-chi-la Ca-diếp.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn thọ ký A-chi-la Ca-diếp bậc nhất.

(Tạp A-hàm, Quyển 12, Kinh A-chi-la, số 306)

108. ĐẤT TRÊN MÓNG TAY

Bấy giờ, Thế Tôn dùng móng tay quệt một tí đất rồi bảo thôn trưởng Đao Sư Thị rằng: Thế nào thôn trưởng, đất trong móng tay Ta là nhiều hay đất đại địa nhiều?

Thôn trưởng bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, đất trong móng tay rất là ít so với đất đại địa vô lượng vô số.

Phật bảo thôn trưởng: Như đất đã quệt ở trên là quá ít so với số đất đại địa vô lượng. Cũng vậy, đối với người tu tập tâm câu hữu với Từ, tu tập nhiều, các nghiệp có số lượng như đất đã quệt ở trên, không thể mang đi, không thể khiến trụ. Cũng vậy, nếu dùng tâm Bi để đối trị với trộm cắp, dùng tâm Hỷ để đối trị với tà dâm, dùng tâm Xả để đối trị với nói dối, thì sẽ không so sánh được!

(Tạp A-hàm, Quyển 32, Kinh Đạo Sư Thị III, số 916)

109. DẤU CHÂN VOI

Giống như trong tất cả dấu chân của chúng sanhdấu chân voi là lớn hơn, vì nó có thể chứa nhiều dấu chân khác. Cũng vậy, tu tập tưởng vô thườngtu tập nhiều, có thể dứt trừ tất cả dục áisắc áivô sắc ái, điệu mạn, vô minh.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Kỳ Lâm, số 269)

110. ĐÃY DA THỊT CỦA THÂN THỂ

‘Thân này từ chân đến đỉnh đầu, bộ xương được trét bởi thịt, được che đậy bởi một lớp da mỏng, trong đó chứa dẫy đầy những thứ bất tịnhQuán sát tất cả: tóc, lông, móng, răng, bụi dơ, nước dãi, da, thịt, xương trắng, gân, mạch, tim, gan, phổi, lá lách, thận, ruột, dạ dày, ruột non, ruột già, bào, nước mắt, mồ hôi, nước mũi, nước bọt, mỡ, tủy, đàm âm, mủ, máu, dịch não, phẩn, nước tiểu.’

(Tạp A-hàm, Quyển 43, Kinh Tân-Đầu-Lô, số 1165)

111. DÂY LEO RỪNG RẬM

Ái sanh, lớn từ thân

Như cây Ni-câu-luật

Chằng chịt câu móc nhau

Như dây leo rừng rậm.

Nếu biết những nhân kia

Sẽ khiến quỷ giác ngộ

Vượt dòng biển sanh tử

Không còn tái sanh nữa.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Châm Mao Quỷ, số 1324)

112. ĐỆ NHẤT NGHĨA KHÔNG

Thế nào là kinh Đệ nhất nghĩa không? Này các Tỳ-kheo, khi mắt sanh thì nó không có chỗ đến; lúc diệt thì nó không có chỗ đi. Như vậy mắt chẳng thật sanh, sanh rồi diệt mất; có nghiệp báo mà không tác giả. Ấm này diệt rồi, ấm khác tương tục, trừ pháp tục số. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng nói như vậy, trừ pháp tục số.

Pháp tục số, tức là nói, cái này có thì cái kia có, cái này khởi thì cái kia khởi, như vô minh duyên hành, hành duyên thức, nói chi tiết đầy đủ cho đến thuần một khối khổ lớn tập khởi. Lại nữa, cái này không thì cái kia không, cái này diệt thì cái kia diệt, vô minh diệt nên hành diệt, hành diệt nên thức diệt. Như vậy, nói rộng cho đến thuần một khối khổ lớn tụ diệt.

(Tạp A-hàm, Quyển 13, Kinh Đệ Nhất Nghĩa Không, số 335)

113. ĐỆ TỬ CỦA NGƯỜI ĐỒ TỂ

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên trả lời Tôn giả Lặc-xoa-na: Giữa đường tôi thấy một chúng sanh, gân với xương liền nhau, toàn thân nhơ bẩn, hôi hám đáng tởm, bị quạ, diều, két, kên kên, dã can, chó đói theo mổ ăn, hoặc moi nội tạng từ xương sườn ra ăn; cực kỳ đau đớnkêu la, gào thét. Tôi thấy vậy tâm liền nghĩ: Chúng sanh đã mang cái thân như vậy, lại còn chịu sự thống khổ vô ích như vậy?

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Lành thay! Lành thay! trong chúng Thanh văn của Ta, người có thật nhãnthật trí, thật nghĩa, thật pháp, thì sẽ thấy chúng sanh này nhất định không trở ngại. Ta cũng thấy chúng sanh này nhưng không nói, sợ người không tin. Vì sao? Những điều Như Lai nói, có kẻ không tin. Kẻ ngu si ấy phải chịu khổ lâu dài.

Này các Tỳ-kheo, chúng sanh kia, thời quá khứ, ở tại thành Vương xá này, là đệ tử của người đồ tể giết trâu bò. Vì tội giết trâu bò nên đọa vào địa ngụctrải qua trăm ngàn năm chịu vô lượng khổ. Vì dư báo tội giết trâu bò, nên ngày nay phải chịu cái thân này và phải tiếp tục chịu đau khổ vô ích như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 19, Kinh Đồ Ngưu Giả, số 509)

114. ĐÊM DÀI KHÔNG LO LẮNG

Nếu giết hại sân nhuế

Giấc ngủ được an ổn

Sự giết hại sân nhuế

Khiến người được hỷ lạc.

Sân nhuế là gốc độc

Ta khen người giết được

Giết sân nhuế kia rồi

Đêm dài không lo lắng.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Ma-già, số 1309)

115. ĐẾN BỜ KIA

Kia sẽ đến bờ kia

Như cá cắn rách lưới

Trụ thiền định đầy đủ

Tâm thường đạt hỷ lạc.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Nguyệt Tự Tại, số 1303)

116. ĐỊA NGỤC SÁU XÚC NHẬP XỨ

Chớ lạc, chớ khổ. Vì sao? Có địa ngục gọi là Sáu xúc nhập xứ.

Chúng sanh sanh ở trong địa ngục này, mắt chỉ thấy sắc không đáng ưa, chứ không thấy sắc đáng ưa; chỉ thấy sắc không đáng tưởng nhớ, chứ không thấy sắc đáng được tưởng nhớ; chỉ thấy sắc khônglành, chứ không thấy sắc lành.

Vì những nhân duyên này nên chỉ một mực nhận lãnh buồn khổ mà thôi. Tai đối với âm thanh, mũi đối với mùi, lưỡi đối với vị, thân đối với xúc, ý thức đối pháp cũng chỉ thấy không đáng yêu, chứ không thấy đáng yêu; chỉ thấy việc không đáng nhớ, chứ không thấy đáng nhớ; chỉ thấy pháp không lành, chứ không thấy pháp lành. Vì những nguyên nhân này nên luôn luôn phải chịu buồn khổ.

(Tạp A-hàm, Quyển 8, Kinh Địa Ngục, số 210)

117. DIỆT TẬN CỦA HÀNH

Thế nào là biết như thật về sự diệt tận của hành?

Sự diệt tận của xúc là sự diệt tận của hành.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Bảy Thiện Xứ, số 42)

118. DIỆT TẬN CỦA THỨC

Thế nào là biết như thật về sự diệt tận của thức?

Sự diệt tận của danh sắc là sự diệt tận của thức.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Bảy Thiện Xứ, số 42)

119. DIỆT TẬN HỮU THÂN

Thế nào là sự diệt tận của hữu thân?

Tức là ái này, ái về hữu đương lai đi đôi với tham hỷ, đắm trước cái này hay cái kia, tất cả đều được đoạn trừ, diệt tận khổly dụctịch diệt, tĩnh chỉ.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Hữu Thân, số 71)

120. DIỆT TẬN HỮU THÂN VÀ KHỔ

Thế nào là con đường dẫn đến sự diệt tận của hữu thân?

Đa văn Thánh đệ tử biết như thật về sắc, về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về sự xuất ly sắc. Vì đã biết như thật nên đối với sắc không ưa, không khen, không đắm, không trụ. Vì không ưa, không khen, không đắm, không trụ nên ái lạc sắc kia diệt. Ái lạcdiệt, thì thủ cũng diệt; thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sanh diệtsanh diệt thì lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não, thuần khối lớn đau khổ như vậy diệt. Cũng như sắc, đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy. Đó gọi là con đường đưa đến sự diệt tận của hữu thânCon đường đưa đến sự diệt tận của hữu thân này cũng là con đường đưa đến sự diệt tận của khổ. Cho nên nói là con đường đưa đến sự diệt tận của hữu thân.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Kỳ Đạo, số 69)

121. ĐIỀU PHỤC TRƯỢNG PHU

Ta cũng dùng ba cách để điều phục trượng phu. Những gì là ba? Một là một mực mềm dịu, hai là một mực thô cứng, ba là vừa mềm dịu vừa thô cứng.

  1. Một mực mềm dịu là, như nói rằng: ‘Đây là thiện hành của thân; đây là quả báo của thân thiệnhành. Đây là thiện hành của miệng, ý; đây là quả báo của miệng, ý thiện hành. Đây gọi là trời. Đây gọi là người. Đây gọi là sự hóa sanh nơi cõi thiện. Đây gọi là Niết-bàn’. Đó gọi là một mực mềm dẻo.
  2. Một mực thô cứng là, như nói: ‘Đây là ác hành của thân; đây là quả báo của thân ác hành. Đây là ác hành của miệng, ý; đây là quả báo của miệng, ý các hành. Đây gọi là địa ngục. Đây gọi là ngạ quỷ. Đây gọi là súc sanh. Đây gọi là ác thú. Đây gọi là đọa ác thú’. Đó là sự giáo hóa thô cứng của Như Lai.
  3. Vừa mềm dịu vừa thô cứng là có lúc thiện hành của thân; có lúc nói quả báo của thiện hành của thân. Có lúc nói thiện hành của miệng, ý; có lúc nói quả báo thiện hành của miệng, ý. Có lúc nói ác hành của thân; có lúc nói quả báo ác hành của thân. Có lúc nói ác hành của miệng, ý; có lúc nói quả báo ác hành của miệng, ý. Như vậy gọi là trời, như vậy gọi là người, như vậy gọi là đường lành, như vậy gọi là Niết-bàn; như vậy gọi là địa ngục, như vậy gọi là súc sanhngạ quỷ, như vậy gọi là đường ác, như vậy gọi là đọa đường ác.’ Đó gọi là sự giáo hóa vừa mềm dịu vừa thô cứng của Như Lai.

(Tạp A-hàm, Quyển 33, Kinh Chỉ Thị, số 923)

122. DO CHẤP THỦ NÊN ĐẮM TRƯỚC

Phàm phu ngu si vô học, ở nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức thấy là ngã, khác ngã, hay ở trong nhau; thấy thức là ngã, hay ngã sở để mà chấp thủ. Khi đã chấp thủ, nếu thức kia chuyển biến hay đổi khác, thì tâm cũng chuyển theo. Khi tâm đã chuyển theo, thì sanh ra sự chấp thủ, nắm giữ tâm mà trụ. Sau khi trụ, sanh ra sợ hãichướng ngại tâm loạn; do thủ trước vậy. Đó gọi là thủ trước.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Thủ Trước, số 43)

123. DO NHÂN DUYÊN GÌ MÀ GỌI LÀ NĂM ẤM?

Bốn đại là nhân, bốn đại là duyên; đó gọi là sắc ấm. Vì sao? Vì những gì thuộc về sắc ấm, tất cả những cái đó đều là bốn đại, được tác thành do duyên bốn đại. Xúc là nhân, xúc là duyên sanh ra thọ, tưởng, hành; cho nên gọi là thọ, tưởng, hành ấm. Vì sao? Vì nếu những gì thuộc về thọ, tưởng, hành, thì tất cả chúng đều lấy xúc làm duyên. Danh sắc là nhân, danh sắc là duyên, đó gọi là thức ấm. Vì sao? Vì nếu những gì thuộc về thức, thì tất cả chúng đều lấy danh sắc làm duyên.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Ấm Căn, số 58)

124. DO PHONG TRỆ MÀ KHÔNG GIẢI THOÁT

Tỳ-kheo, thức vin bám vào bốn thủ ấm mà trụ. Bốn là những gì? Thức bị phong trệ bởi sắc mà trụ. Cũng vậy, thức bị phong trệ bởi thọ, tưởng và hành mà trụ… cho đến chẳng phải là cảnh giới. Đó gọi là phong trệ nên không giải thoát.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Phong Trệ, số 40)

125. ĐỒ TỂ GIẾT TRÂU

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đáp: Giữa đường tôi thấy một chúng sanh, thân to lớn như lầu các, đi giữa hư không, đang khóc lóc, kêu gào, buồn lo, đau khổ. Thấy vậy, tôi chợt nghĩ chúng sanh này mang cái thân to lớn như thế mà cũng bị buồn lo, đau khổ quá như vậy, nên tôi mỉm cười.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Lành thay! Lành thay! Trong chúng Thanh văn của Ta, người có thật nhãnthật trí, thật nghĩa, thật pháp, thì sẽ thấy chúng sanh này nhất định không trở ngại. Ta cũng thấy chúng sanh này nhưng không nói, sợ người không tin. Vì sao? Những điều Như Lai nói, có kẻ không tin. Kẻ ngu si ấy phải chịu khổ lâu dài.

Phật bảo các Tỳ-kheo: Thời quá khứchúng sanh có thân to lớn kia ở tại thành Vương xá này, làm người đồ tể giết trâu bò. Vì tội giết trâu bò nên đọa vào địa ngục trải qua trăm ngàn năm. Khi ra khỏi địa ngục, vì dư báo tội giết trâu bò, nên phải chịu cái thân như vậy, thường chịu những sự buồn lo đau khổnhư vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 19, Kinh Đồ Ngưu Nhi, số 508)

126. ĐOẠN HỮU LẬU

Ngoại đạo hỏi La-đà: Vì những lý do gì mà thầy theo Sa-môn Cù-đàm xuất gia tu phạm hạnh?

La-đà trả lờiSắc hữu lậu, chướng ngại, bức xúc, sầu lo; vì để dứt bỏ chúng, ly dục, diệt, tịch tĩnh; thọ, tưởng, hành, thức hữu lậuchướng ngại, bức xúc, sầu lo; vì để dứt bỏ chúng, ly dục, diệt, tịch tĩnh nên theo Như Lai xuất gia tu phạm hạnh.

(Tạp A-hàm, Quyển 6, Kinh Đoạn Hữu Lậu, số 117)

127. ĐOẠN TUYỆT DÂM DỤC

Này cô, thế nào là nương ái thì dứt ái? Thánh đệ tử nghe Tôn giả kia, hay đệ tử của Tôn giả kia, hết sạch các pháp hữu lậu, tự biết không còn tái sanh nữa. Còn chúng ta sao chẳng hết hữu lậu, tự biết không còn tái sanh nữa. Ngay lúc ấy có thể dứt các hữu lậu tự biết không còn tái sanh nữa Này cô, đó gọi là nương ái thì ái dứt. Này cô, người không còn việc để làm, tức là người đã cắt đứt cầu đò, đoạn tuyệt dâm dục.

(Tạp A-hàm, Quyển 21, Kinh Tỳ-kheo-ni, số 564)

128. ĐỘC NHẤT TRỤ

Giải thoát không ưu não

Cũng không có hoan hỷ

Buồn không thể phá hoại

Nên Ta sống một mình.

(Tạp A-hàm, Quyển 22, Kinh Độc Nhất Trụ, số 585)

129. ĐỘC TRỤ

Chiếu sáng khắp tất cả

Biết khắp các thế gian

Chẳng chấp tất cả pháp

Lìa hết tất cả ái.

Người này sống an lạc

Ta nói là độc trụ.

(Tạp A-hàm, Quyển 38, Kinh Trưởng Lão, số 1071)

130. ĐỘN CĂN

Hoặc khi Thánh đệ tử đa văn mất chánh niệm, sanh ra giác ác bất thiện, nuôi lớn tham dụcsân nhuếngu si. Đó là Thánh đệ tử đa văn thuộc độn căn. Tuy khởi tập, diệt nhưng bị dục che đậy tâm. Giống như hòn sắt nóng đỏ rực, dùng vài giọt nước nhỏ xuống liền khô mất. Cũng vậy, Thánh đệ tử đa vănđộn căn sanh niệm cũng liền diệt mất như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 43, Kinh Rắn Độc, số 1172)

131. DỤC

Dục là, đối với sắc được nhận thức bởi mắt đáng yêu, đáng thích, đáng nhớ nghĩ, mà đam mê sắc. Tiếng được nhận thức bởi tai, hương bởi mũi, vị bởi lưỡi, xúc bởi thân đáng yêu, đáng thích, đáng nghĩ nhớ, nhiễm đắm xúc.

Năm phẩm chất này không phải là dục. Nhưng dục chỉ do giác tưởng tư duy.

Có con đường nào, có sự thực hành nào để có thể tu tập và khi tu tập nhiều, thì có thể đoạn trừ được những dục này không?

Xá-lợi-phất đáp: Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.

(Tạp A-hàm, Quyển 18, Kinh Diêm-Phù-Xa, số 490)

132. DỤC ÁI TRIỀN CÁI

Tham dục triền cái lấy gì làm thức ăn? Đó là tướng xúc. Đối với tướng ấy mà không tư duy đúng, tham dục chưa khởi sẽ khiến khởi; tham dục đã khởi rồi thì có thể khiến cho tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của dục ái triền cái.

(Tạp A-hàm, Quyển 27, Kinh Thực, số 715)

133. DỤC ÁISẮC ÁIVÔ SẮC ÁI

Giống như người làm ruộng, cuối hạ đầu thu, cày đất cho sâu, làm sạch hết cỏ. Cũng vậy, Tỳ-kheo, tu tập tưởng vô thườngtu tập nhiều, có thể dứt trừ tất cả dục áisắc áivô sắc ái, điệu mạn, vô minh.

Tỳ-kheo, như người cắt cỏ, tay cầm ngọn cỏ, đưa lên và giũ sạch, tất cả cỏ khô héo đều rơi rớt hết và lấy được những cọng cỏ dài. Cũng vậy, Tỳ-kheo tu tập tưởng vô thườngtu tập nhiều, có thể dứt trừ tất cả dục áisắc áivô sắc ái, điệu mạn, vô minh.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Thọ, số 270)

134. DỤC ĐỊNH

Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để cứu?

Các Tỳ-kheo bạch Phật: Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực tìm cách để dập tắt nó.

Phật bảo các Tỳ-kheo: Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được, còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì để đoạn trừ lửa vô thường, nên tu dục định đoạn hành thành tựunhư ý túc. Vậy nên đoạn trừ những pháp vô thường nào? Để đoạn trừ sắc vô thường; đoạn trừ thọ, tưởng, hành, thức vô thường; cho nên tu dục định đoạn hành thành tựu như ý túc.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Dục Định, số 179)

135. DỤC ĐOẠN, SẮC ĐOẠN

Hãy đoạn trừ dục tham ở nơi sắc. Dục tham đã đoạn trừ rồi thì sắc đoạn. Khi sắc đoạn rồi, thì được biến tri về đoạn. Khi được biến tri về đoạn, thì gốc rễ bị đoạn. Như chặt ngọn cây Ta-la, sau này không còn tái sanh được nữa. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức, dục tham đoạn… cho đếnđời sau không tái sanhđược nữa.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Quán, số 75)

136. DỤC NÀO HƠN CẢ

Các vị đại thần bàn luận như vầy: Trong ngũ dục, cái nào nhất?

Có người nói: Sắc là nhất.

Lại có người nói: Thanh, hương, vị, xúc là nhất.

Trong đó có người nói: Chúng ta mỗi người đều cho của mình là nhất, rốt cùng không thể phán định. Hãy cùng nhau đến Thế Tôn, hỏi về nghĩa này. Cứ theo lời dạy Thế Tôn, sẽ cùng nhau ghi nhớ thọ trì.

Phật bảo các vua: Mỗi người đều nói lên theo ý thích của mình, còn Ta thì nói khác. Vì lý do này, Ta nói về năm công năng của dục. Nhưng đối với sắc, có người tự vừa ý, chỉ yêu mến một thứ sắc, là thỏa mãn chí nguyện của mình. Giả sử có những sắc đẹp hơn, nhưng không phải sở ái của họ, thì sẽ không đụng đến, không ngó ngàng đến. Nên chỉ nói thứ sắc sở ái của mình là nhất không còn sắc nào vượt lên trên nó. Như người yêu mến sắc; thanh, hương, vị, xúc cũng đều như vậy; những gì mình sở ái, thì liền cho đó là tối thắng, rồi hoan hỷ, ưa đắm. Cho dù có thứ vượt trên thứ đó nữa, nhưng vì không phải là sở dục của họ, nên họ không đụng đến, không ngó ngàng đến. Chỉ có những gì ta yêu là tối thắng tối diệu, không gì so sánh, không gì trên được.

(Tạp A-hàm, Quyển 42, Kinh Bảy Vua, số 1149)

137. ĐỨC PHẬT

Phật thấy đời quá khứ

Thấy vị lai cũng vậy

Cũng thấy đời hiện tại

Tất cả hành khởi diệt.

Trí sáng biết rõ ràng

Điều cần tu đã tu

Điều nên đoạn đã đoạn

Cho nên gọi là Phật.

(Tạp A-hàm, Quyển 4, Kinh Phật, số 100)

138. ĐỨC PHẬT CÀY RUỘNG

Tín tâm là hạt giống

Khổ hạnh mưa đúng mùa

Trí tuệ là cày, ách

Tàm quý là cán cày.

Tự gìn giữ chánh niệm

Là người giỏi chế ngự

Giữ kín nghiệp thân, miệng

Như thực phẩm trong kho.

Chân thật là xe tốt

Sống vui không biếng nhác

Tinh tấn không bỏ hoang

An ổn mà tiến nhanh.

Thẳng đến không trở lại

Đến được chỗ không lo

Người cày ruộng như vậy

Chứng đắc quả Niết-bàn.

Người cày ruộng như vậy

Không tái sinh các hữu.

(Tạp A-hàm, Quyển 4, Kinh Canh Điền, số 98)

139. DỤC THAM ĐOẠN TRỪ

Những gì là sắc, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần; quán sát tất cả chúng đều là pháp đoạn tận. Đã quán sát như vậy rồi, thì đối với sắc, dục tham được đoạn trừ. Dục tham đã được đoạn trừ rồi, thì Ta nói đó là tâm khéo giải thoát. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 6, Kinh Đoạn Pháp, số 128)

140. DỤC THAM KẾT BUỘC

Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la, giống như hai con bò, một đen một trắng, cùng bị buộc vào một cái ách. Có người hỏi, ‘Bò đen buộc bò trắng hay bò trắng buộc bò đen?’ Hỏi như vậy có đúng không?

Đáp: Không, Tôn giả Xá-lợi-phất, chẳng phải bò đen buộc bò trắng, cũng chẳng phải bò trắng buộc bò đen. Nhưng ở đây, hoặc là cái ách, hay là dây buộc cổ, là cái kết buộc chúng.

Tôn giả Xá-lợi-phất nói: Cũng vậy, Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la, chẳng phải mắt kết buộc sắc, cũng chẳng phải sắc kết buộc mắt, cho đến, chẳng phải ý kết buộc pháp, cũng chẳng phải pháp kết buộc ý. Ở đây dục tham kết buộc chúng.

Thưa Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la, nếu mắt kết buộc sắc, hay nếu sắc kết buộc mắt và cho đến, nếu ý kết buộc pháp, hay nếu pháp kết buộc ý, thì Thế Tôn đã không dạy người kiến lập phạm hạnh để đoạn tận khổ. Vì chẳng phải mắt kết buộc sắc, cũng chẳng phải sắc kết buộc mắt và cho đến, chẳng phải ý kết buộc pháp, cũng chẳng phải pháp kết buộc ý, nên Đức Thế Tôn dạy người kiến lập phạm hạnh để đoạn tận khổ.

Thưa Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la, Thế Tôn khi mắt thấy sắc hoặc tốt, hoặc xấu, không khởi dục tham; còn những chúng sanh khác khi mắt thấy sắc hoặc tốt, hoặc xấu thì khởi dục tham. Cho nên Đức Thế Tônnói hãy đoạn tận dục tham, thì tâm được giải thoátCho đến, ý và pháp lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 9, Kinh Câu-hi-la II, số 250)

141. DỤC THIÊU ĐỐT

Bấy giờ quốc vương Bà-sa, Ưu-đà-diên-na hỏi Tôn giả Tân-đầu-lô: Bạch Tôn giả Tân-đầu-lô, tôi cũng như vậy, có khi không giữ gìn thân, không giữ gìn luật nghi các căn, khi vào cung không nhất niệm, thì tâm mình sanh ra tham dục hừng hực, ngu si thiêu đốt. Ngay khi đóng cửa phòng ở một mìnhba độccũng lại thiêu đốt tâm mình, huống lại là ở trong cung.

Lại có lúc tôi khéo nhiếp hộ được các căn, nhiếp hộ được thân mình, chuyên tâm nhất niệm, thì khi vào trong cung, tham dục, nhuế, si không còn dấy khởi thiêu đốt tâm mình; khi ở trong cung nội còn không bị thiêu đốt thân tâm, huống chi là khi ở một mình.

(Tạp A-hàm, Quyển 43, Kinh Tân-Đầu-Lô, số 1165)

142. DỤC TƯỞNG

Do nhân gì sanh dục tưởng? Do duyên dục giới. Duyên dục giới nên sanh ra dục tưởng, dục dục, dục giác, dục nhiệt, dục cầu. Kẻ phàm phu ngu si khi đã khởi lên dục cầu rồi, chúng sanh này khởi lên tà vạyqua ba nơi là thân, miệng, tâm. Do nhân duyên tà vạy như vậy nên hiện tại sống trong khổ não; có khổ, có khốn quẫn, có thất vọng, có nóng bứcsau khi chết rồi sanh vào trong đường ác.

(Tạp A-hàm, Quyển 17, Kinh Nhân, số 458)

143. ĐƯỢC GIÀU SANG

Thánh đệ tử nếu thành tựu được bốn Bất hoại tịnh, thì ở giữa loài người không sống cuộc sống nghèo khốn; không bị lạnh rét, xin ăn; mà tự nhiên giàu sang đầy đủ. Những gì là bốn? Thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật; thành tựu bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng, Thánh giới

(Tạp A-hàm, Quyển 30, Kinh Bất Bần, số 834)

144. ĐƯỢC MƯỜI ĐIỀU LỢI Ở CÕI NGƯỜI VÀ TRỜI

Thành tựu Phật bất hoại tịnh; thành tựu Pháp, Tăng bất hoại tịnh; thành tựu Thánh giới bất hoại tịnh. Ta thấy Thánh đệ tử này sau khi mạng chung ở đây sẽ sanh lên cõi trời, ở đó được mười thứ pháp.

Những gì là mười? Được tuổi thọ cõi trời, sắc đẹp cõi trời, danh xưng cõi trời, khoái lạc cõi trờitự tạicõi trời và sắc, thanh, hương, vị, xúc cõi trời. Nếu Thánh đệ tử ở trên trời mạng chung sẽ sanh vào cõi người. Ta thấy họ đầy đủ mười điều.

Những gì là mười? Được tuổi thọ cõi người, người tốt đẹp, danh xưng, khoái lạc, tự tại và sắc, thanh, hương, vị, xúc cõi người.

(Tạp A-hàm, Quyển 30, Kinh Ly-Xa, số 833)

145. DƯỚI CỘI BỒ ĐỀ

Thuở xưa Đức Phật Tỳ-bà-thi khi chưa thành Chánh giác, trụ chỗ Bồ-đề không bao lâu thì thành Phật. Rồi đến dưới cây Bồ-đề trải cỏ làm tòa ngồi kiết già, ngồi thẳng, chánh niệm. Ngồi suốt bảy ngày, đối với mười hai duyên khởiquán sát thuận nghịch như vầy: ‘Do cái này có nên cái kia có, vì cái này khởi nên cái kia khởi; duyên vô minh nên có hành… cho đếnduyên sanh nên có già chết và tụ tập thuần một khối khổ lớn và thuần một khối khổ lớn diệt.

(Tạp A-hàm, Quyển 15, Kinh Thập Nhị Nhân Duyên, số 369)

146. ĐƯỜNG ĐI

Đường hiểm khó đi qua

Thánh bình an vượt qua

Phàm phu té ở đó

Chân trên, đầu chúc xuống.

Hiền thánh thẳng đường đi

Đường hiểm tự nhiên bình.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Ca-ma, số 1313)

147. ĐƯỜNG ĐI CỦA PHÀM PHU

Giống như người từ tối tăm vào tối tăm; từ mờ mịt vào mờ mịt; từ hầm phẩn ra rồi lại rơi vào hầm phẩn; dùng máu rửa máu; lìa bỏ các việc ác, rồi trở lại nắm lấy các việc ác. Ta nói những thí dụ này, Tỳ-kheo phàm phu cũng như vậy.

Lại giống như củi thiêu tử thi, bị ném bỏ trên gò mả, không bị tiều phu thu gom. Ta nói thí dụ này, thì đối với Tỳ-kheo phàm phu ngu si khởi lòng tham dục, sanh ra đắm nhiễm quá mứcsân nhuế hung bạo, biếng nhác yếu hèn, mất niệm không định, các căn tán loạn cũng lại như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Trách Chư Tưởng, số 272)

148. DỨT CÁC ĐIỀU ÁC

Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để cứu?

Các Tỳ-kheo bạch Phật: Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực tìm cách để dập tắt nó.

Phật bảo các Tỳ-kheo: Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được, còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì để đoạn trừ lửa vô thường, nên pháp ác bất thiện đã sanh thì hãy đoạn trừ, khởi ý dục, tinh cầnnhiếp tâm khiến cho tăng trưởng. Vì để đoạn trừ những pháp vô thườngnào, đối với pháp ác bất thiện đã sanh thì hãy đoạn trừ, khởi ý dục, tinh cầnnhiếp tâm khiến cho tăng trưởng? Vì để đoạn trừ sắc vô thường, đoạn trừ thọ, tưởng, hành, thức vô thường nên đối với pháp ác bất thiện đã sanh thì hãy đoạn trừ, khởi ý dục, tinh cầnnhiếp tâm khiến cho tăng trưởng.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Đoạn Ác Bất Thiện Pháp, số 178)

149. DỨT KIÊU MẠN

Nương kiêu mạn thì dứt kiêu mạn. Thế nào là nương kiêu mạn thì dứt kiêu mạn? Thánh đệ tử nghe Tôn giả kia, hay đệ tử của Tôn giả kia, sạch hết các hữu lậutâm giải thoát vô lậutuệ giải thoát, ngay trong đời này tự biết tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc cần làm đã xong, tự biết không còn tái sanh nữa.’ Nghe rồi liền nghĩ rằng: ‘Thánh đệ tử kia hết sạch hữu lậu, tự biết không còn tái sanhnữa. Còn ta ngày nay, vì sao không hết hữu lậu, vì sao không tự biết không còn tái sanh nữa?’ Ngay lúc đó chắc chắn sẽ có thể dứt các hữu lậu, tự biết không còn tái sanh nữa. Này cô, đó gọi là nương kiêu mạn thì dứt kiêu mạn.

(Tạp A-hàm, Quyển 21, Kinh Tỳ-kheo-ni, số 564)

150. DỨT MỌI HỒ NGHI

Nếu đa văn Thánh đệ tử ở nơi sáu kiến xứ này mà quán sát chẳng phải là ngã, chẳng phải ngã sởQuán sát được như vậy rồi, thì dứt hết mọi sự hồ nghi đối với Phật, dứt hết mọi sự hồ nghi đối với Pháp và đối với Tăng. Đó gọi là Tỳ-kheo, đa văn Thánh đệ tử không còn trở lại tạo nghiệp thân, miệng, ý để đưa đến ba đường ácgiả sử có buông lung, Thánh đệ tử cũng nhất định hướng đến giác ngộ, bảy lần qua lại trời người, rồi cứu cánh biên tế khổ.

(Tạp A-hàm, Quyển 6, Kinh Sanh Tử Lưu Chuyển, số 136)

151. DUYÊN TỰ TÂM MÀ GIÁC NGỘ

Này Phú-lưu-na, mắt thấy sắc rồi giác tri sắc, nhưng không khởi giác tri sắc tham; biết như thật rằng bên trong ta có sự tham ái đối với sắc được nhận thức nhưng không khởi giác tri sắc tham. Nếu Tỳ-kheo, Phú-lưu-na, khi mắt thấy sắc, rồi giác tri sắc, không khởi giác tri sắc tham và biết như thật về sắc, biết như thật là không khởi giác tri sắc tham; gọi đó là dập tắt sự rực cháy, không đợi thời, hướng đạo chânchánh, chính nơi đây mà thấy, duyên tự tâm mà giác ngộ. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 8, Kinh Phú-Lâu-Na, số 215)

152. GÁNH NẶNG

Thế nào là gánh nặng? Là năm thọ ấm. Đó là: Sắc thọ ấm và thọ, tưởng, hành, thức thọ ấm.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Trọng Đảm, số 73)

153. GIÀ CHẾT BỨC BÁCH

Vận tối đem mạng đi

Nên khiến người đoản mạng

Bị sự già bức bách

Mà không người cứu hộ.

Thấy lỗi hữu dư này

Khiến người sợ vô cùng

Đoạn tham ái ở đời

Nhập Niết-bàn vô dư.

(Tạp A-hàm, Quyển 36, Kinh A-Luyện-Nhã, số 1001)

154. GIÃ LÚA

Thí như lúa đặt ở ngã tư đường, có sáu tráng niên cầm chày giã, trong chốc lát nát ra như bụi. Rồi người thứ bảy cầm chày giã lại. Này các Tỳ-kheo, ý các ông thế nào, đống lúa đã bị sáu người giã, rồi người thứ bảy giã lại, lúc này bị nát nhừ phải không?

Các Tỳ-kheo bạch Phật: Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Phật dạy: Này các Tỳ-kheo, cũng vậy, người ngu si bị sáu xúc nhập xứ nện đả. Những gì là sáu? Đó là nhãn xúc nhập xứ thường nện đả. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý xúc nhập xứ thường nện đả. Người ngu si kia, tuy bị sáu xúc nhập xứ nện đả, nhưng vẫn còn ý niệm mong cầu sanh hữu đời vị lai, như người thứ bảy giã lại cho nát thêm.

(Tạp A-hàm, Quyển 43, Kinh Lúa, số 1168)

155. GIÁC TRI

Thế nào là đạo lộ, sự thực hành đưa đến phương tiện hưởng thọ dục lạc, tự làm khổ chính mình?

Này thôn trưởng, vì bị dục tham làm chướng ngại, hoặc muốn tự hại, hoặc muốn hại kẻ khác, hoặc muốn hại cả hai, hiện tại và đời sau mắc tội báo này, tâm luôn lo khổ. Vì bị sân nhuếngu si làm chướng ngại, hoặc muốn tự hại, hoặc muốn hại kẻ khác, hoặc muốn hại cả hai, hiện tại và đời sau mắc tội báonày, tâm luôn lo khổ.

Nếu xa lìa chướng ngại của dục tham, không muốn phương tiện tự hại, hại người, hại cả hai, hiện tạiđời sau khỏi mắc tội báo này, khiến tâm, tâm pháp luôn luôn thọ hỷ lạc. Cũng vậy, nếu xa lìa chướng ngại của sân nhuếngu si, không muốn phương tiện tự hại, hại người, hại cả hai, hiện tạiđời sau khỏi mắc tội báo này, khiến tâm, tâm pháp luôn luôn hưởng hỷ lạc. Đối trong hiện tại xa lìa nhiệt não bức bách, không cần đợi thời tiết, gần gũi Niết-bàn, mà ngay trong thân này thể duyên tự mình mà giác tri.

(Tạp A-hàm, Quyển 32, Kinh Vương Đảnh, số 912)

156. GIẢI THOÁT KHỎI THỦ

Này Tỳ-kheo, nếu để sai sử theo sử, tức là chết theo sử. Nếu chết theo sử là bị thủ trói buộc. Nếu Tỳ-kheo không bị sai sử theo sử, thì sẽ không chết theo sử. Không chết theo sử, tức là giải thoát đối với thủ.

(Tạp A-hàm, Quyển 1, Kinh Sử, số 15)

157. GIẢI THOÁT TỊNH ĐOẠN

Thế nào gọi là Giải thoát thanh tịnh đoạn? Thánh đệ tử đối với tâm tham mà vô dục được giải thoát; đối với tâm sân, si mà vô dục được giải thoátGiải thoát như thế chưa đầy đủ khiến cho đầy đủ; đã đầy đủ rồi tùy thuận giữ gìn. Dục, tinh tấncho đến luôn luôn nhiếp thọ; đó gọi là Giải thoát tịnh đoạn.

(Tạp A-hàm, Quyển 21, Kinh Bà-đầu, số 565)

158. GIỚI HƯƠNG

Chẳng phải hương cành, hoa

Có thể bay ngược gió

Chỉ có hương tịnh giới

Của thiện namthiện nữ.

Ngược, thuận bay các phương

Không đâu không nghe biết

Đa-ca-la, Chiên-đàn

Ưu-bát-la, Mạt-lợi.

So sánh các mùi hương

Giới hương là hơn hết

Hương thơm như Chiên-đàn

Lan tỏa có giới hạn.

Chỉ có hương giới đức

Xông ngát tận cõi trời

Hương thơm của tịnh giới

Chánh thọ, chẳng phóng dật.

Chánh trí và giải thoát

Ma đạo không thể vào

Đây là đạo an ổn

Đạo này rất thanh tịnh.

Hướng thẳng diệu thiền định

Bứt dây trói của ma.

(Tạp A-hàm, Quyển 38, Kinh A-Nan, số 1073)

159. GIỚI THANH TỊNH

Thế nào là Giới thanh tịnh? Thánh đệ tử trụ nơi Ba-la-đề-mộc-xoa, giới tăng trưởngoai nghi đầy đủ, đối với tội vi tế cũng sanh sợ hãigiữ gìn các học giớigiới thân chưa trọn vẹn có thể làm cho đầy đủ hoàn toàn, đã đầy đủ rồi tùy thuận giữ gìn. Dục, tinh tấn phương tiện siêu xuất, siêng năng dũng mãnh, thân, tâm pháp luôn luôn nhiếp thọ; đó gọi là Giới tịnh đoạn.

(Tạp A-hàm, Quyển 21, Kinh Bà-đầu, số 565)

160. GIỮ LUẬT NGHI CỦA MẮT

Tỳ kheo nên giữ gìn các căn môn, khéo thu nhiếp tâm mình. Nếu mắt thấy sắc, chớ nắm bắt sắc tướng, chớ nắm bắt hình tướng tốt đẹp, mà tăng thêm sự chấp giữ. Nếu đối với mắt mà không an trụ với sự thúc liễm, những pháp ác bất thiện tham ưu thế gian sẽ lọt vào tâm mình. Cho nên các ông phải giữ gìnluật nghi của mắt. Đối tai và âm thanh, mũi và mùi, lưỡi và vị, thân và xúc, ý và pháp cũng lại như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 43, Kinh Tân-Đầu-Lô, số 1165)

161. HAI CHỖ ĐOAN NGHIÊM

Này các Tỳ-kheo, nên biết thiện nam tử Thiện Sanh này có hai chỗ đoan nghiêm:

1) Cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chánh tínxuất gia học đạo, sống không nhà;

2) Tận trừ các hữu lậuvô lậu tâm giải thoáttuệ giải thoáthiện tại tự biết tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’

(Tạp A-hàm, Quyển 38, Kinh Thiện Sanh, số 1062)

162. HAI CON ĐƯỜNG

Bây giờ Ta sẽ nói thí dụ, người trí sẽ nhờ thí dụ mà hiểu được. Như hai người bạn cùng đi trên một con đường, một người biết rành đường, một người không rành đường. Người không biết nói với người biết như vầy: ‘Tôi muốn đến thành phố kia, thôn ấp kia, làng xóm kia, hãy chỉ đường cho tôi đến đó.’ Khi ấy, người rành đường liền chỉ đường cho người kia, nói rằng: ‘Anh đi theo con đường này và sẽ thấy hai con đường ở phía trước; bỏ bên trái đi theo lối phải tới trước, sẽ gặp hầm hố và dòng sông. Lại bỏ bên trái, theo lối phải, sẽ gặp một khu rừng. Lại bỏ bên trái, theo lối phải, cứ như vậy, từ từ tiến bước về phía trước thì sẽ đến thành kia.’

Phật bảo Đê-xá: Thí dụ này như vầy: người không biết đường là ví cho kẻ phàm phu ngu si, còn người biết đường là ví cho Như LaiỨng CúngChánh Đẳng Chánh Giác. Hai con đường trước là chỉ cho sự hồ nghi của chúng sanhCon đường trái là chỉ cho ba pháp bất thiện: tham, nhuế và hại giácCon đường bên phải là chỉ cho ba thiện giácxuất yếu ly dục giác, bất sân giácbất hại giác. Đi về đường bên trái là chỉ cho tà kiến, tà chí, tà ngữtà nghiệptà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định. Đi về đường bên phải là chỉ cho chánh kiếnchánh tư duychánh ngữchánh nghiệpchánh mạngchánh tinh tấnchánh niệmchánh định. Còn hầm hố và dòng nước là chỉ cho sân nhuế, buồn lo, che lấp. Rừng cây là chỉ cho năm công đức của dục. Thành kia là chỉ cho Niết-bàn.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Đê Xá, số 271)

163. HÀNG PHỤC MA OÁN

Tịch tĩnh, sạch các lậu

Tỳ-kheo trang nghiêm tốt

Ly dục, đoạn các kết

Không tái sanh, Niết-bàn

Giữ thân sau cùng này

Hàng phục giặc ma oán.

(Tạp A-hàm, Quyển 38, Kinh Thiện Sanh, số 1062)

164. HÀNH THỌ ẤM

Tướng tạo tác hữu vi là hành thọ ấm. Tạo tác cái gì? là tạo tác sắc, tạo tác thọ, tưởng, hành và thức. Cho nên tướng tạo tác hữu vi là hành thọ ấm.

Lại nữa, hành thọ ấm này là pháp vô thường, khổ, biến dịch.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Tam Thế Ấm Thế Thực, số 46)

165. HÀNH VỐN KHÔNG CHẮC NHƯ BẸ CHUỐI

Này các Tỳ-kheo, giống như người mắt sáng muốn tìm gỗ cứng chắc, nên cầm búa bén đi vào rừng núi. Thấy một cây chuối lớn, thân dài lớn ngay thẳng, y liền đốn gốc, chặt đứt ngọn nó, lột bỏ hết bẹ, cuối cùng không có gì là chắc thật. Nếu người nào có mắt sáng thì sẽ quán sáttư duyphân biệt và khi đã quán sáttư duyphân biệt rồi thì sẽ thấy rằng không gì có cả, không gì là bền chắc, không gì là chắc thật, không gì là kiên cố. Vì sao? Vì trong cây chuối kia không có gì là chắc thật.

Cũng vậy những gì thuộc về hành, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần, Tỳ-kheo, hãy quán sáttư duyphân biệt thật kỹ, không gì là có, không gì là bền chắc, không gì là chân thật, không có gì là kiên cố; chúng như bệnh, như ung nhọt, như gai nhọn, như sát hại; là vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì sao? Vì hành vốn không chắc thật.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Bào Mạt, số 265)

166. HẢO TÂM CÚNG DƯỜNG

Giống như bên cạnh thành ấp, làng xóm có ao nước trong sạch mát mẻ, cây cối che mát, khiến mọi người yêu thích, nhiều người chịu dùng, cho đến loài cầm thú.

Cũng vậy, thiện nam tử kia được tài lợi thắng diệu, tự cúng dường tùy thích, phụng dưỡng cha mẹ, cũng cúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn, gieo trồng vào ruộng phước thù thắng, để hướng đến chỗ cao quý, đời sau sanh về cõi trời; được tiền của thù thắng, biết cách thọ dụng rộng rãi để thu lợi lớn gấp bội.

167. HẠT GIỐNG ĐẮNG

Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Sáng nay, Ta đắp y, ôm bát vào thành khất thực, thấy một Tỳ-kheo đứng dưới bóng cây, nương vào ác tham dục, phát sanh giác tưởng bất thiện. Khi Ta thấy vậy liền bảo rằng: ‘Tỳ-kheo! Tỳ-kheo! Chớ gieo trồng hạt giống đắng, để rồi xông lên mùi thối, nước rỉ chảy ra. Nếu Tỳ-kheo nào gieo trồng hạt giống đắng, để rồi xông lên mùi thối, nước rỉ chảy ra, mà muốn cho ruồi nhặng không tranh nhau bu lại, thì điều đó không thể có được.’ Lúc đó, Tỳ-kheo kia liền tự nghĩ: ‘Phật đã biết được niệm của ta.’ Lòng cảm thấy hổ thẹnsợ hãi đến nỗi lông dựng cả lên, rồi theo đường mà đi.

Khi ấy, có một Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dạy, sửa lại y phục, bày áo vai bên hữu, chắp tay bạch Phật: Bạch Thế Tôn, thế nào là hạt giống đắng? Thế nào là sanh hôi thối? Thế nào là nước rỉ chảy? Thế nào là ruồi nhặng?

Phật bảo Tỳ-kheo: Phẫn nộ, phiền oán gọi là hạt giống đắng. Công đức ngũ dục gọi là sanh hôi thối. Đối với lục xúc nhập xứ không nhiếp luật nghi gọi là chất nước rỉ chảy. Và khi đã không nhiếp xúc nhập xứ, thì các tâm ác bất thiện, tham ưu tranh nhau sanh ra, đó gọi là ruồi nhặng.

(Tạp A-hàm, Quyển 39, Kinh Khổ Chúng, số 1081)

168. HÃY DỨT ÁI DỤC

Tôn giả A-nan liền vì Tỳ-kheo-ni này nói pháp: Này cô, như cái thân này là do thức ăn uế tạp nuôi lớn, do kiêu mạn nuôi lớn, do ái nuôi lớn, do dâm dục nuôi lớn. Này cô, nương nơi thức ăn uế tạp thì nên dứt các thức ăn uế tạp. Nếu nương nơi kiêu mạn, thì nên dứt kiêu mạn. Nương nơi ái dục, hãy dứt ái dục.

(Tạp A-hàm, Quyển 21, Kinh Tỳ-kheo-ni, số 564)

169. HỆ PHƯỢC

Phược có bốn, đó là tham dục phược, sân nhuế phược, giới thủ phược và ngã kiến phược.

Bà-la-môn Diêm-phù-sa hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất: Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tậptu tập nhiều, thì có thể đoạn trừ những phược này không?

Xá-lợi-phất đáp: Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.

(Tạp A-hàm, Quyển 18, Kinh Diêm-Phù-Xa, số 490)

170. HIỂN HIỆN NHƯ THẬT

Tỳ-kheo phải siêng năng phương tiện tu tập thiền định, tư duynội tâm tĩnh lặng. Vì sao?

Vì Tỳ-kheo cần phải tinh tấn siêng năng phương tiện thiền địnhtư duy, khiến nội tâm tĩnh lặng, hiển hiện như thật như vậy. Thế nào là hiển hiện như thật? Già chết được hiển hiện như thật, sự tập khởicủa già chết, sự diệt tận của già chết, con đường đưa đến sự diệt tận của già chết được hiển hiện như thật. Sanh, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, sáu nhập xứ, danh sắc, thức, hành được hiển hiện như thật; sự tập khởi của hành, sự diệt tận của hành, con đường đưa đến sự diệt tận của hành được hiển hiện như thật. Các pháp này vốn vô thườnghữu vihữu lậu, được hiển hiện như thật.

(Tạp A-hàm, Quyển 15, Kinh Tu Tập, số 367)

171. HIỆN HỮU CỦA THỨC

Thế nào là biết như thật về thức? Có sáu thức thân. Thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Đó gọi là sự hiện hữu của thức.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Bảy Thiện Xứ, số 42)

172. HIẾU KÍNH CHA MẸ

Bà-la-môn trẻ Uất-đa-la đến chỗ Đức Phật bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, con thường đi khất thực như pháp, đem cúng dường cho cha mẹ, khiến cho ông bà được an vui, xa lìa khổ. Bạch Thế Tônviệc làmcủa con như vậy có nhiều phước không?

Phật bảo Uất-đa-la: Thật có nhiều phước. Vì sao? Vì nếu có người nào khất cầu đúng pháp, để cúng dường cha mẹ, làm cho an vui, trừ khổ não, thì thật là người có phước lớn.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền nói bài kệ rằng:

Như ngươi đối cha mẹ

Cung kính và cúng dường

Đời này lưu tiếng thơm

Khi chết được lên trời.

(Tạp A-hàm, Quyển 4, Kinh Hiếu Dưỡng, số 88)

173. HỘ NHÃN CĂN

Này các Tỳ-kheo, nếu nếm vị nơi mắt, thì nên biết, Sa-môn, Bà-la-môn đó không tự tại thoát khỏi bàn tay của ma, bị ma trói buộc và lọt vào sự trói buộc của ma. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy. Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào mà không nếm vị nơi mắt thì nên biết Sa-môn, Bà-la-môn đó không chạy theo ma, thoát khỏi bàn tay của ma, không lọt vào sự trói buộc của ma.

(Tạp A-hàm, Quyển 9, Kinh Vị, số 243)

174. HỘ NHĨ CĂN

Tỳ-kheo, phàm phu ngu si không học, thà dùng lửa đốt cháy que đồng rồi đem thui con mắt của mình, khiến cho nó cháy thiêu, chứ không để nhãn thức chấp vào sắc tướng mà chấp thủ hình dáng tốt đẹp. Vì sao? Vì chấp vào sắc tướngchấp thủ những hình ảnh tốt đẹp, nên bị rơi vào đường ác, như hòn sắt bị chìm.

Phàm phu ngu si, không học, thà nung đỏ dùi sắt đem dùi lỗ tai mình còn hơn là dùng nhĩ thức chấp vào âm thanh mà chấp thủ tiếng hay. Vì sao? Vì nhĩ thức chấp vào âm thanh mà chấp thủ tiếng hay, thì khi thân hoại mạng chung sẽ rơi vào trong đường ác, như hòn sắt bị chìm.

(Tạp A-hàm, Quyển 9, Kinh Thiêu Nhiệt, số 241)

175. HỘ THÂN CĂN

Phàm phu ngu si, không học, thà dùng thanh sắt cứng, cây giáo mũi nhọn đâm vào thân thể mình, còn hơn là dùng thân thức chấp vào sự xúc chạm mà chấp thủ cảm giác xúc chạm êm ái. Vì sao? Vì chấp vào sự xúc chạm mà chấp thủ cảm giác xúc chạm êm ái, thì khi thân hoại mạng chung, sẽ rơi vào trong đường ác, như hòn sắt bị chìm.

(Tạp A-hàm, Quyển 9, Kinh Thiêu Nhiệt, số 241)

176. HỘ TỴ CĂN

Phàm phu ngu si, không học, thà dùng lưỡi dao bén cắt đứt mũi mình đi, còn hơn là dùng tỷ thức chấp vào mùi mà chấp thủ hương thơm. Vì sao? Vì chấp vào hương mà chấp thủ mùi thơm, thì khi thân hoại mạng chung sẽ rơi vào trong dường ác, như hòn sắt bị chìm.

Phàm phu ngu si, không học, thà dùng lưỡi dao bén cắt đứt lưỡi mình đi, còn hơn là dùng thiệt thứcchấp vào vị mà chấp thủ vị ngon. Vì sao? Vì chấp vào vị mà chấp thủ vị ngon, thì khi thân hoại mạng chung sẽ rơi vào trong đường ác, như hòn sắt bị chìm.

(Tạp A-hàm, Quyển 9, Kinh Thiêu Nhiệt, số 241)

177. HOA SEN KHÔNG DÍNH NƯỚC

Nếu không có ái niệm thế gian

Thì không lo trần lao ưu khổ

Tiêu diệt hết tất cả ưu khổ

Giống như hoa sen không dính nước.

(Tạp A-hàm, Quyển 32, Kinh Kiệt Đàm, số 913)

178. HƠN THUA ĐỀU KHÔNG YÊN

Người hơn liền thêm oán

Người thua nằm không yên

Hơn thua đều buông xả

Là được ngủ an lành.

(Tạp A-hàm, Quyển 42, Kinh Mạ Lỵ, số 1153)

179. HUỆ THÍ

Tịnh tín tâm huệ thí

Đời này và đời sau

Theo chỗ người này đến

Phước báo theo như bóng.

Cho nên bỏ keo kiệt

Hành huệ thí không nhơ

Thí rồi, tâm hoan hỷ

Đời này đời khác nhận.

(Tạp A-hàm, Quyển 36, Kinh Hoan Hỉ, số 999)

180. HƯỚNG ĐẾN DIỆT TẬN

Mắt quá khứvị lai là vô thường, huống chi là mắt hiện tạiĐa văn Thánh đệ tử quán sát như vậy, chẳng luyến tiếc mắt quá khứ, chẳng hân hoan mắt vị lai, đối với mắt hiện tại sanh ra nhàm tởm, ly dục, hướng đến diệt tận. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng nói như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 13, Kinh Vô Thường, số 333)

181. HỮU HỌC LẬU TẬN

Nếu Tỳ-kheo còn ở địa vị hữu học mà hướng thượng muốn cầu an trụ Niết-bàn an ổn; Thánh đệ tử tu tậptu tập nhiều như thế nào để ở trong pháp luật này có thể dứt sạch các lậu, tâm giải thoáttuệ giải thoát, ngay trong đời này tự biết tác chứng: Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa. Hãy an trụ nơi bốn Niệm xứ.

Những gì là bốn Niệm xứ? Đó là, niệm xứ quán thân trên nội thân cho đến niệm xứ quán thọ, tâm, pháp. Tu tập bốn Niệm xứ như vậy, tu tập nhiều, ở trong pháp luật này có thể dứt sạch các lậu, tâm giải thoátvô lậutuệ giải thoát, ngay trong đời này tự biết tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’

(Tạp A-hàm, Quyển 20, Kinh Hữu Học Lậu Tận, số 542)

182. HỮU LƯU VÀ HỮU LƯU DIỆT

Hữu lưu là những kẻ phàm phu ngu si, không học, không biết như thật về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về sự xuất ly sắc. Vì không biết như thật nên, đối với sắc lại ái lạctán thánchấp chặt, đắm nhiễm. Do duyên ái lạc sắc nên có thủ; duyên thủ nên có hữu; duyên hữu nên có sanh; duyên sanh nên có già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não tăng trưởng; như vậy là tập khởi của thuần một khối khổ lớn. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy. Đó gọi là hữu lưu.

Đa văn Thánh đệ tử biết như thật về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về sự xuất ly sắc. Do biết như thật nên, đối với sắc kia không khởi ái lạctán thánchấp chặt, đắm nhiễm. Vì không ái lạctán thánchấp chặt, đắm nhiễm nên, sắc ái diệt; do ái diệt nên thủ diệt; do thủ diệt nên hữu diệt; do hữu diệt nên sanh diệt; do sanh diệt nên già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não thuần một tụ khổ lớn như vậy diệt. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy. Đó gọi là những lời dạy của Như Lai về hữu lưu và hữu lưu diệt.

(Tạp A-hàm, Quyển 6, Kinh Hữu Lưu, số 111)

183. HỶ GIÁC CHI

Khi tâm điệu cử khởi lên, nếu tâm điệu cử, do dự, mà tu Trạch pháp giác phầnTinh tấn giác phầnHỷ giác phần, làm tăng thêm điệu cử.

Này các Tỳ-kheo, khi tâm yếu đuối sanh khởi, nếu tâm yếu đuối, do dự. Lúc bấy giờ nên tu Trạch phápgiác phầnTinh tấn giác phầnHỷ giác phần. Vì sao? Vì khi tâm yếu đuối sanh khởi, nếu tâm yếu đuối, do dự, bằng các pháp này mà được khai thị, chỉ giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Thí như một đóm lửa muốn cho nó cháy lên, thì nên cho cỏ khô vào.

(Tạp A-hàm, Quyển 27, Kinh Hỏa, số 714)

184. KEO KIỆT

Hồ nước nơi hoang mạc

Dù trong mát sạch sẽ

Mà không người thọ dụng

Thì nơi đó khô hết.

Cũng vậy của thắng diệu

Mà ở nơi người ác

Không thể tự thọ dụng

Cũng không thương giúp ai.

Luống tự gom góp khổ

Chứa rồi tự tiêu tán.

(Tạp A-hàm, Quyển 46, Kinh Bỏn Sẻn, số 1232)

185. KẾT QUẢ KHI NGHE PHÁP

Trong hàng Thanh văn của Ta, có người tâm ngay thẳng, không siểm trá, không huyễn ngụy; Ta đã giáo hóa người này mười năm. Do nhân duyên này, người ấy có thể trong vòng trăm, ngàn, vạn năm chỉ một mực hỷ lạctâm lạc, phần nhiều trụ thiền định. Điều này chắc chắn là có.

Lại nữa, thôi, không tính mười năm, mà chín năm, tám năm, cho đến một năm, mười tháng, chín tháng, cho đến một tháng; mười ngày, chín ngày, cho đến một ngày một đêm, nếu đã được Ta giáo hóa, thì đến sáng hôm sau họ có thể tiến bộ vượt bực. Sáng sớm đã được giáo hóa thì đến chiều tối, có thể tiến bộ gấp bội. Vì nhân duyên này, nên trong vòng trăm, ngàn, vạn năm chỉ một mực hỷ lạctâm lạc, phần nhiều trụ thiền địnhthành tựu hai quả. Hoặc quả Tư-đà-hàm hay quả A-na-hàm. Vì người này trước đó đã đắc Tu-đà-hoàn rồi.

(Tạp A-hàm, Quyển 41, Kinh Thích Thị, số 1121)

186. KHAI THỊ VÔ THƯỜNG

Mệnh sống rất ngắn, chỉ thoáng đã trở thành đời sau. Hãy nên siêng tu tập pháp thiện, tu các phạm hạnh. Không có gì sanh mà không chết. Nhưng người thế gian không siêng năng, nỗ lực chuyên tupháp thiện, tu hiền, tu nghĩa.

(Tạp A-hàm, Quyển 39, Kinh Trường Thọ, số 1084)

187. KHẮP THÍ

Người trí được của nhiều

Tự mình vui thọ dụng

Thí khắp làm công đức

Giúp đỡ cho thân thuộc.

Tùy chỗ cần cung cấp

Như trâu chúa lãnh đàn

Bố thí cùng thọ dụng

Không mất cơ hội cần.

Nương lý mà mạng chung,

Sanh Thiên hưởng phước lạc.

(Tạp A-hàm, Quyển 46, Kinh Bỏn Sẻn, số 1232)

188. KHÉO ĐIỀU PHỤC

Thế nào là sáu căn khéo điều phục, khéo đóng kín, khéo giữ gìn, khéo chấp trì, khéo tu tập thì ở đời vị lai sẽ được an vui?

Đa văn Thánh đệ tử khi mắt thấy sắc không chấp thủ tướng chung, không chấp thủ tướng riêng; bất kể nhãn căn hướng đến nơi nào, vẫn thường an trú với luật nghi. Những pháp ác, bất thiện tham ái ở thế gian không lọt vào tâm, có thể sanh ra các luật nghi, khéo thủ hộ nhãn căn. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy. Đó gọi là sáu căn khéo điều phục, khéo đóng kín, khéo giữ gìn, khéo chấp trì, khéo tu tập, thì ở đời vị lai sẽ được an vui.

(Tạp A-hàm, Quyển 11, Kinh Thoái Chuyển và Không Thoái Chuyển, số 273)

189. KHÉO THỂ NHẬP

Đa văn Thánh đệ tử, nếu đối với sự tập khởi của thế gian, sự diệt tận của thế gian, mà chánh trí như thật, khéo léo thấy, khéo tỉnh giác, khéo thể nhập, thì đó gọi là Thánh đệ tử chiêu cảm được pháp lành này, đạt được pháp lành này, biết pháp lành này, nhập pháp lành này; giác ngộ biết, giác ngộ thấy được sự sanh diệt của thế gianthành tựu được sự xuất ly của Hiền thánh, dứt sạch khổ và đến nơi tận cùng của mé khổ một cách chân chánh. Vì sao? Vì đa văn Thánh đệ tử đã biết như thật về sự tập khởi của thế gian, về sự diệt tận của thế gian, nên khéo thấy, khéo tỉnh giác, khéo thể nhập.

(Tạp A-hàm, Quyển 12, Kinh Phi Nhữ Sở Hữu, số 295)

190. KHÉO THUYẾT PHÁP

Nếu thuyết pháp mà điều phục dục thamđiều phục sân nhuếđiều phục ngu si; đó gọi là vị khéo thuyết pháp. Nếu hướng đến sự điều phục dục tham, hướng đến sự điều phục sân nhuế, hướng đến sự điều phục ngu si; đó gọi là chánh hướng. Nếu tham dục đã bị đoạn tận, đã được biến tri không dư tàn; sân nhuế và ngu si đã bị đoạn tận, đã được biến tri không dư tàn; đó gọi là thiện thệ.

(Tạp A-hàm, Quyển 18, Kinh Diêm-Phù-Xa, số 490)

191. KHÓ DÒ

Tất cả giới đầy đủ

Trí tuệ khéo chánh thọ

Trong chánh niệm tư duy

Vượt qua dòng khó vượt.

Không nhiễm tưởng dục này

Vượt qua sắc ái kia

Tham, hỷ đều đã hết

Không vào chỗ khó dò.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Chiên-đàn II, số 1316)

192. KHỔ-TẬP-TẬN-ĐẠO

Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để cứu?

Các Tỳ-kheo bạch Phật: Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực tìm cách để dập tắt nó.

Phật bảo các Tỳ-kheo: Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được, còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì để đoạn trừ lửa vô thường, nên tu Khổ-Tập-Tận-Đạo. Vậy để đoạn trừ những pháp vô thường nào phải tu Khổ-Tập-Tận-Đạo? Đoạn trừ sắc vô thường nên tu Khổ-Tập-Tận-Đạo; đoạn trừ thọ, tưởng, hành, thức vô thường nên tu Khổ-Tập-Tận-Đạo.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Khổ Tập Tận Đạo, số 184)

193. KHỔ VÌ BỊNH

Tỳ-kheo Sai-ma nói với Tỳ-kheo Đà-sa rằng: Bệnh của tôi không bớt, thân không được an ổn, các thứ khổ bức bách càng tăng thêm, không cứu nổi. Giống như người có nhiều sức mạnh bắt lấy người gầy yếu đuối, dùng dây trói chặt vào đầu cùng hai tay, rồi siết chặt làm cho đau đớn vô cùng.

Hiện tại sự thống khổ của tôi còn hơn cả người kia nữa. Giống như tên đồ tể dùng dao bén mổ bụng bò lấy nội tạng nó ra; sự đau đớn bụng con bò như thế nào có thể chịu nổi, còn hiện tại sự đau đớn bụng của tôi, hơn cả sự đau của con bò kia. Như hai lực sĩ bắt một người yếu đuối treo lên trên lửa rồi đốt hai chân họ, hiện nay hai chân của tôi còn nóng hơn người kia.

(Tạp A-hàm, Quyển 5, Kinh Sai Ma, số 103)

196. KHỔ VÔ LƯỢNG

Chúng sanh từ vô thỉ sanh tử luân chuyển mãi, mà không biết biên tế tối sơ của khổ. Các Tỳ-kheo, nếu thấy các chúng sanh chịu các khổ não, thì nên nghĩ rằng: ‘Ta từ vô thỉ sanh tử luân hồi mãi cho đến nay, cũng đã từng chịu khổ như vậy, đến số vô lượng.’

(Tạp A-hàm, Quyển 34, Kinh Khổ Não, số 943)

195. KHÔNG AI KHÔNG CHẾT

Cho dù dòng họ Bà-la-môn, Sát-đế-lợi, hay gia chủ, nếu có sanh đều phải chết, không ai không chết. Cho dù là Đại vương Sát-đế-lợi, ở ngôi quán đảnh, làm vua bốn thiên hạ, được sức tự tại; đối với các địch quốc đều hàng phụccuối cùng không ai là không chết. Lại nữa, Đại vương, dù sanh trời Trường thọ, làm vua Thiên cungtự tại khoái lạc, cuối cùng cũng phải chấm dứt. Lại nữa, Đại vương, Tỳ-kheo A-la-hán các lậu đã hết, đã lìa các gánh nặng, việc cần làm đã làm xong, đã được lợi mình, hết các hữu kếtchánh trí, tâm khéo giải thoát, vị ấy cũng phải chấm dứtxả thân vào Niết-bàn.

Lại nữa, hàng Duyên giác, khéo điều phục, khéo tịch tĩnh, khi hết thân mạng này, cuối cùng cũng vào Niết-bàn. Chư Phật Thế Tôn đầy đủ mười lực, bốn vô sở úy, hơn tiếng rống sư tửcuối cùng cũng xả thân vào Bát-niết-bàn. Vì vậyĐại vương nên biết, tất cả chúng sanh, tất cả côn trùng, cho đến tất cả quỷ thần, có sanh đều phải chết, rốt cùng cũng phải chấm dứt, không có ai sanh ra mà không chết.

(Tạp A-hàm, Quyển 46, Kinh Mẹ, số 1227)

196. KHÔNG BUÔNG LUNG

Vì những hạng Tỳ-kheo nào mà nói hành không buông lung? Đó là hàng Tỳ-kheo còn ở học địa, tâm, ý chưa được tăng thượng an ổn, hướng đến an trụ Niết-bàn. Đối với những hàng Tỳ-kheo như vậy, Ta vì họ mà nói hành không buông lung. Vì sao?

Vì hàng Tỳ-kheo này đang tập học các căn, tâm còn ái lạc theo các phương tiện sinh sống, gần gũi bạn lành, chẳng bao lâu các lậu được đoạn trừ, được vô lậu tâm giải thoáttuệ giải thoát; ngay trong hiện tạitự tri tự tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’

(Tạp A-hàm, Quyển 8, Kinh Thế Gian Ngũ Dục, số 212)

197. KHÔNG CHẤP HÌNH TƯỚNG XẤU

Chim bay cùng thú chạy

Tất cả sợ sư tử

Sư tử vua loài thú

Không có loài nào bằng.

Cũng vậy, người trí tuệ

Tuy nhỏ nhưng mà lớn

Chớ chấp thân tướng họ

Mà sanh tâm khinh mạn.

Nào cần thân to lớn

Thịt nhiều không trí tuệ

Trí tuệ hiền thắng này

Chính là bậc Thượng sĩ.

Ly dục, đoạn các kết

Không tái sanh, Niết-bàn

Giữ thân sau cùng này

Hàng phục các ma quân.

(Tạp A-hàm, Quyển 38, Kinh Xú Lậu, số 1063)

198. KHÔNG CHẤP THỦ MONG CẦU

Tỳ-kheo này đã biết như vậy, thấy như vậy rồi, kiến chấp liên hệ biên tế quá khứ vĩnh viễn diệt tận không dư tàn. Khi kiến chấp liên hệ biên tế quá khứ vĩnh viễn diệt tận không dư tàn, thì kiến chấp liên hệ biên tế vị lai cũng vĩnh viễn diệt tận không dư tàn. Khi kiến chấp liên hệ biên tế vị lai cũng vĩnh viễndiệt tận không dư tàn, thì kiến chấp liện hệ biên tế quá khứ và biên tế vị lai cũng diệt tận không dư tàn, không còn gì ngăn che.

Khi đã không còn gì ngăn che, thì đối với các thế gian đều không có gì để chấp thủKhông chấp thủ nên cũng không có gì để mong cầu. Không có gì để mong cầu, nên tự mình chứng ngộ Niết-bàn: Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những điều cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời saunữa.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Bất Lạc, số 60)

199. KHÔNG CÓ GÌ CHẤP TRƯỚC

Phàm phu chúng sanh ngu si không học ở chỗ không sợ hãi mà sanh ra sợ hãiPhàm phu chúng sanhngu si không học sanh ra sự sợ hãi rằng không ngã, không ngã sở; cả hai sẽ chẳng sanh.

Do vin bám mà có bốn trú xứ của thức.

Thức trụ nơi sắc, vin bám sắc, ham muốn sắc, để tăng tiến, sanh trưởng rộng lớn.

Thức trú nơi thọ, tưởng, hành, vin bám hành, ham muốn hành, để tăng tiến, sanh trưởng rộng lớn.

Tỳ-kheo, thức ở nơi này, hoặc đến, hoặc đi, hoặc ở, hoặc khởi, hoặc diệt, tăng tiến, sanh trưởng rộng lớn. Nếu nói rằng lại có pháp khác và ở đó thức hoặc đến, hoặc đi, hoặc ở, hoặc khởi, hoặc diệt, tăng tiến, sanh trưởng rộng lớn; thì đây chỉ có trên ngôn thuyết, chứ nếu hỏi đến, thì sẽ không biết, chỉ tăng thêm ngu si, vì chúng chẳng phải là cảnh giới. Vì sao?

Tỳ-kheo, xa lìa tham dục của sắc giới, thì triền phược của ý sanh đối với sắc cũng sẽ bị đoạn trừ. Khi triền phược của y sanh đối với sắc bị đoạn trừ rồi, thì sự vin bám của thức cũng sẽ bị đoạn trừ. Khi ấy, thức không có chỗ trú, cũng không tăng tiến, sanh trưởng rộng lớn trở lại. Khi triền phược của ý sanh đối với thọ, tưởng, hành giới, nếu đã lìa tham dục rồi, thì sự vin bám của thức cũng sẽ bị đoạn trừ.

Khi ấy, thức không có chỗ trú, cũng không tăng tiến, sanh trưởng rộng lớn trở lại. Vì thức không chỗ trụ, nên không tăng trưởng. Vì không tăng trưởng nên không có gì để tạo tác. Vì không có gì để tạo tác cho nên được an trụ. Vì đã an trụ nên biết đủ. Vì đã biết đủ nên được giải thoát. Vì đã giải thoát nên đối với các thế gian đều không có gì để chấp thủ. Vì không có gì để chấp thủ nên không có gì để đắm trước. Vì không có gì để đắm trước nên tự mình giác ngộ Niết-bàn.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Ưu-Đà-Na II, số 64)

200. KHÔNG CÒN ĐỜI KHÁC

Nhiếp trì thân, miệng, ý

Không tạo ba pháp ác

Sống tại nhà của mình

Rộng họp nhiều khách khứa.

Tín, bố thí tài, pháp

Dùng pháp lập tất cả

Trụ kia, học pháp kia

Không còn sợ đời khác.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Chiên-đàn, số 1315)

201. KHÔNG ĐỂ THẤT NIỆM

Vào thời quá khứ, có đám cỏ trong sông và có con rùa sống trong bụi cỏ ấy. Khi đó có một con dã canđói đi tìm thức ăn. Vừa thấy con rùa, nó vội nhảy tới vồ lấy. Con rùa thấy vậy, liền thu hết đầu đuôi và bốn chân vào trong mai. Dã can canh đợi con rùa thò đầu, chân ra là chụp ăn liền. Nhưng chờ lâu quá, mà nhất định rùa không thò đầu và chân ra. Dã can đói quá, tức tối bỏ đi.

Này các Tỳ-kheo, ngày nay các ông cũng lại biết như vậy. Ma Ba-tuần luôn luôn dò xét tìm cơ hội bên các ông. Mong đợi mắt các ông đắm sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý nhớ pháp mà xúi dục sanh tâm đắm nhiễm sáu trần. Cho nên Tỳ-kheo, các ông phải luôn luôn giữ gìnluật nghi của mắt. Khi đã giữ gìn an trụ nơi luật nghi của mắt rồi, dù mắt có sanh khởi hoặc duyên cảnh đi nữa thì ác Ma Ba-tuần cũng không thể tìm được cơ hội. Tai mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy. Dù sáu căn kia có sanh khởi hoặc duyên cảnh đi nữa, thì chúng cũng không thể tìm được tiện lợi. Giống như con rùa, dã can không thể tìm được cơ hội nào.

(Tạp A-hàm, Quyển 43, Kinh Con Rùa, số 1167)

202. KHÔNG KHỦNG BỐ CHÚNG SANH

Nếu thân không sát hại

Cả khẩu, ý cũng vậy

Thì đó lìa sát hại

Không khủng bố chúng sanh.

(Tạp A-hàm, Quyển 42, Kinh Bất Hại, số 1156)

203. KHÔNG NGÃ MẠN

Đa văn Thánh đệ tử ở nơi sắc không thấy là ngã, là khác ngã, là ở trong nhau. Ở nơi thọ, tưởng, hành, thức cũng không thấy là ngã, là khác ngã, là ở trong nhau.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Ấm Căn, số 58)

204. KHÔNG RỜI KHỎI SẮC

Chúng sanh, đối với sanh tử vô thỉ, vì bị vô minh che khuấtái kết buộc ràng, luân hồi trong lâu dài, mà không biết được biên tế tối sơ của khổ.

Này các Tỳ-kheo, giống như con chó bị dây cột vào trụ. Dây trói không đứt, nó xoay chuyển quanh cây trụ, khi đứng, khi nằm, không rời khỏi trụ. Cũng vậy, chúng sanh phàm phu ngu muội, đối với sắc khônglìa tham dục, không xa lìa ái, không lìa niệm, không xa lìa khát, luân hồi theo sắc, chuyển xoay theo sắc, khi đứng, khi ngồi, không rời khỏi sắc. Đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy, theo thọ, tưởng, hành, thức chuyển xoay, khi đứng, khi nằm không rời khỏi thức.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Vô Tri II, số 267)

205. KHÔNG RƠI VÀO ĐƯỜNG ÁC

Có một người, ở trong một kiếp sanh tử luân hồi, xương trắng chồng chất không bị mục nát, như núi Tỳ-phú-la. Nếu vị Thánh đệ tử nào biết như thật về Thánh đế khổ này, biết như thật về sự tập khởi của khổ này, biết như thật về sự diệt tận của khổ này, biết như thật về con đường đưa đến sự diệt khổ này; sau khi vị ấy biết như vậy, thấy như vậy, tất đoạn trừ ba kếtthân kiếngiới thủ và nghi. Khi đoạn trừ được ba kết này, đắc Tu-đà-hoàn, không rơi vào pháp đường ác, quyết định hướng thẳng Chánh giác, chỉ còn bảy lần qua lại Trời, Người, cứu cánh thoát khổ.

(Tạp A-hàm, Quyển 34, Kinh Thảo Mộc, số 940)

206. KHÔNG SANH NÊN KHÔNG TRÓI BUỘC

Thế nào là nếu không sanh thì không trói buộc?

Đa văn Thánh đệ tử biết như thật về sự tập khởi của sắc, về sự tận diệt của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về sự xuất ly của sắc. Vì đã biết như thật, nên không ái hỷ, tán thánthủ trước; không buộc chặt ngã và ngã sở, mà chấp thủ. Vì không chấp thủ nên sắc kia nếu biến chuyển hay đổi khác, tâm không theo đó mà biến khác. Vì tâm không theo sự biến khác, nên tâm không bị trói buộc, nắm giữ tâm mà trụ. Do không nắm giữ tâm mà trụ, nên tâm không sợ hãichướng ngạihoài vọng; vì không sanh nên không trói buộc vậy. Đó gọi là không sanh, nên không có trói buộc.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Hệ Trước, số 44)

207. KHÔNG SANH NHIỄM TRƯỚC

Các ông chớ nói Đề-bà-đạt-đa đang được lợi dưỡng. Vì sao? Vì Đề-bà-đạt-đa này, nếu hưởng thọ lợi dưỡng riêng thì đời này tự hoại và đời sau cũng bị hoại. Ví như cây chuối, lau, tre sanh quả liền chết, năm sau cũng hư hoại. Cũng lại như vậy, Đề-bà-đạt-đa, nếu thọ nhận sự cúng dường này, thì đời này bị hoại, đời sau cũng bị hoại.

Thí như con la mang thai thì chết; cũng như vậy Đề-bà-đạt-đa, nếu thọ nhận các lợi dưỡng thì đời này bị hoại, đời sau cũng bị hoại. Đề-bà-đạt-đa ngu si kia, sẽ tùy theo thời gian nhiều ít hưởng thụ lợi dưỡngnày, mà phải lâu dài chịu khổ, không lợi ích. Cho nên, các Tỳ-kheo, nên học như vầy: ‘Dù có lợi dưỡngđến, tôi cũng không sanh tâm nhiễm trước.’

(Tạp A-hàm, Quyển 38, Kinh Đề Bà, số 1064)

208. KHÔNG THAM LAM

Tụ lạc hoặc đất trống

Thấy lợi, nói của ta

Không hành tưởng tham này

Là con đường sanh Thiên.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Giới Gì, số 1299)

209. KHÔNG THAM LUYẾN NGŨ DỤC

Nan-đà, Ta muốn ngươi

Tu tập a-lan-nhã

Đi khất thực từng nhà

Thân mặc áo phấn tảo

Thích ở chỗ núi khe

Không tham luyến ngũ dục!

(Tạp A-hàm, Quyển 38, Kinh Nan Đà II, số 1067)

210. KHÔNG THỦ THÌ KHÔNG ĐẮM

Thế nào là không thủ, thì không đắm?

Đa văn Thánh đệ tử ở nơi sắc không thấy ngã, khác ngã, hay ở trong nhau; ở nơi sắc không thấy ngã và ngã sở để mà chấp thủ. Không thấy ngã và ngã sở để mà chấp thủ, khi sắc kia chuyển biến, hay đổi khác, thì tâm cũng không chuyển theo. Tâm không chuyển theo, không sanh thủ trước, nắm giữ tâm mà trụ. Do không nắm giữ tâm mà trụ, không sanh sợ hãichướng ngại, tâm loạn; do không thủ trước vậy.

Cũng vậy, ở nơi thọ, tưởng, hành, thức không thấy ngã, khác ngã, hay ở trong nhau; ở nơi thức không thấy ngã và ngã sở để mà chấp thủ. Không thấy ngã và ngã sở để mà chấp thủ, khi thức kia chuyển biến, hay đổi khác, thì tâm cũng không chuyển theo. Tâm không chuyển theo, không sanh thủ trước, nắm giữ tâm mà trụ. Do không nắm giữ tâm mà trụ, không sanh sợ hãichướng ngại, tâm loạn; do không thủ trước vậy. Đó gọi là không thủ trước.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Thủ Trước, số 43)

211. KHÔNG TRI KHÔNG KIẾN

Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Chúng sanh không tri không kiến, không nhân, không duyên’?

Do có sắc, sanh khởi sắc, hệ lụyđắm đuối sắc, nơi sắc thấy ngã, cho nên, ưu, bi, khổ, não chưa khởi thì khiến cho khởi; ưu, bi, khổ, não đã khởi, thì khiến tăng trưởng rộng thêm. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Vô Nhân Vô Duyên, số 159)

212. KHÔNG ƯA THÍCH

Lành thay! Tỳ-kheo không ưa sắc, không khen ngợi sắc, không chấp thủ sắc, không đắm trước sắc. Lành thay! Tỳ-kheo không ưa thọ, tưởng, hành, thức, không khen ngợi… thức, không chấp thủ… thức, không đắm trước… thức. Vì sao? Vì nếu Tỳ-kheo không ưa sắc, không khen ngợi sắc, không chấp thủ sắc, không đắm trước sắc, thì đối với sắc sẽ không ưa thích, tâm được giải thoát. Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức mà không ưa thức, không khen ngợi thức, không chấp thủ thức, không đắm trước thức, thì đối với thức sẽ không ưa thích, tâm được giải thoát.

Nếu Tỳ-kheo không ưa sắc, tâm được giải thoát. Cũng vậy, nếu không ưa thọ, tưởng, hành, thức, tâm được giải thoát, không sanh không diệt, bình đẳng an trú xả với chánh niệm chánh trí.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Bất Lạc, số 60)

213. KHÔNG, VÔ TƯỚNGVÔ SỞ HỮU

Nếu Tỳ-kheo nào, ngồi dưới gốc cây, chỗ trống vắng, mà khéo quán sát sắc là vô thường, là pháp madiệt, ly dục. Cũng vậy, quán sát thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, là pháp ma diệt, ly dục. Quán các thọ ấm kia là vô thường, là pháp ma diệt, không bền chắc, biến dịch, thì tâm sẽ được an lạcthanh tịnhgiải thoát. Đó gọi là Không. Quán sát như vậy cũng không thể lìa kiêu mạn, có tri kiến thanh tịnh.

Lại có tam-muội chánh tư duy, là quán sát sự đoạn tận của tướng sắc, sự đoạn tận của tướng thanh, hương, vị, xúc, pháp. Đó gọi là vô tướngQuán sát như vậy cũng chưa lìa kiêu mạn, có tri kiến thanh tịnh.

Lại có tam-muội chánh tư duy, là quán sát sự đoạn trừ tướng tham, tướng sân nhuế, tướng ngu si. Đó gọi là Vô sở hữuQuán sát như vậy cũng chưa lìa kiêu mạn, có tri kiến thanh tịnh.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Pháp Ấn, số 80)

214. KIẾM BÉN

Thí như gươm bén hại

Cũng như lửa cháy đầu

Đoạn trừ thân sau rốt

Chánh niệm cầu xa lìa.

(Tạp A-hàm, Quyển 22, Kinh Lợi Kiếm, số 586)

215. KIÊN CỐ CHỊU ĐỰNG

Như vậy, các Tỳ-kheo, phải tinh cầnphương tiệnkiên cố chịu đựng, không bỏ pháp lành; cho dù gầy còm da bọc xương, cũng phải tinh cần phương tiện, không bỏ pháp lành, cho đến nếu chưa đạt những điều đáng được, không lìa bỏ tinh tấn, thường nhiếp tâm sống không buông lung. Nhờ sống không buông lung nên ma vương Ba-tuần không tìm được cơ hội. Trong đời vị lai có các Tỳ-kheo mặc tình hưởng lạc, vô sự; tay chân mềm mại, lụa là làm gối, tứ chi nằm yên, ngủ mặt trời mọc vẫn chưa dậy, sống buông lung. Vì sống buông lung nên ác ma Ba-tuần tìm được cơ hội. Cho nên Tỳ-kheo phải học như vậy, tinh cần phương tiệncho đến nếu chưa đạt những điều chưa được thì không từ bỏ phương tiện.

(Tạp A-hàm, Quyển 47, Kinh Mộc Chẫm, số 1252)

216. KIẾN TỊNH ĐOẠN

Thế nào gọi là Kiến tịnh đoạn? Thánh đệ tử nghe Đại Sư nói pháp; với pháp được nói như vậy, như vậy, thì như vậy, như vậy mà nhập chánh quán như thật, như vậy, như vậy mà được hoan hỷ, được tùy hỷ, được theo Phật.

(Tạp A-hàm, Quyển 21, Kinh Bà-đầu, số 565)

217. KIẾP HOẠI

Này các Tỳ-kheo, có lúc, sau một thời gian lâu dài, quả đất này bị tan hoại. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, vì vô minh che khuấtái kết buộc ràng, nên chúng sanh sống chết luân hồiÁi kết không dứt, không chấm dứt được khổ.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Vô Tri, số 266)

218. KIẾP SỐ NHIỀU NHƯ HẠT CẢI

Có thể nói. Này Tỳ-kheo, thí như thành trì bằng sắt, vuông vức một do-tuần, từ trên xuống dưới cũng như vậy, bên trong đầy hạt cải. Cứ một trăm năm có người lấy một hạt cải. Số hạt cải kia có thể hết, nhưng kiếp vẫn còn chưa hết. Cũng vậy Tỳ-kheo, kiếp kia dài lâu như vậy. Kiếp dài cả trăm, ngàn, vạn, ức khổ lớn nối tiếp nhau, mà xương trắng chất thành gò, máu mủ chảy thành sông, trong các đường ác địa ngụcsúc sanhngạ quỷ. Tỳ-kheo, đó gọi là từ vô thỉ sanh tử mãi luân hồi, không biết nguồn gốc khổ. Cho nên Tỳ-kheo, nên học như vầy: ‘Đoạn trừ các hữu, chớ cho tăng trưởng.’

(Tạp A-hàm, Quyển 34, Kinh Thành Trì, số 948)

219. KIẾP TRƯỚC CỦA VUA A-DỤC

Lúc đó có hai em bé, một đẳng cấp thượng và một đẳng cấp thứ, cùng nhau vọc cát chơi đùa; một tên Xà-da, một tên Tỳ-xà-da. Từ xa trông thấy Thế Tôn đầy đủ ba mươi hai tướng bậc Đại nhân trang nghiêm thân, đồng tử Xà-da nghĩ thầm: Mình đem bột này cúng dường. Rồi tay nắm một nắm cát mịn bỏ vào bát Thế Tôn. Bấy giờ, em bé kia phát nguyện rằng: Nhờ căn lành của công đức huệ thí này, mong con được làm một vị Tản cái vương của một thiên hạ, ngay đời này được cúng dường chư Phật.

Xà-da nhờ căn lành này được làm vua, vua xứ Diêm-phù-đề, cho đến thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giácThế Tôn nói:

A-nan nên biết, sau khi Ta diệt độ một trăm năm, đồng tử này sẽ ở tại ấp Ba-liên-phất thống lãnh một phương, làm Chuyển luân vương, họ Khổng Tước, tên A-dục, đem chánh pháp cai trị, giáo hóa nhân dân và lại còn phân bố rộng rãi xá-lợi của Ta, sẽ xây dựng tám muôn bốn ngàn tháp Pháp vương, đem lại sự an vui cho vô lượng chúng sanh.

A-nan! Hãy lấy nắm cát được bố thí trong bát đổ ra nơi chỗ Như Lai kinh hành. Ta sẽ đi nơi đó.

A-nan vâng lời Phật dạy, liền lấy cát trong bát Phật rãi trên chỗ kinh hành.

(Tạp A-hàm, Quyển 23, Kinh A-dục Vương Nhân Duyên, số 604)

220. KIẾT SỬ TRÓI BUỘC

Thế nào là pháp bị kết sử trói buộc? Là mắt và sắc, tai và âm thanh, mũi và mùi, lưỡi và vị, thân và xúc, ý và pháp. Đó gọi là pháp bị kết sử trói buộc.

Thế nào là pháp kết sử? Là dục tham. Đó gọi là pháp kết sử.

(Tạp A-hàm, Quyển 9, Kinh Kết, số 239)

221. KIÊU MẠN

Đã lìa nơi kiêu mạn

Tâm thường vào chánh định

Trí sáng khéo phân biệt

Giải thoát tất cả phược.

Một mình nơi rừng vắng

Tâm này không phóng dật

Nhanh chóng vượt qua bờ

Kẻ thù tử ma kia.

(Tạp A-hàm, Quyển 36, Kinh Kiêu Mạn số 995)

222. KINH SÁU ÁI THÂN

Có sáu ái thân. Đó là mắt tiếp xúc sanh ra ái và tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc sanh ra ái. Đó gọi là sáu ái thân.

(Tạp A-hàm, Quyển 13, Kinh Lục Ái Thân, số 330)

223. LẬU TẬN

Nếu có Tỳ-kheo đang ở trong chỗ ngồi này nghĩ rằng: ‘Biết như thế nào, thấy như thế nào để nhanh chóng chứng đắc lậu tận?’ Ta đã từng nói pháp rằng:

‘Hãy khéo léo quán sát các ấm; đó là bốn Niệm xứbốn Chánh cầnbốn Như ý túc, năm Căn, năm Lựcbảy Giác phầntám Thánh đạo phần.’

Ta đã từng nói những pháp như vậy để quán sát các ấm. Thế mà hiện nay vẫn còn có thiện nam tử, không muốn nỗ lực siêng thực hành, không nỗ lực siêng vui thích, không nỗ lực siêng suy nghĩ, không nỗ lực siêng tin tưởng, mà tự biếng lười, không nỗ lực tăng tiến để diệt tận được các lậu!

Lại nữa, nếu có thiện nam tử đối với những gì Ta đã nói, mà quán sát các ấm, nỗ lực siêng ham muốnnỗ lực siêng vui thíchnỗ lực siêng suy nghĩnỗ lực siêng tin tưởng, thì có thể nhanh chóng chứng đắclậu tận.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Lậu Tận, số 57)

224. LẬU VÀ VÔ LẬU

Thế nào là pháp hữu lậu? Nếu sắc là pháp hữu lậu, bị chấp thủ; sắc sanh ra ái và nhuế. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức là pháp hữu lậu, bị chấp thủ; thức kia sanh ra ái và nhuế. Đó gọi là pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp vô lậu? Những gì sắc vô lậu, không bị chấp thụ; sắc kia hoặc quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc vị lai, sắc kia không sanh ái, nhuế. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức là vô lậukhông chấp thủ; thức kia hoặc quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc vị lai, không sanh ái, nhuế. Đó gọi là pháp vô lậu.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Lậu Vô Lậu, số 56)

225. LẤY DÙ CHE ĐÈN

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, vào lúc nửa đêm, trời mưa nhỏ, có chớp lóe chiếu sáng.

Phật bảo A-nan: Ông hãy lấy dù che đèn mang ra ngoài.

Tôn giả A-nan liền vâng lời lấy dù che đèn, đi theo sau Phật. Đến một nơi, Thế Tôn bỗng mỉm cườiTôn giả A-nan bạch Phật rằng: Thế Tôn không khi nào cười mà không có nguyên nhân. Không rõ hôm nay Thế Tôn vì lý do gì mà mỉm cười?

Phật bảo A-nan: Đúng vậy, đúng vậy! Như Lai cười không phải là không có lý do. Hôm nay khi ông cầm dù che đèn đi theo Ta, thì Ta thấy Phạm thiên cũng lại như vậy, cầm dù che đèn đi theo sau Tỳ-kheo Câu-lân; Thích Đề-hoàn Nhân cũng cầm dù che đèn đi theo sau Ma-ha Ca-diếp; Trật-lật-đế-la-sắc-tra-la Thiên vương cũng cầm dù che đèn đi theo sau Xá-lợi-phất; Tỳ-lâu-lặc-ca Thiên vương cũng cầm dù che đèn đi theo sau Đại Mục-kiền-liên; Tỳ-lâu-bặc-xoa Thiên vương cũng cầm dù đi theo sau Ma-ha Câu-hy-la; Tỳ-sa-môn Thiên vương cũng cầm dù che đèn đi theo sau Ma-ha Kiếp-tân-na.

(Tạp A-hàm, Quyển 31, Kinh Tán Cái Phú Đăng, số 872)

226. LOẠI NGƯỜI TỪ SÁNG VÀO SÁNG

Thế nào là có người từ sáng vào sáng? Có người đời sanh vào gia đình giàu sang khoái lạc như nhà dòng lớn Sát-đế-lợi, dòng lớn Bà-la-môn, nhà dòng lớn Trưởng giả, cùng sanh vào những gia đình giàu có khoái lạc khác, có nhiều tiền bạc, của cải, nô tỳ, người sai khiến, nhóm họp nhiều người thân quen, thân thể đoan chánh, thông minh trí tuệ. Đây gọi là sáng. Ở trong chỗ sáng này, thân làm việc lành, miệng nói lời lành, ý nghĩ điều lành. Vì lý do này, khi thân hoại mạng chung, sanh lên đường lành, được hóa thân cõi trời. Giống như có người có người từ lầu cao, xuống cưỡi voi lớn, xuống voi lớn cưỡi ngựa, xuống ngựa đi xe, xuống xe ngồi giường; người từ sáng vào sáng cũng lại như vậy. Đó gọi là từ sáng vào sáng.

(Tạp A-hàm, Quyển 42, Kinh Sáng Tối, số 1146)

227. LOẠI NGƯỜI TỪ SÁNG VÀO TỐI

Thế nào là người từ sáng vào tối?

Có người đời sanh vào gia đình giàu sang khoái lạc như nhà dòng lớn Sát-đế-lợi, dòng lớn Bà-la-môn, nhà dòng lớn Trưởng giả, cùng sanh vào những gia đình giàu có khoái lạc khác, có nhiều tiền bạc, của cải, nô tỳ, người sai khiến, nhóm họp nhiều người thân quen, thân thể đoan chánh, thông minh trí tuệ. Đó gọi là sáng. Ở trong chỗ sáng này, thân làm điều ác, miệng nói lời ác, ý nghĩ điều ác. Vì lý do này, khi thân hoại mạng chung, sanh vào đường ác, rơi vào trong địa ngục.

Giống như có người từ lầu cao, xuống cưỡi voi lớn, xuống voi lớn cưỡi ngựa, xuống ngựa đi xe, xuống xe ngồi giường, xuống giường đi đất, từ đất rơi xuống hầm hố. Người từ sáng vào tối lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 42, Kinh Sáng Tối, số 1146)

228. LOẠI NGƯỜI TỪ TỐI VÀO SÁNG

Thế nào là từ tối vào sáng?

Người sanh vào nhà thấp hèn cho đến bị người sai làm những điều hèn hạ. Đó gọi là tối. Nhưng người ở trong tối này, thân làm việc lành, miệng nói lời lành, ý nghĩ điều lành; vì những lý do này, khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào đường lành, được hóa sanh cõi trời.

Thí như người lên giường, cỡi ngựa, từ ngựa tiến lên voi; từ tối vào sáng cũng lại như vậy. Đó gọi là người từ tối vào sáng.

(Tạp A-hàm, Quyển 42, Kinh Sáng Tối, số 1146)

229. LOẠI NGƯỜI TỪ TỐI VÀO TỐI

Đại vương, thế nào là loại người từ tối vào tối?

Có người sanh vào nhà thuộc dòng thấp hèn, như sanh vào nhà Chiên-đà-la, nhà người săn bắn, bắt cá, làm đồ tre, nhà người kéo xe và những nhà làm nghề nghiệp công xảo hạ tiện khác; bần cùng, đoản mạng, hình thể tiều tụy mà lại tu hành theo nghiệp thấp kém, cũng lại bị người hạ tiện sai khiến. Đó gọi là tối. Ở trong chỗ tối này, thân lại làm việc ác, miệng nói lời ác, ý nghĩ điều ác. Vì những lý do này, khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào đường ác, rơi vào trong địa ngục.

Giống như người từ tối vào tối, từ nhà xí vào nhà xí, lấy máu rửa máu, bỏ ác lấy ác. Người từ tối vào tối cũng lại như vậy, cho nên gọi là từ tối vào tối.

(Tạp A-hàm, Quyển 42, Kinh Sáng Tối, số 1146)

230. LỜI CHÂN CHÁNH

Không nói lời phi giáo

Không nghĩa, không lợi ích

Thường nói lời thuận pháp

Là con đường sanh Thiên.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Giới Gì, số 1299)

231. LÒNG TÍN

Thiện nam có lòng tin, cần suy nghĩ như vầy:

‘Ta nên thuận theo pháp. Ta hãy an trụ với sự tu tậptu tập nhiều, về yểm ly đối với sắc; an trụ với sự tu tậptu tập nhiều, về yểm ly đối với thọ, tưởng, hành, thức.’

Thiện nam tử có lòng tin bèn an trụ với sự tu tậptu tập nhiều, về yểm ly đối với sắc; an trụ với sự tu tậptu tập nhiều, về yểm ly đối với thọ, tưởng, hành, thức, nên đối với sắc được yểm ly; đối với thọ, tưởng, hành, thức được yểm ly. Do yểm ly mà ly dụcgiải thoátgiải thoát tri kiến, biết rằng ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Tín, số 47)

232. LÙA BÒ KHỎE QUA DÒNG NƯỚC

Như người khéo chăn bò nước Ma-kiệt-đề, kế đến, thứ hai, lùa những con bò trẻ sung sức, cắt ngang dòng nước mà qua.

Cũng vậy, các hàng Thanh văn của Ta đoạn tận năm hạ phần kết sử, được A-na-hàm, đối với việc thọ sanh kia, không trở lại cõi này nữa; lại cũng cắt đứt dòng tham dục ác ma, được an ổn qua sanh tử, đến bờ kia.

(Tạp A-hàm, Quyển 47, Kinh Chăn Bò, số 1248)

233. LÙA BÒ YẾU Ở CUỐI DÒNG NƯỚC

Như người khéo chăn bò nước Ma-kiệt-đề, tiếp đến, thứ ba, lùa bầy bò nhỏ yếu theo phía dưới dòng, được qua an ổn. Cũng vậy, hàng Thanh văn của Ta đã đoạn ba kết; tham, sân, si mỏng, đắc Tư-đà-hàm, tái sanh cõi này một lầnrốt ráo hết khổ, cắt ngang dòng ác ma tham dục kia, được an ổn qua sanh tử, đến bờ kia.

(Tạp A-hàm, Quyển 47, Kinh Chăn Bò, số 1248)

234. LÙA NGHÉ QUA SÔNG

Như người khéo chăn bò nước Ma-kiệt-đề, những con nghé mới sanh, quyến luyến mẹ chúng cũng theo mà qua sông được. Cũng vậy, hàng Thanh văn của Ta đã đoạn ba kết, đắc Tu-đà-hoàn, không rơi vào đường ác, nhất định hướng thẳng đến Chánh giác, bảy lần qua lại Trời, Người, rốt ráo hết khổ, cắt đứt dòng ác ma tham dục, được an ổn qua sanh tử, đến bờ kia.

(Tạp A-hàm, Quyển 47, Kinh Chăn Bò, số 1248)

235. LUẬN THUYẾT

Có số đông Tỳ-kheo tụ tập nơi nhà ăn, bàn luận những đề tài như vầy: hoặc là bàn luận việc vua, việc giặc cướp, việc đấu tranh, việc tiền bạc, việc y phục, việc ăn uống, việc nam nữ, việc ngôn ngữ thế gian, việc sự nghiệp, việc trong biển cả. Bấy giờ, Đức Thế Tôn đang ở trong thiền định, bằng thiên nhĩ, nghe tiếng bàn luận của các Tỳ-kheo, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến nhà ăn, trải tọa cụ mà ngồi trước đại chúng, rồi bảo các Tỳ-kheo:

Này các Tỳ-kheo, các ông tụ tập để bàn luận việc gì?

Các Tỳ-kheo bạch Phật: Bạch Thế Tôn, chúng con tụ tập ở đây bàn nói về việc vua… Nói đầy đủ như trên.

Phật bảo các Tỳ-kheo: Các ông chớ bàn luận những đề tài như vầyBàn luận những việc vua… cho đến, không hướng đến Niết-bàn. Nếu có bàn luận thì nên nói về Khổ Thánh đếKhổ tập Thánh đếKhổ diệt Thánh đếKhổ diệt đạo tích Thánh đế. Vì sao? Vì bốn Thánh đế này có lợi ích cho nghĩa, lợi ích cho pháp, lợi ích cho phạm hạnh, là chánh tríchánh giác, chánh hướng Niết-bàn.

Bốn Thánh đế nếu chưa hiện quán thì phải siêng năng tìm phương tiệnphát khởi ý muốn tích cựctu học hiện quán.

(Tạp A-hàm, Quyển 16, Kinh Luận Thuyết, số 411)

236. LUẬT NGHI VÀ BẤT LUẬT NGHI

Thế nào là bất luật nghi? Nếu nhãn căn không được luật nghi thâu giữ, thì nhãn thức bị đắm sắc. Vì bị đắm sắc nên sanh ra khổ thọ. Vì khổ thọ nên không được nhất tâm. Vì không nhất tâm nên không thấy biết như thật. Vì không thấy biết như thật nên không lìa nghi hoặc. Vì không lìa nghi hoặc nên bị chúng làm mê lầm chịu khổ mãi mãi. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy

Thế nào là luật nghi? Nếu nhãn căn được luật nghi thâu giữ; khi nhãn thức nhận thức sắc, tâm khôngnhiễm trước. Khi tâm đã không nhiễm trước thì thường trụ an vui. Vì tâm đã trụ trong an vui nên thường được nhất tâm. Vì đã nhất tâm nên thấy biết như thật. Vì đã thấy biết như thật nên lìa nghi hoặc. Vì đã lìa nghi hoặc nên không bị chúng làm mê lầm và thường trụ trong an vui. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 11, Kinh Luật Nghi Bất Luật Nghi, số 277)

237. LỰC ĐỊNH

Tôn giả Xá-lợi-phất mới cạo râu tóc, có con quỷ Già-tra và Ưu-ba-già-tra đi ngang qua. Quỷ Ưu-ba-già-tra thấy Tôn giả Xá-lợi-phất mới cạo râu tóc, bèn nói với quỷ Già-tra:

Bây giờ tôi sẽ đến đánh đầu của Sa-môn kia.

Quỷ Già-tra nói: Ưu-ba-già-tra, anh chớ nói vậy! Sa-môn này có thần lựcđức độ lớn, anh chớ làm vậy, sẽ chịu khổ lâu dài, không được lợi ích. Ba lần nói như vậy, mà quỷ Ưu-ba-già-tra sau ba lần can giánvẫn không nghe lời quỷ Già-tra, liền dùng tay đánh đầu Tôn giả Xá-lợi-phất, đánh xong, rồi tự kêu lên rằng:

Già-tra, tôi bị thiêu! Già-tra, tôi bị luộc! Kêu lên ba lần rồi, liền bị vùi vào trong đất, đọa xuống địa ngục A-tỳ.

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nghe tiếng động do con quỷ đánh Tôn giả Xá-lợi-phất, liền đi đến chỗ Tôn giảXá-lợi-phất, hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:

Thế nào, Tôn giả, có thể chịu được sự đau đớn đó không?

Tôn giả Xá-lợi-phất trả lờiTôn giả Đại Mục-kiền-liên, tuy có đau đớn, nhưng ý có thể chịu đựng, không đến nỗi đau quá.

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói với Tôn giả Xá-lợi-phất:

Kỳ diệu thay, Tôn giả Xá-lợi-phất! Thật là thần lựcđức độ lớn. Con quỷ này nếu dùng tay đánh núi Kỳ-xà-quật, sẽ khiến nát ra như cám, huống là đánh vào người mà không đau đớn?

Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất nói với Tôn giả Đại Mục-kiền-liên:

Thật ra là tôi không đau đớn lắm!

Khi Tôn giả Xá-lợi-phất và Đại Mục-kiền-liên cùng uý lạo nhau như vậy, Đức Thế Tôn dùng thiên nhĩnghe những lời này. Nghe xong, liền nói kệ:

Tâm kia như đá cứng

Trụ vững không lay động

Đã lìa tâm nhiễm trước

Người sân không trả lại

Nếu tu tâm như vậy

Sao có nỗi đớn đau!

(Tạp A-hàm, Quyển 50, Kinh Ưu-Ba-Già-Tra, số 1330)

238. LƯỚI ÁI

Vì lưới ái nên nhiễm

Không ái, ai kéo đi?

Diệt tất cả hữu dư

Chỉ Phật được ngủ yên.

(Tạp A-hàm, Quyển 39, Kinh Ngủ Nghỉ, số 1087)

239. LƯU

Lưu là chỉ cho dục lưuhữu lưu, kiến lưu và vô minh lưu.

Lại hỏi Xá-lợi-phất: Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tậptu tập nhiều, thì có thể đoạn trừ những lưu này không?

Xá-lợi-phất đáp: Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.

(Tạp A-hàm, Quyển 18, Kinh Diêm-Phù-Xa, số 490)

240. LUYỆN VÀNG

Như người đúc vàng, gom đất cát lại bỏ vào máng. Sau đó dùng nước dội lên. Những thứ nặng thô, tạp uế và các thứ đá vụn, đất rắn, theo nước trôi đi. Nhưng những hạt cát thô vẫn còn kết dính. Lại dùng nước dội vào; những hạt cát thô ấy theo nước trôi đi. Sau đó mới có vàng nguyên, nhưng vẫn bị những thứ cát mịn bị đất đen kết dính. Lại dùng nước dội lên, những hạt cát mịn, đất đen theo nước trôi đi. Sau đó còn lại vàng ròng thuần tịnh không tạp. Nhưng vẫn còn cáu bợn rất nhỏ, tợ vàng. Tiếp đó, người thợ vàng đem nó bỏ vào lò, thụt ống bệ để tăng lửa cho nó tan thành dung dịchloại bỏ hết cáu bợn. Nhưng vàng nguyên vẫn chưa nhẹ, chưa mềm, chưa phát ánh sáng; gấp lại, kéo ra, còn bị gãy. Người luyện vàng hay người đệ tử luyện vàng lại phải bỏ vào lò, thụt bệ cho lửa tăng, lật qua, lật lại để hun đúc, sau cùng, vàng nguyên mới nhẹ mềm, trở thành bóng loáng, gấp, kéo, không bị gãy, tùy theo ý muốn, làm các loại đồ trang sức như xoa, bông tai, vòng, xuyến.

Tỳ-kheo tiến hướng tịnh tâm cũng như vậy. Những phiền não thô đang quấn chặt, nghiệp ác bất thiện, các tà kiến ác, dần dần được đoạn trừ khiến cho tiêu diệt; như vàng nguyên kia phải loại bỏ đi những đá vụn, đất rắn.

Cũng thế, Tỳ-kheo tiến hướng tịnh tâm tiếp đến từ bỏ những cáu bợn thô như dục giác, nhuế giác, hại giác; như vàng nguyên được loại bỏ cát sạn thô.

(Tạp A-hàm, Quyển 47, Kinh Luyện Kim, số 1246)

241. LY DỤC THAM

Đối với mắt, hãy tư duy chân chánh, quán sát là vô thường. Vì sao?

Đối với mắt mà tư duy chân chánh, quán sát là vô thường thì ở nơi mắt dục tham được đoạn trừ. Do dục tham được đoạn trừ, Ta nói là tâm chánh giải thoát. Cũng vậy, đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý, do tư duy chân chánh, quán sát, nên dục tham được đoạn trừ. Do dục tham đã được đoạn trừ, Ta nói là tâm chánh giải thoát.

(Tạp A-hàm, Quyển 8, Kinh Ly Dục Tham, số 189)

242. LY DỤC THÌ GIẢI THOÁT

Đối với mắt mà không ly dụctâm không giải thoát thì không thể có khả năng hoàn toàn diệt tận khổ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý mà không ly dụctâm không giải thoát, thì không thể có khả năng hoàn toàndiệt tận khổ. Này các Tỳ-kheo, đối với mắt nếu ly dụctâm giải thoát thì có khả năng hoàn toàn diệt tận khổ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý mà ly dụctâm giải thoát thì có thể có khả năng hoàn toàn diệt tận khổ.

(Tạp A-hàm, Quyển 8, Kinh Bất Ly Dục, số 192)

243. LY HỈ THAM

Hãy quán sát chân chánh mắt là vô thườngQuán sát như vậy gọi là chánh kiến. Do chánh quán nên sanh nhàm tởm. Do nhàm tởm nên lìa hỷ, lìa tham. Do lìa hỷ, lìa tham, Ta nói là tâm chánh giải thoát. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, ý lìa hỷ, lìa tham. Do lìa hỷ, lìa tham, Ta nói là tâm chánh giải thoát.

(Tạp A-hàm, Quyển 8, Kinh Tham Dục, số 188)

244. MA NỮ

Ba ma nữ bảo với nhau rằng: Đàn ông có những loại ái dục tùy theo hình tướng. Bây giờ chúng ta mỗi người sẽ biến hóa ra những loại này, thành trăm thứ sắc của đồng nữ, trăm thứ sắc của thiếu nữ mới lấy chồng, trăm thứ sắc của phụ nữ chưa sanh, trăm thứ sắc của phụ nữ đã sanh, trăm thứ sắc của phụ nữ trung niên, trăm thứ sắc của phụ nữ đứng tuổi. Hóa ra những loại hình như vậy rồi, chúng ta đi đến Sa-môn Cù-đàm nói rằng: ‘Hôm nay tất cả đều về dưới chân Thế Tôn, hiến dâng cho Ngài sai sử.’

Bàn bạc với nhau xong, chúng liền biến hóa thành những loại như đã nói trên, đến chỗ Phật, đảnh lễdưới chân Phật, đứng lui qua một bên, bạch Phật:

Bạch Thế Tôn, bọn chúng con hôm nay về dưới chân Thế Tôn, hiến dâng cho Ngài sai sử.

Bấy giờ, Thế Tôn cũng không hề để ý đến.

Pháp của Như Lai là lìa các ái dục. Phật lặp lại như vậy ba lần.

Bấy giờ, ba ma nữ lại bảo với nhau: Nếu đàn ông chưa lìa dục trông thấy các hình thể tuyệt diệu của chúng ta, tâm sẽ bị mê loạn, dục khí dồn nén bốc lên, lồng ngực muốn vỡ, máu nóng đỏ bừng trên mặt. Nhưng hiện Sa-môn Cù-đàm không hề để ý đến chúng ta, nên biết Như Lai đã lìa dục, giải thoát, được thiện giải thoát tưởng. Bây giờ chúng ta mỗi người nên nói kệ để cật vấn.

(Tạp A-hàm, Quyển 39, Kinh Ma Nữ, số 1092)

245. MẶC TĨNH CÁC CĂN

Khéo học lời vi diệu

Gần gũi các Sa-môn

Một mình không bạn bè

Tịch mặc tĩnh các căn.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Trường Thắng, số 1301)

246. MÊ NGỦ

Này các Tỳ-kheo, ham ngủ là sinh hoạt của người ngu, là mạng sống của người ngu, không lợi, không phước. Nhưng này các Tỳ-kheo, thà nên mê ngủ còn hơn là đối với sắc kia mà khởi lên giác tưởng. Nếu khởi lên giác tưởng ắt sẽ sanh ra triền phược, tranh tụng, có thể khiến cho mọi người đưa đến việc làmphi nghĩa, không mang lại lợi ích và an lạc cho trời người.

(Tạp A-hàm, Quyển 9, Kinh Thiêu Nhiệt, số 241)

247. MINH

Minh tức là biết. Biết những gì? Mắt là vô thường, nên biết như thật mắt là vô thường; mắt là pháp sanh diệt, nên biết như thật mắt là pháp sanh diệt. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy. Thưa Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la, đối với sáu xúc nhập xứ này mà như thật biết, thấy, sáng tỏgiác ngộ, có trí tuệ, có vô gián đẳng, đó gọi là minh.

(Tạp A-hàm, Quyển 9, Kinh Câu-hi-la III, số 251)

248. MINH KHỞI

Nếu khởi lên minh làm tiền tướng sanh ra các pháp thiện, thì theo đó sanh ra tàm quýTàm quý đã sanh ra rồi, có thể sanh ra chánh kiếnChánh kiến đã sanh ra rồi, sẽ theo thứ tự khởi lên chánh chí, chánh ngữchánh nghiệpchánh mạngchánh tinh tấnchánh niệmchánh địnhChánh định đã khởi lên rồi, Thánh đệ tử được chánh giải thoát tham dụcsân nhuếngu si. Như vậy, Thánh đệ tử khi đã được chánh giải thoát rồi sẽ được chánh tri kiến: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh vào đời sau’.

(Tạp A-hàm, Quyển 28, Kinh Vô Minh, số 749)

249. MINH SƯ

Thôn trưởng Đao Sư Thị, xa lìa trần cấuđắc pháp nhãn tịnh. Thôn trưởng thấy pháp, đắc pháp, hiểu pháp, biết pháp, thâm nhập pháp, xa lìa các nghi hoặc, không do người khác, không theo người khác, được vô sở úy ở trong Chánh pháp luật. Từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, quỳ gối bên hữu sát đấtchắp tay bạch Phật:

Bạch Thế Tôn, con đã được độ! Bạch Thế Tôn, con đã siêu việt! Bạch Thế Tôn, hôm nay con xin nương về Phật, nương về Pháp, nương về Tăng Tỳ-kheo, suốt đời con xin làm Ưu-bà-tắc. Thí như người muốn tìm đèn sáng, lấy đuôi ngựa làm tim đèn, muốn thổi cho lửa bừng lên, nhưng cuối cùng không được sáng, cũng chỉ tự làm mệt mình chứ đèn thì không bao giờ sáng. Con cũng như vậy, muốn tìm minh trínơi các Ni-kiền Tử ngu si, mà gần gũi với ngu sihòa hợp với ngu siphụng sự một cách ngu si, cũng chỉ tự làm khổ mệt mình, chứ không bao giờ được minh trí. Cho nên, hôm nay lần thứ hai con xin nương về Phật, nương về Pháp, nương về Tăng Tỳ-kheo. Từ nay trở đi, đối với Ni-kiền Tử ngu si, không tốt, không hiểu biết kia ít tin, ít kính, ít quý mến, ít nhớ đến, nay xa lìa họ. Thế nên, hôm nay lần thứ ba con xin nương về Phật, nương về Pháp, nương về Tăng Tỳ-kheo, nguyện suốt đời làm Ưu-bà-tắc, tự làm sạch tâm mình.

(Tạp A-hàm, Quyển 32, Kinh Đạo Sư Thị III, số 916)

250. MÓC CÂU CỦA MA

Có sáu móc câu của ma. Những gì là sáu? Đó là, sắc được con mắt nếm vị, đó là móc câu của ma. Tiếng được tai nếm vị, đó là móc câu của ma. Hương được mũi nếm vị, đó là móc câu của ma. Lưỡi đắm vào vị ngọt của vị, đó là móc câu của ma. Xúc được thân nếm vị, đó là móc câu của ma. Pháp được ý nếm vị, đó là móc câu của ma. Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào mà mắt nếm vị ngọt của sắc, thì nên biết là Sa-môn, Bà-la-môn ấy bị móc câu của ma móc vào yết hầu của họ, đối với ma không được tự tại.

(Tạp A-hàm, Quyển 9, Kinh Ma Câu, số 244)

251. MONG MANH DỄ VỠ

Mong manh tan vỡ, đó gọi là thế gian. Thế nào là mong manh tan vỡ?

Mắt là pháp mong manh tan vỡ. Sắc, nhãn thức, nhãn xúc và cảm thọ với khổ thọlạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên nhãn xúc, tất cả chúng đều mong manh tan vỡ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy. Đó là nói rằng vì nó mong manh tan vỡ cho nên gọi là thế gian.

(Tạp A-hàm, Quyển 9, Kinh Tam-Di-Ly-Đề, số 231)

252. MỘT NGÀY Ở CÕI TRỜI HÓA-LẠC VÀ NHÂN GIAN

Tám trăm năm ở nhân gian bằng một ngày một đêm trên cõi trời Hóa-lạc. Ba mươi ngày như vậy là một tháng; mười hai tháng là một năm. Chư thiên Hóa lạc thọ tám ngàn tuổi. Kẻ phàm phu vì ngu si không học, sau khi mạng chung ở đó, sanh vào địa ngụcngạ quỷsúc sanhĐa văn Thánh đêï tử sau khi mạng chung ở đó không sanh vào trong địa ngụcngạ quỷsúc sanh.

(Tạp A-hàm, Quyển 31, Kinh Hóa Lạc Thiên, số 862)

253. MƯỜI MỘT ĐIỀU CỦA NGƯỜI CHĂN BÒ

Người chăn bò nếu có đủ mười một pháp, sẽ không thể làm cho bò tăng trưởng, cũng không thể giữ gìnbầy bò lớn được an ổn. Những gì là mười một? Không biết sắc; không biết tướng; không biết trừ trùng; không băng giữ vết thương; không un khói; không biết chọn đường; không biết chọn chỗ nghỉ; không biết chỗ qua sông; không biết chỗ cho ăn; vắt hết sữa của bò; không biết chăm sóc con đầu đàn. Đó gọi là người có đủ mười một pháp thì không thể chăn giữ đàn bò lớn.

Cũng vậy, Tỳ-kheo có đủ mười một pháp, không thể tự mình an ổn, cũng không thể an ổn cho người khác. Những gì là mười một điều? Không biết sắc; không biết tướng; không thể trừ trùng hại; không băng vết thương; không thể un khói; không biết đường chánh; không biết chỗ dừng nghỉ; không biết chỗ vượt qua; không biết chỗ để ăn; vắt hết sữa của bò; hoặc có Thượng tọa đa văn kỳ cựu, tu phạm hạnhlâu, được Đại Sư khen ngợi, mà không hướng đến các phạm hạnh có minh trí để khen ngợi đức độ kia, khiến tất cả tôn kínhphụng sựcung dưỡng.

Thế nào là không biết sắc? Những gì có sắc, tất cả đều là bốn đại và sở tạo từ bốn đại.

Thế nào gọi là không biết tướng? Không biết như thật về sự nghiệp nào là tướng lỗi, sự nghiệp nào là tướng tuệ.

Thế nào gọi là không biết trừ trùng. Dục giác đã khởi mà nhẫn thọ, không xa lìa, không giác sát, không trừ diệtsân nhuếhại giác đã khởi, mà nhẫn thọ, không xa lìa, không giác sát, không trừ diệt.

Thế nào là không băng vết thương? Mắt thấy sắc, theo đó nắm giữ hình tướng. Do không thủ hộ mắt, khiến cho tham ưu thế gian, pháp ác bất thiện chảy lọt vào tâm mà không thể phòng hộ. Tai mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.

Thế nào là không un khói? Như những pháp đã nghe, như những pháp đã thọ, không thể vì người phân biệt, chỉ rõ. Đó gọi là không un khói.

Thế nào là không biết chánh đạo? Tám Chánh đạo và Thánh pháp luật, đó gọi là đạo. Kia không biết như thật; đó gọi là không biết chánh đạo.

Thế nào là không biết chỗ nghỉ? Đối với những pháp mà Như Lai sở tri, không đạt được sự hoan hỷ, sự hân hoan, sự thắng diệu, sự ích lợi xuất ly.

Thế nào là không biết chỗ vượt qua? Không biết Tu-đa-la, Tỳ-ni, A-tì-đàm, không biết tùy thời đến thưa hỏi thỉnh thọ, rằng, ‘Thế nào là thiện, thế nào là bất thiện, thế nào là có tội, thế nào là không có tội; tạo những pháp nào là pháp thù thắng không phải ác?’ Đối với pháp ẩn mật thì không thể khai phát, đối với pháp hiển lộ thì không thể hỏi rộng, đối với cú nghĩa sâu xa đã tự biết mà không thể diễn rộng chỉ rõ.

Thế nào là không biết chỗ chăn thả bò? Bốn Niệm xứ và pháp luật Thánh hiền, gọi là chỗ chăn thả bò.

Thế nào là vắt hết sữa? Hàng Sát-đế-lợi, Bà-la-môn hay gia chủ kia, tự tại bố thí y phục, đồ ăn thức uống, giường nằm, thuốc men và những vật dụng trong đời sống; Tỳ-kheo thọ dụng không biết hạn lượng, đó gọi là vắt hết sữa.

Thế nào là đối với các Thượng tọaĐại đức đa văn kỳ cựu, tu phạm hạnh lâu, không xưng dương công đức kia, khiến cho họ tôn trọng thừa sựcung dưỡng để được an vui? Là Tỳ-kheo không tán dươngThượng tọa kia, tu phạm hạnh lâu, được Đại Sư khen ngợi, cho đến khiến các bậc trí tuệ phạm hạnh đi đến chỗ đó, đem thân khẩu ý nghiệp tùy thuận thừa sự.

(Tạp A-hàm, Quyển 47, Kinh Chăn Bò II, số 1249)

254. MƯỜI SÁU PHÁP THÀNH TỰU

Này Ma-ha-nam, nếu Ưu-bà-tắc đủ có chánh tín và cũng xác lập cho người khác.

Tự mình giữ tịnh giới, cũng xác lập tịnh giới cho người khác.

Tự mình hành bố thí và dạy người hành bố thí.

Tự mình đến chùa tháp gặp các Sa-môn, cũng dạy người khác đến gặp các Sa-môn.

Tự mình chuyên cần nghe pháp, cũng dạy người nghe.

Tự mình thọ trì pháp và dạy người khác thọ trì.

Tự mình quán sát nghĩa dạy người quán sát.

Tự mình biết nghĩa lý sâu xa tùy thuận tu, hành pháp thứ, pháp hướng, cũng lại dạy người hiểu rõ nghĩa lý sâu xatùy thuận tu hành hướng đến pháp, thứ pháp.

Này Ma-ha-nam, nếu Ưu-bà-tắc nào thành tựu mười sáu pháp như vậy, thì tất cả người trong các chúng Bà-la-môn, chúng Sát-lợi, chúng Trưởng giả, chúng Sa-môn đều đến chỗ họ. Ở trong các chúng này, oai đức của họ sáng chói. Giống như mặt trời, ánh sáng chiếu soi cả sáng, trưa, chiều. Cũng vậy, Ưu-bà-tắc nào thành tựu mười sáu pháp, thì oai đức họ cũng tỏ rạng cả đầu, giữa và cuối. Như vậy, này Ma-ha-nam, nếu Ưu-bà-tắc nào thành tựu mười sáu pháp thì đó là một điều mà thế gian khó thành tựu được.

(Tạp A-hàm, Quyển 33, Kinh Nhất Thiết Sự, số 929)

255. MƯỜI TỊNH NGHIỆP

Những thiện pháp như thế

Mười con đường tịnh nghiệp

Đều giữ gìn kiên cố

Là con đường sanh Thiên.

256. NĂM ẤM LẤY GÌ LÀM GỐC?

Tỳ kheo hỏi: Bạch Thế Tôn, năm thọ ấm này, lấy gì làm gốc, do gì tập khởi, do cái gì mà sanh, do cái gì mà xúc?

Phật bảo Tỳ-kheo: Năm thọ ấm này, lấy dục làm gốc, do dục tập khởi, vì dục sanh và vì dục mà xúc.

Tỳ-kheo lại bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, ấm là thọ hay năm ấm khác thọ?

Phật bảo Tỳ-kheo: Chẳng phải năm ấm là thọ, cũng chẳng phải năm ấm khác thọ. Ở nơi đó mà có dục tham, thì đó là năm thọ ấm.

Lại hỏi nữa: Có hai ấm tương quan chăng?

Phật bảo Tỳ-kheo: Đúng vậy! Đúng vậy! Cũng như có một người suy nghĩ như vầy: ‘Ta ở đời vị lai sẽ được sắc như vậy, thọ như vậy, tưởng như vậy, hành như vậy, thức như vậy.’ Đó gọi là ấm ấm tương quan.

Lại hỏi nữa: Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là ấm?

Phật bảo Tỳ-kheo: Những gì sắc, hoặc quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc vị lai; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần, tất cả chúng gọi chung là ấm. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy. Như vậy, này Tỳ-kheo, đó gọi là ấm.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Ấm Căn, số 58)

257. NĂM CÔNG NĂNG CỦA DỤC

Dục là chỉ cho năm công năng của dục. Những gì là năm? Sắc được thấy bởi mắt, đáng yêu, đáng thích ý, đáng nhớ, khiến nuôi lớn dục lạc. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi; xúc biết bởi thân thức đáng yêu, vừa ý, đáng nhớ, khiến nuôi lớn dục lạc. Đó gọi là dục. Nhưng chúng không phải là dục, sự tham đắm nơi chúng, đó gọi là dục.

(Tạp A-hàm, Quyển 28, Kinh Ca-ma, số 752)

258. NĂM ĐIỀU KHIẾN CHÁNH PHÁP KHÔNG HOẠI

Này Ca-diếp, có năm nhân duyên khiến cho pháp luật của Như Lai không chìm, không mất, không suy giảm. Những gì là năm? Đó là nếu Tỳ-kheo đối với Đại Sư mà cung kínhtôn trọngthành ý cúng dường, sống y chỉ; đối với pháp, hoặc học giới, hoặc giáo giới tùy thuận, hay phạm hạnh được Đại Sưkhen ngợi cũng cung kínhtôn trọngthành ý cúng dường, sống y chỉ.

Này Ca-diếp, đó gọi là năm nhân duyên làm cho pháp luật Như Lai không chìm, không mất, không sút giảm. Cho nên này Ca-diếp, nên học như vầy: ‘Đối với Đại Sư nên tu cung kínhtôn trọngthành ý cúng dường, sống y chỉ; đối với pháp, hoặc học giới, hoặc giáo giới tùy thuận, hay các phạm hạnh mà được Đại Sư khen ngợi, cũng phải cung kínhtôn trọngthành ý cúng dường, sống y chỉ.

(Tạp A-hàm, Quyển 32, Kinh Pháp Tương Hoại, số 906)

259. NĂM DỤC QUÁ KHỨ

Xưa kia, khi Ta chưa thành Chánh giác, ở một mình nơi thanh vắngthiền định tư duyquán sát xem tự tâm phần nhiều hướng đến nơi nào? Tự tâm phần nhiều chạy theo năm công đức của dục quá khứ, phần ít chạy theo năm công đức của dục hiện tại, lại càng rất ít chạy theo đời vị lai. Khi Ta quán sát thấy tâm phần nhiều chạy theo năm dục quá khứ, bèn nỗ lực tìm phương tiệntinh cần tự giữ gìn, không để chạy theo năm công đức của dục quá khứ nữa.

Do tinh cần tự giữ, nên Ta dần dần tiếp cận được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

(Tạp A-hàm, Quyển 8, Kinh Thế Gian Ngũ Dục, số 211)

260. NĂM LOẠI HẠT GIỐNG

Có năm loại hạt giống. Năm loại đó là gì? Đó là, hạt giống từ rễ, hạt giống từ thân, hạt giống từ đốt, hạt giống tự rụng, hạt giống từ quả. Năm loại hạt giống này tuy không bị gián đoạn, không bị hư hoại, không bị mục thối, không bị trúng gió, vừa chín, chắc hạt, có đất, nhưng nếu không có nước, thì những loại hạt giống đó không thể sanh trưởng lớn mạnh được. Nếu những hạt giống mới vừa chín tới, chắc hạt này, tuy không bị gián đoạn, không bị hư hoại, không bị mục thối, không bị trúng gió, có nước, nhưng nếu không có đất, thì chúng cũng không sanh trưởng lớn mạnh được. Nếu những hạt giống mới vừa chín tới, chắc hạt này, mà không bị gián đoạn, không bị hư hoại, không bị mục thối, không bị trúng gió, có nước, có đất đầy đủ, thì những hạt giống này sẽ sanh trưởng lớn mạnh.

Tỳ-kheo, năm loại hạt giống này được ví cho các thọ ấm cùng hiện hữu với thức. Đất được ví cho bốn thức trụ. Nước được ví cho hỷ tham. Bốn thủ vin bám nơi thức mà trụ. Bốn là những gì? Thức trụ ở trong sắc, vin bám sắc, hỷ tham được ướt nhuần, sanh trưởng lớn mạnh. Cũng vậy, thức trụ trong thọ, tưởng và hành, vin bám thọ, tưởng, hành, hỷ tham được ướt nhuần, sanh trưởng lớn mạnh.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Chủng Tử, số 39)

261. NĂM PHÁP LỢI ÍCH

  1. An trụ luật nghi Ba-la-đề-mộc-xoa, oai nghi hành xử đầy đủ; đối với những tội vi tế hay sanh lòng sợ hãithọ trì học giới.
  2. Tỳ-kheo ít muốn, ít sự việc, ít tác vụ.
  3. Tỳ-kheo nào ăn uống biết lường, không ít cũng không nhiều. Không vì việc ăn uống mà sanh ra tư tưởng ham muốn; luôn tinh cần tư duy.
  4. Tỳ-kheo đầu đêm, cuối đêm, không đắm say ngủ nghỉ, mà luôn tinh cần tư duy.
  5. Tỳ-kheo ở trong rừng hoang vắngxa lìa những nơi náo nhiệt.

(Tạp A-hàm, Quyển 29, Kinh Ngũ Pháp, số 801)

262. NĂM THỌ ẤM VÔ NGÃ, KHÔNG CÓ GÌ ĐỂ ĐẮM TRƯỚC

Sắc không phải là ngã. Nếu sắc là ngã, không nên ở nơi sắc mà bệnh, khổ sanh và cũng không thể có ước muốn khiến như vậy hay không như vậy đối với sắc. Vì sắc là vô ngã cho nên ở nơi sắc có bệnh, khổ sanh và nó cũng có ước muốn khiến như vậy, hay không như vậy đối với sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.

Tỳ-kheo, những gì là sắc, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần; tất cả chúng không phải là ngã, không phải khác ngã, hay không ở trong nhau. Hãy quán sát như vậy. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

Tỳ-kheo, đa văn Thánh đệ tử, đối với năm thọ ấm này, hãy quán sát như thật chúng là chẳng phải ngã, chẳng phải ngã sở. Khi quán sát như thật rồi, thì đối với thế gian không có gì phải chấp thủ. Vì đã không có gì để chấp thủ, nên cũng không có gì để đắm trước. Vì đã không có gì để đắm trước, nên tự giác ngộ Niết-bàn: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết sẽ không còn tái sanh đời sau nữa.’

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Phi Ngã, số 33)

263. NGÃ CHÁNH ĐOẠN

Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Nếu sắc bốn đại thô đoạn hoại, không còn gì, thì đó gọi là ngã bị đoạn diệt thật sự. Nếu ngã ở dục giới đoạn hoại, sau khi chết sẽ không còn gì nữa thì đó gọi là ngã bị đoạn diệt thật sự. Nếu ngã ở sắc giớisau khi chết không còn gì nữa thì đó gọi là ngã bị đoạn diệt thật sự. Nếu đạt được không nhập xứ, vô sở hữu nhập xứ, phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ, sau khi chết ngã bị đoạn hoại không còn gì nữa thì đó gọi là ngã bị đoạn hoại thật sự?’

Do có sắc, sanh khởi sắc, hệ lụyđắm đuối sắc, nơi sắc thấy ngã, cho nên, ưu, bi, khổ, não chưa khởi thì khiến cho khởi; ưu, bi, khổ, não đã khởi thì khiến tăng trưởng rộng thêm. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Sắc Thị Ngã II, số 171)

264. NGÃ MẠN

Phàm phu ngu si không học, ở nơi sắc thấy là ngã, là khác ngã, hay ở trong nhau. Đối với thọ, tưởng, hành, thức là ngã, là khác ngã, hay ở trong nhau. Từ đây sanh ra ngã mạn.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Ấm Căn, số 58)

265. NGÃ NGÃ SỞ

Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, mà nếu ngã, ngã sởngã mạn kết sử chưa khởi, thì khiến cho nó khởi; mà nếu ngã, ngã sởngã mạn kết sử đã khởi thì khiến cho càng tăng trưởng rộng lớn thêm?

Do có sắc, sanh khởi sắc, hệ lụyđắm đuối sắc, nơi sắc thấy ngã, cho nên, ưu, bi, khổ, não chưa khởi thì khiến cho khởi; ưu, bi, khổ, não đã khởi thì khiến tăng trưởng rộng thêm. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Ngã Ngã Sở, số 142)

266. NGÃ TẬN

Phật bảo La-đà: Những lời ngươi nói là chân thật, không hủy báng Như Lai, không khiến cho người khác đến nạn vấn, chỉ trích dồn vào chỗ bế tắc, nói như thuyết, nói như pháp, nói theo thuận thứ của pháp. Vì sao? Ở nơi sắc thấy là ngã, ngã sởngã mạn, các kết sử trói buộc, vì muốn dứt bỏ chúng, ly dục, diệt, tịch tĩnh. Ở nơi thọ, tưởng, hành, thức thấy là ngã, ngã sởngã mạn, các kết sử trói buộc, muốn dứt bỏ chúng, ly dục, diệt, tịch tĩnh, nên theo Thế Tôn xuất gia tu phạm hạnh.

(Tạp A-hàm, Quyển 6, Kinh Ngã Tận, số 116)

267. NGÀY ĐÊM ĐỔI DỜI

Ngày đêm luôn đổi dời

Mạng cũng theo đó giảm

Mạng người tạm tiêu mất

Giống như dòng nước nhỏ.

(Tạp A-hàm, Quyển 39, Kinh Thọ Mạng, số 1085)

268. NGÀY TRAI GIỚI

Các Thích thị bạch Phật: Bạch Thế Tôn, chúng con vào những ngày trai, có khi giữ được trai giới, có khi không được. Vào tháng thần túc có khi giữ trai giớitu tập mọi công đức và cũng có khi không giữ được.

Phật bảo những người họ Thích: Này các Cù-đàm, các ông sẽ không thu hoạch được lợi tốt. Các ông là những người kiêu mạn, người phiền não, người ưu bi, người khổ não. Tại sao vào những ngày trai giới, có khi giữ được trai giới, có khi không được? Vào những tháng thần túc, có khi giữ được trai giớitu tậpcông đức, có khi không được? Này các Cù-đàm, thí như người cầu lợi, mỗi ngày mỗi tăng dần, một ngày một tiền, hai ngày hai tiền, ba ngày bốn tiền, bốn ngày tám tiền, năm ngày mười sáu tiền, sáu ngày hai mươi tiền. Như vậy, người ấy càng ngày càng tăng dần; tám ngày, chín ngày, cho đến một tháng, tiền tài càng lúc càng lớn rộng phải không?

Gia chủ bạch Phật: Bạch Thế Tôn, đúng vậy. Từ hôm nay, vào những ngày trai, chúng con sẽ tu tập trai giới tám chi; vào tháng thần túc, cũng thọ trì trai giớitùy sức mà bố thítu tập mọi công đức.

(Tạp A-hàm, Quyển 41, Kinh Thích Thị, số 1121)

269. NGHE PHÁP ĐỂ GIẢI THOÁT

Quỷ mẹ Phú-na-bà-tẩu có con là quỷ con Phú-na-bà-tẩu cùng quỷ nữ Uất-đa-la. Hai con quỷ nhỏ này khóc đêm. Quỷ mẹ Phú-na-bà-tẩu nói kệ dạy hai đứa con trai và gái của nó:

Này Phú-na-bà-tẩu, Uất-đa-la! Đừng khóc! Để mẹ được lắng nghe, Như Lai đang thuyết phápCha mẹkhông thể nào, Khiến con giải thoát khổ. Nghe Như Lai thuyết phápGiải thoát được khổ này. Người đời theo ái dục, Bị các khổ bức báchNhư Lai vì thuyết pháp, Khiến hủy diệt sanh tử. Nay mẹ muốn nghe pháp, Các con nên im lặng.

Khi ấy Uất-đa-la, Và Phú-na-bà-tẩu. Đều vâng lời mẹ chúng, Im lặng mà lắng nghe.

Lời mẹ nói hay thay, Con cũng thích nghe phápThế Tôn chánh giác này, Ở Thắng sơn Ma-kiệt; Vì các loài chúng sanh, Diễn nói pháp vượt khổ. Nói khổ cùng nhân khổ, Khổ diệt, đạo diệt khổ; Từ bốn Thánh đế này, An ổn đến Niết-bàn. Vậy mẹ hãy lắng nghe, Những pháp Thế Tôn thuyết.

Khi ấy quỷ mẹ Phú-na-bà-tẩu liền nói kệ: Lạ thay, con trí tuệ, Khéo hay chìu tâm ta. Con Phú-na-bà-tẩu, Khéo khen Phật Đạo Sư. Con Phú-na-bà-tẩu, Cùng con Uất-đa-la; Nên sanh lòng tùy hỷ, Ta đã thấy Thánh đế.

Sau khi, quỷ mẹ Phá-na-bà-tẩu nói kệ xong, quỷ con trai và con gái, tùy hỷ im lặng.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Phú-Na-Bà-Tầu, số 1322)

270. NGHÈO NHƯNG TÍN TÂM ĐỐI VỚI TAM BẢO

Trong thành Vương xá có một người bần cùng, khổ cực, nhưng tin Phật, Pháp và Tăng, giữ gìn cấm giớihọc rộng nghe nhiều, ra sức bố thíthành tựu chánh kiến. Người này sau khi mạng chung được sanh lên trời. Sau khi sanh về cõi trời Tam thập tam, có ba điểm thù thắng hơn những vị trời Tam thập tam khác. Những gì là ba? Đó là được tuổi thọ trời, sắc đẹp trời, tiếng khen trời. Các trời Tam thập tam thấy Thiên tử này có ba đặc biệt hơn về tuổi thọ trời, sắc đẹp trời, tiếng khen trời; họ thấy rồi, bèn đến chỗ Thiên đế Thích, nói như vầy:

Kiều-thi-ca nên biết, có một Thiên tử vừa sanh cõi trời này; đối với những vị Thiên tử cũ, có ba đặc thù hơn là tuổi thọ trời, sắc đẹp trời, tiếng khen trời.

(Tạp A-hàm, Quyển 46, Kinh Người Nghèo, số 1209)

271. NGHI NGỜ TRIỀN CÁI

Những gì là thức ăn của nghi cái? Có ba đời. Những gì là ba? Đó là đời quá khứ, đời vị lai, đời hiện tại. Đối với đời quá khứ còn do dự, đời vị lai còn do dự, đời hiện tại còn do dự. Đối với chúng khởi tư duykhông chân chánh, nghi cái chưa khởi sẽ khiến khởi; nghi cái đã khởi thì có thể khiến cho nó tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của nghi cái.

(Tạp A-hàm, Quyển 27, Kinh Thực, số 715)

272. NGHIỆP ĐẠO

Nghiệp đạo là mười nghiệp đạo bất thiện, tức sát sanh, trộm cướp, tà dâmvọng ngữlưỡng thiệtác khẩuỷ ngữtham dụcsân nhuế và tà kiến.

Bà-la-môn Diêm-Phù-Xa hỏi Xá-lợi-phất: Có con đường nào, có sự thực hành nào để diệt trừ mười nghiệp đạo này không?

Xá-lợi-phất đáp: Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.

(Tạp A-hàm, Quyển 18, Kinh Diêm-Phù-Xa, số 490)

273. NGỘ LẠC NIẾT BÀN

Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Nếu không khoái lạc ngũ dục, thì sẽ Bát-niết-bàn ngay trong đời hiện tại. Nếu ly dục, lìa pháp ác bất thiện, có giác, có quán, có lạc phát sanh do ly dục, nhập vào Sơ thiềncho đếnđệ Tứ thiền. Đó là đệ nhất nghĩa Bát-niết-bàn’?

Do có sắc, sanh khởi sắc, hệ lụyđắm đuối sắc, nơi sắc thấy ngã, cho nên, ưu, bi, khổ, não chưa khởi thì khiến cho khởi; ưu, bi, khổ, não đã khởi, thì khiến tăng trưởng rộng thêm. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Sắc Thị Ngã II, số 167)

274. NGOẠI ĐẠO KHÂM PHỤC THẾ-TÔN

Ni-kiền tử Tát-giá bạch Phật: Thưa Cù-đàm, giống như một người khỏe mạnh bị những mũi đao nhọn rơi loạn xạ vào người, còn có thể thoát ra được. Nhưng đối với thủ thuật luận bàn của Cù-đàm, thì thật khó có thể thoát được. Như rắn nhiều nọc độc còn có thể tránh được; như lửa mạnh ở giữa đầm hoang còn có thể tránh được; voi say hung dữ cũng có thể thoát được; như sư tử đói cuồng điên, tất cả đều có thể thoát được hết, nhưng đối với trong thủ thuật luận bàn của Sa-môn Cù-đàm thì thật là khó có thể thoát được. Không phải như bọn tầm thường chúng tôi, khinh suất, lỗ mãng, luận thuyết nửa vời, mà có thể đến chỗ Cù-đàm để luận nghị được.

Thưa Sa-môn Cù-đàm, Tỳ-xá-ly này là nước an lạcthịnh vượng, lại có các tháp miếu Giá-ba-lê, Tất-yêm-la-thọ, Đa-tử và Cù-đàm có thể ở tại tháp miếu Câu-lâu-đà, hay Ba-la-thọ-trì, hay Xả-trọng-đảm, hay Lực sĩ Bảo-quan. Thế Tôn sẽ an lạc ở nước Tỳ-xá-ly này, vì ở chỗ Thế Tôn thường được cung kínhphụng sựcúng dường bởi chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn cùng những người trong thế gian; và nhờ những việc làm này, sẽ khiến cho chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn luôn luôn được an lạc. Xin Ngài hãy dừng lại nơi này và sáng mai xin Ngài cùng đại chúng nhận bữa ăn đạm bạc của con.

(Tạp A-hàm, Quyển 5, Kinh Tát-giá, số 110)

275. NGŨ TRƯỢC

Các tỳ kheo bạch: Thế Tôn, vì nhân gì, duyên gì, trước đây Thế Tôn ít chế cấm giới cho các Thanh văn, mà lúc ấy nhiều Tỳ-kheo tâm lại ưa thích học tập; còn ngày nay thì chế nhiều cấm giới, mà các Tỳ-kheo lại ít thích học tập?

Phật bảo: Đúng vậy, Ca-diếp, vì mạng trượcphiền não trượckiếp trượcchúng sanh trượckiến trượcvà pháp thiện của chúng sanh bị sút giảm, nên Đại Sư vì các Thanh văn chế ra nhiều cấm giới, nhưng họ lại ít thích học tập!

Này Ca-diếp, thí như lúc kiếp sắp muốn hoại, tuy vật báu thật chưa diệt mất, nhưng vật báu ngụy tạo tương tợ lại xuất hiện ở thế gian. Khi vật báu ngụy tạo đã xuất hiệnvật báu thật sẽ mất. Cũng vậy Ca-diếp, Chánh pháp Như Lai lúc sắp muốn diệt, lại có tượng pháp tương tợ sanh ra; khi tượng pháptương tợ đã xuất hiện ở thế gian rồi, thì Chánh pháp sẽ bị diệt.

(Tạp A-hàm, Quyển 32, Kinh Pháp Tương Hoại, số 906)

276. NGƯỜI CÓ MINH

Biết như thật về sắc; biết như thật về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về sự xuất ly của sắc. Biết như thật về thọ, tưởng, hành, thức; biết như thật về sự tập khởi của thọ, tưởng, hành, thức, về sự diệt tận của thọ, tưởng, hành, thức, về vị ngọt của thọ, tưởng, hành, thức, về sự tai hại của thọ, tưởng, hành, thức, về sự xuất ly của thọ, tưởng, hành, thức. Này Câu-hi-la, đối với năm thọ ấm này, biết như thậtthấy như thậtsáng tỏ, có giác, có quán, có vô gián đẳng, thì đó gọi là minh. Ai thành tựu những điều này thì gọi là người có minh.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Vô Minh III, số 258)

277. NGƯỜI ĐANG GÁNH NẶNG

Thế nào là người đang gánh nặng?

Chính là con ngườiCon người này có tên như vậy, thọ sanh như vậy, dòng họ như vậy, ăn uống như vậy, cảm thọ khổ lạc như vậy, tồn tại như vậy, thọ mạng như vậy, giới hạn thọ mạng sống như vậy. Đó gọi là gánh nặng, thủ gánh nặng, xả gánh nặng và người đang gánh nặng.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Trọng Đảm, số 73)

278. NGUYÊN NHÂN KHIẾN TIỀN CỦA ĐƯỢC TÍCH TỤ

Phật bảo thôn trưởng: Ta nhớ chín mươi mốt kiếp từ trước đến nay, không thấy một người nào mà bố thí cho Tỳ-kheo lại bị cạn kiệt, hay bị tổn giảm cả. Này thôn trưởng, ông nhìn xem hiện nay có người giàu sang, nhiều tiền củaquyến thuộc đông đảo, tôi tớ đầy nhà, thì biết nhà ấy lâu dài ưa thích bố thíchân thật tích chứa, nên được phước lợi này. Này thôn trưởng, có tám nguyên nhân khiến cho phước lợi người tổn giảm không tăng. Những gì là tám?

Đó là bị vua bức hiếp, bị giặc cướp lấy, bị lửa đốt cháy, bị nước cuốn trôi, bị tiêu hao vì giấu cất, bị kẻ nợ không trả, bị kẻ oán thù tàn phá, bị hoang phí bởi con hư. Đó là tám nguyên nhân khiến cho tiền của khó tích tụ.

Này thôn trưởng, Ta nói vô thường là nguyên nhân thứ chín. Như vậy, này thôn trưởng, ông đã bỏ đi chín nhân, chín duyên trên mà nói Sa-môn Cù-đàm phá hoại nhà người. Nếu ông không bỏ những lời nói ác, không bỏ ác kiến, thì cũng như gươm ném xuống nước, khi thân hoại mạng chung, ông sẽ sanh vào trong địa ngục.

(Tạp A-hàm, Quyển 32, Kinh Đạo Sư Thị, số 914)

279. NHÀM CHÁN NGỦ UẨN

Như vậy, các Tỳ-kheo, sắc là vô thường; thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Cái gì là vô thường thì cái đó là khổ. Cái gì khổ thì chúng chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì không phải là sở hữu của ta. Thánh đệ tử quán sát như vậy, nhàm chán sắc, nhàm chán thọ, tưởng, hành, thức. Do nhàm chán nên không thích. Vì không thích nên giải thoát và có tri kiến về giải thoát, biết rằng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’

(Tạp A-hàm, Quyển 1, Kinh Nhân Duyên I, số 11)

280. NHÀM CHÁN XA LÌA VÔ MINH

Lại nữa, này Tỳ-kheo, đa văn Thánh đệ tử, khi trụ vào sáu xúc nhập xứ mà có thể nhàm chán xa lìa vô minh, có thể sanh ra minh, người đó đối với vô minh mà ly dục, sanh ra minh, nên chẳng hữu, chẳng vô, chẳng phải vừa hữu vừa vô, chẳng phải chẳng hữu, chẳng vô, chẳng phải có ta hơn, chẳng phải có ta kém, chẳng phải có ta bằng, ta biết, ta thấy. Khi biết như vậy, thấy như vậy rồi thì vô minh xúc khởi lên trước kia sẽ diệt và minh xúc sau sẽ tập khởi.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Phân Biệt III, số 63)

281. NHÂN DUYÊN LẪN NHAU

Nay tôi sẽ nói thí dụ, nếu là người trí thì nhờ thí dụ sẽ hiểu được. Thí như ba cây lau được dựng lên nơi đất trống, nhờ nương tựa vào nhau mà có thể đứng vững; nếu lấy ra một cây thì hai cây kia cũng không đứng được; nếu lấy đi hai cây thì một cây cũng không đứng vững, vì chúng phải nương vào nhau mới có thể đứng được. Thức duyên danh sắc lại cũng như vậy, phải nương tựa lẫn nhau mới sanh trưởng được.

282. NHANH NHẸN, ĐỦ SẮC VÀ HÌNH TƯỚNG

  1. Thế nào là hàng thiện nam có đủ nhanh nhẹn, nhưng chẳng có đủ sắc, chẳng có đủ hình thể?

Hàng thiện nam biết như thật ‘Đây là Khổ Thánh đế’, biết như thật ‘Đây là Khổ tập Thánh đế’, biết như thật ‘Đây là Khổ diệt Thánh đế’, biết như thật ‘Đây là Khổ diệt đạo Thánh đế’. Biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục hữu lậutâm giải thoát hữu hữu lậutâm giải thoát vô minh hữu lậu, biết rằng ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời saunữa’, đó gọi là có đủ nhanh nhẹn.

Thế nào là chẳng có đủ sắc? Nếu có ai hỏi về Luận, Luật,... cho đến không thể vì người mà giải nói, đó gọi là chẳng có đủ sắc.

Thế nào là chẳng có đủ hình thể? Chẳng phải tiếng tăm, đức lớn,... cho đến chẳng cảm hóa được thuốc men các loại, đó gọi là chẳng có đủ hình thể, hay đó cũng gọi là thiện nam có đủ nhanh nhẹn, nhưng chẳng có đủ sắc, chẳng có đủ hình thể.

  1. Thế nào là hàng thiện nam có đủ nhanh nhẹn, có đủ sắc, nhưng chẳng có đủ hình thể? Hàng thiện nam biết như thật ‘Đây là Khổ Thánh đế,... cho đến không còn tái sanh đời sau nữa’, đó gọi là có đủ nhanh nhạy.

Thế nào là có đủ sắc? Nếu có ai hỏi về Luận, Luật,... cho đến có thể vì họ quyết định giải nói, đó gọi là có đủ sắc.

Thế nào là chẳng có đủ hình thể? Chẳng phải tiếng tăm, đức lớn,... cho đến không thể cảm hóa được thuốc men các loại, đó gọi là hàng thiện nam có đủ nhanh nhẹn, có đủ sắc, nhưng chẳng có đủ hình thể.

  1. Thế nào là hàng thiện nam có đủ nhanh nhẹn, có đủ sắc, cũng có đủ hình thể? Hàng thiện nambiết như thật ‘Đây là Khổ Thánh đế,... cho đến không còn tái sanh đời sau nữa’, đó gọi là có đủ nhanh nhẹn.

Thế nào là sắc có đủ? Hàng thiện nam nếu có ai hỏi về Luận, Luật,... cho đến có thể vì họ quyết địnhgiải nói, đó gọi là có đủ sắc.

Thế nào là có đủ hình thể? Hàng thiện nam tiếng tăm, đức lớn,... cho đến thể cảm hóa thuốc men các loại, đó gọi có đủ hình thể, hay đó gọi là hàng thiện nam có đủ nhanh nhẹn, có đủ sắc, có đủ hình thể.

(Tạp A-hàm, Quyển 33, Kinh Tam, số 919)

283. NHẤT TÂM

Biết rõ pháp náo nhiệt

Chánh giác được Niết-bàn

Nếu được chánh hệ niệm

Nhất tâm khéo chánh thọ.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Ban-Xà-La-Kiện, số 1305)

284. NHẤT THỪA ĐẠO

Có nhất thừa đạo có thể làm cho chúng sanh thanh tịnh, thoát mọi ưu bidiệt trừ khổ não và được pháp chân như. Đó là bốn Niệm xứ. Những gì là bốn?

Đó là niệm xứ quán thân trên thân, niệm xứ quán thọ, tâm, pháp trên pháp. Nếu có người nào không thích bốn Niệm xứ thì sẽ không thích Thánh pháp như. Không thích Thánh pháp thì sẽ không thích Thánh đạo. Không thích Thánh đạo như thì sẽ không thích pháp cam lộ. Không thích pháp cam lộ thì sẽ không giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.

Nếu người nào thích tu bốn Niệm xứ thì sẽ thích tu Thánh pháp. Thích tu Thánh pháp thì sẽ thích Thánh đạo. Thích Thánh đạo như thì sẽ thích pháp cam lộ. Thích pháp cam lộ thì được giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.

(Tạp A-hàm, Quyển 44, Kinh Phạm Thiên, số 1189)

285. NHỊ THIỀN

Nếu Tỳ-kheo, với hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy, mà dứt hữu giác, hữu quán, bên trong thanh tịnh nhất tâm, không giác không quán, có hỷ lạc do định sanh, chứng và trụ đệ Nhị thiền; hoặc nhớ nghĩ không hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy; mà đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức tư duy như là bệnh, như là ung nhọt, như là gai nhọn, như là sát hại, là vô thường, khổ, không, vô ngã. Đối với những pháp này tâm sẽ sanh ra nhàm chánxa lìasợ hãi, phòng hộ. Do nhàm chánxa lìa, phòng hộ, bằng pháp giới cam lộ mà tự làm lợi ích cho mình. Đây là tịch tĩnh, đây là thắng diệu, tức là xả ly tất cả hữu dư, ái tận, vô dục, diệt tận, Niết-bàn.

(Tạp A-hàm, Quyển 31, Kinh Đệ Nhị Thiền, số 867)

286. NHIẾP TÂM

Rùa vì sợ dã can

Dấu thân vào trong mai

Tỳ-kheo khéo nhiếp tâm

Dấu kín các giác tưởng

Không nương, không sợ hãi

Kín tâm, chớ nói năng.

(Tạp A-hàm, Quyển 43, Kinh Con Rùa, số 1167)

287. NHƯ-LAI BIẾT NHƯ THẬT

Chư Thiên, người thế gian, đối với sắc thì yêu thích, đắm nhiễm, bám trụ. Sắc này nếu vô thườngbiến đổi, hoặc diệt mất, thì trời và người sẽ cảm thấy rất khổ đau.

Đối với âm thanh, mùi, vị, xúc, pháp cũng yêu thích, đắm nhiễm, bám trụ; nếu các pháp này vô thườngbiến đổi, hoặc diệt mất, thì trời, người sẽ sống trong đau khổ. Đối với sự hiện hữu của sắc, sự tập khởicủa sắc, sự diệt tận của sắc, vị ngọt của sắc, sự tai hại của sắc, sự xuất ly sắc, Như Lai biết như thật. Vì đã biết như thật, nên đối với sắc không còn yêu thích, đắm nhiễm, bám vào. Cho dù nếu sắc này là vô thườngbiến đổi, diệt tận đi nữa, thì vẫn sống an vui. Đối với sự hiện hữu, sự tập khởi, sự diệt tận, vị ngọt, tai hạixuất ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp, nên biết như thật. Khi đã biết như thật thì không còn ưa thích, đắn nhiễm, bám vào. Cho dù sắc này là vô thườngbiến đổi, diệt tận đi nữa, thì vẫn sống an vui.

(Tạp A-hàm, Quyển 13, Kinh Bất Nhiễm Trước, số 308)

288. NIỆM GIÁC PHẦN

Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để cứu?

Các Tỳ-kheo bạch Phật: Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực tìm cách để dập tắt nó.

Phật bảo các Tỳ-kheo: Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được, còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì để đoạn trừ lửa vô thường, nên tu niệm giác phần. Vậy để đoạn trừ những pháp vô thường nào phải tu niệm giác phần? Đoạn trừ sắc vô thường nên tu niệm giác phần, đoạn trừ thọ, tưởng, hành, thức vô thường nên tu niệm giác phần.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Niệm Giác Phần, số 182)

289. NIẾT-BÀN

Niết-bàn là sự đoạn tận vĩnh viễn của tham dục; sự đoạn tận vĩnh viễn sân nhuếngu si; sự đoạn tận vĩnh viễn của tất cả các phiền não. Đó gọi là Niết-bàn.

Bà-la-môn Diêm-Phù-Xa hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất: Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tậptu tập nhiều, thường tu tập, thì chứng đắc Niết-bàn chăng?

Tôn giả Xá-lợi-phất trả lời: Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến đến chánh định.

(Tạp A-hàm, Quyển 18, Kinh Diêm-Phù-Xa, số 490)

290. NIẾT-BÀN TRONG HIỆN TẠI

Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói. Nếu có Tỳ-kheo đối với già, bệnh, chết sanh nhàm tởm, ly dục, diệt tận, không khởi lên các lậu, tâm khéo giải thoát, đó gọi là Tỳ-kheo Bát-niết-bàn ngay trong đời hiện tại.

(Tạp A-hàm, Quyển 15, Kinh Thuyết Pháp, số 365)

291. NIẾT-BÀN VẮNG LẶNG

Như Lai, đã diệt tận ái, tâm khéo giải thoát, nên nói có sanh tử đời sau là không đúng; hoặc không đời sau; hoặc đời sau vừa có, đời sau vừa không; hay chẳng phải có, chẳng phải không đời sau, thì cũng không đúng. Vì Như Lai, đã diệt tận ái, nên tâm khéo giải thoát sâu xa, rộng lớn vô lượngvô số, Niết-bàn vắng lặng.

(Tạp A-hàm, Quyển 32, Kinh Ngoại Đạo, số 905)

292. NƠI AN LẠC

Đạo chánh trực bình đẳng

Phương thoát ly sợ hãi

Cỡi chiếc xe tịch mặc

Che kín bởi pháp tưởng.

Tàm quý vòng dây cổ

Chánh niệm là dây buộc

Trí tuệ người đánh xe

Chánh kiến dẫn đường trước.

Cỗ xe mầu nhiệm ấy

Cùng đưa cả nam nữ

Ra khỏi rừng sanh tử

Chóng đến nơi an lạc.

(Tạp A-hàm, Quyển 22, Kinh Thiên Nữ, số 587)

293. NƠI CHỨNG QUẢ

Ở bất cứ nơi nào, nếu có Tỳ-kheo đi kinh hành và ở nơi đó mà chứng được một trong bốn quả Sa-môn, thì khi Tỳ-kheo ấy mạng chung, thường nhớ đến chỗ mình chứng quả.

Giống như chỗ kinh hành, cũng vậy chỗ đứng, chỗ ngồi, chỗ nằm cũng nói như vậy. Cũng vậy Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Các kinh đều nói như vậy.

294. NÓI DỐI

Đoạn trừ nói hai lưỡi

Không ly gián bạn người

Thường nghĩ hòa kia đây

Là con đường sanh Thiên.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Giới Gì, số 1299)

295. NƯỚC SÔNG

Giống như nước sông phát xuất từ khe núi, nước sâu chảy xiết, dòng nước cuồn cuộn cuốn trôi tất cả những vật chìm nổi. Hai bên bờ sông mọc um tùm nhiều loại cỏ cây, bị dòng nước lớn cuốn rạp cả hai bên bờ. Nhiều người lội qua, số lớn bị nước cuốn trôi, theo dòng chìm đắm; gặp sóng đẩy vào gần bờ, dùng tay chộp lấy cỏ cây, nhưng cây cỏ lại bị đứt và trở lại theo dòng nước cuốn trôi.

Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, nếu chúng sanh phàm phu ngu muội nào không biết như thật về sắc, về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về sự xuất ly sắc; và vì không biết như thật nên đắm nhiễm sắc, ở nơi sắc, nói sắc là ngã, nhưng rồi sắc kia theo đó mà đoạn.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Hà Lưu, số 268)

296. NƯƠNG TỰA CHÍNH MÌNH

Hãy an trú nơi hòn đảo chính mình, an trú nơi nương tựa chính mình, an trú nơi hòn đảo pháp, an trúnơi nương tựa pháp, chứ đừng an trú nơi hòn đảo nào khác, hay nương tựa nơi nào khác.

Tỳ-kheo hãy quán sát chân chánh, an trú nơi hòn đảo chính mình, an trú nơi nương tựa chính mình, an trú nơi hòn đảo pháp, an trú nơi nương tựa pháp, chứ đừng an trú nơi hòn đảo nào khác, hay nơi nương tựa nào khác.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Thập Lục Tỳ Kheo, số 36)

297. NƯƠNG UẾ TẠP DỨT UẾ TẠP

Này cô, thế nào gọi là nương nơi thức ăn uế tạp thì dứt thức ăn uế tạp? Thánh đệ tử đối với sự ăn uống, phải xét lường, suy nghĩ mà ăn, không ăn với ý tưởng đắm đuối lạc thú, không ăn với ý tưởngkiêu mạn, không ăn với ý tưởng trau chuốt, không ăn với ý tưởng làm đẹp, mà chỉ vì duy trì thân, chỉ vì nuôi sống, vì trị cái bệnh đói khát, vì nhiếp thọ phạm hạnh, vì muốn làm dứt các cảm thọ cũ, các cảm thọmới chẳng phát sanh, nuôi lớn theo tập quán cao thượng; hoặc lực, hoặc lạc, hoặc xúc nên trụ như thế. Thí như khách buôn dùng dầu tô hay dầu nấu đặc để bôi xe, không có ý tưởng nhiễm trước, không có ý tưởng kiêu mạn, không có ý tưởng trau chuốt, không ý tưởng làm đẹp mà chỉ vì chuyên chở.

Lại như người bị bệnh ghẻ bôi dầu không ý tưởng nhiễm trước hay ưa thích, không ý tưởng kiêu mạn, không có ý tưởng trau chuốt, không có ý tưởng làm đẹp mà vì lành bệnh ghẻ. Như thế Thánh đệ tử xét lường mà ăn, không ăn với ý tưởng đắm đuối lạc thú, không ăn với ý tưởng kiêu mạn, không ăn với ý tưởng trau chuốt, không ăn với ý tưởng làm đẹp; mà chỉ vì duy trì thân, chỉ vì nuôi sống, vì trị cái bệnh đói khát, vì nhiếp thọ phạm hạnh, vì muốn làm dứt các cảm thọ cũ, các cảm thọ mới chẳng phát sanh, nuôi lớn theo tập quán cao thượng; hoặc lực, hoặc lạc, hoặc xúc, không lỗi lầm, trụ an ổn. Này cô, đó gọi là nương thức ăn thì dứt ăn.

(Tạp A-hàm, Quyển 21, Kinh Tỳ-kheo-ni, số 564)

298. PHÀM PHU BỊ TRÓI BUỘC

Vì sao kẻ phàm phu ngu si không học, không trí tuệ, không sáng suốt, đối với năm thọ ấm, bị hệ phượcbởi ngã kiến, khiến cho tâm bị trói buộc dính mắc mà sanh ra tham dục?

Này Tỳ-kheo, kẻ phàm phu ngu si không học, không trí tuệ, không sáng suốt, thấy rằng sắc là ngã, là khác ngã, hay ở trong nhau. Cũng vậy, thấy thọ, tưởng, hành, thức là ngã, khác ngã, hay ở trong nhau. Những kẻ phàm phu ngu si không học, không trí tuệ, không sáng suốt như vậy, đối với năm thọ ấm nói là ngã và bị hệ phược, làm cho tâm bị hệ phược mà sanh ra tham dục.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Phân Biệt II, số 62)

299. PHÁP AN LẠC

  1. Ta cũng như vậy, như đám ruộng mầu mỡ, phì nhiêu kia, các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni của Ta lại cũng như vậy.
  2. Như đám ruộng trung bình kia, các đệ tử Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di của Ta cũng lại như vậy.
  3. Như đám ruộng xấu nhất của nhà nông kia, cũng vậy, Ta vì các dị học ngoại đạo Ni-kiền Tử.

Ta cũng vì họ mà nói pháp, pháp ban đầu, khoảng giữa, sau cùng đều thiện, nghĩa thiện, vị thiện, thanh tịnh thuần nhấtphạm hạnh thanh bạch, khai thị rõ ràng. Song đối với những người ít nghe pháp, Ta cũng vì họ mà nói và những người nghe pháp nhiều Ta cũng vì họ mà nói. Nhưng trong số những người này, đối với việc khéo nói pháp của Ta, đạt được một câu pháp mà biết được ý nghĩa của nó, thì cũng lại nhờ nghĩa lợi này mà sống yên ổn an lạc mãi mãi.

(Tạp A-hàm, Quyển 32, Kinh Đạo Sư Thị, số 914)

300. PHÁP CAM LỒ

Tỳ-kheo A-lê-sắt-tra bạch Phật: Bạch Thế Tôn, có con đường nào mà tu tậptu tập nhiều, sẽ được pháp cam lộ không?

Phật bảo Tỳ-kheo: Có, đó là tám Thánh đạo phần: Từ chánh kiến cho đến chánh định.

(Tạp A-hàm, Quyển 28, Kinh A-Lê-Sắt-Tra, số 753)

301. PHÁP CHẾT

Những gì thuộc về sắc, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần; tất cả chúng đều là pháp chết; những gì thuộc về thọ, tưởng, hành, thức, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần; tất cả chúng đều là pháp chết.

(Tạp A-hàm, Quyển 6, Kinh Tử Diệt, số 121)

302. PHÁP HOẠI VÀ BẤT HOẠI

Này các Tỳ-kheo, sắc là pháp hoại. Sắc kia diệt, Niết-bàn là pháp bất hoại. Thọ, tưởng, hành, thức là pháp hoại. Thức kia diệt, Niết-bàn, là pháp bất hoại.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Hoại Pháp, số 51)

303. PHÁP KHỔ NÃO

Như tham, đối với nhuế, si, sân, hận, mắng chưởi, chấp chặtganh ghétkeo kiệt, lừa dối, không hổ, không thẹn, mạn, mạn mạn, tăng mạn, ngã mạntăng thượng mạntà mạn, ty mạn, kiêu mạnbuông lungkiêu căngcống caoquanh cohình thức dối trá, dụ lợi, ác lợi, muốn nhiều, muốn thường không cung kính, miệng ác, tri thức ác, không nhẫn, tham đắm, hạ tham, ác tham; thân kiếnbiên kiếntà kiếnkiến thủgiới thủdục áisân nhuế, thùy miên, trạo hối, nghi, hôn túy, quanh quẹo, mạnh bạo, lười biếng, loạn tưởng, nhớ nghĩ không đúng, thân nhơ, không ngay thẳng, không dịu dàng, không khác; tầm cầu dục (dục giác), tầm cầu sân (sân giác), tầm cầu hại, tầm cầu thân thuộc, tầm cầu bờ cõi, tầm cầu nhẹ dễ, tầm cầu yêu nhà người, sầu ưu, não khổ. Đối với những thứ này tất cả cho đến: bị che mờ, không có khả năng tác chứng sự đoạn diệt sắc.

Có một pháp không che mờ, nên có khả năng tác chứng sự đoạn diệt sắc và có khả năng tác chứng sự đoạn diệt thọ, tưởng, hành, thức. Pháp ấy là pháp nào? Là pháp khổ não, vì pháp này không che mờ nên có khả năng tác chứng sự đoạn diệt sắc và cũng có khả năng tác chứng sự đoạn diệt thọ, tưởng, hành, thức.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Tham Dục, số 187)

304. PHÁP KHÔNG BỊ ĐỐT CHÁY

Nếu người nam hay người nữ nào thọ trì tịnh giớitu pháp chân thậtthân thành tựu nghiệp thiện; khẩu, ý thành tựu nghiệp thiện; khi lâm chung tuy thân gặp phải khổ nạn, nằm liệt trên giường bệnh, thân thểchịu nhiều đau đớn, nhưng tâm người ấy nhớ lại pháp thiện trước kia đã tu; thân, khẩu và ý đã thành tựu thiện hạnh.

Lúc bấy giờ, duyên vào những pháp thiện, người ấy nghĩ rằng: ‘Thân, khẩu, ý ta đã tạo ra thiện hạnhnhư vậy, không làm các điều ác, sẽ sanh về đường thiện, không đọa vào đường ác, tâm không có gì hối hận.’ Do tâm không biến hối, nên mạng chung với thiện tâm, qua đời sau thiện vẫn tiếp tục. Đó gọi là pháp không đốt cháy.

(Tạp A-hàm, Quyển 47, Kinh Thiêu Đốt, số 1244)

305. PHÁP KHÔNG CÓ CHUNG CÙNG

Như người cầm bốn thứ cung cứng, dùng hết sức mạnh bắn vào bóng cây đa-la, qua nhanh không trở ngại. Cũng vậy, bốn hạng Thanh văn của Như Lai, với tăng thượng phương tiệnlợi căntrí tuệ, sống đến một trăm năm tuổi thọ; đối vối pháp được giảng thuyết, được truyền trao bởi Như Lai, chỉ trừ lúc ăn uống, ngủ nghỉ, bổ tả, trong khoảng trung gian, thường nói, thường nghe, với trí tuệ sáng suốt lanh lợi, đối với những gì Như Lai đã dạy, triệt để lãnh thọgiữ gìn, không chướng ngại; ở chỗ Như Lai không có gì để hỏi thêm.

Như Lai nói pháp không có chung cực. Nghe pháp suốt cả đờicho đến khi trăm tuổi mạng chung, mà pháp được Như Lai nói vẫn không cùng tận.

Nên biết, vô lượng vô biêndanh thâncú thân, vị thân, mà Như Lai đã thuyết cũng lại vô lượng, không có chung cực; đó chính là bốn Niệm xứ. Những gì là bốn? Thân niệm xứ; thọ, tâm, pháp niệm xứ.

(Tạp A-hàm, Quyển 24, Kinh Cung, số 612)

306. PHÁP SANH DIỆT

Nếu có người nói rằng ‘mắt là ta’, điều này chẳng đúng. Vì sao? Vì mắt là sanh diệt. Nếu mắt là ta thì ta này phải chịu sanh tử. Cho nên nói mắt là ta, điều này chẳng đúng. Cũng vậy, hoặc là sắc, hoặc nhãn thức, hoặc nhãn xúc, hoặc cảm thọ sanh bởi nhãn xúc, nếu là ta, thì điều này cũng chẳng đúng. Vì sao? Vì thọ do mắt tiếp xúc sanh ra, nó là pháp sanh diệt; nếu thọ do mắt tiếp xúc sanh ra là ta, thì ta này phải chịu sanh tử. Cho nên nói thọ do nhãn xúc sanh ra là ta, thì điều này không đúng. Vì vậy, thọ do mắt tiếp xúc sanh ra chẳng phải là ta.

Cũng vậy, thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý tiếp xúc sanh ra chẳng phải ta. Vì sao? Vì thọ do ý tiếp xúc sanh ra, nó là pháp sanh diệt; nếu là ta thì ta này phải chịu sanh tử, cho nên nói thọ do ý tiếp xúc sanh ra là ta, thì điều này chẳng đúng. Cho nên thọ do ý tiếp xúc sanh ra chẳng phải là ta.

Như vậy, này các Tỳ-kheo, nên biết như thật cái được tác thành bởi trí, cái được tác thành bởi mắt, cái được tác thành bởi tịch diệt, khai phát thần thông, chánh hướng Niết-bàn.

(Tạp A-hàm, Quyển 13, Kinh Đại Thọ, số 284)

307. PHÁP SƯ

Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la, nói già, chết là đáng ghê tởm, ly dục, diệt tận, đó gọi là Pháp sưHay nói rằng: Sanh, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, lục nhậpdanh sắc, thức là đáng chán chê, ly dục, diệt tận, thì đó cũng gọi là Pháp sư. Nếu Tỳ-kheo nào, đối với già, chết mà nhàm tởm, lo sợ, hướng đến ly dục, diệt tận, thì đó gọi là Pháp sưCho đến, đối với thức mà nhàm tởm, lo sợ, hướng đến ly dục, diệt tận, thì đó cũng gọi là Pháp sư. Nếu Tỳ-kheo nào, đối với già chết mà nhàm tởm, lo sợ, ly dục, diệt tận, không khởi các lậu, tâm khéo giải thoát, thì đó gọi là Pháp sưCho đến, đối với thức mà nhàm tởm, lo sợ, ly dục, diệt tận, không khởi các lậu, tâm khéo giải thoát, thì đó gọi là Pháp sư.

(Tạp A-hàm, Quyển 12, Kinh Đại Thọ, số 284)

308. PHÁP THẾ GIAN Ở TRONG THẾ GIAN

Tỳ-kheo, có những pháp thế gian, ở trong thế gian, Ta đã tự chứng tri, tự giác ngộ, rồi vì mọi người mà phân biệt, giảng nói, hiển thị, nhưng những kẻ mù không có mắt trong thế gian đã không biết, không thấy, đó không phải là lỗi của Ta.

Tỳ-kheo, những gì là pháp thế gian ở trong thế gian mà Ta đã tự chứng tri, tự giác ngộ, rồi vì mọi ngườiphân biệt, giảng nói, hiển hiện, nhưng những kẻ mù không mắt, không biết không thấy? Tỳ-kheo, đó là, sắc là pháp vô thường, khổ, biến dịch, nó là pháp thế gian ở trong thế gian. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, khổ, là pháp thế gian ở trong thế gian.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Ngã, số 37)

309. PHÁP THOẠI CHÓI SÁNG

Nếu không có thuyết pháp

Khó phân rõ ngu, trí

Đây ngu! Đây trí tuệ

Không do đâu hiển hiện.

Khéo nói pháp tươi mát

Nhân thuyết trí rõ ràng

Thuyết pháp là sáng chiếu

Sáng chói cờ Đại tiên.

(Tạp A-hàm, Quyển 38, Kinh Tỳ-Xá-Khư, số 1069)

310. PHẬT

Trời, Rồng, Càn-thát-bà

Khẩn-na-la, Dạ-xoa

A-tu-la không lành

Những La-hầu-la-già.

Nhân cùng chẳng phải Nhân

Đều do phiền não sanh

Lậu hoặc phiền não này

Tất cả, Ta đã bỏ.

Đã phá, đã diệt sạch

Như hoa Phân-đà-lợi

Tuy sanh từ trong nước

Nhưng chưa từng dính nước.

Ta tuy sanh thế gian

Chẳng bị nhiễm thế gian

Nhiều kiếp thường lựa chọn

Thuần khổ không chút vui.

Tất cả hành hữu vi

Thảy đều bị sanh diệt

Trừ nhơ, không lay động

Đã nhổ sạch gai góc.

Cùng tột bờ sanh tử

Cho nên gọi là Phật.

(Tạp A-hàm, Quyển 4, Kinh Phật II, số 101)

311. PHONG

Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Gió không thổi, lửa không cháy, nước không chảy, tên không bắn, mang thai không sanh, sữa không vắt, mặt trời mặt trăng mọc mà như lặn hoặc sáng hoặc tối, không thể biết?

Do có sắc, sanh khởi sắc, hệ lụyđắm đuối sắc, nơi sắc thấy ngã, cho nên, ưu, bi, khổ, não chưa khởi thì khiến cho khởi; ưu, bi, khổ, não đã khởi, thì khiến tăng trưởng rộng thêm. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Phong, số 164)

312. PHƯỚC LỢI TỪ SỰ NGHE PHÁP THOẠI

  1. Nếu có Tỳ-kheo nào trước khi chưa bệnh, chưa đoạn năm hạ phần kết. Khi bệnh phát khởithân thể đau đớntâm không điều hòa, mạng sống suy mòn, nhưng được nghe Đại Sư chỉ dạy, nhắc nhở, nói nhiều pháp. Khi được nghe pháp xong, đoạn năm hạ phần kết.
  2. Nếu có Tỳ-kheo nào, trước khi chưa bệnh, chưa đoạn năm hạ phần kết. Sau đó bệnh phát khởithân thể đau đớn, mạng sống suy mòn dần, không nhờ được nghe Đại Sư chỉ dạy, nhắc nhở, nói pháp, nhưng gặp được các vị Đại đức đa văn, tu phạm hạnh, chỉ dạy, nhắc nhở, thuyết pháp. Khi được nghe pháp xong, đoạn năm hạ phần kết.
  3. Nếu Tỳ-kheo nào trước khi chưa bệnh, chưa đoạn năm hạ phần kết... cho đến mạng sống suy mòn, không được nghe Đại Sư chỉ dạy, nhắc nhở, thuyết pháp; lại không nghe các vị Đại đức đa văn phạm hạnh chỉ dạy, nhắc nhở, thuyết pháp; nhưng trước kia đã lãnh thọ pháp, một mình ở nơi vắng lặng tư duyquán sát, đoạn được năm hạ phần kết.
  4. Nếu có Tỳ-kheo nào, trước khi chưa bệnh đã đoạn năm hạ phần kết, nhưng chưa được ái tận giải thoát vô thượngtâm không khéo giải thoát khỏi các lậu. Sau đó tuy mắc bệnh, thân bị khổ đau, mạng sống suy mòn, nhưng nghe được Phật chỉ dạy, nhắc nhở, thuyết pháp, được ái tận giải thoát vô thượng, chẳng khởi các lậu, lìa dục giải thoát.
  5. Nếu có Tỳ-kheo nào, trước khi chưa bệnh đã đoạn năm hạ phần kết, nhưng chưa được ái tận giải thoát vô thượng, chưa ly dụcgiải thoát khỏi các lậu. Sau đó biết thân khởi bệnh, chịu khổ đau vô cùng. Tuy chẳng được Đại Sư chỉ dạy, nhắc nhở, thuyết pháp, nhưng lại được các vị Đại đức đa vănphạm hạnh khác chỉ dạy, nhắc nhở, thuyết pháp, được ái tận giải thoát vô thượng, chẳng khởi các lậu, ly dụcgiải thoát.
  6. Nếu có Tỳ-kheo nào, trước khi chưa bị bệnh, đã đoạn năm hạ phần kết, nhưng chưa được ái tận giải thoát vô thượng, không ly dụcgiải thoát khỏi các lậu. Sau đó thân bệnh khởi, sanh khổ đau vô cùng. Tuy không được Phật chỉ dạy, nhắc nhở, thuyết pháp, cũng không được các vị Đại đứcđa văn khác chỉ dạy, nhắc nhở, nói pháp, nhưng ở chỗ vắng lặng tư duycân nhắcquán sát, được ái tận giải thoát vô thượng, không khởi các lậu, ly dụcgiải thoát.

A-nan, đó gọi là được phước lợi từ sự tư duy những gì đã được nghe từ giáo pháp.

Duyên gì các căn Tỳ-kheo Phả-cầu-na không được vui tươitướng mạo thanh tịnh, da dẻ nhuận tươi, trước khi Tỳ-kheo Phả-cầu-na chưa bị bệnh, chưa đoạn năm hạ phần kết? Tỳ-kheo này tự mình được nghe từ sự chỉ dạy, nhắc nhở, thuyết pháp của Đại Sư, đoạn năm hạ phần kết.

(Tạp A-hàm, Quyển 37, Kinh Phả-Cầu-Na, số 1023)

313. QUA BỜ KIA

Biển cả sóng cuồn cuộn

Quỷ, ác trùng, ghê sợ

Khó vượt nhưng vượt được

Vĩnh viễn đoạn tập khởi.

Dứt trừ tất cả khổ

Không tái sanh đời khác

Vĩnh viễn trụ Niết-bàn

Không còn buông lung nữa.

(Tạp A-hàm, Quyển 8, Kinh Đại Hải II, số 217)

314. QUA DÒNG SÂU

Năm đoạn trừ, năm xả

Đối năm căn tu thêm

Vượt lên năm hòa hợp

Tỳ-kheo qua dòng sâu.

(Tạp A-hàm, Quyển 36, Kinh Đoạn trừ, số 1002)

315. QUÁ KHỨ ĐƯƠNG ĐOẠN

Nếu pháp quá khứ là vô thường, thì nên đoạn trừ; khi đã đoạn trừ pháp này rồi, thì sẽ được nhiều lợi íchvà luôn luôn được an lạc. Pháp quá khứ nào là vô thường? Sắc quá khứ là pháp vô thường, dục quá khứ là pháp vô thường, nên pháp này phải đoạn trừ; khi đã đoạn trừ pháp này rồi, thì sẽ được nhiều lợi ích và luôn luôn được an lạc; đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Quá Khư Đương Đoạn, số 173)

316. QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI

Với quá khứ không lo

Vị lai không mơ thích

Hiện tại tùy chỗ được

Chánh trí buộc giữ niệm.

Ăn uống luôn buộc niệm

Nhan sắc thường tươi sáng

Tâm, tưởng ruỗi vị lai

Buồn tiếc theo quá khứ.

Lửa ngu si tự nấu

Như mưa đá chết cỏ.

(Tạp A-hàm, Quyển 36, Kinh A-Luyện-Nhã, số 995)

317. QUẢ TỪ NĂM CĂN

Nếu Tỳ-kheo nào đối với năm Căn này, hoặc nhạy bén hay đầy đủ, thì đạt A-la-hán; hoặc mềm hay yếu kém, thì đạt A-na-hàm; hoặc mềm hay yếu kém hơn thì đạt Tư-đà-hàm; hoặc mềm hay yếu kém hơn nữa thì đạt Tu-đà-hoàn. Người nào đầy đủ, thì thành tựu việc đầy đủ; người nào không đầy đủ, thì thành tựu việc không đầy đủ. Đối với năm Căn này không phải trống không, không quả. Nếu người nào đối với năm Căn này tất cả đều cho là không, thì Ta nói họ thuộc về số phàm phu ngoại đạo.

(Tạp A-hàm, Quyển 26, Kinh Hướng, số 652)

318. QUÁN

Có năm thọ ấm. Đó là, sắc thọ ấm. Tỳ-kheo đối với sắc nhàm tởm, ly dụctịch diệt, không làm sanh khởigiải thoát. Đó gọi là Như LaiỨng CúngĐẳng Chánh Giác. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức; nhàm tởm, ly dụctịch diệt, không làm sanh khởigiải thoát. Đó gọi là Như LaiỨng CúngĐẳng Chánh Giác.

Tỳ-kheo, đối với sắc nhàm tởm, ly dụctịch diệt, không làm sanh khởigiải thoát. Đó gọi là A-la-hán tuệ giải thoát. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức; nhàm tởm, ly dụctịch diệt, không làm sanh khởigiải thoát. Đó gọi là A-la-hán tuệ giải thoát.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Quán, số 75)

319. QUAN ĐIỂM VỀ THẾ GIỚI

Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Thế gian là thường; thế gian là vô thườngthế gian là thường – vô thườngthế gian là chẳng phải thường, chẳng phải vô thườngThế gian là hữu biênthế gian là vô biênthế gian là hữu biên – vô biênthế gian là chẳng phải hữu biên, chẳng phải vô biên. Mạng tức là thân, mạng khác thân khác. Sau khi Như Lai mất là có, sau khi Như Lai mất là không; sau khi Như Lai mất là vừa có vừa không; sau khi Như Lai mất là vừa chẳng phải có vừa chẳng phải chăng’?

Do có sắc, sanh khởi sắc, hệ lụyđắm đuối sắc, nơi sắc thấy ngã, cho nên, ưu, bi, khổ, não chưa khởi thì khiến cho khởi; ưu, bi, khổ, não đã khởi, thì khiến tăng trưởng rộng thêm. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Thế Gian Thường, số 168)

320. QUÁN SÁT NỮ NHÂN

‘Tỳ-kheo các ông, nếu gặp người nữ lớn tuổi thì nên coi như mẹ. Gặp người trung niên thì nên coi như chị em. Gặp người non trẻ thì nên coi như con. Vì nguyên nhân này nên các Tỳ-kheo tuổi trẻ xuất giachưa bao lâu ở trong Pháp luật này sống an lạcan ổn, các căn hòa duyệttướng mạo sáng sủa, da dẻ tươi mát, thích tĩnh, ít động, kham năng suốt đời tu trì phạm hạnhthanh tịnh thuần nhất.

(Tạp A-hàm, Quyển 43, Kinh Tân-Đầu-Lô, số 1165)

321. QUY Y TAM BẢO

Bạch Thế Tôn, nhưng khi con thấy những người mang thai, con liền chỉ bày họ nên vì con mình quy y Phậtquy y Phápquy y Tỳ-kheo Tăng. Sau khi đứa bé ra đời, con dạy nó về tam quy; đến khi hiểu biết, lại dạy nó trì giớiGiả sử tôi tớ hạ tiện, người ngoài nào có mang và sanh con, con cũng chỉ bày như vậy. Nếu có người bán nô tỳ, con liền đến nói với họ rằng: ‘Hiền giả, tôi muốn mua người, nhưng anh nên quy y Phậtquy y Phápquy y Tỳ-kheo Tăng, thọ trì cấm giới. Theo lời tôi dạy, mau thọ trì năm giới. Sau đó tùy giá mà mua, nếu không theo lời chỉ dạy của tôi thì không chịu mua.’ Hoặc có khách trọ hay người làm thuê, trước tiên con cũng yêu cầu thọ tam quyngũ giới, rồi sau đó con mới nhận họ. Hoặc lại có người đến xin làm học trò, hay đến xin vay lấy lãi, con cũng đều yêu cầu thọ tam quyngũ giới, sau đó mới chịu nhận.

Lại nữa, khi nào nhà con cung dưỡng Phật và Tỳ-kheo Tăng thì đọc tên cha mẹ, anh em, vợ conthân thuộc quen biếtquốc vương đại thần, chư thiênlong thần, hoặc kẻ còn người mất, Sa-môn hay Bà-la-môn, nội ngoại quyến thuộc, dưới cho đến nô bộc đều đọc tên họ, vì họ chú nguyện. Hơn nữa, con được nghe từ Thế Tôn dạy, nhờ duyên xưng tên chú nguyện nên đều được sanh lên trời. Hoặc nhân bố thí ruộng vườn, nhà cửa, giường nằm; hoặc nhân thường bố thí, hoặc bố thí cho người đi đường, nhỏ cho đến bố thí cho chúng sanh một nắm nhỏ, nhờ những nhân duyên này thảy được sanh lên trời.

(Tạp A-hàm, Quyển 47, Kinh Gia Nhân, số 1241)

322. QUYẾN THUỘC LẪN NHAU

Chúng sanh từ vô thỉ sanh tử luân chuyển mãi, mà không biết biên tế tối sơ của khổ. Các Tỳ-kheo, nếu thấy chúng sanh mà khởi ái niệm hoan hỷ, thì nên nghĩ rằng: ‘Chúng sanh như vậy, trong đời quá khứchắc chắn đã từng là cha mẹ, anh em, vợ conquyến thuộc, thầy bạn, tri thức của chúng ta, cứ mãi mãiluân chuyển sanh tử như vậy, không biết biên tế tối sơ của khổ. Cho nên các Tỳ-kheo, nên học như vầy: Hãy nỗ lực tinh cần, đoạn trừ các hữu, chớ cho tăng trưởng.

(Tạp A-hàm, Quyển 34, Kinh Ái Niệm, số 945)

323. RƠI VÀO BẪY MA

Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào mắt quen gần gũi sắc, thì bị rơi vào chỗ tự tại của ma, cho đến không giải thoát được sự trói buộc của ma. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào, mà mắt không quen gần gũi sắc, không bị rơi vào chỗ tự tại của ma, cho đến, sẽ giải thoátđược sự trói buộc của ma. Đối với tai mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 9, Kinh Tập Cận, số 247)

324. RUỘNG PHƯỚC CỦA THẾ GIAN

Có sáu thường hành. Đó là, nếu Tỳ-kheo mắt thấy sắc, mà an trụ với tâm xả, thấy không khổ, không lạc, chánh niệmchánh trí. Tai đối với thanh, mũi đối với mùi, lưỡi đối với vị, thân đối với xúc, ý đối với pháp mà an trụ với tâm xả, thấy không khổ, không lạc, chánh niệmchánh trí.

Nếu Tỳ-kheo nào thành tựu sáu pháp thường hành này, là điều thế gian khó làm được, thì người này đáng được phụng sựcung kínhcúng dường là ruộng phước vô thượng của thế gian.

(Tạp A-hàm, Quyển 13, Kinh Lục Thường Hành III, số 341)

325. RUỘNG PHƯỚC NÀO LỚN

Này Đại vương, cũng vậy, Sa-môn, Bà-la-môn, xa lìa năm chi, thành tựu năm chi, kiến lập phước điền; nếu ai thí vào ruộng phước này thì được phước lợi lớn, được quả báo lớn. Những gì là lìa bỏ năm chi? Tham dục cáisân nhuếngu sitrạo hốinghi cái đã đoạn, đã biến tri. Đó gọi là lìa bỏ năm chi. Những gì là thành tựu năm chi? Thành tựu giới thân vô họcđịnh thân vô họctuệ thângiải thoát thângiải thoát tri kiến thân. Đó gọi là thành tựu năm chi.

Này Đại vương, người nào lìa bỏ năm chi, thành tựu năm chi, kiến lập phước điền, thí vào ruộng phướcnày thì sẽ được quả báo lớn.

(Tạp A-hàm, Quyển 42, Kinh Ứng Thí, số 1145)

326. SẮC BỊNH, KHỔ SANH

Sắc không có ngã. Nếu sắc mà có ngã thì bệnh, khổ không thể sanh nơi sắc được, cũng không thể có ước muốn khiến cho như vầy hay không như vầy đối với sắc được. Vì sắc là vô ngã, cho nên nơi sắc bệnh, khổ sanh và cũng có thể có ước muốn khiến cho như vầy hay không như vầy được. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Ngũ Tỳ Kheo, số 34)

327. SẮC HỆ LỤY

Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì mà nếu ưu, bi, khổ, não chưa khởi thì khiến cho nó khởi; ưu, bi, khổ, não đã khởi, thì khiến cho nó càng tăng trưởngrộng lớn thêm?

Do có sắc, sanh khởi sắc, hệ lụyđắm đuối sắc, nơi sắc thấy ngã, cho nên, ưu, bi, khổ, não chưa khởi thì khiến cho khởi; ưu, bi, khổ, não đã khởi, thì khiến tăng trưởng rộng thêm. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Ưu Não Sanh Khởi, số 139)

328. SẮC KHỞI, KHỔ KHỞI

Nếu sắc khởi, trụ, xuất thì khổ ở đây khởi, bệnh ở đây trụ, già, chết ở đây xuất. Đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.

Tỳ-kheo, nếu sắc diệt, ngừng nghỉ, biến mất thì khổ ở đây diệt, bệnh ở đây dừng, già chết ở đây biến mất. Đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Quán, số 75)

329. SẮC LÀ GAI NHỌN LÀM TỔN THƯƠNG

Thí như bên cạnh thôn xóm có khu rừng nại nhiều cây gai nhọn. Khi ấy có người vào rừng có công việc. Sau khi vào rừng, thấy trước sau, phải trái, trên dưới hoàn toàn là gai nhọn. Bấy giờ người kia chánh niệm mà đi, chánh niệm tới luichánh niệm mở mắt sáng, chánh niệm nhìn thẳng, chánh niệm khom người. Vì sao? Vì không để gai nhọn làm tổn thương thân mình. Thánh đệ tử đa văn cũng lại như vậy. Nếu y tựa nơi làng xóm, thành ấp; sáng sớm đắp y, ôm bát vào xóm khất thực, phải khéo nhiếp hộ thân và giữ gìn tâm mình, chánh niệm an trúchánh niệm mà đi, chánh niệm mở mắt sáng, chánh niệm quán sát. Vì sao? Vì không để cho gai nhọn làm tổn thương đến Chánh pháp luật. Thế nào là gai nhọn làm tổn thương đến Chánh pháp luật? Là sắc vừa ý, đáng yêu, đáng nhớ. Đó gọi là gai nhọn làm tổn thươngđến Thánh pháp luật.

(Tạp A-hàm, Quyển 43, Kinh Rắn Độc, số 1172)

330. SẮC LÀ KHỔ

Sắc là khổ. Nếu sắc không phải là khổ, thì đối với sắc sẽ không có bệnh, có khổ sanh ra và cũng không nên muốn như thế này hay không thể như thế này. Vì sắc là khổ và vì sắc là khổ nên bệnh sanh ra nơi sắc, đối với sắc cũng có thể muốn như thế, hay không khiến như thế. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

Tỳ-kheo, sắc là thường hay vô thường?

Các Tỳ-kheo bạch PhậtThế Tôn, là vô thường.

Này các Tỳ-kheo, vô thường có phải là khổ?

Các Tỳ-kheo bạch Phật: Bạch Thế Tôn, là khổ.

Này các Tỳ-kheo, nếu vô thường, khổ là pháp biến dịch; vậy đa văn Thánh đệ tử ở trong đó có thấy ngã, khác ngã, hay ở trong nhau không?

Các Tỳ-kheo bạch PhậtThế Tôn, không.

Đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy. Cho nên, Tỳ-kheo, những gì thuộc về sắc, hoặc quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc vị lai; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần; tất cả chúng đều chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong nhau, quán sát như thật. Thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy. Đa văn Thánh đệ tử đối với sắc sẽ được giải thoát, đối với thọ, tưởng, hành, thức sẽ được giải thoát. Ta nói người này sẽ giải thoát sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não và tụ lớn thuần khổ.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Khổ, số 87)

331. SẮC LÀ PHÁP BIẾN DỊCH

Sắc là vô thường, là pháp biến dịch, yểm ly, ly dục, diệt tận, tịch tĩnh. Sắc như vậy từ xưa tới nay, tất cả đều là pháp vô thường, khổ, biến dịch. Khi đã biết như vậy rồi, thì tất cả các lậu, hại, xí nhiên, ưu não đã từng duyên vào sắc này mà sanh ra, thảy đều bị đoạn diệt. Khi đã đoạn diệt rồi, thì không còn gì để chấp trước. Khi đã không còn gì để chấp trước rồi, thì sống an lạc. Khi đã sống an lạc rồi, thì đạt đượcBát-niết-bàn. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Tam Chánh Sĩ, số 35)

332. SẮC LÀ VỌNG TƯỞNG

Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Sắc là ngã, ngoài ra chỉ là vọng tưởngphi sắc phi phi sắc là ngã, ngoài ra chỉ là vọng tưởng; ngã là hữu biênngoài ra chỉ là vọng tưởng; ngã là vô biênngoài ra chỉ là vọng tưởng; ngã chẳng phải là hữu biên và chẳng phải là vô biênngoài ra chỉ là vọng tưởng; một tưởng, đa dạng thứ tưởng, nhiều tưởng, vô lượng tưởng; ngã chỉ một mực là lạc, chỉ một mực là khổ, hoặc vừa khổ vừa lạc, không khổ-không lạc ngoài ra chỉ là hư danh’?

Do có sắc, sanh khởi sắc, hệ lụyđắm đuối sắc, nơi sắc thấy ngã, cho nên, ưu, bi, khổ, não chưa khởi thì khiến cho khởi; ưu, bi, khổ, não đã khởi thì khiến tăng trưởng rộng thêm. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Sắc Thị Ngã II, số 167)

333. SẮC NHƯ GIỌT NƯỚC

Giống như nước lớn sông Hằng cuộn lên, bọt nước theo dòng chảy mà tụ lại. Nếu như người nào có mắt sáng quán sátphân biệt thật kỹ thì lúc quán sátphân biệt thật kỹ đó, sẽ thấy rằng không có gì cả, không gì là bền chắc, không gì là chắc thật, không gì là kiên cố. Vì sao? Vì trong nhóm bọt nước nổi kia không có gì là chắc thật.

Cũng vậy những gì thuộc về sắc, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần, Tỳ-kheo, hãy quán sáttư duyphân biệt thật kỹ, không gì là có, không gì là bền chắc, không gì là chân thật, không có gì là kiên cố; chúng như bệnh, như ung nhọt, như gai nhọn, như sát hại; là vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì sao? Vì sắc vốn không chắc thật.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Bào Mạt, số 265)

334. SẮC THÂN NHƯ-LAI

Thế Tôn hỏi Tiên-ni: Thế nào, Tiên-ni, sắc có phải là Như Lai không?

Tiên-ni đáp: Bạch Thế Tôn, không.

Hỏi: Thọ, tưởng, hành, thức có phải là Như Lai không?

Đáp: Bạch Thế Tôn, không.

Hỏi: Ngoài sắc có Như Lai không? Ngoài thọ, tưởng, hành, thức có Như Lai không?

Đáp: Bạch Thế Tôn, không.

Hỏi: Trong sắc có Như Lai không? Trong thọ, tưởng, hành, thức có Như Lai không?

Đáp: Bạch Thế Tôn, không.

Hỏi: Trong Như Lai có sắc không? Và trong Như Lai có thọ, tưởng, hành, thức không?

Đáp: Bạch Thế Tôn, không.

Hỏi: Phi sắc, phi thọ, tưởng, hành, thức có Như Lai không?

Đáp: Bạch Thế Tôn, không.

Phật bảo Tiên-ni: Các đệ tử của Ta nghe những gì Ta đã nói mà không hiểu nghĩa lý để khởi vô giánđẳng đối với mạn. Vì phi vô gián đẳng nên mạn không bị đoạn trừ. Vì không dứt trừ được mạn, nên khi bỏ ấm này thì ấm khác tiếp nối sinh. Do vậy, này Tiên-ni, Ta ký thuyết cho các đệ tử, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào chỗ này hay chỗ kia. Vì sao? Vì mạn còn sót lại.

Này Tiên-ni, những người đệ tử này, Ta không bảo là khi bỏ ấm này rồi, họ sẽ sinh vào chỗ này hay chỗ kia. Vì sao? Vì không có nhân duyên để có thể ký thuyết. Nếu muốn Ta ký thuyết, Ta sẽ ký thuyết rằng, họ đã đoạn trừ các ái dụcvĩnh viễn xa lìa kết sử hữu, chánh ý giải thoát, tận cùng mé khổ. Từ xưa tới nay và ngay trong hiện tại, Ta thường nói, mạn quá, mạn tập, mạn sanh, mạn khởi; nếu đối với mạn mà thường xuyên quán sát thì các khổ sẽ không sanh.

(Tạp A-hàm, Quyển 5, Kinh Tiên Ni, số 105)

335. SẮC THỊ NGÃ

Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Sắc là ngã, ngoài ra chỉ là hư danh; không sắc là ngã, ngoài ra chỉ là hư danh; sắc phi sắc là ngã, ngoài ra chỉ là hư danh; phi sắc phi phi sắc là ngã, ngoài ra chỉ là hư danh; ngã là hữu biênngoài ra chỉ là hư danh; ngã là vô biênngoài ra chỉ là hư danh; ngã là hữu biên và vô biênngoài ra chỉ là hư danh; ngã chẳng phải là hữu biên và chẳng phải là vô biênngoài ra chỉ là hư danh; một tưởng, đa dạng thứ tưởng, nhiều tưởng, vô lượng tưởng; ngã chỉ một mực là lạc, chỉ một mực là khổ, hoặc vừa khổ vừa lạc, không khổ không lạc ngoài ra chỉ là hư danh’?

Do có sắc, sanh khởi sắc, hệ lụyđắm đuối sắc, nơi sắc thấy ngã, cho nên, ưu, bi, khổ, não chưa khởi thì khiến cho khởi; ưu, bi, khổ, não đã khởi, thì khiến tăng trưởng rộng thêm. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Sắc Thị Ngã, số 166)

336. SẮC THỌ ẤM

Cái gì có thể phân tán, trở ngại, thì cái đó gọi là sắc thọ ấm. Như bàn tay, đá, gậy, dao, bị trở ngại bởi ngón tay; hoặc do lạnh, nóng, khát, đói, hoặc do xúc bởi muỗi mòng, độc trùng, mưa gió; đó gọi là trở ngại do xúc. Cho nên, chướng ngại, đó là sắc thọ ấm. Lại nữa, sắc thọ ấm này là vô thường, khổ, biến dịch.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Tam Thế Ấm Thế Thực, số 46)

337. SẮC, LỰC VÀ NHANH NHẸN

Thế nào là có đủ sắc? Là hàng thiện nam sống an trụ tịnh giớiluật nghi Ba-la-đề-mộc-xoa, có đầy đủ oai nghi hành xử, thấy tội vi tế thường phát sanh lòng sợ hãithọ trì học giới. Đó gọi là có đủ sắc.

Thế nào là có đủ lực? Đối với pháp ác bất thiện đã sanh khiến đoạn diệtphát khởi ý dục, tinh cầnphương tiệnnhiếp thọ tăng trưởng. Đối với pháp ác bất thiện chưa sanh không cho sanh khởiphát khởi ý dục, tinh cần phương tiệnnhiếp thọ tăng trưởng. Đối với pháp thiện chưa sanh khiến sanh khởiphát khởi ý dục, tinh cần phương tiệnnhiếp thọ tăng trưởng. Đối với pháp thiện đã sanh, an trụ không cho mất, phát khởi ý dục, tinh cần phương tiệnnhiếp thọ tăng trưởng. Đó gọi là có đủ lực.

Thế nào là có đủ nhanh nhẹn? Là biết như thật ‘Đây là Khổ Thánh đế’... cho đến đạt được A-la-hán, không còn tái sanh đời sau nữa, đó gọi là có đủ nhanh nhẹn, hay gọi là hàng thiện nam có đủ sắc, có đủ lực, có đủ nhanh nhẹn.

(Tạp A-hàm, Quyển 33, Kinh Tam II, số 920)

338. SÁM HỐI

Tôn giả A-nan bảo Tỳ-kheo-ni: Bây giờ cô đã chân thật tự thấy tội, biết lỗi, ngu sibất thiện. Cô tự biết đã tạo tội xấu xa. Cô tự biết, tự thấy và ăn năn lỗi lầm, ở đời vị lai sẽ được đầy đủ giới. Nay tôi nhận sự sám hối của cô, vì thương xót muốn khiến cô được tăng trưởng pháp lành trọn không thoái giảm. Vì sao? Vì nếu người tự thấy tội, tự biết tội, luôn sám hối thì ở đời vị lai sẽ được đầy đủ giới, pháp lành tăng trưởng, trọn không thoái giảm.

(Tạp A-hàm, Quyển 21, Kinh Tỳ-kheo-ni, số 564)

339. SÂN NHUẾ TRIỀN CÁI

Những gì là thức ăn của sân nhuế triền cái? Đó là tướng chướng ngại. Đối với tướng ấy mà không tư duy đúng, thì sân nhuế cái chưa khởi sẽ khiến khởi; sân nhuế cái đã khởi rồi thì có thể khiến cho tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của sân nhuế triền cái.

(Tạp A-hàm, Quyển 27, Kinh Thực, số 715)

340. SANH CÕI LÀNH

Ví như ven thành ấp, làng xóm, có cánh đồng hoang chợt bốc lửa lớn. Có người có khả năng dùng tay, chân để dập tắt lửa. Nên biết, các chúng sanh sống nương cây cỏ đều không bị hại. Cũng vậy, Sa-môn, Bà-la-môn an trụ nơi sanh mà sanh tưởng bất hại, không lìa bỏ, không loại bỏ, không nhả ra, ngay hiện tại sống lạc; không khổ, không khốn quẫn, không thất vọng, không nóng bứcsau khi chết sanh vào cõi lành.

(Tạp A-hàm, Quyển 17, Kinh Nhân, số 458)

341. SANH CÕI TRỜI

Phụng dưỡng cho cha mẹ

Và tôn trưởng gia tộc

Lời nhu hòa, cung kính

Tránh lời thô, hai lưỡi.

Điều phục tâm keo kiệt

Thường nói lời chân thật

Trời Tam thập tam kia

Thấy người hành bảy pháp.

Tất cả đều nói rằng

Tương lai sanh cõi này.

(Tạp A-hàm, Quyển 40, Kinh số 1104)

342. SANH HỶ

Ai ở nơi mắt mà sanh hỷ, thì đối với khổ cũng sanh hỷ. Ai đối với khổ mà sanh hỷ, Ta nói người đó không thể giải thoát khổ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý mà sanh hỷ, thì đối với khổ cũng sẽ sanh hỷ. Ai đối với khổ mà sanh hỷ, Ta nói người đó không thể giải thoát khổ.

Này các Tỳ-kheo, ai đối với mắt mà không sanh hỷ, thì đối với khổ cũng không sanh hỷ. Ai đối với khổ mà không sanh hỷ, Ta nói người đó có thể giải thoát khổ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý mà không sanh hỷ, thì đối với khổ cũng không sanh hỷ. Ai đối với khổ mà không sanh hỷ, Ta nói người đó có thể giải thoát khổ.

(Tạp A-hàm, Quyển 8, Kinh Sanh Hỷ, số 194)

343. SANH TỬ ĐỊNH LƯỢNG

Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy:

‘Ở đây có mười bốn trăm ngàn cửa sanh, sáu mươi ngàn, sáu trăm; có năm nghiệp, ba nghiệp, hai nghiệp, một nghiệp, nửa nghiệp; sáu mươi hai đạo tích, sáu mươi hai nội kiếp, một trăm hai mươi Nê-lê, một trăm ba mươi căn, ba mươi sáu tham giới, bốn mươi chín ngàn loại rồng, bốn mươi chín ngàn loại kim sí điểu, bốn mươi chín ngàn loại ngoại đạo tà mạng, bốn mươi chín ngàn loại ngoại đạo xuất gia, bảy kiếp tưởng, bảy kiếp vô tưởng, bảy A-tu-la, bảy Tỳ-xá-giá, bảy trời, bảy người, bảy trăm biển, bảy mộng, bảy trăm mộng, bảy vực thẳm, bảy trăm vực thẳm, bảy giác, bảy trăm giác, sáu sanh, mười tăng tiến, tám đại sĩ địa. Ở trong tám vạn bốn ngàn đại kiếp này, hoặc ngu si, hoặc trí tuệ, qua lại từng trải, rồi mới cùng tận mé khổ.

Ở đó không có Sa-môn, Bà-la-môn có thể nói như vầy: ‘Tôi luôn luôn giữ giới, nhận các khổ hạnh, tu các phạm hạnh; để nghiệp chưa chín mùi khiến được chín mùi, nghiệp đã chín mùi rồi thì buông bỏ.’ Tiến thoái, không thể biết. Ở đây, khổ và lạc là thường trụ, sống và chết có giới hạn nhất định. Giống như ống chỉ, ném vào giữa hư không từ từ rơi xuống dần, cho tới đất rồi dừng lại; việc sống chết có giới hạn nhất định, trong tám vạn bốn ngàn đại kiếp cũng như vậy?

Do có sắc, sanh khởi sắc, hệ lụyđắm đuối sắc, nơi sắc thấy ngã, cho nên, ưu, bi, khổ, não chưa khởi thì khiến cho khởi; ưu, bi, khổ, não đã khởi, thì khiến tăng trưởng rộng thêm. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Sanh Tử Định Lượng, số 163)

344. SANH TỬ LƯU CHUYỂN

Do có cái gì, do sanh khởi cái gì, do hệ lụy cái gì mà có kiến chấp ngã, khiến cho chúng sanh bị vô minhche lấp, bị ái cột cổ, phải dong ruổi nơi đường dài, luân hồi theo sanh tửlưu chuyển trong sanh tử, không biết biên tế tối sơ là gì?

Này các Tỳ-kheo, vì có sắc, sanh khởi sự của sắc, hệ lụy sắc, nơi sắc mà thấy ngã, khiến cho chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái cột cổ, phải dong ruổi nơi đường dài, luân hồi theo sanh tửlưu chuyểntrong sanh tử. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 6, Kinh Sanh Tử Lư Chuyển, số 133)

345. SANH TỬ TỪ VÔ THỦY

Đối với sanh tử vô thỉ, vì bị vô minh che khuấtái kết buộc ràng, luân hồi trong đêm dài tăm tối, nên không biết được biên tế tối sơ của khổ. Cũng như trăm thứ cỏ cây, lúa, thóc, mọc trên mặt đất, tất cả đều bị khô héo vì lâu ngày không mưa. Này các Tỳ-kheo, vì bị vô minh che khuấtái kết buộc ràng, nên chúng sanh sống chết luân hồiÁi kết không dứt, không chấm dứt được khổ.

Này các Tỳ-kheo, có khi nước trong biển lớn cũng khô cạn vì lâu ngày trời không mưa. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, vì vô minh che khuấtái kết buộc ràng, nên chúng sanh sống chết luân hồiÁi kết không dứt, không chấm dứt được khổ.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Vô Tri, số 266)

346. SANH VỀ ĐÂU?

Bạch Thế Tôn, sáng sớm hôm nay các Tỳ-kheo đắp y, ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực, nghe Thủ Tỳ-kheo dòng họ Thích mạng chung ở nước Xá-vệ. Thế nào, bạch Thế Tôn, Thủ Tỳ-kheo mạng chung sẽ sanh về nơi nào? Thọ sanh thế nào? Đời sau ra sao?

Phật bảo các Tỳ-kheo: Thủ Tỳ-kheo này thành tựu ba pháp bất thiện, nên khi mạng chung sẽ sanh vào địa ngục, đường ác. Những gì là ba pháp bất thiện? Là tham dụcsân nhuế và ngu si. Ba pháp bất thiệnnày trói buộc tâm. Thủ Tỳ-kheo dòng họ Thích sẽ sanh vào địa ngục, đường ác.

(Tạp A-hàm, Quyển 38, Kinh Tượng Thủ, số 1065)

347. SÁT SANH

Xa lìa việc sát sanh

Vui trì giới tự phòng

Không sanh tâm gia hại

Đó là đường sanh Thiên.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Giới Gì, số 1299)

348. SÁT SANH

Xa lìa việc sát sanh

Vui trì giới tự phòng

Không sanh tâm gia hại

Đó là đường sanh Thiên.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Giới Gì, số 1299)

349. SÁU CĂN KHÔNG ĐIỀU PHỤC

Đối với sáu căn này mà không điều phục, không đóng kín, không thủ hộkhông chấp trì, không tu tập, thì đời vị lai sẽ chịu quả báo khổ.

Sáu căn là những gì? Nhãn căn không điều phục, không đóng kín, không thủ hộkhông chấp trì, không tu tập, thì ở đời vị lai sẽ chịu báo khổ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.

Phàm phu ngu si không học, khi mắt thấy sắc, chấp thủ tướng chung, chấp thủ tướng riêng; bất kể nhãn căn hướng đến nơi nào, đều an trụ với bất luật nghi được chấp thọ; các ác pháp bất thiện tham ái của thế gian lọt vào tâm, những điều như thế đều do không thể chấp trì luật nghi, phòng hộ nhãn. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy. Như thế đối với sáu căn, không điều phục, không đóng kín, không giữ gìnkhông chấp trì, không tu tập thì ở đời vị lai sẽ chịu quả báo khổ.

(Tạp A-hàm, Quyển 11, Kinh Thoái Chuyển và Không Thoái Chuyển, số 273)

350. SÁU CĂN MỎNG MÃNH NHƯ CÂY CHUỐI

Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác, bậc Tri giảKiến giả, đã nói, thức vô thường.

Giống như có người cầm rìu vào núi, thấy cây chuối, cho là có thể dùng được, liền chặt đứt gốc, tách bỏ lá, lột bẹ để tìm lõi của nó. Nhưng lột đến chỗ tận cùng vẫn không thấy chỗ nào chắc cả. Cũng vậy, đa văn Thánh đệ tử quán sát chân chánh nhãn thức, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức. Khi quán sát chân chánh, không có gì để chấp thủ.

(Tạp A-hàm, Quyển 9, Kinh Tập Cận, số 247)

351. SÁU HỶ HÀNH

Có sáu hỷ hành là ngay khi thấy sắc, hỷ tiến hành nơi sắc xứ ấy. Khi tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý tiếp xúc pháp trần, khi ấy hỷ tiến hành nơi pháp xứ hành này. Các Tỳ-kheo gọi đó là sáu hỷ hành.

(Tạp A-hàm, Quyển 13, Kinh Lục Hỷ Hành, số 336)

352. SÁU LOÀI CHÚNG SANH

Thí như người dạo trong căn nhà trống, bắt được sáu loài chúng sanh. Đầu tiên được con chó, liền bắt nó cột một chỗ. Kế đến được con chim, rồi được rắn độcdã can, thất-thâu-ma-la và con khỉ. Sau khi bắt được những chúng sanh này, tất cả đều bị cột một chỗ. Con chó muốn vào làng; chim luôn muốn bay lên không; rắn luôn muốn bò vào hang; dã can muốn đến gò mả; thất-thâu-ma-la lúc nào cũng muốn vào biển; con khỉ muốn vào rừng núi. Sáu con vật này đều bị cột một chỗ, nhưng sở thích không giống nhau. Mỗi con đều muốn đến chỗ an ổn, không con nào thích bị cột vào chỗ mà nó không ưa thích, nên mỗi con tự dùng sức để trở về chỗ ưa thích của mình, mà không thể thoát được.

Cũng vậy, sáu căn có cảnh giới riêng của chúng, mỗi mỗi tự tìm đến cảnh giới ưa thích của nó, không ưa cảnh giới khác. Như mắt thường tìm đến sắc khả ái, nếu là sắc không vừa ý thì sẽ sanh ra chán. Tai thường tìm âm thanh vừa ý, nếu là âm thanh không vừa ý, thì sẽ sanh ra chán. Mũi thường tìm mùi vừa ý, nếu là mùi không vừa ý, thì sẽ sanh ra chán. Lưỡi thường tìm vị vừa ý, nếu là vị không vừa ý, thì sẽ sanh ra chán. Thân thường tìm chạm vật vừa ý, nếu xúc chạm vật không vừa ý, thì sẽ sanh ra chán. Ý thường tìm đến pháp vừa ý, nếu là pháp không vừa ý, thì sẽ sanh ra chán. Sáu căn này có bao nhiêu hành xứcảnh giới khác nhau, mỗi cái không tìm đến cảnh giới của căn khác. Sáu căn này, chúng có cái lực kham năng tự tại mà lãnh thọ cảnh giới của mình. Như người kia, cột sáu con vật vào cây cột bền chắc, cho dù chúng có dùng sức muốn thoát ra theo ý mình mà đi, nhưng lui tới chỉ mệt nhọc, vì đã bị dây cột, cuối cùng cũng bị dính vào cây trụ.

(Tạp A-hàm, Quyển 43, Kinh Sáu Chúng Sanh, số 1171)

353. SÁU THẮNG NHẬP XỨ

Thế nào là sáu thắng nhập xứ? Khi nhãn thức duyên sắc, mà không sanh tri giác dục vọng dẫn đến kết buộc ô nhiễm, thì nên biết Tỳ-kheo này đã thắng được nhập xứ kia. Thế Tôn nói đó là thắng được nhập xứ kia. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.

Nếu Tỳ-kheo nào, đối với sáu thắng nhập xứ đã thắng được rồi, thì sẽ đoạn trừ được kết sử tham dụcvà sẽ đoạn trừ được kết sử ngu sisân hận. Giống như ông vua đánh thắng oán địch và được tôn là ‘Ông vua chiến thắng’, người đã đoạn trừ các kết sử rồi được gọi là ‘Bà-la-môn chiến thắng.’

(Tạp A-hàm, Quyển 11, Kinh Thoái Chuyển và Không Thoái Chuyển, số 273)

354. SÁU THỨ CHE ĐẬY

Có sáu thứ che đậy. Đó là sắc hữu lậu giữ tâm che đậy, thanh, hương, vị, xúc, pháp hữu lậu giữ tâm che đậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 13, Kinh Lục Chú, số 308)

355. SÁU THỨ LUYẾN NHỚ

Có sáu thứ luyến nhớ. Đó là luyến nhớ sắc, luyến nhớ thanh, luyến nhớ hương, luyến nhớ vị, luyến nhớ xúc, luyến nhớ pháp. Đó gọi là sáu thứ luyến nhớ.

(Tạp A-hàm, Quyển 13, Kinh Lục Cố Niệm, số 331)

356. SÁU THƯỜNG HÀNH

Có sáu thường hành là mắt thấy sắc, mà an trụ với tâm xả, thấy không khổ, không lạc, chánh niệmchánh trí. Tai đối với âm thanh, mũi đối với mùi, lưỡi đối với vị, thân đối với xúc, ý đối với pháp mà an trụ với tâm xả, thấy không khổ, không lạc, chánh niệmchánh trí thì đó gọi là sáu thường hành của Tỳ-kheo.

(Tạp A-hàm, Quyển 13, Kinh Lục Thường Hành II, số 339)

357. SÁU XẢ HÀNH

Có sáu xả hành là mắt thấy sắc, xả tiến hành nơi sắc xứ này. Tai đối với thanh, mũi đối với mùi, lưỡi đối với vị, thân đối với xúc, ý đối với pháp cũng vậy, xả tiến hành nơi pháp xứ này thì đó gọi là sáu hành xảcủa Tỳ-kheo.

(Tạp A-hàm, Quyển 13, Kinh Lục Xả Hành, số 308)

358. SỐ CÁT NHIỀU NHƯ CHA MẸ CỦA CHÚNG TA

Chúng sanh từ vô thỉ sanh tử luân chuyển mãi, mà không biết biên tế tối sơ của khổ. Thế nào, các Tỳ-kheo? Nếu đem hết bùn đất nơi đại địa này vo lại thành viên như trái bà-la để đếm cha mẹ của các ông đã trải qua sanh tử luân hồi thì số viên đất đã hết, nhưng số cha mẹ các ông vẫn còn không hết.

(Tạp A-hàm, Quyển 34, Kinh Thổ Hoàn Liệp, số 941)

359. SƠ THIỀN

Nếu Tỳ-kheo, với hành, hoặc hình, hay tướng, ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán có hỷ lạc do viễn ly sanh, chứng và an trụ Sơ thiền; vị ấy không nhớ nghĩ hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy. Nhưng đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức, vị ấy tư duy như là bệnh, như ung nhọt, như gai nhọn, như sát hại, là vô thường, khổ, không, vô ngã. Đối với những pháp này mà sanh tâm nhàm chánsợ hãi, phòng hộ. Do nhàm chánxa lìa, phòng hộ, bằng cửa cam lộ mà tự làm lợi ích cho mình. Đây là tịch tĩnh, đây là thắng diệu, tức là xả ly tất cả hữu dư, ái tận, vô dục, diệt tận, Niết-bàn.

(Tạp A-hàm, Quyển 31, Kinh Sơ Thiền, số 864)

360. SỐNG CUNG KÍNH

Như vậy, Tỳ-kheo cần phải cung kính, buộc tâm, cẩn thận sợ hãi, theo đức lực các vị tu phạm hạnhthượng, trung, hạ tọa khác thì oai nghi đầy đủ, điều này có thể xảy ra. Nếu oai nghi đã đầy đủ thì việc học pháp sẽ đầy đủ, việc này có thể xảy ra. Nếu học pháp đã đầy đủ rồi thì giới thânđịnh thântuệ thângiải thoát thângiải thoát tri kiến thân đầy đủ, việc này có thể xảy ra. Nếu giải thoát tri kiến thân đã đầy đủ rồi thì được vô dư Niết-bàn, việc này có thể xảy ra.

(Tạp A-hàm, Quyển 47, Kinh Sống Cung Kính, số 1242)

361. SỐNG ĐƠN ĐỘC MỘT MÌNH

Nếu có Tỳ-kheo nào đối với sắc vừa ý, đáng yêu, đáng vui, đáng nhớ, trưởng dưỡng dục vọng, Tỳ-kheo này thấy rồi, không hỷ lạc, không tán thán, không hệ lụy. Do không hỷ lạc, không tán thán, không hệ lụy, nên không hoan hỷ. Do không hoan hỷ, không đắm sâu hoan lạc; không đắm sâu hoan lạc nên không tham ái; do không tham ái, nên không bị ách ngại. Ở đây, không hoan hỷ, không đắm sâu hoan lạc, không tham ái, không ách ngại; được gọi là sống đơn độc một mình. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng nói như vậy.

Này Lộc Nữu, nếu có Tỳ-kheo nào giống như vậy, thì dù ở nơi lầu các, gác cao, cũng vẫn là sống đơn độc một mình. Vì sao? Vì tham ái đã diệt tận, đã biến tri. Người mà tham ái diệt tận, đã biến trichư Phật Như Lai gọi là người sống đơn độc một mình.

(Tạp A-hàm, Quyển 13, Kinh Lộc Nữu, số 309)

362. SỐNG Ở ĐỜI NHỜ BỐN LOẠI THỨC ĂN

Có bốn loại thức ăn giúp ích cho chúng sanh, khiến được nuôi lớn và sống còn ở đời. Những gì là bốn? Một là thức ăn thô từng nắm; hai là thức ăn tế bằng xúc chạm; ba là thức ăn bằng ý chí; bốn là thức ăncủa thức.

Bốn loại thức ăn này do nhân gì, tập gì, sanh gì, xúc gì? Bốn loại thức ăn này do ái là nhân, ái là tập, ái là sanh, ái là xúc. Ái này do nhân gì, tập gì, sanh gì, xúc gì? Ái do thọ là nhân, thọ là tập, thọ là sanh, thọ là xúc. Thọ này do nhân gì, tập gì, sanh gì, xúc gì? Thọ do xúc là nhân, xúc là tập, xúc là sanh, xúc là xúc. Xúc này do nhân là gì, tập gì, sanh gì, xúc gì? Xúc do sáu nhập xứ là nhân, sáu nhập xứ là tập, sáu nhập xứ là sanh, sáu nhập xứ là xúc. Khi sáu nhập xứ tụ tập thì xúc tụ tập, xúc tụ tập thì thọ tụ tập, thọ tụ tập thì ái tụ tập, ái tụ tập thì thức ăn tụ tập. Vì thức ăn tụ tập nên sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não ở đời vị lai tụ tập và thuần một khối khổ lớn tụ tập như vậy. Ngược lại nếu sáu nhập xứ diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thức ăn diệt. Vì thức ăn diệt nên sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não ở đời vị lai cũng diệt và thuần một khối khổ lớn đã tụ tập cũng bị diệt.

(Tạp A-hàm, Quyển 15, Kinh Thực, số 371)

363. SỬ

Sử có bảy, đó là tham dục sửsân nhuế sửhữu ái sử, mạn sửvô minh sử, kiến sử và nghi sử.

Bà-la-môn Diêm-Phù-Xa hỏi Xá-lợi-phất: Có con đường nào, có sự thực hành nào để có thể tu tập và khi tu tập nhiều, có thể đoạn trừ những sử này không?

Xá-lợi-phất đáp: Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.

(Tạp A-hàm, Quyển 18, Kinh Diêm-Phù-Xa, số 490)

364. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHƯ-LAI VÀ A-LA-HÁN

Như LaiỨng CúngĐẳng Chánh Giác chưa từng nghe pháp nhưng có thể tự mình giác ngộ pháp, tự thông đạt Vô thượng Bồ-đề, rồi để giác ngộ cho hàng Thanh văn trong đời vị lai mà nói pháp, đó là, bốn Niệm xứbốn Chánh cầnbốn Như ý túc, năm Căn, năm Lựcbảy Giác chitám Thánh đạo. Này các Tỳ-kheo, đó gọi là Như LaiỨng CúngĐẳng Chánh Giác đạt được những gì chưa đạt, được những cái lợi chưa từng được lợi, biết đạo, phân biệt đạo, nói đạo, thông suốt đạo; lại có thể thành tựu cho các Thanh văn, truyền dạy, răn bảo; như vậy mà thuận theo thiện pháphoan hỷ thiện pháp.

Đó gọi là sự sai biệt giữa Như Lai và A-la-hán.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Quán, số 75)

365. SỰ NGHỈ NGƠI TỐI THƯỢNG

Bà-la-môn Diêm-Phù-Xa hỏi Xá-lợi-phất: Gọi là đạt đến sự nghỉ ngơi tối thượng, vậy thế nào là đạt đếnsự nghỉ ngơi tối thượng?

Xá-lợi-phất đáp: Đạt đến sự nghỉ ngơi tối thượng là đã vĩnh viễn đoạn tận tham dụcsân nhuế và ngu si.

Hỏi: Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tậptu tập nhiều thì có thể đạt đến sự nghỉ ngơi tối thượng không?

Đáp: Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.

(Tạp A-hàm, Quyển 18, Kinh Diêm-Phù-Xa, số 490)

366. SỰ TAI HẠI CỦA SẮC

Thế nào là như thật tri về sự tai hại của sắc?

Sắc là vô thường, khổ, là pháp biến dịch. Đó gọi là sự tai hại của sắc.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Ngũ Chuyển, số 41)

367. SỰ TẬP KHỞI CỦA SẮC

Thế nào là như thật tri về sự tập khởi của sắc?

Đối với sắc mà có hỷ ái. Đó gọi là sự tập khởi của sắc.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Ngũ Chuyển, số 41)

368. SỰ XUẤT LY CỦA SẮC

Thế nào là như thật tri về sự xuất ly sắc?

Đối với sắc mà điều phục được dục tham, đoạn trừ được dục thamvượt qua khỏi dục tham. Đó gọi là sự xuất ly sắc.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Ngũ Chuyển, số 41)

369. TÀ HẠNH

Không phạm vợ người khác

Xa lìa việc tà dâm

Bằng lòng vợ riêng mình

Đó là đường sanh Thiên.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Giới Gì, số 1299)

370. TA LÀ PHẬT

Có một Bà-la-môn thấy dấu chân Phật hiện ra như bánh xe ngàn căm, dấu chỉ rõ ràng, chỉ bên trong thì đều, vòng chỉ bên ngoài thì tròn, tất cả đều đẹp đẽ và đầy đặn. Thấy vậy, liền tự nghĩ: Ta chưa từng thấy người thế gian nào mà có dấu chân như vậy. Giờ ta phải theo dấu mà tìm ra người này.

Ông liền theo dấu chân đưa đến chỗ Phật, thấy Đức Thế Tôn đang ngồi nghỉ trưa dưới một bóng cây, dung mạo đoan nghiêm tuyệt thế, các căn vắng lặng, tâm Ngài an định tịch tĩnhđiều phục đệ nhất, thành tựu chánh quán, ánh sáng rực rỡ, giống như núi vàng. Ông liền bạch: Ngài là Trời chăng?

Thế Tôn đáp: Ta chẳng phải là Trời.

Hỏi: Là Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân, Phi nhânchăng?

Đáp: Ta chẳng phải Rồng … cho đến Nhân, Phi nhân.

Hỏi: Nếu bảo rằng chẳng phải Trời, chẳng phải Rồng… cho đến chẳng phải Nhân, chẳng phải Phi nhânvậy thì Ngài là ai?

Đáp: Ta là Phật

(Tạp A-hàm, Quyển 4, Kinh Phật II, số 101)

371. TÁC GIÁO

Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Làm, bảo làm, đoạn mạng, bảo đoạn mạng, nấu, bảo nấu; giết, bảo giết, sát hại chúng sanh; trộm của người; hành tà dâm; biết mà nói dối; uống rượu; khoét tường, bẻ khóa, cướp đoạt; đón đường, phá làng xóm, hại thành ấp, dùng kiếm cực bén chém, chặt, cắt chất thành đống thịt lớn; học tập như vậy, làm như vậy, chẳng phải là nhân duyên ác, cũng chẳng phải chiêu mời quả báo ác. Đi về phía Nam sông Hằngsát hại. Đi đến phía Bắc sông Hằng mở đại hội cúng tế; làm như vậy, chẳng phải là nhân duyên phước hay là ác và cũng chẳng phải là chiêu mời quả báophước hay là ác; bố thí, tự chế ngựhộ trì, hành lợi, đồng lợi, những việc làm ở đây cũng chẳng phải là làm phước?

Do có sắc, sanh khởi sắc, hệ lụyđắm đuối sắc, nơi sắc thấy ngã, cho nên, ưu, bi, khổ, não chưa khởi thì khiến cho khởi; ưu, bi, khổ, não đã khởi, thì khiến tăng trưởng rộng thêm. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Tác giáo, số 162)

372. TAI HẠI CỦA HÀNH

Thế nào là biết như thật về sự tai hại của hành?

Hành là vô thường, khổ, là pháp biến dịch. Đó gọi là sự tai hại của hành.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Bảy Thiện Xứ, số 42)

373. TAI HẠI CỦA THỨC

Thế nào là biết như thật về sự tai hại của thức?

Thức là vô thường, khổ, là pháp biến dịch. Đó gọi là sự tai hại của thức.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Bảy Thiện Xứ, số 42)

374. TÀI LỢI

Đúng vậy, Đại vương! Đúng vậy, Đại vương! Thế gian ít có người được tài lợi thắng diệu mà không tham đắm, không sanh ra phóng dật, không khởi lên những tà hạnh. Nhưng thế gian có nhiều người được tài lợi thắng diệu và đối với tài lợi phóng dật, mà khởi lên tham đắm, khởi lên các tà hạnh.’ Đại vương nên biết, những người thế gian kia được tài lợi thắng diệu, đối với tài lợi mà phóng dật, mà khởi tham đắm, làm các tà hạnh, đó là những người ngu si, sẽ chịu khổ lâu dài, không lợi ích.

Đại vương, giống như người thợ săn, học trò thợ săn, giăng lưới bắt giết nhiều thú vật, trong rừng hoang vắng; hại chúng sanh khốn khổ, nghiệp ác tăng trưởng. Cũng vậy, người thế gian được tài lợithắng diệu, đối tài lợi sanh phóng dật, khởi lên tham đắm, tạo các tà hạnh; người ngu si này sẽ chịu khổ não lâu dài, không được lợi ích.

(Tạp A-hàm, Quyển 46, Kinh Tài Lợi, số 1230)

375. TÁM ĐỨC CỦA BẬC HIỀN SĨ

  1. Bậc Hiền sĩ an trụ chánh giớiluật nghi Ba-la-đề-mộc-xoa, có đủ oai nghi hành xử; thấy tội vi tếthường sanh lòng sợ hãigiữ gìn học giới.
  2. Trượng phu tính tự hiền thiện, khéo điều phục, khéo an trụ, chẳng làm phiền, không làm sợ hãiphạm hạnh khác.
  3. Tâm vẫn bình đẳng, không hiềm, không đắm trước.
  4. Trượng phu sanh tâm yểm ly các nghiệp ác nơi thân, miệng, ý, các pháp ác bất thiện, cùng các phiền não, chúng dẫn đến thọ nhận các báo khổ nhiệt não nhiều lần; đối với sự sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não trong đời vị lai lại càng yểm ly.
  5. Trượng phu nếu có lỗi lầm của Sa-môn, mà quanh co, không chân thật, hãy nhanh chóng trình lên Đại Sư và thiện tri thứcĐại Sư thuyết pháp chắc chắn sẽ trừ dứt.
  6. Trượng phu tâm cầu học có đủ, nghĩ như vầy: ‘Giả sử người khác có học hay không học, ta cũng phải học.
  7. Trượng phu thực hành tám Chánh đạo, chẳng thực hành phi đạo.
  8. Trượng phu suốt đời nỗ lực tinh cần, không chán, không mệt.

Trượng phu thành tựu tám đức như vậy, tùy thuộc vào sự thực hành của mình mà có thể tiến triểnnhanh chóng.

(Tạp A-hàm, Quyển 33, Kinh Bát Chủng Đức, số 925)

376. TÂM GIẢI THOÁT

Hãy quán sát sắc, thọ, tưởng, hành, thức là vô thườngQuán sát như vậy gọi là quán sát chân chánh. Khi đã quán sát chân chánh thì sẽ sanh ra nhàm tởm. Khi đã nhàm tởm thì dứt sạch hỷ tham. Sự dứt sạch hỷ tham được gọi là tâm giải thoát.

Như vậy, Tỳ-kheo, nếu muốn tự chứng tâm giải thoát này thì có thể tự chứng, biết rằng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong và tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’

(Tạp A-hàm, Quyển 1, Kinh Vô Thường, số 1)

377. TAM GIỚI

Hiểu rõ về Dục giới

Sắc giới cũng như vậy

Bỏ tất cả hữu dư

Được tịch diệt vô dư.

Nơi thân hòa hợp giới

Đoạn tuyệt, chứng vô dư

Đấng Chánh Giácđã chỉ

Dấu vô ưuly cấu.

(Tạp A-hàm, Quyển 17, Kinh Tam Giới, số 461)

378. TÂM LÌA ĐIÊN ĐẢO

Này các Tỳ-kheo, vì đối với căn Tín này, Ta bằng chánh trí mà quán sát như thật; vì đối với sự tập khởicủa căn Tín, sự diệt tận của căn Tín, con đường đưa đến sự diệt tận của căn Tín, Ta bằng chánh trí mà quán sát như thật, nên ở giữa chúng chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, Ta đã xuất, đã ly, tâm lìa điên đảothành tựu Vô thượngChánh đẳng Chánh giác.

(Tạp A-hàm, Quyển 26, Kinh Sa Môn Bà-la-môn, số 650)

379. TÁM LỖI NHƯ CON NGỰA DỮ

  1. Hoặc Tỳ-kheo, khi bị các vị Phạm hạnh cử tội bởi thấy, nghe, nghi; người kia sân giận, chỉ trích trở lại người cử tội rằng: ‘Thầy ngu si, không biết, không tốt. Người ta vừa cử tội thầy, sao thầy lại cử tội tôi?’ Như con ngựa dữ kia hai chân sau chõi lui, hai chân trước quỵ xuống đất, làm đứt cương, gãy ách.
  2. Tỳ-kheo khi bị các vị phạm hạnh cử tội bởi thấy, nghe, nghi; liền trở lại cử tội người kia, giống như ngựa dữ cứng cổ làm gãy ách.
  3. Tỳ-kheo khi bị các vị phạm hạnh cử tội bởi thấy, nghe, nghi; nhưng không dùng lời đứng đắn đáp lại, mà nói sang chuyện khác, hay không nhẫnsân nhuếkiêu mạn, che giấu, hiềm hận, làm những chuyện vô lý, như ngựa dữ kia không đi đường thẳng làm cho xe lật úp.
  4. Tỳ-kheo khi bị các vị phạm hạnh cử tội bởi thấy, nghe, nghi; khiến cho người kia nhớ lại, nhưng lại nói rằng: ‘Tôi chẳng nhớ’ ngang ngạnh không phục, như ngựa dữ kia bước thụt lùi.
  5. Tỳ-kheo khi bị các vị phạm hạnh cử tội bởi thấy, nghe, nghi; bèn khinh miệt, không kể gì đến người khác, cũng không kể gì đến chúng Tăngtùy ý ôm y bát bỏ đi, như ngựa dữ kia bị ăn roi gậy, bỏ chạy dọc ngang.
  6. Tỳ-kheo khi bị các vị phạm hạnh cử tội bởi thấy, nghe, nghi; họ ngồi trên giường cao tranh luậnquanh co với các Thượng tọa, như ngựa dữ kia đứng hai chân như người.
  7. Tỳ-kheo khi bị các vị phạm hạnh cử tội bởi thấy, nghe, nghi; họ im lặng không đáp, để xúc não đại chúng, như ngựa dữ kia bị roi gậy vẫn trơ trơ không động.
  8. Tỳ-kheo khi bị các vị phạm hạnh cử tội bởi thấy, nghe, nghi; người bị cử tội liền xả giới, tự sanh thoái thất, đến trước cửa chùa nói rằng: ‘Ông mặc nhiên mà sống hoan hỷ khoái lạc, tôi tự xả giới lui về,’ như con ngựa dữ kia bốn chân chụm lại, phục sát đất không động.

Đó gọi là Tỳ-kheo đối trong Chánh pháp luật có tám điều lỗi lầm của con người.

(Tạp A-hàm, Quyển 33, Kinh Hữu Quá, số 924)

380. TÂM NÃO NÊN CHÚNG SANH NÃO

Này các Tỳ-kheo, như loài chim Ta-lan-na có nhiều màu sắc, Ta nói tâm của chúng cũng có nhiều như vậy. Vì sao? Vì tâm của chim Ta-lan-na đa dạng, nên màu sắc đa dạng. Cho nên này Tỳ-kheo, hãy tư duy quán sát rõ tâm mình. Này các Tỳ-kheo, trong lâu đời tâm bị tham dục làm nhiễm ô, bị sân nhuếngu si làm nhiễm uế. Này các Tỳ-kheo, vì tâm não nên chúng sanh não; vì tâm thanh tịnh nên chúng sanh thanh tịnh.

Giống như người thợ vẽ, hay học trò của người thợ vẽ, khéo dọn sạch đất, rồi dùng các thứ màu, theo ý mình vẽ nên các loại hình tượng khác nhau.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Vô Tri, số 266)

381. TÂM NHƯ CÙI HỦI

Như người bị bệnh hủi, tay chân bị thương lở loét. Nếu vào cỏ tranh, sẽ bị những lá nhọn như mũi kim đâm chích bị thươngđau khổ vô cùng. Cũng vậy, phàm phu ngu sisáu xúc nhập xứ chịu những sự đau khổ cũng lại như vậy. Giống như người bị hủi kia bị lá cỏ nhọn đâm bị thươngmáu mủ chảy ra.

Cũng vậy, phàm phu ngu si, tánh tình thô bạoxấu xa, bị xúc bởi sáu xúc nhập xứ, liền nổi sân nhuế, lời thô tiếng ác tuôn ra, như người bị phong hủi kia. Vì sao? Vì phàm phu ngu si vô học, tâm như phong hủi.

(Tạp A-hàm, Quyển 43, Kinh Cùi Hủi, số 1170)

382. TÀM QUÝ

Thường tập lòng hổ thẹn

Người này thật ít có

Hay xa lìa điều ác

Như ngựa lành thấy roi.

(Tạp A-hàm, Quyển 22, Kinh Tàm Quý, số 578)

Chuyên tu nơi Chánh pháp

Xa lìa nghiệp bất thiện

Là La-hán lậu tận

San phẳng đời gập ghềnh.

(Tạp A-hàm, Quyển 22, Kinh Bất Tập Cận, số 579)

383. TAM THIỀN

Nếu Tỳ-kheo, với hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy, lìa tham hỷ, an trụ xả, chánh niệm chánh trí, thân cảm giác lạc, điều mà Thánh nhân nói là xả, với niệm, an trụ lạc, chứng và an trú đệ Tam thiềnNếu không như vậy, mà với hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy, đối với các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà tư duy như là bệnh tật, như là ung nhọt, như là gai nhọn, như là sát hại,… cho đến Thượng lưu Bát-niết-bàn. Nếu không như vậy, do dục phápniệm pháplạc pháp, nên sanh về cõi trời Biến tịnh; hoặc không như vậy, thì sanh về cõi trời Vô lượng tịnh; hoặc không như vậy, thì sanh về cõi trời Thiểu tịnh.

(Tạp A-hàm, Quyển 31, Kinh Tam Thiền, số 869)

384. TÂM THỨC CHUYỂN DỊCH XE

Xe khởi từ các nghiệp

Tâm thức chuyển dịch xe

Tùy nhân mà chuyển đến

Nhân hoại thì xe mất.

Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:

Lâu thấy Bà-la-môn

Đã đạt Bát-niết-bàn

Qua rồi mọi sợ hãi

Vượt hẳn đời ái ân.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Xe, số 1295)

385. TÂM TỊNH ĐOẠN

Thế nào là Tâm tịnh đoạn? Thánh đệ tử ly dục, lìa pháp ác bất thiện chứng và an trụ đệ Tứ thiềnđịnh thân chưa đầy đủ thì làm cho được đầy đủ, đã đầy đủ rồi thì tùy thuận giữ gìn. Dục, tinh tấncho đếnluôn luôn nhiếp thọ; đó gọi là Tâm tịnh đoạn.

(Tạp A-hàm, Quyển 21, Kinh Bà-đầu, số 565)

386. TÂM TĨNH LẶNG

Đa văn Thánh đệ tử đối với các thọ khổ, lạc, không khổ không lạc, quán sát như thật rằng đây là sự tập khởi của thọ, sự diệt tận của thọ, vị ngọt của thọ, sự tai hại của thọ, sự xuất ly của thọ. Vì quán sát như thật nên đối với thọ sự ưa thích đắm trước bị đoạn trừ. Vì sự đắm trước đã bị đoạn trừ, nên chấp thủcũng bị diệt. Vì thủ đã bị diệt, nên hữu cũng bị diệt. Vì hữu đã bị diệt, nên sanh cũng bị diệt. Vì sanh đã bị diệt, cho nên lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não cũng bị diệt; khối lớn đau khổ như vậy tất cả đều diệt. Đó gọi là sắc diệt. Đó gọi là thọ, tưởng, hành, thức diệt. Cho nên này Tỳ-kheo, hãy luôn luôn tu tập phương tiện thiền tư, cho tâm mình luôn tĩnh lặng. Tỳ-kheo an trụ thiền tư, thì bên trong tâm luôn tĩnh lặng, nỗ lực siêng năng phương tiện quán sát như thật.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Thọ, số 65)

387. TÂM Ý NHƯ KHỈ

Kẻ phàm phu ngu si thà ở nơi thân do bốn đại mà chấp là ngã, là ngã sở, chứ không thể ở nơi thức mà chấp là ngã, là ngã sở. Vì sao? Vì thân do bốn đại, hoặc thấy chỉ tồn tại trong khoảng mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm, cho đến trăm năm rồi thì tiêu vong, hoặc kéo dài hơn một chút. Còn tâm, ý, thức này thì sự sanh diệtbiến chuyển, đổi khác, ở trong từng ngày, từng đêm, từng giờ, từng khắc, trong từng thoáng chốc.

Cũng như con vượn rong chơi trong rừng cây kia, thoáng chốc ở nơi này, chợt thoắt đi nơi khác, chuyền từ cành này qua nhánh nọ, buông cây này nắm cây kia. Tâm, ý, thức cũng lại như vậy, thoáng sanh, thoáng diệt.

(Tạp A-hàm, Quyển 12, Kinh Vô Văn, số 290)

388. TẬN DỤC ÁI HỶ

Ngoại đạo hỏi La-đà: Vì những lý do gì mà thầy theo Sa-môn Cù-đàm xuất gia tu phạm hạnh?

La-đà trả lời: Ở nơi sắc mà có dục, ái, hỷ, vì để đoạn tận, ly dục, diệt, tịch tĩnh; ở nơi thọ, tưởng, hành, thức mà có dục, ái, hỷ, vì để đoạn tận, ly dục, diệt, tịch tĩnh nên theo Như Lai xuất gia tu phạm hạnh.

(Tạp A-hàm, Quyển 6, Kinh Tận Dục Ái Hỷ, số 119)

389. TÁN THÁN NHƯ LAI

Phạm chí chắp tay tán thán: ‘Nam-mô Phật! Nam-mô Phật Thế TônNhư LaiỨng CúngĐẳng Chánh Giác có thể lìa mọi sự ràng buộc của tham dụchoàn toàn xa lìa mọi sự trói buộc của tham dục và các kiến dục, sạch hết cội gốc.’

(Tạp A-hàm, Quyển 20, Kinh Hướng Niết Bàn, số 546)

390. TẠO NGHIỆP

Đã tạo nghiệp bất thiện

Cuối cùng chịu khổ não

Tạo nghiệp tuy hoan hỷ

Thọ báo thì kêu khóc.

Người tạo các nghiệp thiện

Cuối cùng không khổ não

Khi tạo nghiệp hoan hỷ

Khi thọ báo an vui.

(Tạp A-hàm, Quyển 48, Kinh An Lạc, số 1276)

391. TẬP CẬN ÁI

Xúc là một biên; xúc tập là biên thứ hai; thọ là ở giữa; ái là thợ khâu. Sau khi đã tập cận ái rồi, thân này thân kia duyên vào đó mà tăng trưởng xuất sanh. Đối với pháp này, do trí mới biết, do liễu tri mà liễu tri. Do được biết bởi trí, liễu tri bởi liễu tri, mà tột cùng mé khổ, thoát khỏi khổ.

(Tạp A-hàm, Quyển 43, Kinh Bà-la-diên, số 1164)

392. TẬP KHỞI CỦA GIÀ CHẾT

Thế nào là biết như thật về sự tập khởi của già chết? Sanh tập khởi thì già chết tập khởisanh diệt tận thì già chết diệt tận… Con đường đưa đến sự diệt tận của già chết là gồm tám Thánh đạo như trước đã nói. Đa văn Thánh đệ tử biết như thật đối với già chết này… cho đến, biết như thật về con đường đưa đến sự diệt tận của già chết. Như vậy Thánh đệ tử ở trong pháp luật này, có đầy đủ chánh kiếnthành tựu trực kiến; thành tựu bất hoại tín đối với Phật, thâm nhập Chánh phápđạt được Chánh pháp này, tỏ ngộ Chánh pháp này.

(Tạp A-hàm, Quyển 14, Kinh Câu-hi-la, số 344)

393. TẬP KHỞI CỦA HÀNH

Thế nào là biết như thật về sự tập khởi của hành?

Sự tập khởi của xúc là sự tập khởi của hành.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Bảy Thiện Xứ, số 42)

394. TẬP KHỞI CỦA HỮU THÂN VÀ KHỔ

Thế nào là con đường dẫn đến sự tập khởi của hữu thân?

Phàm phu ngu si không học, nên không biết như thật về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về sự xuất ly sắc. Vì không biết như thật, nên ưa thích sắc, khen ngợi sắc, đắm trước sắc, trụ vào sắc. Vì đã ưa thích sắc, khen ngợi sắc, đắm trước sắc, trụ vào sắc, nên yêu thích chấp thủ. Thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não; thuần khối lớn đau khổ như vậy được sanh ra. Đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng nói rộng như vậy. Đó gọi là con đường dẫn đến sự tập khởi của hữu thân. Tỳ-kheo, nên biết, con đường dẫn đến sự tập khởicủa hữu thân, chính là con đường dẫn đến sự tập khởi của khổ.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Kỳ Đạo, số 69)

395. TẬP KHỞI CỦA THỨC

Thế nào là biết như thật về sự tập khởi của thức?

Sự tập khởi của danh sắc là sự tập khởi của thức.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Bảy Thiện Xứ, số 42)

396. TẤT CẢ DỤC CẦN PHẢI ĐOẠN TRỪ

Tất cả pháp dục cần phải đoạn trừ. Vậy, thế nào là tất cả pháp dục cần phải đoạn trừ?

Mắt là tất cả pháp dục cần phải đoạn trừ. Sắc, nhãn thức và cảm thọ với khổ thọlạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên nhãn xúc, chúng là tất cả pháp dục cần phảiđoạn trừ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 8, Kinh Đoạn II, số 224)

397. THA-HÓA-TỰ-TẠI THIÊN VÀ CÕI NGƯỜI

Sáu ngàn năm ở nhân gian bằng một ngày một đêm trên cõi trời Tha hóa tự tại. Ba mươi ngày như vậy là một tháng; mười hai tháng là một năm. Chư Thiên Tha hóa tự tại thọ một vạn sáu ngàn năm. Kẻ phàm phu vì ngu si không học, sau khi mạng chung ở đó, sanh vào địa ngụcngạ quỷsúc sanhĐa vănThánh đệ tử sau khi mạng chung ở đó không sanh vào trong địa ngụcngạ quỷ và súc sanh.

(Tạp A-hàm, Quyển 31, Kinh Tha Hóa Tự Tại Thiên, số 863)

398. THÀ HỦY THÂN CHỨ KHÔNG BUÔNG LUNG

Đa văn Thánh đệ tử kia nên phải học như vầy: ‘Nay ta thà nung đỏ cây thương bằng sắt đem đâm vào con mắt, còn hơn là dùng nhãn thức để chạy theo sắc tướng thì chắc chắn sẽ bị rơi vào ba đường ácphải chịu khổ lâu dài. Từ hôm nay, ta phải tư duy chân chánh, quán sát mắt là vô thườnghữu vi, là pháp tâm duyên để sanh. Sắc, nhãn thức, nhãn xúc và cảm thọ với khổ thọlạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên nhãn xúc, tất cả chúng đều là vô thườnghữu vi, là pháp tâm duyên để sanh. Đối với tai, mũi lưỡi, thân nhập xứ, cũng phải học như vậy.

Thà dùng cây thương sắt đâm thủng thân mình, còn hơn là đem thân thức chấp vào sự xúc chạm mà chấp thủ cảm giác xúc chạm êm ái, thì sẽ rơi vào ba đường ác. Từ hôm nay, ta phải tư duy đúng, quán sát thân là pháp hữu vi vô thườngtâm duyên sanh. Hoặc xúc, thân thức, thân xúc và cảm thọ với khổ thọlạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên thân xúc, chúng cũng là vô thườnghữu vi, là pháp tâm duyên để sanh.

(Tạp A-hàm, Quyển 9, Kinh Thiêu Nhiệt, số 241)

399. THAM SÂN SI

Ngoại đạo hỏi La-đà: Vì những lý do gì mà thầy theo Sa-môn Cù-đàm xuất gia tu phạm hạnh?

La-đà trả lời: Vì mục đích ở nơi sắc mà đoạn tận, ly dục, diệt, tịch tĩnh đối với tham, nhuế, si; ở nơi thọ tưởng, hành, thức mà đoạn tận, ly dục, diệt, tịch tĩnh đối với tham, nhuế, si nên theo Như Lai xuất gia tu phạm hạnh.

(Tạp A-hàm, Quyển 6, Kinh Tham Nhuế Si, số 118)

400. THAM ƯU THẾ GIAN KHÔNG LỌT VÀO TÂM

Thí như bên cạnh thôn xóm có một cái hầm sâu đựng đầy lửa, không có khói và lửa ngọn. Khi ấy có một người không ngu sithông minh trí tuệ, ưa lạc, chán khổ, ham sốngsợ chết. Ông tự nghĩ: ‘Ở đây có cái hầm đựng đầy lửa, nếu ta rơi vào trong đó chắc chắn phải chết không còn nghi nữa.’ Người kia phát sanh sự tránh xa, nghĩ tránh xa, muốn tránh xa. Cũng vậy, Thánh đệ tử đa văn thấy ngũ dục như hầm lửa… cho đến pháp ác bất thiện, tham ưu thế gian, vĩnh viễn không còn che đậy tâm. Nếu hành xứ, trụ xứ mà được phòng hộ trước, biết trước… cho đến các pháp ác bất thiện tham ưu thế gian không còn lọt vào tâm.

(Tạp A-hàm, Quyển 43, Kinh Khổ Pháp, số 1173)

401. THÂN BỊ BỊNH KHỔ MÀ TÂM KHÔNG BỊ BỊNH KHỔ

Thế nào là thân bị bệnh khổ mà tâm không bị bệnh khổ?

Đa văn Thánh đệ tử biết như thật về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về xuất ly của sắc. Khi đã biết như thật rồi thì không sanh ra ái lạc, thấy sắc là ngã, hay ngã sở. Sắc này nếu biến dịch hay đổi khác đi nữa, thì tâm cũng không thay đổi theo mà sanh ra khổ não.

Khi tâm đã không biến chuyển theo mà sanh ra khổ não rồi, thì được sự không sợ hãichướng ngại, tiếc nuối, lo nghĩ, buồn khổ, tham luyến. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy. Đó gọi là thân bị bệnh khổ mà tâm không bị bệnh khổ.

(Tạp A-hàm, Quyển 5, Kinh trưởng Giả, số 107)

402. THẦN LỰC

Có vị Phong vân thiên nghĩ như vầy: ‘Hôm nay ta muốn dùng thần lực dạo chơi.’ Khi nghĩ như vậy thìmây gió liền nổi lên. Cũng vậy, như Phong vân thiên; Diệm điện thiên, Lôi chấn thiên, Vũ thiên, Tình thiên, Hàn thiên, Nhiệt thiên cũng nói như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 31, Kinh Phong Vân Thiên, số 871)

403. THÂN QUÁN TRỤ

Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để cứu?

Các Tỳ-kheo bạch Phật: Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực tìm cách để dập tắt nó.

Phật bảo các Tỳ-kheo: Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được, còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì để đoạn trừ lửa vô thường, nên tùy thuận tu tập an trụ quán thântrên nội thân. Thế nào là để đoạn trừ lửa vô thường mà tùy thuận tu tập an trụ quán thân trên nội thân? Sắc là vô thường, vì muốn đoạn trừ nó, nên phải tùy thuận tu quán trụ thân trên nội thân. Đối với thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, vì muốn đoạn trừ chúng, nên tùy thuận tu quán trụ thân trên nội thân.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Thân Quán Trụ, số 177)

404. THẮNG XUẤT

Tham dụcsân nhuế, si

Trói buộc tâm con người

Phát từ trong, tự hại

Như lau, tre ra hoa.

Tâm không tham, nhuế, si

Đó gọi là sáng suốt

Phát từ trong, không hại

Đó gọi là thắng xuất.

Cho nên phải lìa tham

Tăm tối si, sân nhuế

Tỳ-kheo trí tuệ sáng

Khổ tận, Bát-niết-bàn.

(Tạp A-hàm, Quyển 38, Kinh Tượng Thủ, số 1065)

405. THANH LƯƠNG

Thanh lương là năm hạ phần kết đã trừ sạch; tức là thân kiếngiới thủ, nghi, tham dục và sân nhuế.

Bà-la-môn Diêm-Phù-Xa hỏi Xá-lợi-phất: Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tậptu tậpnhiều, để có thể đoạn trừ năm hạ phần kết này, để đạt đến thanh lương không?

Xá-lợi-phất đáp: Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.

(Tạp A-hàm, Quyển 18, Kinh Diêm-Phù-Xa, số 490)

406. THANH LƯƠNG BẬC THƯỢNG

Bà-la-môn Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất: Gọi là thanh lương bậc thượng, vậy thế nào là thanh lương bậc thượng?

Xá-lợi-phất đáp: Thanh lương bậc thượng là khi tham dụcsân nhuếngu si đã vĩnh viễn trừ sạch không còn; tất cả mọi thứ phiền não đã vĩnh viễn trừ sạch không còn. Đó gọi là thanh lương bậc thượng.

Hỏi: Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tậptu tập nhiều, thì đạt được thanh lương bậc thượng không?

Đáp: Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.

(Tạp A-hàm, Quyển 18, Kinh Diêm-Phù-Xa, số 490)

407. THÁNH PHÁP ẤN

Tam-muội chánh tư duy, là quán sát về ngã, ngã sở từ thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm, biết mà sanh ra.

Lại tư duy do nhân gì, duyên gì mà có thức; nhân kia, duyên kia của thức đều là vô thường. Lại nữa, nhân kia, duyên kia tất cả đều là vô thường, thức được sanh bởi đó làm sao là thường được? Vô thường là hành của hữu vi, từ duyên khởi, là pháp tai hại, là pháp hoại diệt, là pháp ly dục, là pháp đoạn tri. Đó gọi là Thánh pháp ấn, Tri kiến thanh tịnh.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Pháp Ấn, số 80)

408. THÀNH QUÁCH TRÊN CÁT

Phật bảo La-đà: Ta nói, ở nơi cảnh giới của sắc, hãy phá sậptiêu diệt. Ở nơi cảnh giới của thọ, tưởng, hành, thức phá sậptiêu diệt; đoạn tận ái dục. Ái tận thì khổ tận. Khổ tận, Ta nói đó là tận cùng biên tếcủa khổ.

Giống như trong làng xóm, những trẻ con trai gái chơi đùa, nhóm đất lại tạo thành nhà cửa, thành quách. Tâm chúng yêu thích, say đắm. Khi tâm yêu thích chưa hết, ước muốn chưa tan, nhớ nghĩ chưa dứt, thèm khát chưa tiêu, thì tâm chúng luôn luôn có sự yêu thích, giữ gìn và bảo là thành quách của ta, nhà cửa ta. Đối với những đống đất kia mà lòng yêu thích hết đi, ước muốn không còn, nhớ nghĩ đã dẹp, thèm khát đã tan, thì tay xô, chân đạp, khiến cho tiêu tán. Cũng vậy, này La-đà, đối với sắc mà phá sậptiêu diệt; đoạn tận ái dục. Ái tận thì khổ tận. Khổ tận, Ta nói đó là tận cùng biên tế của khổ.

(Tạp A-hàm, Quyển 6, Kinh Chúng sanh, số 122)

409. THÀNH TỰU MỘT PHÁP

Vì thành tựu một pháp, nên không có khả năng nhận biết sắc là vô thường; biết thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Một pháp được thành tựu là pháp nào? Tham dục, một pháp được thành tựu, nên không có khả năng nhận biết sắc là vô thường; biết thọ, tưởng, hành, thức là vô thường.

Thành tựu một pháp gì? Đó là thành tựu pháp không tham dụcPháp không tham dục, có khả năng nhận biết sắc là vô thường; biết thọ, tưởng, hành, thức là vô thường.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Tham Dục, số 187)

410. THẾ GIAN LÀ GÌ?

Thế nào là thế gian? Đó là sáu nội nhập xứ. Những gì là sáu? Nhãn nội nhập xứ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý nội nhập xứ.

Thế nào là sự tập khởi thế gian? Đó là tham ái đối hữu tương lai, đi đôi với tham và hỷ, ước vọng tái sanh chỗ này chỗ kia.

Thế nào là sự diệt tận thế gian? Đó là tham ái đối hữu tương lai, đi đôi với tham và hỷ, ước vọng tái sanh chỗ này chỗ kia, đã được đoạn trừ không dư tàn, đã xả bỏ, đã nhả ra, đã dứt sạch, đã ly dụctịch diệttịch tịnh, tĩnh chỉ.

Thế nào là con đường đưa đến sự diệt tận? Là tám Thánh đạochánh kiến, chánh chí, chánh ngữchánh nghiệpchánh mạng, chánh phương tiệnchánh niệmchánh định.

(Tạp A-hàm, Quyển 9, Kinh Thế Gian, số 233)

411. THẾ GIAN TRỐNG KHÔNG

Mắt là không; pháp thường trú, vĩnh hằng, không biến dịch là không; ngã sở là không[8]. Vì sao? Vì tánh của nó tự là như vậy. Sắc, nhãn thức, nhãn xúc và cảm thọ với khổ thọlạc thọ và phi khổ phi lạc thọđược cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên nhãn xúc, tất cả chúng cũng không, pháp thườngtrú, vĩnh hằng, không biến dịch là không, ngã sở là không. Vì sao? Vì tánh của nó tự như vậy. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy. Đó gọi là thế gian không.

(Tạp A-hàm, Quyển 9, Kinh Không, số 232)

412. THÍ CAM LỒ

Thí ăn được sức lớn

Thí y được diệu sắc

Thí xe được an vui

Thí đèn được mắt sáng.

Lữ quán để tiếp khách

Gọi là nhất thiết thí

Đem pháp để dạy người

Đó là thí cam lộ.

(Tạp A-hàm, Quyển 36, Kinh Cho Gì Được Sức Lớn, số 998)

413. THỊ HIỆN GIÁO GIỚI

Thị hiện giáo giới là như Thế Tôn nói: ‘Này các Tỳ-kheo, tất cả bị thiêu đốt. Thế nào tất cả bị thiêu đốt? Mắt bị thiêu đốt. Sắc, nhãn thức, nhãn xúc và thọ với cảm thọ khổ, cảm thọ lạc, hay cảm thọ không khổ không lạc, phát sanh bởi nhân duyên là nhãn xúc, tất cả đều bị thiêu đốt. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, bị thiêu đốt; pháp, ý thức, ý xúc và thọ với cảm thọ khổ, cảm thọ lạc, hay cảm thọ không khổ khônglạc, phát sanh bởi nhân duyên là ý xúc tất cả cũng bị thiêu đốt. Bị cái gì thiêu đốt? Bị lửa tham thiêu đốt, lửa nhuế thiêu đốt, lửa si thiêu đốt, lửa sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não thiêu đốt.

(Tạp A-hàm, Quyển 8, Kinh Thị Hiện, số 197)

414. THỊ HIỆN THA TÂM THÔNG

Thị hiện tha tâm là như tâm người kia, tự thân an trú và chứng nghiệm, biết rằng ý của người kia như vậy, thức của người kia như vậy, người kia đang nghĩ như vậy, hay không đang nghĩ như vậy, đang xả như vậy. Đó gọi là thị hiện tha tâm.

(Tạp A-hàm, Quyển 8, Kinh Thị Hiện, số 197)

415. THỊ HIỆN THẦN TÚC THÔNG

Thị hiện thần túc là Đức Thế Tôn tùy theo sự thích hợp mà thị hiện nhập thiền định chánh thọvượt quahư không đến phương Đông hiện bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi; vào hỏa tam-muội, rồi cho ra ánh lửa màu xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, pha lê; cả nước, lửa đều hiện; hoặc dưới thân ra lửa, trên thân ra nước, hoặc trên thân ra lửa, dưới thân ra nước, bốn phía chung quanh lại cũng như vậy. Thế Tôn sau khi thị hiện thần biến rồi, trở lại ngồi giữa đại chúng, đó gọi là thị hiện thần túc.

(Tạp A-hàm, Quyển 8, Kinh Thị Hiện, số 197)

416. THIỀN ĐỊNH TƯ DUY

Đức Phật Tỳ-bà-thi khi chưa thành Chánh giácmột mình ở chỗ vắng vẻ chuyên cần tinh tấn thiền địnhtư duy và nghĩ như vầy:

‘Tất cả thế gian đều nhập vào trong sanh tử, tự sanh, tự chín, tự diệt và tự chìm mất, nhưng những chúng sanh này chẳng biết như thật về con đường xuất thế gianvượt qua khỏi già chết.’

(Tạp A-hàm, Quyển 15, Kinh Thuyết Pháp, số 365)

417. THIỆN NHƯ TRĂNG ĐẦU THÁNG

Như trăng đầu tháng, ánh sáng và màu sắc tươi sáng, ngày đêm càng lúc càng sáng dần, cho đến khi trăng đầy, hoàn toàn tròn đầy tươi sáng. Cũng vậy, người nam thiện đối với pháp luật của Như Lai mà có được tín tâm thanh tịnhcho đếnchánh kiến chân thậtchân tịnh càng tươi sáng, giới tăng, thí tăngđa văn tăng, tuệ tăng, ngày đêm càng lúc càng tăng. Rồi vào lúc khác, gần gũi thiện tri thức, nghe thuyết chánh pháp, bên trong suy nghĩ chân chánh, thân làm các việc lành, miệng nói những lời lành, ý nghĩnhững điều lành; nhờ vào những nhân duyên này mà khi thân hoại mạng chung sẽ được hóa sanh lên cõi trời. Này Bà-la-môn, vì vậy cho nên người nam thiện được ví như trăng.

(Tạp A-hàm, Quyển 4, Kinh Mặt trăng, số 94)

418. THIỆN TRI THỨC

Người dẫn đầu đoàn buôn

Thiện tri thức du hành

Vợ hiền lương trinh chính

Thiện tri thức tại gia.

Thân tộc gần gũi nhau

Thiện tri thức thông tài

Công đức mình tu tập

Thiện tri thức đời sau.

(Tạp A-hàm, Quyển 36, Kinh Viễn Du, số 995)

419. THIỀN TƯ

Nên luôn luôn tu tập phương tiện thiền tư, cho trong tâm mình tĩnh lặng. Vì sao? Vì Tỳ-kheo luôn tu tậpphương tiện thiền tư, thì trong tâm mình sẽ được tĩnh lặng, nên quán sát như thật. Thế nào là quán sátnhư thật?

Đây là sắc, đây là sự tập khởi của sắc, đây là sự diệt tận của sắc; đây là thọ, tưởng, hành, thức, đây là sự tập khởi của… thức, đây là sự đoạn tận của… thức.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Thọ, số 65)

420. THIỆN VÀ ÁC HẠNH

Bảo rằng tự thương mình

Không nên tạo ác hạnh

Vì nhân không ác hạnh

Nên đã được an lạc.

Bảo rằng tự thương mình

Quyết không tạo ác hạnh

Người tạo mọi nghiệp thiện

Nên đã được an lạc.

Nếu ai tự yêu mình

Khéo hộ mà tự hộ

Như vua khéo giữ nước

Ngoài, canh phòng biên giới.

Nếu ai tự yêu mình

Khéo tự giữ báu vật

Như vua khéo giữ nước

Trong, canh giữ thành quách.

Như tự giữ bảo vật

Sát-na không gián đoạn

Sát-na nếu thiếu lo

Đường ác chịu khổ mãi.

(Tạp A-hàm, Quyển 46, Kinh Thân Yêu, số 1228)

421. THỌ NHƯ BONG BÓNG

Này các Tỳ-kheo, giống như trời mưa lớn, bong bóng nước chợt hiện chợt mất. Nếu người nào có mắt sáng quán sáttư duyphân biệt thật kỹ, thì lúc quán sát tư duyphân biệt thật kỹ đó sẽ thấy rằng không có cả, không gì là bền chắc, không gì là chắc thật, không gì là kiên cố. Vì sao? Vì trong bong bóng nướckia không có gì là chắc thật.

Cũng vậy những gì thuộc về thọ, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần, Tỳ-kheo, hãy quán sáttư duyphân biệt thật kỹ, không gì là có, không gì là bền chắc, không gì là chân thật, không có gì là kiên cố; chúng như bệnh, như ung nhọt, như gai nhọn, như sát hại; là vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì sao? Vì thọ vốn không chắc thật.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Bào Mạt, số 265)

422. THỌ THỌ ẤM

Những tướng cảm nhận, đó là thọ thọ ấm. Cảm nhận cái gì? Cảm nhận sự khổ, cảm nhận sự lạc, cảm nhận sự không khổ không lạc. Cho nên gọi tướng cảm nhận là thọ thọ ấm. Lại nữa, thọ thọ ấm này là vô thường, khổ, biến dịch.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Tam Thế Ấm Thế Thực, số 46)

423. THOÁI CHUYỂN VÀ KHÔNG THOÁI CHUYỂN

Thế nào là pháp thoái chuyển? Khi mắt biết sắc, tri giác dục vọng phát sanh, Tỳ-kheo đó vui mừng, khen ngợi, chấp lấy, dính mắc, thuận theo sự xoay chuyển của pháp này, nên biết Tỳ-kheo này đã thoái chuyển các pháp lành. Thế Tôn nói đó là pháp thoái chuyển. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.

Thế nào là pháp không thoái chuyển? Khi mắt biết sắc mà kết buộc của tri giác dục vọng không sanh, Tỳ-kheo đó không vui mừng, không khen ngợi, không chấp lấy, không dính mắc và đối với pháp này không thuận theo sự xoay chuyển, nên biết Tỳ-kheo này không thoái chuyển các pháp lành. Thế Tôn nói đó là pháp không thoái chuyển. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 11, Kinh Thoái Chuyển và Không Thoái Chuyển, số 273)

424. THOÁT BIÊN TẾ CỦA KHỔ

Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào, đối với sắc mà biết như thậtthấy như thật; do biết như thậtthấy như thật, đối với sắc sanh yểm ly, ly dục, không khởi lên các lậu, tâm đạt được giải thoát. Nếu người nào đã đạt được tâm giải thoát, thì người đó thuần nhứt. Người nào đã được thuần nhứt, thì phạm hạnh đã lập. Người nào phạm hạnh đã lập, không còn bị ai khống chế. Đó gọi là biên tế của khổ. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Ngũ Chuyển, số 41)

425. THOÁT KHỎI SỢ HÃI VỀ SANH GIÀ BỊNH CHẾT

Đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà không biết, không rõ, không đoạn tận, không lìa tham dụctâm không giải thoát, thì sẽ không thể nào vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết.

Này các Tỳ-kheo, người nào nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu lìa tham dụctâm giải thoát, thì có thể vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết.

Đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức nếu người nào nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, lìa tham dụctâm giải thoát, thì sẽ vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết.

(Tạp A-hàm, Quyển 1, Kinh Vô Tri, số 4)

426. THOÁT LƯỚI MA

Đa văn Thánh đệ tử biết như thật về sắc, về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về sự xuất ly sắc. Vì đã biết như thật, nên không tham vui sắc, không ngợi khen, không bị dính mắc mà trụ; không bị trói buộc bởi dây trói của sắc, không bị trói buộc bởi dây trói bên trong, biết nguồn gốc, biết biên tế, biết xuất ly.

Đó gọi là đa văn Thánh đệ tử, không bị lệ thuộc vào sự trói buộc mà sanh, không bị lệ thuộc vào sự trói buộc mà chết, không bị lệ thuộc vào sự trói buộc từ đời này sang đời khác; không bị ma khống chế, không bị rơi vào tay ma, không bị ma tạo tác, không bị ma trói buộcgiải thoát sự trói buộc của ma, lìa khỏi sự dẫn dắt của ma. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Vãng Nghệ, số 74)

427. THOÁT NĂM DỤC

Thân được lạc dừng nghỉ

Tâm được khéo giải thoát

Vô vi, không tạo tác

Chánh niệm không dao động.

Biết rõ tất cả pháp

Không khởi các loạn giác

Ái, nhuế, thùy miên, phú

Tất cả đều đã lìa.

Tu tập nhiều như vậy

Thoát khỏi được năm dục

Như đổi biển thứ sáu

Tất qua được bờ kia.

Tu tập thiền như vậy

Đối các dục sâu rộng

Đều qua được bờ kia

Không bị chúng giữ lại.

(Tạp A-hàm, Quyển 39, Kinh Ma Nữ, số 1092)

428. THỜI GIAN KHÁC NHAU GIỮA CÕI TRỜI ĐÂU SUẤT VÀ CÕI NGƯỜI

Bốn trăm năm ở nhân gian bằng một ngày một đêm trên cõi trời Đâu-suất-đà. Ba mươi ngày như vậy là một tháng; mười hai tháng là một năm. Chư Thiên Đâu-suất-đà thọ bốn ngàn năm. Kẻ phàm phu vì ngu si không học, sau khi mạng chung ở đó, sanh vào địa ngụcngạ quỷsúc sanhĐa văn Thánh đệ tử sau khi mạng chung ở đó không sanh vào trong địa ngụcngạ quỷsúc sanh.

(Tạp A-hàm, Quyển 31, Kinh Đâu Suất Thiên, số 861)

429. THỦ

Thế nào là pháp bị chấp thủ? Là mắt và sắc, tai và âm thanh, mũi và mùi, lưỡi và vị, thân và xúc, ý và pháp. Đó gọi là pháp bị chấp thủ.

Thế nào là pháp chấp thủ? Là dục tham. Đó gọi là pháp chấp thủ.

(Tạp A-hàm, Quyển 9, Kinh Thủ, số 240)

430. THỦ GÁNH NẶNG

Thế nào là thủ gánh nặng?

Đó là ái, ái về hữu đương lai đi đôi với tham hỷ, đắm trước cái này hay cái kia.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Trọng Đảm, số 73)

431. THÚ VUI

Chúng sanh từ vô thỉ sanh tử luân chuyển mãi, mà không biết biên tế tối sơ của khổ. Các Tỳ-kheo, các ông thấy các chúng sanh hưởng thụ khoái lạc an ổn, thì nên nghĩ rằng: ‘Chúng ta mãi mãi ở trong sanh tử luân hồi, cũng đã từng hưởng thụ khoái lạc kia, thú vui kia vô lượng.’

(Tạp A-hàm, Quyển 34, Kinh Thú Vui, số 942)

432. THỨC ĂN CỦA NĂM TRIỀN CÁI

Có năm triền cáibảy Giác phần, có thức ăn, không thức ăn. Nay Ta sẽ nói. Hãy lắng nghe và suy nghĩkỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói. Thí như thân thể phải nhờ vào thức ăn mới tồn tại, chứ chẳng phải không nhờ thức ăn. Cũng vậy, năm triền cái nhờ vào thức ăn mới tồn tại, chứ chẳng phải không nhờ thức ăn.

(Tạp A-hàm, Quyển 27, Kinh Thực, số 715)

433. THỨC ĂN CỦA THẤT GIÁC CHI

Thí như thân thể phải nhờ vào thức ăn mà sống, nhờ vào ăn mà tồn tại. Những gì là thức ăn của Niệm giác phần? Tư duy bốn Niệm xứ rồi, Niệm giác phần chưa sanh sẽ khiến cho sanh khởi; Niệm giác phầnđã sanh càng sanh khởi khiến cho tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của Niệm giác phần.

Những gì là thức ăn của Trạch pháp giác phần? Có lựa chọn pháp thiện, có lựa chọn pháp bất thiện; khi tư duy về chúng, nếu Trạch pháp giác phần chưa sanh, khiến cho sanh khởiTrạch pháp giác phần đã sanh rồi, thì càng sanh khởi khiến cho tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của Trạch pháp giác phần.

Những gì là thức ăn của Tinh tấn giác phần? Tư duy về bốn Chánh đoạn, nếu Tinh tấn giác phần chưa sanh, khiến cho sanh khởiTinh tấn giác phần đã sanh rồi, thì tái sanh khiến cho tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của Tinh tấn giác phần.

Những gì là thức ăn của Hỷ giác phần? Có Hỷ, có Hỷ xứ; tư duy về chúng, nếu Hỷ giác phần chưa sanh, khiến sanh khởiHỷ giác phần đã sanh rồi, thì tái sanh khiến cho tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của Hỷ giác phần.

Những gì là thức ăn của Khinh an giác phần? Có thân khinh an, tâm khinh antư duy về chúng, nếu Khinh an giác phần chưa sanh, khiến sanh khởiKhinh an giác phần đã sanh rồi, thì tái sanh khiến cho tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của Khinh an giác phần.

Những gì là thức ăn của Định giác phần? Tư duy về bốn Thiền, Định giác phần chưa sanh, khiến cho sanh khởi, Định giác phần đã sanh rồi, thì tái sanh khiến cho tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của Định giác phần.

Những gì là thức ăn của Xả giác phần? Gồm có ba giới. Những gì là ba? Đó là đoạn giới, vô dục giới, diệt giới; tư duy về chúng, Xả giác phần chưa sanh khiến cho sanh khởiXả giác phần đã sanh rồi, thì tái sanh khiến cho tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của Xả giác phần.

(Tạp A-hàm, Quyển 27, Kinh Thực, số 715)

434. THỨC KHÔNG CHỖ TRỤ

Sắc, thọ, tưởng và hành giới lìa tham. Khi đã lìa tham rồi, thì ý sanh xúc và sự ngưng trệ nơi hành bị đoạn trừ. Khi ý sanh xúc và sự ngưng trệ nơi hành bị đoạn trừ rồi, thì sự vin bám bị cắt đứt. Khi sự vin bám bị cắt đứt rồi, thì thức cũng không còn chỗ trụ để sanh trưởng lớn mạnh trở lại. Vì đã không sanh trưởng cho nên không tác hành. Khi đã không tác hành, thì trụ vững. Do an trụ vững mà tri túc. Do tri túcmà giải thoát.

Ta nói thức này, không đi sang Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên, dưới. Nó không đi đến đâu cả, mà chỉ ngay trong đời hiện tại sẽ nhập Niết-bàn, tịch diệtthanh lươngthanh tịnhchân thật.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Chủng Tử, số 39)

435. THỨC NHƯ ẢO HÓA

Này các Tỳ-kheo, giống như nhà ảo thuật, hay là học trò của nhà ảo thuật, ở giữa ngã tư đường, huyễn hóa ra binh voi, binh ngựa, binh xa, binh bộ. Lúc này có người trí mắt sáng, quán sáttư duyphân biệtkỹ và khi họ đã quán sáttư duyphân biệt kỹ, thì sẽ thấy rằng không gì là có, không gì là bền chặt, không gì là chân thật, không có gì là chắc thật. Vì sao? Vì những hiện tượng huyễn hóa kia vốn không chắc thật. Như vậy, này các Tỳ-kheo những gì thuộc về thức, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần, thì Tỳ-kheo nên quán sáttư duyphân biệt kỹ và khi đã quán sáttư duyphân biệt kỹ thì sẽ thấy rằng không gì là có, không gì là bền chặt, không gì là chân thật, không có gì là chắc thật; chúng như bệnh hoạn, như ung nhọt, như gai nhọn, như sát hại; là vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì sao? Vì thức vốn không chắc thật.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Bào Mạt, số 265)

436. THỨC THỌ ẤM

Tướng phân biệt biết rõ là thức thọ ấm. Biết rõ cái gì? Là biết rõ sắc, biết rõ thanh, hương, vị, xúc và pháp, cho nên gọi là thức thọ ấm. Lại nữa, thức thọ ấm là pháp vô thường, khổ, biến dịch.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Tam Thế Ấm Thế Thực, số 46)

437. THƯƠNG YÊU MÌNH

Đúng vậy, Đại vương! Nếu người nào thân hành ác hạnh, khẩu hành ác hạnh, ý hành ác hạnh, thì nên biết những người này không tự thương yêu. Dầu cho họ tự nói, tự thương yêu, nhưng thật ra không phải tự thương yêu. Vì sao? Vì không có điều xấu ác nào mà người bạn xấu ác làm cho không phải là điều không là thân thương đối với người mà nó không thân thương, không phải là điều được yêu mến đối với người mà nó không yêu mến. Cho nên những người này là không phải tự yêu thương mình.

Đại vương, người nào thân hành thiện hạnh, khẩu hành thiện hạnh, ý hành thiện hạnh, thì nên biết những người này tự thương yêu mình. Dầu cho những người này tự nói không tự thương tiếc thân mình, nhưng thực ra những người này là tự thương yêu mình. Vì sao? Vì không có điều tốt nào mà người bạn tốt làm không phải là đáng thân đối với người mà nó thân, không phải là đáng yêu đối với người mà nó yêu. Cho nên những người này là người tự thương yêu mình.

(Tạp A-hàm, Quyển 46, Kinh Thân Yêu, số 1228)

438. THÙY MIÊN TRIỀN CÁI

Những gì là thức ăn của thùy miên cái? Gồm có năm pháp. Những gì là năm? Đó là yếu đuối, chẳng vui, ngáp ợ, ăn nhiều, lười biếng. Đối với chúng không tư duy đúng, khi thùy miên cái chưa khởi thì khiến khởi, thùy miên cái đã khởi rồi, có thể khiến cho nó tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của thùy miên cái.

(Tạp A-hàm, Quyển 27, Kinh Thực, số 715)

439. TIỀN TÀI

Đối tài vật tham dục

Bị tham làm mê say

Cuồng loạn không tự biết

Giống như người thợ săn

Vì sự phóng dật này

Nên chịu báo khổ lớn.

(Tạp A-hàm, Quyển 46, Kinh Tài Lợi, số 1230)

440. TÌM CẦU ĐÃ QUA RỒI

Sức lớn, vui tự tại,

Vị kia không sở cầu

Nếu ai có mong cầu

Thì khổ chẳng phải lạc

Tìm cầu đã qua rồi

Vị kia chỉ có lạc.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Sở Cầu, số 1294)

441. TÍN CĂN

Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để cứu?

Các Tỳ-kheo bạch Phật: Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực tìm cách để dập tắt nó.

Phật bảo các Tỳ-kheo: Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được, còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì muốn đoạn trừ lửa vô thường, nên tu tín căn. Vậy nên đoạn trừ những pháp vô thường nào? Đoạn trừ sắc vô thường, đoạn trừ thọ, tưởng, hành, thức vô thường, nên tu tín căn.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Tín Căn, số 180)

442. TÍN LỰC

Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để cứu?

Các Tỳ-kheo bạch Phật: Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực tìm cách để dập tắt nó.

Phật bảo các Tỳ-kheo: Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được, còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì muốn đoạn trừ lửa vô thường, nên tu tín lực. Vậy để đoạn trừ những pháp vô thường nào phải tu tín lực? Đoạn trừ sắc vô thường nên tu tín lực; đoạn trừ thọ, tưởng, hành, thức vô thường nên tu tín lực.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Tín Lực, số 181)

443. TÍN TÂM TU TẬP

Thiện nam tử có lòng tinchánh tín xuất giasống không gia đình, tự nghĩ: ‘Ta nên thuận theo pháp. Ta hãy an trụ với sự tu tậptu tập nhiều về yểm ly đối với sắc; an trụ với sự tu tậptu tập nhiều về yểm ly đối với thọ, tưởng, hành, thức.’

Thiện nam tử có lòng tin bèn an trụ với sự tu tậptu tập nhiều về yểm ly đối với sắc; an trụ với sự tu tậptu tập nhiều về yểm ly đối với thọ, tưởng, hành, thức, nên đối với sắc được yểm ly; đối với thọ, tưởng, hành, thức được yểm ly. Ta nói người ấy chắc chắn sẽ được thoát ly khỏi tất cả sanh, già, bệnh, chết, ưu bikhổ não.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh A-Nan, số 48)

444. TINH CẦN TƯ DUY

Nếu có Tỳ-kheo nào, chưa đạt được pháp vô gián đẳng, mà muốn tìm cầu pháp vô gián đẳng, thì phải tinh cần tư duy, năm thọ ấm là bệnh, là ung nhọt, là gai nhọn, là sát hại, là vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì sao? Vì đó là chỗ cần tư duy. Nếu Tỳ-kheo nào, đối với năm thọ ấm này mà tinh cần tư duy, thì sẽ chứng được quả Tu-đà-hoàn.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Vô Gián Đẳng, số 259)

445. TỊNH TÍN

Nghiệp khổ và quả báo

Cả hai đều tịnh tín

Thọ trì nơi chánh kiến

Là con đường sanh Thiên.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Giới Gì, số 1299)

446. TỘC BẢN

Mẹ, tộc bản của đời

Vợ là tộc nối dõi

Có con có thân thuộc

Ái là dây trói chặt.

(Tạp A-hàm, Quyển 22, Kinh Tàm Quý, số 578)

447. TÔN TRỌNG GIỚI HẠNH

Chỉ có Chánh pháp, mà Như Lai tự ngộ thành Chánh đẳng Chánh giác, là chỗ mà Như Lai phải cung kính tôn trọngphụng sựcúng dường Chánh pháp, nương vào đó mà sống. Vì sao? Chư Như LaiỨng CúngĐẳng Chánh Giác quá khứ cũng đã cung kínhtôn trọngphụng sựcúng dường Chánh pháp, nương vào đó mà sống. Chư Như LaiỨng CúngĐẳng Chánh Giác vị lai cũng cung kínhtôn trọngphụng sựcúng dường Chánh pháp, nương vào đó mà sống. Thế Tôn cũng cung kínhtôn trọngphụng sựcúng dường Chánh pháp, nương vào đó mà sống.

(Tạp A-hàm, Quyển 44, Kinh Tôn Trọng, số 1188)

448. TÔN TY TRẬT TỰ

Có hai pháp tịnh có thể hộ trì thế gian. Những gì là hai? Đó là tàm và quý. Giả sử thế gian không có hai pháp tịnh này, thế gian cũng không biết có cha mẹ, anh em, chị em, vợ conthân quyếnsư trưởng, tôn ty, trật tựđiên đảo hỗn loạn như hàng súc sanh.

Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ:

Nếu thế gian không có

Hai pháp tàm và quý

Vượt trái đạo thanh tịnh

Hướng sanh, già, bệnh, chết.

Nếu thế gian thành tựu

Hai pháp tàm và quý

Đạo thanh tịnh tăng trưởng

Đóng kín cửa sanh tử.

(Tạp A-hàm, Quyển 47, Kinh Tàm Quý, số 1243)

449. TRÁI AM-LA RƠI RỤNG

Giống như trái Am-la bám lơ lửng trên cây; một cơn gió mạnh thổi qua cành, quả rụng xuống. Cũng vậy, tu tập tưởng vô thườngtu tập nhiều, có thể dứt trừ tất cả dục áisắc áivô sắc ái, điệu mạn, vô minh.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Kỳ Lâm, số 269)

450. TRĂNG MỚI MỌC

Như trăng treo hư không

Trong sáng không mây che

Ánh sáng trong vằng vặc

Chiếu khắp cả mười phương.

Như Lai cũng như vậy

Trí tuệ soi thế gian

Công đức nổi tiếng thơm

Lan tỏa khắp nơi nơi.

(Tạp A-hàm, Quyển 45, Kinh Ao Yết Già, số 1208)

451. TRĂNG TRONG SÁNG

Như trăng trong không bợn

Chu du khắp hư không

Trong tất cả tinh tú

Ánh trăng sáng hơn hết.

Tịnh tín cũng như vậy

Giới, văn, rộng bố thí

Lìa bỏn sẻn trong đời

Bố thí này sáng ngời.

(Tạp A-hàm, Quyển 4, Kinh Mặt trăng, số 94)

452. TRẠO HỐI TRIỀN CÁI

Những gì là thức ăn của trạo hối? Gồm có bốn pháp. Những gì là bốn? Đó là giác tưởng về thân thuộc, giác tưởng về mọi người, giác tưởng về chư Thiên, giác tưởng về những khoái lạc vốn đã tự kinh qua. Tự mình nhớ nghĩ hay dò người khác khiến nhớ nghĩ mà sanh giác tưởng. Đối với chúng khởi tư duykhông chân chánh, khi trạo hối chưa khởi thì khiến khởi; trạo hối đã khởi rồi thì có thể khiến cho nó tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của trạo hối.

(Tạp A-hàm, Quyển 27, Kinh Thực, số 715)

453. TRÍ

Thế nào là trí? Là sự điều phục dục tham, đoạn trừ dục thamsiêu việt dục tham.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Tri Pháp, số 72)

454. TRÍ GIẢ

Thế nào gọi là trí giả? Đó là A-la-hán. A-la-hán chẳng phải tồn tại sau khi chết, chẳng phải không, chẳng phải có không tồn tại sau khi chết, chẳng phải chẳng có không tồn tại sau khi chết. Nói rộng ra vô lượng, các số đã vĩnh viễn dứt sạch. Đó gọi là nói về các pháp sở tri, trí và trí giả.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Tri Pháp, số 72)

455. TRÍ QUẢ

Nếu Tỳ-kheo nào đạt được tâm vô tướng tam-muội, không vọt lên, không chìm xuống, giải thoát rồi an trụ, an trụ rồi giải thoát, thì Thế Tôn nói đó là trí quả, trí công đức.

(Tạp A-hàm, Quyển 21, Kinh Ca-ma, số 508)

456. TRÓI BUỘC CỦA SỬ

Sắc, thọ, tưởng, hành, thức sai sử theo sử thì chết theo sử. Sai sử theo sử mà chết theo sử thì bị thủ trói buộc.

Cũng vậy, nếu sắc, thọ, tưởng, hành, thức không sai sử theo sử, thì không chết theo sử. Không sai sử theo sử mà không chết theo sử thì đối với thủ được giải thoát.

Bấy giờ, vị Tỳ-kheo kia sau khi nghe Đức Phật dạy xong tâm rất vui mừnglạy Phật rồi lui. Vị kia ở một mình nơi chỗ vắng tinh cần tu tập, sống không buông lung. Sau khi tinh cần tu tập sống không buông lung rồi, vị kia tư duy về lý do mà một thiện nam tử xuất gia, cạo bỏ râu tóc, mình mặc pháp y, có lòng tintừ bỏ gia đình, sống không gia đình… cho đến, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa. Bấy giờ, vị Tỳ-kheo kia thành A-la-hán, tâm được giải thoát.

(Tạp A-hàm, Quyển 1, Kinh Sử, số 15)

457. TRÓI BUỘC VÀO SẮC

Này các Tỳ-kheo, có sắc, nhân sắc mà trói buộc vào sắc; tự quán sát ưu, bi, khổ, não chưa sanh nay sanh, đã sanh rồi nay lại tăng trưởng rộng. Đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Thập Lục Tỳ Kheo, số 36)

458. TRỘM CẮP

Không lấy của không cho

Vui nhận của được cho

Đoạn trừ tâm trộm cướp

Đó là đường sanh Thiên.

(Tạp A-hàm, Quyển 49, Kinh Giới Gì, số 1299)

459. TRỪ HẠ PHẦN KẾT SỬ

Pháp không có tôi ta

Cũng lại không của ta

Cũng sẽ không có ta

Của ta từ đâu sanh?

Tỳ-kheo giải thoát đây

Đoạn trừ hạ phần kết.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Ưu-Đà-Na II, số 64)

460. TU CHÁNH KIẾN

Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để cứu?

Các Tỳ-kheo bạch Phật: Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực tìm cách để dập tắt nó.

Phật bảo các Tỳ-kheo: Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được, còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì để đoạn trừ lửa vô thường, nên tu chánh kiến. Vậy để đoạn trừ những thứ lửa vô thường nào phải tu chánh kiến? Đoạn trừ sắc vô thường nên tu chánh kiến; đoạn trừ thọ, tưởng, hành, thức vô thường nên tu chánh kiến.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Niệm Giác Phần, số 183)

461. TƯ DUY BA TƯỚNG

Tùy thời tư duy về tướng chỉ, tùy thời tư duy về tướng cử, tùy thời tư duy về tướng xả.

Nếu Tỳ-kheo chỉ một mực tư duy tướng chỉ, thì ở nơi đó tâm trở thành hạ liệt.

Nếu chỉ một mực tư duy tướng cử, thì ở nơi đó, tâm trạo loạn khởi lên.

Nếu chỉ một mực tư duy tướng xả, thì ở nơi đó không được chánh định, để diệt tận các hữu lậu.

Vì Tỳ-kheo kia tùy thời tư duy tướng chỉ, tùy thời tư duy tướng cử, tùy thời tư duy tướng xả, nên tâm được chánh định và diệt tận các hữu lậu.

Như thầy trò thợ vàng, lấy vàng nguyên bỏ vào trong lò rồi cho tăng lửa, tùy thời quạt ống bệ, tùy thờidội nước, tùy thời ngưng cả hai. Nếu chỉ một mực thụt ống bệ, thì ở đây vàng nguyên sẽ tiêu tan hết. Nếu chỉ một mực dội nước, thì ở đây vàng nguyên trở thành chai cứng. Hoặc ngưng cả hai, thì ở đây vàng nguyên không chín tới, không thể dùng được. Cho nên thầy trò thợ vàng thiện xảo, đối với vàng nguyên kia tùy thời thụt bệ, tùy thời dội nước, tùy thời ngưng cả hai, vàng nguyên như vậy mới đúng độ, tùy theo việc mà sử dụng.

(Tạp A-hàm, Quyển 47, Kinh Ba Tướng, số 1247)

462. TỬ HẬU ĐOẠN HOẠI

Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Những chúng sanh sống trong đời này, sau khi chết đoạn hoại không còn gì.

Con người do bốn đại hòa hợp, sau khi thân hoại mạng chung, thì đất trở về đất, nước trở về nước, lửa trở về lửa, gió trở về gió, thành người thứ năm nằm trên cáng, còn bốn người kia khiêng thây người chết đưa đến bãi tha ma, cho đến khi chưa thiêu đốt thì có thể nhận biết, nhưng khi đã thiêu đốt rồi thì xương cốt trắng tinh như màu chim bồ câu.

Người kiêu mạn biết bố thí, người có một chút trí tuệ biết nhận lãnh: ai nói có sự việc ấy thì tất cả những gì họ nói ra đó chỉ là những lời nói dối không thật; hoặc dù ngu hay trí mà sau khi chết qua đời khác, thì tất cả đều đoạn hoại không còn gì?

Do có sắc, sanh khởi sắc, hệ lụyđắm đuối sắc, nơi sắc thấy ngã, cho nên, ưu, bi, khổ, não chưa khởi thì khiến cho khởi; ưu, bi, khổ, não đã khởi, thì khiến tăng trưởng rộng thêm. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Tử Hậu Đoạn Hoại, số 156)

463. TỬ MA

Thường bức bách chúng sanh

Mạng sống thật ngắn ngủi

Nên tinh tấn cần tu

Như cứu lửa cháy dầu.

Chớ lười dù chốc lát

Khiến ma chết chợt đến

Biết ngươi là ác ma

Mau đi khỏi nơi đây.

(Tạp A-hàm, Quyển 39, Kinh Trường Thọ, số 1084)

464. TU PHẠM HẠNH

Nhóm ngoại đạo hỏi Tôn giả La-đà: Thầy vì muốn đoạn trừ những thứ khổ nào, nên phải theo Sa-môn Cù-đàm xuất gia tu phạm hạnh?

La-đà trả lời: Vì muốn đoạn trừ cái khổ về sắc, nên theo Thế Tôn xuất gia tu phạm hạnh. Vì muốn đoạn trừ cái khổ về thọ, tưởng, hành, thức nên theo Thế Tôn xuất gia tu phạm hạnh.

(Tạp A-hàm, Quyển 6, Kinh Đoạn sắc khổ, số 113)

465. TỨ PHẨM PHÁP

Có sắc được nhận thức bởi mắt là đáng yêu, đáng nhớ, đáng thích, đáng say đắm. Tỳ-kheo thấy rồi không hoan hỷ, không tán thán, không ái lạc mà bám chặt vào đó. Có sắc được nhận thức bởi mắt là không đáng yêu, không đáng nhớ, không đáng thích đắm vào, chỉ có khổ, đáng nhàm tởm. Tỳ-kheo thấy rồi thì không sân hận, không bất mãn. Tỳ-kheo như vậy, không bị ma tự tại chi phối... cho đến thoát khỏimọi sự trói buộc của ma. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy. Đó gọi là kinh Tứ phẩm pháp của Tỳ-kheo.

(Tạp A-hàm, Quyển 9, Kinh Tứ Phẩm Pháp, số 245)

466. TỰ PHÒNG HỘ

Đúng vậy, Đại vương! Nếu người nào thân hành ác hạnh, khẩu hành ác hạnh, ý hành ác hạnh, nên biết những người này là không tự hộ, mà nói là hay tự phòng hộ. Tuy nói là tự phòng hộ bằng quân voi, ngựa, xe, bộ, dùng chúng để tự phòng hộ, nhưng thực ra không phải là tự phòng hộ. Vì sao? Vì tuy phòng hộ bên ngoài, nhưng không phòng hộ bên trong. Cho nên, Đại vương! Đó gọi là không tự phòng hộ.

Đại vương, nếu người nào thân hành thiện hạnh, khẩu hành thiện hạnh, ý hành thiện hạnh, nên biết những người này là tự phòng hộ. Tuy họ không dùng quân voi, ngựa, xe, bộ để tự phòng hộ, nhưng thực ra là tự phòng hộ. Vì sao? Vì phòng hộ bên trong. Đó gọi là khéo tự phòng hộ, chẳng cần phòng hộ bên ngoài.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nói kệ:

Khéo phòng hộ thân, khẩu

Và tất cả ý nghiệp

Tự hộ bằng tàm quý

Đó là khéo phòng hộ.

(Tạp A-hàm, Quyển 46, Kinh Tự Hộ, số 1229)

467. TỪ TÂM VỚI CHIM XÍ ĐIỂU

Vào thời quá khứchư Thiên và A-tu-la dàn trận đánh nhau. A-tu-la thắng, chư Thiên thua. Lúc ấy, quân của Thiên đế Thích thua, thoái lui tan rã, nên rất sợ hãi, quay xe chạy theo hướng Bắc, trở về cung trời, qua đường tắt trong rừng rậm dưới chân núi Tu-di. Nơi đây có một tổ Kim sí điểu, có nhiều chim con cánh vàng. Lúc ấy Đế Thích sợ xe ngựa đi qua sẽ cán chết những chim con, liền bảo người đánh xe rằng: Hãy quay xe lại, chớ giết những chim con!

Người đánh xe tâu vua: Quân A-tu-la đang đuổi theo người phía sau, nếu quay xe lại sẽ bị khốn.

Đế Thích bảo: Thà nên quay lại bị A-tu-la giết, chứ không để quân lính dẫm chết chúng sanh.

Người đánh xe, quay xe trở lại hướng Nam. Quân A-tu-la từ xa trông thấy xe Đế Thích quay lại, cho rằng đó là chiến sách nên vội rút lui lại. Quân lính rất sợ hãi, thua trận chạy tán loạn trở về cung A-tu-la.

Phật bảo các Tỳ-kheo: Thiên đế Thích kia là vua Tự tại của trời Tam thập tam, nhờ từ tâm nên có oai lực dẹp được quân A-tu-la và cũng thường tán thán công đức từ tâm. Tỳ-kheo các ông chánh tín xuất gia học đạo, không nhà, phải tu tập từ tâm và cũng nên tán thán công đức từ tâm.

(Tạp A-hàm, Quyển 46, Kinh Ao Yết Già, số 1208)

468. TU TẬP CÓ THỂ PHÁ TAN TẤT CẢ

Giống như mặt trời xuất hiện, có thể phá tan mọi sự tối tăm của thế gian. Cũng vậy, tu tập tưởng vô thườngtu tập nhiều, có thể dứt trừ tất cả dục áisắc áivô sắc ái, điệu mạn, vô minh.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Kỳ Lâm, số 269)

469. TỨ THIỀN

Nếu Tỳ-kheo, với hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy lìa khổ dứt lạc, ưu hỷ trước đã diệt, không khổ không lạc, xả, tịnh niệm, nhất tâm, chứng và an trụ đệ Tứ thiềnNếu không nhớ nghĩ như vậy, mà đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà tư duy như là bệnh tật, như là ung nhọt, như là gai nhọn, như là sát hại… cho đến Thượng lưu Bát-niết-bàn. Nếu không như vậy, thì sanh về cõi trời Nhân tánhQuả thật; hoặc không như vậy, thì sanh về cõi trời Phước sanh; hoặc không như vậy, thì sanh về cõi trờiThiểu phước.

(Tạp A-hàm, Quyển 31, Kinh Tứ Thiền, số 870)

470. TƯỞNG NHƯ SÓNG NẮNG

Này các Tỳ-kheo, giống như cuối xuân, đầu hạ, không mây, không mưa, giữa trưa trời nắng gắt, sóng nắng chập chờn, người nào sáng mắt quán sáttư duyphân biệt kỹ càng và, khi quán sáttư duyphân biệt kỹ càng thì sẽ thấy rằng không có gì cả, không gì là bền chắc, không gì là chắc thật, không gì là kiên cố. Vì sao? Vì trong quáng nắng kia không có gì là chắc thật.

Cũng vậy, những gì thuộc về tưởng, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần, Tỳ-kheo, hãy quán sáttư duyphân biệt thật kỹ, không gì là có, không gì là bền chắc, không gì là chân thật, không có gì là kiên cố; chúng như bệnh, như ung nhọt, như gai nhọn, như sát hại; là vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì sao? Vì tưởng vốn không chắc thật.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Bào Mạt, số 265)

471. TƯỞNG THỌ ẤM

Các tưởng, là tưởng thọ ấm. Tưởng cái gì? Tưởng ít, tưởng nhiều, tưởng vô lượnghoàn toàn không có gì tưởng là không có gì. Đó gọi là tưởng thọ ấm. Lại nữa, tưởng thọ ấm này là vô thường, khổ, là pháp biến dịch.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Tam Thế Ấm Thế Thực, số 46)

472. TƯỞNG VÔ THƯỜNGVÔ NGÃ

Giống như Chuyển luân Thánh vương, so với các tiểu vương là tối thượngtối thắng. Cũng vậy, tu tậptưởng vô thườngtu tập nhiều, có thể dứt trừ tất cả dục áisắc áivô sắc ái, điệu mạn, vô minh.

Tỳ-kheo, làm thế nào để tu tập tưởng vô thườngtu tập nhiều, có thể dứt trừ tất cả dục áisắc áivô sắcái, điệu mạn, vô minh?

Nếu Tỳ-kheo ở chỗ đồng trống hay ở trong rừng cây, mà khéo tư duy chân chánh, quán sát sắc là vô thường; thọ, tưởng, hành, thức vô thườngtư duy như thế thì dứt hết tất cả dục áisắc áivô sắc ái, điệu mạn, vô minh. Vì sao? Vì nếu người nào tu tập được tưởng vô thường, thì có thể tu tập được tưởng vô ngã. Thánh đệ tử an trú ở tưởng vô ngã, tâm lìa ngã mạntùy thuận chứng đắc Niết-bàn.

(Tạp A-hàm, Quyển 10, Kinh Kỳ Lâm, số 269)

473. TƯỚNG XẤU

Có Tỳ-kheo hình tướng xấu xí khó coi, bị các Tỳ-kheo khinh mạn. Phật bảo các Tỳ-kheo:

Đối với Tỳ-kheo này, các ông chớ có khởi ý tưởng kinh mạn. Vì sao? Vì Tỳ-kheo này đã tận trừ các lậu, những việc cần làm đã làm xong, đã lìa các gánh nặng, đã đoạn tận các hữu kếtchánh trí, tâm thiện giải thoát. Này các Tỳ-kheo, các ông chớ xét đoán lầm người, chỉ có Như Lai mới có khả năng xét đoánngười.

(Tạp A-hàm, Quyển 38, Kinh Xú Lậu, số 1063)

474. TÙY THUẬN QUÁN VÔ THƯỜNG

Nếu đối với pháp bị chấp thủ, mà tùy thuận quán vô thường, quán trụ, sanh, diệt, quán vô dục, quán tịch diệt, quán nhàm tởm, tâm không tham luyến, không hệ lụy, thức không dong ruổi chạy theo danh sắc, do đó danh sắc diệt. Danh sắc diệt thì lục nhập diệt, lục nhập diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sanh diệtsanh diệt thì lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não sẽ diệt và như vậy thuần khối khổ lớn đã tụ tập cũng sẽ diệt. Giống như trồng cây, nếu không tùy thời bảo vệ để cho cây an ổn, không bón phân đất, không tùy thời tưới nước, để cho lạnh nóng bất thường, thì cây sẽ không tăng trưởng được.

Như vậy, này các Tỳ-kheo, đối với pháp bị chấp thủ mà tùy thuận quán vô thường, quán trụ, sanh, diệt, quán vô dục, quán tịch diệt, quán nhàm tởm, tâm không tham luyến, không hệ lụy, thức không dong ruổi chạy theo danh sắc, do đó danh sắc diệt. Danh sắc diệt thì lục nhập diệt, lục nhập diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sanh diệtsanh diệt thì lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não sẽ diệt và như vậy thuần khối khổ lớn đã tụ tập cũng sẽ diệt.

(Tạp A-hàm, Quyển 12, Kinh Đại Thọ, số 284)

475. VÃNG SANH

Nếu có vị Thánh đệ tử nào đối với Phật mà thành tựu được lòng tin thanh tịnh bất hoại, thì ngay lúc đó, sẽ được các hàng chư Thiên mà trước kia đối với Phật đã thành tựu được lòng tin tịnh giới bất hoại và vì nhân duyên này họ được sanh lên cõi trời, họ đều rất hoan hỷ và khen ngợi rằng: ‘Ta, nhờ nhân duyên đối với Phật thành tựu được lòng tin thanh tịnh bất hoại, nên được sanh lên cõi trời tốt đẹp này. Vị Thánh đệ tử kia, ngày nay đối với Phật thành tựu lòng tin thanh tịnh bất hoại, vì nhân duyên đó cũng sẽ sanh lên cõi trời tốt đẹp này.’

(Tạp A-hàm, Quyển 41, Kinh Vãng Sanh, số 1124)

476. VÌ MỤC ĐÍCH NIẾT BÀN

Chính bằng pháp này: ‘Những gì thuộc về sắc, hoặc quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc vị lai; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần; tất cả chúng đều được biết như thật, là chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng phải ở trong nhau; và thọ, tưởng, hành, thức chúng cũng lại như vậy.’

Đệ tử kia lúc bấy giờ thành tựu được ba thứ vô thượng: Trí vô thượng, Đạo vô thượngGiải thoát vô thượng. Khi đã thành tựu được ba vô thượng này rồi, vị ấy đối với Đại sư mà cung kínhtôn trọngcúng dường như là Phật, rằng: ‘Thế Tôn đã giác ngộ tất cả các pháp, rồi bằng pháp này, Ngài điều phục đệ tửkhiến cho họ được an lạc, khiến cho họ được vô úyđiều phục tịch tĩnhcứu cánh Niết-bàn. Đức Thế Tôn vì mục đích Niết-bàn nên nói pháp cho các đệ tử.’

(Tạp A-hàm, Quyển 5, Kinh Tát-giá, số 110)

477. VỊ NGỌT CỦA HÀNH

Thế nào là biết như thật về vị ngọt của hành? Hỷ lạc do duyên vào hành mà sanh ra, nên gọi là vị ngọt của hành. Như vậy là biết như thật về vị ngọt của hành.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Bảy Thiện Xứ, số 42)

478. VỊ NGỌT CỦA SẮC

Nếu chúng sanh nào không nếm vị ngọt của sắc thì sẽ không nhiễm đắm sắc. Vì chúng sanh nếm vị ngọt của sắc cho nên bị đắm trước.

Cũng vậy, chúng sanh nào không nếm vị ngọt của thọ, tưởng, hành, thức thì chúng sanh ấy không bị đắm nhiễm thức. Vì chúng sanh nếm vị ngọt của thọ, tưởng, hành, thức cho nên chúng sanh ấy bị nhiễm trước vào thức.

Này các Tỳ-kheo, nếu sắc đối với chúng sanh không phải là sự tai hại, thì chúng sanh ấy không nên nhàm chán sắc. Vì sắc là mối hại của chúng sanh cho nên những chúng sanh ấy nhàm chán sắc.

Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức nếu không phải là mối hại thì chúng sanh ấy không nên nhàm chán thức. Vì thọ, tưởng, hành, thức là mối hại của chúng sanh, cho nên những chúng sanh ấy nhàm chán thức.

Này các Tỳ-kheo, nếu sắc đối với chúng sanh mà không có sự xuất ly, thì những chúng sanh ấy không nên thoát ly sắc. Vì sắc đối với chúng sanh có sự xuất ly, cho nên những chúng sanh ấy thoát ly sắc.

Cũng vậy, nếu thọ, tưởng, hành, thức đối với chúng sanh không có sự xuất ly, thì những chúng sanh ấy không nên thoát ly thức. Vì thọ, tưởng, hành, thức đối với chúng sanh có sự xuất ly, cho nên những chúng sanh ấy thoát ly thức.

Này các Tỳ-kheo, nếu Ta đối với năm thọ ấm này mà không biết một cách như thật vị ngọt là vị ngọt, tai hại là tai hạixuất ly là xuất ly, thì Ta ở giữa chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn và các chúng trời, người đã không thể tự chứng, không được thoát, không vượt ra, không xa lìavĩnh viễn an trú trong sự điên đảo, cũng không thể tự mình chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Này các Tỳ-kheo, vì Ta đã biết năm thọ ấm này một cách như thật rằng vị ngọt là vị ngọt, tai hại là tai hạixuất ly là xuất ly, nên Ta ở giữa chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn và các chúng trời, người đã có thể tự chứng, đã thoát, đã vượt ra, đã xa lìavĩnh viễn không an trú trong sự điên đảo, cũng có thể tự mình chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

(Tạp A-hàm, Quyển 1, Kinh Vị, số 13)

479. VỊ NGỌT CỦA SẮC

Thế nào là như thật tri về vị ngọt của sắc?

Do duyên vào sắc mà sanh ra hỷ lạc. Đó gọi là vị ngọt của sắc.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Ngũ Chuyển, số 41)

480. VỊ NGỌT CỦA THỨC

Thế nào là biết như thật về vị ngọt của thức?

Hỷ lạc do duyên thức mà sanh. Đó gọi là vị ngọt của thức.

(Tạp A-hàm, Quyển 2, Kinh Bảy Thiện Xứ, số 42)

481. VÌ THAM MÀ CHẾT

Chuối sanh quả liền chết

Lau tre cũng như vậy

La mang thai thì chết

Người vì tham mà chết.

Thường làm hạnh phi nghĩa

Biết nhiều không khỏi ngu

Pháp lành ngày tổn giảm

Cành khô, rễ cũng tàn.

(Tạp A-hàm, Quyển 38, Kinh Đề Bà, số 1064)

482. VÌ VÔ THƯỜNG NÊN CÓ BỊNH

Nếu sắc vô thường mà có thường, thì sắc này không nên có bệnh, có khổ và đối với sắc cũng không nên có những sự mong cầu phải như thế này hay không như thế này. Vì sắc là vô thường, nên đối với sắc có bệnh, có khổ sanh ra và cũng không thể mong để được như thế này hay không như thế này. Đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Pháp Ấn, số 80)

483. VÔ LỰC

Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Không có lực, không có tinh tấn, không có lực tinh tấn, không có phương tiện của con người, không tinh cần của con người, không có phương tiện tinh cần của con người, không có tự mình làm, không có người khác làm, không có tự mình và người khác làm; hết thảy con người, hết thảy chúng sanh, hết thảy thần, đều vô phương tiện, bất lực, vô thế, vô tinh tấn, không khả năng, định phận, tương tụcchuyển biến, chịu khổ vui trong sáu đường?

Do có sắc, sanh khởi sắc, hệ lụyđắm đuối sắc, nơi sắc thấy ngã, cho nên, ưu, bi, khổ, não chưa khởi thì khiến cho khởi; ưu, bi, khổ, não đã khởi, thì khiến tăng trưởng rộng thêm. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

(Tạp A-hàm, Quyển 7, Kinh Vô Lực, số 155)

484. VÔ MINH

Nói là vô minh, là không biết tiền tế, không biết hậu tế, không biết tiền, hậu, trung tế; không biết Phật, Pháp, Tăng; không biết Khổ, Tập, Diệt, Đạo; không biết thiện, bất thiện và vô ký; không biết trong, không biết ngoài. Nếu đối với những sự này hay sự kia mà không biết, bị ám chướng, đó gọi là vô minh.

(Tạp A-hàm, Quyển 18, Kinh Diêm-Phù-Xa, số 490)

485. VÔ NGÃVÔ NGàSỞ

Phàm phu ngu si không học, chấp sắc là ngã, khác ngã, hay ở trong nhau; đối với thọ, tưởng, hành, thức cho là ngã, khác ngã, hay ở trong nhau.

Đa văn Thánh đệ tử, không thấy sắc là ngã, khác ngã, hay ở trong nhau; cũng không thấy thọ, tưởng, hành, thức là ngã, khác ngã, hay ở trong nhau; cũng chẳng phải là người biết, cũng chẳng phải là người thấy. Sắc này là vô thường. Thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Sắc là khổ. Thọ, tưởng, hành, thức là khổ. Sắc là vô ngã. Thọ, tưởng, hành, thức là vô ngã. Sắc này sẽ không tồn tại. Thọ, tưởng, hành, thức sẽ không tồn tại. Vì sắc này sẽ hủy hoại. Thọ, tưởng, hành, thức sẽ hủy hoại.

Cho nên, chẳng có ngã, chẳng có ngã sở và cũng sẽ chẳng có ngã, ngã sở. Nếu ai giải thoát như vậy, thì sẽ đoạn trừ được năm kết sử hạ phần.

(Tạp A-hàm, Quyển 3, Kinh Ưu-Đà-Na II, số 64)

486. VÔ NHÂN VÔ DUYÊN

Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Chúng sanh phiền não, không nhân, không duyên’?

Do có sắc, sanh khởi sắc, hệ lụyđắm đuối sắc, nơi sắc thấy ngã, cho nên, ưu, bi, khổ, não